Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Lời phụ: qui tắc cạo tóc có 8 điều kiện:

12/04/201319:06(Xem: 12493)
2. Lời phụ: qui tắc cạo tóc có 8 điều kiện:
Lời phụ: qui tắc cạo tóc có 8 điều kiện:

Thành lập đại tòng lâm là vì thập phương đệ tử xuất gia học đạo tu hành; ở đây không nuôi chúng khu ô (Sa di nhỏ tuổi đuổi quạ ) sợ thành cái tệ cho nên tuổi đồng ấu xuất gia đa phần ở am cốc (am tranh cốc lá), tịnh thất thỉnh các vị trụ trì các tòng lâm tới làm thầy truyền giới. Thảng hoặc như người trai trẻ có chí hướng muốn làm đệ tử xuất gia tới tòng lâm xin thế độ (cạo tóc). Sa di này được phép, đây là việc trên hết của chúng, vì nó có liên hệ rất lớn nên không thể không thận trọng chọn lọc người làm nền tảng của bực hiền thánh. Do đó mới qui định 8 điều như sau:

1- Cha mẹ không cho phép, không được giữ đương sự lại. Biết chắc là người có tâm xuất gia, bảo y nên về nhà xin phép che mẹ; sau khi được hứa thuận mới chấp nhận.

2- Không nhận cho xuất gia người phạm pháp bỏ trốn đi tu.

3- Kẻ bị giam giữ (tù tội) không cho tu. Như quan chức cho chí hạng làm công, nếu đạo tâm vững mạnh, hoặc buộc đương sự xin gia ân thả ra; hoặc báo cho chủ nhân biết tin lành nầy, được chủ hứa mới nhận.

4- Người theo ngoại đạo trà trộn làm lũng đoạn chánh pháp, không cho xuất gia. Các đạo tà như vô vi của Bạch liên giáo, thuật trường sanh, thiên chủ v.v… Nếu người đó hối tâm lỗi lầm trước cho ở chùa thời gian để xem xét nếu đúng thật, mới cho xuống tóc. Như người quan hệ đạo Lão muốn cải qua đạo Thích; nhẫn nại không có tâm khác mới có thể cho xuất gia.

5- Người không có thân nhân, lai lịch bất minh, không cho đi tu. Quán xét căn cơ định đoạt, nếu không quá xa lạ như người thật tâm cầu xuất gia nên cho đương sự quy y Tam Bảo trong vòng vài ba tháng truyền cho 5 giới; đợi đến một năm hoặc 3 năm mới cho xuất gia.

6- Sau khi được chấp thuận ở chùa phải học thuộc các thời khóa tụng; siêng năng không lỗi lầm mới cho xuống tóc. Khảo sát không thuộc kinh không cho cạo tóc.

7- Người đã xin xuất gia đối với lễ nghi, phép tắc phải nhất nhất tuân hành. Nếu buông lung phóng đãng, vô loại sàm sỡ khuyên bảo không biết cải đổi, không cho tu.

8- Xuất gia ở tòng lâm nên tuân theo lệ cấm xưa. Chỉ y theo một người là vị trụ trì; Tăng chúng mỗi người đều không được làm khác, nếu trái cả thầy trò đều ra khỏi viện.

Ngày… tháng… năm…

Trụ trì… sao lục

Lời phụ: dâng sớ phụng cúng lễ xuất gia, nội dung như sau:

Từng nghe rằng đức Thế Tôn cắt tóc đi tu, xem ngôi vị đế vương như áo rách. Thánh Tăng xuất gia như đôi cánh chim sổ lồng, nhờ… phàm để nhập Thánh. Mong tự độ để lợi sanh, trên truyền rộng gia phong Phật Tổ mãi mãi làm tai mắt nhân thiên.

Nay tại Úc Đại Lợi… tỉnh… thành phố… chùa… theo nghi cúng Phật, Tỳ kheo thế độ… cầu độ. Sa Di… hôm nay chí thành niệm hương, hướng về đức giáo chủ cõi Ta Bà là Phật Thích Ca mâu Ni, chư Phật, Thánh hiền tại hội Linh Sơn, trên tòa sen báu. Kính cảm thông lời tỏ bày nhân vì cầu xuất gia cho Sa Di pháp danh… tánh danh… sanh ngày…tháng… năm… giờ… Hôm nay là ngày tháng năm… tại chùa… quy y, là đệ tử của thầy Tỳ kheo… đổi tên là… bỏ thế nhiễm thọ giới pháp.

