Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Căn bản đức hạnh

30/05/201111:50(Xem: 9882)
Căn bản đức hạnh
Dalai Lama
CĂN BẢN ĐỨC HẠNH

Trái tim thánh thiện, tâm tư tỉnh thức, nguyên nhân hạnh phúc
và những nguyên tắc cản bản khác của Đạo Phật.

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 06/04/2011

Tôi tin rằng tất cả mọi người có cùng bản chất tự nhiên. Ở những mức độ tinh thần cảm xúc,chúng ta giống nhau. Tất cả chúng ta đềucó khả năng để trở thành những con người hạnh phúc cùng dễ thương và chúng ta cũng có khả năng để trở nên những con người rất tệ hại và tai hại. Khả năng giống nhau cho những thứ này hiện diện trong tất cả chúng ta; vấn đề quan trọng là cố gắng để thúc đẩy những khía cạnh tích cực và lợi ích và cố gắng tiết chế những phương diện tiêu cực. Những phương diện tiêu cực sẽ đem đến kinh nghiệm khốn cùng một cách không thể tránhkhỏi. Trước mắt chúng ta có thể đón nhận một sự hài lòng nào đấy, nhưng về lâu về dài sự tiêu cực luôn luôn sẽ đem đến những kinh nghiệm bất toại. Nói cáchkhác, những điều tích cực luôn luôn mang đến sức mạnh nội tại cho chúng ta. Với nội lực, sẽ có ít sợ hãi hơn vàtự tín vững vàng hơn. Với sức mạnh nội tại, sẽ dễ dàng hơn để mở rộng cảm nhận ân cần của chúng ta đến người khác mà khôngcó bất cứ cản trở nào, cho dù là tôn giáo hay văn hóa, v.v… Do thế, điều rấtquan trọng là nhận ra khả năng này đối với vấn đề tốt và xấu cùng để phân tíchmột cách cẩn thận.

Đây là những gì chúng tôi gọi là sự khuyến khích những giá trị nhân bản sâu sắc hơn. Giá trị nhân bản sâu sắc hơn là từ bi – một cảm nhận của sự chăm sóc và dâng hiến cho người khác. Những phẩm chất đức hạnh cốt yếu nhân bản là cần yếu, và không cóchúng, chúng ta không thể là những người hạnh phúc. Đây là điều gì đấy rất quan trọng cho dù chúng ta là những người có tin tưởng hay không tin tưởng trong bất cứ một niềm tin tôn giáo nào.

Trong loài người có một số người mà khí chất tinh thần thích hợp với niềm tin tôn giáo, và việc sử dụng niềm tin tôn giáo để thúc đẩy những giá trị căn bản củanhân loại là điều gì đấy rất tích cực.Những tôn giáo khác biệt quan trọng của thế giới một cách căn bản cócùng thông điệp, thông điệp của từ ái, bi mẫn và tha thứ. Những phương pháp để thúc đẩy những điều nàycó thể khác nhau, nhưng khi những truyền thống này ít hay nhiều hướng đến cùngmột mục tiêu – mà đấy là một đời sống hạnh phúc hơn, trở nên một người từ bi hơnvà một loài người từ bi hơn – thì nhữngphương pháp khác nhau không biểu hiện một vấn nạn. Đạt đến thân chứng tối hậu mới là những gìquan trọng.

Thực Hiện Giáo Huấn

Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Trong cách này, chúng ta mới có thể có những kinh nghiệm nào đấy, và vớicác kinh nghiệm này chúng ta sẽ đi đến hiểu biết giá trị sâu xa hơn. Sự thực hành là rất cần yếu.

Nếuchúng ta không nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện giáo huấn vàotrong đời sống hằng ngày của chính chúng ta qua thực hành, thì sẽ có một hiểm họacủa việc theo đuổi một ấn tượng thông thường hay hình thức sáo rỗng. Thí dụ, khi người ta nói về Ki Tô Giáo, hìnhtượng đầu tiên mà người ta nghĩ đến là một thánh giá to tướng bên trong thánhđường hay nhà thờ. Có lẻ, khi ai đấy nóivề Đạo Phật, biểu tượng mà chúng ta nhận thấy là một Đức Phật tĩnh tọa bêntrong một Phật điện khổng lồ của chùa viện. Đặc biệt, khi người ta nói về Phật Giáo Tây Tạng, có lẽ quý vị sẽ cảm nhậnấn tượng của một tu sĩ cầm một cái trống hay chập chỏa; có thể người ta nghĩ vềmột tu sĩ đeo một mặt nạ trông kỳ dị. Đây là những gì mà chúng tôi muốn nói về một ấn tượng thông thường hayhình thức khuôn sáo. Có một loại nguy hiểmnào đấy trong điều này.

