Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh túy Bát Nhã Tâm Kinh

12/10/201202:55(Xem: 11692)
Tinh túy Bát Nhã Tâm Kinh

TINH TÚY BÁT NHÃ TÂM KINH

Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng
Hồng Như chuyển ngữ


TinhTuyBatNhaTamKinh-dalailamaNguyên bản tiếng Anh
THE ESSENCE OF THE HEART SUTRA,
The Dalai Lama’s Heart of Wisdom Teachings
by Tenzin Gyatso, His Holiness the Dalai Lama
translated and edited by Geshe Thubten Jinpa
Wisdom Publications, Boston, 2002
www.wisdompubs.org


Mục Lục
Lời Dịch Giả (bản dịch Việt ngữ)
Lời Nhà Xuất Bản (bản dịch Anh ngữ)
Phần I. Tổng Quan Phật Giáo
Chương 1 Tiến bộ tâm linh
Chương 2 Tôn giáo và thế giới ngày nay
Nhiều giáo thuyết, nhiều đường tu
Bảo tồn truyền thống riêng
Chia sẻ giá trị tinh thần chung
Trau dồi học hỏi từ các giáo thuyết khác
Chương 3 Căn bản Phật giáo
Định nghĩa Phật giáo
Đức Phật
Thời kỳ chuyển bánh xe chánh pháp thứ nhất
Mười hai duyên khởi
Phiền não
Đoạn diệt gốc rễ khổ đau
Chương 4 Phật giáo Đại thừa
Đại thừa
Long Thọ và Đại thừa
Nguồn gốc Đại thừa
Chương 5 Giải thoát khổ đau
Khổ đau và Từ bi
Dung hợp mọi pháp môn
Phần II. Bát Nhã Tâm Kinh
Tâm Kinh dịch nghĩa
Chương 6 Khai kinh
4 􀁡 Tinh Túy Bát Nhã Tâm Kinh
Hệ kinh Bát nhã
Tựa đề và tán dương
Nguồn gốc Tâm Kinh
Nội dung và hình thức
Chương 7 Nhập Bồ tát đạo
Bồ Tát Quan Tự Tại
Thiện nam thiện nữ
Phật tánh
Thật tướng của sự vật
Chương 8 Nội dung thuyết vô ngã
Tâm bồ đề cứu cánh
Thuyết vô ngã
Bốn dấu ấn Phật pháp
Chương 9 Luận về không bát nhã
Nhân vô ngã và pháp vô ngã
Quan điểm của Duy thức
Nghĩa rốt ráo và nghĩa giai đoạn
Quan điểm của Trung quán
Hai hệ phái Trung quán
Tánh không và Duyên khởi
Chương 10 Như thật tri kiến
Chính xác phủ nhận tự tánh của sự vật
Chân đế và Tục đế
Các hệ phái luận giải
Tám đặc tính của không bát nhã
Chương 11 Thành tựu đạo quả
Tánh không của tất cả mọi hiện tượng
Niết bàn
Mật chú Tâm Kinh
Ẩn nghĩa trong Tâm Kinh
Hoan hỷ, tín thọ, phụng hành
Phần III. Đường Đi Của Bồ Tát
Chương 12 Phát tâm bồ đề
L©i nhà xuÃt bän 􀁡 5
Con đường chuyển hóa tuần tự
Bảy điểm nhân quả
Hoán chuyển ngã tha
Tự lợi và lợi tha
“Cho và Nhận
Phát tâm bồ đề
Kết
Phụ Lục 1
Giải thích ý nghĩa của ngôn từ -
luận giải về “Bát Nhã Tâm Kinh”, Jamyang
Gawai Lodro (1429-1503)
Phụ Lục 2
Tâm Kinh bản tiếng Anh
Tâm Kinh - dịch âm hán văn
Tâm Kinh dịch nghĩa
Bản dịch của HT Thích Trí Quang (1923 - )
Bản dịch của HT Thích Trí Thủ (1909-1984)
Bản dịch của TS Thích Nhất Hạnh (1926 -
Bản dịch của HT Thích Thiện Hoa (1918-1973
Thư Mục
Chú Giải
Chú giải cuối sách là của nguyên bản Anh ngữ, đánh số từ 1
đến 44. Chú giải cuối trang là của bản Việt ngữ, đánh số i, ii,
iii... theo từng trang. Ghi chú trong ngoặc đơn là của nguyên
bản Anh ngữ. Ghi chú trong ngoặc vuông [ ] là của bản Việt
ngữ (ngoại trừ phần Phụ lục 1, mọi ghi chú kể cả trong ngoặc
vuông đều là của nguyên bản Anh ngữ).


