Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển Thứ 04

01/12/201016:27(Xem: 9817)
Quyển Thứ 04

 

THÀNH THẬT LUẬN
Ngài HA-LÊ BẠT-MA tạo
Đời Diêu Tần Ngài TAM TẠNG CỰU MA LA THẬP dịch sang Hán Văn
Dịch giả: Tỳ-kheo THÍCH TRÍ-NGHIÊM

QUYỂN THỨ 4

PHẨM PHI-BỈ-CHỨNG THỨ 40

Đáp: Chẳng phải lẽ. Tứ-đại là giả danh. Ngươi tuy dẫn trong A-Tỳ-Đàm nói tướng cứng là địa-chủng thảy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì Phật tự nói cứng và nương cứng là Địa, chớ chẳn những tướng cứng. Vậy nên đấy chẳng phải chính nhân. Lại ngươi nói sắc thảy do tứ-đại sinh. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì sắc thảy do nghiệp phiền não, ăn uống, dâm-dục thảy mà sinh. Như trong kinh nói: “Mắt do đâu mà sinh? Do nghiệp mới sinh.” Lại nói tham vui nhóm nên sắc nhóm. Lại như A-Nan dạy Tỳ-kheo-ni rằng: “Thân chị là từ ăn uống mà sinh, từ ái mạn mà sinh, và từ dâm-dục mà sinh”. Cho nên biết sắc thảy, chẳng những tứ-đại mà sinh.

Hỏi: Sắc thảy tuy do nghiệp thảy sinh, mà tứ-đại cũng cần có dự một chút nhẫn chứ. Như nhân nghiệp nên mới có lúa, lúa nầy cũng nhờ hạt giống thảy mà sinh. Như vậy mắt thảy tuy do nghiệp sinh, mà tứ-đại cũng dự làm chút nhân.

Đáp: Hoặc có vật không nhân-duyên mà sinh, như khi Kiếp tận rồi; kiếp sơ, có trận mưa lớn, thời nước mưa nầy do từ đâu mà sinh? Lại như sở-dục của các Chư-thiên, nghĩ lên là được; như người ngồi thiền và những người đại công đức, sở dục tùy-ý. Các điều nầy đâu có duyên do gì, đâu phải chỉ nghiệp ư? Lại như sắc dứt nối nhau rồi lại sinh nữa, như người sinh về cõi vô-sắc, rồi sinh trở lại cõi-sắc, sắc nầy lấy gì làm gốc?

Hỏi: Tại sao có vật chỉ do nghiệp sinh, mà tại sao lại đợi trợ duyên bên ngoài mới sinh?

Đáp: Nếu có chúng-sinh nghiệp lực yếu nên phải nhờ hạt giống của các duyên trợ thành. Mà nếu nghiệp lực mạnh thì chẳng cần ngoại duyên. Và pháp ấy lẽ phải như vậy, hoặc có nghiệp hoặc có pháp, hoặc có sinh xứ, nhưng chỉ do nghiệp lực mà được, chớ chẳng cần ngoại duyên. Lại nếu cần nhân duyên, thời nên nói hạt giống làm nhân cho mộng thảy. Cần chi phải nói do cứng thảy sinh? Lại vì nghĩa gì mà do cứng thảy sinh sắc thảy mà chẳng do sắc thảy sinh cứng thảy ư? Lại nữa cứng thảy có sắc thảy chung cùng lại sinh, tại sao nói do cứng thảy có sắc thảy, mà chẳng do sắc thảy có cứng thảy? Lại pháp đồng thời sinh, thời không thể làm nhân cho nhau được, như hai sừng đồng sinh, chẳng được nói tả hữu làm nhân cho nhau.

Hỏi: Như đèn với sáng tuy đồng sinh, cũng nói sáng nhờ đèn, đèn chẳng nhờ sáng. Việc nầy cũng vậy?

Đáp: Đèn với sáng chẳng khác. Đèn do hai pháp hợp thành: mộc sắc, hai xúc. Sắc tức là sáng, vậy nên chẳng được nói khác với đèn. Ví-dụ nầy, ngươi chẳng suy nghĩ kỹ.

Hỏi: Sáng nầy từ đèn đi tản ở các chỗ. Vậy nên phải khác?

Đáp: Chẳng đi tản ở chỗ khác. Sắc sáng nầy hiện thấy trong tại đèn. Nếu đi chỗ khác, thì khi đèn tắt cũng vẫn còn thấy sáng mà thật chẳng thấy. Nên phải biết sáng nầy chẳng khác đèn vậy.

Hỏi: Lại có pháp đồng thời sinh cũng làm nhân quả cho nhau, như cái thức trong hữu đối lấy nhãn sắc làm nhân duyên chứ chẳng phải nhãn sắc lấy thức làm nhân duyên?

Đáp: Chẳng phải. Nhãn thức lấy tâm thức làm nhân, lấy nhãn sắc làm duyên. Bởi tâm trước diệt rồi làm sao đồng sinh? Lại nếu pháp tùy sở nhân mà sinh tức là nhân thành, như tâm nhân nhờ tình trần mà có, tức là pháp nhân sở thành. Lại nữa, tứ-đại tức là tạo sắc, vì là nhân sở sinh vậy. Lại hiện thấy vật ở thế-gian do từ tợ nhân mà sinh, như do lúa sinh lúa, do bắp sinh bắp. Như vậy do đất sinh đất, chẳng sinh nước thảy. Cũng như do sắc sinh sắc. Cứ như thế thảy.

Hỏi: Cũng thấy có vật do từ nhân khác mà sinh; như trồng ngược lông trâu thời có bỏ bồ sinh, trồng sừng cỏ vĩ sinh?

Đáp: Tôi chẳng nói không do từ nhân khác mà sinh, chỉ nói trong tợ nhân cũng sinh được. Cho nên nói từ sắc thảy sinh sắc thảy, chẳng những từ tứ-đại sinh. Vậy nên không được nhất định nói sắc thảy từ tứ-đại sinh. Lại như người nói “Do cứng thảy chỉ rõ tứ đại. Vậy nên cứng thảy là thật đại” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì tướng cứng thảy quyết định khá dùng phân biệt bốn thứ mềm thảy chẳng nhất định. Hoặc ở trong nhiều cứng, hoặc ở trong nhiều món ướt. Cho nên không thể dùng phân-biệt các món ấy được. Các món khác cũng vậy. Lại với xúc cứng thảy phân biệt món nào gọi là mềm thảy. Tại sao? Nếu cho ướt cũng sinh được tính dẽo, mềm, trơn, láng; vì tướng cứng nhiều vậy nên cứng rắn, thô rít như thế thảy. Vậy nên chỉ dùng cứng phân biệt bốn món. Lại như trong kinh nói: “Vì nương cứng nên mới chỉ rõ tứ-đại sai khác”. Cho nên biếp pháp nương cứng gọi là địa-chủng, chớ chẳng những là tướng cứng. Cho nên nói tướng cứng là nhân thành địa. Lại với trong thành-địa, tướng cứng là thắng nhân, vậy nên riêng nói, các tướng khác cũng vậy. Lại do đặt danh tự có bao nhiêu cứng nương cứng đều gọi địa-chủng.

Hoặc lại có người chỉ nói tướng cứng là địa chủng. Vì múon phá nghãi nầy nên Phật mới nói cứng nương cứng là địa chủng. Các đại khác cũng như vậy. Lại trong nhiều tướng cứng, vì cứng nhiều nên có hai thứ lời nói. Trong tất cả món nhiều đều có cứng thảy các xúc: Hoặc cứng nương cứng, gọi là địa-chủng; hoặc ướt nương ướt, gọi là thủy-chủng; hoặc nóng nương nóng, gọi là hỏa-chủng. Lại cứng là thắng nhân thành-địa, cho nên đối với trong ấy gọi là Địa-thành. Trong giả-danh nhân-duyên, có giả danh danh-tự, như nói ta thấy người chặt rừng. Lại như người nói có hai thứ lời nói. Việc nầy chẳng phải lẽ. Nếu tùy mà nói chủng là thật ấy. Vậy thì mười hai nhập thảy chẳng phải là thật. Vậy nên nhân nhãn duyên sắc mới có nhãn thức sinh, vậy là chẳng phải thật, vì chẳng nói chủng vậy. Đấy là tà luận. Lại như Phật vào hỏa-chủng-định, từ thân Phật phóng ra nhiều thứ sắc lửa; trong ấy thứ nào là hỏa-chủng? Do sắc thảy thành hỏa, chẳng những tướng nóng. Lại như Phật nói thân nầy là cái hòm nhỏ, trong đựng những tóc lông móng tay thảy. Như trong kinh nói: “Trong thân nầy có tóc long móng tay thảy”. Do đó tóc lông móng thảy là địa chủng chớ chẳng phải lấy có hai thứ lời nói mà gọi là thật pháp. Lại trong kinh chủng-tử nói: “Nếu có địa-chủng mà không có thủy-chủng thì các hạt giống không thể sinh trưởng được”. Trong đây thứ nào là địa-chủng? Nghĩa là giả danh ruộng, chẳng những tướng cứng; thủy cũng giả danh, chẳng những tướng thứ. Lại một pháp mà hai thứ: Vừa thật vừa giả danh ấy không thể được.Vậy nên sắc thảy là thật. Lại nhãn thảy vì giả danh nên có các Đại cũng thật cũng giả danh ấy, thì cũng là tà luận.

