Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần Sáu: Thực hành chỉ quán

18/11/201018:11(Xem: 9175)
Phần Sáu: Thực hành chỉ quán

 

 

PHẦN SÁU
THỰC HÀNH CHỈ QUÁN

 

Thực hành Chỉ Quán có hai cách:

Trong lúc tọa thiền
Theo duyên đối cảnh.

1. Thực hành Chỉ Quán trong lúc tọa thiền:

Mặc dầu trong bốn oai nghi đều có thể thực hành Chỉ Quán được, nhưng trong lúc tọa thiền là thuận lợi hơn cả. Cho nên ở đây chỉ nói riêng cách thực hành trong lúc tọa thiền.

Cách này, tóm tắt có Năm phương pháp:

Phương pháp thứ Nhất:

Thực hành Chỉ Quán để đối trị những thô phù loạn động trong lúc ban?â?u. Ng???i thực hành khi mới tọa thiền, thấy tâm thô loạn thì cần phải thực hành Chỉ để phá trừ, nếu phép Chỉ không pha? được thì nên thực hành phép Quán.

Thực hành phép Chỉ có ba thứ:

a)Buộc tâm vào một cảnh, như chuyên chú tâm vào đầu đỉnh mũi hay vào phía trong rốn. để cho tâm không tán loạn, như trong Kinh dạy: "Buộc tâm không phóng dật như dùng xiềng buộc khỉ".

b)A?p dụng Chỉ để chế phục tâm, nghĩa là khi tâm khởi lên thì liền chế phục, không cho buông lung tán loạn, như torng kinh dạy: "Tâm làm chủ năm Căn, vì thế cần phải chế phục Tâm". Hai thứ trước đây đều là sự tướng dễ hiểu, không cần phân tích.

c)Thực hành phép Thế chân chỉ, nghĩa là theo tâm nghĩ cái gì, đều biết các pháp do nhân duyên sanh, không có tự tánh, nên tâm không chấp trước. Tâm không chấp trước thì vọng niệm dừng nghi?, nên gọi là Chỉ. Hành giả trong lúc mới bắt đầu tọa thiền thường theo tâm nghĩ đến tất cả các pháp, niệm nệm không an trụ, tuy dùng phép Thế chân chỉ trên kia mà vọng niệm không dừng nghi? thì nên trở lại quán tâm: Tâm quá khứ đã diệt, tâm hiện tại không dừng, tâm vị lai chưa đến, xét cùng trong ba đời, rõ ràng không nắm được cái gì là tâm. Không nắm được cái gì là tâm thì tất cả các pháp đều không tồn tại. Người tu hành tuy quán cái tâm khơng an trụ, thật không có gì, nhưng lại không phải từng sát na, từng sát na không nhận biết có niệm khởi lên.

Hành giả lại quán tâm niệm đó, do trong có sáu căn, ngoài có sáu trần, đối đãi v??i nhau nên có sáu thức sanh ra. Căn trần chưa đối đãi thì thức vốn không sanh. Quán sự khởi sanh như thế, quán sự hoại diệt như thế, thì biết sinh diệt chỉ là danh từ, chỉ là giả lập. Khi tâm sinh diệt đã diệt, bản tính tịch diệt hiện tiền rốt ráo không có gì, thì khế hợp với đạo lý không tịch, và cái tâm tự dừng nghỉ. Luận Khởi tín nói rằng: "Nếu tâm buông lung tán loạn thì phải nhiếp thu lại, làm cho an trụ nơi chánh niệm". Chánh niệm đó, tức là biết chỉ có tâm, không có cảnh giới bên ngoài và chính cái tâm đó cũng không tự tướng, niệm niệm dời đổi, không thể nắm được. Song người bắt đầu tu học, chưa dễ an trụ liền nơi chính niệm, nếu đè nén quá phần, bắt tâm an trụ thì dễ phát điên, do đó phải theo đúng chánh pháp tu tập lâu ngày thì mới an trụ đựơc, cũng như người học bắn, tập luyện lâu ngày bắn mới trúng đích.

