Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Bồ Đề Tâm và Quy Y

31/03/201104:31(Xem: 5950)
Chương 2: Bồ Đề Tâm và Quy Y

THẮNGMANGIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
TuệSỹdịch và giảng

PHẦNMỘT
GIẢNGLUẬN
CHƯƠNGII:
BỒĐỀTÂM VÀ QUY Y[28]

TIẾT1:RUNG ĐỘNG ĐẦU ĐỜI

世間離生滅
猶如虛空花
智不得有無
而興大悲心

Thếgian ly sanh diệt
Donhưhư không hoa
Tríbấtđắc hữu vô
Nhihưngđại bi tâm[29]

«Bằngtrí tuệ và tình yêu, thế giới này được nhận thức nhưlà hoa đốm giữa hư không, vượt ngoài tính chất sinh khởivà hủy hoại, vượt ngoài quan niệm hiện hữu và không hiệnhữu.» Đấy là chủ đề cơ bản của Lăng-già, và cũng làcơ sở triết lý hành động của Đại thừa. Trí tuệ vàtình yêu, đấy cũng là sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ tư tưởngThắng Man. Điểm đặc sắc của Thắng Man so với đại bộphận kinh điển của Đại thừa là triển khai yếu tố tìnhyêu. Trong tất cả l5 chương của kinh, mối quan hệ giữa tìnhyêu và trí tuệ được phối trí như sau:

- Bốnchương đầu, gồm chương i. «Như Lai chân thật nghĩa côngđức», ch.ii. «Mười đại thọ», ch.iii. «Ba đại nguyện»,và ch.iv. «Nhiếp thọ Chánh pháp», trong đó tình yêu đượcphát triển qua bốn giai đoạn trong quá trình của Bồ tátđạo, đó là Quy, Giới, Nguyện và Hành.

- Chươngv. «Nhất thừa», đối tượng hay mục tiêu hướng đến củatình yêu. Nó là cao điểm của tình yêu, trong đó, cả tìnhyêu và trí tuệ hợp thành một tổng thể duy nhất, là Nhấtthừa: Một con đường duy nhất để đi đến hạnh phúc tuyệtđối cho mình và cho tất cả.

Támchương tiếp theo, gồm ch.vi. «Vô biên thánh đế», ch.vii.«Như Lai tạng», ch.viii. «Pháp thân», ch.ix. «Không nghĩa ẩnphú chân thật», ch.x. «Nhất đế», ch.xi. «Nhất y», ch. xii.«Điên đảo chân thật», ch.xiii. «Tự tính thanh tịnh», triểnkhai nội dung của tình yêu. Nội dung đó chính là trí tuệ,là khả năng nhận thức thấu suốt bản chất của đời sốngvà những động lực của nó. Cái nhìn về cuộc đời chỉlà một tư thái hay cung cách biểu lộ của tình yêu, phátxuất từ những khát vọng sâu kín nhất của con người. Chânlý chỉ có thể đạt được bằng tình yêu có nội dung trítuệ, chứ không phải thuần bằng trí tuệ.

Haichương còn lại, ch.xiv. «Như Lai chân tử», và ch.xv. «ThắngMan», nêu rõ con đường đi vào đại dương của trí tuệ,hay đại dương của tự tâm. Con đường đó là đức tin,là sự tin tưởng hay tin cậy, đặt tất cả sinh mạng củamình vào một nơi nương tựa duy nhất, vào một hòn đảoan toàn.

Nhưvậy, kinh chấm dứt bằng thực tiễn hành động của Bồtát thừa với quá trình Quy, Giới, Nguyện và Hành.

Ởđây, trong chương I này, bằng vào sự tin tưởng ấy, ThắngMan phu nhân tự mình nói lên phẩm tính siêu việt của NhưLai.

Bốicảnh cho niềm tin của Thắng Man phu nhân được chớm nở,theo phần giới thiệu của kinh, là sự khuyến khích của vuaBa-tư-nặc và hoàng hậu Mạt-lị.

Nhưmột người đang chơi vơi giữa biển đời mênh mông, chợtnhìn thấy dấu hiệu của hòn đảo trú ẩn an toàn, ThắngMan phu nhân vô cùng phấn khởi. Niềm phấn khởi ấy đượcbày tỏ ngay trong bài kệ thứ nhất của chương này.

