Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Trước Tác và Giáo Lý của Hệ Phái Trung Quán Triết Học

14/01/201110:36(Xem: 11945)
5. Trước Tác và Giáo Lý của Hệ Phái Trung Quán Triết Học

ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN

Tác Giả: Jaidev Singh - Dịch Giả: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới Xuất Bản

CHƯƠNG II
TƯ LIỆU VĂN BẢN

(Literary Sources)

Trong Phật giáo, văn bản của “kinh” (sutra) được coi là những giáo lý do Đức Phật thuyết giảng trực tiếp bằng kim khẩu, còn “luận” (sàstra) là những chú giải bình luận, diễn tỉ mỉ về những giáo lý do Đức Phật thuyết giảng trực tiếp.

Nhưng những kinh điển Đại Thừa mà chúng ta được biết là một khối lượng văn bản rất lớn. Những gì được gọi là “kinh” thì là những giáo lý được Đức Phật trực tiếp giảng dạy, nhưng kinh điển Đại Thừa gồm cả tạng với khối lượng rất lớn, hiển nhiên có thể là đã không phải do Đức Phật thuyết giảng toàn bộ.

Một số văn bản kinh điển Đại Thừa đã có sự xen lẫn liên quan sâu xa đến kinh Điển Phật Giáo nguyên thủy và mãi cho đến nay hầu như không thể phân biệt chúng được.

Những trước tác quan trọng nhất trong số này là Prajũnàparamità sùtra (Kinh bát nhã ba la mật đa). Thông thường, “Prajnà-pàràmità” (bát nhã ba la mật đa) được dịch là “trí tuệ viên thành”.. Chữ “pàram-ità” có nghĩa “đạt đến bờ bên kia” (đáo bỉ ngạn), vì thế “prajnà-pàramità” nên được dịch thành “đổng thức siêu việt” thì có lẽ đúng hơn. Dịch bản của Tây Tạng đã dịch như thế. Tại tất cả các nước mà Phật giáo Đại Thừa đang thịnh hành, “bát nhã ba la mật chân ngôn” (prajnà-pàrmità mantra) sau đây thường được ngâm tụng là:

“Gate, gate, pàraingate, pàrasaingate bohhi, savàhà”

(Trí huệ đã vượt qua! Vượt qua! Vượt qua! bờ bên
kia, hoàn toàn vượt qua bờ bên kia, nơi Đại Bồ
Đề và đã thành tựu một cách vượt tốc)

Theo nhận xét của Tiến Sĩ Edward Conze thì kinh văn cấu thành “bát nhã ba la mật đa” (Prajnà-pàràmità) nối tiếp nhau khoảng trên 1,000 năm và có thể được chia thành 4 giai đoạn sau:

* Giai đoạn thứ nhất (100 năm trước Tây Lịch cho tới 100 năm sau Tây Lịch) bao gồm sự diễn sâu rộng căn cứ vào văn bản gốc.

* Giai đoạn thứ hai (từ năm 100 tới năm 300 sau Tây Lic̣h) bao gồm việc khai triển giáo lý này thành ba hoặc bốn kinh điển dài.

* Giai đoạn thứ ba (từ năm 300 đến năm 500 sau Tây Lịch) là giai đoạn mang giáo lý này rút lại thành vài kinh điển ngắn hơn.

* Giai đoạn thứ tư (từ năm 500 đến năm 1200 sau Tây Lịch) là giai đoạn đã cô đọng thành mật chú (Tantric dhàranis) và châm ngôn.

(1) Căn cứ theo nhận xét của đại đa số học giả thì “Bát thiên tụng” (Ast sàhasrikà) bao gồm 8,000 câu kinh cổ xưa nhất trong văn bản “Bát Nhã Ba La Mật Đa” (Prajnàparamita). Nó có thể đã được khởi nguồn từ Đại Chúng Bộ, chủ đề của nó là học thuyết “không tánh” (sùnyatà).

(2) “Bát thiên tụng” 300 năm tiếp theo đã được phát triển thành “Thập vạn tụng” (Satasàhasrikà – gồm 100,000 câu), “Nhị vạn ngũ thiên tụng” (Pãncavimsati-sàhasrikà – 25,000 câu) và “Nhất vạn bát thiên tụng” (Astàdásasàhasrika – 18,000 câu). Văn bản sau cùng đã được Lokaraksa (Vương) chuyển dịch vào năm 172 sau Tây Lịch.

(3) Tới đây, điều cần luận bàn là sự cô đọng những điểm trọng yếu của văn bản “Bát Nhã La Mật Đa”. Bản cô đọng sớm nhất gồm có “Tâm kinh” (Hrdaya-sùtra) và “Năng Đoạn Kim Cang Kinh” (Vajracchedika sùtra). “Năng Đoạn Kim Cang Kinh” đã được dịch sanh Hoa văn vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau Tây Lịch. Dịch bản này đã được in vào ngày 11 tháng 5 năm 868 tại Trung Quốc. Theo truyền thuyết thì đây là cuốn sách in xưa nhất trên thế giới.

“Hiện quán trang nghiêm” (Abhisamayalamkãra) được coi là những trích yếu của “Nhị vạn ngũ thiên tụng” (Pancavimsti Sàhasrikà), do Ngài Di Lặc (Maitreyyanàtha), bậc thầy của Ngài Asanga (Vô Trước) thực hiện.