Lời Dịch Giả
(bản dịch Việt ngữ)




Vào tháng 5 năm 2001 tại MountainView, California, Hoa kỳ, đức Đalai Lama thuyết giảng về Bát Nhã Tâm Kinh. Bài giảng được thâu âm, ghi lại thành sách. Nghĩ lại, chúng ta ngày sống trong thời mạt pháp, cách xa thời Phật tại thế gần ba thiên niên kỷ, vậy mà vẫn đủ duyên lành được nghe hóa thân của Bồ tát Quan Tự Tại thuyết giảng Bát Nhã Tâm Kinh, thật ngoài sức mong cầu. Vì muốn chiasẻ duyên lành hy hữu này đến với Phật tử Việt Nam khắp nơi, đệ tử Hồng Như tận lực chuyển Việt ngữ. Bài giảng tuy ngắn gọn nhưng chuyên chở tinh túy đường tu giác ngộ, Phật tử dù tại gia hay xuất gia, nhập môn hay đã thuần hành, đều sẽ được lợi lạc.

Xin thành tâm cúng dường hai vị thầy hiển mật là HT Thích Trí Quang và Đức Đalai Lama. Thành kính tri ân tất cả các đạo hữu gần xa đã phát tâm duyệt bản thảo. Nương vào bản dịch này, nguyện người đọc nhận được lực gia trì toàn hảo của mười phương Phật đà, mau chóng thành tựu chánh đẳnggiác.


Hồng Như Thubten Munsel

Sydney, Australia





Lời Nhà Xuất Bản
(bản dịch Anh ngữ)

Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựađề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Đại thừa quý giánhất. Phật giáo Đại thừa từ xưa đã rất thịnh hành ở các nước Ấn Độ, Trung Hoa, Tây Tạng, Nhật Bản, Đại Hàn, Mông Cổ, Việt Nam, và nhiều khu vực Trung Đông như vùng đất ngày nay gọi là A Phú Hãn (Afghanistan). Từ hai ngàn năm qua, bài kinh này đã giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống tinh thần của hàng triệu Phật tử, được nhiều người học thuộc, tụng niệm, nghiên cứu, chiêm nghiệm và thiền quán để đạt đến điều mà Phật giáo Đại thừa gọi là Tuệ giác Toàn hảo. Ngày nay, kinh này vẫn thường được đọc tụng, bằng giọng trầm hùng ở tu viện Tây Tạng, với tiếngtrống hòa nhịp ở chùa Nhật Bản, hay du dương trầm bổng ở chùa Trung hoavà Việt Nam.

Kinh này thường được gọi tắt là Tâm Kinh. Qua bao thế kỷ, đã có rất nhiều luận giải nói về ý nghĩa thâm thúy của Tâm Kinh. Trong sách này, đức Đalai Lama sẽ đưa chúng ta về nhìn lại quá trình lịch sử phong phú của các truyền thống luận giải Phật giáo. Lời giảng của đức Đalai Lama sâu rộng đến độ sách này có thể được xem như cánh cửa dẫn vào cốt tủy của Phật giáo Đại thừa.


Xét theo lịch sử Phật giáo, Tâm Kinh thuộc hệ kinh Bát nhã. Theo nhận định của học giả Edward Conze, một nhà nghiên cứu người Âu đã cống hiến phần lớn đời mình cho việc dịch kinh Bát nhã, hệ kinh này có lẽ được viết ra vào khoảng thời gian giữa 100 năm trước Công Nguyên và 600 năm sau Công Nguyên. Xét theo hiển nghĩa, chủ đề chính của các bộ kinh Bát nhã chính là Tuệ giác Toàn hảo, là chứng ngộ thâm sâu về điều mà Phật giáo gọi là tánh không. Ngoài ra, dựa vào lời giảng của đức Đalai Lama và của một vị thầy Tây Tạng sống vào thế kỷ thứ 15 (xin xem phần phụ lục), kinh này còn mang một ý nghĩa sâu kín hơn, một “ẩn nghĩa”, liên quan đến các giai đoạn tu chứng dẫn đến quả vị Phật. Ngoài ra, hai luận giải này cũng chứng minh rằng Tâm Kinh gói trọn ý nghĩa thâm thúy của tâm bồ đề, là tâm nguyện rộng lớn muốn đạt giác ngộ để cứu độ chúng sinh. Nói cách khác, tất cả mọi kinh sách thuộc hệ Bát nhã đều nói về sựkết hợp thâm diệu của Từ bi và Trí tuệ.


Nếu chưa biết nhiều về Phật giáo Đại thừa, độc giả có lẽ sẽ vô cùng thắcmắc không hiểu vì sao một bài kinh với những câu phủ định liên tục như vậy lại có thể trở thành nguồn cảm hứng của nhiều người. Muốn hiểu điều này cần có chút kiến thức về chỗ đứng của ngôn ngữ phủ định trong kinh điển Phật giáo. Ngay từ đầu, một trong những điều quan trọng nhất đối với Phật giáo là làm cách nào cho tâm thôi chấp bám, nhất là chấp vào thực tại cố định của cảnh giới nội tâm và ngoại cảnh.