VuaBa-tư-nặc và hoàng hậu Mạt-lị là hai đấng tôn thân, làhình ảnh kính yêu nhất của Thắng Man phu nhân trong giớihạn tình cảm của thế tục. Sự giới thiệu của hai vịấy là sự kích động đầu tiên của tình yêu trong phạmvi thế tục. Với tình yêu ấy, Bà đã được hướng dẫnđến một tình yêu bao la hơn, cao thượng và tuyệt đối.Chính điểm này cho chúng ta thấy rõ ràng khởi điểm Bồtát đạo của Thắng Man là hoàn toàn xuất phát từ tình cảmthân thiết nhất và mặc dù là hệ lụy nhất. Tình yêu làcơn bão dữ nhận chìm con người xuống biển sâu của nướcmắt, nhưng đồng thời tình yêu cũng là hương vị ngọt ngàonuôi lớn thánh thai của Bồ tát. Trong ý nghĩa đó tình yêuđược đồng nhất với Như Lai tạng, cái bào thai cưu mangđể sinh trưởng những phẩm tính siêu việt của Như Lai,của những đấng Giác ngộ và Cứu thế. Nó bao gồm cả haimặt, ô nhiễm và thanh tịnh.

Cáinhìn của con mắt thịt không bao giờ có thể vượt ra ngoàihạn chế của không gian. Nhưng cái nhìn của con mắt tìnhyêu không hề biết đến những giới hạn như thế. Tình yêucó khả năng thực hiện những phép lạ, những thần thôngbiến hóa vượt ngoài ước lượng và hiểu biết của mộttâm hồn khô héo. Làm sao người ta có thể nghe được nhữnglời ru ngọt ngào của suối rừng, của gió núi, khi mà tâmtư không gợi chút xao xuyến của tình yêu ?

Trongbài kệ thứ hai tiếp theo, đức Phật xuất hiện giữa hưkhông, toàn thân với ánh sáng rạng ngời. Đây quả thựclà phép lạ của tình yêu. Từ tinh xá Kỳ viên, Phật khôngđến, và từ nội cung, Thắng Man phu nhân không đi, nhưng sựgiao cảm đã đưa đến một cuộc tương phùng hi hữu.

Sungsướng trước sự xuất hiện của đức Phật, Thắng Man phunhân đọc lên một loạt sáu bài kệ ca ngợi những phẩmtính siêu việt của Như Lai.

Trongloạt sáu bài kệ này, hai bài kệ đầu ca ngợi phẩm tínhsiêu việt của Pháp thân Như Lai. Pháp thân ấy không đến,không đi, không sinh không diệt, thường trụ, vĩnh cửu. Tìnhyêu cũng thường trụ như vậy, vĩnh cửu như vậy. Do tìnhyêu mà người ta nghe ra những khúc điệu, những bài ca vôtận của đời sống. Cũng vậy, từ sự chớm nở của tìnhyêu bao la, Thắng Man phu nhân nhận thức được Pháp thân thườngtrụ của Như Lai. Đó là hòn đảo an toàn, là nơi nương tựavà cũng từ đó là điểm xuất phát của chí nguyện Đạithừa.

Bàikệ tiếp theo, ca ngợi bản thân giải thoát của Như Lai, bảnthân ngời sáng do đã dứt trừ tất cả ô nhiễm.

Bàikệ tiếp theo nữa ca ngợi bản thân trí tuệ của Như Lai,bản thân được thành tựu do đã thấu suốt tất cả mọiđối tượng, đã vào sâu trong chân lý của vạn hữu, trongbiển pháp tính.

Phápthân, Giải thoát thân và Trí tuệ thân, những phẩm tính siêuviệt này làm cơ sở cho niềm tin, là mục tiêu của hành động,là cứu cánh của hạnh phúc. Điểm khởi đầu của Bồ tátđạo là từ chỗ đó, và điểm cuối cùng mà Bồ tát hướngđến cũng là ở đó. Quá trình thực hành Bồ tát đạo bắtđầu bằng sự quy y là như vậy.

TIẾT2:PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM

Quyynhư vậy là sự gieo xuống hạt giống Bồ-đề. Hạt giốngBồ-đề không được gieo vào một cánh đồng trừu tượngnào xa xôi, cũng không chờ đợi để được gieo vào mộtvùng đất hứa thần thoại nào khác, mà nó được gieo xuốngngay trên sa mạc sinh tử này, khô cằn với những đau khổtriền miên của chúng sinh này. Rồi hạt giống ấy cần phảiđược tưới bằng nước ngọt của từ bi để lớn mạnh,để đến thời trổ hoa giác ngộ. Do đó, quá trình Quy, Giới,Nguyện và Hành của Bồ tát đạo là những giai đoạn gieogiống và vun tưới hạt giống Bồ-đề. Nói cách khác, phátBồ-đề tâm và thành tựu Bồ-đề quả là trọn vẹn tấtcả sự nghiệp của Bồ tát.

