Bình Anson
Đối với hàng Tỳ-khưu và Tỳ-khưu-ni, giới cấm uống rượu được đề cập trong phần các giới Pacittiya (Ba-dật-đề - Đơn đọa, Ưng đối trị),trong Luật Nam truyền lẫn Bắc truyền. Đức Phật chỉ cho phép dùng rượu để làm thuốc chữa bệnh hay nấu ăn, nhưng phải trừ khử mùi vị, màu sắc của rượu, ngoại trừ khi dùng rượu làm thuốc thoa.
Vừa qua, trong một phòng Phật giáo của chương trình PalTalk ( http://www.paltalk.com/) , có vài trao đổi về vấn đề uống rượu. Đối với hàng cư sĩ, không uống rượu là giới thứ năm của Ngũ giới và Bát quan trai giới. Đây cũng là giới thứ năm của hàng Sa-di và Sa-di-ni (trong Thập giới).
Đối với hàng Tỳ-khưu và Tỳ-khưu-ni, giới cấm uống rượu được đề cập trong phần các giới Pacittiya (Ba-dật-đề - Đơn đọa, Ưng đối trị), trong Luật Nam truyền lẫnBắc truyền. Đức Phật chỉ cho phép dùng rượu để làm thuốc chữa bệnh haynấu ăn, nhưng phải trừ khử mùi vị, màu sắc của rượu, ngoại trừ khi dùng rượu làm thuốc thoa.
Xin trích dẫn các đoạn sau đây trong tạng Luật Pāli (Tỳ-khưu Indacanda dịch Việt):
Phân Tích Giới Tỳ-khưu (Bhikkhuvibhanga)
CHƯƠNG PĀCITTIYA (BA-DẬT-ĐỀ - ĐƠN ĐỌA, ƯNG ĐỐI TRỊ)
ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT: PHẦN UỐNG RƯỢU
… Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn trong khi du hành ở xứ Cetiya đã đi đến ngôi làng Bhaddavatikā. Những người giữ bò, chăn dê, nông phu, khách đi đường đã nhìn thấy đức Thế Tôn từ đàng xa đang đi lại, sau khinhìn thấy đã nói với đức Thế Tôn điều này:
- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn chớ đi đến Ambatittha. Bạch ngài, ở Ambatittha có con rồng sống trong khu ẩn cư của đạo sĩ thờ lửa là con rắn có pháp thuật, có nọc độc khủng khiếp, chớ để nó hãm hại đức Thế Tôn.
Khi được nói như thế, đức Thế Tôn đã im lặng. Đến lần thứ nhì, ...(như trên)...
Đến lần thứ ba, những người giữ bò, chăn dê, nông phu, khách đi đường đã nói với đức Thế Tôn điều này:
- Bạch ngài, xin đức Thế Tôn chớ đi đến Ambatittha. Bạch ngài, ở Ambatittha có con rồng sống trong khu ẩn cư của đạo sĩ thờ lửa là con rắn có pháp thuật, có nọc độc khủng khiếp, chớ để nó hãm hại đức Thế Tôn.
Đến lần thứ ba, đức Thế Tôn đã im lặng.
Sau đó,trong khi tuần tự du hành đức Thế Tôn đã ngự đến ngôi làng Bhaddavatikā. Tại nơi đó, đức Thế Tôn đã trú ngụ ở ngôi làng Bhaddavatikā.
Khi ấy, đại đức Sāgata đã đi về phía Ambatittha đến khu ẩn cư của đạo sĩ thờ lửa, sau khi đến đã đi vào nhà thờ lửa, rồi đã sắp đặt tấm thảm trải bằng cỏ, ngồi xuống, xếp (chân) thế kiết già, giữ thân thẳng, tập trung niệm ở phía trước. Con rồng ấy đã nhìn thấy đại đức Sāgata đi vào, sau khi nhìn thấy đã trở nên không vui, bựcbội, rồi đã phun khói. Đại đức Sāgata cũng đã phun khói. Khi ấy, con rồng không còn đè nén được cơn giận nên đã phun ra lửa. Đại đức Sāgata cũng đã nhập thiền đề mục lửa và đã phun ra lửa. Sau đó, đại đức Sāgatađã dùng lửa (của ngài) đoạt lấy ngọn lửa của con rồng ấy rồi đã đi về phía Bhaddavatikā.
Sau đó, khi đã ngự tại Bhaddavatikā theo như ý thích, đức Thế Tôn đã ra đi du hành về phía thành Kosambī. Các cưsĩ ở thành Kosambī đã nghe được rằng: “Nghe nói ngài đại đức Sāgata đãgây chiến với con rồng ở Ambatittha.” Sau đó, trong khi tuần tự du hành, đức Thế Tôn đã ngự đến thành Kosambī. Khi ấy, các cư sĩ ở thành Kosambī sau khi đi ra tiếp đón đức Thế Tôn đã đi đến gặp đại đức Sāgata, sau khi đến đã đảnh lễ đại đức Sāgata rồi đứng ở một bên. Khi đã đứng một bên, các cư sĩ ở thành Kosambī đã nói với đại đức Sāgata điều này:
- Thưa ngài, vật gì các ngài đại đức khó có được và ưng ý? Chúng tôi nên chuẩn bị vật gì?
Khi được nói như thế, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã nói với các cư sĩ ở thành Kosambī điều này:
- Này các đạo hữu, có thứ rượu cất tên Bồ Câu thì các tỳ khưu khó có được và ưng ý, hãy chuẩn bị thức ấy.