Lại trong lục-chủng kinh Phật nói tóc lông móng thảy gọi là địa-chủng. Lại trong kinh tượng-bộ-dụ cũng nói tóc lông móng thảy là địa-chủng. Lại lấy nghĩa gì mà nói “chủng” là thật, mà chẳng nói “chủng” là giả-danh. Và nghĩa nầy chẳng phải chép ở trong kinh. Lại như ngươi nói “Phật nói” trong nhãn hình có bao nhiêu cứng nương-cứng là Địa thảy” ấy Phật dùng lời nầy để chỉ rõ năm căn do tứ-đại mà thành. Hoặc có người nói do từ ngã sinh căn; hoặc bảo lìa đại riêng có căn; hoặc nói các căn do các món tính sinh nghĩa là từ địa-đại sinh tĩ-căn thảy. Vì Phật muốn dứt các chấp nầy nên mới nói nhãn thảy các căn do tứ-đại hợp thành nên trong lông không có thật pháp. Lại do phân biệt mà thành giả-danh nhân-duyên, thì giả-danh cũng không có. Lại trong hình thịt nầy có bốn phần cứng-nương-cứng thảy, Phật dùng lời nầy để chỉ trong các vật có là do từ tứ-đại mà sinh. Lại ngươi nói “Phật chẳng nói trong Phong có nương, nên gọi là thật đại” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì nhẹ trong phong là thắng tướng, chẳng phải nương pháp nhẹ; trong địa thảy nương pháp cứng thảy là thắng. Phong thời chẳng phải vậy. Lại nương pháp nhẹ ít nên chẳng nói. Lại như ngươi nói: “Nếu nói tứ-đại là giả-danh thời rời tướng đại” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Như cứng nương-cứng do tứ-đại sinh, gọi là địa-chủng, chứ chẳng gọi vật khác đến nương nhau, như pháp khác tướng, thời chẳng gọi là nương, tức là rời nhau.

Hỏi: Sinh, thì tức chẳng gọi là nương, mà nương gọi là vật khác đến nương?

Đáp: Danh-tự là nương, chứ chẳng phải vật khác đến nương nhau, vì sinh pháp sai khác vậy. Như nói hư-không khắp đến, mà thật không đến đâu cả. Lại ngươi nói tứ-đại chung sinh ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Như trong ánh sáng mặt trời, chỉ có sắc và khá được nhiệt-xúc, chớ không có pháp gì khác; trong ánh sáng mặt trăng, chỉ có sắc và khá được lãnh-xúc, cũng không có pháp gì khác nữa. Vậy nên chẳng phải trong tất cả vật đều có tứ-đại. Như có vật không có mùi vị như kim-cương thảy; có vật không hương như vàng bạc thảy; có vật không sắc như hơi ấm trong nhà thảy; có vật không nóng như mặt trăng thảy; có vật không lạnh như lửa thảy; có vật động nhau như gió thảy; có vật không động như tảng đá bằng vuông thảy. Như vậy hoặc có vật chẳng cứng; hoặc có vật chẳng ướt; hoặc có vật chẳng nóng; hoặc có vật chẳng động. Vậy nên tứ-đại chẳng phải chẳng rời nhau.

Hỏi: Vì nhờ nhân-duyên bên ngoài, nên tính các Đại phát ra: như vàng trong đá thảy có tướng chảy, chờ khi có lửa thì phát ra; trong nước có tướng cứng, nhờ lạnh thành đá nước; trong gió có tướng lạnh nóng, nhân khi nước lửa thì phát ra; trong cỏ cây có tướng động, khi có gió phát ra. Vậy nên trước sẵn có tự-tánh, rồi nương nhờ duyên ngoài mà phát sinh ra. Vậy nên biết tứ-đại không thể lìa nhau được. Nếu không sẵn có bản tánh thời làm sao phát ra được?

Đáp: Nếu như vậy trong gió hoặc có hương, hương lẽ phải ở trong gió, như hương ướp trong dầu, hương lẽ phải ở trong dầu. Việc nầy chẳng phải lẽ. Lại chẳng do các đại sinh ra tạo-sắc, như do ướt sinh ướt. Như vậy do sắc sinh sắc. Lại nếu chẳng rời nhau, thời trong nhân có quả, như đồng-nữ có con; trong đồ ăn có bất-tịnh thảy. Chúng tôi chẳng nói trong nhân có quả. Tuy trong sữa không bơ, mà bơ từ sữa sinh. Như vậy cần gì nhớ tưởng phân-biệt bảo tứ-đại chúng sinh chẳng rời nhau ư?


PHẨM MINH BỔN TÔNG THỨ 41

Trước ngươi nói: “Chúng tôi chẳng nói tứ-đại với sắc hoặc nhất hoặc dị, vậy nên không có lỗi” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì các ngoại-đạo muốn thành lập thuyết thần-ngã, nên lấy tứ-đại nhất dị làm ví-dụ. Nên Phật đối với trong giả-danh lấy tứ-đại làm thí dụ, mới nói nghĩa tứ-đại. Nếu chẳng phải như vậy thời chẳng nên nói. Người thế-gian đều tự nhiên biết địa thảy tứ-đại mà chẳng thấu rõ thật tính, vậy nên mới vì nói, mà chẳng nói cái tay thảy. Nếu cho cứng thảy là tứ-đại, thời có lợi-ích gì? Lại như ngươi nói nghĩa nương có hai thứ cho các Đại là thật ấy. Việc nầy cũng chưa hiểu rõ. Phải biết nghĩa nương nầy nó khác, tức là giả-danh vậy. Lại ngươi nói tùy tục ngôn thuyết chẳng phải là thật đại ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì hoặc trong kinh sách, hoặc người đời đều chẳng cho không nhân-duyên mà đó trong sắc thảy đặt ra tứ-đại danh-tự. Như người đời nói: Tôi thấy người. Với trong sắc thảy nói ra tên người, chứ chẳng phải không duyên cớ. Nếu không có duyên cớ miễn cưỡng đặt tên, vậy thì thấy ngựa nên nói là người, mà thật đâu phải vậy được. Lại vì cớ chi mà chẳng đối trong tiếng nói là địa? Người đời thường nói tiếng đất trọn chẳng nói tiếng là đất. Nếu không duyên cớ mà miễn cưỡng đặt tên ấy, thì cũng đặt tiếng là đất được. Mà thật chẳng phải nói vậy được. Vậy nên sắc thảy bốn pháp là địa. Với trong địa phần, gọi Địa danh-tự; như sắc là nhân thành giả-danh, với trong đó gọi tên người; với trong cây gọi tên rừng; với trong Tỳ-kheo gọi tên Tăng. Như vậy trong pháp sắc thảy gọi tên tứ đại. Lại ngươi nói sáu xúc-nhập, hoặc nhân sáu xúc-nhập sở-thành. Kinh nầy chẳng nhằm. Như trong pháp ngươi, tạo sắc không sở năng sinh. Trong pháp tôi cũng vậy, với trong giả-danh lại không sở sinh. Vậy nên kinh nầy không nên có, hoặc có nên đổi nghĩa nầy đi. Lại ngươi nói “Nhân tứ-đại tạo thanh-tịnh nên gọi là nhãn. Lại tuy ngươi nói “Pháp trụ trong pháp, không y không chủ” ấy. Tức là có y chủ, vì nghĩa trụ là nương, pháp bị nương là chủ. Lại ngươi nói tướng cứng năng giữ, mà nhờ nhiều nhân-duyên khác nữa. Các món khác cũng như vậy.Vậy nên tứ-đại là giả-danh có.


PHẨM KHÔNG TƯỚNG CỨNG THỨ 42

Hỏi: Ông nói “Sắc thảy nhiều cứng thành Địa Đại. Vậy nên Địa thảy là giả-danh” ấy. Việc nầy chẳn phải lẽ. Tại vì sao? Vì pháp cứng còn không, huống là giả-danh Địa. Nếu viên đất bùn là cứng, viên đất bùn cũng tức là mềm. Vậy nên biết tướng cứng không nhất định. Lại vì ít nhân-duyên nên sinh tâm biết cứng, như vi trần hiệp thưa, gọi là mềm, hiệp dày gọi là cứng. Vậy nên không nhất định. Lại trong một pháp không có hai chạm xúc, khiến tâm nầy sinh biết thân cứng mềm không nhất định. Vì đối đãi nhau mà có như thấy bức vải khâm bạt la thời cho bức vải Điệp là mềm, mà thấy bức vải Điệp cho là bức vải khâm-bạt-la là cứng. Xúc pháp chẳng nên đối đãi nhau mà có. Lại tự thấy vàng đá, thời biết là xúc cứng, chẳng phải mắt khá được. Vậy nên không có cứng. Vì các nhân-duyên nầy nên các xúc mềm thảy cũng đều không có vậy.