Bồ-đềtâm là gì?[30]

Bồđề tâm, đó là chí nguyện nóng bỏng của một chúng sinhtự thấy mình đang sống trong cảnh tối tăm, giữa đọa đàykhổ nhục, mong tìm một con đường sáng không những đểgiải thoát bản thân khỏi những đe dọa áp bức mà còn làđể giải thoát cho tất cả những người cùng cảnh ngộ.Bồ-đề tâm, đó là ý chí kiên cường bất khuất của mộtngười bị cột trói trên ngọn lửa rực cháy, bị chà đạpdưới những sức mạnh tàn khốc của tham vọng điên cuồngcủa chính ta và của một tập thể ma quái chung quanh ta. «Vuicười gì, thích thú gì, giữa ngọn lửa không ngừng thiêuđốt ? Bị bao phủ trong bóng tối, sao không đi tìm ngọn đuốc?»[31]

Khôngcó tâm nguyện đó, không có ý chí đó, Bồ tát đạo chỉlà một con đường xa xôi, không tưởng, thần thoại hoangđường. Và Phật thừa không hơn một tiếng nói suông củamột người mê sảng trong giấc ngủ ngày.

Nhưngtâm nguyện Bồ-đề chỉ có thể được phát khởi khi gốcrễ của tín tâm đã được gieo trồng cẩn thận. Đại tríđộ[32] nói: «Phật pháp như biển cả, có thể vào bằngtín, có thể vượt qua bằng trí.» Trên kia, trong những lờitán thán công đức chân thật tuyệt đối của Như Lai, làbày tỏ niềm tin sâu sắc không những đối với Phật, hiệnthân của nhân cách toàn thiện, mà còn tin tưởng ở khảnăng thành tựu nhân cách ấy của chính mình. Cho nên, mongrằng Như Lai «thương xót, che chở con» chính là lời tuyênthệ gởi trọn đời mình nương tựa nơi Như Lai, và cũngchính là nương tựa trên Pháp thân thường trụ sẵn có nơimình, chứ không nương tựa một ai khác.

Bàikệ thứ 11 tiếp theo đó, là lời của Phật ấn chứng tấtcả sự tin và hiểu của Thắng Man phu nhân cùng xác nhậnrằng Như Lai không chỉ là nơi nương tựa mới ở trong đờinày, mà cả những đời trước và đời sau cũng vậy. VìNhư Lai là đối tượng của tâm nguyện Bồ-đề được phátkhởi và được hướng đến.

Bàikệ cuối cùng trong đoạn này tổng kết tâm nguyện và ýchí của Thắng Man phu nhân đối với Bồ tát đạo. Nhữnggì đã thành tựu và sẽ thành tựu trong tương lai, tất cảchỉ thành tựu cho một mục đích duy nhất, đó là con đườngthành tựu Phật thừa.

Cáikỳ diệu của Bồ tát đạo là khi vừa mới phát khởi tâmnguyện Bồ-đề, ngay trong lúc ấy đã quyết định thành tựuChánh giác, như Phật đã nói trong kinh Pháp hoa mà chúng tađã dẫn trong chương giới thiệu tổng quát: «Chư pháp tùngbản lai, thường tự tịch diệt tướng, Phật tử hành đạodĩ, lai thế đương tác Phật.»[33] Do ý nghĩa đó, ở đây,sau khi Thắng Man phu nhân tán thán Như Lai và tuyên thệ quyy tức phát Bồ-đề tâm, tức thì Phật thọ ký cho Phu nhânngay. Thọ ký là sự xác nhận của Phật và tương lai thànhPhật của một đệ tử.

Tổngkết mà nói, trọng tâm của chương này là sự phát Bồ- đềtâm của Thắng Man phu nhân. Phát Bồ-đề tâm là nhân, vàthọ ký thành Phật là quả. Nhân quả là mối quan hệ đồngthời, đồng nhất tính ở trong Bồ tát đạo. Ở đây, chúngta có thể dẫn thêm kinh Hoa nghiêm để nhấn mạnh tầm mứcquan trọng của sự phát Bồ-đề tâm trên nền tảng chánhtín, và do đó sẽ thấy lối trình bày đơn giản nhưng mangý nghĩa sâu xa của chương này.

