TRÙNG TRỊ TỲ NI
SỰ NGHĨA TẬP YẾU
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích
Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH
Nhuận văn và chú thích:Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
---o0o---
TẬP II
QUYỂN THỨ 12
I. PHÁP Y CHỈ
Phần thứhai1thuyết minh:
Lúc bấy giờ, có các vịTỳ-kheo mới thọgiới, Hòa thượng viên tịch, không người dạy bảo, cho nên không biết giữgìn oai nghi... cho đến giống nhưBà-la-môn nhóm họp.
Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật cho phép trường hợp nhưvậy nên thỉnh A-xà-lê, nhưtrong vấn đề“Hòa thượng” đã trình bày. Thưa thỉnh nhưsau:
“Xin Ðại đức một lòng nhớnghĩ! Con Tỳ-kheo tên là... nay cần cầu Ðại đức làm người y chỉ. Xin Ðại đức cho con được y chỉ. Con y chỉnơi Ðại đức đểsống.”(thưa 3 lần).
Vịđược thỉnh cầu nói:
“Ðược, tôi cho ông nương tựa, ông chớbuông lung.”
Trường hợp vịTỳ-kheo mới thọgiới muốn ởchỗnhàn tịnh, cho phép y chỉnơi chỗkhác, nếu trong ngày trởvềkịp.
Không nên sai người nhận y chỉhay trao y chỉngười khác.
Không nên không lựa chọn người thọy chỉ, hay (lựa chọn) người cho y chỉ.
Bệnh hay là trông nom bệnh không y chỉ, được ởriêng.
Luật Tăng kỳnói rõ:
Thỉnh y chỉcó 5 pháp:
1) Quí mến.
2) Cung kính.
3) Biết xấu.
4) Biết hổthẹn.
5) Ưa sống với nhau.
A-xà-lê có 4 hạng:
1) Không cung cấp lương thực mà cũng không dạy dỗChánh pháp. Hạng người này không phiền thưa, cứbỏđi.
2) Có cung cấp lương thực mà không dạy dỗChánh pháp. Hạng người này nên thưa mà đi.
3) Không cung cấp lương thực mà có dạy dỗgiáo lý. Hạng này tuy khổ, trọn đời không nên đi.
4) Có cung cấp lương thực mà cũng có dạy dỗgiáo lý. Hạng này tuy xua đuổi, trọn đời không nên đi.
Nếu đệtửkhông nghe lời dạy bảo nên nói với người trông coi vềgiường mền, đừng cung cấp giường mền, nói với người trịnhật, không phân phối phần ăn. Nếu người đó hung ác có thếlực, có thểtạo việc bất lợi, Hòa thượng nên tránh đi. Thầy y chỉnên xếp y bát ra ngoài cương giới một đêm, tức là cắt đứt sựy chỉvới người không nghe lời dạy bảo ấy.
Nếu Hòa thượng, A-xà-lê có lỗi, đệtửnên can gián không nên dùng lời thô mà khuyên can. Y nhưpháp giáo giới, nên nói lời nhã nhặn đểthầy đừng làm việc ấy. Thầy thuận nghe thì tốt, nếu ngược lại thầy tạo thêm tội lỗi chê trách bác bỏlời khuyên can thì nên tránh xa. Nếu là bậc A-xà-lê thì mình ôm y bát ra ngoài giới ởmột đêm rồi trởlại y chỉnơi vịkhác... Nếu người ấy có thếlực thì nên tránh xa họđi.
Trường hợp y chỉvới người có đức hạnh mà vịHòa thượng ấy mạng chung hay thôi tu, hay bịcửtội, hay ra ngoài cương giới ngủ, hoặc đệtửtựra ngoài cương giới ngủ, nhưvậy gọi là không y chỉ.
Nếu A-xà-lê mạng chung, thôi tu, bịcửtội, ra ngoài cương giới ngủ, hoặc đệtửra ngoài giới ngủ, cũng vậy.
Nếu đủ5 hạ, biết rõ pháp, biết rõ luật thì được phép lìa y chỉ, gọi là xảy chỉ.
Nếu Tỳ-kheo không biết rõ pháp, không biết luật, không thểtựlập, không thểhướng dẫn kẻkhác thì trọn đời không được ly y chỉđểsống.
Nếu đủ10 hạ, biết rõ pháp, biết rõ luật, có khảnăng tựlập, có khảnăng dựng lập cho kẻkhác, Tỳ-kheo nhưvậy được nhận người khác y chỉ.
Luật Ngũphần nói rõ:
Cho phép không nhận y chỉcho đến sáu đêm.
Ðệtửmuốn đến chỗkhác, việc cần yếu là phải thưa với thầy trước khi đi hai đến ba ngày. Vịthầy nên trù tính nơi chỗđệtửmình xin dơøi đến đó có người đểhọy chỉthì mới cho đi.
Mỗi khi đến trú xứnào, trước hết phải lễTháp, lễThượng toạ. Kếđó xin phòng ở, vậy sau mới cầu y chỉ. Vịđược cầu làm y chỉnên hỏi: “Nhịsư(Hòa thượng, A-xà-lê) của ông là ai? Trước đây ông ởđâu? Ông thường tụng kinh gì?” Nếu người cầu y chỉtrảlời đúng pháp thì nhận cho y chỉ. Nếu trảlời không đúng pháp thì nên nói rằng: “Ông không biết tôi, tôi không biết ông, ông nên đến người có sựquen biết đểcầu y chỉ.” Trường hợp có sựnghi ngờ, nên nói chờthời gian. Thời gian người ấy chờcho đến 6 đêm, xem xét họ, nếu hợp ý thì nên cho y chỉ. Nếu không hợp ý thì nên trảlời nhưtrên đã trình bày.
Không nên y chỉTăng hay Tháp mà nên y chỉvới bậc Thượng tọa, Tỳ-kheo nhưpháp, người có khảnăng giáo giới.
Luật Thập tụng nói rõ:
Phải thành tựu 5 pháp, cùng 5 hạđầy đủthì khỏi cần cầu y chỉ. Năm pháp ấy là:
1) Biết phạm.
2) Biết không phạm.
3) Biết tội nhẹ.
4) Biết tội nặng.
5) Tụng Ba-la-đề-mộc-xoa, học rộng, khéo nói.
Trường hợp thọTỳ-kheo giới lâu năm mà không biết 5 pháp trên thì trọn đời nên y chỉvới người khác.
Ðại Tỳ-kheo cũng nên theo tiểu Tỳ-kheo cầu thọy chỉ, nếu mình chưa đủ5 pháp trên. Trường hợp này vẫn phải thừa sựcúng dường tiểu Tỳ-kheo, trừvấn đềlễlạy.
Cho phép năm, sáu đêm không y chỉthì không phạm. Nếu có vịY chỉsưtốt mà không y chỉdù chỉmột đêm vẫn phạm Ðột-kiết-la, thậm chí cũng không được lấy nước rửa chân của Tăng đểdùng.
Trường hợp gặp lúc đói khát, có thểđược thì hằng ngày đến thăm Hòa thượng và cho phép ởlại đó, nếu không thểđược thì năm ngày đến một lần. Trường hợp mỗi năm ngày không đến được thì lúc Bố-tát cần đến. Nếu Bố-tát không theå đến được cho đến xa hai do-tuần rưỡi, đến ngày Tựtứcũng nên đến thăm Hòa thượng.
BộCăn bản ni-đà-na nói rõ:
Chưa đủ5 hạ, tuy thành tựu 5 pháp, cho đến khéo biết rõ Tam tạng, Tam minh chứng đủ, trừhết 3 cấu, nhưng cũng phải y chỉ. Nếu đủ5 hạ, cho lìa y chỉđểdu hóa, nhưng đến bất cứchỗnào cũng phải y chỉ.
Nếu có tâm cầu Y chỉsưthì được ly y chỉnăm đêm. Nếu không có tâm cầu Y chỉsưthì lìa y chỉmột đêm cũng không được.
Trường hợp không có y chỉmà ởtrong chúng Tăng thọdụng ẩm thực... đều chẳng hợp lệ. Cho đến trong vòng 10 hạđều nhưvậy.
BộBách nhất yết-ma nói rõ:
Cho dù đã thọTỳ-kheo, đến 60 tuổi hạ, và 80 tuổi đời, mà đối với kinh Biệt giải thoátchưa từng đọc tụng, không rõ nghĩa nó, thì cũng phải y chỉnơi bậc Trưởng lão. Trường hợp không có vịTrưởng lão thì y chỉnơi vịniên thiếu Tỳ-kheo cũng được. Trường hợp nhưvậy chỉtrừlễbái, còn bao nhiêu việc khác cần phải phục vụnhưtrò đối với thầy. Hạng người này cần được gọi là Tỳ-kheo già mà là trẻvậy.
BộTạp sựnói rằng:
Có duyên sựcần phải tạm đi xa nhưng chắc chắn sẽtrởvềlại, nên tâm niệm nương theo cựu sư(thầy cũ) khỏi phiền phải thọy chỉlại.
Người y chỉ, người dạy dỗđọc tụng đều phải cung phụng hầu hạ. Trường hợp hai vịđều lâm bệnh, nếu có khảnăng thì chăm sóc cảhai. Nếu không có khảnăng thì cung phụng vịy chỉ. Nếu không có thầy dạy dỗđọc tụng thì tùy đó có thểtạm ởđược. Nhưng nếu không có vịy chỉsưmà tạm ởlà không hợp lệ. Có một vịBí-sô, ởmột trú xứ, làm y chỉcho nhiều môn nhơn. Nhưng khi vịBí-sô ấy mạng chung, không có người đểy chỉ. Phật dạy: “Tìm một vịcó đức, nên cung cấp phòng ởtốt, miễn các công tác, cung phụng hầu hạ, ngọa cụvật dụng không thiếu thốn cái chi, tất cảđều đầy đủ. Nếu không có vịấy thì không được ởnơi đó đến kỳBố-tát thứhai”.
Lại có trường hợp tiền an cư, vịy chỉviên tịch, Phật bảo phải cầu y chỉsưgiống nhưtrường hợp trên. Nếu không có vịnào thì nên đến trú xứkhác cầu vịY chỉsư, rồi thọhậu an cư.
Có trường hợp hậu an cư, thầy qua đời, Phật bảo trong thời gian tháng mưa kiểm tra lẫn nhau, nhắc nhởlẫn nhau, cẩn thận cùng nhau sống. Qua tháng mưa rồi, có người y chỉ, và cung cấp đầy đủtất cảnhưtrước đã trình bày. Trường hợp không có thì không được quá lần Trưởng tịnh thứhai.
Có thểđến các trú xứkhác cần cầu Y chỉsư. Nếu Bổn sưviên tịch v.v... đều cũng nhưtrước mà giải quyết.
Kinh Tỳ-ni mẫu nói rõ:
Thọy chỉrồi, xin phép ra ngoài giới bảy ngày, đủbảy ngày trởlại chùa, không mất y chỉ.
II. TƯ CÁCH ÔNG THẦY
Phần thứhai2nói rõ:
Tôn giảHòa-tiên mới vừa 2 tuổi hạ, dẫn một người đệtử1 tuổi hạ, đến chỗđức ThếTôn. Ðức ThếTôn tuy biết mà vẫn chỉnơi người đệtửhỏi:
- Ðây là vịTỳ-kheo nào?
Tôn giảHòa-tiên thưa:
- Ðệtửcủa con.