PHẨM CÓ TƯỚNG CỨNG THỨ 43

Đáp: Thật có tướng cứng. Tuy ngươi nói viên bùn là cứng, cứng viên bùn tức là mềm. Việc nầy chẳng phải lẽ. tại vì sao? Vì chúng tôi không cho có pháp thật viên đất bùn, chỉ các pháp hòa hiệp giả-danh viên bùn, nên không bị lỗi. Lại ngươi nói vì nhân-duyên ít nên sinh tâm biết cứng. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tôi đối trong vi trần hiệp dày, được thành tướng cứng, nên gọi là cứng; với trong chẳng dày, được thành tướng mềm. Vậy nên không lỗi. Nếu pháp thành được thời gọi là có. Ngươi lại nói trong một pháp không hai chạm xúc ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tôi đối trong một pháp khá được nhiều xúc cũng cứng cũng mềm. Ngươi lại nói “Cứng mềm đối đãi nhau nên không nhất định” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì như dài ngắn thảy do đối đãi nhau mà có. Lại như nếm vị đường phèn trắng, liền cho đường phèn đen là đắng; nếm vị ha-lê-lặc, lại cho đường phèn đen là ngọt. Nếu vì đối đãi nhau nên không có, thời vị cũng không.

Hỏi: Trong đường phèn đen có hai thứ vị vừa ngọt vừa đắng.

Đáp: Trong bức vải Điệp cũng có hai xúc, vừa cứng vừa mềm.Lại như nói thấy đá biết cứng, do trước kia đã có xúc nên nay so sánh biết: như thấy lửa biết nóng, nóng chẳng phải thấy được. Lại như người thấy vải khâm-bạt-la sinh nghi là cứng hay mềm? Vậy nên xúc chẳng phải mắt thấy được. Do đó nên có cứng thảy các xúc. Lại thật có cứng thảy. Tại vì sao? Vì năng khởi tâm phân biệt, nên không cứng làm sao phân biệt được? Lại cứng năng cùng tâm làm duyên và cũng làm ra nghiệp khác nghĩa là đánh vất thảy, Lại với mềm ướt trái với nhau nên gọi là cứng. Lại chúng tôi hiện biết là cứng; trong sự hiện biết chẳng cần nhân duyên. Lại do thành việc thế-gian thời được gọi là cứng. Các món khác cũng như thế, cho nên biết có cứng.


PHẨM TƯỚNG TỨ-ĐẠI THỨ 44

Hỏi: Tôi đã biết có pháp cứng nầy, nhưng nay thấy vàng nóng thì chảy, nước lạnh thành băng. Vàng này do cứng nên thuộc đất, chảy nên thuộc nước?

Đáp: Mỗi pháp có tự tướng riêng. Như pháp cứng nương cứng là địa-chủng; như ướt nương ướt là thủy-chủng thảy.

Hỏi: Vàng cứng thời là tiêu chảy, nước ướt thời cứng-băng. Tại sao các Đại chảng bỏ tự-tướng? Như trong kinh nói: “Tướng tứ-đại hoặc có thể biến đổi. Kẻ được tứ tín chẳng khá được gì khác?”

Đáp: Trong A-Tì-Đàm nói: Ướt là tướng nước. Hoặc có người nói: Chảy là tướng nước. Trong kinh nói: Thấm là tướng nước. Nên cho đàng nào nói trúng?

Đáp: Chảy, ướt, thấm đều là biệt danh của nước.

Hỏi: Chảy là hành nghiệp của nước, vì pháp bị thấy của mắt. Vậy nên chảy chẳng phải ướt thấm?

Đáp: Vì ướt thấm nên chảy, ướt nên chảy rút xuống. Vậy nên chảy tức là thấm, mà ướt thấm cũng là tướng nước, chảy là nghiệp nước.

Hỏi: Trong gió nói tướng nhẹ động. Nhẹ khác, động khác. Nhẹ là thuộc về xúc nhập, động thuộc về sắc động. Nay nên cho cả hai là pháp gió sao?

Đáp: Nhẹ là tướng gió; động là nghiệp gió. Tướng nghiệp hiệp lại nói.

Hỏi: Không có tướng động, vì các pháp niệm niệm diệt, nên chẳng nên chỗ khác. Vì có đến chỗ khác mới gọi là động. Đến, đi, động là đồng một nghĩa vậy?

Đáp: Tôi chỉ cho thế đế nên mới gọi là nghiệp, chứ chẳng phải Đệ-nhất-nghĩa. Nhờ pháp nhẹ nầy, chỗ khác pháp sanh được gọi là nghiệp. Lúc bấy giờ gọi là đi.

Hỏi: Tướng nhẹ không nhứt định. Tại vì sao? Vì đối-đãi mới có: như vật mười cân, đối với hai mươi cân là nhẹ, với năm cân là nặng?

Đáp: Pháp nặng, pháp lường, nhờ tâm thảy các pháp đối đãi nhau mà có; như hoặc có pháp đối đãi nên dài; hoặc có pháp đối đãi nên ngắn. Tướng chung là nhờ tâm, nên mới có tướng riêng. Nếu pháp nhẹ vì đối đãi nhau nên không có, thời các đều nầy cũng lẽ đều không, mà đâu phải vậy. Vậy nên đối đãi nhau chẳng phải chính-nhân. Lại nhẹ chẳng phải đối đãi nhau nên có, vì không thể cân được nên có. Vật không thể cân được như gió trong dãy phồng. Vậy nên chẳng phải đối đãi nhau mới có. Chỉ pháp nặng đối đãi nhau, vì không có vật nặng nào mà chẳng cân được.

Hỏi: Nếu chẳng cân được gọi là nhẹ. Vậy thì trừ nặng, còn các pháp sắc thấy, chẳng cân được, đều nên là nhẹ, mà đâu phải thế. Vậy nên ông đã nói chẳng phải là tướng nhẹ?

Đáp: Ý chúng tôi nói lìa sắc thảy, lại không pháp gì khác gọi là nặng. Pháp sắc thảy, hoặc có sinh tính cân được: Như cứng chẳng cứng, sức không sức, mới, cũ, mục chẳng mục, tiêu chẳng tiêu, to mềm thảy, đều chẳng lìa sắc thảy mà có tướng nặng. Cũng như thế, các sắc thảy nầy hoặc thuộc địa thủy thời cân được; hoặc thuộc phong hỏa thời cân chẳng được.

Hỏi: Nếu sắc nặng chẳng lìa sắc thảy ấy, pháp nhẹ cũng nên chẳng lìa sắc thảy mà có chứ?

Đáp: Nhưng lìa sắc thảy, không riêng có pháp nhẹ. Chỉ có sắc thảy hòa-hiệp là nhẹ.

Hỏi: Chẳng phải vậy. Muốn phân biệt nặng nhẹ, quyết dùng thân căn. Vậy nên nặng nhẹ chẳng phải sắc thảy?

Đáp: Như phân biệt cứng thảy, hoặc dùng mắt, hoặc dùng tai thảy. Vật cứng thảy này chẳng lìa sắc thảy. Nhẹ nặng cũng như thế. Tuy dùng thân căn, trong ấy lại không có tướng gì khác. Lại thân căn chẳng xúc chẳng sinh thân-thức; tướng nặng nầy tuy thân chưa xúc, mà cũng có thể sinh thức. Như vật nặng tuy dùng vật gói cầm mà cũng biết nó là nặng.

Hỏi: Chẳng phải với lúc bấy giờ biết là tướng nặng?

Đáp: Như người mặc áo tuy chẳng xúc nhau, nhưng cũng được biết họ có sức mạnh hay không. Nhẹ nặng cũng như vậy. Tại vì sao? Vì do các món xúc sinh các món biết nơi thân: như hoặc bởi đè bấm sinh biết cứng mềm; hoặc bởi cử động sinh biết nhẹ nặng; hoặc bởi nắm bắt sinh biết mạnh yếu; hoặc bởi xúc đối sinh biết lạnh nóng; hoặc bởi vuốt xoa sinh biết rít trơn; hoặc bởi đè lấn sinh biết cứng yếu; hoặc bởi cắt xéo, hoặc bởi roi gậy sinh biết khác thứ. Hoặc có thứ xúc thường ở trong thân, chẳn như lạnh nóng thảy từ bên ngoài đến, chỗ gọi là: Khoan khoái, mỏi-mệt, chẳng mỏi-mệt, hoặc bị bịnh, hoặc được lành, thân lợi thân độn, biếng nhác, nặng nề, mắt tai mờ mịt; đau đầu bịnh chân; rên rỉ nhăn-nhó; đối khát, no nê; thèm muốn, chẳng thèm muốn; mờ ám thảy các món xúc, đều sinh biết khác nhau.

Hỏi: Nếu tướng nhẹ nặng tức trong các sắc thảy ấy, làm sao với trong sắc thảy đem thân thức duyên biết được?

Đáp: Chẳng phải trong các sắc thảy dùng thân-thức duyên biết chỉ trong xúc này, phần ít do thân-thức duyên, như cứng chẳng cứng thảy tuy ở trong các sắc thảy, hoặc dùng mắt thấy được biết. Lại như khoan khoái thảy là do các sắc thảy, nhưng cũng dùng thân-thức phân-biệt. Việc nầy cũng như vậy.

Hỏi: Nếu nhẹ nặng chỉ là xúc thời có lỗi gì, cần chi phải dùng phân-biệt các sắc thảy làm chi?

