Chương Chín
Trí Tuệ
( Suốt chương này, những câu " trong ngoặc kép ” là luận điệu những học thuyết trong và ngoài Phật giáo phản bác hoặc chất vấn Trung quán . Tiếp theo là trả lời của luận chủ theo lập trường Trung quán . Xem phần dịch văn xuôi để rõ chi tiết ) .
1.
Bao
điều Phật dạy kể trên .
Cốt
làm trí tuệ phát sinh nơi lòng .
Muốn
ra khỏi biển trầm luân ,
Cần
sinh tuệ giác Tính không sáng ngời .
2.
Lẽ
phải đời gọi là tục đế ,
Thắng
nghĩa là chân lý siêu phàm .
Không
do phân biệt nơi tâm ,
Còn
phân biệt vẫn trong vòng trầm luân .
3.
Thế
gian những kẻ ngu phàm ,
Có
quan điểm khác với hàng thiền gia .
Những
gì tục đế nói ra ,
Bị
hành giả phái Du già bác ngay .
4a.
Thiền
gia cũng khác nhau tuệ lực ,
Càng
lên cao thấy bực dưới sai .
Như
màn ảo thuật hiển bày
Thế
tình như huyễn với người tu tâm .
4b.
Nếu
ai hỏi vị ấy rằng ,
“
Đã như huyễn hóa thì cần tu chi ” .
Muốn
thành Phật quả chân như ,
Nên
dùng huyễn pháp đi tu ấy mà .
5.
Việc
gì cũng xem là có thật ,
Người
thế gian phân biệt linh tinh .
Thiền
gia xem tợ huyễn hình ,
Đây
là đầu mối luận tranh hai nhà .
6.
Cảnh
gì hiện trước mắt ta ,
Làm
nên tục đế, gọi là giả danh .
Chỉ
do điên đảo mà thành ,
Như
dơ bảo sạch không nên tin vào .
7a.
Muốn
dẫn đạo cho người thế tục ,
Phật
dạy rằng các pháp vô thường .
Thật
thì các pháp vốn không ,
Có
đâu để diệt trong từng sát na .
7b.
Vậy
nên hiểu vô thường tục đế ,
Không
phải là thắng nghĩa sâu xa .
“
Nói tồn tại chỉ sát na ,
Phải
chăng cũng trái tục gia lối nhìn ” .
8a.
Không
lầm cái thấy nhà thiền ,
Cho
rằng các pháp chỉ bền sát na .
Chấp
thường thế tục vốn ưa ,
Lối
nhìn thiền giả tạm là thật chân .
8b.
Cũng
như cái thấy thân bất tịnh ,
Với
người đời nhất định trái tai .
Nhưng
mà nó vẫn không sai ,
Vậy
nên chưa chắc ngược đời phi chân .
9a.
“
Nếu vạn pháp đã là không thực ,
Thì
cúng dường công đức nào sinh ” .
Phật
như huyễn đức huyễn sanh ,
Cũng
như Phật thật đức thành thật chân .
9b.
“
Nếu là như huyễn chúng sinh ,
Vậy
sau khi chết tái sanh thế nào ” .
10a.
Huyễn
duyên còn tụ bao lâu ,
Huyễn
hình vẫn cứ thi nhau diễn tuồng .
10b.
Như
ảo thuật hữu tình không khác ,
Đều
khởi lên do các duyên sinh .
Đâu
vì yếu tố thời gian ,
Lâu
dài tương đối mà thành thật chân ? .
11.
Khi
người huyễn sát sinh, bố thí ,
Vì
vô tâm chẳng tội phước chi .
Chúng
sinh với huyễn tâm kia ,
Sanh
như huyễn tội như là huyễn công .
12.
Chú
thuật không thể sinh tâm huyễn ,
Tâm
không từ huyễn thuật sinh ra .
Nhân
duyên đủ thứ hợp hòa ,
Phát
sinh các dạng vật và chúng sinh .
13.
Không
bao giờ có một nhân ,
Sinh
ra tất cả mọi thành quả kia .
“
Nếu cho vạn pháp chân như ,
Chỉ
trên tục đế bày ra luân hồi ” .
14.
“
Phật còn có thể luân hồi ,
Thì
Bồ tát hạnh còn ai tu hành ” .
Huyễn
duyên nếu vẫn vận hành ,
Huyễn
hình không diệt hữu tình theo đây .
15.
Phật
đã chấm dứt duyên sinh tử ,
Nên
dù trên tục đế không sinh .
“
Nếu cho vọng thức không thành ,
Lấy
gì duyên với cảnh tình huyễn hư ” .
16.
Theo
ông ngoại cảnh huyễn hư ,
Thì
đâu còn có cảnh gì để duyên .
“
Cảnh kia do thức mà nên ,
Thức
này ngó lại cảnh mình biến ra ” .
17.
Nếu
huyễn cảnh chính là tâm thức ,
Thì
lấy gì thấy được cái chi .
