Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Tinh Tấn

03/01/201104:04(Xem: 11161)
Chương 6: Tinh Tấn

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN

The Joy of Living - Dying in Peace
Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14
Dịch: Chân Huyền

CHƯƠNG 6
TINH TẤN

Tinh tấn là một yếu tố quan trọng trong việc nuôi lớn tâm tỉnh thức. Ngay trong đời sống hằng ngày, muốn hoàn thành công việc gì ta phải có kiên trì. Tương tự như vậy, ta phải cố gắng trên con đường đạt tới nhữngmục tiêu tâm linh. Khi để cho lười biếng chỉ huy, ta sẽ không tinh tấn chi cả. Tuy nhiên, ta phải biết khéo léo trong khi gắng sức. Người Tây Tạng có một ngạn ngữ nói rằng sự cố gắng phải liên tục như một dòng nướcđang luân lưu. Tinh tấn có nghĩa là ta cần chú tâm vào bất cứ việc gì ta làm. Trong tinh thần đó, khi tu tập ta sẽ có niềm vui. Kiên trì khôngcó nghĩa là cố gắng tối đa một thời gian rồi có lúc buông lơi. Chìa khóa của thành công là phải gắng sức luôn luôn và đều đặn.

Trong nhiều loại trở ngại, nản lòng là một rào cản lớn không cho ta tiến bước trên con đường tâm linh. Ðó là do sự thiếu tự tin, không đủ tựtrọng. Ðể đối phó với thái độ có hại đó, ta phải có lòng tin và quyết tâm. Nghĩ tới Phật tánh là một thái độ rất tích cực và mạnh mẽ để đạt được những điều kể trên. Ai cũng có Phật tánh,có hạt giống giác ngộ. Do đó mỗi chúng ta đều có khả năng bình đẳng với mọi người. Ta nên dựa vào tiềm năng bẩm sinh đó để vượt qua những cơn nản lòng, thất vọng.

Nghĩ tới chư Bụt trong quá khứ cũng là điều có lợi ích. Quý ngài không đạt tới giác ngô ngay tức thì. Lúc đầu quý vị đó cũng giống như người bình thường, khổ sở vì lo âu và phiền não. Chỉ sau khi đã kiên trìtu luyện trong nhiều kiếp, quý ngài mới đạt tới cứu cánh toàn giác. Chúng ta nên hứng khởi, học hỏi từ các tiền kiếp của các ngài để đi theobước chân họ trên con đường tâm linh thích hợp. Ðiều quan trọng là ta không nên để tánh lười biếng và tinh thần chủ bại trùm lấp ta. Ngược lạita phải nuôi dưỡng lòng tự tin và có tín tâm vào khả năng cùng tiềm năng của chính mình.

1.- VƯỢT THẮNG TÍNH LƯỜI BIẾNG

Vậy thì tinh tấn nghĩa là gì? Ở đây nó có nghĩa là ta biết vui hưởng khi thực hành các nghiệp thiện. Bạn có thể vẫn làm những việc vô thưởng vô phạt hay gây ra những hành nghiệp bất thiện, nhưng trong Phật giáo, như thế không được coi là tinh tấn. Thực tập tinh tấn có nghĩa là tạo được nhiều niềm vui lớn khi phát triển các tính thiện. Một trở ngại của tinh tấn là tánh lười biếng. Nó thể hiện ra nhiều cách khác nhau: như tánh trì hoãn, hoặc là bị vướng mắc vào những hoạt động vô bổ, không chịu tin vào khả năng của mình, tất cả đều vì giải đãi (lười biếng) cả. Ta phải vượt thắng những trở ngại này.

Mục tiêu của Phật pháp là chuyển hóa tâm thức. Nó cũng giống như một công trình xây dựng ngoài đời, nhưng nó phải được thể hiện từ trong nội tâm ta. Khi khởi sự xây cất, ta phải tìm coi những hoàn cảnh và phương tiện cần thiết là gì để thu thập cho đủ vật liệu. Tương tự như vậy, ta cần nhận diện những trở ngại và dẹp bỏ từng thứ một khi muốn chuyển hóa tâm mình. Trở ngại chính của sự phát triển các tính thiện trong tâm là sự lười biếng, không có khả năng hoàn thành chuyện gì cả. Khi bạn bị vướng vào những hoạt động vô nghĩa và không thể tu tâm, đó là lười biếng. Khi bạn trì hoãn công việc tới mai mốt hay bỏ qua đi, bạn cũng đang biếng nhác vậy. Nếu bạn nghĩ: "Một người như tôi, làm sao mà tu chođược?" thì cũng là một hình thái giải đãi.

Muốn vượt thắng tính lười, ta phải biết lý do vì sao ta lười. Bạn chỉbiết tính đó khi loại bỏ được những căn nguyên của nó. Những căn nguyênkhiến ta lười là: phí phạm thì giờ, nghỉ ngơi hay ngủ nhiều quá; không xúc động trước cảnh khổ luân hồi. Ðó là ba yếu tố chính làm cho ta lười biếng. Càng nhận diện được sự giả tạm và những khổ đau trong cõi nhân sinh, bạn càng mong vượt thắng được chúng nhiều hơn. Trái lại, khi bạn không nhìn thấy cảnh khổ trên đời và cảm thấy đang sung sướng, thì bạn sẽ không có ý muốn được giải thoát. Ngài Aryadeva, một vị học giả nổi danh người Ấn đã nói: "Một con người không bị thất vọng vì cuộc đời thì đâu có để tâm tới Niết Bàn? Thật khó xa lìa thế tục khi ta đã ở quen trong nhà thì đâu có muốn đi ra ngoài nữa".

Những phiền não trong tâm được ví như cái lưới, một khi bạn bị rơi vàvướng mắc vào cái lưới đó, bạn sẽ không thể gỡ ra được để có tự do, mà sẽ bị chúng đưa vào cõi sanh tử. Một cách để chống bệnh lười biếng là nghĩ tới vô thường và nghĩ tới cái chết. Tử thần không có lòng từ bi. Dần dà, từng người một, thần chết sẽ mang ta đi. Chúng ta luôn luôn nghenói người nào đó đã chết tại một nơi nào, trong một thời điểm nào. Khi nghe tin một người đã chết, ta thường nghĩ rằng họ đã tới số, mà không bao giờ nghĩ tới lượt mình cũng sẽ ra đi.