Ðức phật hỏi Tôn giảHòa-tiên:
- Hiện ông bao nhiêu tuổi (hạ)?
Tôn giảHòa Tiên thưa:
- Con 2 tuổi.
Ðức Phật lại hỏi:
- Ðệtửông bao nhiêu tuổi?
Tôn giảHòa-tiên thưa:
- Ðệtửcon 1 tuổi.
Lúc bấy giờ, đức ThếTôn bằng mọi cách quởtrách:
- Việc làm của ông là quấy, không phải oai nghi, không phải pháp của Sa-môn, không phải tịnh hạnh, không phải hạnh tùy thuận. Ông làm việc không nên làm. Này ông Hòa-tiên! Ông chưa hết bú sữa mà nhận dạy dỗcho người khác, làm sao ông dạy được.
Từnay cho phép Tỳ-kheo nào đủ10 hạ, có trí tuệmới trao truyền giới Cụtúc cho người, cho người y chỉ. Cần thi hành pháp Hòa thươïng, A-xà-lê nhưsau:
Nếu chúng Tăng vì người đệtửmình tác Yết-ma, tác ha trách, tác tẫn, tác y chỉ, tác Yết-ma không cho đến nhà bạch y, tác bất kiến tội cử, bất sám hối cử, bất xảác kiến cửthì Hòa thượng nhưpháp liệu lý, hoặc giảbằng cách nào đểcho chúng Tăng đừng tác pháp Yết-ma cho đệtử. Trường hợp chúng Tăng tác pháp, bằng cách làm sao khiến cho hợp pháp và nhưpháp mà liệu lý, dạy bảo đệtửmình thuận tùng đối với Tăng, không trái nghịch, cầu mong trừtội lỗi đểTăng sớm giải pháp Yết-ma.
Nếu đệtửphạm Tăng tàn, Hòa thượng nên nhưpháp liệu lý, hoặc nên áp dụng Ba-lợi-bà-sa, hoặc nên áp dụng Bổn nhật trị, hoặc nên áp dụng Ma-na-đỏa, hoặc nên xuất tội đều tùy theo đó mà áp dụng.
Lại nữa, nếu đệtửlâm bệnh, Hòa thượng nên chăm sóc hoặc sai bảo người chăm sóc, cho đến lành bệnh hay mạng chung.
Nếu đệtửkhông vui ởchỗnày tu hành, thì hoặc tựđưa đi chỗkhác, hoặc bảo người khác đưa đi.
Nếu đệtửcó chỗnghi ngờnên dùng pháp, dùng luật, nhưlời Phật dạy, nhưpháp giải trừ.
BộYết-ma ngài Ðàm-đếsoạn tập3nói rõ:
- PHÁP: Chỉcó 5 món viễn ly hành:
1) Xuất ly phi thếpháp.
2) Việc độphi thọpháp.
3) Vô dục phi hữu dục.
4) Vô kết phi hữu kết.
5) Bất thân cận sanh tửphi thân cận.
- LUẬT: Tức là 5 món xuất yếu hành:
1) Thiểu dục phi đa dục.
2) Tri túc phi vô yểm.
3) Dị hộ phi nan hộ.
4) Dị dưỡng phi nan dưỡng.
5) Trí tuệ phi ngu si.
- PHẬT SỞGIÁO: Tưùc là 5 món giáo giới hành:
1) Hữu tội giả chế.
2) Vô tội giả thính.
3) Nhược chế, nhược thính, pháp hữu giảm khuyết giả như pháp cử chi.
4) Số số vi phạm chiết phục dữ niệm.
5) Chơn thật công đức, ái niệm xưng tán.
(Tạm dịch:
Pháp là những gì hướng dẫn chúng ta ra khỏi đời đau khổ, vượt lên trên vấn đềchấp thọ, không ái dục, không bịbuộc ràng.
Luật là phương pháp đểra khỏi luân hồi: phải thiểu dục, tri túc, yểm ly, phòng hộ, phương tiện sống hết sức đơn giản và dễdàng, cần có trí tuệđểtuyển trạch.
Những điều Phật dạy: Việc sai quấy thì cấm, việc có ích không tổn hại thì cho làm. Cấm làm mà làm thì phạm, cho làm mà không làm là phạm, ‘chỉmà tác là phạm, tác mà chỉlà phạm’. Kẻphạm thường xuyên phải bắt buộc nhiếp niệm. Công đức thật sựthì khen ngợi)4.
Trường hợp đệtửmình sanh ác kiến, phải dạy bảo họbỏác kiến, trụnơi thiệân kiến, phải dùng pháp và y thực nhiếp hộhọ, dạy họtăng giới, tăng tâm, tăng huệ. Dạy họhọc hỏi tụng kinh. Phải giải quyết vấn đềy thực, ngoạcụ, y dược cho họtheo khảnăng của mình.
Có 5 phương pháp đểkhiển trách đệtử:
1) Bảo họđi đi (đi đâu thì đi).
2) Ông đừng vào phòng tôi.
3) Ông đừng hầu hạtôi nữa.
4) Ông đừng đến chỗtôi.
5) Tôi không nói với ông nữa đâu.
(Nếu là bậc A-xà-lê thì điều 4 đổi lại là: Ông đừng y chỉnơi tôi nữa).
Ðệtửcó 5 việc nên quởtrách:
1) Không biết xấu.
2) Không biết hổthẹn.
3) Không thọgiáo.
4) Mất oai nghi.
5) Không cung kính.
Laïi có 5 việc cần quởtrách:
1) Không biết xấu.
2) Không biết hổthẹn.
3) Nói không nghe tức không nghe lời dạy.
4) Ưa làm bạn với kẻdữ.
5) Ưa đến nhà dâm nữ.
Lại ưa đến nhà phụnữ, nhà con gái chưa có chồng, nhà huỳnh môn, tịnh xá Tỳ-kheo-ni, tịnh xá Thức-xoa, Sa-di-ni, ưa đến những chỗmại dâm. Những việc nhưvậy cần quởtrách.
- Không nên quởtrách luôn luôn.
- Không nên an cưxong quởtrách.
- Khi bệnh không nên quởtrách.
- Không nên quởtrách khi vắng mặt.
- Không nên không nói rõ tội mà quởtrách.
- Quởtrách rồi không nên liền nhận sựcung cấp hay sai khiến. Không nên cho y chỉ.
- Cho phép người khác hướng dẫn họ, vì hai thầy, nhưpháp sám hối đểđem lại sựhòa hợp.
- Không nên dẫn dụđệtửngười khác vềnuôi.
- Trường hợp hai thầy của họphá giới v.v... làm nhưvậy với ý nghĩ: Dẫn đệtửhọđi đểđem lại pháp Sa-môn được tăng ích, tức là kỉnh giác hai thầy của họ... thì được.
- Ðệtửsám hối đúng pháp, thầy nên chấp nhận.
- Ðệtửxin phép hai thầy đi xa, nên hỏi đi có việc gì? Ai là bạn, đến chỗnào? Có vấn đềnào xét thấy không tốt thì nên ngăn ngừa đừng cho đi.
Phần thứtư5nói rằng:
Không được nuôi hai Sa-di. Trường hợp nếu có khảnăng dạy dỗ, giữgiới, tăng tâm, tăng huệ, tăng học vấn, phúng tụng thì cho phép nuôi.
Luật Tăng kỳnói rằng:
Không được nghĩrằng nuôi Ðiệu đểnó phục vụcho mình. Nên nghĩrằng mình độhọđểhọnhờmình mà tu các thieän pháp, đắc thành đạo quả.
Không thểhàng phục được mình, mà đòi hàng phục người là điều không có được.
Không thểđiều phục được mình mà đòi điều phục người; không thểtựđộmà đòi độtha, mình chưa giải thoát mà muốn giải thoát cho người khác. Tất cảnhững việc này đều không có được.
Phải thành tựu 10 pháp sau đây mới cho độngười xuất gia thọCụtúc giới:
1) Giữgiới.
2) Học nhiều Luận (thông suốt luận).
3) Học nhiều Luật (thông suốt luật).
4) Học giới điều.
5) Học thiền định.
6) Học trí tuệ.
7) Có thểxuất tội, có khảnăng dạy người xuất tội.
8) Có khảnăng chăm sóc bệnh, có khảnăng dạy người chăm sóc bệnh.
9) Ðệtửgặp khó khăn, có khảnăng giải quyết vấn đềkhó khăn đó mau chóng, và có khảnăng khiến người giải thoát mau chóng.
10) Ðủ10 hạ. Vừa đủ10 hạmà biết 2 bộluật cũng được độngười. Nhận cho người y chỉcũng vậy.
Không nên nuôi nhiều Sa-di. Chỉnên nuôi nhiều lắm là ba Sa-di mà thôi. Trường hợp vịTỳ-kheo có đức lớn, nhiều người tôn trọng xin tu, thì nên nói với một vịTôn túc khác rằng: “Tôi biết có người chỉmuốn sống gần bên thầy đểtập kinh pháp, hầu tăng trưởng đạo nghiệp”. Rồi mới tựmình dạy dỗhọ.
BộLuật nhiếp nói:
Ðủ10 hạ, ởvào vịtrí bậc thầy, nhưng phải thành tựu 5 pháp:
1) Biết có phạm tội.
2) Biết không phạm tội.
3) Biết phạm nhẹ.
4) Biết phạm nặng.
5) Ðối với kinh Biệt giải thoátphải thấu hiểu thâm nghĩa, đối với các học xứnên hiểu rõ duyên khởi kiết giới, tùy khai nhưthếnào? Nếu gặp nạn duyên khác biết vận dụng. Thường tụng Giới bổn, có thểgiải quyết lòng nghi của người khác. Hiểu nhiều vềgiới luật; mình, người đều được lợi. Oai nghi, hành pháp không hềtrái phạm. Ðầy đủđức độnhưvậy, gọi là Thân giáo sư, chỉnhờvịThân giáo sưmới có khảnăng dạy pháp xuất ly. Tuy là Tỳ-kheo, nhưng đối với các học xứkhông biết giới nào trọng, giới nào khinh, thì dầu 60 tuổi hạ, vẫn phải y chỉnơi vịminh đức mà sống. Nếu vịminh đức đó còn nhỏ, chỉtrừlễbái, còn bao nhiêu việc khác đều phải phục dịch, trường hợp này gọi là Lão thiểu Tỳ-kheokhông được cho người khác xuất gia, và thọgiới Cụtúc vậy.
Thà là làm tên đồtểtạo nghiệp sát hại, chứđừng cho người xuất gia thọTỳ-kheo rồi buông trôi không dạy dỗ, khiến Chánh pháp của Ta sớm hoại diệt.
Trường hợp đáng quởtrách lại không quởtrách, không đáng quởtrách lại quởtrách. Trường hợp nên tha thứlại không tha thứ, không nên tha thứlại tha thứđều mắc tội ác.
Nếu người đã thọgiới cận viên (Tỳ-kheo) không hành pháp cung kính, không nghe lời dạy dỗ, nên cho họsáu vật (ba y, bát, ngọa cụ, đãy lọc nước) rồi đuổi, bảo họđi chỗkhác. Nếu là cầu tịch (Sa-di) cho họhai y (nội y và y vai trái) cũng đuổi, bảo họđi đâu thì đi.
