Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4: Bồ Tát Nguyện

31/03/201104:31(Xem: 6273)
Chương 4: Bồ Tát Nguyện

THẮNGMANGIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
TuệSỹdịch và giảng

PHẦNMỘT
GIẢNGLUẬN

CHƯƠNGIV:
BỒTÁT NGUYỆN

TIẾT1:HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT

I.ÝNGHĨA BỒ TÁT NGUYỆN

Bồ-đềtâm, Bồ tát hạnh, và Bồ tát nguyện, đó là ba yếu tốquyết định đưa đến Phật thừa. Trên kia, với chương thứnhất, tán thán những phẩm tính siêu việt của Như Lai, ThắngMan phu nhân đã phát khởi tâm nguyện Bồ-đề, mong cầu quảvị giác ngộ vì lợi ích không chỉ riêng mình mà vì lợiích của tất cả. Rồi ở chương hai, Phu nhân lại đề ranhững hành vi đạo đức thực tiễn của Bồ tát hạnh bằngmười đại thọ. Nhưng, như luận Thập trụ tì-bà-sa nói:«Phát nguyện cầu Phật đạo nặng nhọc hơn cả việc nângđỡ ba ngàn đại thiên thế giới.» Chỉ có thể thành tựumục tiêu tối thượng ấy bằng ý chí kim cang bất hoại.Ý chí ấy được gọi là «nguyện», là thệ nguyện hay quyếttâm. Cho nên, sau khi đã phát Bồ-đề tâm, khởi Bồ tát hạnh,chương này sẽ nói đến thệ nguyện vĩ đại của Bồ tát.Hoa nghiêm thám huyền ký[67] phân tích có bốn loại nguyệncủa Bồ tát:

l.Thệ nguyện, ước hẹn thời gian trước khi hành động.

2.Hành nguyện, gồm hai trường hợp: (a) cùng phát khởi mộtlần với hành động, (b) đối sự mà phát nguyện với chủđích giữ vững tâm chí không để gián đoạn và tán loạn.

3.Nguyện sau hành tức bằng hành động mà hướng ước nguyệncủa mình đến Bồ-đề đạo.

4.Tự thể vô ngại nguyện, tức đại nguyện cứu cánh đồngvới biển pháp tánh, thong dong mà thành tựu tất cả sự nghiệp.

Bốnloại nguyện này trải suốt con đường hành đạo từ khimới phát tâm cho đến khi đạt địa vị không thối chuyển.

Nhómnguyện thứ nhất, như trường hợp Thiện Tài đồng tử saukhi được Văn-thù giảng dạy, phát tâm hướng thượng, mongcầu học hỏi đầy đủ Phật pháp và giác ngộ rốt ráo.[68]

Nhómhạnh nguyện thứ hai, là những lời nguyện trong lúc hànhđộng như được nói trong phẩm «Tịnh hạnh» của kinh Hoanghiêm.[69] Theo đó, mỗi hành vi của mình đều mang ước nguyệntưởng đến sự an lạc của chúng sanh. Thí dụ, khi trảigiường chiếu thì nguyện như vầy: «Khi trải giường chiếu,nguyện cho chúng sanh trải bằng thiện pháp, thấy chân thậttướng.» Hoặc khi cất bước ra đường thì nguyện rằng:«Cất bước ra đường, nguyện cho chúng sanh bước lên lốiPhật, vào vô y xứ.» Hoặc khi ngủ nghỉ thì nguyện rằng:«Vào lúc ngủ nghỉ, nguyện cho chúng sanh thân được an ổn,tâm không loạn động.» Những lời nguyện như vậy, có mụcđích làm cho tâm niệm của mình không hề rời bỏ chúng sanhtrong mọi hành vi cử chỉ của mình, và do đó không hề xaolãng chí nguyện Đại thừa của mình.

Nhómnguyện thứ ba, cũng nói là sự hồi hướng.