Chúng ta cũng giống như lũ cừu khờ dại khi nghĩ rằng các bạn mình bị đưa vào lò sát sanh, mà không biết là chính chúng cũng sẽ bị như vậy. Không sợ chết nên chúng tiếp tục vui chơi, ăn ngủ. Khi nào thần chết tớilà điều ta không thể biết được. Nó có thể tới ngay thăm ngay khi ta vừamới bắt đầu một công việc gì đó. Thần chết không cần biết ai có dự án vừa khởi sự hay đang tiến hành dở dang. Nó có thể tới bắt ta bất cứ lúc nào, một cách bất ngờ. Vì ta thế nào cũng chết, nên khi còn sống, ta nênrán tạo thiện nghiệp. Khi bị thần chết viếng rồi thì muốn bỏ tính lười cũng đã quá trễ, lúc đó không thể làm gì được nữa. Vậy chớ nên chần chờ,đừng tính để chuyện tu tâm dưỡng tánh tới ngày mai, hãy bắt đầu ngay đi.

Nếu bạn luôn trì hoãn, để việc phải làm tới ngày mai hay năm tới... thì dù có làm một danh sách những việc đó rồi ghi vào máy Computer, bạn vẫn sẽ bị đau nặng bất thình lình một ngày nào đó. Bạn sẽ phải vào nhà thương và uống những thứ thuốc bạn chẳng ưa chút nào. Bác sĩ có thể giảiphẩu cho bạn. Có khi những người mặc áo trắng đó tỏ ra tử tế, thương người; cũng có khi họ mổ xẻ bạn như mở một cái máy ra sửa, chẳng có tìnhcảm chi hết.

Bình thường khi người ta khỏe mạnh, họ thường ba hoa là họ không tin ởkiếp trước kiếp sau gì cả. Nhưng khi cái chết gần kề, bạn sẽ nhớ lại tất cả những ác nghiệp. Tâm bạn có thể tràn đầy ân hận, đau khổ và phiềnnão. Bạn có thể nghe thấy cả tiếng chuông trong địa ngục và sợ đến vãi cả nước tiểu ra giường. Một người quen nói với tôi rằng khi anh ta bị ốmnặng và thân thể rất đau đớn, anh nghe nhiều tiếng động rất lạ tai. Có khi người ta ngất xỉu vì quá đau đớn. Trước khi tỉnh lại, hình như nhiềungười thấy mình đã chui qua một cái ống. Ðó là kinh nghiệm cận tử. Những người tạo nhiều nghiệp xấu đều kinh hoàng khi họ thấy tứ đại trongthân họ tan rã. Những người đã tạo nhiều nghiệp lành khi gần chết lại cảm thấy hài lòng và sung sướng.

Khi chúng ta sống, ta có thể bị kẻ thù bắt ta phải xa rời quê hương, nhưng ta vẫn mong có ngày xum họp với bà con thân thuộc. Nhưng khi chết thì ta phải vĩnh viễn lìa xa gia đình và bè bạn. Ngay cả cái thân thể yêu quý đã từng theo bạn đi bất cứ đâu, bạn cũng sẽ phải lìa bỏ nó. Và khi chết rồi mọi người sẽ coi cơ thể ta là thứ nguy hiểm, dễ sợ và xấu xí vô cùng. Mấy vị Du già (Yogins) thường nói: cái thây ma luôn luôn hiện diện trong ta, ngay cả khi ta còn sống. Thân mạng đó là thứ khó kiếm trong kiếp sau. Vậy nên khi có may mắn làm người, ta không nên vì ngu muội mà chỉ ngủ nghỉ thôi.

Phật pháp thượng thừa của Bụt mang lại cho ta nguồn suối an lạc bất tuyệt. Bỏ lỡ con đường cao tột nầy và bị lôi cuốn vào những cơ duyên gâykhổ não thì thật là bất hạnh. Hãy kềm chế mình, đừng trì hoãn nữa mà nên cố gắng để có sáng suốt thực hành chuyện tu tập. Nó giống như chúng ta sửa soạn ra trận vậy. Trước hết bạn phải có tự tin để chiến đấu, bạn phải quyết tâm chịu cực khổ để thắng được tất cả những trở lực. Giống như một vị tướng cần có vũ khí tốt và lính thiện chiến, bạn phải có trí tuệ và nhiều đức tính. Khi đánh nhau, bạn phải xử dụng tối đa hỏa lực của khí giới, nhắm thẳng vào kẻ thù.

Tương tự như vậy, dù tu tậptheo phương pháp nào, bạn cũng phải xử dụng trí tuệ một cách tỉnh thức,có chánh niệm. Kết quả, bạn sẽ thắng kẻ thù lười biếng và kiểm soát được thân tâm, tiến bước trên con đường tâm linh. Nếu nghĩ rằng bạn không có khả năng và thiếu thông minh thì thật là sai lầm. Ngay trong đời sống hằng ngày, bạn cũng nên tự tin khi muốn làm việc gì đó. Người Tây phương hay thiếu lòng tự tìn nơi chính mình, tôi không biết người Tây Tạng và các xứ văn hóa khác có bị như vậy không. Nhưng không tin ở chính mình làm cho ta rất suy nhược. Trong việc thường ngày hay trên conđường tâm linh, ta đều cần giữ vững lòng tin.

2.- TIN MÌNH VÀ TIN PHẬT PHÁP

Những vị đạo sư Kadampa trong thời xưa không có gì để vui thú trong những cái hang khô khốc của họ. Nhưng họ có quyết tâm tu luyện nên họ sống trong đó, rất an nhiên và tự tại. Họ dùng tất cả con người của họ -thân, khẩu và ý - để thực tập Phật pháp. Không bao giờ họ sợ bị thiếu thực phẩm hay phương tiện và sẽ chết. Các ngài nghĩ dù có phải đi xin ăn, họ cũng vẫn dùng thì giờ để cầu nguyện khi chờ chết chứ không phí thì giờ vào chuyện gì ngoài việc tu tập.

Khi chết ta thường lo âu không biết ai sẽ giúp ta, ai sẽ cầu nguyện cho ta? Nhưng các đạo sư Kadampa thường nghĩ: "Sao ta lại phiền ai giúp cho? Ta thích chết tự nhiên trong hang trống, như một con thú hay con chim vậy". Ðó là sự quyết tâm tu tập của các ngài. Họ đã nói: "Nếu tôi bị coi như một kẻ vô gia cư, tôi cũng vui lòng chấp nhận. Nếu tôi phải sống như loài chó, tôicũng cam tâm. Tôi sẽ đi lang thang như một con chó, nhưng vẫn tu tập theo Phật pháp". Quyết tâm như vậy thì cuối cùng họ sẽ trở thành Phật.

