Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Sằng đề ba la mật

07/05/201313:01(Xem: 7506)
6. Sằng đề ba la mật

Phát Bồ Ðề Tâm Luận

Phẩm 6: Sằng đề ba la mật

Hàng bồ tát tu hành nhẫn nhục như thế nào? Hàng bồ tát tu hành nhẫn nhục là vì lợi mình, lợi người và cả hai đều lợi ích. Sự nhẫn nhục như vậy có khả năng trang nghiêm đạo bồ đề.

Bồ tát vì muốn điều phục chúng sanh khiến lìa khổ não mà tu nhẫn nhục. Người tu hạnh nhẫn nhục thì tâm thường khiêm haï, đối với tất cả chúng sanh cang cường, kiêu mạn thì tha thứ mà không chấp trách, thấy kẻ nguy ác thì luôn khởi lòng thương xót. Lời nói thường nhu nhuyến, khuyến hoá người tu thiện, phân biệt giải nói về quả báo sai khác của sự sân hận và sự hoà nhẫn. Ðây gọi là hàng bồ tát sơ phát tâm tu hạnh nhẫn nhục.

Do tu nhẫn nhục mà xa lìa các điều ác, thân tâm an lạc, gọi là tự lợi. Hướng dẫn chúng sanh biết soáng hoà thuận với nhau, gọi là lợi tha. Tu tập (nhẫn nhục) hằng ngày đưa đến thành tựu vô thượng nhẫn nhục, giáo hoá chúng sanh đồng được lợi ích như mình, gọi là cả hai đều lợi ích.

Chánh nhân tu nhẫn nhục thì thành tựu được (quả báo thân tâm) đoan chánh, người thấy sanh lòng cung kính, cho đến khi thành Phật có tướng hảo thượng diệu, gọi là trang nghiêm đạo bồ đề.

Nhẫn nhục có 3 hình thái: 1. Thân nhẫn, 2. Khẩu nhẫn, 3. Ý nhẫn.

1. Thế nào là thân nhẫn? Nếu có người sanh lòng ác đến bức bách, huỷ nhục, đánh đập thậm chí làm thương hại ta mà vẫn có thể nhẫn chịu tất cả. Thấy các chúng sanh bị ức hiếp, sợ hãi thì sẵn sàng lấy thân chịu thay (khổ não) cho họ[74]mà tâm không mỏi mệt, trì hoãn. Ðây gọi là thân nhẫn.

2. Thế nào là khẩu nhẫn? Nếu có người đến mắng chửi ta thì nín lặng nhẫn chịu, không lòng chống trả. Nếu có người phi lý đến trách mắng, ta cần dùng lời ôn hoà mà thuận theo. Nếu có người vu khống ngang ngược, huỷ báng thậm tệ, ta đều phải nhẫn chịu. Ðây gọi là khẩu nhẫn.

3. Theá nào là ý nhẫn? Nếu có người sân si với ta, không ôm lòng hờn giận. Nếu có người xúc não ta, tâm vẫn không dao động. Nếu có người công kích, huỷ nhục ta, lòng không oán trách. Ðây gọi là ý nhẫn.

Ở thế gian, sự đánh đập có 2 trường hợp: 1. Sự thật. 2. Ngang ngược.

1. Nếu mình có lầm lỗi, bị người hiềm nghi, bị người đánh đập, ta phải nhẫn chịu như uống nước cam lộ. Ðối với người đó còn phải sanh lòng cung kính, sở dĩ người đó làm như vậy là vì khéo răn dạy, điều phục ta, khiến ta từ bỏ các lầm lỗi vậy.

2. Nếu có kẻ ngang ngược với ác tâm làm thương tổn ta, thì phải tự suy nghĩ, ta nay không tội, đây chính là túc nghiệp đời quá khứ chiêu cảm cho nên phải nhẫn chịu. Lại phải suy nghĩ, thân này do tứ đại giả hợp, ngũ ấm duyên hội, thì ai là người chịu đánh? Lại quán suy người trước mặt đánh ta là người si, người cuồng, ta phải thương xót họ, sao lại không nhẫn?

Lại nữa, người nhục mạ cũng có 2 hạng: 1. Sự thật, 2. Hư dối.