Nhómthứ tư là hạnh nguyện hay quyết tâm hành động của PhổHiền.[70]

Bađại nguyện của Thắng Man phu nhân như là kết quả củacác hành động bởi mười đại thọ nên có thể liệt vàonhóm thứ ba. Tuy nhiên, bản chất và nội dung của các đạinguyện này cũng bao trùm cả bốn nhóm nguyện vừa kể. Chúngta sẽ nói thêm ở đoạn sau. Ở đây, chúng ta đưa ra mộtsố nguyện thuộc nhóm thứ tư, và một số nguyện có tínhchất tổng quát.

Nhómnguyện thứ tư trong bảng liệt kê của Hoa nghiêm kinh thámhuyền ký trên đây thực sự là nguyện lực bất khả tưnghị của Bồ tát trên hàng pháp thân đại sĩ,[71] nghĩa làđã trải qua một thời gian dài tu tập, thấy rõ bản chấtcủa thế gian, thấy biết sâu xa Phật pháp. Đặc sắc củanguyện lực này như được diễn tả trong kinh Hoa nghiêm, phẩm«Nhập pháp giới», qua lời Bồ tát Di-lặc tán dương ThiệnTài đồng tử. Sau khi trải qua 5l nơi học hỏi đạo lý, trênquá trình tu chứng của Đại thừa, bấy giờ Thiện Tài đồngtử đã hoàn toàn an trụ vững chắc trong chí nguyện Đạithừa. Ước nguyện và hành vi, cả hai không còn cách biệt.Cho nên, lời tán dương của Bồ tát Di- lặc nói: «Với nhữngkẻ trôi nổi trong bốn dòng nước xoáy,[72] con người chânthật này muốn làm con thuyền đại pháp đưa chúng sinh vượtqua đại dương. Với những kẻ chìm ngập trong bùn lầy củakiến chấp, người này muốn làm chiếc cầu đại pháp. Vớinhững kẻ tối tăm ngu dốt, người là ngọn đèn đại trí.Với những người lạc lối trong sa mạc sanh tử, người muốnlàm kẻ chỉ bày lối đi của bậc Thánh…»[73] Thiện Tàisau khi nghe những lời tán thán ấy, hoan hỷ phấn khởi, chấptay cung kính hướng về Bồ tát Di-lặc, bất giác nhìn lạihai bàn tay của mình thấy đầy những hoa thơm đang nở rộ.

II.MƯỜI NGUYỆN SƠ PHÁT TÂM

Nhómnguyện được nói có tính chất tổng quát, đặc trưng chíhướng của Bồ tát đạo, là mười nguyện được nhắc đếntrong Du-già .[74] Xét về bản chất thì thấy chúng có tínhchất tổng quát, nghĩa là bao hàm từ những vị mới pháttâm mong cầu Phật đạo cho đến những hàng đại Bồ tát.Nhưng trong quá trình tiến bộ của Bồ tát, chúng được liệtkê trong bảng những đức tính của Bồ tát sắp sửa bướcvào Sơ địa, tức bắt đầu dự vào hàng Thánh giả củaĐại thừa, vượt lên các hạng phàm phu.

Nóilà được nhắc đến trong Du-già nhưng xuất xứ chínhxác phải nói từ phẩm «Thập địa», kinh Hoa nghiêm. Dướiđây sẽ lược dẫn theo trình bày của kinh Hoa nghiêm.[75] Mườinguyện này như sau:

l.Nguyện cúng dường Phật:[76] Bồ tát quyết định như vầy:«Bằng tất cả mọi vật dụng cúng dường, cung kính cúngdường hết thảy chư Phật.» Giải thích của Thập trụ[77]nói: «Kể từ khi vừa mới phát tâm cho đến lúc thành tựuđại Bồ-đề, trong khoảng trung gian đó… cúng dường, tôntrọng… (Nhưng) bằng pháp Tiểu thừa mà giáo hóa chúng sanh,gọi là cung dưỡng (tức là cho). Bằng pháp Bích-chi-Phậtmà giáo hóa chúng sanh, gọi là phụng cấp (tức là cấp dưỡng).Bằng pháp Đại thừa mà giáo hóa chúng sanh, gọi là cung kính.»Nói tóm lại, cúng dường chư Phật bằng sự giáo hóa đượcđề cao nhất.