Đáp: Như người đời nói lúa mới lúa cũ. Tướng mới cũ lẽ phải khác sắc thảy, mà thật chẳng phải. Chỉ sắc thảy mới sơ sinh gọi là mới. Nếu tướng mới nầy là tướng nặng của các sắc thảy thời làm sao chẳng phải ư?

Hỏi: Nếu các sắc thảy tức là nhẹ nặng thảy ấy. Là tướng nhẹ ở trong lửa gió, thời các sắc thảy nhẹ nhiều ưng gọi là gió.

Đáp: Tùy tướng nào nhiều tức gọi là Đại. Trong lửa cũng có tướng nóng nhẹ. Vì nóng nhiều nên gọi là lửa, chớ chẳng lấy nhẹ nhiều mà gọi là lửa được. Trong gió chỉ có nhẹ không nóng. Vậy nên chỉ lấy nhẹ mà gọi. Lại chúng tôi chẳng những lấy nhẹ gọi là gió, mà nếu nhẹ nặng làm nhân cho động, thời cũng gọi là gió. Như trong kinh nói: “Tướng nhẹ động gọi là phong”. Với trong đây tướng nhẹ là gió, động là nghiệp gió.

Hỏi: Gió năng làm sập núi. Nếu là vật nhẹ làm sao sập núi được?

Đáp: Gió bạo mà có sức mạnh, thế lực nó năng như vậy. Như hoặc có gió chỉ năng động cộng cỏ nhỏ; hoặc năng xô núi sập. Phải biết nghiệp dụng của gió là như thế.

Hỏi: Nay địa thảy các Đại đều là các sắc hương vị xúc, không sai khác ư?

Đáp: Bất nhất định. Như nói trong Địa có sắc hương vị xúc; hoặc chỉ có sắc xúc, như vàng bạc thảy. Hoặc nước có sắc hương vị xúc, hoặc có ba sắc, vị và xúc. Hoặc trong lửa có sắc hương vị xúc, hoặc có ba thứ sắc hương xúc, hoặc chỉ sắc xúc. Trong gió hoặc có xúc không hương, hoặc có cả hương xúc. Vậy nên bất nhất định.

Hỏi: Phong xúc thế nào?

Đáp: Lạnh nóng cứng mềm yếu thảy các xúc; như tùy Đại nối nhau chẳng rời để biết, tức là Đại xúc.

Hỏi: Có Thầy thuốc bảo sắc gió là đen. Sự thật như thế nào?

Đáp: Không có gọi lạnh là gió; như băng tuyết có lạnh mà chẳng gọi là gió bao giờ. Lại gió và lạnh tên khác. Tại vì sao? Vì như gió nóng và gió lạnh chẳng nóng, cũng gọi là gió. Vậy nên cần y theo các nhẹ gọi là gió. Lại không sinh pháp sắc xúc thảy gọi là gió, chứ chẳng phải lạnh là gío.

Hỏi: Nếu gió có sắc vị thì có lỗi chi?

Đáp: Sắc vị trong gió không thể có được. Nếu nói tuy có mà vì nhỏ nhiệm quá nên không thể biết được ấy, nhưng trong tâm cũng nên nhớ tưởng phân biệt cho là có sắc vị ấy. Thời việc nầy cũng chẳng phải lẽ. Lại chúng tôi chẳng nói trong nhân có quả. Vậy nên nếu việc trong quả khá được, thời bất tất trong nhân trước có. Đây gọi là thành lập tứ đại thật.

PHẨM CĂN GIẢ-DANH THỨ 45

Hỏi: Mắt thảy các căn cùng tứ-đại là một hay khác?

Đáp: Do nghiệp nhân duyên tứ-đại thành mắt thảy các căn. Vậy nên chẳng khác tứ-đại. Lại Phật phân biệt mắt nói như thế nầy: “Hình thịt trong mắt có bao nhiêu cứng nương cứng gọi là địa chủng”. Vậy nên biết có căn tức là tứ-đại. Tại vì sao? Vì chia riêng cứng thảy ra lại không có mắt. Vì Phật muốn khiến người đời biết trông mắt trông không, nên mới nói như vậy. Nếu chẳng phải thế, lẽ phải trong mắt riêng có cứng thảy; hoặc trong cứng thảy riêng có mắt? Tùy có phân chia cứng thảy, cũng không ích gì. Vậy nên các căn chẳng khác tứ-đại. Lại như trong kinh Lục-chủng nói: “Sáu món là người”. Nếu cắc căn khác tứ-đại, thời mắt thảy chẳng gọi nhân-duyên thành người. Chỉ trong sáu món giả-danh là người. Bởi sắc thảy thành tứ-đại; thanh cũng là nhân duyên thành người.. Chỉ trong sáu món nhân duyên thành người. Cho nên biết các căn chẳng khác tứ-đại. Lại có Tỳ-kheo hỏi Phật: Những gì là mắt? Phật đáp: “Bởi tứ-đại thành sắc, chẳng khá thấy mà có đối, đấy là mắt”. Vậy nên biết chẳng khác tứ-đại. Tỳ-kheo này có lợi căn trí-huệ, nên đối với mắt thảy các căn rất sinh lòng nghi: người đời đều thấy biết sắc là mắt, cho đến cũng biết xúc là thân. Tỳ-kheo này với trong mắt thảy sinh nghi là có hay không? tại vì sao? Vì hoặc có các Luận sư nói năm tính là năm căn; hoặc nói một tính. Tỳ-kheo này muốn thử xem Phật-Pháp nói ra sao, nên mới hỏi Phật. Phật muốn chỉ rõ năm căn đều thuộc tứ-đại, nên mới đáp nói Tỳ-kheo rằng mắt này nhân tứ-đại sở thành sắc, chẳng khá thấy mà có đối. Nếu pháp có thật thời chẳng phải nhân thành: Nhân pháp giả-danh, lại thành giả-danh, như nhân cây thành rừng.

Hỏi: Hoặc có người nói sắc thành tựu gọi là mắt. Sự thật thế nào?

Đáp: Hoặc thành-tựu hay chẳng thành-tựu, tứ-đại do nghiệp nhân mà sinh gọi là mắt thảy các căn. Nếu chẳng phải vậy, là nghi Tỳ-kheo này trong mắt thảy các căn trọn không thể dứt được. Tại vì sao. Là Phật vì nói mắt thảy các căn nhân tứ-đại tạo. Vậy nên Tỳ-kheo nầy biết mắt không có thật pháp. Cho nên biết mắt thảy chẳng khác tứ-đại. Lại nhiều chỗ Phật phân-biệt tứ-đại chỉ rõ mắt trống không vậy. Như nói dùng huệ chẳng hí luận ấy nghĩa là quán thân nầy phân-biệt sáu món: Cứng và nương cứng gọi là Địa thảy. Như vậy nhàm lìa năm món, chỉ có một Thức. Cũng như trong kinh nói thí dụ giiết trâu, dụ voi bước đi để phân biết tứ-đại, lại không có mắt. Nếu riêng có mắt, lẽ nên phân biệt nữa. Lại như các vị Luận sư Hòa Ta thảy cũng đều nói như thế đó, vì không có lỗi vậy. Nên phải tin chịu.

Hỏi: Năm căn khác với tứ-đại. Tại vì sao? Vì mắt thảy nhiếp thuộc về nhãn đẳng nhập, tứ-đại nhiếp thuộc về xúc nhập. Lại mắt thảy là nội nhập, tứ-đại là ngoại nhập. Mắt thảy là căn, tứ-đại phi-căn. Lại mắt thảy là do tạo sắc thành-tựu, tứ-đại chẳng phải vậy. Cho nên biết các căn chẳng phải là tứ-đại?

Đáp: Tùy theo nhân duyên, tức nơi sự việc nên nói khác. Như tín thảy năm căn cũng gọi là hành ấm. Nên tứ-đại do nghiệp sinh nhiếp về nhãn đẳng cũng gọi là nội nhập, cũng gọi là căn. Lại tứ-đại tức là thành-tựu, như bánh thảy thành xe, bánh tức là xe. Việc nầy cũng vậy.

Hỏi: Chẳng phải vậy. Như tâm thanh tịnh gọi là tín. Tín khác với tâm, việc nầy cũng vậy?

Đáp: Chẳng phải vậy. Như nhờ ngọc thanh-thủy; thủy tức là nước trong sạch; trong sạch tức là nước. Như vậy được ngọc tín-châu, thời ao tâm trong sạch; tâm nầy sạch tức là tâm. Lại đối với trong luận nầy chúng tôi chẳng nói do tâm có lòng tin khác. Vậy nên thí dụ này chẳng nhằm vậy. Lại căn là giả-danh, với nhân thành giả-danh chẳng nói khác.

Hỏi: Cũng chẳng được nói một?

Đáp: Trong tứ-đại thành-tựu giả-danh là căn cũng chẳng gọi tứ-đại là căn. Cho nên biết các căn chẳng khác tứ-đại.

PHẨM PHÂN BIỆT CĂN THỨ 46

Hỏi: Trong các căn nầy Đại nào nhiều hơn?

Đáp: Không có đại nào nhiều?