Thực hành pháp Quán có hai thứ:

a)Quán để đối trị, như thực hành bất tịnh quán để đối trị lòng tham dục, thực hành quán từ tâm để đối trị lòng sân chành quán giới phân biệt để đối trị ngã chấp, thực hành quán sổ tức để đối trị tâm tán loạn.

b)Chánh quán, quán các pháp đều do nhân duyên giả dối sinh ra. Các pháp duyên sanh như huyễn, không có tự tánh, đó là thật

tướng. Rõ được nơi cảnh sở quán tất cả đều rỗng không, thì tâm năng quán không khởi lên, như trong Kinh có bài Kệ:

Các pháp không bền chắc,

Thường chỉ ở trong niệm;

Đã nhận hiểu chính không,

Thì không còn tưởng niệm.

Phương pháp thứ nhì:

Thực hành Chỉ Quán để đối trị bệnh trầm và phù của tâm. Hành giả trong lúc tọa thiền, tâm lại mờ tối, bế tắc không tỏ, hoặc muốn thiếp ngủ thì lúc bấy giờ nên áp dụng pháp quán để soi tỏ. Nếu trong lúc tọa thiền, tâm lại thô phù lay động không yên, thì nên áp dụng phép Chỉ để ngăn chận lại. Cốt yếu là hành giả cần phải biết bệnh và dùng thuốc đối trị cho dúng không nên dùng càng, trái với bệnh thì có hại.

Phương pháp thứ ba:

Theo phương tiện để thực hành Chỉ Quán. Hành giả trong lúc tọa thiền, tuy đã áp dụng quán đối trị bệnh trầm, nhưng tâm vẫn không yên lặng, sáng suốt và không có kết quả, thì nên thử áp dụng phép Chi?, nê?u th??c hành phép Chỉ mà thân tâm được yên lặng thì biết là cần phép Chỉ để đối trị bệnh. Nếu trong lúc tọa thiền, tuy đã áp dụng phép Chỉ đối trị bệnh phù động, nhưng tâm vẫn không an trụ và không có kết quả, thì nên thử thực hành phép Quán, nếu dùng phép Quán mà tâm được yên ổn thì biết là cần phép Quán, do đó phải dùng phép Quán để trị bệnh. Đó là lược nói tùy theo hoàn cảnh mà áp dụng pháp môn Chỉ-Quán. Cốt yếu nên xét rõ cần pháp nào mà thân tâm được yên ổn thì theo đó mà áp dụng.

Phương pháp thứ tư:

Thực hành Chỉ Quán để đối trị những tâm niệm vi tế trong định. Hành giả trước đã dùng Chỉ Quán đối trị, phá trừ những thô loạn, thô loạn đã dừng nghỉ thì được nhập định, do định tâm vi tế nên cảm giác thân thể không tịch, chịu sự khoái lạc. Lúc đó, hoặc tâm quá mãnh lợi, có thể dùng tâm vi tế chấp những lý thiên lệch tà ngoại, nếu không biết ngăn đón tâm ấy, trừ diệt hư vọng thì sinh lòng tham trước, mà đã tham trước thì chấp đó là thật. Ngược lại, nếu biết là hư giả không thật, thì những phiền não, ái kiến không sinh, ?o? la? th??c hành phép Chỉ. Nếu đã áp dụng phép Chỉ nhưng tâm vẫn còn vướng mắc những ái kiến không thôi, thì nên thực hành phép Quán, quán cái tâm vi tế trong định, nếu không thấy cái gì là tâm vi tế trong định thì không chấp trước những kiến chấp trong định. Không chấp trước những kiến chấp torng định đó thì ái kiến dứt sạch, đó là thực hành phép Quán.

Phương pháp tu tập Chỉ Quán trong lúc này cũng như trước kia, chỉ có khác là tâm vi tế vướng mắc những kiến chấp trong định mà thôi.

Phương pháp thứ năm:

Thực hành Chỉ Quán để cân bằng Định, Tuệ.