Lại nghĩ: Tân Sa Di… lâu nay ngụp lặn trong đời, chưa hiểu rõ ý niệm xuất trần, thân cận tham học giáo pháp Đại thừa để ngỏ hầu biết lối nhập môn, xé nghiệp buộc ở thế trần, thế thân phàm mắc nơi lưới tục. Phát tâm thoát trần, lập chí xuất gia, may gặp thắng duyên toại thành đại nguyện. Do vậy, kính dâng hiến thanh trai một diên, để tỏ trọn tấc dạ kính thành. Ngưỡng mong hồng ân đoái thương cảm cách. Những nguyện từ quang tỏa chiếu mưa pháp thấm nhuần, làm cho tân Sa Di, được đắp y mang bình bát, làm rường cột cho Phật pháp; học đạo tham thiền, vượt ngoài cõi sanh tử; thân thể kiện khang, tâm tư thanh tịnh, ma chướng không xâm hại. Thật quả là đạt đến diệu môn bất tư nghì, làm người xuất thế đủ cơ duyên chấn chỉnh thượng cơ. Tỏ bày tâm nguyện như trên đây, thật quả như lòng mong mõi.

Văn Sớ trên đây cúi xin Tam Bảo chứng minh gia hộ cho chúng con trọn thành tâm nguyện.

Ngày… tháng… năm….

Tỳ kheo thế độ… cho tân Sa Di… dâng sớ.

Chứng nghĩa ghi cổ nhơn nói rằng xuất gia chính là việc của bậc đại trượng phu, nếu chẳng phải tướng ấy đâu đảm đương được!

Ngài Vân Thê Liên Trì nói rằng, tướng lấy võ công ổn định loạn; văn dùng văn học đem lại thái bình. Việc trong thiên hạ đều do tay các tướng văn võ cả; nhưng Ngài nói rằng xuất gia chẳng phải việc làm của văn võ. Nhưng mà xuất gia đâu lại quá hạn hẹp vậy sao!

Dựa theo lời ngài Vân Thê dẫn mà không luận, bởi vì người xuất gia vì muốn vượt dòng sanh tử lên bờ giác; trải qua vô số kiếp bị xoay vần. Một sớm giải thoát được lợi mình lợi người, độ sanh vô số mà khởi đầu ở một niệm xuất gia. Vì thế, ở đây nói chẳng phải việc nhỏ vậy! Bậc cao nhơn xưa nêu chỗ thấy nầy nên nói xuất gia đều do đại nhân duyên 10 phần được đại hoan hỷ. Như cá thoát cạn, chim bay trong bầu trời; có đủ tâm địa rộng lớn trong hết thảy các hạnh. Nhẫn đến 10 giới, 250 giới, Bồ Tát giới: 10 giới trọng, 48 giới khinh v.v… tuân thủ thực hành không biết mỏi mệt.

Nay thời không được như vậy, cha mẹ hoặc do nghèo khổ mà cho con vào chùa xuất gia, hay bản thân đương sự gặp việc rắc rối, bức bách mà miễn cưỡng muốn đi tu, kỳ thực lúc đầu chưa từng phát tâm chân thật. Cho nên về sau người như thế cũng chẳng thật sự được an lạc. Hoàn toàn trông nhờ nơi vị thầy, trước hết thầy nhận y cứ theo giới luật, rồi theo thời gian thêm lời dạy bảo; theo đó bỏ dần thói quen để đạo tâm kiên cố. Tâm con người do giáo huấn mà thấm nhuần mỗi khi một ít, ngỏ hầu kỳ vọng tánh tốt ngày càng tiến triển xa hơn.

Luật Ngũ Phần, Phật dạy Ngài Xá Lợi Phất hướng dẫn La Hầu La, trước truyền 5 giới Ưu Bà Tắc, sau mới cho cạo tóc thọ 10 giới Sa Di. Việc xuất gia thọ giới là mô phạm đầu tiên. Cớ gì ngày nay xuất gia phần nhiều người đã chẳng phát tâm mà được làm thầy. Cũng chẳng nhọc suy nghĩ tới nguồn gốc, thầy có dạy khuyên gì là đệ tử theo học. Những người với tâm lợi dưỡng háo danh do sự thù ứng ngoài đời. Người thật sự vì cầu thoát ly sanh tử muốn độ mình, độ người có khác, tức là giá như lúc đầu không lập nguyện rốt cuộc hỏng phế cả. Nghĩa là vì việc thọ giới ắt hẳn phải đủ 3 đàn nói chung mới truyền giới. Không cứ y bát thiếu đủ hay sự cố xảy ra giới đàn phải đình hoản lại chờ một năm sau. Người chưa thấm nhuần giới, giới thiếu kém nhưng được chính thức đăng đàn thọ giới và còn nhiều việc nữa, tệ xấu trái với Phật pháp, là một sự cố. Không dứt khoát một cách miễn cưỡng vẫn tiến hành thọ giới cho xong việc mà thôi. Ôi ! Thọ giới cả trăm nghìn mà đắc giới có được mấy người! Phật pháp suy đồi do việc sai trái truyền giới này vậy. Thiết nghĩ trong đây cả thầy, trò đều phạm sai lầm cả, nhưng lỗi Thầy hẳn nhiều hơn.

