Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Phân từng khu phố (khất thực)

12/04/201320:02(Xem: 10330)
10. Phân từng khu phố (khất thực)
Phân từng khu phố (khất thực)

Y cứ khi Phật còn tại thế chư Tăng ban ngày phân ban đi khất thực. Ở Đông độ chưa tuân theo qui định này. Nên tòng lâm hoặc có ruộng vườn làm của hoặc thâu nhận của tín thí cúng dường. Mỗi tiết đông, tiết hạ hoặc gặp năm mất mùa, Trụ Trì đốc suất chúng đi khất thực một lần. Lúc đi khất thực, tri khách, Duy Na, Giám viện đồng tới phòng Phương Trượng để qui định ngày họp chúng sáng hoặc chiều. Sau khi nghe hai hồi bảng, Phương Trượng sai thị giả đi mời chúng tới trai đường bàn việc đi hoá duyên (hoá trai). Tới ngày ấn định, nghe hiệu lệnh đại chúng đắp y vân tập Phật điện chờ ra khỏi chùa đi khất thực. Tri khách mời Phương Trượng niệm hương, Duy Na cử bài tán hương. Phương Trượng lễ Phật xong, Duyệt chúng nhịp khánh, đại chúng đồng niệm Phật 3 lần. Thủ chúng cầm tích trượng đi trước, chúng thứ tự mà đi. Thị giả bưng bát đi kế bên Phương Trượng, nhận đồ cúng đưa thị giả bỏ vô bát. Tri khách chia 2 bên phố đi khất thực, chư tăng hàng một đi chậm rãi, có oai nghi trật tự. Đứng cho ngay ngắn, đi phải cho đều không được so le, nếu muốn đi tiểu trước phải giải y gởi cho người đồng hành. Chọn chỗ kín tiểu giải xong, rửa tay sạch sẽ liền theo chúng đắp y nhập đoàn. Nếu gặp thí chủ mời uống trà hoặc dùng ngọ trai tới chỗ thọ thực, cần phải giữ oai nghi phép tắc, khiến người ta thấy đem tâm cung kính, phát lòng hoan hỷ. Cho đến khi trở về chùa phải đến chánh điện đứng theo thứ tự thường lệ. Duy Na nhịp khánh, đại chúng đồng tụng bài tán hương, Phương Trượng lạy Phật. Đại chúng cùng lạy Phật 3 lạy rồi ngồi vào bàn thọ trai. Tối hôm đó, đại chúng dùng cơm thừa trong ngày. Mấy việc vừa nêu trên cần phải biết. Mang vác gạo thóc về chùa, Giám viện giao qua tri khố, kiểm điểm số lượng nhập vào kho, trình báo cho Trụ Trì biết và yết bảng báo cáo với đại chúng. Việc này liên quan tới huệ mạng chư Tăng. Đi đường ban chức sự phải giám sát (xem xét) không để xảy việc đáng tiếc. Do lầm nhân quả ăn của thường trụ (Tam Bảo) liền phải trả ngay.

- Chứng nghĩa ghi rằng, phân bố theo Tây Vức tại mỗi chùa chư Tăng đông không thể nào một gia đình cúng nổi; đi khất thực tùy khả năng thí chủ cho nhiều ít mà phân tán ra, cho nên gọi là phân vệ, tức phân theo khu phố.