Hỏi: Nếu các Đại đồng nhau, cớ sau có kẻ năng thấy sắc, có kẻ chẳng thấy?

Đáp: Đều do nghiệp sinh; do nghiệp sinh thuộc về mắt, sức tứ-đại năng thấy sắc, các căn kia cũng vậy.

Hỏi: Nếu do nghiệp sinh, cớ sao chẳng lấy một căn khắp biết các trần?

Đáp: Nghiệp nầy có năm món sai khác: Có nghiệp năng làm nhân thấy, như bố-thí đèn đuốc, được quả báo nhãn căn. Thanh thảy cũng vậy. Vì nghiệp sai khác, nên sức căn cũng khác.

Hỏi: Nếu là sức nghiệp, cần gì nhờ các căn; chỉ cần do sức nghiệp, thì thức năng lấy các trần?

Đáp: Chẳng phải vậy. Hiện thấy không căn thì thức chẳng sinh. Tại vì sao? Vì như kẻ mù chẳng thấy, kẻ điếc chẳng nghe. Trong việc hiện thấy nhân-duyên vô dụng. Đấy chẳng phải nạn vấn vậy. Lại pháp lẽ là như vậy, nếu không các căn, thời thức chẳng sinh. Ngoại trừ tứ-đại thảy, không căn chẳng sinh. Pháp lẽ phải nhờ đây. Lại các căn còn là trang nghiêm thân chúng sinh nữa, cho nên do nghiệp mà sinh. Như vì nghiệp nhân-duyên được lúa, nên lúa sinh; mà cũng nhờ hạt giống rồi mộng, cọng, nhánh, lá thứ lớp mà sinh. Thì việc nầy cũng vậy.

Hỏi: Cớ sao tâm chẳng phải vậy? Như nhãn-thức lấy nhãn làm căn, cũng do diệt tâm thứ lớp; tâm chỉ lấy thứ lớp diệt tâm làm căn, lại không chỗ ở như nhãn thảy các căn, cần phải nói lý do?

Đáp: Nhất định có năm trần, nhất định có năm thức, tâm chẳng phải như vậy. Lại tâm pháp lẽ phải như vậy, chỉ do thứ lớp diệt tâm làm căn, lại chẳng cần thứ gì khác. Như pháp quá-khứ vị-lai tuy không mà ý năng duyên, tâm pháp cũng như thế. Việc nầy cũng như thế. Lại việc nầy cũng đồng với pháp ngươi. Trong pháp ngươi sắc thảy các trần, thức đợi căn mới sinh; đợi thứ lớp diệt tâm, ý thức mới sinh được.

Hỏi: Nếu ý-thức mà không căn ấy, thời nương vào chỗ nào?

Đáp: Nương thân tứ đại.

Hỏi: Cõi vô sắc lại nương ở đâu?

Đáp: Thức ở cõi vô sắc không chỗ nương. Pháp lẽ như vậy, không nương mà trụ. Tại vì sao? Vì căn sai khác, nên ý-thức năng biết có không. Nếu có sắc thì nương, không sắc cũng vẫn năng trụ. Lại các duyên hòa-hợp nên thức mới sinh. Như trong kinh nói: “Nhân ý duyên pháp thời ý thức sinh”. Đấy nương chỗ nào đâu? Đâu phải như người nương vách thảy. Tất cả các pháp đều trụ tự tính.

PHẨM CĂN TỨ-ĐẠI ĐỒNG NHAU THỨ 47

Hỏi: Các ông ngoại-đạo nói năm căn do năm Đại sinh. Sự thật như thế nào?

Đáp: Không phải vậỵ được. Tại vì sao? Vì hư không là không có vậy, việc nầy đã nói rõ. Vậy nên chẳng do năm Đại sinh được.

Hỏi: Các ngoại đạo nói trong mắt hỏa-đại nhiều. Tại vì sao? Vì giống nghiệp nhân vậy. Nhân bố-thí ánh sáng nên được quả-báo mắt. Như trong kinh nói: “Thí áo được sắc, thí ăn được sức, thí xe được vui và thí đèn được mắt.” Vậy nên trong mắt hỏa-đại nhiều. Lại mắt nhờ sáng mới hay thấy, rời sáng thì chẳng thấy. Cho nên biết hỏa đại nhiều. Lại lửa năng soi xa, vì trong mắt có ánh sáng nên năng xa đối sắc. Lại nói người chết mắt về lại mặt nhật. Cho nên nhật là bản tính. Lại mắt nhất định năng thấy sắc, vì sắc thuộc Hỏa nên thấy lại tự tính. Như thế hư không, Địa, Thủy và Phong thảy, tùy theo căn mà lệch nhiều. Người chết nhĩ căn trở về với hư không; tai nhất định năng nghe tiếng, tiếng thuộc hư không. Các căn khác cũng như vậy. Vậy nên các Đại trong căn, lẽ phải có nhiều ít?

Đáp: Ngươi nói giống nghiệp ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì hoặc thấy có quả chẳng giống nghiệp nhân. Như nói bố thí ăn được năm việc quả-báo. Lại như trong mắt sáng nhiều, thời lẽ ra chẳng nhờ sáng bên ngoài như đèn đuốc thảy. Lại như vì mắt nhờ sáng bên ngoài nên gọi hỏa nhiều ấy. Thời trong tay thảy các căn, hư không thảy cũng nên nhiều, chẳng cần nhờ hư không bên ngoài thảy. Mà thật phải nhờ ngoài. Vậy nên lời ngươi nói là phi nhân. Lại nước năng làm lợi ích mắt, như người rửa mắt, mắt liền sáng tỏ, thời lẽ phải nước nhiều? Lại hỏa năng làm suy mắt, như ánh sáng mặt nhật chẳng hạn. Nếu là tự tính, chẳng nên tự hại. Nên biết chẳng phải trong mắt hỏa nhiều vậy. Lại thiên nhãn lìa sáng cũng năng thấy sắc. Vậy nên mắt chẳng phải thuộc hỏa. Lại ánh sáng trong mặt nguyệt cũng được thấy sắc. Nguyệt chẳng phải hỏa tính. Lại nhãn pháp năng như thế. Hoặc có mắt đợi sáng mới năng thấy, có mắt chẳng đợi sáng vẫn thấy: Như mắt được nhân duyên hư không thảy tuy chẳng đến sắc mà năng thấy xa. Nhãn pháp là như thế. Chẳng nên nhớ tưởng phân biệt gọi hỏa đại nhiều. Lại ngươi nói lìa sáng thời chẳng thấy ấy. Nếu lìa hư không, nhớ nghĩ và sắc thời cũng chẳng thấy được. Vậy thời hư không thảy lẽ cũng đều nhiều? Lại chẳng phải tất cả mắt đều nhờ sáng bên ngoài, như loại chim cú-vọ, cú mèo thảy loại thú mèo chồn thảy chẳng nhờ ánh sáng bên ngoài cũng vẫn thấy được. Nên chẳng phải hỏa nhiều. Lại hỏa là soi sáng thường có tướng nóng, mắt đâu phải như vậy? Nếu ngươi nói mắt có ánh sáng năng xa đối với sắc. Việc này đã bị phá, vì mắt không có ánh sáng vậy. Nếu nói trở về mặt Nhật thời mắt là thường? Lại Nhật thảy chẳng phải là căn, mắt làm sao về được. Lại như mặt Nhật chết thời Nhật căn và Nhật lại về chỗ nào? Vậy nên chẳng phải lẽ. Lại nữa, khi ở trên trời chết, mắt về chỗ nào? Vì trên ấy không có mặt Nhật. Lại hư-không là vô-tác, thời chỗ đâu mà về? Lại các căn không đi, vì pháp hữu vi diệt từng niệm niệm một vậy. Lại như ngươi nói “mắt nhất định năng thấy sắc, vì sắc thuộc hỏa trở lại thấy tự tính”. Việc nầy chẳng phải lẽ, vì là nhân vô dụng. Tiếng thuộc hư-không thảy cũng như vậy. Vậy ngươi nói với trong năm căn các Đại lệch nhiều. Việc nầy đã bị phá.

Hỏi: Có luận sư nói: Mỗi căn mỗi tính, vì trong Địa nhiều cầu-na tức nương dựa. Có hương năng phát ra biết hương. Trong Thủy, Hỏa, Phong, vì có vị, sắc và xúc nên năng phát ra biết vị sắc xúc. Sự thật như thế nào?

Đáp: Tôi trước đã nói bất-nhất-định. Trong Địa có hương các vật khác cũng có. Vậy nên là phi nhân. Lại các Đại hiệp lại sinh, chẳng thấy có Địa lìa Thủy thảy. Nếu vì Địa có hương nên năng phát ra biết hương, lẽ cũng phát ra biết sắc thảy,vì trong Địa có đủ bốn cầu na vậy.

Hỏi: Hương chỉ là Địa vì có mũi thuộc Địa nên xúc là năng biết hương?

Đáp: Cầu-na trong địa chỉ là địa. Có mũi lẽ nên biết hết các thứ. Lại nước chỉ có xúc lạnh, lửa chỉ có xúc nóng, lẽ nên lấy lưỡi mắt năng biết, mà thật chẳng có vậy. Lại vì không có đà-la-phiêu tức địa thảy 9 món thời không có căn. Lại lực dụng các căn là cùng với trần hiệp lại mới sinh biết. Hòa hiệp đã bị phá thời không căn dụng. Vậy nên không có một tính là một căn.