1. Nếu người nói lên sự thật, ta phải sanh lòng hổ thẹn.

2. Nếu người nói lời hư dối, việc đó vô can với ta, thì coi như tiếng vang, gió thoảng, không làm tổn hại ta được, nhưng vẫn phải nhẫn.

Lại nữa, đối với người sân hận cũng vậy. Người kia trút tất cả giận dữ lên ta, ta phải nhẫn chịu. Nếu ta giận dữ lại với người kia thì ở đời vị lai phải đoạ ác đạo, chịu đại khổ não. Do nhân duyên như vậy, thân ta dù bị cắt xẻo phân ly cũng không khởi lòng sân hận, (trái lại) cần phải quán sát sâu xa nhân duyên nghiệp đời trước, phải tu tập lòng từ bi, thương xót tất cả. Việc khổ nhỏ như vậy mà ta không có khả năng nhẫn, tức là không có khả năng tự điều phục tâm, thì làm sao có khả năng điều phục chúng sanh, khiến chúng sanh được giải thoát tất cả ác pháp, thành tựu quả Vô thượng.

Nếu có người trí, ưa tu nhẫn nhục thì người đó được dung mạo đoan chánh, tài bảo sung túc, người khác thấy sanh lòng hoan hỷ, cung kính, ngưỡng mộ, phục tùng. Lại phải quán sát, nếu có người hình dáng hung dữ, nhan sắc xấu ác, các căn không đủ, tài vật túng thiếu, phải biết đó là do nhân duyên sân hận trước kia mà nay phải như vậy. Vì hiểu biết nhân duyên như vậy mà bậc trí quyết tu tập nhẫn nhục một cách thâm sâu.

Nhân duyên phát sanh nhẫn nhục có 10 sự:

1. Không quán suy tướng ngã và ngã sở.

2. Không nghĩ về chủng tính (giai cấp).

3. Phá trừ lòng kiêu mạn.

4. Ðiều ác đến với mình không cần chống trả.

5. Quán tưởng sự vô thường.

6. Tu tập tâm từ bi.

7. Tâm không phóng dật.

8. Bỏ ra ngoài sự đói khát, khổ vui ... (của bản thân).

9. Ðoạn trừ sân hận.

10. Tu tập trí tuệ.

Nếu người nào có thể thành tựu được 10 sự như vậy, nên biết người đó có khả năng tu nhẫn nhục.

Khi hàng bồ tát ma ha tát tu thanh tịnh tất cánh (rốt ráo) nhẫn, tức là khi ngộ nhập “không, vô tướng, vô nguyện, vô tác”[75], thì không cho “kiến, giác, nguyện, tác”[76]hoà hợp. Cũng không dính mắc “không, vô tươùng, vô nguyện, vô tác”, nên “kiến, giác, nguyện, tác” thảy đều không. Pháp nhẫn như vậy là pháp vô nhị tướng (không kẹt nơi hai tướng), gọi là thanh tịnh tất cánh nhẫn[77].

Nếu vào tận kết[78], nếu vào tịch diệt, thì không cho chư kết và sanh tử hoà hợp. Cũng không dính mắc tận kết và tịch diệt, nên chư kết và sanh tử thảy đều không. Pháp nhẫn như vậy là pháp vô nhị tướng, gọi là thanh tịnh tất cánh nhẫn.

Nếu (pháp) tánh chẳng phải tự sanh, không từ tha sanh, chẳng phải hoà hợp sanh, cũng không từ đâu đến, không thể phá hoại; vì không thể phá hoại nên không cùng tận. Pháp nhẫn như vậy là pháp vô nhị tướng, gọi là thanh tịnh tất cánh nhẫn.

Không làm nhưng cũng không có việc gì không làm, không dính mắc việc làm, không phân biệt, không trang nghiêm, không sửa đổi, không khởi phát, đến đi. Rốt lại là không tạo tác, sanh khởi gì cả. Pháp nhẫn như vậy gọi là vô sanh nhẫn[79].

Hàng bồ tát tu hành pháp nhẫn như vậy thì được thọ ký nhẫn. Hàng bồ tát ma ha tát tu hành nhẫn nhục dù là tánh hay tướng cũng rốt ráo không, vì (không thấy mình nhẫn,) không thấy có chúng sanh (là đối tượng để nhẫn). Ðây gọi là đầy đủ pháp sằng đề ba la mật vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]