Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Tam tạng kinh điển

12/02/201102:52(Xem: 9365)
2. Tam tạng kinh điển

THERAVĀDAPHẬTGIÁO NGUYÊN THỦY
PHẬT PHÁPVẤN ĐÁP
BìnhAnsonbiên dịch
NhàXuấtBản Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006

PHỤ ĐÍNH

-2-
Tam tạng kinhđiển

BìnhAnson

Trong45năm truyền giảng con đường giải thoát, Đức Phật thunhận rất nhiều đệ tử, có người xuất gia theo Ngài vàlập thành tăng đoàn, có người cũng còn tại gia, gọi làcác cư sĩ. Vùng truyền giáo của ngài là vùng đông bắc ẤnĐộ giáp biên giới xứ Nepal, dọc theo các nhánh sông thượngnguồn sông Gange (Hằng hà).

Ngàicó rất nhiều đệ tử từ các quốc gia trong vùng, gồm đủmọi thành phần trong xã hội, lứa tuổi, nam nữ, và từ nhiềunguồn gốc tín ngưỡng khác nhau. Đức Phật đã để lạimột kho tàng quí giá gồm nhiều bài thuyết giảng (Sutta, Kinh)trong nhiều dịp giảng dạy cho hàng đệ tử, bậc thánh thanhvăn, hàng vua quan, cư sĩ, v.v. Với sự phát triển và mở rộngcủa tăng đoàn, Ngài đặt ra nhiều giới luật để tạo điềukiện thuận lợi trong công việc tu tập (Vinaya, Luật). Ngoàira còn nhiều bài giảng đặc biệt khác mà về sau này đượcđúc kết lại trong tạng A-tỳ-đàm (Abhidhamma, Thắng pháp).

Kếttập đầu tiên

Batháng sau khi Đức Phật tịch diệt, một đại hội các vịtu sĩ (tỳ khưu, bhikkhu) được tổ chức, ngày nay được gọilà Đại hội Kết tập Kinh điển I, tại vùng đồi núi ngoạithành Rājagaha (Vương xá). Mục đích là để kết tập cácbài kinh giảng và các điều luật thành một hệ thống chặtchẽ hơn. Chủ trì đại hội là tỳ khưu Mahā Kassapa (ĐạiCa-diếp). Tuyên đọc phần Luật là tỳ khưu Upāli (Ưu-ba-ly).Tuyên đọc phần Kinh là tỳ khưu Ānanda (A-nan-đa), là thịgiả của Đức Phật và vì thế có nhiều dịp nhất đểnghe và ghi nhớ các bài giảng của Ngài. Đại hội gồm khoảng500 vị thánh tăng, duyệt lại các giới luật và các bài thuyếtgiảng, sắp xếp thành hai nhóm chính: Luật tạng và Kinh tạng.Qua những thu thập lúc đó, Kinh tạng được phân chia làm4 bộ chính: Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng bộ, và Tăngchi bộ.

Kếttập lần thứ 2

Trong45 năm hoằng dương đạo pháp, Đức Phật đã đi nhiều nơi,giảng đạo cho nhiều người và thu nhận nhiều đệ tử.Các đệ tử của Ngài ở rải rác khắp nơi, không thể nàocùng về tham dự đại hội đầu tiên. Do đó, có thể cómột số bài thuyết giảng và giới luật phụ do Đức Phậtđặt ra đã không được kết tập trong kỳ đại hội đó.Vìvậy, khoảng 100 năm sau, năm 383 trước Tây lịch (TL), Đạihội Kết tập Kinh điển lần thứ hai được tổ chức, theoyêu cầu của tăng chúng thành Vesali và Vajji. Sau lần kếttập này, Luật tạng được mở rộng với các giới luậtmà các đại biểu cho rằng đã không được kết tập trongkỳ Đại hội I, và một số các bài kinh giảng khác chưakết tập, tạo thành một bộ kinh thứ 5 của Kinh tạng (Tiểubộ).