(4) Sau hết, điều cần bàn đến là Mật chú và chân ngôn đã được cô đọng từ “Bát Nhã La Mật Đa”. Một trong số đó là “Ekàksarì” cho rằng trí huệ viên thành chỉ bao gồm trong một chữ “A”. Và tối hậu, “Bát Nhã Ba La Mật Đa” được nhân cách hóa thành một vị nữ thần để mọi người sùng bái.

“Bát Nhã Ba La Mật Đa” vừa là triết học nhưng đồng thời cũng vừa là tôn giáo. Nó không phải chỉ là “triết học” theo ý nghĩa chữ “triết học” của Tây Phương. Ở Tây Phương, triết học đã tách ra khỏi tôn giáo và đã trở thành sự truy tìm của trí thức thuần túy. Tại Ấn Độ, mỗi nền triết học đều là một tôn giáo, và mỗi tôn giáo đều có triết học riêng nó. Các tôn giáo Tây Phương đã trở thành những tôn giáo của giáo điều công thức, còn tôn giáo của Ấn Độ là loại tôn giáo triết học.

Chủ đề của văn bản “Bát Nhã Ba La Mật Đa” (Pràjnãpàramità) là thuyết Tánh Không (Sùnyatà). Tín đồ Phật Giáo Nguyên Thủy (Hinayànists) tin rằng là chỉ có cá nhân mới vô thực thể tánh (pudgala-nairàtmya). Họ đã đem “thực tại” chia thành các pháp hoặc thành tố tồn tại, hơn nữa họ đã cho rằng các pháp là những thực thể thật hữu. “Bát Nhã Ba La Mật Đa” đã phản đối triệt để lề lối nhận xét này và cho rằng các pháp vốn là tánh không (Sarva-dharma-sùnyatà).
Hiện tượng tùy thuộc vào những điều kiện hạn định để tồn tại. Do sự lệ thuộc này nên trên thực thể chúng vốn không có chân thật tánh, vì thế chúng chỉ là “không” (sùnya).

Niết Bàn (Nirvàna) siêu việt vượt qua tất cả mọi phạm trù tư tưởng, bản thân nó chính là Không Tánh (Sùnyatà).

Cả cõi “ta bà” (samsàra) và Niết Bàn (Nirvàna), hạn định và vô hạn định, đều chỉ là vật được cấu thành bởi tư tưởng, vì thế chúng không có thực tại tánh.

Thực tại tối hậu có thể được gọi là Không Tánh (Sùnyatà) vì nó siêu việt trên tất cả mọi hạn định, kinh nghiệm và do tư tưởng cấu thành.

Bát Nhã (Pràjnã) hoặc trí huệ siêu việt chính là sự đình chỉ mọi cấu tác của tư tưởng trầm mê. Vì thế, Bát Nhã đồng nghĩa với Không Tánh.

Tóm lại, sự thấu triệt tri nhận được Không Tánh không phải chỉ do sự nhiệt tâm thừa nhận mà có được, cũng không phải do sự nghiên cứu tranh luận về chữ nghĩa mà có được; Không Tánh chỉ đạt được trong thiền định.

Chúng ta cần minh tưởng về Không Tánh như là vô tự ngã (sự vắng mặt của bản ngã), minh tưởng tất cả pháp đều không có thực thể tánh, minh tưởng Không Tánh như là hư không vô hạn định. Cuối cùng, bản thân của Không Tánh cũng bị trừ bỏ và chỉ xem nó như là một chiếc bè giúp ta vượt qua biển vô minh. Tuy nhiên, loại minh tưởng này sẽ trở thành vô hiệu quả, nếu chúng ta không bồi dưỡng một đức tính nào đó.

Mặc dù đoạn văn trên đây chỉ là một tóm lượt rất ngắn về kinh văn “Bát Nhã Ba La Mật Đa”, nhưng cũng đủ để cho thấy rằng văn bản này đã bao gồm tất cả những yếu tố cốt lõi của Phật Giáo Đại Thừa.

Vì thế chúng ta biết rằng triết học Trung Quán (Madhyamaka) đã được khai triển trên cơ sở của giáo nghĩa Đại Chúng Bộ, cho nên “Đại Thừa Phật Kinh” cũng được gọi là “Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh” (Pràjnãparamità).

CHƯƠNG II
5. TRƯỚC TÁC VÀ GIÁO LÝ CỦA HỆ PHÁI

TRUNG QUÁN TRIẾT HỌC

Trường phái triết học Trung Quán chủ yếu là do Long Thọ khai triển. Ngài là một trong những đại thiên tài lỗi lạc nhất trong lịch sử thế giới. Ngài đã xây nền cho giáo phái này, và sau đó các môn đồ kiệt xuất của Ngài đã tiếp tục khai triển. Lịch sử phát triển của nền triết học này đã liên tục từ thế kỷ thứ nhì sau Tây Lịch cho mãi đến thế kỷ thứ 11.

Sự phát triển của học phái này gồm ba giai đoạn rất dễ phân biệt. Triết học Trung Quán giai đoạn thứ nhất, do Long Thọ và Đề Bà đề xướng và thuyết minh một cách có hệ thống. Giai đoạn thứ hai, hệ thống triết học này được phân chia thành hai phái là “Qui Mậu Luận Chứng Phái” (Pràsangika) và “Tự Y Luận Chứng Phái” (Svàtantrika). Giai đoạn thứ ba là giai đoạn khẳng định lại “Qui Mậu Luận Chứng Phái”.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]