Sách Thiền Lâm Bảo Huấn Ngài Hoàng Long nói: Cha nghiêm con kính. Sự giáo huấn ngày nay làm mẫu mực cho ngày sau; cũng giống như sửa sang lại các thế đất; chỗ lồi nên hạ xuống nơi lõm lấp san bằng. Người sắp leo núi cao nghìn trượng ta cũng có lời khuyên như thế. Kẻ khốn khổ ở trong 9 châu cũng như vậy. Tài năng đạt đến cùng, dối gian tự chấm dứt, đến một lúc người ta phải tự ngừng. Cũng nói: hoài bão đấy lão bà ấy; tiết xuân hạ phát dục. Sương đó tuyết đó mới thấm nhuận thu đông. Thầy không giáo huấn phỏng có được không? Y cứ theo kinh Mục Liên vấn Phật: Vào thời Phật Ca Diếp có một Tỳ Kheo độ đệ tử mà không dạy khuyên để làm nhiều việc phi pháp. Người đệ tử chết tái sanh làm hỏa long thành con rồng lửa, trong bảy ngày lấy lửa thiêu xác, thịt da cháy sạch chỉ còn lại xương. Sau đó rồng hoàn hình như cũ, lần nầy lại thiêu cháy mà không chịu nóng nỗi bèn quán thấy đời trước mình làm vị sa môn không giữ giới luật, thầy không dạy dỗ, liền giận bổn sư nghĩ muốn làm hại. Về sau, sư cùng với 500 người qua biển bị con rồng tới cản thuyền. Mọi người trên thuyền hỏi:

- Vì sao cản thuyền?

- Đáp: Các ông hãy ném Tỳ Kheo đó xuống, tôi mới để các ông đi.

Hỏi rằng: Tỳ kheo can dự gì ngươi? Sao không đòi ném những người khác mà chỉ ném một người này?

- Đáp: Vì y vốn là thầy tôi không dạy dỗ, nên nay tôi phải chịu thống khổ. Vì thế, tôi yêu cầu đó. Mọi người thấy tình thế nguy cấp chuẩn bị ném vị tỳ kheo xuống nước.

Vị Tỳ kheo nói:

- Không cần ai ném, để tôi tự xuống nước; rồi tự gieo mình xuống dòng nước mất dạng.

Mọi người đi được an toàn. Lấy đó suy nghiệm: không khuyên dạy đệ tử bị hại không phải nhỏ vậy. Ngoài ra, Kinh Ưu Bà Tắc ghi rằng, cho thọ giới bừa bãi trong một ngày giết vô số mạng sống; cho nên quyết không nuôi đệ tử mà không dạy dỗ. Kinh Thiện Giới ghi: bọn Chiên Đà La và người hàng thịt, tuy hành nghề ác nhưng không phá hoại giáo pháp của Phật, hẳn không nhất định đọa trong ba đường ác. Nhưng làm thầy không dạy đệ tử là phá hoại Phật pháp, ắt đọa địa ngục. Do quán xét như thế, Sa Di được thọ giới chính là nhân duyên lớn quan hệ của Phật pháp. Người thọ giới mà không hành trì còn hơn là lỗi không dạy, huống nữa thầy không dạy khuyên hình đồng Sa Di giống như bạch y cư sĩ. Nếu không đặt nền móng trước quyết không thể xây lên lầu cao gác rộng được. Đi càng xa, hại càng nhiều mà còn bị chướng ngại vượt bực. Đó há chẳng phải là thầy của sự sai quấy hay sao?

Nay qui định đúng việc xuất gia như luật sư Kiến Nguyệt hiệu đính tại núi Hoa Sơn Giang Nam, trên hợp lời Phật dạy, dưới hợp thời cơ, thật là đẹp, hợp pháp. Như con giòng họ Thích chúng ta nên cùng nhau gìn giữ mà tuân hành đúng vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]