Phật
Như lai đấng chở che ,
Dạy
rằng tâm chẳng bao giờ thấy tâm .
18.
Như
gươm không tự cắt mình ,
Tâm
không thể tự thấy mình được đâu .
“
Ví như ánh sáng đèn dầu ,
Tự
mình chiếu sáng, tâm nào khác chi ” .
19a.
Ánh
sáng chẳng phải đâu tự chiếu ,
Và
tối không thể hiểu tự che .
(
Vì khi đèn chiếu vật kia ,
Nó
không từng bị bóng gì che lên ) .
19b.
“
Trả lời : Ví dụ gương xanh ,
Khi
gương chiếu một vật xanh hiện hình ,
Nhưng
còn ánh ngọc màu xanh ,
Thì
không nương những bóng hình nọ kia ” .
20a.
“
Cũng tương tự có hai loại thức ,
Có
và không nương các vật ngoài ” .
Bác
rằng : Ví dụ ấy sai ,
Xanh
lưu ly ví tâm soi chiếu mình .
20b.
Vì
lưu ly tự tính xanh ,
Không
do duyên khác để thành màu kia .
21a.
Chính
vì có thức liễu tri ,
Nên
hay biết được đèn thì chiếu soi .
21b.
Nhưng
cái thức tự soi chính nó ,
Thì
do đâu sáng tỏ điều này .
Vì
theo trong thắng nghĩa đây ,
Tự
- tha thức chẳng mảy may thực nào .
22.
Không
tâm nào để ngắm tâm ,
Nên
dù tự chiếu hay không bất thành .
Khác
nào nói gái vô sinh ,
Có
con đẹp xấu đâu thành nghĩa chi .
23.
“
Nếu không có tự chứng phần ,
Làm
sao nhớ được những tâm qua rồi ” .
Do
tương quan với cảnh ngoài ,
Mà
tâm nhớ lại lần hồi xưa sau .
23b.
Như
con gấu nhức đau mình mẩy ,
Khi
giật mình tỉnh dậy đầu xuân .
Suy
ra biết chuột cắn nhầm ,
Trong
khi an giấc suốt trong đông dài .
24.
“
Như người biết được tha tâm ,
Cho
nên cũng biết tự tâm của mình ” .
Có
người mắt được bùa linh ,
Cái
gì cũng thấy mắt mình thì không .
25.
“
Nếu tự tha thức không lập được ,
Thì
kiến văn tri giác đều không ” . .
Những
gì thấy biết nghe trông ,
Không
nên chấp thực nguyên nhân khổ sầu .
26.
“
Huyễn duyên không ở ngoài tâm ,
Cũng
không là một với dòng tâm kia ” .
Làm
sao có một pháp chi ,
Không
ngoài tâm cũng lại vừa phi tâm .
27.
Theo
Duy thức cảnh ngoài phi thực ,
Trung
quán cho tâm thức huyễn hư .
“
Luân hồi nương thật tâm tư,
Nếu
không tất cả đồng là hư vô ” .
28.
Nếu
sinh tử phải nương thật pháp ,
Thì
làm sao có tác dụng chi .
Tâm
thành đơn độc không hai ,
Vì
không có những pháp ngoài trợ duyên .
29.
Nếu
tâm lìa cảnh tự tồn ,
Chúng
sinh tất cả cũng đồng Như lai. .
Vậy
thì Duy thức tông kia ,
Cuối
cùng đâu có ích chi lập thành .
30.
“
Dù biết vạn pháp là như huyễn ,
Dứt
làm sao tham luyến si sân .
Như
phù thủy tạo mỹ nhân ,
Rồi
sinh say đắm cô nàng thì sao ” .
31.
Huyễn
sư đối những gì thấy biết ,
Chưa
bao giờ tận diệt tham sân .
Đã
quen nhận giả làm chân ,
Nên
khi thấy huyễn mỹ nhân phát thèm .
32.
Nhờ
quen tu tập Tánh không ,
Không
xem các pháp thật chân chút nào .
Bản
thân Không tánh có đâu ,
Cuối
cùng đoạn nốt cả bầu chấp không .
33.
Không
thấy có pháp nào chắc thực ,
Thực
hữu không còn được đặt ra .
Thì
Không chẳng bận tâm ta ,
Như
con thạch nữ đâu mà chết đi .
34.
Khi
không - có hết khởi lên ,
Trong
tâm vắng lặng một miền bao la .
Không
còn duyên pháp gần, xa ,
Chứng
nên cảnh giới rất là tịch nhiên .
35.
Như
ngọc ma ni và cây ước ,
Dù
vô tâm thỏa được ước mong .
Sắc
thân Phật hiện nhân gian ,
Do
bồ tát nguyện cùng tâm hữu tình .
36.
Như
Kim sí điểu tháp linh ,
Vẫn
còn năng lực chữa lành vết thương .
Nhờ
linh chú bà la môn ,
Gia
trì lên đấy thuở còn xa xưa .
37.