Hành giả trong lúc tọa thiền, hoặc nhân thực hiện phép Chỉ, hoặc nhân thực hiện phép Quán mà vào thiền định, tuy được vào thiền định mà không có quán tuệ thì chỉ là si định, không đoạn trừ kiết sử. Lúc bấy giờ cần áp dụng pháp quán để cho định tuệ cân bằng thì mới đoạn được kiết sử, chứng các pháp môn. Hành giả trong lúc tọa thiê?n, nhân th??c hiện pháp quán mà tâm được khai ngộ trí tuệ rõ ràng; do đó không thể cắt ly sinh tử. Lúc bấy giờ nên áp dụng phép Chỉ, do thực hành phép Chỉ thì sẽ được định tâm, như ngọn đèn trong phòng kín phá trừ được bóng tối, soi tỏ được các vật. Đó là pháp môn Chỉ Quán làm cho Định Tuệ cân bằng.

Hành giả trong lúc toạ thiền, khéo dùng Năm phương pháp Chỉ Quán trên đây. Lúc áp dụng Chỉ, lúc áp dụng Quán, hợp với hòan cảnh, nên biết rằng người đó đã khéo tu Phật Pháp, mà đã khéo tu Phật Pháp thì quyết không bỏ luống một đời.

2. Theo duyên đối cảnh mà thực hành chỉ quán:

Theo duyên là theo cái duyên của sáu việc: đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc và nói năng. Đối cảnh là đối với sáu cảnh trần: sắc, thinh,hương, vị, xúc và pháp. Trong mười hai việc đó, hành giả đều có thể theo duyên, đối cảnh mà thực hành Chỉ Quán.

Theo duyên gồm có sáu việc:

a) Đi - trong lúc đi, hành giả nên nghĩ rằng: ta nay vì việc gì mà muốn đi? Nếu vì bị phiền não sai khiến hoặc vì những việc bất thiện và vô ký thì không nên đi. Ngược lại, nếu vì việc thiện, có lợi ích cho người như các pháp sự thì nên đi. Nếu trong lúc đi, hành giả nhận biết nhân có đi mà có tất cả các pháp trong lúc đi đều không thể nắm giữ được, thì vọng niệm dừng nghĩ, đó là hành pháp Chỉ. Nếu trong lúc đi khởi niệm rằng, do tâm làm tho thân thể cử động nên có bước tới, gọi đó là đi, nhân cái đi ấy mà có tất cả các pháp thiện ác, rồi trở lại quán cái tâm đi, không thấy có tướng mạo gì, quán người đi, các việc đi và tất cả các pháp rốt ráo đều không tịch, đó là thực hành pháp Quán.

c)Đứng - trong lúc đứng, nên khởi niệm rằng: ta nay vì việc gì màmuốn đứng? Nếu vì bị các phiền não sai khiến, hoặc vì các việc bất thiện, vô ký thì không nên đứng. Nếu vì những việc thiện có lợi ích thì nên đứng. Nếu trong lúc đứng, biết được nhân có đứng mà có tất cả các pháp thiê?n a?c, ro? biê?t ca?i tâm ???ng, va? tâ?t ca? ca?c pha?p trong lúc đứng đều không thể nắm giữ được, thì vọng niệm dừng nghỉ, đó là hành pháp Chỉ. Còn pháp Quán thì nên khởi niệm rằng: do tâm dừng cái thân lại nên gọi là đứng, nhân có đứng mà có tất cả các pháp thiện ác, rồi trở lại quán cái tâm đứng, không thấy tướng mạo, cho đến người đứng, việc đứng tất cả các pháp đều rốt ráo không tịch, đó là thực hành pháp Quán.

c) Nằm - trong lúc nằm, thì nên nghĩ rằng: ta nay vì việc gì mà muốn nằm? Nếu vì những việc bất thiện như phóng dật.. thì không nên nằm, nếu vì điều hòa thân tứ đại thì nên nằm như Sư tử vương. Nếu trong lúc nằm, nhận biết nhân có nằm nên có tất cả các pháp thiện ác và sự thật tất cả các pháp đều không có tự tánh, không thể nắm giữ được, thì vọng niệm không sanh khởi, đó là thực hành pháp Chỉ. Còn pháp Quán thì nên nghĩ rằng, do sự mệt mỏi nên hóa tối tăm, buông lung sáu tình, do đó mà có tất cả các pháp thiện ác, rồi trở lại quán cái tâm nằm, không thấy chướng ngại, cho đến tất cả các pháp thảy đều rỗng không, vắng lặng, đó là thực hành pháp Quán.