Khingười nào đấy đề cập đến Đạo Phật, đặc biệt về Phật Giáo Tây Tạng, quý vị phảicó một cảm nhận về lòng vị tha, lòng vị tha vô hạn, và một sự thấu hiểu về tínhkhông hay thực tại tối hậu. Chúng ta phảitrau dồi những nhận thức của chúng ta để khi chúng ta suy nghĩ về Đạo Phật TâyTạng, những hình tượng đầu tiên trong tâm thức chúng ta là những khái niệm nhưlòng vị tha, lòng từ bi phổ quát, và sự thấu hiều về bản chất sâu xa củathực tại. Đây là loại nhận thức mà chúng ta phải trau dồi.

Bốn Chân Lý CaoQuý

Nhưquý vị có thể nhận thức, cốt lõi giáo huấn của Đức Phật được đặt trên sự hiểubiết về Bốn Chân Lý Cao Quý. Bốn Chân LýCao Quý là nền tảng của Đạo Phật. Đây lànhững sự thật về khổ đau, nguồn gốc của nó, khả năng chấm dứt khổ đau, và conđường đưa đến sự chấm dứt khổ đau.

Giáohuấn về Bốn Chân Lý Cao Quý được đặt nền tảng trong kinh nghiệm của con người. Nền tảng sự tồn tại của con người là khát vọngcăn bản cho sự tìm cầu hạnh phúc và xa tránh khổ đau. Hạnh phúc mà chúng ta khao khát và khổ đau màchúng ta lãng tránh được mang đến như một kết quả của nguyên nhân và điều kiện(nhân duyên). Sự thấu hiểu cơ cấu nhânquả của khổ đau và hạnh phúc là những gì mà Bốn Chân Lý Cao Quý đề cập đến.

Đểthấu hiểu cơ cấu này, Đạo Phật phân tích những khả năng đa dạng của nhân quả. Thí dụ, người ta có thể tranh luận rằng nhữngtrải nghiệm của chúng ta về khổ đau và hạnh phúc xảy ra mà không có lý do gì,không có một nguyên nhân nào. Đó là mộtkhả năng đã bị phủ nhận trong giáo lý nhà Phật. Cũng có một khả năng là những trải nghiệm của chúng ta được tạo nên haylàm ra bởi một thần thánh siêu nhiên nào đấy.Khả năng này cũng bị bác bỏ trong Đạo Phật. Cũng có một khả năng của một nguyên lý cơ bảnvề một loại vật chất nguyên sơ nào đấy mà có thể là căn nguyên cho nguồn gốc tấtcả mọi thứ và sự kiện. Điều này cũng bịloại bỏ trong Đạo Phật.

Đãphủ nhận tất cả những khả năng siêu hình này, giáo huấn nhà Phật trình bày mộtsự thấu hiểu về tiến trình nhân quả trong dạng thức của cội nguồn tương liênduyên khởi. Đấy là nói rằng, trải nghiệmkhổ đau và hạnh phúc của chúng ta không phải hình thành bởi chính chúng hay bởinhững nguyên nhân nào đấy hiện hữu một cách độc lập, cũng không phải bởi sự phốihợp nào đấy của những thứ này. Lập trườngcủa Đạo Phật là tất cả mọi vật và mọi sự kiện, bao gồm kinh nghiệm của chúng tavề khổ đau và hạnh phúc, hình thành từ một kết quả của một tiến trình của tươngliên duyên khởi – sự gặp gở của vô số nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên).