Cũng
như thế do Bồ tát hạnh ,
Vô
lượng thời tạo pháp thân thiêng .
Nên
dù Phật đã tịch viên ,
Vẫn
còn lợi lạc vô biên hữu tình .
38.
“
Cúng dường tháp Phật vô tình .
Thì
sao có được chút thành quả chi ” .
Phật
dù nhập diệt hay chưa ,
Cúng
dường công đức chẳng hề khác nhau .
39.
Trên
tục đế hay theo thắng nghĩa ,
Quả
cúng dường một thể như như .
Phật
phi thực quả huyễn hư ,
Cúng
dường Phật thật quả thì thật chân .
40.
“
Cần chi phải thấy Tính không ,
Chỉ
cần kiến đế thoát vòng trầm luân ” .
Trong
kinh Bát nhã dạy rằng ,
Bồ
đề muốn chứng phải cần tuệ Không .
41.
Nếu
đại thừa không do Phật thuyết ,
Tiểu
thừa kinh sao biết chính tông .
“
Hai ta xác nhận một lòng ” .
Khi
ông chưa nhận chắc không đúng nào .
42.
“
Lại còn hệ phái truyền trao ” ,
Đại
thừa cũng vậy khác nào các ông .
Hai
nhà xác nhận thành chân ,
Vệ
đà ngoại điển cũng cần tin sao .
43.
“
Đại thừa kinh bị nhiều tranh cãi ” ,
Kinh
tiểu thừa chẳng phải an thân .
Bị
bài bác bởi ngoài trong ,
Sao
không nhân đấy bác luôn tiểu thừa .
44.
Nếu
kinh nào nhập Ba tàng ,
Các
ông thừa nhận lời vàng Thế tôn .
Đại
thừa tuyên thuyết chính tông ,
Cũng
gồm giới định tuệ đồng như nhau .
45.
Nếu
vì không hiểu sâu Bát nhã ,
Phủ
nhận luôn tất cả đại thừa .
Hãy
vì kinh giống tiểu thừa ,
Cũng
nên xem tất đồng là Phật ngôn .
46.
“
Nếu là kinh Phật chính tông ,
Đại
A la hán sao không tỏ tường ” .
Kinh
này nghĩa lý cao thâm ,
Đâu
vì nan giải gạt phăng đại thừa .
47.
Nói
“ Giáo lý dành cho la hán ” ,
Nhưng
khó thành nếu chẳng chứng Không .
Khi
còn duyên pháp trong tâm ,
Khó
mà an trú niết bàn tịnh thanh .
48.
“
Mặc dù chẳng hiểu Tính không ,
Quán
vô thường đủ thoát vòng trần ai ” .
Công
năng nghiệp cũ còn hoài ,
Nên
la hán vẫn chưa ngoài khổ đau .
49.
“
A la hán không còn ái thủ ,
Quyết
định không còn thọ thân sau ” .
Vô
minh dù bất nhiễm ô ,
Vẫn
còn tái diễn lắm trò khổ đau .
50.
Do
duyên cảm thọ ái sanh ,
Vị
kia chỉ đoạn hiện hành ái thôi .
Tâm
còn chấp thật vài nơi ,
Thọ
nằm trong đó luân hồi khó ra .
51.
Nếu
tâm thức lìa xa Không quán ,
Phiền
não dù tạm lắng lại sanh ,
(
Như khi xuất định vô tâm ) ,
Vậy
mong dứt khổ tuệ Không phải tìm .
52.
Khi
thiền quán về chân không ,
Hết
tham vui sợ khổ trong luân hồi .
Từ
bi trải khắp muôn nơi ,
Ở
trong sinh tử độ người đang mê .
53.
Chớ
nên vì không thông nghĩa lý ,
Mà
vội vàng bác bẻ Tính không .
Hãy
nên như lý tu Không ,
Dứt
trừ nghi hoặc thoát vòng trầm luân .
54.
Tính
không phá được tối tăm ,
Do
phiền não với mê lầm gây nên .
Muốn
mau thành bậc đại hiền ,
Sao
không dứt khoát tu liền Tính không .
55.
“
Quán tính Không làm tôi sợ hãi ” ,
Chấp
thật chân mới phải đáng kinh .
Vì
do chấp có khổ sinh ,
Thấy
Không lắng dịu vô minh não phiền .
56.
Nếu
còn có chút nào thật ngã ,
Tất
nhiên còn sợ hãi nọ kia .
Nhưng
vì thật chẳng có ta ,
Thì
ai ở đấy để mà sợ run .
57.
Răng
tóc móng đều không phải ngã ,
Ngã
cũng không là máu huyết, xương .
Không
là nước mũi, bọt, đàm ,
Không
là thịt nước mật vàng mật xanh .
58.
Ngã
không là phổi hay gan ,
Mồ
hôi hay mỡ lại càng không ta .
Không
là nội tạng trong da ,
Không
là phân tiểu thối tha khó nhìn .
59.
Thịt
da cũng chẳng phải mình ,
Ấm
nồng khí lực thật tình không ta .