d) Ngồi - trong lúc ngồi, nên khởi niệm rằng: ta nay vì việc gì mà muốn ngồi? Nếu vì các phiền não, các việc bất thiện, vô ký thì không nên ngồi, nếu vì việc thiện có lợi ích thì nên ngồi. Trong lúc ngồi, nếu nhận biết nhân có ngồi mà có tất cả các pháp thiện ác, rồi rõ biết cả các pháp đều giả dối, không thật, thì vọng niệm không sanh, đó là áp dụng pháp Chỉ. Còn pháp Quán thì nên nghĩ rằng, do tâm mới có ngồi, mới có tất cả các pháp thiện ác, rồi trở lại quán cái tâm ngồi, không thấy tướng mạo, cho đến quán tất cả các pháp đều rốt ráo vắng lặng, đó là thực hành Quán.

e) Làm việc - trong lúc làm việc cũng nên nghĩ rằng: ta nay vì việc gì mà muốn làm việc? Nếu vì những việc bất thiện, vô lý thì không nên làm, nếu vì những việc thiện, có lợi ích thì nên làm. Trong lúc làm mà nhận biết được nhân có làm nên có tất cả các pháp thiện ác, sự thật không nắm giữ được một pháp nào thì vọng niệm không sanh, đó là thực hành pháp Chỉ. Còn pháp quán thì nên nghĩ rằng, do tâm vận động cái thân làm ra các việc, do đó có tất cả các pháp thiện ác, rồi trở lại quán cái tâm làm việc, không thấy tướng mạo, cho đến các pháp đều rốt ráo rỗng không, vắng lặng, đó là thực hành Quán.

g) Nói - trong lúc nói thì nên nghĩ rằng: ta nay vì việc gì mà muốn nói? Nếu vì phiền não sai khiến hay để bàn luận những việc bất thiện, vô ký thì không nên nói. Nếu vì những việc lành, có lợi ích thì nên nói. Nếu trong lúc nói nhận biết nhân có nói nên có tất cả các pháp thiện ác, rõ biết tâm nói và tất cả các pháp thiện ác, phiền não trong lúc nói, đều là hư huyễn không thể nắm giữ được thì vọng niệm dừng nghỉ, đó là thực hành pháp Chỉ. Còn phép quán thì khởi niệm rằng: do tâm cổ động hơi thở, chạm đến yết hầu, môi, lưỡi, răng, hàm. nên phát ra tiếng nói và nhân có tiếng nói, nên có tất cả các pháp thiện ác, rồi trở lại quán cái tâm nói, không thấy tướng mạo, cho đến người nói và tất cả các pháp trong lúc nói đều rốt ráo, vắng lặng, ?o? la? th??c hành pháp Quán.

Sáu phép Chỉ Quán nầy đều theo Duyên mà dùng, mỗi mỗi đều có năm ý tu tập như khi tọa thiền thực hành Chỉ Quán.

Còn sáu phép sau đây là đối với Lục trần mà áp dụng Chỉ Quán, gọi là Đối cảnh.

Đối cảnh gồm có sáu trần:

a) Sắc - lúc con mắt thấy sắc, tùy thấy sắc gì xem đó như bóng trăng dưới nước, không chắc thật. Nếu thấy những sắc vừa lòng, không sinh tham ái, thấy những sắc trái ý không khởi tức giận, thấy các sắc bình thường không khởi vô minh, vọng tưởng thì gọi là Chỉ. Khi nghĩ rằng tất cả các tướng thấy được đều rỗng không, vắng lặng, bởi lẽ trong các thức, căn, trần, hư không, ánh sáng kia không có cái gì có thể thấy và có thể phân biệt, chỉ do nhân duyên hòa hợp sinh ra nhãn thức cho đến ý thức nên mới phân biệt các thứ sắc trần, do đó mà có các pháp thiện ác. Rồi trở lại quán tâm biết sắc, không thấy tướng, cho đến các pháp đều rỗng không, vắng lặng, thế gọi là Quán.

