TRÙNG TRỊ TỲ NI
SỰ NGHĨA TẬP YẾU
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích
Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH
Nhuận văn và chú thích:Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
---o0o---
TẬP I
QUYỂN THỨ 4
6. GIỚI LÀM PHÒNG RIÊNG QUÁ LƯỢNG
Ðại Thừa đồng chế.
Kinh Phạm võnggọi là ác cầu đa cầu. Kinh Bồ-tát giới bổngọi là đa dục bất tri túc. Vì chúng thì không phạm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, tựkhất cầu đểcất thất, không có thí chủ, tựlàm cho mình, cần phải làm đúng lượng. Ðúng lượng ởđây là dài mười hai gang tay Phật, bên trong rộng bảy gang tay Phật. Phải mời các Tỳ-kheo đến chỉđịnh nơi chốn. Các Tỳ-kheo ấy cần chỉđịnh nơi chốn, là nơi không bịnguy hiểm, nơi không bịbít lối. Nếu Tỳ-kheo, nơi có nguy hiểm, nơi bịbít lối, tựkhất cầu đểcất thất, không có thí chủ, tựlàm cho mình, không mời các Tỳ-kheo đến chỉđịnh nơi chốn, hoặc làm quá lượng, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO1:
Nhân đức Phật cho phép Tỳ-kheo làm phòng xá riêng, Tỳ-kheo nơi nước Khoáng Dã bèn cất phòng xá riêng rộng lớn, tốn nhiều công của, đòi hỏi tín đồ, đến nỗi cưsĩthấy Tỳ-kheo phải tránh. Khi ấy, ngài Ca-diếp đi khất thực, cưsĩtrong thành Khoáng Dã tránh xa ngài. Ngài hỏi, biết lý do, bạch Phật đểkiết giới.
GIẢI THÍCH:
Không có chủ: Nghĩa là không có thí chủ, hoặc một người, hai người hay nhiều ngươøi đứng ra xây cất. Nạn xứ: tức là chỗcó hổlang, sưtử, các thú dữ, cho đến kiến hay mối. Tỳ-kheo, nếu không bịcác thú, trùng làm phiền bận, nên làm đất cho bằng. Nếu có đá, gốc cây gai, nên bảo người dọn dẹp cho sạch. Nếu chỗcó rãnh nước, hầm, ao, nghiêng lệch, nên khiến người đổcho bằng, cho đầy. Nếu sợnước ngấm úng thì phải đắp đê đểđềphòng. Nếu đất đai bịngười tranh chấp thì phải giải quyết cho thỏa đáng, đừng đểcó tiếng không hay. Bịbít lối: tức là chỗmà chiếc xe chởcỏkhông quay đầu đểđi quanh được.
Tỳ-kheo kia xem xét chỗkhông nguy hiểm, không bịbít lối rồi, đến trong Tăng cởi guốc dép, bày vai áo bên hữu, gối bên hữu quỳsát đất, chắp tay bạch nhưvầy:
“Ðại đức Tăng, xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo... tựkhất cầu cất thất, không có thí chủ, tựlàm cho mình. Nay đến trong chúng Tăng, xin chứng biết cho chỗkhôngnguy hiểm, không bịbít lối”. (Bạch nhưvậy ba lần).
Lúc bấy giờ, chúng Tăng nên quán sát Tỳ-kheo này, nếu có thểtin được, liền cho phép làm. Nếu không thểtin được, chúng Tăng nên đến chỗấy xem xét. Hoặc sai người của Tăng, có thểtin được, đến đó xem xét. Nếu có sựnguy hiểm, có bít lối, hay không có nguy hiểm mà có bít lối; hoặc có nguy hiểm mà không bịbít lối, đều không nên cho phép làm. Nếu không có sựnguy hiểm, không bịbít lối mới cho phép làm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu không được Tăng cho phép, hay làm quá lượng, mỗi việc phạm một tội Tăng tàn. Làm mà không thành phạm Thâu-lan-giá, hay sai người khác làm cũng vậy. Nếu vì người khác làm mà thành, thì phạm Thâu-lan-giá, không thành phạm Ðột-kiết-la.