Trong
thân lỗ hổng hà sa ,
Thức
tâm sáu loại đều là huyễn hư .
60.
Nếu
thức về âm thanh thường tại ,
Thì
lúc nào cũng phải có nghe .
Nhưng
khi không đối tượng nghe ,
Làm
sao gọi được đấy là thức thanh .
61.
Nếu
không thức tâm mà cũng biết ,
Khúc
cây hay phân biệt giác tri .
Nên
không đối tượng sở tri ,
Quyết
là không có năng tri được nào .
62.
Nếu
bảo khi không thanh, biết sắc .
Sao
lại không nghe được âm thanh .
“
Vì thanh lúc ấy chẳng gần ” ,
Thế
thì nhĩ thức cũng bằng hư vô .
63.
Cái
tâm biết được âm thanh ,
Chuyển
ra biết sắc sao thành thường chân .
“
Như người làm cả cha, con ” ,
Vậy
là đối đãi chỉ còn giả danh .
64.
Như
Số luận chủ trương Ba đức ,
Cái
làm nên thực chất trường tồn .
Làm
sao cha lại là con ,
Đã
thường biết sắc chuyển thành biết thanh .
65.
Nếu
cho ví dụ đóng tuồng ,
Thì
tâm thức ấy vô thường không chân .
“
Thức tuy khác dạng thể đồng ” ,
Đây
điều Số luận chưa tầng nói ra .
66.
“
Nếu đa dạng trở thành phi thực ,
Các
dạng kia thực chất là chi .
Phải
là cái ý thức kia ” ,
Chúng
sinh như thế đồng thì một tâm .
67.
Ngã
có tâm cùng thần bất động ,
Cũng
thành ra một giống trường tồn. .
Những
tâm nghe thấy . . . đều lầm ,
Làm
sao cái giả cọng đồng thực chân .
68.
Cái
vô tri chỉ như bình nước ,
Thì
có đâu thành được ngã thường .
Thức
tâm chờ vật mới thành ,
Thì
vô tri đã tan tành còn đâu .
69.
Nếu
cái ngã thường hằng bất biến ,
Dính
gì tâm chuyển biến li ti .
Ngã
là bất biến vô tri ,
Hư
không với ngã có gì khác nhau .
70.
“
Nếu không có thật ngã nào ,
Luật
nhân quả ấy làm sao vận hành .
Con
người tạo nghiệp qua nhanh ,
Còn
ai chịu quả do mình đã gây ” .
71.
Con
người tạo nghiệp đời nay ,
Với
người thọ quả tương lai bất đồng .
Tôi
cùng công nhận như ông ,
Thì
còn chi nữa mà hòng cãi tranh .
71b-72a .
“
Nhưng với nhân quả trong hiện thế ,
Cùng
một căn thân ấy thì sao ” .
Trong
nhân chẳng thấy quả nào ,
Cha
con cùng lúc không sao sinh thành .
72b.
“
Thế lời Phật dạy trong kinh ,
Ai
làm nấy chịu ông đành bỏ qua .
Muốn
ngăn chận kẻ ác tà ,
Đừng
quên nhân quả Phật đà dạy răn ” .
73.
Kỳ
thực xét trên phần chân đế ,
Tâm
vị lai quá khứ đều không .
Thì
đâu có ngã hằng tồn ,
Tâm
trong hiện tại diệt vong còn gì .
74.
Hãy
nhìn cây chuối thân kia ,
Lột
ra từng bẹ còn gì nữa đâu .
Nếu
đem quán tuệ tầm cầu ,
Không
sao thấy được ngã nào thật chân .
75.
“
Nếu hữu tình thật không hiện hữu ,
Khởi
bi tâm để cứu kẻ nào ” .
Do
mê si khéo bày trò ,
Giả
vờ độ chúng chứng mau bồ đề .
76.
“
Không người, ai chứng quả đây ” ,
Do
tâm si ám đặt bày thế thôi .
Muốn
trừ thống khổ mang vui ,
Bày
ra huyễn quả huyễn người tu chân .
77.
Chỉ
nên bỏ mê lầm về ngã ,
Làm
tăng thêm tất cả khổ nhân .
Cách
trừ ngã chấp tuyệt luân ,
Là
vô ngã quán triệt dần khổ đau .
78a.
Trước
hãy xét cho sâu thân thể ,
Xem
cái gì đáng kể là thân .
Dưới
từ hai gót bàn chân ,
Đùi
và vế chẳng phải thân chút gì .
78b - 79
Bụng
lưng cùng ngực với vai ,
Xương
sườn, tay, nách, cổ, đầu, ruột gan .
Bao
nhiêu phủ tạng bên trong ,
Phần
nào tên ấy thân đồng hư vô .
80.
Nếu
thân ở khắp mỗi phần ,
Thì
toàn thân ở mỗi phần hay sao .
Còn
thân thể thật ở đâu ,
Cái
thân riêng chẳng phần nào tương can .