b) Thinh - trong lúc tai nghe tiếng, nếu nghe tiếng gì nhận biết cũng như tiếng vang, hư giả không thật, nghe tiếng vừa lòng không khởi lòng tham, nghe tiếng trái ý không sinh lòng giận, nghe tiếng bình thường không đem tâm phân biệt, thì gọi là Chỉ. Nếu phát khởi niệm rằng, tất cả các tiếng đều rỗng không, chẳng có gì, chỉ do căn trần hòa hợp sinh ra nhĩ thức cho đến ý thức, mới có phân biệt, nhân đó nên có các pháp thiện ác.. Đoạn trở lại quán cái tâm nghe tiếng, không thấy tướng mạo, và quán tất cả các pháp rốt ráo không tịch, thế gọi là Quán.

c). Hương - trong lúc mũi ngửi mùi, nếu biết gì và nhận thấy là giả dối không thật, mùi vừa lòng không sanh chấp trước, mùi trái ý không khởi giận hờn, mùi bình thường không sinh tâm phân biệt, thì gọi là Chỉ. Nếu phát khởi niệm rằng, mũi ta ngửi đây là hư giả, không có chân thật, chỉ do căn trần hòa hợp sinh ra tỉ thức cho đến ý thức, nên giả dối phân biệt có các mùi, do đó mà có tất cả các pháp thiện ác, phiền não. Rồi trở lại quán cái tâm ngửi mùi, không thấy tướng và biết được việc ngửi mùi cũng như tất cả các pháp rốt ráo không tịch, thế là Quán.

d)Vị - trong lúc lưỡi nếm vị, nhậnbiết các vị cũng như những vị trong chiêm bao, nếm vị ngon không tham trước, vị dở không chê bai, vị bình thường không khởi vọng tưởng phân biệt, thế gọi là Chỉ. Khi lưỡi nếm vị, phát khởi niệm rằng: cái vị ta nếm đây, sự thật vốn không có gì, vì sao vậy? Vì các vị tự nó không có phân biệt, và ý thức giả dối phân biệt mới thành có vị, nhân đó mà có tất cả các pháp thiện ác, phiền não, rồi trở lại quán cái thức phân biệt các vị, không thấy tướng mạo, cho đến người biết vị và tất cả các pháp đều rốt ráo không tịch, thế gọi là Quán.

e) Xúc - trong lúc thân xúc với trần, nhận biết sự cảm xúc như huyễn, như hóa, không có chân thật, gặp cảm xúc vừa lòng, không khởi tham trước, cảm xúc trái ý không sanh sân hận, cảm xúc bình thường không khởi vọng tưởng phân biệt, thì gọi là Chỉ. Còn nếu khởi niệm rằng: những pháp nhẹ, nặng, lạnh, nóng, rít, trơn... thì gọi là xúc, ngoài đầu, mình, tứ chi thì gọi là thân. Xúc vốn hư giả, thân cũng không thật, chỉ do nhân duyên hòa hợp sinh ra thân thức, rồi ý thức, nên có nhớ tưởng phân biệt các thứ xúc trần, gọi là lãnh thọ xúc trần. Rồi trở lại quán cái tâm biết xúc, không thấy có tướng mạo, cho đến tất cả các pháp đều rỗng không vắng lặng, thì gọi là Quán.

g) Pháp - trong lúc ý thức phân biệt pháp trần, thì phép Chỉ Quán được áp dụng như trong lúc toạ thiền đã nói ở trước, không có gì khác.

Tóm lại, tu tập Chỉ Quán đối với sáu trần thì tùy ý mà sử dụng các phương pháp, mỗi mỗi đều đầy đủ năm ý như đã nói ở trước kia. Nếu hành giả biết áp dụng Chỉ Quán trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, thấy, nghe hay biết, thì nên biết rằng người đó chân thật tu hành đạo lý Đại thừa.

Trong Kinh Đại phâ?m, Phật bảo ông Tu Bồ Đề rằng: Nếu Bồ Tát khi đi biết đi, khi ngồi biết ngồi, cho đến khi mặc áo luôn luôn nhất tâm ra vào thiền định, thì nên biết người đó tu pháp Đại thừa". Người biết tu hành như thế, thì trong tất cả các nơi đều tu hành Đại thừa, thật là tối thắng, tối thượng trong thế gian, không có gì so sánh được.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]