Trường hợp cha mẹcó lòng tin, đem đứa con nhỏđến cho Bí-sô thì Bí-sô nên nhận. Sau đó, nếu họđòi thì trảlại cho họ. Trường hợp họlấy tiền, nhiều ít, tùy theo đó mà đưa cho họ, không phạm. Ðứa trẻnày ởbên Bí-sô, Bí-sô dùng mảnh cà-sa quấn nơi cổnó, tùy thời nuôi dạy nó. Sau khi nó lớn khôn, cha mẹnó nghĩviệc trảơn đem phẩm vật cúng dường, tùy ý nên nhận.
Luật Ngũphần nói rằng :
Khi độngười nên hỏi: “Ông vì cái gì xin xuất gia?” Nếu họnói là: Vì cơm áo, thì không nên độ. Nếu họnói: Vì cầu pháp lành, nhàm chán sanh, tử, lão, bệnh, ưu bi khổnão, thì nên độ.
BộCăn bản tạp sựnói:
Muốn cho người xuất gia, trước phải sắm sửa 6 vật, ba y, phu cụ, bát và đãy lọc nước.
BộNi-đà-na nói:
Muốn độSa-di cũng cho bình bát và bát nhỏ, chén đầy đủ, không được thiếu thốn.
Kinh Tỳ-ni mẫu nói rằng:
Truyền giao giới Cụtúc rồi, thời gian một năm, dạy dỗtất cảnhững việc làm của vịTỳ-kheo. Sau đó, có người cầu xin thọgiới Cụtúc thì nên trao truyền. Chưa đủnăm thì không nên chấp thuận trao truyền. Sau khi ông Sa-di thọÐại giới rồi được nhận độmột Sa-di khác. Pháp y chỉ, cũng sau một năm lại được nhận người khác y chỉ. Không được thọmột lúc hai người y chỉ.
Luật Thiện kiến nói:
Danh từHòa thượng theo đời Hán dịch nghĩa là: Biết có tội, biết không có tội thì gọi là Hòa thượng.
Luận Tát-bà-đa nói rằng:
Khi truyền trao giới pháp, trước đó phải thuyết pháp, hướng dẫn tâm họlãnh hội rõ ràng, khiến cho họđối với tất cảchúng sanh, khởi tâm bi mẫn. Khi họđã được tâm tăng thượng thì được giới tăng thượng.
(Việc làm này ‘việc khai đạo giới tử’ nên thực hiện trước khi đăng đàn, khéo léo khai thị, chủyếu là cho họlãnh hội rõ ràng. Ðâu được phép sau khi chưTăng ‘Thập sư’ tập hợp, sắp tác pháp Yết-ma, khi đó mới đem ra tuyên đọc dài dòng văn tự? Ðại chúng ngồi lâu thì mỏi mệt, giới tửmọp lạy thì mờmịt không hiểu gì, trởthành vô nghĩa).
BộNam hải ký qui nói:
Người cưsĩđến chỗởcủa Bí-sô, chuyên tụng kinh Phật, cạo bỏrâu tóc, mặc áo nâu sồng, gọi là đồng tử. Hoặc tìm cầu ngoại điển, không có tâm xuất ly, gọi là học sinh. Hai hạng người này đều phải tựtúc, nếu thọdụng của thường trụ, Thánh giáo hoàn toàn cấm ngăn. Nếu có công lao với chúng Tăng thì theo công lao có thểthọdụng vậy. Hoặc bữa cơm thường hay là thí chủcó tâm dựđịnh trước thì thọdụng không can gì. Chùa Tăng bên Tây quốc, phần nhiều học sinh đến chưTăng học tập ngoại điển; một là đểchưTăng sai bảo lặt vặt, hai là dạy họphát khởi lòng tốt, có lợi mình, lợi người thì nuôi dưỡng không sao. Một bát cơm khất thực, theo lý thì chẳng nhọc nhằn, nếu họcó phục vụchút ít thì cũng là điều cần thiết. Bảo họđưa một cây tăm xỉa răng mà cho họăn uống, trong lúc đúng thời, thì không làm hại đến đạo từbi vậy.
Kinh Bồ-tát thiện giới nói rằng:
Từnhững kẻChiên-đà-la cho đến hạng đồtể, tuy làm nghiệp ác, nhưng không phá hoại Chánh pháp NhưLai, thì không hẳn sẽđọa vào trong đường ác. Nhưng làm thầy mà không thểdạy bảo la rầy đệtử, thì đó là phá pháp của Phật, chắc chắn đọa vào địa ngục.
Kinh Ưu-bà-tắc giới nói rằng:
Thà thọác giới, trong một ngày mà đoạn vô lượng mạng căn, chứnhất quyết không nuôi dưỡng đệtửtệác, không thểđiều phục. Vì sao vậy? Bởi ác luật nghi chỉđem lại sựtác hại cho thân mình thôi, còn nuôi đệtửtệác, không thểdạy dỗthì làm cho vô lượng chúng sanh tạo ác. Chúng có thểhủy báng vô lượng pháp tốt đẹp huyền diệu, và phá hòa hợp Tăng, khiến cho nhiều chúng sanh tác ngũvô gián tội. Cho nên tai hại hơn ác luật nghi là vậy.
III. PHÁP ÐỆ TỬ THỜ THẦY
Phần thứba (luật Tứphần)nói rằng:
Hòa thượng: Là vịthầy từnơi ngài mà chúng ta nhận được giới.
Ðồng đẳng Hòa thượng: Là những vịthầy, phần lớn đã đủ10 tuổi hạ.
A-xà-lê có 5 hạng6:
1) Xuất gia A-xà-lê, là vịthầy chúng ta nương vào đểđược xuất gia.
2) Thọgiới (Yết-ma) A-xà-lê, là vịthầy tác pháp Yết-ma. khi thọgiới.
3) Giáo thọA-xà-lê, là vịthầy dạy dỗoai nghi giới hạnh.
4) Thọkinh A-xà-lê, là vịThầy từnơi ngài ta học kinh, thuyết nghĩa.
5) Y chỉA-xà-lê, là vịthầy từnơi ngài chúng ta nương vào đểsống đời đạo hạnh, cho đến một đêm.
Những vịA-xà-lê nhưvậy phần nhiều đã trên 5 tuổi hạ.
Phần thứhai7thuyết minh:
Trường hợp Tăng vì thầy mình tác pháp Yết-ma... đệtửnên nhưpháp liệu lý, khiến cho Thầy thuận tùng đối với Tăng, mong cầu trừhết tội, mau giải pháp Yết-ma.
Trường hợp thầy phạm Tăng tàn, hoặc bệnh, hoặc không muốn ởnơi trú xứnày, hoặc có việc nghi ngờ, tất cảđều nhưtrong pháp làmtThầy đã nói. Trường hợp Thầy sanh ác kiến, nên khuyên từbỏ. Nên dùng hai việc (pháp và thực) đểnhiếp hộ, cũng nhưtrong pháp làm thầy đã nói.
Ðệtửkhông thưa với thầy, không được vào xóm, không được vào nhà người khác, không được theo các Tỳ-kheo khác, hoặc làm bạn với các Tỳ-kheo khác, không được cho, không được nhận, không được giúp đỡcác việc, không được nhận sựgiúp đỡmọi việc của người khác. Không được cùng người khác cạo tóc, không được nhờngười khác cạo tóc. Không được vào trong nhà tắm, không được lau chùi xoa thân cho người, không được nhận sựlau chùi xoa thân của người khác. Không được ban ngày đến nơi phòng khác của trú xứ, không được đến nơi gò mả, không được ra ngoài cương giới, không được đi phương khác.
Mỗi sáng sớm nên vào phòng thầy thưa hỏi nghĩa kinh, đổbỏđồtiểu tiện. Ðến giờrửa tay phải thưa thầy và đưa bột đậu, tro... đểthầy rửa. Nếu có khẩu phần của thầy nên nhận. Tăng có lợi dưỡng gì vềphần thầy, nên nhận.
Nên thưa thầy: - Cần vào thôn (khất thực) không? Nếu thầy nói: - Không cần. Nên thưa thầy: - Nhận đồăn ởđâu? Nếu thầy cho biết nhận chỗnào thì đến nơi đó nhận.
Nếu thầy cần vào thôn, nên rửa tay sạch lấy y An-đà-hội, giây lưng, Tăng-kỳ-chi, y Uất-đa-la-tăng, từtrên sào tre giũsạch, trao cho thầy, nên vắt Tăng-già-lê nơi vai. Kếđến lấy bình bát, lấy đãy đựng bát, lấy áo choàng (phú kiên) trao cho thầy. Lại lấy vật rửa chân, áo lông dùng đểnằm, trao cho thầy. Khi thầy xuất hành nên xách guốc dép đi đường đến cho thầy. Khi ra khỏi phòng phải ngó lại xem cửa đóng chưa, nên vặn thử, có chắc không. Nếu không chắc phải đóng lại, nên cất chìa khóa nơi kín đáo.
Khi đi, thầy đi trước. Trên đường gặp người quen, nên khéo nói, khéo nhiếp niệm. Khi đi nên tránhđường người đi, nếu muốn vào thôn, nên đứng bên đường đểbát xuống một bên, lấy Tăng-già-lê trao cho thầy. Nếu ngoài thôn có quán khách, quán bán, nơi chếtạo sản xuất... nên cầm guốc dép đi đường gởi vào trong đó. Nên thưa thầy: - Con được phép cùng đi với thầy không? Nếu thầy nói: - Ðược. Mình nên đi theo. Nếu Thầy nói: - Không cần đi theo... đợi nơi nào... thì đợi nơi chỗthầy chỉđịnh. Khi ra khỏi thôn nên lấy lại guốc dép, đểbát nơi bên đường nhận lại Tăng-già-lê, vắt nơi vai. Khi đến chỗthầy dùng cơm, nên quét sạch nơi đó, trải tọa cụ, sửa soạn bình tịnh thủy, đồđểtắm, đồđựng vật thực. Lại an trí ghếngồi tắm, đá rửa chân, khăn lau chân... Nếu thấy thầy đến liền đứng dậy nghinh đón, rước bình bát nơi tay thầy đểchỗcẩn thận, xếp Tăng-già-lê, đừng đểdơnhớp, nếu có dơnhớp phải giặt tẩy. Thầy rửa chân rồi, phải đổbỏnước dơnơi chậu, đem đá rửa chân, lấy khăn lau chân đểlại chỗcũ. Kếđó mình rửa tay cho sạch rồi trao nước sạch cho thầy rửa tay. Mình có thức ăn gì đem dâng lên thầy. Thưa rằng: - Ðây là thức ăn phần của con, mời thầy dùng. Thầy cần gì nên đáp ứng. Thầy dùng cơm nên đứng hầu, cung cấp những gì thầy cần. Nếu giờngọgần qua, nên cùng thầy dùng một lượt. Thầy dùng xong nên rước bát nơi tay thầy, dâng nước súc miệng cho thầy, mình ăn xong, đồăn còn dưnên cho người hay cho phi nhơn, hoặc đổtrên đất chỗkhông có cỏ, hoặc đổtrong nước, chỗkhông có trùng. Rửa sạch những đồđựng thức ăn, đểlại chỗcũ, xếp tọa cụ, dẹp đồrửa chân, bình nước sạch, bình súc miệng đểlại chỗcũ, quét sạch đất chỗvừa ăn. Kếđó vào phòng thầy, nếu thấy dơthì quét, giường dây, đồtrải đất, đểy lại chỗcũ. Sau khi lau quét xong, đất bụi quét phòng thầy... khi đổ, cần đểý xem nếu có kim, chỉ, dao nhỏ, cho đến một, hai viên thuốc cũng lượm đểchỗdễtrông thấy, cho người chủcủa vật ấy thấy, nhận lại. Lại phải nhìn lên trên cái giá y, cái móc áo, hay là nơi phòng có chỗnào hưhoại hang ổ, ổchuột, chỗnào cần trét thì trét, chỗnào cần nện thì nện, chỗnào cần làm cho bằng thì làm cho bằng, làm thếnào cho hết sức sạch sẽ. Nếu cái ghếngồi không tềchỉnh, phải sửa lại cho tềchỉnh, nếu vốn đã tềchỉnh thì nên nhưcũmà sắp xếp vật nào chỗấy đâu đó đàng hoàng. Trước sân đất bụi liền nên quét dọn. Bình nước rửa hết rồi nên múc bình nước sạch khác đểlại chỗcũ. Nước uống, nước nhà tắm đều nhưvậy. Thầy cần tắm nên đến nhà tắm xem coi, cần lau thì lau, cần quét thì quét, cần thay nước thì thay, cần chẻcủi thì chẻ, cần nấu nước tắm thì nấu. Những gì cần khi tắm nên sửa soạn đầy đủ. Nên thưa thầy trước khi nấu nước, nấu xong nên thưa đểthầy biết. Nếu thầy ốm yếu, cần đỡvào nhà tắm thì đỡ. Thầy cần xoa, kỳ, chà lưng, thì xoa kỳ, chà lưng, nhưng phải đứng sau lưng thầy. Nếu cần nhờngười chà lưng hay chà lưng cho người khác, cần phải thưa với thầy. Thầy tắm xong mình rửa sạch sẽ. Nếu thầy ốm yếu vì già cần dìu ra khỏi nhà tắm, vềlại phòng xong, mình nên trởlại nhà tắm, xem khắp mọi chỗ, cái gì cần xếp lại chỗcũthì xếp. Mỗi ngày nên ba lần, mai, trưa, chiều đến thăm hỏi thầy. Nên vì thầy phục vụhai việc nhọc cho thầy. Không neân từchối. Hai việc đó là: Sửa chữa phòng ốc và giặt vá y áo.