81.
Nếu
toàn thể ở mỗi phần ,
Bao
nhiêu bộ phận, phải ngần ấy thân..
Thành
ra vô số thể thân ,
Điều
này phi lý chẳng cần đắn đo .
82.
Cái
thân không ở ngoài trong ,
Của
từng mỗi một thân phần nọ kia .
Mỗi
phần thân thể thật gì ,
Làm
sao có một thân ly các phần .
83.
Vậy
nên biết cái thân không thật ,
Vì
mê mờ các vật trong thân .
Tạo
nên tâm chấp thể thân ,
Như
lầm đống gạch xếp thành dáng ai .
84.
Đá
kia vẫn bị trông lầm ,
Khi
bao điều kiện gây lầm chưa tan .
Khi
còn tụ hội nhân duyên ,
Vẫn
còn tay mặt giả danh thân người .
85.
Như
thân thể đã không thật có ,
Tay
chân kia nào có thật chi .
Khi
càng phân tích chẻ chia ,
Chỉ
là ngón đốt li ti nhiều phần .
86.
Chẻ
chia đến mức tột cùng ,
Chỉ
là những hạt không phần không phương .
Còn
đâu tông tích cái thân ,
Dù
trông như thật hư không khác gì .
87.
Ai
phân tích kỹ thân này ,
Lại
còn tham luyến hình hài huyễn hư .
Thân
dường như thể mộng mơ ,
Làm
sao phân biệt trẻ già gái trai .
88.
Kế
đến xét khổ này nếu thật ,
Không
bao giờ khổ tận cam lai .
Lạc
không thực có mảy may ,
Vì
khi đang khổ chẳng ai thích gì .
89.
Nếu
cho vì khổ đau cường liệt ,
Nên
chẳng còn cảm giác lạc kia .
Nhưng
chưa trải nghiệm cái gì ,
Sao
thành lạc thọ được vì vô can .
90.
“
Trong đại lạc khổ phần vi tế ,
Khổ
nhỏ này cũng kể loại vui ” .
Cần
chi phân tích lôi thôi ,
Có
đâu cảm thọ đồng thời cả hai .
91.
Nói
“ Không khổ thọ hiện bày ,
Nơi
tâm của một con người đang vui ” .
Đây
là chấp trước lầm sai ,
Cái
chưa hiển hiện sao bày đặt tên .
92.
Vậy
phải nên tu liền quán tuệ ,
Thấy
Tính không đối trị sai lầm .
Không
gì hiện hữu thật chân ,
Đây
là mảnh đất dưỡng sanh nhà thiền .
93.
Nếu
có giữa căn trần khoảng cách ,
Thì
làm sao có xúc sinh ra .
Nếu
căn trần cũng một nhà ,
Cả
hai là một ai mà gặp ai .
94.
Hạt
căn và hạt thuộc trần ,
Bằng
nhau nên chẳng thể nằm trong nhau .
Không
vào nhau chẳng gặp nhau ,
Đã
không gặp gỡ còn đâu xúc gì .
95.
Nếu
cho chúng gặp nhau một phía ,
Tức
thành ra hạt có nhiều phương .
Thì
còn đâu hạt vi trần ,
Vốn
là nhỏ nhất không phân được nào .
96.
Với
thức vô sắc kia cũng vậy ,
Có
xúc trần vô lý lắm thay .
Nếu
căn trần thức sum vầy ,
Phát
sinh nhận biết thể nầy không chân .
97.
Như
trên xúc ấy làm nhân ,
Đã
là không thực, thọ chân thật gì .
Nhọc
công cầu lạc mà chi ,
Khổ
nào tổn hại ai kia được nào .
98.
Tìm
tông tích không người cảm thọ ,
Lại
không luôn cảm thọ khổ, vui .
Khi
đà thấy được đến nơi ,
Quả
kia là ái diệt ngay tức thì .
99.
Những
gì ta thấy hoặc sờ ,
Đều
không có thực, mộng mơ huyễn hình .
Tâm
sinh cảm thọ liền sinh ,
Nên
tâm thọ chẳng tách riêng được nào .
100.
Có
thể nhớ thọ gì về trước ,
Hoặc
cầu mong cảm giác về sau .
Bản
thân kinh nghiệm có đâu ,
Một
đầu đã quá một đầu chưa sinh .
101.
Người
cảm thọ đã không có thật ,
Nên
thọ này cũng chẳng thật đâu .
Cớ
sao huyễn hóa mặc dầu ,
Làm
cho điêu đứng cả bầu thân tâm .
102.
Ý
thức không ở nơi căn ,
Cũng
không nơi vật hay miền trung gian. .
Đã
không ngoài cũng không trong ,
Hoặc
nơi nào khác đều không thể thành .
103.
Không
phải thân, cùng thân không khác ,
Không
hiệp thân chẳng tách rời thân .
Hoàn
toàn không chút thật chân ,
Chúng
sinh tánh vốn niết bàn từ xưa .
104.