Saulần kết tập này, Luật tạng và Kinh tạng xem như đã thànhhình, và các bài giảng có lẽ cũng giống như bài giảng màchúng ta có được trong bộ Đại tạng kinh hiện nay.

Kếttập lần thứ 3

Mộttrăm ba mươi năm sau đó, năm 253 trước TL, vua Asoka (A-dục)cho triệu tập Đại hội Kết tập Kinh điển lần thứ III.Tiểu bộ của Kinh tạng lại được mở rộng và kết tậpthêm nhiều bài kinh giảng khác. Quan trọng hơn hết là việcĐại hội đã đúc kết các bài giảng về tâm lý, thể tínhvà sự tướng của vạn pháp, tạo thành Thắng pháp tạng(Abhidhamma pitaka, A-tỳ-đàm tạng, hay còn gọi là Vi diệu pháptạng, Luận tạng).

Kếttập lần thứ 4

Khoảngnăm 20 trước TL, 500 năm sau ngày Đức Phật tịch diệt, vuaVattagamani của Tích Lan (Sri Lanka) triệu tập Đại Hội TăngGià IV tại vùng núi Aluhivihara ­ gần thành phố Kandy ngàynay, kết tập lại các phần Kinh, Luật, và đúc kết phầnThắng pháp tạng. Để gìn giữ các bài giảng của Đức Phật,dù đã kết tập nhưng chỉ truyền khẩu trong 500 năm qua, batạng kinh điển được cho viết lại trên một loại giấybằng lá bối-đa khô. Từ đó, Tam tạng Pāli được thànhhình, và không còn thay đổi nào khác.

Kếttập lần thứ 5 và 6

Trongthời kỳ gần đây, Miến Điện có tổ chức hai kỳ kếttập khác: lần thứ V vào năm 1870, và lần thứ VI vào năm1954. Tuy nhiên, các kỳ kết tập này chỉ để làm sáng tỏcác điểm chính trong kinh, nhưng không thay đổi gì trong bộTam tạng.

Tamtạng kinh điển

"Tạng"hay "Tàng" là giỏ chứa, chỗ chứa, tiếng Pāli gọi là Pitaka.Ngày xưa tại các chùa lớn thường có một thư viện gọilà "tàng kinh các" để lưu trữ các bộ kinh quí. "Tam tạng"theo tiếng Pāli gọi là Tipi-taka, gồm có: Luật tạng (Vinayapitaka), Kinh tạng (Sutta pitaka), và Thắng pháp tạng (Abhidhammapitaka).

Sauđây là sơ lược về các tạng này:

1.Luật tạng

Tạngnày bao gồm các giới luật và nghi lễ cho nam tu sĩ (bhikkhu,tỳ khưu) và nữ tu sĩ (bhikkhuni, tỳ khưu ni), cách thức gianhập tăng đoàn, truyền giới luật, sinh hoạt tăng chúng,cách hành xử trong các trường hợp vi phạm giới luật, cácbài giảng và câu chuyện liên quan đến giới luật, v.v. Tạngnày thường được chia làm 5 bộ:

1)Phân tích giới tỳ khưu (Bhikkhu-vibhaṅga),
2)Phântích giới tỳ khưu ni (Bhikkhunī-vibhaṅga),
3)ĐạiPhẩm (Mahāvagga),
4)TiểuPhẩm (Cullavagga),
5)TậpYếu (Parivara).

2.Kinh tạng

Gồm5 bộ chính (nikāya):

1)Trường bộ (Dīgha nikāya),
2)Trungbộ (Majjhima nikāya),
3)Tươngưng bộ (Samyutta nikāya),
4)Tăngchi bộ (Anguttara nikāya),
5)Tiểubộ (Khuddaka nikāya).