Bồtát Văn-thù huấn thị Thiện Tài đồng tử:[34] «Lành thay,lành thay, thiện nam tử, nếu lìa bỏ tín căn, tâm tư mệtmỏi, thấp kém, không tinh cần học hỏi, ý chí thoái hóa,thỏa mãn với một ít công đức, thành tựu chỉ một chútthiện căn, không thiện xảo thực hành các hạnh và nguyện,không được thiện tri thức nâng đỡ, không được chư Phậthộ niệm, thì không thể biết được pháp này, không thểbiết, không thể thâm nhập, không thể triệt để, không thểtin hiểu, không thể tư duy, không thể thông suốt, không thểsở đắc lý thú như vậy, sở hành như vậy, an trú như vậy.»

[28]Kinh: Chương 1, «Phẩm tính siêu việt của Như lai.»

[29]Lăng-già a-bạt-đà-la bảo kinh (4 quyển), Cầu-na-bạt-đà-ladịch, Đại 16, tr. 480a.- Bài tụng này, Nhập Lăng-già kinh(10 quyển), Bồ-đề-lưu-chi dịch, (Đại 16, tr. 519a8) có hơikhác: Phật tuệ đại bi quán, thế gian ly sinh diệt, do nhưhư không hoa, hữu vô bất khả đắc. Tham chiếu, Đại thừanhập Lăng-già kinh (7 quyển), Thật-xoa-nan-đà dịch, Đại16, tr. 590b29; Laṇkā, tr. 10: utpādabhaṅgarahito lokaḥ khapuṣpasaṃnibhaḥ/sad-asannopalabdhas te pra-jñayā kṛpayā ca te.

[30]Bồ-đề tâm (Skt. Bodhicitta), nói đủ là vô thượng bồ-đềtâm, hay a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề tâm (Skt. anuttara-samyak-saṃbodhi-citta),tức tâm nguyện thành tựu sự giác ngộ tối thượng. Đạitrí độ (Đại 25, tr. 362c28): «Bồ-tát sơ phát tâm, lấy vôthượng Bồ-đề làm đối tượng, nói rằng: Mong tôi sẽthành Phật. Đó gọi là bồ-đề tâm.» Bồ tát Di-lặc nóivới Thiện Tài, Cf. Gaṇḍa, tr. 39617ff. bodhicittaṃ hi kulaputrabījabhūtaṃ sarvabuddhadharmāṇām/ kṣetra­bhū­taṃ sarvajagacchukladharmaviro-haṇatayā,dharaṇibhūtaṃ sarva-lokapratisaraṇatayā, vāri­bhūtaṃ sarvakleśamalanir-dhāvanatayā(…). «Bồ-đề tâm là hạt giống của hết thảy Phật pháp.Bồ-đề tâm là ruộng phước vì nuôi lớn pháp bạch tịnh.Bồ-đề tâm là cõi đất lớn, vì nâng đỡ hết thảy thếgian. Bồ đề tâm là tịnh thủy, vì rửa sạch tất cả cáubợn phiền não…» Tham chiếu, Hoa-nghiêm (Phật), quyển 59(Đại 9, tr. 775)

[31]Dh. l46 : ko nu hāso kimānando, niccaṃ pajjalite sati / andhakārenaonaddhā, padìpaṃ na gavesatha.

[32]Đại 25, tr. 63a1.

[33]Xem cht. 3, tr. 10 trên.

[34]Gaṇḍ, tr. 4196: sādhu sādhu kulputra, na śakyaṃ śraddhen-driyavirahitaihkhinnacittaiḥ līnacittair anabhyastaprayogaiḥ pratyudāvartyavīryairitvara­guṇasaṃtuṣṭair ekakuśalamūla tan-mayaiś caryā-praṇidhānā­bhinir­hārā­kuśalaiḥkalyāṇamitrā-parigṛhītair buddhasamanvāhṛtair iyaṃ dharmatājñātum, eṣa nayaḥ, eṣa gocaraḥ, eṣa vihāro jñātum vā avagāhayituṃvā avatarituṃ vā adhimoktuṃ vā kalpayituṃ vā pratyavagantuṃvā pratilabdhuṃ vā iti. Cf. Hoa nghiêm (Phật), Đại 9, tr. 783c2;Hoa nghiêm (Thật), Đại 10, tr. 439b9; Hoa nghiêm (Bát), tr. 836c21.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]