Những gì thầy dạy nhưpháp đều phải phụng hành không được từchối những điều sai bảo, nếu có. Khi bịla rầy, quởtrách rồi nên đến thầy xin sám hối.
Phương thức sám hối: mặc y trống vai bên hữu, không mang guốc, quỳgối, chắp tay thưa rằng:
- Thưa thầy! Nay con xin sám hối, con không dám tái phạm.
Trường hợp thầy cho sám hối thì tốt; nếu không cho sám hối, cần phải nhỏnhẹ, tùy thuận khéo léo tìm cách trình bày vấn đềphạm tội.
Có 5 việc phi pháp của thầy, đệtửnên sám hối mà đi8. Nên trình bày 5 việc ấy với thầy là:
1) Con sống nhưpháp, thầy không biết.
2) Con sống không nhưpháp, thầy cũng không biết.
3) Con phạm tội, thầy không quởtrách dạy dỗ.
4) Con phạm tội, thầy cũng không biết.
5) Con phạm tội mà sám hối, thầy cũng không biết.
BộCăn bản tạp sựthuyết minh:
Có người nương tựa nơi thầy, xuất gia trong giáo pháp của Phật, cạo bỏrâu tóc, mặc áo pháp của Phật, tâm hồn trong trắng đầy đủlòng tin, gọi là xuất gia nhưpháp. Người ấy đối với thầy, cho đến trọn đời tứsựcúng dường, cũng chưa có thểtrảơn hết được.
BộLuật nhiếp nói rằng:
Trường hợp cha mẹvà hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê), bốn hạng người này có phá giới, vẫn nên cúng dường, không nên khinh mạn.
Luật Thiện kiến thuyết minh:
Người có trí tuệ, khi đến nơi vịTúc đức (đức cao vọng trọng), cần tránh sáu pháp không nên phạm, sau đó mới ngồi:
1) Quá cách xa.
2) Quá áp gần.
3) Trên đầu gió.
4) Chỗcao hơn.
5) Sát trước mặt.
6) Ởsau lưng.
Trường hợp đệtửđi theo hầu thầy, giữa đường gặp thuyết pháp, vì ham nghe pháp suốt đêm, đến tướng ban ngày hôm sau xuất hiện, thì không phạm tội lìa thầy. Vì không quyết tâm xa lìa thầy vậy.
GIẢI THÍCH:
Hỏi:Trong 5 hạng A-xà-lê, 4 hạng quyết định là bậc Thượng tọa, chỉcó hạng dạy bảo đọc tụng, hoặc có thểlà bậc Hạtọa. Nhưvậy vấn đềhầu hạ, cung phụng nên nhưthếnào?
Ðáp:Chỉtrừvấn đềlễbái, còn tất cảđều nhưpháp phụng sựthầy.
Hỏi:Tỳ-kheo ăn dư, nên cho người hay phi nhơn,
hoặc đổnơi đất sạch, cho các chim chóc, hoặc là đổtrong nước thí cho loài cá trạch. Nay tại sao nói nên đổtrong nước không có trùng?
Ðáp:Trong luật Tăng kỳnói: “Trùng không phải là loài cá trạch mà là một loại ởdưới nước rất là nhỏ. Vì loài ấy quá nhỏnên sợtrong đồăn có chất muối và nhơbẩn, khiến cho tổn đến sinh mạng của chúng nó.”
IV. PHÁP THƯỢNG TỌA
Luận Tỳ-bà-sa thuyết minh:
Có 3 hạng Thượng tọa:
1) Sanh niên Thượng tọa, giới lạp tối cao.
2) Thếtục Thượng tọa, bậc đại phước đại huệ, tuy tuổi chỉ20, nên cùng nhau suy tôn lên bậc Thượng tọa.
3) Pháp tánh Thượng tọa, tức bậc A-la-hán.
Âm tiếng Phạn gọi là Tất-thế-na, Hoa dịch là Thượng tọa, cũng gọi là Thượng sĩ. Còn hạng người không tựlợi mà cũng không lợi tha gọi là Hạsĩ. Chỉcó tựlợi gọi là Trung sĩ. Cảhai đều lợi gọi là Thượng sĩ.
GIẢI THÍCH:
Hỏi:KẻTỳ-kheo mới học, dầu thông kinh, luận, chưa thuộc luật pháp, cần phải y chỉ5 hạ. Dầu là
bậc đại phước, đại huệ, tại sao suy tôn lên bậc Thượng tọa, mà không y chỉ5 hạư?
Ðáp:Suy tôn lên bậc Thượng tọa trong vấn đềgiảng kinh, giảng luận, mởmang phước nghiệp, chứ
chẳng phải lìa y chỉ.
Kinh Tỳ-ni mẫu thuyết minh:
Từkhông hạđến 9 hạgọi là Hạtọa. Từ10 đến 19 hạgọi là Trung tọa. Từ20 đến 49 hạgọi là Thượng tọa. Từ50 trởlên gọi là kỳcựu Trưởng túc.
Phần thứtư(luật Tứphần) nói:
Phật dạy các Thầy Tỳ-kheo: Trường hợp có những vịThượng tọa đã không học giới, cũng không khen ngợi giới, mà có các Tỳ-kheo vui học giới, ưa khen ngợi giới, cũng không lúc nào Thượng tọa đó khuyên lơn khen ngợi các Tỳ-kheo ấy. Hạng Thượng tọa nhưvậy không nên gần gũi, không nên học theo nếp sống của Thượng tọa đó. Nếu học theo nếp sống nhưvậy thì thọkhổnhiều đời.
Luật Thập tụng thuyết minh:
Có 5 pháp làm cho Chánh pháp diệt vong, mai một:
1) Không ưa thích cảnh niết-bàn (Vô dục).
2) Ðộn căn.
3) Ðọc tụng mà không lãnh thọmột cách chơn
chánh, cũng không khiến người khác hiểu rõ.
4) Không có khảnăng khiến cho người lãnh thọkhông có oai nghi cung kính, không có thuyết pháp, không có khảnăng dạy dỗnhưpháp.
5) Ðấu tranh với nhau, không ởnơi A-lan-nhã,
cũng không ái kính người ởA-lan-nhã.
Trái với 5 pháp trên thì Chánh pháp không diệt vong, không mai một.
Lại có 5 pháp làm cho Chánh pháp diệt vong, mai một:
1) Không dạy theo Chánh pháp mà dạy theo
phi pháp.
2) Không theo pháp nhẫn mà theo pháp không
nhẫn.
3) Không cung kính Thượng tọa, không có
oai nghi.
4) Thượng tọa không dùng Chánh pháp dạy dỗ.
5) Khi Thượng tọa nói pháp thì sầu não, làm cho
hậu sanh không được thọhọc Tam tạng. Sau khi mạng chung Tỳ-kheo phóng dật, học tập phi pháp, mất các pháp lành.
Trái với 5 pháp trên thì Chánh pháp không diệt vong, không mai một.
Lại có 7 pháp làm cho Chánh pháp diệt vong, mai một:
1) Không chánh tín.
2) Lười biếng.
3) Không biết xấu.
4) Không biết hổthẹn.
5) Dễquên.
6) Không định.
7) Ít trí tuệ.
Thời kỳChánh pháp diệt rồi, thời kỳTượng pháp xuất hiện 5 phi pháp:
1) Có hạng Tỳ-kheo, tâm hồn có được một chút định, bèn nói rằng mình được Thánh pháp.
2) Hàng cưsĩthì được sanh lên cõi trời, còn hàng xuất gia lại đọa vào trong đường dữ.
3) Có người từbỏđời sống thếtục đểxuất gia mà
lại phá giới.
4) Có trường hợp người phá giới lại có nhiều người ủng hộ, kẻtrì giới lại không ai giúp đỡ.
5) Người tu hành bịmạnhục, cho đến bậc A-la-
hán cũng bịmạnhục.
Phật bảo ngài Ưu-ba-ly: Sau này có 5 việc đáng sợ, nhưng hiện tại thì chưa xảy ra, ông nên biết đểtìm cách tiêu diệt:
1) Có hàng Tỳ-kheo không tu thân, không tu giới không tu tâm, không tu trí, mà độngười xuất gia thọgiới. Họkhông có khảnăng dạy chúng tu thân, giới, tâm, trí. Ðó là hạng người đáng sợthứnhất.
2) và 3) Có hàng Tỳ-kheo không tu thân, giới, tâm, trí mà cho người khác y chỉ. Họnuôi Sa-di không có khảnăng dạy chúng tu thân, giới, tâm, trí. Ðó là hạng người đáng sợthứhai, thứba.
4) Có hàng Tỳ-kheo không tu thân, giới, tâm, trí mà cho người tịnh nhơn, Sa-di, cùng ởgần, không biết ba tướng: Cuốc đất, đốn cây, dùng nước có trùng đểtưới rửa. Ðó là hạng người đáng sợthứtư.
5) Có hàng Tỳ-kheo không tu thân, giới, tâm, trí cùng nhau tụng Tu-đa-la, Tỳ-ni, A-tỳ-đàm, đem trước sau vô giữa, đem giữa làm trước sau, trước mắt không thấy được bạch pháp, phạm hay là không phạm. Ðó là hạng người đáng sợthứnăm.