Tronghệ Sanskrit (Bắc Phạn), các bộ tương đương là các bộA-hàm (Āgama). Tuy nhiên, các bộ A-hàm nguyên thủy đã bịthất lạc và chỉ còn tìm thấy các bản kinh tiếng Sanskritrời rạc, mà hiện nay chỉ còn các bản Hán văn, dịch từnhiều nguồn gốc bộ phái và qua nhiều đời khác nhau.

Trườngbộ là tập hợp các bài kinh dài, gồm 34 bài kinh, đã đượcdịch sang Việt ngữ. Ngoài các bài thuyết giảng của ĐứcPhật, Bộ này cũng có các bài giảng của Đại đức Sāriputta(Xá-lợi-phất), vị đệ tử hàng đầu có tài thuyết giảnghùng biện nhất thời đó, và các vị đệ tử nổi tiếngkhác.

TrungBộ gồm có 152 bài kinh sắp xếp trong 15 phẩm, theo từng chủđề. Các bài kinh quan trọng thường có liên quan đến phéphành thiền quán niệm, chánh kiến, cách tịnh tâm, cuộc đờiĐức Phật, Tứ Diệu Đế, tính không, quán niệm hơi thở,v.v. Có thể nói đây là một bộ kinh quan trọng nhất, baogồm các bài giảng thiết yếu trên đường tu tập, thựchành lời Phật dạy.

Tươngưng bộ gồm 2.889 bài kinh ngắn, chia làm 5 chương và 56 phẩm.Đây là tập hợp các bài kinh có chủ đề giống nhau vềmột điểm thảo luận, hoặc về một nhân vật nào đó trongthời Đức Phật. Có những bài giảng quan trọng về hànhthiền, 12 nhân duyên và về 37 phẩm trợ đạo.

Tăngchi bộ là bộ kinh dựa theo cách sắp xếp số học (pháp số),từ các chủ đề có liên quan đến 1 phần tử, 1 yếu tố,dần dần lên đến các chủ đề có 11 phần tử hay yếu tố.Vì vậy, bộ kinh được chia làm 11 chương, gồm 2.308 bài kinh.

Tiểubộ thật ra không phải là bộ sách nhỏ, mà là tập hợp15 bộ sách nhỏ:

1)Tiểu tụng (Khuddakapātha),
2)Phápcú (Dhammapada),
3)Phậttự thuyết (Udāna),
4)Nhưthị ngữ (Itivuttaka),
5)Kinhtập (Suttanipāta),
6)Thiêncung sự (Vimānavatthu),
7)Ngạquỷ sự (Petavatthu),
8)Trưởnglão tăng kệ (Theragāthā),
9)Trưởnglão ni kệ (Therigāthā),
10)Bổnsanh (Jātaka),
11)Nghĩathích (Niddesa),
12)Vôngại giải đạo (Patisambhidāmagga),
13)Thídụ (Apadāna),
14)Phậtsử (Buddhavamsa),
15)Hạnhtạng (Cariyāpitaka).

3.Thắng pháp tạng

Còngọi là Vi diệu pháp tạng, đây là tập hợp các bài giảngcủa Đức Phật về thể tính và sự tướng của vạn pháp,phân giải triết học và tâm lý học. Thắng pháp tạng gồmcó 7 quyển:

1)Pháp tụ (Dhammasanganī),
2)Phântích (Vibhanga),
3)Chấtngữ (Dhātukatha),
4)Nhânchế định (Puggalapaññatti),
5)Ngữtông (Kathāvatthu),
6)Songđối (Yamaka),
7)Vịtrí (Patthāna).

4.Các thánh điển trọng yếu khác

NgoàiTam tạng kinh điển còn có các bộ Chú giải, Phụ chú giải,và một số tác phẩm Pāli quan trọng khác cũng được họctập và lưu truyền cho đến ngày nay:

- Đảosử (Dīpavamsa),
-Đại sử (Mahāvamsa),
-Tiểu sử (Cullavamsa),
-Mi-lan-đa vấn đạo (Milindapañha),
-Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga),
-Thắng pháp tập yếu (Abhidhammatthasangaha),
-v.v.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]