PHẨM CĂN VÔ-TRI THỨ 48

Hỏi: Căc căn là đến trần nên biết hay chẳng đến mà biết được?

Đáp: Chẳng phải căn biết được. Tại vì sao? Vì nếu căn năng biết trần thì nên đồng thời biết hết các trần, mà thật không thể được. Cho nên do Thức mới năng biết. Trong ý ngươi hoặc bảo “Căn đợi thức chung biết, vì căn chẳng rời thức mà biết” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì không có một pháp nào đợi các pháp khác mới có sở-tác vậy. Nếu mắt năng biết cần gì đợi thức. Lại như căn năng biết, thời cần nên phân biệt: Đây là căn-nghiệp, đây là thức-nghiệp.

Hỏi: Soi là căn-nghiệp, biết là thức-nghiệp?

Đáp: Đấy chẳng phải phân biệt được thế nào là soi. Trong pháp ngươi Tai thảy các căn chẳng phải hỏa tính, nên chẳng hay soi được. Nếu các căn với thức như đèn nên các căn lại được có soi ấy, như đèn có soi lại có soi nữa. Như vậy vô cùng. Nếu lại không soi ấy chỉ căn năng soi; cũng nên không căn, chỉ thức năng biết. Vậy nên soi chẳng phải căn nghiệp. Lai căn chẳng phải năng biết; như đèn năng soi mà chẳng năng biết; quyết năng làm chỗ nương cho thức, mới gọi là căn nghiệp. Vậy nên chỉ thức mới năng biết chớ chẳng phải các căn vậy. Nếu có thức thời biết, không thức thời chẳng biết. Như có lửa thời nóng, không lửa thời không nóng. Phải biết do lửa có nóng.

Hỏi: Trong kinh nói: “Dùng mắt thấy sắc, chẳng nên lấy tướng. Tai thảy cũng vậy.” Cho nên biết mắt năng lấy sắc. Lại mắt thảy gọi là căn, nếu nó chẳng năng biết sao gọi là căn? Lại trong kinh nói: “Các Đệ-tử Ta, với việc nhỏ nhiệm năng biết như mắt xem thấy”. Nếu mắt chẳng năng thấy, thời các đệ tử Phật không thấy gì cả. Việc nầy không thể được. Vậy nên các căn nhất định năng lấy trần. Lại vì căn lấy trần do thức phân biệt; Vậy thì căn thức khác nhau?

Đáp: Trong kinh Phật tự nói: “Mắt là cửa vì làm cho thấy sắc vậy”. Vậy nên mắt chẳng thấy sắc được, vì mắt là cửa, thức ở trong thấy ra, mới nói mắt thấy.

Hỏi: Cũng nói ý là cửa, vì biết pháp vậy. Nên lấy ý làm cửa, mà nó chẳng phải biết sao?

Đáp: Ý cũng do thứ lớp diệt tâm làm cửa. Vậy nên Ý chẳng năng biết, ý-thức mới năng biết. Lại trong kinh Phật nói: “Mắt muốn sắc đẹp”. Mắt tức là sắc pháp vì không phân biệt, nên không phân biệt, nên thật chẳng biết muốn, thức mới là muốn vậy. Lại như Phật nói: “Sắc là bị biết của mắt”. Thức mới năng biết sắc, mắt thật chẳng biết. Lại người thế-gian, vì thế tục nên mới nói mắt hay thấy, tai hay nghe, Phật cũng nói theo. Tại sao? Chỉ sắc khá thấy, kỳ dự chẳng khá thấy. Phật cũng nói thấy lỗi tham dục thảy. Lại người đời nói hết tháng, Phật cũng nói theo. Như người nghèo cùng mà đặt tên là Phú-Quý, Phật cũng gọi theo. Ý Phật chẳng muốn tranh cãi với người đời, như Ma-già-la mẫu thảy. Vậy nên phải biết đó là tùy theo thế tục ngôn-ngữ, vậy nên Phật mới nói mắt thấy.

Hỏi: Vì sao người đời nói những lời như vậy?

Đáp: Tùy sở nhân mắt biết; với trong nhân nầy nói gọi là thấy. Như nói người kia thấy, người nầy thấy. Như nói người làm tội phước thảy, vì Đức Phật và các Thiên thần thấy. Như nói do mắt bên tả thấy, mắt bên hữu thấy. Lại nói do mặt trời sáng thấy, mặt trăng sáng thấy; hoặc hư-không thấy; hoặc xoay vào trong thấy, hoặc trong cửa nom ra thấy. Như trong việc nấu vật nói: Người nầy nấu, người kia nấu; hoặc nói lấy cỏ củi cây nấu, phân trâu nấu, dầu nấu, bơ nấu, lửa nấu, mặt trời nấu. Sự thật là lửa nấu, các vật kia nương nhờ được tên vậy thôi. Như vậy chỉ có thức năng thấy, mà mắt được hưởng tên. Lại đây là lời bất tận ngữ, lẽ phải nói do cửa mắt thấy sắc. Lại mắt là đồ dụng cụ của người, người là giả-danh tác giả cần có dụng cụ. Lại nhờ nhãn-thức mà thấy, gọi là mắt thấy: Như người ngồi trên giường cười gọi là giường cười. Lại vì mắt buộc nghiệp thức nên trong ấy nói thức nghiệp: Như tay chân thảy buộc ở nơi người, nghiệp ở trong người gọi là nghiệp tay. Lại nhãn thức làm nhân cho mắt, trong nhân nói quả: như nói người nào đó đốt xóm làng nào đó. Như nói ăn vàng, gọi vàng là mạng. Cỏ là trâu dê. Đều là trong nhân nói quả. Như vậy do mắt sinh thức, vì năng thấy sắc nên gọi là mắt thấy. Lại thức gần mắt thấy sắc bèn gọi mắt thấy; như lừa trâu gần nước bèn gọi trâu ở nước. Lại vì mắt nên mới phân biệt nhãn-thức. Vậy nên trong mắt giảm bớt nhãn thức nghiệp, như gậy Bà-la-môn. Lại mắt năng thành nhãn thức, cho nên với trong ấy nói nhãn thức nghiệp, cũng như tốn hao của vật mà gọi người tốn hao; của vật tăng trưởng, mà gọi người tăng trưởng. Lại nhãn thức cùng với mắt hòa hiệp, cho nên năng thấy gọi là mắt thấy. Như cây cùng người mà năng đánh, gọi là cây người đánh. Như màu đen hiệp nhuộm áo, nên gọi là áo đen. Lại các pháp thay đổi nhau mà nói, như nói huệ nghiệp với trong thọ thảy. Lại nên nói do nhãn thức thấy sắc vì trong lời nói bớt vậy nên chỉ nói mắt thấy. Lại như vị dược thạch tùy lãnh một tên.

Người nói nên chẳng năng thấy sao gọi là căn. Nay sẽ đáp: Mắt thảy năm pháp nầy hơn các sắc thảy nên gọi là căn.

Hỏi: Mắt thảy năm pháp cùng các sắc thảy là mười pháp nầy đều chẳng biết trần, như lìa mắt thảy thời thức chẳng sinh, hoặc lìa sắc thảy, thức cũng chẳng sinh, thời có gì gọi là hơn?

Đáp: Vì các căn nên thức có sai khác, gọi nhãn-thức nhĩ-thức thảy, như trống cùng dùi hiệp đánh mà có tiếng, vì trống thắng hơn nên gọi tiếng trống; như đất cùng lúa thảy hiệp mà sinh ruộng, vì lúa thắng hơn nên gọi mộng lúa. Các thức cũng vậy. Tùy nơi chỗ nương, được tên sai khác, chẳng vì cảnh đuyên mà hoặc gọi sắc-thức thời dễ sinh nghi: đấy là nhãn-thức? hay là ý-thức? hay là ý -thức duyên-sắc? Lại trong căn có thức, trong trần không thức. Lại đối với trong mắt thảy sinh tâm ngã-si. Lại chỗ bị thương của thức là căn chứ chẳng phải trần. Lại ở trong danh-số của tự thân là gọi căn cứ chức chẳng phải gọi trần. Lại sở-dụng-cụ của người là căn chứ chẳng phải trần. Lại căn là chúng-sinh-số chứ chẳng phải trần. Lại căn chẳng thông lợi thời thức chẳng sáng tỏ; nếu căn thanh-tịnh thời thức sáng suốt. Lại vì các căn có thượng, trung, hạ, nên thức cũng tùy theo mà có sai khác. Vì các lý do nầy nên gọi là thắng hơn.

