Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Trở thành Phật tử

12/02/201102:52(Xem: 8723)
12. Trở thành Phật tử

THERAVĀDAPHẬTGIÁO NGUYÊN THỦY
PHẬT PHÁPVẤN ĐÁP
BìnhAnsonbiên dịch
NhàXuấtBản Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006

KHÉO VẤN, KHÉOĐÁP
Nguyêntác:Good Question, Good Answer
Tácgiả:Tỳ khưu Shravasti Dhammika
Dịchgiả:Phạm Kim Khánh & Bình Anson

12.TRỞ THÀNH PHẬT TỬ

VẤN:Đến đây, những lời Sư nói làm cho tôi rất thích thú. Làmthế nào tôi có thể trở thành một Phật tử?

ĐÁP:Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một người tên làUpāli. Ông ấy là tín đồ của một tôn giáo nọ, đến gặpĐức Phật để tranh luận và cố gắng thuyết phục Ngài.Nhưng sau khi đàm thoại, ông ấy rất cảm kích và quyết địnhxin làm tín đồ Phật giáo. Nhưng Đức Phật bảo ông:

"Trướctiên hãy suy xét tận tường. Một người nổi tiếng như Ôngcần nên tìm hiểu kỹ lưỡng".

ÔngUpāli đáp:

"Giờđây, tôi càng thỏa thích hơn và mãn nguyện khi Ngài bảotôi: 'Trước tiên hãy tìm hiểu kỹ lưỡng'. Bởi vì nếunhững người ở một tôn giáo khác được tôi xin làm đệtử thì họ sẽ diễn hành khắp phố phường với biểu ngữ,'Upāli đã theo về tôn giáo chúng ta'. Nhưng Đức Tôn Sư nóivới tôi: 'Trước tiên hãy suy xét tận tường. Một ngườinổi tiếng như Ông cần nên tìm hiểu kỹ lưỡng'!".

TrongPhật giáo, hiểu biết chân chánh là quan trọng, và hiểu biếtchân chánh cần phải dành nhiều thì giờ. Vậy, không nênvội vã hấp tấp. Hãy đợi chờ, nêu lên những vấn đềthắc mắc, thận trọng suy xét, và chừng đó sẽ quyết định.Đức Phật không quan tâm nhiều đến việc có đông tín đồ.Ngài chú trọng hơn đến việc người ta thực hành đúng theolời dạy, sau khi thận trọng khảo sát và suy xét tận tường.

VẤN:Nếu tôi làm y như vậy, và thấy giáo huấn của Đức Phậtlà thích hợp, tôi phải làm sao nếu muốn trở thành Phậttử?

ĐÁP:Tốt hơn hết là nên tham gia sinh hoạt trong một ngôi chùahay một nhóm Phật tử tốt, hỗ trợ họ và được họ hỗtrợ, và tiếp tục học hỏi Phật Pháp, tức những lời dạycủa Đức Phật. Đến lúc đó, được chuẩn bị đầy đủ,bạn sẽ chánh thức trở thành Phật tử bằng cách quy y TamBảo.

VẤN:Quy y Tam Bảo là thế nào?

ĐÁP:Quyy là trở về nương tựa. Chỗ nương tựa là nơi chốn màngười ta vào ẩn náu trong cơn sầu muộn hoặc khi cần đượcan toàn.

Cónhiều loại nương tựa. Khi con người cảm thấy bất hạnh,họ tìm bạn bè; khi lo âu kinh sợ hãi hùng, họ có thể tìmnương tựa trong những niềm hy vọng ảo huyền, những niềmtin vô căn cứ. Khi lâm chung, họ có thể tìm nương tựa trongsự tin tưởng vào một cảnh trời vĩnh cữu. Nhưng Đức Phậtdạy, không chỗ nào trong những nơi ấy là chỗ nương tựathật sự, vì không nơi nào thật sự cung ứng cho ta trạngthái thoải mái và chu toàn. Ngài nói:

"Đúngvậy, những nơi ấy không phải là nơi nương tựa chu toàn,không phải là nơi nương tựa tối thượng.

Khôngphải là nương tựa mà từ đó
Tacó thể vượt ra khỏi mọi sầu muộn.

Nhưngvề nương tựa nơi

Phật,Pháp Tăng,

Vàchân chánh thấu triệt

TứDiệu Đế.

Khổ,nhân sinh khổ,

Vượtthoát ra khỏi đau khổ, và

BátChánh Đạo, dẫn thoát

Rakhỏi mọi đau khổ.

Đóquả thật là nương tựa chu toàn,

Quảthật là nương tựa tối thượng,

Đólà nương tựa mà từ đó

Tacó thể vượt thoát ra khỏi mọi sầu muộn".

(Phápcú, 189-192)

Trởvề nương tựa nơi Phật bảo là vững lòng tin tưởng vàchấp nhận là ta có thể trở nên hoàn toàn giác ngộ và tuyệthảo trong sạch như Đức Phật. Nương tựa nơi Pháp bảo cónghĩa là hiểu biết Tứ Diệu Đế và sẵn sàng đặt trọncuộc sống của mình trên con đường Bát Chánh Đạo. Nươngtựa nơi Tăng bảo là tìm sự hỗ trợ, nguồn cảm hứng vàsự hướng dẫn của những vị đang đi trên con đường BátChánh Đạo. Làm như thế, ta trở thành Phật tử và đặtbước chân đầu tiên trên con đường dẫn đến Niết bàn.

VẤN:Từ ngày Sư quy y Tam Bảo, có gì thay đổi trong đời Sư?