Nếu có nguy hiểm, có bít lối, mỗi việc phạm một tội Ðột-kiết-la. Sai người khác làm hay vì người khác làm thành hay không thành đều phạm Ðột-kiết-la.
(Tỳ-kheo-ni v.v... không được phép ởnơi A-lan-nhaõ). Sa-di phạm Ðột-kiết-la.
Luật Tăng kỳnói:
Khi làm xong mắc tội Tăng tàn. Khi sửdụng mắc tội Việt tỳ-ni.
Luật Thập tụng nói:
Thành nhà rồi, mới nhận, không phạm.
7. GIỚI LÀM PHÒNG LỚN MÀ KHÔNG ÐƯỢC TĂNG CHỈCHỖ
Ðại thừa đồng chế.
Kinh Phạm võngnói: Khi hành pháp Ðầu-đà, cho đến an cưmùa hạ, những chỗcó nguy hiểm không được vào.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào muốn cất Tịnh xá lớn có thí chủlàm cho mình, cần phải mời các Tỳ-kheo khác
đến chỉđịnh nơi chốn. Các Tỳ-kheo ấy chỉđịnh nơi chốn - là nơi không có nguy hiểm, không bịbít
lối. Nếu Tỳ-kheo, nơi có nguy hiểm, nơi bịbít lối, cất Tịnh xá lớn, có thí chủlàm cho mình, không mời các Tỳ-kheo đến chỉđịnh nơi chốn, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO2:
Vua Ưu-điền cùng với Tôn giảXiển-đềlà bạn thân. Tôn giảlàm phòng lớn theo ý mình. Lúc ấy trong thành Câu-diệm-di có cây Ni-câu-luật, thần, người qua lại thường ngồi nghỉmát dưới bóng cây. Tôn giảXiển-đềchặt cây ấy, cưsĩcơhiềm nên Phật chếcấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Trừtrường hợp làm quá lượng, bao nhiêu trường hợp khác, phạm nặng hay nhẹđồng nhưgiới trước.
Luật Thập tụng nói:
Thành nhà rồi, mới nhận, không phạm.
8. GIỚI HỦY BÁNG KHÔNG CĂN CỨ
Ðây là tánh tội, Ðại thừa đồng chế.
Nếu đến người ngoài nói thì phạm trọng tội. Nếu đến người đồng giới nói thì phạm tội nhẹ.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, vì giận hờn ấp ủ, đối với Tỳ-kheo không phải là Ba-la-di mà vu khống bằng pháp Ba-la-di không căn cứ, muốn hủy hoại đời sống phạm hạnh của vịấy. Vềsau, dù bịcật vấn hay không bịcật vấn, sựviệc ấy được biết là không căn cứ, Tỳ-kheo này nói rằng: “Tôi vì thù hận mà nói nhưvậy”. Tỳ-kheo nào nói nhưvậy, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO3:
Ðức Phật ởtại núi Kỳ-xà-quật, Tôn giảÐạp-bà-ma-la-tử, được Tăng sai phân ngọa cụcho chúng Tăng và theo thứtựmời Tăng đi thọtrai. Có Tỳ-kheo TừÐịa đến, vì theo thứvịnên nhận được phòng và ngọa cụxấu, bèn giận dỗi. Sáng lại, mời Tăng đi thọthỉnh, Ðàn-việt nghe biết Tỳ-kheo TừÐịa đến, bèn ởngoài cửa, trải bày ngọa cụxấu, dọn đồăn dở; TừÐịa lại giận gấp bội phần, bèn nhờngười em gái là Tỳ-kheo-ni Từ, vu khống là Tôn giảxâm phạm đến phạm hạnh của cô.Ðức ThếTôn thẩm vấn biết được sựthật, bảo các Tỳ-kheo rằng: Có hai hạng người chắc chắn vào địa ngục. Hai hạng người ấy là: Không phải là phạm hạnh, tựxưng là phạm hạnh và người thật có phạm hạnh mà dùng phi phạm hạnh vô căn cứđểhủy báng. Quởtrách xong, Phật kiết giới.