Vai Trò Chính Yếucủa Tâm Thức

Nếuchúng ta nhìn vào giáo huấn của Bốn Chân Lý Cao Quý một cách cẩn thận, nhận thứccăn bản mà chúng ta tìm thấy là tầm quan trọng bậc nhất của sự hiểu biết, tâmthức hay ở đây là ý thức, đóng vai trò quyết định trong kinh nghiệm của chúngta về khổ đau và hạnh phúc.

KhiĐạo Phật nói về bản chất tự nhiên khổ đau, có những mức độ khác nhau về khổđau. Thí dụ, có loại khổ sở mà rất rõràng đối với tất cả chúng ta, như kinh nghiệm đau đớn. Điều này tất cả chúng ta có thể nhận thức nhưkhổ đau. Và có một mức độ thứ hai của khổđau, mà trong dạng thức thông thường chúng ta định nghĩa như những cảm giáckhoái lạc. Tuy thế, trong thực tế, nhữngcảm giác khoái lạc là khổ đau bởi vì chúng có hạt giống của sự không thỏa mãntrong chúng.

Cũngcó một mức độ thứ ba của khổ đau, điều mà thuật ngữ Đạo Phật gọi là sự khô đaucùng khắp của điều kiện (hành khổ).Trong một ý nghĩa, chúng ta có thể nói rằng mức độ thứ ba này của khổđau chỉ đơn thuần là thực tế của sự hiện hữu của chúng ta như những chúng sinhbất giác, những kẻ là đối tượng của các cảm xúc, tư tưởng tiêu cực và hành độngnghiệp báo. Chính sự hiện hữu của chúng sinh gắn chặc với những cảm xúcvà nghiệp báo tiêu cực là trong thực tế khổ đau và là nguồn cội của bất toại ý.

Nếuchúng ta nhìn vào những loại khổ đau này, chúng ta thấy rằng tất cả chúng căn bảnđặt nền tảng trong thể trạng tâm thức của chúng ta. Khi chúng ta nói về những vọng tưởng đã thúcđẩy chúng ta vào việc hành động trong những cung cách tiêu cực, thì đấy là nhữngthể trạng của tâm thức, những thể trạng tư tưởng vượt ngoài sự kiểm soát. Do vậy, khi Đạo Phật liên hệ đến chân lý vềnguồn gốc của khổ đau, tập đế, chúng ta nói về một tình trạng vô kỷ luật vàchưa thuần hóa của tâm thức đã làm sinh khởi một thể trạng bất giác và khổđau. Một cách cơ bản, tập đế, cội nguồncủa khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, và chính khổ đau chỉ có thể được thấu hiểuqua dạng thức của một thể trạng tâm thức.

Giáohuấn nhà Phật diễn tả sự chấm dứt của khổ đau, diệt đế, như thể trạng tối thượngcủa hạnh phúc[i]. Điều này không nên được hiểu trong dạng thứccủa cảm giác khoái lạc; chúng ta không nói về hạnh phúc ở trình độ của cảm giáchay cảm xúc. Đúng hơn, chúng ta đangliên hệ đến trình độ cao nhất của hạnh phúc, là điều được đánh dấu bằng sự tựdo hoàn toàn khỏi khổ đau và vọng tưởng.Một lần nữa, đây là một phẩm chất tinh thần, một thể trạng của tâm thức. Do thế, chúng ta phải thấu hiểu bản chất tựnhiên của tâm thức.

Khichúng ta nói về chân lý của con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau, đạo đế,chúng ta cũng nói về những trình độ khác nhau của tâm thức, những mức độ đa dạngcủa sự thân chứng. Vì thế nhằm để thấuhiều Bốn Chân Lý Cao Quý, chúng ta phải thấu hiểu vai trò chính yếu mà tâm tư,ý thức, hay sự nhận biết, hoạt động trong sự quyết định kinh nghiệm của chúngta về khổ não và đớn đau.

Luân Hồi và Niết Bàn

Tiếntrình thực sự mà qua đấy tâm thức tạo nên sự hiện hữu bất giác và khổ đau màchúng ta trãi qua được diễn tả bởi Nguyệt Xứng trong tác phẩm Hướng Dẫn ĐếnTrung Đạo, ở đấy ngài tuyên bố, “Một thể trạng không thể kiểm soát của tâm thứclàm phát khởi những vọng tưởng mà chúng đưa đẩy chúng sinh vào trong những hànhđộng tiêu cực là điều mà sau đó tạo nên môi trường mà chúng sinh sinh sống.”