Lại có 5 việc đáng sợ, hiện tại chưa có, đời sau mới có, nên biết đểkhéo léo tìm cách tiêu diệt:
1) Tỳ-kheo đời tương lai không tu thân, giới, tâm, trí, không ưa thích cảnh niết-bàn (vô dục), căn độn, tuy tụng cú nghĩa mà không lãnh thọmột cách chơn chánh. Ðó là điều thứnhất đáng sợ.
2) Có hạng Tỳ-kheo không tu thân, giới, tâm, trí, cho Ni cùng ởgần, hoặc phạm việc “tày trời”, xảgiới hoàn tục. Ðó là điều đáng sợthứhai.
3) Có hạng Tỳ-kheo không tu thân, giới, tâm, trí những gì đức NhưLai dạy, nhưTu-đa-la thậm thâm, Không, Vô tướng, Vô nguyện, 12 nhân duyên, các pháp thâm yếu, không khảnăng tin ưa thọtrì, dù có thọtrì nhưng không có khảnăng thông lợi. Khi cần nói hay dạy dỗthì không có tâm lân mẫn, không có tâm ái lạc, ưa sáng tác văn tụng, làm đẹp chương cú, ưa pháp thếtục, muốn cái muốn của đời, khi nói pháp thếtục, có lòng tin ưa, có lòng thích muốn. Cho nên những pháp đức NhưLai đã nói ra nhưTu-đa-la thậm thâm, Không, Vô tướng, Vô nguyện, 12 nhân duyên, các pháp thâm yếu, đều bịtiêu diệt. Ðó là điều đáng sợthứba.
4 và 5) Có hàng Tỳ-kheo không tu thân, giới, tâm, trí, vì vấn đềăn mặc bỏchốn A-lan-nhã, bỏđời sống dưới gốc cây trong rừng vào xóm làng. Vì vấn đềăn mặc, mà tìm cầu khắp nơi, khi đã tìm cầu thì nhiễu loạn. Ðó là hạng đáng sợthứtưvà thứnăm.
(Pháp môn đáng sợnày là trách nhiệm của người lớn tuổi, nên ghi chép ra đây đểnhắc nhởcảnh giác vậy).
V. PHÁP ÐỒNG HỌC
Phần thứtư9thuyết minh:
Tỳ-kheo có 5 pháp, không nên kết làm bạn thân.
1) Người ưa đấu tranh.
2) Người ưa tác nghiệp.
3) Ưa cãi lộn cho hơn người.
4) Ưa ngao du đây đó.
5) Không vì người nói pháp, không dạy điều hay
lẽphải.
Lại có 5 pháp không nên làm bạn cùng đi10:
1) Ưa đi trước quá xa.
2) Ưa đi sau quá xa.
3) Ưa nhại theo lời nói của đoán nhơn.
4) Không phân biệt lời lành lời dữ, không khen
lời lành, lại khen lời dữ.
5) Ðược lợi dưỡng nhưpháp, không vì người kia thọđúng thời.
BộCăn bản tạp sựnói:
Ngài A-nan bạch Phật: - Người Thiện tri thức chỉcó nửa phạm hạnh phải không? Phật dạy ngài A-nan: - Bậc Thiện tri thức là toàn phạm hạnh chưù không phải nửa phạm hạnh.
Luật Tăng kỳthuyết minh:
Tỳ-kheo có 10 việc làm cho người không ưa thích:
1) Không cùng nhau gần gũi.
2) Coi nhẹviệc gần gũi.
3) Vì lợi mà gần gũi.
4) Người đáng ưa lại không ưa.
5) Người không đáng ưa lại ưa.
6) Nói thật lại không ưa tin.
7) Ưa dựvào việc người.
8) Thật không oai đức, lại muốn thụhưởng.
9) Ưa giấu việc riêng.
10) Nhiều ham muốn.
VịTỳ-kheo ởnơi A-lan-nhã không nên khinh vịTỳ-kheo ởnơi tụlạc, nói: “Ngài ởđây nếm đủmùi vị, đâu thiếu thứgì” Mà nên khen rằng: “Ngài ởtụlạc đểthuyết pháp giáo hóa, bảo vệChánh pháp, thay thếcho chúng tôi”.
VịTỳ-kheo ởnơi tụlạc không nên khinh chê vịTỳ-kheo ởnơi A-lan-nhã, nói: “Ngài ởnơi A-lan-nhã này, hy vọng danh lợi, các loài cầm thú cũng ởnơi A-lan-nhã này. Ngài chỉsống cho qua ngày đoạn tháng mà thôi!” Mà nên khen rằng: “Ngài tránh xa tụlạc, nhàn tịnh tưduy, tôn sùng thượng nghiệp. Ðây là việc khó làm. Ngài ởnơi đây đểchấm dứt vọng tâm. Không có tranh luận cùng nhau giành phần hơn”.
VI. PHÁP LỄ KÍNH
Luật Nhiếp thuyết minh:
Có 4 hạng người nên lễ:
1) Ðức NhưLai, tất cảngười, trời, đều nên hết
lòng kính lễ.
2) Người xuất gia không lễngười thếtục. Người
này đáng được kính lễ.
3) Nên kính lễvịthọcận viên trước, trừcận
viên Ni.
4) Người chưa thọcận viên nên lễngười cận viên.
Có 10 hạng người không nên lễ: 4 hạng người hành biệt trụ– Người thọhọc pháp – 3 hạng người bịxảtrí (bịgạt sang một bên) – Các cưsĩ– Người chưa cận viên.
Nghi lễkính có 2 cách khác nhau:
1) Năm vóc gieo sát đất.
2) Ðầu mặt sát chân.
Miệng nói: - Bạn-đệ畔睇(Bạn-đệlà danh từchí kính bên Tây Trúc, chưa thấy phiên dịch. Có thểlà “Bàn-na-mị” hoặc là “Bàn-đàm” nói sai ra là “Hòa nam”, dịch là: Tôi lễlạy).
Nếu biết thân người khác có uếtrược mà lễkính, hoặc thân mình có uếtrược mà lễkính người đều mắc tội ác tác.
Có hai thứuếtrược:
1) Ăn xong chưa súc miệng.
2) Ðại tiểu tiện xong chưa rửa sạch.
Lễbái nơi chỗtối, không nên lễsát đất. Miệng nói: - Bạn-đệ. Nghĩa là hết lòng cung kính.
Phần thứtư(luật Tứphần) thuyết minh:
Có 10 oai nghi của Tỳ-kheo không nên lễ: - Ðại tiện – Tiểu tiện – Chưa mặc đồ– Ðang cạo tóc – Khi nói pháp – Lúc xỉa răng – Lúc súc miệng – Lúc uống – Lúc ăn cơm – Lúc nhai trái cây.
BộCăn bản tạp sựnói:
Không nên mặc một y mà lễngười, cũng không nên mặc một y mà nhận người lễ.
VII. PHÁP HIẾU KÍNH CHA MẸ
Luật Ngũphần thuyết minh:
Ngài Tất-lăng-già-bà-ta, cha mẹbần cùng, muốn lấy tấm y đểcúng dường cha mẹmà không dám. Ngài đem vấn đềaáy bạch với Phật. Phật dạy:
- Này các Tỳ-kheo! Nếu có người tròn 100 năm, vai mặt cõng cha, vai trái cõng mẹ. Cha mẹcảđại lẫn tiểu tiện luôn ởtrên vai, dùng tất cảmón ăn mặc cao đẹp nhất đểcúng dường. Hiếu đễnhưthếcũng vẫn không thểtrảơn cha mẹđược, dù chỉnói đến công ơn trong chốc lát. Từnay cho phép các thầy Tỳ-kheo, hết lòng suốt đời cúng dường cha mẹ. Nếu không cúng dường thì mắc tội rất nặng.
BộCăn bản ni-đà-na nói rằng:
Cha mẹđối với con, hay làm những việc khó nhọc, gánh vác việc khổ. Giảnhưxuất gia, đối với cha mẹ, nên phải cung cấp. Chỉtrừy và bát, còn bao nhiêu vật khác có thểcung phụng. Nếu không có vật khác, có thểđến nhà thí chủ, tùy theo đó mà cầu xin. Nếu trường hợp xin mà khó được, nên dùng những vật thường nhận lãnh được nơi Tăng, nên dùng phần ăn mà Tăng chia cho mình, giảm lấy phân nửa đểmà cứu giúp cung phụng cha mẹ. Hoặc là phần ăn do khất thực mà được, truất lấy một nửa của mình đểmà cung phụng cha mẹ.
VIII. PHÁP AN CƯ11
Không nên suốt năm đi du hóa trong nhân gian. Cho phép 3 tháng mùa hạphải an cư. Thưa với vịy chỉcủa ta, nơi an cưnhưsau:
- Trưởng lão một lòng nghĩ! Tôi là Tỳ-kheo... nương nơi tụlạc tên là... hoặc Già-lam tên là... hoặc phòng nhà số... ba tháng trước mùa hạan cư. Phòng xá nếu có hưxin được sửa chữa. (Thưa nhưvậy 3 lần thì thành lễan cư).
Pháp hậu an cưcũng nhưvậy, chỉđổi chữ“trước” thành chữ“sau” mà thôi. Nếu không có người Y chỉthì tâm niệm an cư. Vì vấn đềan cưmà đến, liền thành an cư.
Ðã vào an cưrồi, khách Tỳ-kheo đến, không nên dời chỗ, cũng không nên bỏđi.
Nếu muốn an cư, trước hết tựmình đến, xem phòng xá, ngọa cụ, sau đó mới thọan cư.
Nên Bạch nhịyết-ma đểsai người phân phối phòng xá, ngọa cụ. Vịđược sai, nên tính bao nhiêu Tỳ-kheo, bao nhiêu phòng, bao nhiêu ngọa cụ, cho đến có bao nhiêu vịcó phước đức nhiều, ít v.v... đâu đó xong. Ðến trước bậc Thượng tọa thưa:
“Thưa Ðại đức Thượng tọa, hiện có bao nhiêu phòng xá, bao nhiêu ngọa cụnhưvậy, Thượng tọa cần nhận phòng nào, ngọa cụnào, xin tùy ý nhận.” (Phân phối Thượng tọa xong, thứđến Trung tọa, lần lượt đến Hạtọa).
Nhận phòng rồi, tùy theo khảnăng mà sửa chữa, bài trí, trang hoàng.
Không nên phân chia bằng cách tập trung Tăng vào mộchỗ.
Muốn an cưchỗnào thì trước tiên phải làm dấu, sau khi đi phải xóa mà đi.
Không nên dời giường, nệm, ngọa cụcủa phòng này sang phòng khác. Nếu cần, phải báo cáo với vịcựu trú Tỳ-kheo, sau đó mới dời. Trước khi đi phải hoàn lại chỗcũ. Nếu phòng xá bịhưhoại, nên dời đến phòng khác, sửa chữa xong hoàn lại nhưcũ. Ðối với các chùa khác cũng vậy. Nếu có loại ngọa cụkhông cốđịnh, cho đến gậy, quạt... trong phòng nào không có thì phân phối. Trường hợp dưthì phân phối lại từThượng tọa lần xuống.
An cưcó tiền an cư, hậu an cư. Dù tiền hay hậu, cũng phải đủ3 tháng mới được. Hậu an cưcũng cho phép thọTựtứ. Cho phép nhận phẩm vật cúng dường, cho phép nhận ngọa cụ... tín thí cúng trong mùa an cư. Không nên chưa đủ3 tháng mà tính một tuổi, phải đợi đủ3 tháng mới được.