Nếu
lìa cảnh vẫn còn có thức ,
Thì
thức nương theo vật gì sanh .
Cả
hai thức, cảnh đồng sanh ,
Thì
sao thức ấy phải cần gặp duyên .
105a.
Nếu
thức xuất hiện sau đối tượng ,
Duyên
cảnh gì để có thức sinh .
Vì
khi thức ấy khởi lên ,
Tượng
kia đã diệt thức thành trơ vơ .
105b-106a .
Vậy
nên không thể cho rằng ,
“
Sự sinh các pháp thật chân chút nào ” .
Nếu
không có tục đế đâu ,
Làm
sao kiến lập hai đầu tục chân .
106b.
“
Nếu tục đế lập vì kẻ khác ,
Đang
mê lầm các pháp thật chân .
Thì
làm sao để chúng sanh .
Từ
đau khổ đến niết bàn an vui ” .
Dù
cho có một số người ,
Có
kinh nghiệm được niềm vui niết bàn .
Thì
không khỏi kẻ nghi nan
Vẫn
còn tương đối trong vòng diệt sinh” .
Thật
là có sự Vô sinh ,
Vì
không liễu đạt, cho thành ngoa ngôn .
Nhưng
không vì kẻ mê lầm ,
Niết
bàn chân thật trở thành hư vô .
107.
Phân
biệt ấy do người chưa thoát ,
Khi
ngộ rằng các pháp phi chân .
Thì
đây đích thực niết bàn ,
Không
còn kiến lập tục chân làm gì .
108a.
“
Tâm phân biệt cùng là đối tượng ,
Đều
tương quan vay mượn lẫn nhau .
Cảnh
kia nếu chẳng thật đâu ,
Cái
tâm quán sát truy cầu thật chăng ” .
108b.
Đây
là tục đế thế gian ,
Đúng
theo chân đế tâm không thật gì .
109.
Khi
Không tính đã tìm ra ,
Không
cần tâm nữa xét tra tâm này .
110.
Đối
tượng tâm hiển bày chẳng thật ,
Thì
tâm kia mất chỗ náu nương .
Cảnh
không tâm cũng không sanh ,
Chính
là tự tính niết bàn an vui .
111.
Thuyết
cho rằng cảnh tâm đều thật ,
Lập
luận này xét thật khó tin .
Cảnh
kia do thức mà nên ,
Thức
này thành lập do duyên cái gì .
112.
Thức
mà do cảnh lập ra ,
Cảnh
thì ai lập thế là vần quanh .
Cảnh
tâm đối đãi mà nên ,
Cả
hai cần biết chẳng chân thật gì .
113.
Không
con đâu gọi là cha ,
Không
cha con ấy vậy là ai sinh .
Cha
con đối đãi mà nên ,
Cũng
như tâm cảnh chẳng thành thật chân .
114.
“
Như mầm từ hạt giống sanh ,
Do
mầm biết có hạt nằm dưới kia .
Do
tâm từ cảnh sinh ra ,
Mà
ta biết được cảnh kia thật tồn ” .
115.
Do
tâm khác với hạt mầm ,
Cho
nên biết hạt từ mầm nọ kia .
Nhưng
khi nhận thức cảnh gì ,
Thì
do đâu biết có tâm thức này .
116.
“
Mọi sự không do gì sanh cả ” ,
Nhưng
thế gian thấy có nhân sinh .
Như
là rễ - cọng - hoa sen ,
Có
ra do những nhân duyên hợp thành .
117.
“
Do gì sinh sai biệt nhân ” ,
Ấy
do nhân trước không từng giống nhau.
“
Từ nhân sao có quả sinh ” ,
Đấy
do năng lực vận hành từ xưa .
118.
“
Trời Tự tại sinh ra tất cả ” ,
Xin
hỏi ông trời đó là chi .
“
Ngài là đất , nước , hư không ” ,
Chỉ
là tứ đại chứ thần thánh chi .
119.
Đất
nước vốn vô thường nhiều thứ ,
Bị
dẫm lên dơ uế không thiêng .
Không
sao gọi được thần linh ,
Đặt
tên là Tự tại thiên thêm rầu .
120.
Hư
không cũng chẳng là Tự tại ,
Ngã
cũng không tự tại chút nào .
“
Khó tư nghì về đấng tối cao ” ,
Thế
thì nói đến ông đâu ích gì .
121a.
“
Những gì trời ấy sản sinh ,
Cái
ta , đại chủng bản thân của ngài ” .
Đã
xem trường cửu trước đây ,
Sao
giờ nói những thứ này được sinh .
121b.
Trời
cũng không thể sanh tâm thức ,
Duyên
cảnh mà các thức liền sanh .
122a-122b
Và
do tích thiện ác hành ,
Từ
vô thủy kiếp nay thành thức tâm .
Nếu
nhân đã là không khởi thủy ,
Quả
sao mà khởi thủy được sinh .
123a-123b
Sao
không sáng tạo liên miên ,
Đã
là Tự tại không duyên pháp nào .