Khicố gắng để thấu hiểu bản chất tự nhiên của việc tự do khỏi khổ đau mà Đạo Phậtnói đến (niết bàn), chúng ta có thể nhìn vào một đoạn trong Nền Tảng của TrungĐạo, mà ở đấy trong một ý nghĩa nào đấy Long Thọ đã đặt ngang hàng sự tồn tại bấtgiác (luân hồi) và sự hiện hữu giác ngộ (niết bàn). Điểm mà Long Thọ đề xuất trong việc đặt nganghàng sự tồn tại bất giác và hiện hữu giác ngộ là chúng ta không nên có ấn tượngrằng có bất cứ loại bản chất bên trong nào đấy hay biểu hiện thực chất nào đấyđến sự hiện hữu của chúng ta, mà nó là giác ngộ hay bất giác.

Từquan điểm của tính không, luân hồi và niết bàn là đồng đẳng trống rỗng về bất cứthực tại bản chất hay biểu hiện bên trong.Điều phân biệt một tình trạng bất giác với thể trạng giác ngộ là sự nhậnthức hay tỉnh giác về tính không của luân hồi là điều có thể được gọi là niếtbàn. Một lần nữa, chúng ta thấy rằng đấylà một thể trạng của tâm thức – một sự thấu hiểu hay nhận thức về tính không –làm khác biệt luân hồi với niết bàn.

Đưara những chi tiết này, là điều rất hợp lý để phát sinh câu hỏi: Có phải Đạo Phật cho rằng mọi thứ không là gìcả mà chỉ là sự phóng chiếu của tâm thức?

Đâylà một câu hỏi quan trọng và chúng ta phải có những sự đáp ứng suy luận khácnhau từ những đạo sư Phật Giáo. Trong mộttrường phái, những đại sư đã tranh luận rằng trong sự phân tích cuối cùng,vâng, mọi thứ, bao gồm cả kinh nghiệm khổ đau và hạnh phúc của chúng ta, khônglà gì cả mà chỉ là sự phóng chiếu của tâm thức chúng ta.

Nhưngcũng có một trường phái khác luận chiến kịch liệt chống lại hình thức chủ quancực đoan. Trường phái thứ hai này tiếp tụcchủ trương rằng, mặc dù con người, trong một ý nghĩa nào đấy, thấu hiểu mọi thứnhư sự tạo tác của tâm thức, nhưng điều này không nghĩa là mọi thứ không phảilà gì cả mà chỉ là tâm. Họ tranh luận rằng,con người phải duy trì một mức độ khách quan rằng mọi thứ thật sự tồn tại. Mặc dù ý thức, hay tâm, đóng một vai tròtrong việc tạo dựng kinh nghiệm của chúng ta và thế giới trong cùng một lúc,nhưng họ cho rằng có một thế giới khách quan có thể tiếp cận được đến tất cả mọiđối tượng, tất cả mọi kinh nghiệm.

Cómột quan điểm khác mà tôi nghĩ chúng ta nên thấu hiểu với sự quan tâm đến kháiniệm của Đạo Phật về tự do hay niết bàn.Long Trí (Nagabuddhi), đệ tử của Long Thọ, nói rằng, “Giác ngộ hay tự dotâm linh không phải là một tặng phẩm mà ai đấy có thể cho bạn, cũng không phảilà hạt giống giác ngộ là sở hữu của người khác.” Điều hàm ý ở đâylà khả năng cho giác ngộ tồntại một cách tự nhiên trong tất cả chúng ta.

LongTrí tiếp tục hỏi, “Niết bàn là gì, giác ngộ là gì, tự do tâm linh là gì?” Ngài trả lời, “Giác ngộ chân thật không là gìcả mà là khi bản chất tự ngã của một người hoàn toàn tác chứng.” Khi Long Trí nói về bản chất tự ngã của conngười, ngài liên hệ đến những gì Đạo Phật gọi là linh quang căn bản, tính bảnnhiên sáng rở nội tại của tâm. Ngàinói, khi điều này biến thành hiện thực trọn vẹn, đấy là giác ngộ, đấy là Phậtquả chân thực.