Không được an cưnơi đất trống, cho phép an cưdưới gốc cây. An cưtrong một căn phòng nhỏ, an cưtrong hang núi, an cưtrong tàng bóng mát của cây.
Trong khi an cư, nếu có việc cần nhưpháp, cho phép xin đi bảy ngày. Ðủbảy ngày phải trởvề. Trường hợp bảy ngày mà công việc chưa xong thì phải Bạch nhịyết-ma, xin phép đi quá bảy ngày, hoặc nửa tháng, hay một tháng rồi vềlại.
Trường hợp có mạng nạn, phạm hạnh nạn thì tránh đi. Nếu có trường hợp bịphá Tăng thì nên tránh đi. Nếu vì ngăn chặn việc phá Tăng thì nên đi. Nếu vì vấn đềhòa hợp Tăng của trú xứthì nên đi.
Thọpháp bảy ngày ra khỏi giới, có nạn lưu lại, không trởvềkịp, không mất hạ.
Tiền an cưởtrú xứnày, nghe trú xứkia được nhiều lợi dưỡng, liền đến trú xứkia thì không được dựa vào trú xứtrước mà tính tuổi hạ, trái với vấn đềcơbản thì mắc tội. Hoặc không có việc nhưpháp mà đi, hoặc thọpháp bảy ngày ra ngoài giới mà quá bảy ngày trái với vấn đềcơbản thì mắc tội. Trong vòng bảy ngày vềkịp thì vô tội. Cuối hạ, thọpháp ra ngoài giới bảy ngày, trởlại, hay không trởlại thì không có tội. Hậu an cưcũng nhưvậy.
Nhận sựmời an cưcủa người khác, có mạng nạn, phạm hạnh nạn, nên đến nói cho Ðàn-việt biết đểdời đi. Ðàn-việt đồng ý thì tốt, nếu không đồng ý cũng đi.
Phần thứtư(luật Tứphần) thuyết minh:
Nếu an cưởtrú xứnày, nghe Tăng ởtrú xứkia được nhiều y vật, bèn bỏtrú xứnày đến trú xứkia, liền mất pháp an cưnơi trú xứnày. Ởnơi trú xứkia một thời gian ngắn rồi trởlại trú xứnày, lại mất pháp an cưnơi trú xứkia.
Luật Tăng kỳthuyết minh:
Nếu trên đường hành đạo, ngày an cưđến mà chưa đến trú xứ, nên ởbên đường, hoặc nơi gốc cây, hoặc nơi xe, nên thọan cư. Ðến khi minh tướng xuất hiện mới đến trú xứ. Ðến ngày hậu an cư, mặc áo trống vai, quỳgối, chắp tay, thưa:
- Trưởng lão ức niệm, tôi Tỳ-kheo tên... tại Tăng-già-lam này, xin vũan cư3 tháng sau (nói 3 lần). (Tháng mùa Hạcũng gọi là thời kỳmưa, nên gọi là vũan cưvậy).
Nếu Tỳ-kheo hành đạo, mà không thọtiền an cư, thì mắc tội Việt tỳ-ni. Khi đến trú xứ, mà không thọhậu an cưmắc hai tội Việt tỳ-ni. Người nhưvậy là người phá an cư, không được nhận y dâng cúng trong kỳan cưcủa Tăng.
Mùa Xuân và mùa Ðông, sau khi phân phối phòng xá, có Thượng tọa đến, theo thứtựmà sắp xếp lại đểở. Nhưng sau khi đã vào an cư, phân phối phòng xá xong rồi, có Thượng tọa đến, không nên thay đổi những vịđã phân phối, có nghĩa là nếu cần, vẫn không theo thứtựmà sắp xếp. Nếu khi an cưmà đuổi người khác ra khỏi phòng là phạm tội Việt tỳ-ni.
Không cho phép, không cùng nhau nói chuyện (cùng im lặng). Muốn tạo phương tiện đểbớt mất thì giờvà nhiều chuyện có thểxảy ra thì trong vòng nửa tháng cho phép không nói chuyện với nhau. Nhưng đến ngày Bố-tát phải nói chuyện với nhau, trao đổi lẫn nhau, cầu nguyện chúc tụng cho nhau. Qua ngày Bố-tát rồi, trởlại nhưtrước.
Luật Ngũphần nói:
Cho phép an cưchỗvừa đủngồi kiết già và đủchỗđểy bát mà mưa không dột tới.
Không có việc gì thì nên tiền an cư. Có việc thì cho phép hậu an cư.
Muốn an cư, trước hết phải tính toán, nơi đó có nạn hay không nạn.
Có một thầy Tỳ-kheo an cư, cho đến đồăn tồi (thô thực) cũng không đủno. Phật cho phép gặp trường hợp này, phá an cưkhông có tội. Trường hợp gặp phạm hạnh nạn, mạng nạn, cuõng nhưvậy.
Luật Thập tụng nói:
VịThượng tọa hậu an cưkhông nên dùng phòng xá, ngọa cụcủa vịThượng tọa tiền an cư. Nếu vịThượng tọa tiền an cưcó hai phần ngọa cụthì nên phân phối cho vịThượng tọa hậu an cưmột phần.
Pháp xin ra ngoài đại giới trong vòng bảy ngày thì đối với vịtrong 5 chúng mà xin (thọ) không được tâm niệm xin (thọ), trừtrường hợp Tỳ-kheo ởnơi A-lan-nhã một mình.
Thuyền neo trên dòng nước, trôi lên, trôi xuống, không được an cưtrên đó, nếu cột chặt không di chuyển thì được.
Nếu muốn an cư, trước hết phải tìm xem trú xứđó có an ổn hay không, có bạn đồng hành tốt hay không? Vấn đềtọa thiền, thuyết pháp, ăn uống, thuốc men v.v... có đáp ứng không? Sau đó mới an cư. Nếu không có nhân duyên nhưPhật đã cho phép thì không được phép ra ngoài giới ngủ, cho đến một đêm.
ThọÁ pháp (tức pháp câm)12, phạm Thâu-lan-giá. Không nói chuyện với nhau là pháp của ngoại đạo vậy.
BộCăn bản yết-ma thuyết minh:
Có duyên sựxin đi một ngày cho đến bảy ngày, có thểthưa một người, nếu quá bảy ngày, cho đến 40 ngày, nên xin giữa Tăng, quá 40 ngày thì mất hạ. Nếu có nạn duyên thì không gọi là mất hạ.
GIẢI THÍCH:
Hỏi:Hậu an cưchưa đủba tháng, không được tính tuổi hạ. Thọpháp ra ngoài giới bảy ngày, lưu nạn, không trởlại mới gọi là không mất hạ. Nay có người không thọan cư, hoặc chú tâm phá hạnhưvậy có thểtính tuổi hạkhông? Nếu không tính tuổi hạthì người thọgiới trước, người thọgiới sau, tránh được sựbất ổn không? Hơn nữa, luật Tăng kỳnói: “Ðến ngày tiền an cưmà không thọan cưthì phạm một tội Việt tỳ-ni”. Các bộkhác thì không đềcập đến (tức là không kết tội này). Nay dựa vào bộnào?
Ðáp:Kiết hạan cưlà vấn đềchính yếu của Tỳ-kheo, nếu trái luật chếthì mất lợi ích rất nhiều.
Trường hợp có duyên sựthì cho phép kiết hậu an cư. Không có duyên sựthì phải thọtiền an cư. Luật Tăng kỳkiết tội là đểtrừng trịcác tội mạt pháp, thật ra cùng với các bộkhác, không mâu thuẫn nhau mấy. Song, nói là mất hạlà chỉkhông được nhận y dâng cúng trong mùa an cư, và không làm người giữy công đức. Hơn nữa, không đủ10 hạthì không được làm Hòa thượng v.v... chứkhông phải người thọgiới trước, theo trật tự, nay lại phải thối lui khiến thành người nhỏvậy. Trong truyện ký quy nơi mục đầu đã nói rõ vấn đềnày.
IX. PHÁP TỰ TỨ13
Có chúng Tỳ-kheo ởnơi cưtrú khác, cùng nhau kiết hạan cư, lập quy chếvới nhau không nói chuyện, không lễbái, không hỏi han nhau. Ai ưng khất thực lúc nào tùy ý mình, hoặc trước hoặc sau. Cần việc gì thì dùng tay làm dấu chứkhông nói. Không nói chuyện với nhau nhưvậy cho nên trong 3 tháng an cưđược an ổn. An cưxong, họđến chỗPhật, Phật hỏi thăm và an ủi xong. Họtrình với Phật vềvấn đềnội quy mà họđã cùng nhau thực hiện. Phật dạy:
- Các ông là bọn người ngu si, tựcho đó là điều hay mà thật sựlà vô cùng dở. Các ông là bọn người ngu si ởvới nhau, giống nhưoan gia, giống nhưnhững con dê trắng. Bằng nhiều caùch Ta đã dạy các ông rằng: “Các vịTỳ-kheo nên cùng dạy dỗnhau, cùng chuyện trò với nhau, giúp nhau giác ngộ.” Các ông là bọn người ngu si, đồng nhưngoại đạo, chấp nhận phụng hành pháp câm (không nói với nhau).
Lúc bấy giờ, Lục quần Tỳ-kheo nghe vậy, bèn cửtội các vịTỳ-kheo thanh tịnh. Phật dạy: “Nếu muốn cửtội một Tỳ-kheo nào trước hết phải cầu thính (xin ý kiến, xin phép trước)”. Lục quần Tỳ-kheo cơhiềm các Tỳ-kheo thanh tịnh, thường đến cầu thính hàng thanh tịnh Tỳ-kheo đểcửtội.
Phật dạy: phải đuû 5 pháp mới được cầu thính:
1) Cửtội đúng thời chứkhông phải phi thời.
2) Ðúng sựthật chứkhông phải ngụy.
3) Ðem lại lợi ích chứkhông phải vô ích.
4) Nói lời nhã nhặn chứkhông thô lỗ.
5) Với tất cảtừtâm chứkhông vì sân hận.
Hàng Lục quần Tỳ-kheo bản chất không có đủ5 pháp trên, các vịTỳ-kheo khác thì đủ. Tỳ-kheo đủ5 pháp đến cầu thính thì Lục quần không cho (bất thính – không đồng ý cử).
Phật dạy:
- Từnay, an cưxong nên Tựtứ. LễTựtứkhỏi phải cầu thính. Tại sao vậy? Tựtứtức là thính.
Không nên Tựtứtập thểđồng loạt, mà là từng người một Tựtứ. Không nên Tựtứtheo ý của mình, nên Tựtứtheo thứtự, bắt đầu từThượng tọa trởxuống. Cho phép sai người nhận Tựtứ. Người nhận Tựtứphải đủ5 đức: không ái, không sân, không sợ, không si, biết người Tựtứhay chưa Tựtứ.
Bạch nhịyết-ma đểsai người nhận Tựtứnhư
sau:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng sai Tỳ-kheo tên... làm người nhận Tựtứ. Ðây là lời tác bạch”.
VịYết-ma, theo nghi thức mà tác pháp Yết-ma.