“
Quả liên tục không phát sinh .
Nhân
tuy trường cửu sinh cần có duyên ” .
Đã
là đấng Tự tại thiên ,
Tất
nhiên không thể cần duyên tác thành .
124.
Nếu
nhiều duyên họp sinh ra quả ,
Thì
duyên kia chính đã là nhân .
Các
duyên nhóm họp thì sanh ,
Không
duyên tụ hội bất thành vật chi .
125.
Nếu
quả sinh không do thiên dục ,
Tức
là do năng lực khác sanh .
Nếu
do trời muốn mới thành ,
Tức
trời còn thuộc ý hành đổi thay .
126.
Thắng
luận nói hạt nhân trường cửu ,
Đã
bác không thực hữu vi trần. .
Luận
sư Số luận chấp rằng ,
Chúng
sinh do một thường hằng chủ ông .
127.
“
Lạc, ưu và ám bình quân ,
Là
ba tánh đức chủ nhân trị vì .
Quân
bình ba tánh lung lay ,
Tạo
nên vũ trụ muôn loài chúng sinh ” .
128.
Ba
tính bất đồng trong một thể .
Chủ
trương này phi lý lắm thay ,
Dù
cho có những tính này ,
Mỗi
nguyên tố phải trưng bày thành ba .
129.
Nếu
không ba tính làm nhân ,
Quả
là thanh sắc chẳng từng thực chi .
Lại
như vật chất vải y ,
Vô
tâm nên cũng không gì lạc, ưu .
130 a.
“
Y phục có tính như ba đức ,
Vì
sinh ra lạc thọ vân vân ” .
Như
trên phân biệt rõ rành ,
Không
gì thật hữu: thể thân , áo quần .
130b.
Lại
theo Số luận chủ trương ,
Do
nhân ba đức phát sanh áo quần .
Nhưng
nhân gian cũng thấy rằng ,
Khổ
vui sanh vải thật không đúng nào .
131.
Nếu
vải mà sanh ra lạc khổ ,
Không
vải thì lạc khổ không sanh .
Cho
nên nói lạc thường hằng ,
Tuyệt
nhiên không phải thật chân chút nào .
132.
Lạc
( ba tính ) nếu là hằng có ,
Sao
không vui khi khổ phát sinh .
“
Vì khi ấy lạc tế tinh ” ,
Khi
thô khi tế sao thành thường nhân .
133.
Vậy
ba tính ấy vô thường ,
Khi
vầy khi khác luôn luôn đổi dời .
Sao
không thừa nhận do đây ,
Hữu
vi tất cả pháp này biến thiên .
134.
Lạc
đã có khi thô khi tế ,
Hiển
nhiên là lạc ấy vô thường .
Trong
nhân đã chẳng có chi ,
Tuyệt
nhiên đâu có quả gì được sinh .
135.
Dù
ông có chấp nhận rằng ,
“
Quả tuy chẳng hiện ẩn tàng trong nhân ” .
Quả
mà sẵn trú trong nhân ,
Ăn
vào thực phẩm cũng đồng ăn dơ .
136 a.
Lại
sao ông chẳng mua bông vải ,
Thay
vì mua vải dệt thành y .
“
Thế gian vì vẫn còn mê ,
Nên
không thấy những vật kia thể đồng ” .
136b.
Nhưng
tông chủ Số luận tông ,
Cũng
mang y phục từ bông vải thành .
137a.
Quả
mà hiện hữu trong nhân ,
Thì
sao người tục chẳng đồng tôn sư
137b.
“
Kẻ phàm tục khi chưa đắc quả ,
Kiến
thức chưa có giá trị gì ” .
Những
gì do họ thấy ra ,
Vậy
thì cũng chẳng phải là chính chân .
138.
“
Mọi tri thức đều sai lầm ,
Thì
Không tính ấy chẳng lầm hay sao. ,
Đương
nhiên nó chẳng thật nào ,
Không
chân thật ích gì đâu tu hành ” .
139.
Khi
chưa thấy sai lầm chấp thật ,
Thì
tính không phi thực khó bàn .
Nhưng
khi vừa thấy giả không ,
Cái
tâm biết huyễn chẳng cần nữa chi .
140.
Như
người nằm mộng chết con ,
Nhớ
ra vốn chẳng có con cái gì .
Giả
tâm biết phi hữu này ,
Khử
trừ được ý tưởng về hữu kia .
141.
Khi
phân tích để làm sáng tỏ ,
Không
vật gì không có nguyên nhân .
Không
hề có độc một nhân ,
Hay
là tập hợp các nhân khởi đầu.
142.
Mọi
pháp không do từ đâu đến ,
Không
trú và diệt chẳng đi đâu .
Do
tâm mê chấp nặng sâu ,
Thấy
ra có thật mặc dầu huyễn hư .
143.
Hãy
tra xét dần ra manh mối ,
Sự
vật do duyên hội mà thành .