Nếu bạn thật sự muốn tu tập, bạn phải có quyết tâm và tự tin. Thiếu tự tin, bạn không hoàn thành được chuyện gì hết. Hãy đi theo con đường tâm linh với tín tâm và không mong cầu gì. Ðọc chuyên đời ngài Milarepa,ta biết ngài đã bỏ hết thảy: bạn bè, cha mẹ, của cải. Khi muốn làm trònnhiệm vụ đối với một người hay vài người, chúng ta phải có quyết tâm. Dĩ nhiên là khi muốn nuôi dưỡng tâm chánh niệm, muốn đem lợi ích tới mọichúng sanh, ta càng cần có tâm Bồ đề kiên cố hơn.

Nếu bạn nói bạn muốn nuôi dưỡng tâm chánh niệm để giúp chúng sanh, rồi lại bảo bạn không đủ khả năng, thì thật là chuyện ngược đời. Có tinhthần can đảm không có nghĩa là bạn phải kiêu căng. Tự mãn và tự tin là hai điểm khác nhau. Khi bạn nuôi dưỡng những tính thiện như từ bi, chánhniệm; bạn cần làm với sự tự tin. Chánh niệm đưa tới từ lòng từ bi, thương xót mọi loài. Bạn không bị ràng buộc với ý niệm sai lầm về Ngã nữa. Bạn có thể hết lòng phấn đấu để có quyết tâm.

Nhìn lại nước Tây Tạng, chúng ta phải luôn luôn tin là ta sẽ thắng. Ta phải có lòng tin. Ðể tôi nói cho bạn nghe một câu chuyện, vào khoảng năm 1979, trong thời gian hơi được nới lỏng, khi người Tây Tạng được ra nước ngoài thăm bà con, có một người tới nói chuyện với tôi. Anh ta sanhkhoảng năm 1950 tại Lhasa và lớn lên ở đó, nên được thấy những cuộc nổidậy của dân chúng. Anh nói người Trung Hoa rất khôn lanh và dân Trung hoa thì quá đông. "Khí giới của họ đầy dẫy, nên chúng tôi không làm gì được", anh ta rất chán nản.

Tôi nghĩ tiếng súng của những năm 1950 vẫn còn rền vang trong tai anh. Rồi cũng có một vị sư từ vùng Dokham tới, ông ta thấy nhiều cuộc giao tranh tại đó, nhiều làng bị bạchhóa và dân quê bị giết hàng loạt. Tôi nói với ông là dân ta quá ít mà họ quá đông thì những chuyện đó xảy ra như vậy! Tôi hỏi: "Nhưng nếu một người Tây Tạng đánh nhau với một người Trung Hoa thì sao?" Ông thầy cườivà nói: "Như vậy thì dễ lắm, mình có thể giỡn với họ như trong lòng bàntay mình vậy". Ðó là một thí dụ về lòng can đảm. Không cần phải kiêu hãnh nhưng điều quan trọng là phải tự tin, nghĩ rằng bạn có thể làm được.

Năm 1959, khi khởi sự có vấn đề nặng với người Hoa, xứ Tây Tạng chúngtôi ở vào hoàn cảnh rất khó khăn. Toàn dân tôi chỉ có sáu triệu người, thật đáng bi quan. Nhưng từ năm đó tới nay, chúng tôi không bao giờ bỏ cuộc, vì chúng tôi tranh đấu cho một lý do chánh đáng, cho công lý. Không bao giờ chúng tôi mất quyết tâm, quên mục tiêu. Dù đã gần 50 năm kể từ khi Cộng sản Trung quốc sang Tây Tạng, chúng tôi đáng lẽ đã bị diệt vong, thì lại đang đạt được một thế đứng quốc tế. Chúng tôi được nhiều xứ hỗ trợ và có thể đạt được thành quả trong thời gian không lâu nữa.

Làm sao để chúng tôi giữ được lòng tin và không bị chán nản? Ðức Bụt từ bi, con người đã nói lên toàn sự thật, đã dạy rằng: "Chúng sanh thấp kém nhỏ nhoi như sâu bọ, ong, ruồi... cũng đều có Phật tánh. Dù yếu đuốitới đâu, nếu cố gắng trong nhiều kiếp, chúng cũng có thể đạt tới quả vịcuối cùng rất khó đạt là Phật quả". Chính Bụt đã dạy rằng tâm trí chúngsanh cũng có tiềm năng thành Bụt. Dù yếu kém, đau khổ tới đâu, loài nàocũng có thể thành Bụt cả. Như vậy, khi được sanh ra làm người, ta biết thế nào là thiện, ác, ta biết hạnh tu Bồ tát thì làm sao ta lại không đắc đạo?

Những vị đạo sư vĩ đại ở Ấn độ và Tây tạng ngày trước cũng là những con người như chúng ta. Họ đạt tới những quả vị cao như vậy là nhờ họ cósẵn Phật tánh và được làm người. Chúng ta cũng thế, cũng được làm ngườivà có Phật tánh ở bên trong. Không thể nào ta lại không đạt tới giác ngộ. Khi đọc tiểu sử ngài Tsong-Kha-pa, ta thấy ngài tu tập cực khổ ra sao để vượt thắng những giai đoạn phát triển tâm linh. Trong những đoạn văn viết từ khi còn trẻ, ngài cho biết đã không hiểu được Trung đạo là gì. Nhưng rồi ngài vừa tu phước và tu huệ, sau đó ngài viết ra những bàirất sâu sắc, sáng sủa và xác quyết về những điều ngài đã chứng đắc. Ðọcnhững tài liệu như vậy cho ta nhiều cảm hứng và hy vọng tinh tấn được trên con đường thực chứng.

3.- MỘT TIỀN THÂN CỦA BỤT

Tôi xin kể chuyện một tiền thân của Bụt. Ðạo Bụt không tin có một thượng đế sáng lập ra mọi thứ. Phật tánh không phải là một cái gì do mộtvị thần linh từ trên cao ban xuống cho bạn, mà là kết quả của con đườngchân chính bạn đã theo. Bụt Thích Ca Mâu Ni trong lịch sử không phải làngười đạt tới quả vị Bụt trong một kiếp mà thôi. Ngài tích tụ công đức và thiện nghiệp từ bao kiếp trước rồi. Truyện kể trong một tiền kiếp, ngài là hoàng tử Vishvantara (có nghĩa là người giải phóng vũ trụ), con vua Samghaya.