2.Nguyện thọ trì chánh pháp: «Nguyện tiếp thọ Pháp luân củahết thảy chư Phật; nguyện nhiếp thọ Bồ-đề của hếtthảy chư Phật; nguyện thủ hộ giáo của hết thảy chư Phật;nguyện duy trì pháp của hết thảy chư Phật.» Nhiếp thọ,tức thệ nguyện học hỏi để thấu suốt. Hộ trì, là sẵnsàng xả bỏ thân mạng cho sự tồn tại của chánh pháp vìlợi ích cho tất cả.

3.Nguyện nhiếp pháp thượng thủ: «Nguyện trong tất cả thếgian, nơi nào có Phật xuất hiện, từ Đâu-suất thác sanh,nhập thai, trụ thai, sơ sanh, xuất gia, thành đạo, thuyếtpháp, thị hiện Niết-bàn, tôi thảy đều đi đến nơi đó,thân cận cúng dường, làm bậc thượng thủ trong đại chúng,thọ hành Chánh pháp, vận chuyển khắp trong mọi thời, khắptrong mọi xứ.» Nguyện này có hai phần: nhiếp thọ Phậtpháp và làm thượng thủ trong đại chúng, nghĩa là ước nguyệncó thể thay thế Phật mà vận chuyển Pháp luân. Nói cáchkhác, đây là thệ nguyện đảm trách công việc tuyên giáocho bất cứ vị Phật nào xuất hiện trong thế gian.

4.Tăng trưởng chúng sanh tâm hành: «Nguyện rằng, tất cả Bồtát hạnh, quảng đại, vô lượng, không hoại, không tạp,nhiếp các ba-la-mật, tịnh trị các địa, tổng tướng, biệttướng, dị tướng, thành tướng, hoại tướng, tất cả Bồtát hạnh ấy, tôi đều giảng thuyết như thật, giáo hóatất cả khiến cho tiếp thọ và hành trì, tâm được tăngtrưởng.» Trong nguyện này, mong bằng các phương tiện, đúngvới chân tính của sự vật, khuyến khích và làm tăng trưởngtâm hành của chúng sanh, nghĩa là nâng cao trình độ tâm linh,để hướng dẫn bước vào Phật đạo. Nguyện này cũng đượcgọi là «tri chúng sanh tâm», ước nguyện biết rõ căn tánhcủa mỗi chúng sanh để thích hợp trong sự giáo hóa và tăngtrưởng. Nhiếp luận thích gọi là «tu hành nguyện.»

5.Giáo hóa chúng sanh: «Nguyện rằng, tất cả chúng sanh giới,sắc hay vô sắc, tưởng hay vô tưởng, phi hữu tưởng phivô tưởng, loài sanh bằng trứng, bằng thai, bằng ẩm thấp,bằng biến hóa, hệ thuộc ba cõi, ở trong sáu thú, tất cảsinh xứ, được thâu nhiếp trong danh và sắc, các chủng loạinhư vậy, vân vân, tôi đều giáo hoá đưa vào Phật pháp,để vĩnh viễn đoạn trừ tất cả cõi thú của thế giancho được an trụ trong Nhất thiết trí đạo.»

Nguyệnthứ nhất, tu tập để phát triển tín tâm bằng sự cúngdường gần gũi, nguyện thứ hai, học hỏi vô biên Phật pháp.Hai nguyện này hướng đến sự thành tựu bản thân. Nguyệnthứ ba, làm thượng thủ trong giáo hội, nguyện thứ tư, hỗtrợ phát triển, nâng cao đạo tâm cho những người đồnghọc hay đã có tín tâm. Nguyện thứ năm này là đưa nhữngngười chưa có tín tâm vào con đường Nhất thiết trí. Dođó, nguyện này cũng được gọi là «thành tựu chúng sanh.»

6.Nguyện biết rõ thế giới: «Nguyện rằng, hết thảy thếgiới, quảng đại, vô lượng, thô hay tế, loạn trụ, hayđảo trụ, hay chánh trụ, hoặc đến, hoặc đi, sai biệt nhưmàng lưới đế thanh minh châu, mười phương vô lượng, đủloại bất đồng, tôi được thấy rõ bằng trí, hiện tiềnthấy biết.» Nguyện này cũng được gọi là «thừa sự»,thừa hành Phật sự hay phụng sự Phật pháp. Bởi vì, ướcnguyện thấy biết, hiểu rõ thế gian, thấu suốt bản chấtchân thật của chúng, không bị trở ngại trong bất cứ hànhđộng nào của mình, như vậy mà có thể phụng sự đượctoàn vẹn.