Cùng
bao cảnh vật huyễn sanh ,
Chúng
từ đâu đến thực tình đi đâu .
144.
Nhân
duyên tu hội hiện hình ,
Nhân
duyên tan rã thấy hình chi đâu .
Đời
hư huyễn tợ chiêm bao ,
Cảnh
duyên sinh ấy khác nào bóng gương .
145.
Nếu
cho các pháp là thật có ,
Còn
cần chi tìm rõ nguyên nhân .
Nhược
bằng các pháp vốn không ,
Nhọc
công tìm kiếm nguyên nhân làm gì .
146.
Dù
do ức vạn nguyên nhân ,
Hữu
không thể biến từ không được nào .
Vô
đà không thể thành chi ,
Mất
vô chẳng thể lấy gì hữu sinh .
147.
Nếu
vào lúc vô, không có hữu ,
Thì
lúc nào hữu mới có nên .
Khi
mà cái hữu chưa sinh ,
Đương
nhiên chưa thoát khỏi vành hư vô .
148.
Khi
chưa tách khỏi hư vô ,
Hữu
không thể có thời cơ hiện hình .
Cũng
không thể trở thành vô ,
Hóa
ra vừa hữu vừa vô một mình .
149.
Thế
nên tánh diệt bất thành ,
Tánh
sinh cũng chẳng có thành được đâu. .
Chúng
sinh ngay tự buổi đầu ,
Chẳng
ai có diệt ai nào sinh ra .
150.
Chúng
sinh có hiện dù sao ,
Chỉ
như cây chuối chiêm bao mơ màng .
Nên
sinh tử với niết bàn ,
Cũng
đồng một thể bước đường không hai .
151.
Trong
lý tánh xưa nay không vật ,
Thì
có chi để được, mất đâu .
Có
ai cung kính cúi đầu ,
Có
ai khinh miệt ai đâu mà bàn .
152.
Từ
đâu vui khổ sinh ra ,
Có
chi để khổ, chi mà vui chăng .
Tìm
đâu cho thấy được rằng ,
Ai
người tham ái ái tham cái gì .
153.
Xét
sâu trên thế giới này ,
Có
ai sắp chết ai đang sinh thành .
Đã
sanh và sẽ thọ sanh ,
Thật
đâu thân hữu gia đình bà con .
154.
Hỡi
những ai tra tầm sự thật ,
Nhận
cho rằng muôn vật huyễn hư .
Chỉ
vì ham muốn riêng tư ,
Mãi
hoài tranh chấp ghét thù thương thân .
155.
Vì
mưu hạnh phúc bản thân ,
Phát
sinh lo lắng đấu tranh nhọc nhằn .
Có
khi cốt nhục tương tàn ,
Gieo
nhân ác chịu trăm ngàn khổ đau .
156.
Dù
gặp được sang giàu lạc thú ,
Chết
rơi vào đọa xứ gian nan .
157.
Trong
ba cõi thực bất an ,
Bị
nhiều trói buộc lẽ chân khó tìm .
158.
Trải
bao xiết vô vàn thống thổ ,
Lực
thiện hành thì quá nhỏ nhoi .
Thời
gian thấm thoắt như thoi ,
Thoáng
qua già chết mất toi kiếp người .
159.
Chỉ
vì lo giữ mạng này ,
Chịu
bao đói khát đọa đày tấm thân .
Một
đời lo chuyện ngủ ăn ,
Bị
người tác hại ác nhân bạn bầu .
160.
Một
đời vô nghĩa chóng qua ,
Không
từng thấy vạn pháp là Tính không. .
Đời
nay có cách gì chăng ,
Diệt
trừ tán loạn trong tâm ý này .
161.
Thế
lực của quỷ ma rất mạnh ,
Khiến
sa vào bất hạnh lớn lao .
Đường
tà nẻo ác dấn sâu ,
Đâu
là chính đạo không sao tỏ tường .
62.
Khó
thay được lại thân người ,
Khó
thay gặp Phật ra đời độ sanh .
Khó
thay đoạn dứt vô minh ,
Thương
thay thống khổ liên miên hữu tình.
163.
Mây
trôi bèo giạt lênh đênh ,
Ngu
si chẳng ý thức mình khổ đau .
164.
Kẻ
thì nước lửa lao đầu ,
Hành
thân hoại thể tự kiêu hạnh tà .
165.
Sống
như chẳng bao giờ già chết ,
Theo
sắc thanh mê mệt đảo điên .
Tử
thần đoạt mạng trước tiên ,
Sau
còn ác đạo triền miên đọa đày .
166.
Bao
giờ phước như mây tích tụ ,
Giáng
cơn mưa pháp vũ cam lồ .
Lửa
hừng phiền não tan mau ,
Chúng
sinh an lạc đạo mầu chứng nên .
167.
Bao giờ tâm được rỗng rang ,Hằng duyên Không tính, không duyên pháp nào .
Chúng sinh chấp hữu sầu đau ,
Tính không diệu pháp giải bao khổ nàn.