Vishvantara không phải là một người thường mà là hiện thân của một Bồtát có nguyện cứu khổ tất cả chúng sanh. Vì nghèo là một trong các nguyên nhân lớn của khổ đau nên ngài nguyện thực tập hạnh Bố thí trước hết. Cha ngài là vua Samghaya, vừa can đảm, nhân hậu, thông minh và rất am tường Kinh Vệ đà. Vishvantara có phần nhiều giống vua cha. Ngài khônghề biết sợ hãi và luôn luôn từ bi với mọi người. Ngài có tư cách của một hoàng tử nhưng cũng bình dị với thần dân, ai cũng có thể tới với ngài.

Từ hồi nhỏ, ngài đã chú ý tới chuyện tâm linh, ngài rất tin tưởng ở chư Bụt và Bồ tát, thường tỏ lòng kính ngưỡng. Ngài đi tìm thầy học đạo và lắng nghe giáo pháp. Theo truyền thống, ngài thường lắng nghe lời giảng dạy của các vị thầy rồi dùng trí suy xét, phán đoán tỉ mỉ. Sau khithiền quán, ngài mới thực tập. Giáo pháp không phải là thứ triết lý khôkhan. Ngài hiểu đó là những bài học để ngài áp dụng vào đời sống hằng ngày. Nhờ những dấu ấn thiện đã sẵn trong dòng sông tâm thức, nên ngài tiến bộ rất mau. Ngài nuôi dưỡng tâm kỷ luật và kiểm soát được những cảmthọ phiền não. Dĩ nhiên chuyện này khiến cho ngài được bình an, vui vẻ và hạnh phúc.

Ngài chăm chú học năm môn chính là văn phạm, y khoa, nghệ thuật và khoa học nội tâm hay tâm lý Phật giáo. Ðồng thời ngài cũng được huấn luyện về hành chánh và ngoại giao để lo việc cai trị vương quốc. Sau khihọc xong, ngài trở thành một vị thầy cho các học sinh ưu tú khác. Ai cũng đều yêu mến ngài. Làm mọi cách để đáp ứng nhu cầu của dân, ngài quan tâm nhất tới chuyện dẹp được nạn nghèo đói nhưng cũng chú ý tới cácthương gia. Bình an và hòa hợp khắp nơi trong xứ sở ngài.

Hoàng tử Vishvantara rất giàu có, nhiều quyền lực và rất được kính nể. Vì ngài có tinh thần tin tưởng ở giáo pháp nên ngài không ham danh lợi thế tục, cũng không lạm dụng quyền thế hay địa vị mình. Ai cũng biếtlà khi quyền bính lọt vào tay những người ngu dốt thì có hại cho họ và người khác. Hằng ngày chúng ta đều thấy những người hẹp hòi có nhiều tiền quá tự làm hư hỏng cuộc đời mình ra sao. Họ hách dịch, thiển cận vàkhông quan tâm tới ý kiến người khác. Hoàng tử không như vậy, ngài kiểmsoát ngũ quan và hành động của mình. Ngài có tư cách của một ông hoàng nhưng lại tử tế, dễ mến và thành thật với tất cả mọi người.

Khi bạn có động lực trong sáng và ý hướng tốt thì quyền lực và tiền tài có vai trò của nó. Chắc chắn nó giúp cho bạn hoàn thành các mục tiêu. Ðiều quan trọng là thái độ bạn. Vishvantara là một người rất tiến bộ, vì nhìn thấy những khổ ải của luân hồi nên ngài nguyện phải được giải thoát khỏi cảnh đó. Ðồng thời ngài cũng có lòng từ bi với tấ cả chúng sanh. Ngài thực hành Lục độ (sáu phép tu để qua bờ đạt đạo), nhất là hạnh Bố thí cũng là vì có lòng từ bi vô lượng. Lòng từ bi của Bồ tát là tình thương vô điều kiện. Người nghèo đói và đau khổ lại được quan tâm hơn. Hoàng tử là người rất thông minh và dễ thương, nhưng đừng quên chính chúng ta cũng có tiềm năng để khi đủ nhân duyên thì cũng chuyển hoá thành người tốt. Khi có duyên, chớ để nó vuột mất.

Hoàng tử chính là một vị Bồ tát có hạnh nguyện lớn, dù ngài thể hiện bằng những hành động tâm linh hay thế tục, nhưng hành động nào của ngài cũng có mục tiêu là độ càng nhiều chúng sanh càng hay, giúp một cách trực tiếp hay gián tiếp. Ðộng lực của các hành động từ bi đó không hề bịvẩn đục vì chấp ngã. Do lòng từ bi, hoàng tử có thói quen cứu giúp những người nghèo khổ. Ngài có của cải và quyền lực để khi cần thì có thể dùng, ngài không bó tay vì thiếu phương tiện. Ngài rất tỉnh thức, hiểu nên bố thí cái gì và nên cho vào lúc nào. Ðiều này quan trọng vì thiếu tỉnh thức thì dù có ý tốt, bạn vẫn có thể lầm lỗi khi bố thí. Vì vậy từ bi cũng cần có trí tuệ.

Chỉ cho thôi thì đó không phải là cách thực hành hạnh bố thí một cáchhoàn hảo, phải có một số tiêu chuẩn. Bạn không được coi thường người tới xin bạn giúp đở, ngược lại bạn phải sung sướng khi gặp họ. Bạn nên nhìn họ như những vị thầy tới để cho bạn có cơ hội phát triển lòng vị tha. Bạn nên cho tài vật và thì giờ tùy theo nhu cầu của người thiếu thốn. Một số đồ không được đem tặng là ruợu, thuốc độc và vũ khí. Thực tập hạnh bố thí nghĩa là bạn phải biết cho những gì thích hợp với từng người.