Khichúng ta nói về giác ngộ, Phật quả hay niết bàn, mà đấy là hoa trái từ sự nỗ lựctâm linh của con người, chúng ta đang nói về một phẩm chất của tâm thức, một thểtrạng của tâm. Tương tự thế, khi chúngta nói về những vọng tưởng và các nhân tố làm chướng ngại sự tác chứng củachúng ta về thể trạng giác ngộ ấy, chúngta cũng nói về những thể trạng của tâm, những trình trạng lừa dối của tâm thức. Một cách cá biệt, chúng ta đang liên hệ đếnnhững tình trạng lừa dối làm nền tảng trongmột cung cách bóp méo về sự nhận thức tự ngã của con người và thế giới. Phương tiện duy nhất mà nhờ đấy chúng ta cóthể loại trừ cung cách hiểu biết sai lầm, hay bóp méo của nhận thức về tự ngãvà thế giới, là qua sự trau dồi tuệ giác nội quán vào trong tính bản nhiên chânthật của tâm, và bản chất thật sự của tự ngã và thế giới.

Tómlại, quan điểm căn bản trong giáo huấn của Đức Phật về một mặt, làm quân bìnhtình trạng vô nguyên tắc của tâm thức với sự tồn tại của khổ đau và bất giác; vềmặt khác, là một thể trạng trật tự của tâm thức với hạnh phúc, giác ngộ hay tựdo tâm linh. Đây là điểm căn bản.

Tư Tưởng Thích Đáng và Không Thích Đáng

Từkinh nghiệm đời sống thường ngày của chúng ta, chúng ta biết rằng có những loạitư tưởng có thể được phân loại như thích đáng và rồi thì có những loại khác làkhông thích đáng. Thí dụ, nếu tư tưởng đặcthù của chúng ta phù hợp với thực tại, thế thì chúng ta có thể gọi đấy là mộttư tưởng hay kinh nghiệm thích đáng hay giá trị. Trái lại, chúng ta cũng trải nghiệm những tưtưởng và cảm xúc hoàn toàn mâu thuẩn đến cung cách những sự việc [thật sự nhưthế nào].

Trongkinh luận Đạo Phật, việc đạt đến giải thoát tâm linh tối thượng được nói là hoatrái của những tư tưởng và cảm xúc thích đáng.Thí dụ, theo giáo huấn nhà Phật, những nhân tố chính yếu làm nguyên nhâncho việc đạt đến giác ngộ được nói là tuệ giác nội quán chân thực vào trongtính bản nhiên của thực tại. Tuệ giác nộiquán chân thực vào trong tính bản nhiên của thực tại là một cung cách thíchđáng của việc hiểu biết sự vật, chẳng hạn như bản chất tự nhiên của thế giới vàv.v…

Dovậy, chúng ta có thể nói rằng Phật quả tự nó là một hệ quả của những tư tưởngvà cảm xúc thích đáng. Trái lại, chúngta có thể thấy kinh nghiệm bất giác (luân hồi) như sản phẩm của những cung cáchkinh nghiệm và thấy biết sự vật.

TheoĐạo Phật, nền tảng gốc rễ của sự hiện hữu bất giác được nói là vô minh si ám(avidya). Đặc trưng chính của sự si mêám tối này là một cung cách bóp méo nhận thức thế giới và chính chúng ta. Gốc rể khổ đau của chúng ta và sự kinh nghiệmbất giác căn cứ trên sự lệch lạc căn bản này.Một lần nữa, tư tưởng và cảm xúc không thích đáng – những cung cáchkhông thích đáng trong việc thấy biết và trãi nghiệm sự vật – là nguồn gốc cănbản của khổ đau và bất giác của chúng ta. Điểm chính trong sự phân tích cuối cùng là mốiquan hệ giữa những hình thức thích đáng của tư tưởng và cảm xúc với hạnh phúcvà tự do tâm linh, và những hình thức không thích đáng của tư tưởng và cảm xúcvới khổ đau và bất giác.