Lại căn là chẳng chung, chứ một trần khá được nhiều người chung sở-hữu. Lại căn và thức là một nghiệp quả báo, chứ trần chẳng phải như vậy. Lại căn là nhân, trần là duyên. Tại vì sao? Vì căn khác nên thức mới có sai biệt, chứ chẳng bởi trần vậy; Như giống là nhân, đất thảy là duyên, tùy giống khác nên mới có sai khác. Vì nhân thắng hơn duyên, nên được gọi là căn. Người dẫn nói “Đệ-tử ta với việc nhỏ nhiệm, như mắt xem thấy”. Đấy là lời nói tùy tục. Vì người đời nói trong mắt thấy, nên mới nói như mắt xem thấy. Như Phật nói kệ: Minh-đạt gần trí, như lưỡi biết Vị; lưỡi tuy chẳng biết, chẳng đồng gáo bầu. Ý nói nương nơi lưỡi sinh thiệt thức nên mới nói lưỡi biết vị; nương nơi mắt sinh nhãn thức gọi là mắt thấy. Cho nên nói đệ-tử Phật như mắt xem thấy.

Ngươi nói do căn lấy trần, nhờ thức phân-biệt. Việc nầy đã đáp, vì căn là vô tri vậy. Lại các ngươi cũng chẳng nói căn suy nghĩ biết ngã có tướng sai khác. Vậy nên các căn không thể lấy trần. Lại biết của các người chẳng đợi căn sinh. Tại vì sao? Vì Đại và Ngã thảy, trước có căn mà sau sinh. Lại các Đại các Đế của các ngươi, vì không Bổn-tính vậy, thời lẽ ra đều không có. Bổn-tính của pháp ngươi, biết làm Đại thảy, bổn-tính là pháp không có. Việc nầy đã nói. Vậy thời không căn.


PHẨM CĂN HIỆP LY THỨ 49

Hỏi: Ông nói Thức năng biết chứ chẳng phải căn biết. Việc nầy đã thành. Nay vì là căn trần hiệp nên thức sinh, hay là ly mà sinh ư?

Đáp: Nhãn thức chẳng đợi đến mới biết trần. Tại vì sao? Vì trăng thảy vật xa, cũng khá thấy được; sắc trăng chẳng phải rời trăng mà đi đến. Lại nhờ trống và sáng nên thấy được sắc. Nếu mắt đến sắc thời chặn giữa trống không và sáng như mắt bị đắp miếng thuốc, thời mắt chẳng thấy được. Phải biết nhãn-thức chẳng đến mà biết. Nhĩ-thức hai thứ: hoặc đến nên biết hoặc chẳng đến mà cũng biết.; tai, tiếng kêu do đến nên biết, tiếng sấm chẳng đến mà cũng biết. Còn ba thứ kia đều đến căn mới biết. Tại vì sao? Vì hiện thấy ba thức nầy căn với trần hòa hiệp mới có thể biết được. Ý-căn vì không sắc nên không đến mà biết vì không chỗ nào chẳng đến.

Hỏi: Ông nói nhãn-thức chẳng đến mà biết. Việc nầy chẳng phải lẽ. Tại vì sao? Vì trong mắt có ánh sáng; ánh sáng nầy năng đi thấy sắc. Ánh sáng là vật lửa. Mắt do lửa sinh. Vì lửa có ánh sáng vậy. Lại nếu chẳng đến năng thấy, sao chẳng thấy tất cả sắc ư? Vì nhãn-quang đi bị có ngăn ngại chẳng khắp đến nên chẳng thấy tất cả. Lại trong kinh nói: “Ba việc hòa hiệp nên gọi là xúc”. Nếu chẳng đến làm sao hòa-hiệp. Lại vì năm căn đều là hữu-đối, bởi trần ngăn ngại nên gọi hữu-đối. Trong mũi hương trong lưỡi vị, trong thân xúc, trong mắt sắc và trong tai tiếng nêu chẳng đến thời không ngăn ngại. Lại hiện tại biết sinh trong năm trần. Vậy nên năm thức đến mới năng biết. Nếu chẳng đến năng biết, cũng nên biết sắc quá-khứ vị-lai, mà thật chẳng biết. Lại do nhiều duyên hiệp lại nên biết mới sinh. Vậy nên nhãn-quang đi hiệp cùng trần, vì nhãn-quang đến sắc nên gọi là hòa-hiệp. Tiếng cũng vì đến tai nên mới nghe. Tại vì sao? Vì người ở chỗ xa, nói nhỏ thời chẳng nghe. Nếu tiếng như sắc chẳng đến mà biết, thời nói nhỏ tiếng, đáng lẽ cũng nghe được, mà thật chẳng nghe. Cho nên biết vì đến mới nghe, thời không có xa gần. Lại tiếng vì bị vách ngăn, thời chẳng nghe được. Nếu chẳng đến cũng nghe dù bị ngăn lẽ cũng nghe được. Lại tiếng nghe xa, thời chẳng rõ. Nếu chẳng đến mà nghe, thời không sai khác; Vì đến tai nên có sai khác. Cho nên biết tiếng tăm có đến nên mới nghe được. Lại tiếng thuận gió thời nghe rõ, nghịch gió chẳng rõ. Vậy nên biết có đến mới nghe được. Lại tiếng khá nghe trọn; nếu chẳng đến mà nghe, thời nghe chẳng trọn, như sắc chẳng đến mà thấy nên thấy chẳng trọn. Vậy mới biết tiếng chẳng đồng như sắc. Nếu chẳng đến vẫn nghe là đồng với sắc. Như sắc thấy được một phần, thứ khác cũng đợi có sáng mới thấy. Tiếng lẽ cũng như vậy, mà thật chẳng phải thế. Vậy nên chẳng đến chẳng nghe.

Ông nói tay thảy căn-trần chẳng đến mà biết. Việc nầy chẳng phải lẽ. Thanh, hương, vị và xúc, lẽ phải đi đến căn nếu khiến căn đi, việc nầy chẳng phải lẽ. Vì tai thảy căn không có ánh sáng, chỉ một hỏa-đại có ánh sáng vậy nên chẳng đi. Lại tiếng hoặc bị vật dày đục và nước thảy ngăn, tai cũng vẫn nghe được. Nếu căn có ánh sáng thì không thể như vậy được. Cho nên biết nhĩ-căn không có ánh sáng. Lại tai với trong tối cũng biết trần được. Nếu căn có ánh sáng thời tối không thể biết được. Lại như căn có ánh sáng thời tối không thể biết được. Lại như căn có ánh sáng, đợi phương mới biết, thấy được một phương, không thể đồng thời biết hết các phương; như người hướng về đông, thời thấy sắc phương đông, chẳng thấy các phương khác được. Lại nói ý năng đi, vậy nên đến trần mới biết được. Như trong kinh nói: “Tâm này riêng đi xa vời, ẩn tàng không hình”. Lại tâm nầy tản đi như ánh sáng mặt trời soi. Lại tâm này thường động, như cá mất nước. Lại tâm này vốn theo ý hành thấy. Vậy nên sáu trần đều đến mới năng biết?

Đáp: Ngươi nói ánh sáng đi đến, việc nầy chẳng phải lẽ, Tại vì sao? Vì như người thấy xa thấy gốc cây trụi, nghi cho là người. Nến ánh sáng đến, đâu có sinh nghi. Lại như rất gần mắt thời chẳng thấy được, như mắt đắp miếng thuốc thời đâu thấy được. Dù cho ánh sáng đi, vì rất gần nên cũng chẳng thấy gì được. Lại mắt rời sáng thời không thể thấy, rất gần thời mất sáng. Lại nếu ánh sáng đến kia, cớ sao thấy vật lớn mà chẳng thấy vật nhỏ? Lại trong thảy sắc còn có phương hướng sai khác, nghĩa là sắc phương đông, phương tây, cũng có xa gần sai khác nữa. Nếu mắt đến mới biết, thời không sai khác. Tại vì sao? Vì trong hương, vị và xúc, không có sai khác kia mà. Vậy nên ánh sáng mắt chẳng đến mà biết. Lại ánh sáng mắt nếu đã thấy trước thì cần gì phải đi? Nếu trước chẳng thấy thời đi đến chỗ nào? Lại sắc gần sắc xa đồng thời đều thấy pháp đi lẽ không thể như vậy được. Cho nên ánh sáng mắt chẳng đi. Lại như ánh sáng đi, giữa đường lẽ phải thấy các sắc, mà thật chẳng thấy, nên biết chẳng đi. Lại ánh sáng đi, sáng ấy phải lìa thân, thời chẳng gọi là căn, như ngón tay dứt lìa thân, thời không còn cảm giác thân. Lại chẳng thấy có mắt nào hay bỏ chỗ nương của nó, vì không có giống loại thời chẳng phải chỗ nương. Lại ánh sáng mắt nầy không thể thấy gì thời là không có.

Hỏi: Mắt nầy có ánh sáng, nhưng vì bị ánh sáng mặt trời làm chói nên chẳng thấy, như các ngôi sao trong ánh sáng mặt trời không thể hiện được.

Đáp: Nếu như vậy ban đêm thời lẽ phải thấy chứ?

Hỏi: Sắc pháp cần nhờ sáng bên ngoài mới có thể thấy được đêm không có ánh sáng ngoài, sở dĩ không thấy.

Đáp: Nếu ánh sáng nầy ngày đêm đều chẳng khá được, vậy thời trọn không thấy rồi.

Hỏi: Mèo, chồn, chuột thảy và các loại trùng đi đêm, ánh sáng mắt nó khá thấy mà?