Vishvantara có một động lực trong sáng và lành mạnh; ngàibố thí cho mọi người vô điều kiện, ngài không phân biệt người này ngườikhác, tặng cho bất kỳ ai thứ gì họ cần. Vậy nên ngài hấp dẫn nhiều người từ nơi xa xôi tới xin, ngài rất xúc động trước sự nghèo khổ của chúng sanh. và lòng quảng đại của ngài do đó càng ngày càng tăng tiến. Ngài thiết lập và tổ chức nhiều địa điểm để bố thí, và tự mình kiểm soátcông việc. Người tớixin đều hài lòng, không than phiền gì hết. Vishvantara càng bố thí càng vui và càng quyết tâm thì động lực của ngàicàng trong sáng hơn.

Các bạn có thể nổi hứng để tham gia vào việc bố thí khi bạn biết quántưởng về những phúc lợi của việc này. Bố thí nghĩa là bạn giúp cho người nghèo túng và làm cho họ bớt khổ. Nhìn họ vui là bạn tạo được hạnhphúc trong tâm thức mình. Hạnh phúc đó sẽ tạo ra một môi trường an bìnhchung quanh bạn và làm cho bạn cùng người xung quanh được an vui hơn, Người quảng đại được biết tới nhiều và được kính trọng tại mọi nơi trongxã hội. Tương lai, bạn sẽ được tái sanh trong cảnh giàu sang, lòng vị tha cũng làm tăng trí sáng tạo trong ta.

Vishvantara rất tin vào những phúc lợi do hạnh bố thí mang lại và muốn phát triển tánh thiện đó. Ngài tin rằng ngài có thể tặng tay, chân và toàn thể thân mình cho ai cần tới. Cảm thọ này bắt nguồn từ lòng từ bi sâu xa của ngài đối với chúng sanh. Hạnh nguyện bố thí của ngài lớn đến nỗi mặt đất bị rung chuyển, khiến cho vua Trời phải ngó xuống, thấy nguyên nhân của chấn động đó chính là ý nguyện lớn lao của Vishvantara.

Muốn thử coi hạnh nguyện của Vishvantara thanh khiết tới đâu, vua Trời giả trang thành một ông lão mù lòa. Khi tới gặp hoàng tử, ông lão nói: "Tôi từ xa tới đây để xin ngài tặng cho tôi một con mắt, vì tôi thìmù mà ngài có đủ hai mắt, trong khi chỉ cần một mắt cũng nhìn được mọi thứ". Vishvantara im lặng một lát trước lời cầu xin này. Ngài cân nhắc cẩn thận lợi hại và muốn biết coi món tặng vật này có thật sự giúp ích cho người kia không. Người mù rất kiên quyết, nhắc đi nhắc lại rằng bị mù lòa là chuyện rất khổ sở. Hoàng tử bèn quyết định sẽ giúp ông ta, coinhư ông cho ngài cơ hội để thực hành hạnh bố thí. Khi nghe ngài nói vậy, triều đình rất lo ngại, họ không hiểu ngài sẽ làm sao và họ cầu xinngài thay đổi ý định.

Họ đề nghị thay vì cho mắt, thì tặng cho ông lão nhiều tiền bạc trong kho báu của hoàng gia. Nhưng ngài muốn giữ lời hứa nên quần thần không thuyết phục được ngài. Với quyết tâm đầy từ ái, ngài cho ông lão luôn cả hai mắt. Ngay khi đó, vua Trời hiện ra nguyên hình và khen ngợi hoàng tử về hành động vô ngã của ngài. Vua nói:"Hoàng tử bố thí hoàn toàn là do ý nguyện vô ngã và vị tha, nên ngài sẽcó lại hai con mắt". Ngay khi đó, Vishvantara nhìn rõ hơn bao giờ hết. Vua Trời biến đi và hoàng tử rất vui sướng. Tín tâm vào giáo pháp của ngài càng chắc chắn và sâu xa. Triều đình không thể tin được khi thấy chuyện xảy ra như vậy, nhưng thấy mắt hoàng tử không bị hư hại gì, họ rất vui mừng.

Vishvantara tiếp tục bố thí và tiếng tăm ngài lan rộng khắp nơi. Ngàicó lần phải cho cả con voi đã đoạt nhiều giải thưởng, đó là biểu tượng quý giá của hoàng gia, tượng trưng cho uy quyền và hoàng phái. Tin này được truyền ra nhanh chóng trong triều đình và lan ra quần chúng, ai cũng chống việc làm của ngài. Họ khiếu nại lên hoàng đế, cho rằng hoàng tử mê mãi theo đường tâm linh như vậy thì không nên cho nối ngôi. Vua cha bối rối vì ngài thương quý hoàng tử, hy vọng nhiều ở ngài. Nhưng saukhi suy nghĩ chính chắn, vua đặt quyền lợi của vương quốc trên hết và lưu đày hoàng tử. Theo lệnh vua, các quan đọc chiếu chỉ của vua cho hoàng tử nghe. Ngài không tỏ vẻ buồn phiền gì, có lẽ ít buồn hơn ai hết.

Ngài nói sẽ tuân lệnh vua cha, nhưng ngài muốn ra đi một mình, để vợ và hai con ở lại kinh thành. Nhưng công chúa vợ ngài đòi tháp tùngngài. Vì vậy, gia đình hoàng tử gồm cả hai con sửa soạn rời hoàng cung,chỉ mang theo những gì vua cho phép. Khi ra đi, hoàng tử nói với triều thần phải kính trọng các tăng ni và cung ứng các nhu cầu cho họ đầy đủ. Ngài mong họ sẽ tiếp tục cứu giúp những người nghèo khổ và cơ cực. Cuối cùng ngài cho biết sẽ luôn luôn cầu nguyện cho nước, cho dân.

Hoàng tử nghĩ nếu mình ẩn cư trong một góc rừng thì dễ đuổi theo mục tiêu tâm linh hơn. Trên đường đi, gặp người xin giúp đở, hoàng tử vẫn độlượng bố thí dần dần mọi vật tùy thân. Khi tới cuối cuộc hành trình, ngài đã bố thí hầu hết mọi thứ kể cả xe và ngựa. Hoàng tử và công chúa mỗi người bế một con nhỏ, tiến vào khu rừng thưa. Trẻ còn nhỏ quá nên cuộc sống của công chúa khó khăn hơn. Hoàng tử nhìn cuộc sống mới qua góc cạnh khác: ngài cho là từ nay ngài có cơ hội để thiền định và đạt được mục tiêu giải thoát, hơn là khi còn trong hoàng cung, ngài chẳng thể thực hiện được.

Cuộc đời như vậy thật là khó khăn cho một gia đình. Họ không có lợi tức nên trẻ đói thường trực, mẹ chúng rất đau khổ. Vì hoàng tử luôn chìmđắm trong thiền định, nên bà vợ phải ra ngoài kiếm đồ ăn. Tuy vậy tiếngtăm về lòng bác ái của ngài vẫn ngày một lớn. Một đôi vợ chồng không con nghe danh ngài, họ nghĩ nếu hoàng tử tặng cho họ mấy đứa con ngài thì họ sẽ dùng chúng làm đầy tớ. Họ chờ khi công chúa đi ra ngoài kiếm thực phẩm mới tới xin con ngài. Vishvantara phải suy nghĩ, tuy rất yêu con nhưng ngài đã cam kết giữ hạnh bố thí. Hai vợ chồng kia làm áp lực khiến ngài lâm vào hoàn cảnh khó xử.

Vishvantara không muốn làm cho ai cần tới ngài phải thất vọng, nhưng ngài cũng quan tâm tới tương lai của các con. Ngài cố gắng để đi tới thỏa hiệp. Ngài nói với hai vợ chồng kia nếu họ mang con ngài tới hoàng cung thì vua cha sẽ trọng thưởng cho, và họ không được đòi xin chúng nữa. Ông bà kia cho là nếu làm thế, họ có thể không được thưởng mà còn bị tù. Thấy chuyện đó có thể xảy ra thực, hoàng tử bị kẹt cứng. Thu hết can đảm, hoàng tử yêu cầu họ chờ công chúa về để nàng được từ biệt chúng, nhưng hai người không chịu. Họ cho rằng công chúa có thể từ chối và cản trở ý nguyện bố thí của ngài, không cho họ mang trẻ về để giúp việc. Ngài miễn cưỡng phải cho họ mang trẻ đi. Công chúa trở về nhà hay chuyện thì ngất xỉu. Vishvantara cũng bị rơi vào tình trạng phiền muộn.

Khi tỉnh lại, họ an ủi nhau và Vishvantara tiếp tục quyết tâm hành hạnh bố thí cho chúng sanh. Họ tiếp tục sống biệt lập trong rừng. Vua Trời nghe nói về chuyện cho con cũng ngạc nhiên hết sức. Ông định tới thử thách tấm lòng cao cả của hoàng tử một lần nữa. Ông cải trang thành một ông hoàng tới nhà Vishvantara. Vị này tiếp đón vua trời và hỏi ông cần gì? Người lạ mặt nói nghe tiếng tăm của ngài rất nhiều, nghe ngài cho cả con cái, không bao giờ từ chối ai điều gì... Người này khen ngợi hoàng tử và cuối cùng muốn xin một thứ. Hoàng tử bảo ông ta cứ nói, ngàisẽ rán giúp cho. Người lạ mặt nói: "Tôi sống rất cô đơn, không có ai thân tình, nên xin hoàng tử cho tôi bà vợ ông để tôi bầu bạn và cuộc đờitôi có nghĩa lý".

Vishvantara rất bối rối, ngài cảm thấy mình sẽ phải thua, khi trái tim độ lượng của ngài gặp phải thử thách lớn lao này. Vợ ngài là nguồn hy vọng và là trợ lực duy nhất của ngài. Sự tồn vong của ngài đang bị đụng chạm. Nàng yêu ngài và nếu phải ra đi thì sẽ khổ đau không chịu nổi. Ngài nói không nên lời. Cùng lúc đó, ngài nhớ rằng mục tiêu của đờimình là giải thoát giúp tất cả chung sanh. Bà vợ năn nỉ đừng để bà phảixa ngài. Vishvantara biết rõ cuộc chia ly này sẽ đau đớn tới đâu. Nhưngngười kia ép ngài, nói nếu ngài từ chối thì rốt cuộc ngài làm hỏng ý nguyện bố thí cao cả của mình. Và người đó sẽ không còn lý do để sống nữa. Hoàng tử cố gắng an ủi vợ, ngài nói tới phúc lợi lâu dài của hạnh bố thí cho tất cả chúng sanh. Ngài cũng không thể từ chối và làm cho mộtchúng sanh đang đau khổ phải thất vọng. Cuối cùng ngài đành cho người đàn ông cô đơn khổ sở kia bà vợ của mình.

Sự can đảm và lòng tốt vô biên của Vishvantara không vô ích. Của cải và hạnh phúc vô biên đã chứa sẵn trong con người ngài, trong vợ con ngài. Khi người đàn ông dắt tay vợ ngài đi ra, thì họ biến mất và vua Trời xuất hiện. Vua ca tụng đức hạnh của Vishvantara, gọi ngài là vua của muôn loài, vua cho biết tấm lòng vĩ đại của hoàng tử nay cả vũ trụ đều biết tới, vua chỉ đến thử thách mà thôi. Vua Trời khuyên hoàng tử vàvợ trở lại hoàng cung, và thu xếp để ông bà lão kia mang hai con ngài tới trả. Vua cha gặp lại con cháu rất vui sướng, cả nước mở hội ăn mừng.Sau đó ít lâu, Vishvantara lên ngôi nối nghiệp cha, làm ông vua sùng đạo và vượng quốc ngài luôn có hòa bình và hạnh phúc.

Những câu chuyện như vậy không phải để nghe cho vui tai. Chúng ta cầnhọc và rút tỉa hứng khởi từ đó. Người Tây Tạng có câu: "Tiểu sử các đạisư phải được coi như bài pháp dạy cho các đệ tử".

Cuộc đời Bồ tát Vishvantara là bài học về hạnh bố thí. Ðó là hạnh mà người mới học đạo Bụt cần phải thực tập. Bố thí là một đức tính mà cả người nhận lẫn người cho đều có lợi lạc. Người cho có công đức. để có thể sống giàu sang và hạnh phúc trong tương lai. Người nhận thì đỡ túng thiếu. Tặng, cho có hai khía cạnh: một là dâng lên Bụt hạnh bố thí, hai là giúp người khốn cùng đỡ thiếu thốn. Ðiều cốt yếu là chúng ta phải bắtđầu phát triển ý nguyện bố thí, hỗ trợ bởi những tư tưởng tích cực và từ bi. Ta nên cho cái gì mình có thể cho. Nhưng điều cũng quan trọng là ta phải nguyện thực tập bố thí hoài hoài. Chuyện này sẽ làm cho ý chí tathêm mạnh và có quyết tâm hơn.

4.- VƯỢT THẮNG PHIỀN NÃO

Trong vô lượng kiếp làm người hay súc sanh, bạn đã nhiều lần gặp cảnhkhổ đau ngang trái. Bạn đã trải qua không thiếu cảnh khổ nào vì tâm bạnđầy phiền não. Thân bạn có thể đã bị mua bán, làm thịt, bị thiêu đốt hay lột da. Dù cho bạn đã trải qua, những vấn nạn đó vẫn thật sự làm chobạn đau đớn. Ðó là kết quả của những vọng tưởng tiêu cực trong tâm bạn.Những khổ đau đó không những không thể giúp gì bạn trên con đường tới xứ Bụt, mà cũng không giúp cho bạn được giàu sang hay sống thọ hơn. Dù trước đây từ vô thủy, bạn đã trải qua những khổ đau vô lượng đó rồi, từ nay đến vô chung, những khổ đau đó vẫn cứ tiếp diễn, khác nào như những cực hình tra tấn bạn.

Nhưng nếu bạn quán về Phật tánh, hướng tâm bạn về đó và có cố gắng thì dù có gặp khó khăn hay không, cuộc đời bạn cũng đã có mục đích. Theođuổi con đường tới chân như thì những khó khăn chỉ có giới hạn, vì những thứ này phải lùi bước khi bạn có tiến bộ tâm linh. Càng thực tập nhiều bạn càng có nhiều thành quả. Nhờ thái độ và tinh thần của bạn đã phần nào tinh tấn, những khó khăn cũng sẽ trở nên dễ giải quyết. Nhờ năng lượng của sự tu tập và sức mạnh tinh thần, bạn có thể chấm dứt khổ đau.

Trong vòng luân hồi, khổ đau không thể dứt, tưởng tượng bạn bị bắn vào bụng rất đau đớn. Muốn lấy viên đạn ra và hết bị đau, bạn phải được giải phẩu. Dù có thể có những hậu quả khác, nhưng chắc chắn bạn sẽ vui lòng chấp nhận cái đau của giải phẩu để loại bỏ được viên đạn trong bụngra. Ngày nay người ta thường mổ xẻ để cắt bỏ hoặc để ghép một bộ phận nào đó vào trong cơ thể. Ðôi khi bạn phải hy sinh một phần cơ thể để sống còn. Ðể tránh bị đau nhiều, ta sẵn sàng chấp nhận cái đau nhỏ hơn, dù cho các bác sĩ, thuốc men và phẩu thuật có thể làm cho ta khó chịu, ta cũng phải cộng tác với họ để thắng được các tật bệnh. Vậy thì nếu muốn vượt qua muôn ngàn khổ ải, nếu ta chịu đựng những gian khổ nhỏ thì cũng là chuyện dễ hiểu thôi.

Bụt Thích Ca giống như một vô thượng lương y, giúp cho tất cả chúng sanh đều có thể trở thành Bụt hết. Ngài chỉ dạy cho ta một con đường rấtêm ái, nếu ta chịu theo kỷ thuật đó ta sẽ chữa được vô lượng đau khổ. Bụt là một người dẫn đạo tuyệt vời. Nếu ta phải vượt qua một ngọn núi cao và khó leo, ta không thể ép một cái máy xe leo thẳng dốc lên được. Muốn lên tới đỉnh núi, ta phải theo con đường vòng vèo. Tương tự như vậy, Bụt dạy chúng ta nhiều pháp môn với trình độ khác nhau tùy người học. Những pháp môn này từ từ sẽ giúp chúng sanh đạt tới quả vị Bụt.

Tỷ dụ như hạnh bố thí, đầu tiên Bụt dạy ta bố thí thực phẩm v.v... Khi ta đã tập có thói quen bố thí, từ từ sẽ có ngày - khi trí tuệ từ bi trong ta lớn hơn lên - ta có thể bố thí dễ dàng cả thân mạng, thịt xươngcủa mình! Sẽ tới ngày bạn nhìn cơ thể bạn không khác với thực phẩm. Khiđó bạn sẽ không thấy khó khăn trong việc hiến tặng thân thể mình. Dù sao, nếu chưa luyện tâm được, thì chuyện này vô cùng khó!

Ðôi khi trong truyền hình, tôi nhìn thấy những thử nghiệm khá tàn bạotrên súc vật. Bạn có thể thấy cảnh y sĩ mổ óc của một con vật đang còn sống. Tôi phải nhắm ngay mắt lại không thể coi tiếp. Rõ ràng là tôi không có thói quen nhìn những chuyện như vậy, trong khi người quen coi rồi thì không ngại gì. Tương tự, khi nhìn mấy con gà bị nhốt trong lồng để ở phía ngoài tiệm ăn, tôi thấy rất buồn trong khi đối với người sắp làm thịt và nấu gà đó thì con vật không khác gì rau cỏ. Lúc này, ý tưởngđi vào địa ngục để cứu vớt chúng sanh có thể làm bạn kinh hoàng, nhưng khi làm quen với nó rồi thì sẽ dễ thôi.

Các Bồ tát đã xả bỏ được tâm hành tiêu cực thì không còn bị đau đớn về thể xác. Và khi tập để có trí tuệ, họ cũng không bị khổ đau về tinh thần nữa. Vì chấp ngã một cách lầm lẫn, chúng ta đã làm cho thân tâm đaukhổ. Nhờ có phước đức, chúng ta sẽ được an lành về thể chất, và nhờ có trí tuệ, chúng ta được hạnh phúc trong tinh thần. Vậy nên dù còn trong vòng luân hồi, người từ bi sẽ không bao giờ nản chí. Nhờ có tâm Bồ đề kiên cố, nhờ sự tỉnh thức, các Bồ tát sẽ loại bỏ được những cảm thọ tiêucực của quá khứ và thu góp được cả đại dương phúc lợi. Do đó, họ được coi như những vị đứng trên những người chỉ tu tập để giải thoát cho mình. Vậy thời bạn nên can trường cỡi con ngựa tâm tỉnh thức đi từ cõi an lạc này tới vùng hòa bình kia. Khi thực sự tỉnh thức, bạn làm sao cònnản chí đượcc nữa.