Trongsự thực tập của Đạo Phật về rèn luyện tâm, sự nhấn mạnh là dấn thân trong mộttiến trình mà nhờ đấy những hình thức thích đáng của tư tưởng và cảm xúc có thểđược phát triển, làm nổi bật và hoàn hảo, và cũng như những hình thức khôngthích đáng của tư tưởng và cảm xúc bị làm mất tác dụng, xói mòn và cuối cùng bịloại trừ.

Điềugì đấy chúng ta phải thấu hiểu khi tiếp cận một kỷ thuật như sự rèn luyện tâmthức của Đạo Phật là công việc uyển chuyển mà chúng ta đang dấn thân vào.Kinh điển nhà Phật đề cập 84,000loại tư tưởng tiêu cực và tàn phá, tương ứng với tám muôn bốn nghìn phương phápđối trị. Điều quan trọng là không nên cómột dự đoán mơ mộng rằng bẳng cách nào đấy, nơi nào đấy, mà chúng ta có thể sẽtìm ra một chìa khóa thần diệu để giúp chúng ta loại bỏ mọi thứ.

Dovậy, chúng ta cần quyết tâm hơn và kiên nhẫn hơn. Thật sai lầm để có một sự tiên đoán rằng mộtkhi chúng ta bắt đầu thực tập Phật Pháp, trong một thời gian ngắn, như một tuần,chúng ta sẽ trở nên giác ngộ. Điều nàylà không thể và không thực tế.

Trau Dồi Tuệ Giác và Phương Tiện Thiện Xảo

Nếuchúng ta phân loại những sự tiếp cận phức tạp, đa dạng đến sự rèn luyện tâm thứcvà đem đến sự thuần thục tinh thần, chúng ta có thể xác định hai phương diệnchính. Một là phương diện phát triển tuệgiác nội quán hay trí huệ. Thứ hai làkhía cạnh phương pháp hay “phương tiện thiện xảo”. Không gian của tuệ giác nội quán hay trí huệ,chính yếu tập trung trên tiến trình cho việc phát triển, trau dồi và làm nổi bậtnhững cung cách thích đáng của việc hiểu biết và những hình thức vững chắc củatư tưởng.

TámĐề Mục Chuyển Hóa Tâm [ii]tóm tắt những giáo huấn then chốt của cả tuệ trí và phương tiện thiện xảo. Sự tập trung chính yếu là những đối trị mà cóthể làm cho hành giả đáp ứng với hai nhân tố chính.

Nhântố thứ nhất là những tư tưởng sự yêu mến tự ngã của chúng ta và cảm giác vị kỷmà chúng đặt nền tảng trong ấy. Các đốitrị cho điều này một cách chính yếu liên hệ đến việc trau dồi lòng một là lòngvị tha, hai là lòng từ bi, và ba lòng bồ đề (bồ đề tâm) – nguyện vọng vị tha đểđạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Những loại thuộc giải này hướng một cách trựctiếp đến việc phản kháng tư tưởng vị kỷvà yêu mến tự ngã[iii].

Nhântố thứ hai là bám víu, chấp trước[iv] vào thứ gì đấy thường còn, tự ngã tồn tạivĩnh cửu. Đối trị cho điều này chứa đựngtrong giáo huấn tuệ trí của Tám Đề Mục Chuyển Hóa Tâm. Do thế, có thể nói rằng Tám Đề Mục Chuyển HóaTâm chứa đựng trong ấy căn bản toàn bộ những giáo huấn của Đức Phật trong mộthình thức khác biệt.

Hai Chân Lý

Nhìnvào tinh hoa giáo huấn của Đạo Phật bằng cách này trong dạng thức của tuệ trívà phương pháp cũng đáp ứng một cách kỳ diệu đến quan điểm của Long Thọ. Ngài nói rằng toàn bộ giáo huấn của Đức Phậtphải được hiểu trong khuôn khổ của hai chân lý (nhị đế) – chân lý quy ước thếgian (tục đế) và chân lý tối hậu (chân đế).