Nghĩa của khất thực xem chương mở đầu phần chứng nghĩa về thâu nhận đồ cúng có nói rõ. Vì Phật bậc Năng Nhân xuất thế dạy chúng Thích Tử không chứa vật thừa để đắm tâm tham, ngăn phòng đạo nghiệp. Chỉ giữ một bình bát tùy thân, 3 y mặc trên người, gặp mỗi lúc cần thực phẩm đi đến nhà chúng đệ tử tại gia khất thực. Không chọn giàu nghèo, sang hèn mà đi khất thực bình đẳng. Đây là cung cách đi khất thực của đức Phật vậy. Ngài Tiêu Sơn Tánh Hải nói rằng, giới của Tỳ Kheo lấy 4 việc xả bỏ, 4 pháp nương tựa làm gốc. Bốn việc xả bỏ là giới đương giữ, 4 pháp nương tựa là chỗ đang ở chùa viện, đó là 4 nơi nương tựa: 1) ngày thứ nhứt thường đi khất thực, ngày thứ nhì giặt giũ y phục, ngày thứ ba ngồi dưới gốc cây tại lan nhã (vắng lặng), ngày thứ tư có bịnh lấy thuốc thục trị liệu; không đi khất thực đều mắc vào tà mạng để sống. Kinh Quyết Hậu Niết Bàn ghi, 4 vị tăng trở lên cùng ở chung được nhận 8 món đồ bất tịnh thời bửa ăn tăng tịnh thực có thể miễn đi khất thực. Cùng ở chung già lam (chùa) chúng có thể khỏi ngồi dưới cây, thí chủ cúng thức ăn có thể miễn trét phân; cúng thuốc men thường miển lấy thuốc củ nát, thời 4 nơi nương tựa đều mở cho. Vân Thê Liên Trì đại sư nói rằng, hồi Phật tại thế phân bố đi khất thực là theo đúng gia phong vậy. Tòng Lâm Đông Độ không thể làm theo không phải dám phế bỏ mà cũng do hoàn cảnh khiến như vậy. Luận về thành thị ô hợp nam nữ tụ hội; chỗ núi non vắng vẽ là nơi tịnh tu của người xuất gia, phân tán đó là được, hợp đó là rối loạn. Hơn nữa ở trong chúng rồng rắn lẫn lộn dễ sanh sự làm mất thanh danh. Cho nên các bậc tôn túc xưa mỗi vị ở nơi hang lạnh dứt tiếp xúc; cày ruộng bừa đất, ngày ăn một bửa nuôi thân. Không có vọng tưởng khác tức bỏ thành thị ở Tòng lâm, cũng phải lo chuyện đi quyên giáo; không để đại chúng suốt ngày bươn chãi mà bỏ phế đạo nghiệp. Tuy không phải Phật dạy, cũng phù hợp tâm Phật là mỗi năm đi khất thực một lần cũng còn giữ được mẫu mực mà theo. Nếu là du tăng đi khất thực đúng ra không đi đơn độc một mình. Tôi, Nghi Nhuận nói rằng, trụ trì tòng lâm tôn trọng điều Phật dạy thường đi khất thực. Ở đây đưa ra một việc để nêu lên những việc khác. Vua Khang Hy nói Nam Nguyên Tín thiền sư ở chùa Tây Phương tại Duy Dương, lãnh chúng 30 năm, không lên yết kiến, chẳng chúc mừng không làm việc thế gian. Ngài chỉ lấy đạo làm chính, mùa đông, mùa hạ một tấm áo nạp; lạnh nóng chỉ một bình bát, khất thực bình đẳng; noi theo đó làm việc thường, sống thọ ngoài 70 tuổi, do chưa hề một ngày biếng lười. Trừ sách ngữ lục ra, còn có một quyển thi kệ hành cước. Nay chép ra mười bài cho người sau học hỏi. Luận về nghi thức của Phật trước đây có kệ rằng:

1- Phật xưa có dạy ôm bình bát

Ngày nay bắt chước chẳng hai cơ

Đạo vốn Không ai người thừa kế

Trăng dọi đáy hồ sóng hoa rơi

2- Cắt tóc, đắp y chẳng nệ hà

Sống đời khất sĩ hạnh cao xa

Bịnh suy tâm thoái nay tuổi già

Chín đĩnh dây tơ mỏi vọng vào…

3- Khất thực tự nhiên sống thanh bần

Đội trời, đạp đất không nhiễm trần

Bình bát hiện hoa chẳng phải sành

Trước mắt trông người thật tín thành.

4- Thẹn vì phước mỏng tài năng mọn

Một bát trọn đời thêm chẳng thuận

Bé mọn tùy duyên an giữ phận

Hiểu rõ kiếp không ấy trường xuân.

5- Đường dài bình bát chẳng ai thân

Động tĩnh hữu vô khắp xa gần

Giàu có tùy duyên nhờ rải phước

Công thành quả mãn được thi ân.

6- Trọn đời chớ bảo trì bát chăm

Hạt gạo làm tiêu kiếp đói thầm

Chợ búa lánh xa trần vắng lặng

An nhàn vui hưởng giữa thế nhân.

7- Khất thực trên đời đâu nhọc lao

Tiêu tán cống cao ngã mạn nhào

Sự tạp, lý thanh lọc trì bình

Gia phong nguyện lực hạnh thanh cao.

8- Chợ sớm nhao nhao lẳng tựa dầu

Vui trong khất thực để quên sầu

Xiển dương lời Phật không chi khác

Trừ sạch chướng ma dứt ác mau.

9- Khất thực trí cao rộng ươm mầm

Viện đình việc đáng phải kiên tâm

Chẳng y từ lực vung ba cõi

Ai tin tông Tổ đạo cao thâm.

10- Trí huệ chưa từng riêng lại qua

Một bát dứt nghi truyền pháp gia

Biết rõ não phiền đà dứt sạch

Nhập định không sai ấy chính ta.

Hỏi: đi khất thực không cần tham thiền ư?

- Đáp: đúng nhờ tham thiền để biểu hiện nghi khất thực đâu có gì trở ngại chứ? Xưa đức Thế Tôn một hôm dạy A Nan rằng: giờ khất thực sắp đến con nên vào thành trì bát. A Nan vâng dạ.

- Phật bảo: con đã trì bát, nên theo nghi thức của 7 vị Phật quá khứ.

- A Nan bèn hỏi: nghi thức của 7 vị Phật quá khứ như thế nào?

- Phật bảo A Nan: A Nan phải vâng lời.

- Thế Tôn nói:bưng bát đi đi!

Căn cứ theo đây, Phật lấy thiền cơ làm nghi thức khất thực thật rõ sáng tỏ.

Ngày nay người có ý chí đối với đạo, nên đi khất thực, thật quả đã tin lời dạy giữ thực hành, nghi thức giống thời Phật, tại sao trở ngại việc tham thiền?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567