Không nên ngồi trên tòa mà Tựtứ. Bậc Thượng tọa lìa khỏi tòa, cùng quỳ, tất cảTăng phải lìa khỏi tòa cùng quỳđểTựtứ. Tựtứrồi ngồi lại vịtrí cũ. Nên Tựtứmột cách rõ ràng, Tựtứmột cách thong thả, nói 3 lần Tựtứ. Mặc áo trống vai bên mặt, quỳgối, chắp tay, thưa rằng:
“Ðại đức, hôm nay chúng Tăng Tựtứ. Tôi Tỳ-kheo tên là... cũng Tựtứ. Nếu có tội được thấy, được nghe hay được nghi, Ðại đức (Trưởng lão), thương xót chỉbảo tôi. Nếu tôi thấy có tội, sẽnhưphápsám hối”. (nói 3 lần).
Vịđược sai làm người nhận Tựtứnên tác bạch nhưsau, rồi mới nhận người Tựtứ:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Hôm nay chúng Tăng Tựtứ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, hòa hợp Tựtứ. Ðây là lời tác bạch.”
Không nên phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp, pháp biệt chúng Tựtứ, nên nhưpháp hòa hợp mà Tựtứ.
Cho phép Tựtứtại nhà thuyết giới.
Trường hợp trên đường đi, gặp ngày Tựtứ, tất cảchúng nên hòa hợp đểcùng nhau Tựtứthì tốt, bằng không hòa hợp được toàn chúng, thì những người thân hậu (bạn) đồng ý với nhau, nên di chuyển đến một chỗkhác, kiết tiểu giới đểTựtứ. Tựtứxong nên giải giới rồi mới đi.
Trường hợp Tỳ-kheo ởmột mình, đến ngày Tựtứđến nơi chỗthuyết giới, lau quét, cho đến sửa soạn đầy đủhành Xá-la 舍羅(kiểm Tăng sốbằng cách phát thẻđểđếm sốngười) rồi đợi khách Tỳ-kheo đến. Nếu sốlượng năm người trởlên thì sai người nhận Tựtứ. Nếu bốn người trởxuống, cùng nhau đối thú Tựtứ. Văn bạch đối thú Tựtưù nhưsau:
“Hôm nay, chúng Tăng Tựtứ, tôi Tỳ-kheo tên... cũng thanh tịnh Tựtứ.” (nóinhưvậy 3 lần. Nếu không có người đến thì nên tâm niệm, miệng cũng nói nhưtrên 3 lần.)
Có việc dặn dò người khác, người nhận sựdặn dò nếu có việc thì chuyển sựdặn dò đó cho người khác. Việc rồi nên tựtrởlại.
Trường hợp có 8 nạn hay các duyên sựkhác đột khởi, nên Tựtứlược. Tựtứlược bằng cách nói 2 lần hay một lần thay vì nói 3 lần. Hoặc cùng nhau (tập thểđồng loạt) nói 3 lần, nói 2 lần, hay nói một lần. Hoặc giảvừa nói vừa giải tán, tùy theo nạn sựđến gần hay xa.
Trường hợp gặp ngày Tựtứ, mà có việc gây tụng xảy ra, hoặc có thểbịphá Tăng, không nên Tựtứliền mà nên hoãn lại thời gian, chờsựổn định.
Nếu người ngăn cản sựTựtứmà ba nghiệp không thanh tịnh v.v... thì áp dụng nhưtrong mục Bố-tát đã trình bày. Trường hợp bịnh cũng vậy.
Trường hợp chúng Tỳ-kheo cảm thấy sựtu hành được thoải mái, có chiều hướng tăng thượng chứng quả, sợTựtứhôm nay (Rằm tháng Bảy Âm lịch) thì không được hưởng niềm vui ấy, nên tác bạch Tăng thêm thời gian Tựtứ, đểđến đúng 4 tháng (Rằm tháng Tám Âm lịch) sẽTựtứ.
Hoặc có Tỳ-kheo ởtrú xứkhác, không hòa hợp, muốn đến Tựtứnơi trú xứnày, đều nhưtrong mục Bố-tát đã nói. Theo tinh thần của luật Thập tụngthì đến tháng Tám mà khách Tỳ-kheo vẫn không chịu đi, thì không nên Tựtứmà phải bỏđi, chứđừng nên dùng lời đấu tranh lẫn nhau.
Không nên ởtrước Tỳ-kheo-ni và trước người chưa thọÐại giới tác Yết-ma Tựtứ.
Không nên Tựtứrồi lại thuyết giới. Tựtứtức là thuyết giới vậy.
Luật Thập tụng thuyết minh:
Tựtứrồi nên đến trước Thượng tọa xướng rằng:
“Tăng chúng một lòng Tựtứxong.”
Luật Tăng kỳnói:
Nếu trong chúng an cưcó một người tiền an cư, đến Rằm tháng Bảy, cảchúng nên đồng với vịtiền an cưmà Tựtứ. Tựtứrồi phải ởcho đến Rằm tháng Tám mới ra hạ. Nếu tất cảđều hậu an cưthì tất cảnên đểRằm tháng Tám mới Tựtứ. Trường hợp có các Tỳ-kheo an cưnơi xóm làng, nghe ngày Tựtứtrong thành phố, có nhiều vật phẩm cúng dường, ban đêm lại có thuyết pháp, chúng muốn đến đó, thì nên Tựtứngày 14 rồi (mới) được đi.
Vấn đềngười nhận Tựtứthì nên sai một hay hai người chứkhông được sai nhiều. Nếu sai hai người nhận Tựtứthì một người đến nhận Tựtứnơi Thượng tọa, một người đến trước vịthứtọa. Thượng tọa nói rồi, thứtọa mới nói (Tựtứ), nhưvậy lần lượt cho đến hết. Hễđến phiên mình thì phải Tựtứ, không nên đợi Taêng xong, sau đó mới Tựtứ.
Luật Ngũphần thuyết minh:
Cho phép tám vịThượng tọa, Tựtứtừng vịmột. Còn các vịdưới đồng tuổi hạthì cùng Tựtứmột lần 3 người.
Kinh Tỳ-ni mẫu thuyết minh:
Trong chúng nếu có người không thanh tịnh thì nên đình chỉ, không nên Tựtứ. Nên tác pháp đình chỉYết-ma Tựtứ. Nên xét vấn đềkhông thanh tịnh đó, nếu thuộc vềtrọng tội thì đuổi ra, nếu nhẹthì khiến cho sám hối, sau đó mới Tựtứ. Nếu người không thanh tịnh ấy ỷmình thông minh, đa trí, hay ỷcó nhiều đồchúng, hoặc sức mạnh của quốc vương đại thần, không thểđuổi ra được, nên chờđến hậu Tựtứ(Rằm tháng Tám Âm lịch). Hậu Tựtứđến mà người ấy vẫn không chịu đi, chúng Tăng có thểra ngoài giới mà Tựtứ, được gọi là thanh tịnh vậy.
BộNam hải ký quy nói:
Âm tiếng Phạn là Bát-thích-bà-thích-noa, dịch là tùy ý. Tức là tùy theo ý của người khác, ởtrong ba việc thấy, nghe, nghi, dựa vào nhận xét của mình nêu lên. Có nghĩa là nói lên điều lầm lỗi đểtrừtội khiên của mình. Cựu dịch là Tựtứ, theo nghĩa mà phiên dịch vậy.
Nghi lễdiễn tiến nhưsau:
Tối 14 phải thỉnh một vịkinh sư, lên pháp tòa tụng Kinh, đồng thời Tăng ni thiện tín vân tập, đốt đèn sáng luôn đêm, hương hoa cúng dường, sáng hôm sau, đi vòng quanh trong thành ấp, mỗi người đều hết lòng thành, lễbái các bảo tháp, xe kiệu hình tượng, trống nhạc trổi lên, tràng phan bảo cái bao quanh, rợp mát cảvùng trời, nhiễu quanh khắp vùng, mới trởvềchùa. Ðến giờngọthiết lễđại trai đàn (thọtrai), sau giờngọmới tập hợp lại làm lễtùy ý (Tựtứ). Trước hết Bí-sô làm lễTựtứ, kếtheo là Bí-sô-ni, rồi đến ba chúng dưới. Trường hợp chúng đông, sợkéo dài thời gian, nên sai nhiều người nhận Tựtứ. Bịngười khác cửtội thì nhưpháp mà trình bày đểdiệt trừtội lỗi. Trong khi Tựtứcó tín thí cúng dường, hoặc chúng Tăng cần phân chia phẩm vật, thì đem ra giữa chúng, người đủnăm đức, đến trươùc bậc Thượng tọa thưa rằng:
- Những phẩm vật này được làm vật trong lễTựtứđểchia cho chúng Tăng không?
Thượng tọa đáp:
- Ðược.
Những thứnhưy phục, dao nhỏ, kim chỉ, bút mực, nhận rồi đem chia đều. LễTựtứxong rồi, ai vềchùa nấy. Người nói lên tội lỗi của mình, ý muốn trình bày tội lỗi của mình, nói những lỗi lầm vềtrước đã sám hối và dặn lòng vềsau không tái phạm. Với tất cảlòng thành khẩn nhận lấy trách nhiệm nhưvậy, mỗi nửa tháng trong ngày Bố-tát, nhớlại trong mỗi ngày, những điều tội lỗi của mình phạm. Nếu phạm ởthiên đầu thì không thểsám hối đểtrị. Phạm vào thiên thứhai phải đủ20 vịmới xảtội. Nếu phạm phải những tội nhẹhơn, tùy theo đó mà sám hối đểđược thanh tịnh. Vấn đềxửtội phải rành rõ từng thiên một thì tội phạm mới hy vọng diệt trừ. Nếu nói chung vấn đềkhông rành mạch rõ ràng thì đó là điều không phải luật định vậy.
GHI CHÚ:
Hỏi:Luật Tăng kỳnói: Sai Tựtứnhơn (người nhận Tựtứ) không được quá hai người. Ký quy truyệnthì cho phép sai nhiều người. Tứphần và Tăng kỳ, hai bộluật này đều nói: Từng người một Tựtứ. Luật Ngũphần thì nói: Trừtám vịThượng tọa, còn bao nhiêu thì đồng một tuổi hạ, được phép Tựtứtập thể. Nhưvậy nên theo bên nào?
Ðáp: Nếu sai người nhận Tựtứnhiều quá thì khó
tránh khỏi vấn đềồn ào náo loạn. Do đó, nên theo luật Tăng kỳ. Còn từng người một Tựtứthì chúng đông phải kéo dài thời gian. Do đó, nên theo luật Ngũphần vậy.
X. Y CA-THI-NA14
Có chúng Tỳ-kheo an cư, Tựtứxong, đến yết kiến đức ThếTôn, giữa đường bịmưa, y phục đều bịướt. Chúng Tỳ-kheo bịmệt nhọc, vì y Tăng-già-lê quá nặng. Ðức Phật bảo các Tỳ-kheo raèng:
- An cưxong có 4 việc cần phải làm:
1) Tựtứ.
2) Giải giới.
3) Kiết giới.
4) Thọy công đức.
GHI CHÚ:
Nếu muốn kiết giới lại, hoặc lớn hơn hay nhỏhơn, thì phải giải giới cũrồi mới kiết lại giới mới. Nếu không cần kiết lại thời khỏi phải giải giới cũvậy, tức là còn hai việc phải làm mà thôi. Hai việc đó là: Tựtứvà thọy công đức (y Ca-thi-na).