Tính Không

Haidòng cuối cùng của Tám Đề Mục Chuyển Hóa Tâm nói rằng, “Cảnh giác rằng mọi thứlà vọng tưởng,/ Nguyện cho tất cả, không chấp thủ, được tự do khỏi xiềngxích.”Những dòng này trình bày sự cần thiết để bao gồm sự thực tập của hành giả trongmột sự thấu hiểu về tính không. Chúngnói về việc cần yếu để dấn thân của hành giả trong sự rèn luyện tâm thứcvới sựhiều biết trọn vẹn về chân lý tối hậu, đấy là tính không. Điều này có nghĩa là chúng ta phải phát triển sự tỉnh thức rằng mọi thứ làvọng tưởng, không chấp trước, chúng ta sẽ tự do khỏi xiềng xích.

Điềuđòi hỏi chúng ta trước khi chúng ta có thể trau dồi sự thấu hiểu về mọi thứtrong dạng thức vọng tưởng – như bản chất là để phủ nhận thực tại cụ thể của mọithứ, bao gồm cả “tự ngã” của chính chúng ta. Không có sự phủ nhận thực tại cụ thể của hiện hữu, thì không thể pháttriển nhận thức bản chất vọng tưởng, lừa dối của mọi thứ.

Làmthế nào để chúng ta phát triển sự thấu hiều này về sự không thực chất hay tínhkhông của mọi thứ? Chỉ tưởng tượng rằngmọi thứ là không và trống rỗng sự hiện hữu thực chất là không đủ. Chỉ đơn giản lập lại dòng này trong tâm, nhưmột công thức thì không đủ; điều ấy cũng không thích đáng. Điều được đòi hỏi là phát triển một tuệ giácchân thật vào trong tính không qua một tiến trình lý trí phân tích và qua mộttiến trình phản chiếu.

Mộttrong những cung cách tác động nhất để thấu hiều mọi thứ là trống rỗng bản chấtthực tế là thông hiểu bản chất phụ thuộc tương liên của thực tại (hay tínhduyên khởi). Điều đặc thù về tính nguyênthỉ phụ thuộc duyên sinh là trong sự thấu hiểu này có một khả năng để tìm thấymột con đường trung đạo giữa sự hư vô hoàn toàn về một phía, và thực tế hay sựtồn tại độc lập về mặt khác. Thế nên, bằngviệc tìm ra con đường trung đạo chân thực, chúng ta có thể đi đến sự thấu hiểuvà tuệ giác chân chính vào trong tính không.

Một khi loại tuệ giác nay thâm nhập vào trongtính không được tìm thấy do thiền quán qua một tiến trình dựa trên lý trí vàquán chiếu sâu sắc, rồi thì có một loại phẩm chất mới khi chúng ta tác động qualại với thế giới và những đối tượng chung quanh chúng ta. Có một năng lực mới để sự dấn thân của chúngta với thế giới bởi vì có sự tỉnh thức này về vọng tưởng – như bản chất của thựctại. Luận điển khuyến nghị rằng hành giảnên dấn thân trong sự rèn luyện với sự tỉnh thức này về bản chất vọng tưởng lừadối của thực tại.

Nhận Xét Kết Luận

Ngaycả mặc dù bây giờ tôi đã già hơn, nhưng dường như sức khỏe thân thể của tôihoàn toàn tốt đẹp. Do vậy, cho đến khinào thân thể này có thể quản xuyến, toàn bộ đời sống của tôi tôi sẽ cống hiếncho người khác. Ngay cả những sự đónggóp nhỏ, tôi cũng luôn luôn sẳn sàng để phục vụ quý vị tối đa mà tôi có thể. Chân thành cảm ơn.

This teaching was sponsored by the Conservancy forTibetan Art and Culture, a non-profit organization committed to preservingTibet's unique cultural heritage. To obtain a complete transcript of theseteachings, contact CTAC or Wisdom Publications (www.wisdompubs.org). Anaudiotape of this teaching is available from Snow Lion (www.snowlionpub.com).

Basically Good, His Holiness the 14th Dalai Lama

Ẩn Tâm Lộ ngày 04/05/2011

http://www.shambhalasun.com/index.php?option=content&task=view&id=2383



[i] Niết bàn là hạnh phúc tối thượng – Kinh PhápCú

[ii]Xem Tám Đề Mục Chuyển HóaTâm

[iii]Ái trong mườihai nhân duyên – Luyến ái

[iv]Thủ trong mười hai nhânduyên – Chấp ngã

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]