7.Nguyện tịnh Phật quốc độ: «Nguyện rằng, hết thảy quốcđộ, nhập vào một quốc độ, một quốc độ nhập vào hếtthảy quốc độ, vô lượng cõi Phật, tất cả tôi đều làmcho thanh tịnh, làm rực sáng bằng các vật dụng để trangnghiêm, xa lìa hết thảy ô nhiễm, thành tựu đạo thanh tịnh,vô lượng chúng sanh có trí tuệ sung mãn ở trong đó, tấtcả đều vào cảnh giới bao la của chư Phật, tùy theo tâmchúng sanh mà thị hiện, khiến cho hết thảy đều hoan hỉ.»Đây là ước nguyện làm cho tất cả mọi thế gian đều trởthành tịnh độ, không có những khốn khổ vật chất, khôngcó những hệ lụy phiền não.

8.Nguyện đồng tâm hành: «Nguyện rằng, cùng với tất cảBồ tát đồng một chí hướng và hành động, không thù oán,không ganh tị, tích tụ các thiện căn, với tất cả Bồ tát,cùng một duyên bình đẳng, thường cùng hội họp không rờibỏ nhau, tùy ý có thể hóa hiện đủ các Phật thân, tùytâm có thể biết cảnh giới uy lực, trí của hết thảy NhưLai, được bất thối như ý thần thông, du hành tất cả thếgian, hiện hình trong tất cả chúng hội, vào khắp tất cảchỗ thọ sinh, thành tựu bất tư nghị Đại thừa, tu Bồtát hạnh.» Đây là ước nguyện luôn luôn gần gũi thiệntri thức. Gần gũi thiện tri thức là nhân tố chính yếu củaBồ tát đạo. Vì sự giác ngộ được thành tựu ngay giữathế giới khốn nạn của chúng sinh, cho nên Bồ tát ướcmong với ý chí sắt đá có thể đến bất cứ nơi nào đểhọc hỏi, để giáo hóa.

9.Nguyện ba nghiệp không cùng tận: «Nguyện nương theo bánhxe không thối lui, thực hành Bồ tát hạnh, hành vi của thân,ngữ và ý đều không là những hành vi suông. Nếu chúng sinhnào chợt gặp tôi, mong cho quyết định Phật pháp, bất chợtnghe tiếng nói của tôi, liền được trí tuệ như thật, tịnhtín vừa sinh, tức thì vĩnh viễn đoạn trừ phiền não, đượcthân hình như gốc cây đại dược vương, được thân hìnhnhư như ý bảo, tu hành tất cả Bồ tát hạnh.» Đây là thệnguyện nỗ lực thực hành cho kỳ được tất cả Bồ táthạnh trong bất cứ trường hợp nào.

10.Nguyện thành Bồ-đề: «Nguyện, ở trong tất cả thế gianmà thành tựu giác ngộ tối thượng, không rời khỏi khoảngbằng đầu ngọn lông xíu mà thị hiện khắp tất cả mọinơi, dù nhỏ bằng đầu lông xíu, sơ sanh, xuất gia, bướcđến đạo tràng, thành chánh giác, chuyển Pháp luân, nhậpNiết-bàn, chứng đắc cảnh giới Phật, năng lực đại trítuệ, ở trong mỗi một niệm, tùy tâm của tất cả chúngsanh mà thị hiện thành Phật, khiến cho được tịch diệt,bằng một niệm chánh giác mà biết tất cả pháp giới tứcNiết-bàn tướng; bằng một âm thanh mà thuyết pháp khiếnhết thảy chúng sanh đều sanh tâm hoan hỉ, thị hiện nhậpđại Niết-bàn mà không đoạn tuyệt Bồ tát hạnh; chỉ bàymặt đất đại trí tuệ; đặt vững tất cả pháp; bằngpháp trí thông, thần túc thông, huyễn thông, tự tại biếnhóa sung mãn tất cả pháp giới.»[78]