Sau đó, các cư sĩ ở thành Kosambī đã chuẩn bị rượu cất tên Bồ Câu ở mỗinhà, rồi khi nhìn thấy đại đức Sāgata đang đi khất thực đã nói với đạiđức Sāgata điều này:
- Thưa ngài, xin ngài đại đức Sāgata hãyuống rượu cất tên Bồ Câu. Thưa ngài, xin ngài đại đức Sāgata hãy uống rượu cất tên Bồ Câu.
Sau đó, khi đã uống rượu cất tên Bồ Câu ởmỗi nhà, đại đức Sāgata trong lúc đang đi ra khỏi thành phố đã té ngã ởcổng thành. Khi ấy, đức Thế Tôn đang đi ra khỏi thành phố cùng với nhiều vị tỳ khưu đã nhìn thấy đại đức Sāgata bị té ngã ở cổng thành, sau khi nhìn thấy đã bảo các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, hãy đưa Sāgata về.
- Bạch ngài, xin vâng.
Các vị tỳ khưu ấy nghe theo lời đức Thế Tôn sau khi đưa đại đức Sāgata về lại tu viện đã đặt nằm xuống, đầu hướng về đức Thế Tôn. Khi ấy, đại đức Sāgata đã xoay tròn vòng đưa hai chân hướng về đức Thế Tôn rồi nằm ngủ. Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, phải chăng Sāgata đã có sự tôn kính và có sự vâng lời đối với Như Lai.
- Bạch ngài, đúng vậy.
- Này các tỳ khưu, vậy bây giờ Sāgata có sự tôn kính và có sự vâng lời đối với Như Lai không?
- Bạch ngài, điều ấy không có.
- Này các tỳ khưu, phải chăng Sāgata đã gây chiến với con rồng ở Ambatittha?
- Bạch ngài, đúng vậy.
- Này các tỳ khưu, vậy bây giờ Sāgata có đủ sức gây chiến với con rắn nước không?
- Bạch ngài, điều ấy không có.
- Này các tỳ khưu, vậy loại thức uống nào sau khi uống vào sẽ trở thành mất tỉnh táo thì có nên uống loại ấy không?
- Bạch ngài, điều ấy không nên.
- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho Sāgata, thật không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm! Này các tỳ khưu, vì sao Sāgata lại uống men say vậy? Này các tỳ khưu, sựviệc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Hơn nữa, chính sự việc này đem lại sự không có niềm tin ở những kẻ chưa có đức tin và làmthay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Khi uống rượu và men say thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
Chú thích:
1) Rượu:nghĩa là rượu từ bột, rượu từ bánh ngọt, rượu từ cơm, đã được rắc men vào, đã được trộn vào các hương liệu cần thiết.
Men say:nghĩa là chất mật từ bông hoa, nước trích ra từ trái cây, nước trích ra từ mật ong, nước trích ra từ đường mía đã được trộn vào các hương liệu cần thiết.
Uống:vị uống vào dù chỉ với (một chút ở) đầu cọng cỏ kusa thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
2) Men say, nhận biết là men say, vị uống vào thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Men say, có sự hoài nghi, vị uống vào thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Men say, (lầm) tưởng không phải là men say, vị uống vào thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Không phải là men say, (lầm) tưởng là men say, phạm tội dukkata (tác ác).
Không phải là men say, có sự hoài nghi, phạm tội dukkata (tác ác).
Không phải là men say, nhận biết không phải là men say thì vô tội.
3) Vị uống vào chất có màu sắc của men say có hương của men say có vị của men say nhưng không phải là men say, khi được nấu chung với xúp, khiđược nấu chung với thịt, khi được nấu chung với dầu ăn, ở trong nước mật của trái cây āmalaka, vị uống nước cất không men say, vị bị điên, vịvi phạm đầu tiên thì vô tội.
*
Trường hợp cho phép dùng rượu
Trích: Đại phẩm (Mahavagga), Chương Dược phẩm (VI)
… Vào lúc bấy giờ, đại đức Pilindavaccha bị bệnh gió. Các thầy thuốc đã nói như vầy:
- Dầu cần được nấu.
Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, ta cho phép việc nấu dầu.
Rượu mạnh cần được thêm vào trong dầu nấu ấy. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, ta cho phép thêm rượu mạnh vào trong dầu nấu.
Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư nấu các loại dầu được thêm vàoquá nhiều rượu mạnh. Các vị uống các thứ ấy và bị say. Các vị đã trìnhsự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, không nên uống dầu được thêm vào quá nhiều rượu mạnh; vị nào uống thì nên được hành xử theo Pháp (tội pācittiya - ưng đối trị).Này các tỳ khưu, trong loại dầu nấu nào (được thêm vào rượu mạnh) mà màu sắc, mùi, vị của rượu mạnh không nhận ra được, ta cho phép uống dầu được thêm vào rượu mạnh loại như thế.
Vào lúc bấy giờ, các vịtỳ khưu có nhiều dầu nấu được thêm vào quá nhiều rượu mạnh. Khi ấy, các vị tỳ khưu đã khởi ý điều này: “Nên thực hành như thế nào với các thứ dầu đã được thêm vào quá nhiều rượu mạnh?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, ta cho phép quy định làm thuốc thoa.
( budsas.blogspot.com)