Thọcông đức y rồi, được hưởng năm công đức:
1) Ðược phép chứa y dư– ngoài ba y.
2) Ðược lìa y ngủ.
3) Ăn riêng chúng.
4) Ăn nhiều lần – trong giờhợp pháp.
5) Trước hay sau bữa ăn, cần vào xóm, khỏi dặn Tỳ-kheo khác.
Thếnào gọi là công đức y được thành tựu?
Nếu được y mới, y Ðàn-việt cúng, y phấn tảo (y do vải lượm may lại thành y).
Hoặc là y mới, hoặc là y cũ. Vật mới thì phải điểm tịnh. Hoặc đã giặt, giặt rồi may là tác tịnh. Y đó không phải do tà mạng mà được, không phải do quanh co mà được, không phải do xem tướng mà được, không phải do gợi ý mà được, y đó không được đểcách đêm, không phải y do xảđọa rồi tác tịnh, y đó đem đến cùng ngày là đúng pháp, y đó may viền bốn bên, năm điều thì 10 khoảng cách. Ðiều sốnhiều hơn cũng được. Phải tựmình giặt nhuộm, trương ra đểmay, làm thành pháp y. Thọtrước mặt chúng Tăng. Bạch nhưthếnày:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Hôm nay chúng Tăng thọy công đức. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Chúng Tăng hòa hợp thọy công đức. Ðây là lời tác bạch.”
Sau đó nên hỏi: “Vịnào có thểgiữy công đức?”. Nếu người nào trảlời: “Tôi có thểtrì”. Nên Bạch nhịyết-ma đểsai. Văn bạch nhưsau:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, Tăng sai Tỳ-kheo hiệu.... vì Tăng trì y công đức. Ðây là lời tác bạch”.
VịYết-ma nhưpháp tác Yết-ma. Kếtiếp Bạch nhịyết-ma giao y đểvịđược sai trì (gìn giữ). Văn bạch Yết-ma:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Nơi trú xứnày, được y vật có thểchia, nên chia cho hiện tiền Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận. Tăng đem y này giao cho Tỳ-kheo hiệu.... Tỳ-kheo này nên giữy này vì Tăng nhận làm y công đức, trì nơi trú xứnày. Ðây là lời tác bạch”.
VịYết-ma nhưpháp tác Yết-ma. VịTỳ-kheo trì y nên đứng dậy cầm y, đến nơi vịtrí mà các vịTỳ-kheo vừa đưa tay đụng y, trình bày rõ điều tướng của y, rồi bạch nhưsau:
“Y này chúng Tăng sẽthọy công đức, y này chúng Tăng nay thọy công đức, y này chúng Tăng đã thọy công đức rồi”.
Nói nhưvậy 3 lần. Các thầy Tỳ-kheo nên nói nhưvầy:
“Người thọđã khéo thọ. Trong đây được những công đức gì đều có phần của tôi.”
Vịtrì y nên trảlời là:“Ðược!”
Nhưvậy tuần tựcho đến vịHạtọa.
Trường hợp được vải chưa thành y, nên giữa Tăng Yết-ma sai một Tỳ-kheo may, may xong, nên nhưpháp thọ.
Mùa Ðông hết, Tăng nên làm lễxuất y công đức:
Phương thức xuất y công đức:
Tập Tăng hỏi: - Hòa hợp không? Người chưa thọđại giới ra khỏi giới trường chưa? Tỳ-kheo không đến phải thuyết dục không? Tăng nay hòa hợp đểlàm gì?
VịDuy-na trảlời: - Xuất y công đức.
Văn bạch nhưvầy:
“Xin Ðại đức Tăng lắng nghe! Hôm nay chúng Tăng xuất y công đức. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, Tăng nay hòa hợp xuất y công đức. Ðây là lời tác bạch.”
Nếu không xuất, quá hạng của y công đức (đến ngày Rằm tháng 12, thì phạm tội Ðột-kiết-la).
Luật Tăng kỳnói:
Nếu một người đơn độc thực hiện thì khi nhận vải nên nói: “Ðây là y Ca-thi-na sẽcắt, nay thọ.” Nói nhưvậy 3 lần. Khi cắt may nên nói: “Ðây là y Ca-thi-na tôi sẽthọ.” Khi may, khi giặt (nhuộm), khi điểm, khi đao tịnh15cũng nói nhưtrên. Khi tác thành rồi, nên tâm nghĩmiệng nói: “Tôi Tỳ-kheo tên là... thọy công đức này.” Nói 3 lần.
Có 10 trường hợp xảy Ca-thi-na:
1) Y xong, xả- Khi thoï y nói rằng: “Tôi thọy xong rồi!” Nhưthếy Ca-thi-na liền mất hiệu lực đối với người ấy.
2) Khi thọ, xả- Khi thọy người nào nghĩrằng thọy, thì y liền xả.
3) Thời xong, xả- Vịnào nghĩthời gian cho phép tôi xả, thì y liền xả.
4) Nghe xả- Vịnào nghĩrằng: nghe hai thầy xả, thì y liền xả.
5) Tống xả- Vịnào nghĩ: y tôi cho người khác rồi, thì y liền xả.
6) Hoại xả- Thọy Ca-thi-na rồi, thời gian nào
đó nói: Tôi nay xảy, thì y liền xả.
7) Mất xả- Vịnào nghĩ: y đã hưmất không còn nữa, thì y liền xả.
8) Ra khỏi, xả- Vịnào nghĩ: Tôi sẽra khỏi chỗnày, thì y liền xả.
9) Thời quá, xả- Rằm tháng 12 chưa xả, 16 tháng 12, y liền xả. Phạm tội Việt tỳ-ni.
10) Hết hạn, xả- Rằm tháng 12 một vịởtrong Tăng xướng đểxả16.
Luật Ngũphần thuyết minh:
Nếu giặt, nhuộm, ủi may không nhưpháp, hoặc y bằng gấm vóc, hoặc chưa Tựtứmà thọ, hoặc tham lợi dưỡng, hay cốý muốn xả5 việc đều không thành thọ.
Có 30 ngày đểthọy công đức, cũng có 30 ngày đểxảy công đức. Nếu tiền an cư, ngày 16 tháng Bảy thọ, thì đến Rằm tháng Mười Một xả. Nếu 17 tháng Bảy thọ, thì đến 16 tháng Mười Một xả. Cho đến 16 tháng Tám thọ, thì đến Rằm tháng Chạp xả.
Luật Thập tụng nói:
Có 5 hạng Tỳ-kheo không đươïc làm người giữy Ca-thi-na:
- Người không có tuổi hạ.
- Người phá hạ.
- Người hậu an cư.
- Người bịtẫn.
- Người biệt trụ.
GIẢI THÍCH:
Hỏi:Sau khi Tựtứ, đức Phật cho phép thọy công đức, cho đến Rằm tháng Chạp thì xả. Thời nay, tạo y công đức, ngày thường đắp mặc, không có thời tiết kỳhạn chi cả. Lại có chủthuyết: Một lần dâng luôn cảba y. Nhưvậy là đúng hay sai?
Ðáp:Duyên khởi của vấn đềnày là nhân sau khi Tăng Tựtứrồi, mang y đến yết kiến đức Phật, gặp mưa, y bịướt vất vả, Phật mới cho phép thọy công đức. Kèm theo có năm điều lợi ích. Thời hạn chót cho phép là hết mùa Ðông, vượt qua thời hạn ấy thì chuốc lấy tội lỗi. Hơn nữa, giữa Tăng xướng thọ, rồi cất kỹtrong rương, vốn không phải là đồđểđắp mặc. Y năm điều, 10 khoảng cách, giống y An-đà-hội, đâu nên dùng đểdâng. KẻTăng, người tục lưu truyền thật là lầm lỗi quá đáng!
Hỏi:Luật Ngũphần cho kẻhậu an cưđến 16 tháng Tám được thọy công đức. Còn luật Thập tụng lại không cho Tỳ-kheo hậu an cưlàm người giữy công đức. Nhưvậy nên theo Bộluật nào?
Ðáp:Theo luật Tăng kỳ, cho đến chỉcó một người thọtiền an cưthì cảchúng đều cùng người ấy thọtiền Tựtứ, nhiên hậu chờđủ3 tháng mới ra hạ, nên biết người hậu an cư, tuy đồng tiền an cưTựtứ, nhưng còn chưa đủtuổi. Sỡdĩkhông cho làm người giữy công đức là vậy. Nếu cảchúng đều hậu an cư, thời Rằm tháng Tám, mãn hạTựtứ, ngày 16 thọy Ca-thi-na, thì làm gì có điều lỗi!
TRÙNG TRỊTỲ-NI SỰNGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ MƯỜI HAI
1Tứphần luật 34, phần thứhai Kiền-độthọgiới, tr. 803a, Ðại 22n1428.
2Tứphần luật 33, phần thứhai Kiền-độthọgiới, tr. 800a12, Ðại 22n1428.
3Yết-ma (1 quyển), tr. 1064a07, Ðại 22n1433.
4Ðoạn trong ngoặc là của Dịch giảgiải thích.
5Không phải phần thứtư, ngài Trí Húc dẫn nhầm (Trùng trịtỳ-ni sựnghĩa tập yếu 12, tr. 441a15, Vạn 40n719). Tứphần luật 34, phần thứhai Kiền-độthọgiới, tr. 811a07, Ðại 22n1428.
6Ngũphần luật 16, tr. 113a07, Ðại 22n1421.
7Tứphần luật 33, phần thứhai Kiền-độthọgiới, tr. 801b11, Ðại 22n1428.
8Tứphần luật 59, phần thứtưTỳ-ni tăng nhất, tr. 1004b10, Ðại 22n1428.
9Tứphần luật 59, phần thứtưTỳ-ni tăng nhất, tr. 1006b17, Ðại 22n1428.
10Tứphần luật 59, tr. 1006c14, Ðại 22n1428.
11Tứphần luật 27, phần thứhai Kiền-độan cư, tr. 830c05, Ðại 22n1428.
12Thập tụng 23, tr. 165b11, Ðại 23n1435. Tăng kỳ27, tr. 451a26, Ðại 22n1425: “...Bấy giờ, A-na-luật, Kim-tì-lô, Bạt-đềan cưtại Tháp sơn. An cưxong trởvềthành Xá-vệthăm đức Phật. Ðức Phật hỏi, biết họsống im lặng an lạc ba tháng không nói chuyện với nhau. Ðức Phật quởtrách: Ðó là việc xấu, giống nhưoan gia sống với nhau.
13Tứphần luật 37, phần thứhai Kiền-độtựtứ, tr. 835c, Ðại 22n1428.
14Tứphần luật 43, phần thứba Kiền-độy ca-thi-na, tr. 877c, Ðại 22n1428.
15Tăng kỳ27, tr. 452a29, Ðại 22n1425: Ðiểm tịnh là chấm ởgóc đểtác tịnh. Ðao tịnh là dùng dao cắt ba nhát, đứt ba sợi, cách đầu góc tấm vải chừng bốn ngón tay. Ðó gọi là đao tịnh.
16Tứphần luật 43, phần thứba Kiền-độy ca-thi-na 878c28, Ðại 22n1428: có tám nhân duyên xảy công đức, ra đi (khứ), y thành (cánh), y chưa thành (bất cánh), mất y (thất), mất hi vọng (đoạn vọng), nghe xả(văn), ra khỏi đại giới (xuất giới), đồng xả(cộng xuất).
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường