Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bản Chất Của Tâm

28/12/201017:28(Xem: 8835)
Bản Chất Của Tâm

 

Đức Đạt Lai LạtMa thứ 14 & Mike Austin
VẦNG SÁNG TỪ PHƯƠNG ĐÔNG

Thích Nhuận Châu dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhà xuất bản Lao Động

BẢNCHẤT CỦA TÂM


MIKE AUSTIN: Trong cùng một lúc mà chúng ta đã đề cập nhiều vấn đề, tôi chắc làngài rất mệt khi trời đã về chiều. Phải vậy không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi thấy mình rất khoẻ.


MIKE AUSTIN: Ngài vẫn khỏe? Thật đáng quý. Xin ngài có thể trình bày chi tiếtkinh nghiệm của riêng ngài để mọi người có thể nhận ra những vấn đề trừu tượngnày. Chẳng hạn, ngài đã dành nhiều thời gian trong đời mình để tham thiền và tutập các công hạnh. Kinh nghiệm cá nhân của ngài về bản chất của tâm là gì?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Thể tính, hay bản chất của tâm chính là khả năng chiếu tri.Thông qua sự nắm bắt hình ảnh của đối tượng, nó phát huy sự ghi nhận và biếtđược vật thể. Tâm thức nhận biết vật thể nhờ tạo ra trong nó hình ảnh này, nhưmột sự phản chiếu. Đối với các trường phái Phật giáo khác nhau, có sự bất đồngvề việc đối tượng có tồn tại bên ngoài tâm hay không. Nói cách khác, đối tượngcó hiện hữu như là một thực thể khác biệt đối với tâm thức nhận biết chúng haykhông.


MIKE AUSTIN: Thế chúng có hiện hữu như vậy chăng?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Một số người cho là có, và một số khác cho rằng không.


MIKE AUSTIN: Hãy trở lại với vấn đề đầu tiên. Một mặt, thực thể có tính chiếutri này được gọi là tâm, vốn không có chỗ khởi đầu; và mặt khác, chúng ta cócác vật thể. Điều gì là sự liên hệ có tính phổ quát, mang tính vũ trụ giữa tâmvà vật thể?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có một lớp hư không mang hai tính chất sáng và tối. Hư khôngnày như là một khoảng đang hiện ra trước mắt bạn. Có một lớp hư không khác vốnchỉ là hoàn toàn tĩnh tại, không có ngăn ngại nào khi tiếp xúc. Dạng hư khôngthứ hai là thường hằng, và do vậy nên không thay đổi (bất biến). Tuy nhiên, còncó yếu tố nhân duyên cho dạng hư không thứ nhất. Do vậy bạn phải thừa nhận tínhtương tục của nó như là không có sự khởi đầu, vì nó phải sinh khởi từ sự hội đủcác duyên hoặc từ các nguyên nhân tương tự. Dạng hư không mà tôi đã đề cập ởtrước - được xem như là nền tảng của phong đại - và dạng hư không này, vốn làvô thường nhưng sự tương tục của nó không có điểm khởi đầu, có lẽ là như nhau.Tôi không thể giải thích điều này một cách toàn triệt. Tôi nghĩ là không thểhoặc rất khó để nói rằng tâm thức sinh khởi từ vật thể hoặc vật thể sinh khởitừ tâm thức.


MIKE AUSTIN: Tại sao vậy?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tùy thuộc vào việc tâm có được đào luyện hay không được đàoluyện mà các hành vi tạo tác được thực hiện, dẫn đến những kết quả trong thếgiới vật chất. Mặc dù vậy, khi nói về sự tương tục - tính tương tục trọn vẹncủa những vật thể đó - thật khó có thể nói rằng chúng được phát sinh từ tâmthức. Cũng vậy, nếu thức được sinh ra từ vật thể, thì vào những lúc không có vậtthể - chẳng hạn như trong thời kỳ kiếp không theo sau thời kỳ kiếp hoại của thếgiới hệ - hẳn sẽ không có chúng sinh. Điều này không hợp lý.


MIKE AUSTIN: Tôi sẽ thử tìm một cách liên hệ cách hiểu của phương Tây với cáchgiải thích này. Cách đây 26 năm, các nhà khoa học đã xác nhận rằng một hóachất, DNA, đã tạo ra tất cả mọi sự sống trên hành tinh này. Bằng cách tái hợpbốn hóa chất căn bản trong vô số độ dài và khác biệt, DNA tạo ra các sinh thể.Điều này có gợi lên cho ngài điều gì chăng? Và nếu có, ngài thấy trong đó có gìlà quan trọng?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Bạn đang đề cập đến những phân tử cực vi, đúng không? Nhữngphân tử này rất nhỏ, rất vi tế, không thể nhìn trực tiếp qua mắt thường được.Đúng vậy không? Nhưng ngày nay, nhờ vào phương tiện kỹ thuật người ta có thểkhám phá ra những phân tử cực nhỏ này, và chúng được nhận biết như là vật chất.Tuy chúng cực kỳ nhỏ bé, tan rã trong từng sát-na, nhưng chúng vẫn có thể đượctìm ra.


MIKE AUSTIN: Nhưng chính DNA - sự sống - cái gì là sự sống trong chất hóa họcnày? Nó có phải là sự nhận thức, có phải đó là ý nghĩa của sự sống, sự nhậnthức?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Rất có thể DNA không phải là sự nhận thức. Không nhất thiết làmọi vật có sự chuyển động đều có nhận thức. Cây cối có hình dáng và sự layđộng, các phân tử trong khối đá cũng có sự chuyển động.


MIKE AUSTIN: Nhưng chính trong DNA rất rõ ràng là có một sự tổ chức thông minhnào đó để tái hợp các gen này - những mã số hóa học. Phải có một kiểu tâm thứcnào đó hoạt động trong DNA.


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu DNA là cần thiết cho sự nhận thức, thì sự nhận thức của trẻcon lẽ ra phải phát xuất từ cha mẹ chúng, và điều đó không thể là sự thật. Nênlập luận như vậy không đúng.


MIKE AUSTIN: Được rồi, chúng ta sẽ không nói đến từng cá nhân riêng rẽ nữa màxét ở những chiều hướng lớn hơn. Ví như có một hành tinh không có sự sống, vàtrên đó xuất hiện DNA, rồi chất này bắt đầu tạo ra sự sống dưới nhiều dạng khácnhau. Sự sống tiếp tục phát triển và thay đổi qua nhiều triệu năm. Trí thôngminh nào sắp đặt quy trình tiến hóa này? Cái gì vận hành ở đây? Có phải là cộngnghiệp không?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Ồ! Đúng vậy.


MIKE AUSTIN: Ngài có thể nói rõ hơn về điều này được không?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]