Đâylà ước nguyện tối thượng và cùng đích của Bồ tát. Đếnđây, chúng ta sẽ so sánh mười đại nguyện trên với ba đạinguyện của Thắng Man phu nhân

TIẾT2:BA ĐẠI NGUYỆN

I.YẾUTÍNH BA ĐẠI NGUYỆN

Chươngnày cũng có tên, theo chữ Hán, là «Nhất thiết nguyện nhiếpđại nguyện.» Về cú pháp, như giải thích của Tuệ Viễn,[79]đây là đặt câu theo cách «ngoại quốc», tức theo văn pháptiếng Phạn. Nếu đặt theo Hán văn phải nói như vầy: «Đạinguyện nhiếp nhất thiết nguyện» Nghĩa là, cái đại nguyệnthâu tóm, bao quát tất cả nguyện. Nguyện được chia làmba, nhưng căn bản chỉ có một. Căn bản đó là Chánh pháp,nói rõ hơn, đó là Chánh lý của Đại thừa. Chánh lý ấyđược Phu nhân trình bày một cách hệ thống suốt từ chươngv đến chương xiii.

Nguyệnđược chia làm ba phương diện, theo quan điểm của Bảo khốt[80]của Cát Tạng, ấy là tương đương với ba tụ tịnh giớicủa Bồ tát. Nghĩa là nguyện tương ứng với hành. Nguyệnthứ nhất nói: đời đời thọ sinh đều được Chánh pháptrí, đó là nguyện tự hành, tương ứng với nhiếp luậtnghi giới. Nguyện thứ hai nói: sau khi đã thành tựu Chánhpháp trí, bằng tâm không mệt mỏi, sẽ giảng thuyết cho tấtcả chúng sanh, đây là nguyện ngoại hóa, tương ứng vớinhiếp chúng sinh giới. Nguyện thứ ba nói: đối với sự nhiếpthọ Chánh pháp, sẽ xả bỏ thân mạng và tài sản để hộtrì Chánh pháp, đây là nguyện hộ pháp, thành tựu nhiếpthiện pháp giới.

II.NỘI DUNG BA ĐẠI NGUYỆN

l.Nguyện Chánh pháp trí: được định nghĩa theo Nghĩaký[81] của Tuệ Viễn, đó là chứng như thật tuệ. Tức trítuệ thấy rõ bản tánh của các pháp. Định nghĩa của Nghĩasớ [82] của Thánh Đức, đó là thường trụ trí, tức trítuệ bản hữu không bị chi phối bởi mọi sinh thành hay hoạidiệt của hiện tượng giới. Nói một cách tổng quát, nguyệnChánh pháp trí ở đây là ước nguyện học hỏi tất cảPhật pháp. Tính cách hoằng đại vô biên của Phật pháp nhưđược Hải Vân tì kheo[83] mô tả cho Thiện Tài đồng tử.Chỉ trong một ý nghĩa, giữa vô biên ý nghĩa của một phápmôn, trong số vô lượng pháp môn, chỉ một câu ấy mà dùngsố lượng mực nhiều bằng biển cả và với ngọn bút bằngngọn núi chúa Tu-di, viết cho đến mực khô bút cùn mà vẫnkhông thể diễn tả thấu suốt hết. Bởi vì chúng sinh giớivốn vô tận, thế gian tính vô tận, hư không giới vô tận,pháp giới vô tận, niết-bàn giới vô tận, Phật xuất hiệngiới vô tận, Như Lai trí giới tâm sở duyên giới vô tận,cảnh giới sở nhập của Phật trí vô tận, giới tính vậnchuyển thế gian, vận chuyển pháp, vận chuyển trí vô tận.Với mười tánh vô tận ấy,[84] Phật pháp cũng vô tận vàdo đó thệ nguyện cũng vô tận.