ĐÁP:Cũng như vô số triệu người khác trong suốt 2.500 năm qua,tôi nhận thức rằng trong thế gian đầy khó khăn này, giáohuấn của Đức Phật rõ ràng là rất hữu lý, nó đem lạiý nghĩa cho một đời sống vô nghĩa lý, nó cho tôi một nềnluân lý nhân đạo và từ ái, bi mẫn, để hướng dẫn cuộcsống của tôi, và rọi sáng, chỉ đường dẫn lối cho tôitiến đến trạng thái trong sạch và toàn hảo trong kiếp sốngtới.

Mộtthi hào người Ấn vào thời xưa có viết về Đức Phật nhưsau: "Đến tìm nương tựa nơi Ngài, hát lên để tán dươngcông đức Ngài, lễ bái và ẩn náu trong Giáo Pháp là hànhđộng với sự hiểu biết". Tôi hoàn toàn đồng ý với nhữnglời ấy.

VẤN:Tôi cũng hoàn toàn đồng ý như vậy. Bạch Sư, tôi có mộtngười bạn luôn cố gắng thuyết phục tôi theo đạo anh ta.Tôi thật sự không thích đạo ấy, tôi đã nói cho anh ta biết,nhưng anh ta vẫn không để tôi yên. Tôi có thể làm gì đây?

ĐÁP:Trướctiên bạn phải hiểu rằng người ấy thật sự không phảilà một người bạn hữu. Một người bạn chân thành là ngườiphải biết chấp nhận bạn mình và tôn trọng nguyện vọngcủa bạn mình. Tôi cho là người này chỉ giả vờ làm bạnđể có thể cải đạo bạn mà thôi. Người nào muốn ápđặt ý muốn của họ vào bạn, thì chắc chắn người ấykhông phải là một thân hữu.

VẤN:Nhưng anh ta nói là muốn chia sẻ đạo của mình với tôi.

ĐÁP:Chia sẻ tín ngưỡng của mình với người khác là một điềutốt. Nhưng tôi thấy người bạn đó không nhận ra đượcsự khác biệt giữa việc chia sẻ và áp đặt. Nếu tôi cómột trái táo, tôi tặng bạn một nửa và bạn chấp nhận,đó là tôi đã chia sẻ với bạn. Nhưng nếu bạn nói vớitôi "Cám ơn, tôi đã ăn rồi", mà tôi vẫn tiếp tục ép bạnlấy nửa trái táo đến khi bạn chịu thua trước áp lựccủa tôi, điều này khó có thể gọi là chia sẻ.

Nhữngngười giống như "người bạn" ấy, cố che dấu hành vi xấubằng cách gọi đó là "chia sẻ", "thương yêu" hay "rộng lượng";nhưng cho dù tên gọi của nó là gì, hành vi của họ vẫnlà khiếm nhã, thô lỗ, và ích kỷ.

VẤN:Làm sao tôi có thể ngăn cản anh ta?

ĐÁP:Cũng đơn giản thôi. Trước hết, bạn phải tự biết rõlà bạn muốn gì. Thứ hai là nói rõ ràng, ngắn gọn vớingười ấy. Cuối cùng, khi người ấy hỏi bạn những câuhỏi như: "Niềm tin của anh là về vấn đề này là gì? Tạisao anh không muốn đến cuộc họp với tôi?", bạn phải rõràng, lịch sự và nhắc lại một cách kiên định câu nóiđầu tiên của bạn:

- "Niềmtin của tôi là dựa theo những lời dạy của Đức Phật.Cám ơn lời mời của anh, nhưng tôi không đến thì hơn".

- "Tạisao không?"

- "Ðólà chuyện riêng của tôi. Tôi không đến thì tốt hơn."

- "Nhưngcó nhiều người đáng quen biết ở đó mà!"

- "Tôichắc là có, nhưng tôi không muốn đến."

- "Tôimời anh vì tôi quan tâm đến anh!"

- "Tôihoan hỷ khi biết anh quan tâm đến tôi, nhưng tôi vẫn khôngmuốn đến đó."

Nếubạn lập lại lời mình một cách rõ ràng, kiên nhẫn, cươngquyết, và từ chối, không để anh ta lôi kéo bạn vào cuộctranh luận, cuối cùng anh ta sẽ bỏ cuộc. Thật là phiềntoái khi bạn phải làm như thế, nhưng lại rất quan trọngđể người ta hiểu rằng họ không thể áp đặt lòng tinhay ý muốn của họ lên người khác.

VẤN:Người Phật tử có cố gắng chia sẻ giáo pháp với ngườikhác không?

ĐÁP:Vâng, người Phật tử nên làm điều đó; và tôi nghĩ hầuhết các Phật tử đều hiểu sự khác biệt giữa việc chiasẻ và việc áp đặt. Nếu người ta hỏi bạn về Ðạo Phật,hãy nói cho họ biết. Thậm chí bạn có thể nói cho họ biếtvề các lời dạy của Đức Phật, mà không cần họ hỏi.Nhưng nếu họ có lời nói hay hành động cho thấy họ khôngquan tâm, không muốn nghe, thì bạn nên tôn trọng ý muốn củahọ.

Ðiềuquan trọng khác cần nên nhớ là bạn chia sẻ với họ vềPhật Pháp một cách có hiệu quả qua các hành động củamình, hơn là chỉ thuyết giảng suông. Xiển dương Phật Phápbằng sự quan tâm, lòng từ ái, khoan dung, chánh trực và chânthành. Hãy để Phật Pháp tỏa sáng qua lời nói và hành độngcủa bạn.

Nếumỗi người chúng ta, bạn và tôi, thông hiểu Phật Pháp rốtráo, thực hành Pháp một cách toàn vẹn và chia sẻ rộng rãivới người khác, chúng ta sẽ là nguồn lợi ích to lớn chochính mình và cho người khác.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]