Đáp: Sắc khá thấy nầy trụ ở trong mắt mèo thảy, như sắc sáng trùng đom đóm là ở tại thân, chứ chẳng phải ánh-sáng vậy.. Lại như trùng đi đêm trong tối nó hay thấy mà người chẳng thấy được. Vậy thời chỉ các loài ấy có ánh sáng, các vật khác không có. Lẽ của pháp tự-nhiên là vậy. Lại ngươi nói: “Nếu chẳng đến năng thấy, lẽ phải thấy tất cả sắc” ấy. Nếu sắc ở trong cảnh bị biết, thời là thấy được. Như trong kinh nói: “Nếu mắt chẳng hư, sắc ở cảnh biết, như vậy thì thấy”.

Hỏi: Thế nào gọi là cảnh biết?

Đáp: Tùy theo lúc sắc và mắt hiệp lại gọi là cảnh biết.

Hỏi: Nếu mắt chẳng đến, đâu có lúc hiệp?

Đáp: Việc nầy cũng đồng như ngươi nói mắt đi đến sắc; hoặc có năng thấy, hoặc chẳng năng thấy: như mắt đi đến mặt nhật năng thấy vầng nhật mà chẳng thấy nhật nghiệp. Tôi cũng nói như vậy; mắt tuy chẳng đi nếu sắc ở trong cảnh biết vậy là năng thấy, nếu chẳng ở cảnh biết thì chẳng thấy được.

Hỏi: Ánh mắt đi xa, vì thế lực cùng tột nên chẳng thấy nhật nghiệp?

Đáp: Nếu vì thế cùng tột, nên chẳng thấy nghiệp nhỏ ấy, chứ vầng nhật lượng to, tại sao chẳng thấy? Việc nầy chẳng phải lẽ. Lại nếu ánh sáng đến kia năng thấy ấy, cớ sao xa thấy vầng nhật mà chẳng thấy các làng nước gần Ba-liên-phất ư? Nếu trong ý ngươi cho rằng các làng Ba-liên-phất thảy chẳng ở cảnh biết nên chẳng thấy ấy, thì tôi cũng cho mắt chẳng đến, cũng vì sắc chẳng ở cảnh biết cho nên chẳng thấy được.

Hỏi: Đã hiểu các sắc ở cảnh biết nên mới thấy. Nay tại vì sao thấy được và tại sao chẳng thấy được?

Đáp: Vì đời ngăn nên chẳng thấy, như sắc quá-khứ vị-lai; vì chói quá nên chẳng thấy, như ánh sáng mặt nhật che các ngôi tinh tú và các ánh sáng ngọc lửa thảy; vì chẳng hiển-hiện nên chẳng thấy được. Vì cõi hơn nên chẳng thấy, như mắt Sơ-thiền chẳng thấy mắt Nhị thiền. Vì tối ngăn nên chẳng thấy, như tối trong bình. Vì thần lực nên chẳng thấy, như thân các loài quỷ. Vì dày dục nên chẳng thấy như sắc bên kia núi. Vì xa nên chẳng thấy, như các thế giới; vì rất gần nên chẳng thấy, như tự nhắm mắt; vì thứ lớp chưa đến nên chẳng thấy, như vi-trần trong ánh sáng thấy được, ngoài sáng thì chẳng thấy. Vì nhỏ nhiệm nên chẳng thấy, như góc cây trụi giống người chẳng phân biệt được.Vì giống nhau nhiều nên chẳng thấy, như trộn một hột gạo vào trong đống gạo lớn; Và như một con chim bay vào trong bầy chim. Trái lại với trên thì gọi là ở trong cảnh bị biết.

Hỏi: Sao là gọi mắt hư?

Đáp: Gió, nóng, lạnh thảy các bịnh làm hư: Như vì gió hư mắt thời thấy các sắc xanh đen xoay quanh; nếu vì nóng hư mắt thời thấy các sắc vàng đỏ lửa hừng; nếu vì lạnh hư mắt thời thấy nước ao nhiều sắc trắng, nếu như nhọc hư mắt thời thấy các gốc cây lay động; mệt mỏi hư mắt thời thấy sắc chẳng rõ. Đem tay dụi vào một mắt thời thấy hai trăng. Bị các loài Quỉ bắt thời thấy việc quái lạ. Vì sức tội nghiệp thời thấy ác sắc. Vì sức phước nghiệp thời thấy sắc tinh diệu. Vì khí nóng hư mắt thì thấy các sắc đỏ hừng. Lại vì chúng-sinh được mắt chẳng hoàn-toàn nên thấy chẳng đầy đủ. Lại mắt sinh da mù che nên chẳng rhấy. Hoặc căn mắt hư nên chẳng thấy. Đấy gọi là mắt hư. Với trái lại trên, gọi là chẳng hư. Tai thảy các căn cũng cần theo nghĩa này mà phân biệt.

Hỏi: Đã hiểu năm trần ở trong cảnh bị biết mới biết được. Pháp trần thế nào gọi chẳng ở cảnh biết?

Đáp: Vì Bực trên nên chẳng biết, như tâm kẻ sơ-thiền chẳng biết pháp Nhị-thiền trở lên; vì căn thù-thắng nên chẳng biết, như tâm kẻ độn-căn chẳng biết pháp trong tâm kẻ lợi-căn: vì người thù thắng nên chẳng biết, như Tu-Đà-Hoàn chẳng biết pháp trong tâm Tư-Đà-Hàm. Lực có sai khác nên chẳng biết, như có ý-thức mà vô-lực đối với Pháp ấy, bởi vì ý-thức chăng biết pháp nầy; như nhiếp-tâm thời ý-thức biết đối với pháp ấy, bởi vì ý thức chẳng biết pháp nầy; như nhiếp tâm thời ý thức biết được pháp; loạn tâm ý thức không thể biết được. Như ý-thức Bích-Chi-Phật biết được pháp, mà ý-thức Thanh-Văn không thể biết được; ý-lực Phật biết được pháp, mà ý-lực Thanh-Văn và Bích-Chi-Phật không thể biết được. Như pháp thượng phẩm, ý thức hạ phẩm không thể biết được. Lại vì pháp trần nhỏ nhiệm nên không thể biết được, như trong A-Tì-Đàm nói “Những tâm nào khá nghĩ? Nghĩa là trước đã từng trải dùng qua rõ ràng khá nghĩ. Chẳng phải chẳng dùng qua, như việc người chết sống”. Pháp trước đã có dùng là năng nghĩ, mà chưa từng dùng thời không nghĩ được. Thánh-nhân hoặc đã dùng qua, hoặc không từng dùng qua, thảy đều năng nghĩ biết, vì sức Thánh-trí vậy. Lại vì thắng trần nên biết như dùng tâm cõi sắc, biết pháp cõi Dục. Lại vì điên đảo ngăn nên chẳng biết, như thân kiếm duyên ngũ-ấm chẳng thấy vô ngã, vô thường, khổ cũng như vậy. Lại vì sức mạnh ngăn nên chẳng biết như người độn-căn bị kẻ lợi căn ngăn, nên khiến tâm chẳng biết. Cùng với trên trái nhau, gọi là ở trong cảnh biết.

Hỏi: Thế nào gọi ý hư?

Đáp: Điên cuồng Quỉ bắt, kiêu-mạn, buông-lung, thất tâm, hoặc say rượu, hoặc bị thuốc mê muội loạn tâm. Hoặc có tham giận thảy các món phiền-não xí-thạnh, buông lung hư tâm, như thuật Bà-già, thợ bắt cá vậy; hoặc bị bịnh na-nhã-bà, năng phá hư tâm. Lại như già bịnh chết cũng năng phá hư tâm. Nếu tâm tại trong thiện pháp, hoặc chẳng ẩn-chìm trong vô-ký pháp, gọi là chẳng hư. Vì những nhân-duyên như vậy, dù có trần cảnh, cũng chẳng biết được. Cho nên ngươi nói “Nếu chẳng đến năng thấy, cớ sao chẳng thấy tất cả sắc” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Lại ngươi nói “Ba việc hòa hiệp nên gọi là xúc” ấy. Tùy theo khi căn biết trần, thời gọi là xúc, bất tất phải đến nhau. Tại vì sao? Vì ý-căn cũng ba việc hòa-hiệp. Trong ấy chẳng vì đến nhau, mới gọi là xúc. Lại ngươi nói “Vì đến nhau, nên gọi hữu đối” ấy. Việc nầy chẳng phải lẽ. Vì đã nói chẳng phải tướng đối vậy. Lại ngươi nói hiện tại sinh biết ấy.

Thức thứ sáu cũng có, nhưng chỉ biết hiện tại, như tha-tâm-trí. Lại ngươi nói các duyên hiệp nên biết sinh ấy. Trong ý-căn thứ sáu đã đáp. Nghĩa là tùy khi biết trần, gọi là hòa hiệp, lại do ý duyên pháp, ý thức sinh. Lời nói ấy là chỉ cho biết trống không, vì chẳng đi đến vậy. Lại vì quyết định vậy, nên gọi là hòa hiệp. Nhãn-thức chỉ nương mắt, chẳng nương gì khác cũng chẳng phải không nương, chỉ duyên sắc, chẳng duyên gì khác, cũng chẳng phải không duyên. Cho nên ý thức cũng là như vậy.

Thành Thật luận hết quyển 4.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]