Đốichiếu với mười nguyện đã nói ở trên, nguyện tự hànhnày của Thắng Man phu nhân bao hàm các nguyện như sau: (l) nguyệncúng dường, (6) nguyện biết thế giới, (9) nguyện ba nghiệpkhông cùng tận. Bởi vì trên phương diện tự hành, sự thâncận cung kính cúng dường Phật là để xác lập vững chắctín tâm đối với mục đích tối thượng và quyết địnhlà phải thành tựu. Đó là tu tập bằng tín. Và lại nữa,bởi vì thế gian tính cũng chính là giới tính của Phật pháp,cho nên ước nguyện hiểu biết thấu triệt tất cả thếgiới tánh cũng chính là ước nguyện vào sâu trong biển Phậtpháp. Đó là tu tập bằng trí. Mọi hành vi cử chỉ, trongmọi môi trường sinh hoạt, đều hướng tới một mục đíchtối thượng duy nhất, đó là tu tập bằng hành động thựctiễn. Như vậy, tự hành đạt đến thành tựu trọn vẹnba phương diện của một nhân cách: tình cảm, trí tuệ vàý chí. Tất cả sự thành tựu ấy cùng hướng đến mộtcứu cánh cao tột: thành Bồ-đề trong nguyện thứ mười.

2.Nguyện thuyết trí:nếu Chánh pháp trí được hiểuchính xác là như thật trí, thì nguyện thứ hai này hướngđến thành tựu phương tiện trí. Nó bao gồm các nguyện sauđây trong bảng kê mười nguyện: (3) nhiếp pháp thượng thủ,(4) tăng trưởng chúng sanh tâm hành, (5) giáo hóa chúng sanh,(6) đồng tâm hành.

3.Nguyện hộ pháp:trong nguyên văn nói: «Đối với nhiếpthọ Chánh pháp, con sẽ xả bỏ thân mạng, tài sản để hộtrì Chánh pháp.» Bảo khốt[85] của Cát Tạng đưa ra giảithích cổ của các giảng sư đi trước và không đồng ý giảithích ấy. Theo giải thích ấy, không phải xả bỏ thân, mạng,tài sản để bố thí, mà là chứng thật trí, lìa hư tướng,đạt được thanh tịnh Pháp thân, xả bỏ thân, mạng, tàisản thuộc vô thường giới. Giải thích này được nói làcăn cứ vào kinh Niết bàn, theo đó, phá hoại tất cả kếtsử phiền não và các ma tính, sau đó mới xả bỏ thân mạngcho Niết-bàn. Nghĩa ký[86] của Tuệ Viễn theo lập trườnggiải thích này. Bảo khốt cho rằng căn cứ trên chính vănbản đây thực sự là nguyện hộ pháp; xả bỏ thân, mạng,tài sản để hoằng thông chính lý Đại thừa. Nguyện nàygồm hai nguyện còn lại của mười nguyện: (2) thọ trì Chánhpháp, và (7) tịnh Phật quốc độ. Như đã thấy ở trên,thọ trì Chánh pháp tức là hộ trì Chánh pháp. Nhưng tịnhPhật quốc độ ở đây mà được liệt vào nguyện hộ pháp,đó là muốn nêu rõ tương quan giữa sự tồn tại và hiệnhành của Chánh pháp với sự an lạc và lợi ích của thếgian. Hộ trì chánh pháp cũng chính là hộ trì thế gian.

[67]Pháp Tạng, Thám huyền, Đại 35, tr. 184c21.

[68]Hoa nghiêm (Phật), «phẩm 34. Nhập pháp giới, Đại 9, tr. 676ff.Hoa nghiêm (Thật), «39 phẩm. Nhập pháp giới», Đại 10, tr.319ff.

[69]Hoa nghiêm (Phật), «7 phẩm. Tinh hạnh», Đại 9, tr. 430ff. Hoanghiêm (Thật), «11 phẩm. Tịnh hạnh», Đại 10, tr. 1ff.

[70]Hoa nghiêm (Phật), «31 phẩm. Phổ Hiền Bồ tát hạnh», Đại9, tr. 607ff. Hoa nghiêm (Thật), «36 phẩm. Phổ Hiền hạnh»,Đại 19, tr. 257ff.

