Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đổng Mông Chỉ Quán

18/11/201018:00(Xem: 14667)
Đổng Mông Chỉ Quán

duc-phat-010
ĐỔNG MÔNG CHỈ QUÁN

Trí Giả Đại Sư Trước Tác
Hòa Thượng Thích Đôn Hậu Dịch Và Tóm Tắt
Phật Lịch 2546 - Chùa Linh Mụ, Huế

LỜI CỦA DỊCH GIẢ

 

Trong các bản Chỉ Quán hiện lưu hành, tôi thấy có bốn bản:

1) Là "Viên Đốn Chỉ Quán", 10 quyển, do Ngài Quán Đính Chương An (561-632) đệ tử của Ngài Trí Khải ghi.
2) Là"Tiệm Thứ Chỉ Quán", 30 quyển, do Ngài Pháp Thận đệ tử của Ngài Hoài Tổ (624-697) ghi.

3) Là "Bất Định Chỉ Quán", 1 quyển, còn có tên là "Lục Diệu pháp môn", khuyết danh.

4) Là "Đồng Mông Chỉ Quán", 1 quyển, còn có tên là "Tiểu Chỉ Quán hay còn gọi là "Pháp yếu tọa thiền tu tập Chỉ Quán "do

Ngài Trí Khải viết ra. Trong bốn bản Chỉ Quán nói trên, Đồng Mông Chỉ Quán là một trước tác rất hàm xúc và có hệ thống. Nội dung lại chú trọng hoàn toàn đến thực hành, người đọc dễ dàng lãnh hội các phương pháp tu tập. Bởi lẽ, Trí Giả Đại Sư viết ra sau khi Ngài đã ngộ được diệu lý của Pháp Hoa Tam Muội.

Tuy gọi là Đồng Mông, nhưng văn bản cũng khá dài. Vì thế, khi dịch tôi thấy cần tóm tắt để tiện cho sự học hỏi. Nói là tóm tắt, nhưng phần chính văn thì tôi rất tôn trọng, không dám lược bỏ cao ý của nguyên tác.

Thiền sư TRÍ KHẢI (538-597) người Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Hoa. Ngài sinh năm Đại Đồng thứ 4 (538) đời nhà Lương (502-588) 6 năm trước khi vua Lý Nam Đế (544-548) của Việt Nam lên ngôi.

Năm 18 tuổi, Ngài xuất gia theo học với Ngài Tuệ Tư (515-577) tu ở núi Đại Tô, Quảng Châu, tỉnh Hà Nam. được một thời gian, Ngài lại theo Thầy đến núi Nam Nhạc, tỉnh Hồ nam. Do vậy nên người đương thời thường tôn xưng Ngài Tuệ Tư là Nam Nhạc Đại Sư. Ngài tham học pháp Pháp Hoa Tam Muội và rất chuyên tâm tu tập nên Ngài đã ngộ triệt để diệu lý Pháp Hoa Tam Muội[1]

Sau Ngài về trú trì chùa Ngõa Quan ở Kim Lăng, tỉnh Giang Tô. Ở đây. Ngài luôn thăng tòa thuyết pháp Kinh Pháp Hoa. Ngài giảng kinh Pháp Hoa hay đến mức siêu tuyệt, các bậc danh Tăng đương thời đều tỏ lời thán phục. Ngài ở chùa Ngõa Quan được tám năm rồi về núi Thiên Thai, tỉnh Triết Giang, lập ra Thiên Thai Tông, cho nên người đương thời thường tôn xưng Ngài là Thiên Thai Đại Sư. Ở núi Thiên Thai gần 10 năm, Ngài vừa nghiên cứu vừa thuyết pháp Kinh Pháp Hoa.Đến năm Quý Tî (583) nhận lời mời của vua nhà Trần[2] Ngài lại trở về Kim Lăng trú trì chùa Quang Trạch. Ở đây suốt tám năm Ngài vẫn thường xuyên thuyết pháp Kinh Pháp Hoa.

Năm Khai Hoàng thứ 11 (591) đời vua Văn Đế nhà Tuỳ (581-618) Thái Tử Tấn Vương Quảng (sau lên ngôi niên hiệu là Dạng Đế) cung thỉnh Ngài vào cung để truyền Bồ Tát Giới cho Thái Tử. Trong dịp này, Thái Tử tôn tặng Ngài danh hiệu là Trí Giả Đại Sư.

Từ sau đó, Ngài trở về cố hương ở Kinh Châu, kiến tạo chùa Ngọc Tuyền và thường xuyên thuyết pháp Kinh Pháp Hoa Yếu Nghĩa, cùng bộ ma Ha Chỉ Quán, (tức Đại bộ Chỉ Quán, 20 quyển của Ngài). Tới niên hiệu Khai Hoàng thứ 17 (597) Ngài lại trở về núi Thiên Thai, rồi tịch trong năm này. Ngài thọ 60 tuổi.

Đạo nghiệp trước tác của Ngài còn lưu lại đến ngày nay gồm có Tam Đại bộ (60 quyển) và Ngũ Tiểu bộ (9 quyển) cùng nhiều trước tác lừng danh khác như Bộ Đồng Mông Chỉ Quán mà tôi đã chọn để dịch và tóm tắt.Và như trước tôi đã trình bày, Đồng Mông Chỉ Quán là một trước tác rất hàm xúc và có hệ thống, nếu hành giả cố gắng thực hành theo "Pháp yếu tọa Thiền tu tập Chỉ Quán" này chắc chắn sẽ đạt được kết quả lớn lao.

Mong rằng chư vị hành giả cố gắng học hỏi và tinh tiến thực hành. Vì Đồng Mông Chỉ Quán không chỉ là một trước thuật đã dẫn dắt nhiều thế hệ vào con đường giải thoát, mà còn là một tác phẩm đã trải qua hơn 1400 năm mà vẫn còn giữ nguyên giá trị thực tiễn siêu việt trong kho tàng kinh điển đồ sộ của Phật giáo.

Thật đáng lấy làm quý trọng cho tất cả mọi Tăng Ni, Phật tử chúng ta.

Phật lịch 2521
Linh Mụ, mùa An cư
Năm Đinh Tî 1977
Hòa thượng THÍCH ĐÔN HẬU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]