Muốn đáp ứng được các ước vọng của chúng sanh, bạn phải tích lũy đượcnhững năng lượng vững chãi, an vui và biết lúc nào nên dừng lại. Phải có hứng khởi tu tập và kiên trì, nghĩa là không bỏ ngang sự thực tập, bạn sẽ được an lạc nếu tìm được niềm vui khi tu tập. Dừng lại sau khi thành công chứ không dừng khi chưa làm được chi cả, Nếu bạn tự ép mình tu học khi tâm bạn chưa muốn thì bạn sẽ đi tới chỗ ghét cả nơi bạn ngồi thiền. Vậy nên buổi ban đầu bạn phải khéo léo, lúc mới tập, mỗi đầu giờ thiền, bạn nên tươi tỉnh và vui hưởng giây phút đó. Vậy nên nghỉ ngơi trước đó thì tốt hơn. Ðừng nên ép bạn tới kiệt sức, nên nghỉ xả hơi để khỏi bị như vậy.

Tội lỗi của chúng ta và chúng sanh thì vô lượng. Chúng ta phải phá hủy chúng đi. Tội lỗi đây có nghĩa là những cảm thọ phiền não ngăn cản sự giải thoát và đạt đạo. Muốn xả bỏ một lỗi lầm trong vô lượng tội, chúng ta phải cần khá nhiều năng lực. Nhưng chúng ta chưa hề bắt đầu xả bỏ được một phần tội lỗi. Trầm luân trong cõiluân hồi thật là khổ, chúngta cũng như chúng sanh phải đạt được vô số nhân lành mới thành Bụt được, muốn có một nghiệp lành đã phải tốn bao công sức!

Chúng tachưa hề làm quen với một phần các đức tính đó, chúng ta phí phạm cuộc đời một cách lạ lùng. Không kính ngưỡng Bụt, không góp công vào việc hoằng pháp, không bố thí cho kẻ khó, không tặng đức vô úy cho kẻ sợ hãi,không tặng an lạc cho kẻ đau buồn... Khi còn trong bụng mẹ, chúng ta làm cho bà đau đớn, khi ra đời, ta bắt đầu là nhân duyên gây đau khổ. Ðời ta không có mục tiêu vì ta không muốn theo con đường thực tập tâm linh. Nếu bạn là người thông minh thì sao lại bỏ qua ước vọng này?

5.- TỰ TIN VÀ TINH TẤN

Bạn phải phát triển lòng tự tin và thực tập thiền quán, trước khi thực tập theo con đường tâm linh, bạn phải nghiên cứu và quyết định coi có nên tu tập hay không? Nếu bạn thấy mình không thể thì đừng nên bắt đầu. Khi đã bắt đầu rồi thì đừng bỏ cuộc. Nếu không bạn sẽ có những thóiquen bỏ dở. Không những trong đời này thói quen đó còn làm hại bạn trong các đời sau, khiến cho những khổ đau chồng chất thêm lên. Vậy sau khi xem xét kỹ coi bạn có thể thực hiện được hay không rồi hãy khởi sự. Và khi đã quyết tâm thì phải đi tới đích.

Vì phiền não, những chúng sanh không thể làm tròn những mục tiêu của họ. Họ vô tình đi vào con đường tự đầy ải mình. Muốn có chút tiền bạc, nhiều người phải làm việc ngày đêm hoặc phải hành xử dữ dằn, lừa lọc. Họbị vướng vào những sinh hoạt thấp kém mà hình như họ chấp nhận chúng một cách vui vẻ. Chúng ta đã có hạnh nguyện độ các chúng sanh, làm sao ta ngồi yên nhìn họ cho được? Chúng ta cần có thái độ tự tin, nhưng không nên hành động với sự kiêu hãnh hay can đảm mà bi quan. Vừa kiêu ngạo vừa bi quan là một tư tưởng bất an cần loại bỏ. Nếu chúng ta để rơivào sự chán nản, thiếu tự tin thì những cảm thọ phiền não sẽ xâm chiếm tâm ta dễ dàng.

Chúng ta phải giữ lòng tự tin khi nghĩ ta là con cháu hay đệ tử của Bụt, một lãnh tụ vĩ đại. Tự tin nhưng không kiêu hãnh, lòng tự tin khôngcó gì đáng trách vì nó giúp ta làm được những gì ta muốn làm. Nếu chúngta tự tin và coi phiền não như kẻ thù, thì ta có thể vượt thắng được tánh kiêu hãnh. Ta không nên mắc cỡ về sự tự tin đó. Ai đã thắng được lòng kiêu hãnh và giữ được tự tin có thể được coi là người can trường vàthắng lợi. Họ có thể đạt tới quả vị Bụt và độ chúng sanh. Khi chúng ta có được tín tâm đó, dù có bị cảm thọ phiền não quấy rầy, chúng cũng chỉ như bầy hồ trước sư tử, không làm hại ta được. Giống như loài người bảo vệ con mắt của họ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta phải thắng được phiền não dù khó tới đâu. Thà là bị đốt cháy, bị giết hay chặt đầu còn hơn là bị thua phiền não.

6.- NUÔI DƯỠNG NIỀM VUI

Bạn phải nên nuôi dưỡng những niềm vui, những người theo hạnh Bồ tát thực tập một cách vui vẻ, sung sướng, như trẻ con được tham dự trò chơi vậy. Bạn phải đi theo con đường Bồ tát mà không tự mãn. Người đời thườngtham dự vào nhiều sinh hoạt để có được chút hạnh phúc hữu lậu dù họ không biết rõ họ có thể hoàn thành được nguyện vọng hay không. Họ có nămmươi phần trăm hy vọng nhưng họ vẫn làm việc rất cần cù. Nhưng khi theochân Bồ tát, chắc chắc một trăm phần trăm, bạn sẽ tìm được niềm an lạc vĩnh cửu. Sống theo con đường Bồ tát rất vui và lợi ích cho bạn và cho mọi loài.

Không có hạnh phúc lâu dài với các thú vui sắc dục và ham muốn tài vật. Những thứ đó giống như mật ngọt bôi trên lưỡi dao sắc bén. Khi bạn liếm mật đó, bạn có thể thấy vị ngọt của nó nhưng đồng thời bị đứt lưỡi.Nhưng khi bạn hướng về con đường giải thoát, công việc bạn làm sẽ mang cho bạn phúc lợi và an lạc. Khi không tự mãn, công việc đó sẽ giúp bạn giải thoát. Làm như thế, sự cố gắng nơi bạn có thể đạt được kết quả. Vậychúng ta nên vui vẻ bắt đầu sống theo con đường của Bồ tát, giống như con voi bị cháy nắng nhảy vào hồ nước mát một cách sung sướng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]