[71]Thông thường chỉ các Bồ tát địa thứ tám trở lên.

[72]Bốn bộc lưu (Skt. catvāra oghāḥ): Dục bộc lưu (kāmaugha),dòng xoáy của dục vọng, hữu bộc lưu (bhavaugha), dòng xoáycủa tồn tại, kiến bộc lưu (dṛṣṭyogha), dòng xoáy củakiến chấp, vô minh bộc lưu (avidyaugha), dòng xoáy vô minh.

[73]Gaṇḍa, tr. 3955: eṣa hi kulaputrāḥ satpuruṣaḥ sattvānāṃcatur oghottaraṇtāyai mahādānaṃ mahādharmanāvaṃ samudānetu-kāmo,dṛṣṭipaṅkanimagnānāṃ mahādharmasetuṃ sthāpayitu- kāmo,mohāndhakāra-prāptānāṃ jñānālokaṃ kartukāmaḥ saṃsārakāntārapranaṣṭānām ārya­mār­gaṃ saṃdarśayitukāmaḥ.Cf. Hoa nghiêm (Thật), Đại 10, tr. 429a 8.

[74]Đại 30, tr. 543b17.

[75]Hoa nghiêm (Phật), Đại 9, tr. 545b.ff. Hoa nghiêm (Thật), Đại10, tr. 181c.ff. Cf. Daśa, tr. 9ff.

[76]Phân tích ý nghĩa tên gọi các nguyện, xem Pháp Tạng, Thámhuyền, quyển 11, Đại 35, tr. 306ff. Tham chiếu, theo Nhiếp luậnthích (Chân), quyển 10, Đại 31, tr. 225c8.

[77]Đại 26, tr. 30b21.

[78]Cf. Daśa, tr. 9.30ff: 1. mahāpūjopasthānāya…

2.budhotpāda- saddharmaparigāhāya,

3.yāvanmahāparinirvāṇopasaṃkramaṇāya,

4.cittotpādābhinirhārāya…,

5.sarva­sattva­dhātu­pari­pāca­nāya…

6.lokadhātuvaimātryavatāraṇāya…,

7.sarvabuddhakṣetrapariśodha- nāya…,

8.ahāyānavataraṇāya…,

9.amoghasarvaceṣṭatāyai…,

10.abhi-saṃbodhi­mahā­jñānā­bhijñā­bhi­nirhārāya… Về giảithích 10 nguyện này, xem Thập trụ, tr. 30b10ff.

[79]Thắng Man kinh nghĩa ký, Vạn 30, tr. 752b.

[80]Đại 37, tr. 26a8.

[81]Sđd., Vạn 30, tr. 573b.

[82]Thánh Đức Thái tử, Thắng Man kinh nghĩa sớ, Đại 58, tr.4c23. Cf. Tuệ Viễn, Thắng Man kinh nghĩa ký, Vạn 30, tr. 573b7.

[83]Hoa nghiêm (Phật), Đại 9, tr. 690ff; Hoa nghiêm (Thật), Đại10, tr. 335aff; Hoa nghiêm (Bát), Đại 10, tr. 680c. Cf. Gaṇḍa,«5. Sāgaramegha, » tr. 51.ff.

[84]Mười vô tận cú (daśa niṣṭhāpada), hay phạm trù vô hạn,xem Hoa nghiêm (Thật), Đại 10, tr. 182b11; Hoa nghiêm (Phật),Đại 9, tr. 546a. Cf. Daśa, tr. 115: daśabhir niṣṭhāpadau (…)yad uta sattvadhātuniṣṭhayā ca lokadhātuniṣṭhayā ca ākāśadhātuniṣṭhayāca dharmadhātu-niṣṭhayā ca nirvāṇadhātuniṣṭhayā ca buddhotpādadhātuniṣṭhayāca tathāgatajñānadhātu-niṣṭhayā ca cittālambanadhātuniṣṭhayāca buddhaviṣayajñānapraveśadhātu-niṣṭhayā ca lokavartanīdharma­vartanījñānavartanīdhātuniṣṭhayā ca.

[85]Đại 37, tr. 26c27.

[86]Sđd., Vạn 30, tr. 573b11.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]