Theo Phật giáo, khổ đau bắt nguồn từ thói quen bám víu vào tính chất cố định của thực tại, trong khi thật sự không có gì là cố định cả. Thói quen này đã ăn sâu trong tâm, nhất là thói quen bám vào khái niệm về cáitôi. Chính thái độ chấp bám này là gốc rễ của mọi vấn đề lớn của chúng ta khi tiếp xúc với thế giới và con người xung quanh. Và cũng vì thói quen này đã ăn sâu trong tâm thức, nên trừ phi tự mình phá vỡ nhận thức ngây thơ của chính mình về bản thân và về thế giới xung quanh, ngoài ra không còn con đường nào khác để đến với giải thoát chân chính.


Tâm Kinh dứt khoát phủ nhận tự tánh của tất cả, nhất là phủ nhận tự tánhcủa năm uẩn. Tâm Kinh vừa khai triển rộng hơn ý nghĩa của Trí tuệ trongPhật giáo, lại vừa chính là hiện thân của Trí tuệ ấy. Nhìn như vậy sẽ hiểu được vì sao bài kinh Đại thừa ngắn ngủi này lại được tôn kính đến như vậy.


Tâm Kinh vừa có thể giúp thiền quán về tánh không, vừa có khả năng phá tan chướng ngại trên đường tu. Ví dụ, trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, kinh này thường được tụng trước mỗi buổi thuyết pháp. Tôi vẫn thường nhớ lại cảm giác nôn nao ngóng đợi của mình thời niên thiếu, vào những năm đầu thập kỷ 70, mỗi khi nghe tiếng tụng Tâm Kinh cất lên trướcthành phần đông đảo tăng ni và cư sĩ ngay đầu mỗi buổi thuyết pháp của đức Đalai Lama tại Dharamsala Ấn Độ. Lời tụng kết thúc với câu “Nguyện mọi chướng ngại đồng loạt tan biến, ngưng hiện, dẹp yên”, cùng lúc với ba nhịp vỗ tay. Lý do chính là vì phần lớn những gì chúng ta gọi là chướng ngại thật ra bắt nguồn từ thói quen chấp bám vào hiện hữu của chính mình, vào đủ loại khái niệm về tự ngã. Nếu chịu khó suy xét sâu xa, thấy được thực chất mọi việc là Không, khi ấy nền tảng phát sinh ra cái gọi là chướng ngại đó sẽ tiêu tan ngay từ trong cội rễ của tâm thức.Vì vậy mà nói vừa quán tánh không vừa tụng Bát Nhã Tâm Kinh là phương pháp diệt trừ vượt chướng ngại cực kỳ hữu hiệu.


Tôi vô cùng hân hạnh được làm thông dịch viên cho đức Đalai Lama trong buổi giảng Bát Nhã Tâm Kinh. Với vai trò khiêm nhượng của một dịch giả, tôi cảm thấy mình thật may mắn đã được góp chút công sức vào việc giúp đỡ người khác, đặc biệt là giúp hàng triệu Phật tử trên toàn thế giới tìm hiểu thêm về ý nghĩa thâm thúy của bài kinh quí giá nhiệm mầu này.


Cuốn sách trong tay các bạn được thực hiện nhờ công lao của rất nhiều người. Đầu tiên và trên hết, tôi xin bày tỏ tấm lòng tôn kính sâu xa củamình trước đức Đalai Lama, hiện thân sống động của Phật pháp. Tôi xin cảm tạ Hội Bảo Tồn Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa (FPMTi), đặc biệt cảmtạ Lama Zopa Rinpoche, là vị thầy đỡ đầu các trung tâm FPMT, và Đất Phật Dược Sư đã đứng ra tổ chức buổi giảng Tâm Kinh của đức Đalai Lama tại Moutain View ở Cali, Hoa kỳ.


Nội dung cuốn sách này phần lớn thuộc về bài giảng lần đó, bổ sung thêm với buổi nói chuyện về Tâm Kinh của đức Đalai Lama vào năm 1998 tại Pittsburgh, Pensylvania, Hoa kỳ, dưới sự tài trợ của Three Rivers Dharma. Tôi xin cảm tạ Patrick Lambelet đã bỏ công duyệt sách này lần đầu; Gene Smith đã tìm ra bản Tạng ngữ của luận giải Jamyang Galo; DavidKittelstrom và Josh Bartok tại nhà xuất bản Wisdom Publications đã giúpcho câu văn Anh ngữ trong sách này được rõ ràng mạch lạc. Nguyện đem công đức đến từ nỗ lực này hướng về khắp tất cả, cho khổ đau vơi bớt, vàcho loài người biết tạo dựng một thế giới an lạc hòa bình hơn.


Thupten Jinpa,

Montreal, 2002


XEM CHI TIẾT NỘI DUNG PHIÊN BẢN PDF

TINH TÚY BÁT NHÃ TÂM KINH - Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng - Hồng Như chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]