GIẢI THÍCH:
Căn có 3: Căn cứdo thấy, căn cứdo nghe và căn cứdo nghi.
Nghi có 2 cách: Từnơi thấy mà sanh ra nghi, từsựnghe mà sanh ra nghi.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Không có 3 căn này, một là dùng 4 khí đểhủy báng, hai là dùng những pháp phi Tỳ-kheo khác mà hủy báng, ba là nói phạm biên tội cho đến ngũnghịch hai căn v.v... không luận người ấy thanh tịnh hay không, nói rõ ràng phạm Tăng tàn, không rõ ràng phạm Thâu-lan-giá. Hủy báng ni đồng nhưtrước. Hủy báng người khác, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Tăng tàn. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm là có thấy, nghe, nghi, nói trong mộng, nhầm nói v.v...
PHỤ:
Luật nhiếp nói:
Nếu Ô-ba-sách-ca (tức Ưu-bà-tắc) hủy báng Tỳ-kheo, nên trao cho họYết-ma phuù bát. (Trong pháp trịtội có nói rõ).
9. GIỚI LẤY MỘT PHẦN ÐỂHỦY BÁNG
Ðại thừa... nhẹ... nặng... đều đồng nhưgiới trước.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, vì giận hờn, dựa lấy tiểu tiết trong phần sựkhác, đối với Tỳ-kheo không phải là Ba-la-di mà vu khống bằng pháp Ba-la-di không căn
cứ, muốn hủy hoại đời sống phạm hạnh của vịấy. Vềsau, dù bịcật vấn hay không bịcật vấn, sựviệc ấy được biết là dựa lấy tiểu tiết trong phần sựkhác, Tỳ-kheo này tựnói rằng: “Tôi vì thù hận nên nói nhưvậy”. Tỳ-kheo nào nói nhưvậy, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO4:
Tỳ-kheo TừÐịa, từtrên núi Kỳ-xà-quật nhìn xuống thấy con dê đực cùng với con dê cái hành dâm, bèn đem ví con dê đực là Tôn giảÐạp-bà-ma-la, con dê cái là Tỳ-kheo-ni Từ. TừÐịa nói với Tỳ-kheo rằng: Chính mắt tôi thấy. Các Tỳ-kheo xét biết sựthật bạch Phật, kiết giới.
GIẢI THÍCH:
Luật Thập tụng nói:
Phần sựkhác, tức là thuộc về4 trọng tội. Trong vấn đềnày nếu phạm một việc thì không phải là Sa-môn, không phải là Thích tử, mất pháp của Tỳ-kheo cho nên gọi là phần sựkhác. Tiểu tiết tức là thuộc vềcác oai nghi.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Hoặc đồng tên, đồng họ, đồng tướng, hoặc khi còn ởnhà phạm, mà lấy một phần nào trong vấn đềtương tựđểhủy báng. Nói rõ ràng hay không rõ ràng v.v... đều đồng nhưgiới trước.
10. GIỚI KHÔNG BỎPHÁP PHÁ TĂNG
Ðại thừa đồng chế.
Tăng luân chưa bịphá tức là thuộc vềác tâm, sân tâm, giáo giới hẹp hòi. Tăng luân bịphá tức thành nghịch tội, không cho sám hối.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, muốn phá hoại hòa hiệp Tăng, tiến hành phá hoại hòa hiệp Tăng, kiên trì không bỏ. Các Tỳ-kheo nên can gián Tỳ-kheo này rằng: “Ðại đức chớphá hòa hiệp Tăng, chớchấp chặt pháp phá hoại hòa hiệp Tăng, không nên kiên trì không bỏ. Ðại đức, nên cùng Tăng hòa hiệp. Vì cùng Tăng hòa hiệp, hoan hỷkhông tranh chấp, đồng học một thầy, hòa hiệp nhưnước với sữa, thì ởtrong Phật pháp mới có sựtăng ích, sống an lạc”. Tỳ-kheo ấy khi được can gián nhưvậy, vẫn kiên trì không bỏ, các Tỳ-kheo nên can gián ba lần cho bỏsựấy. Cho đến ba lần can gián, bỏthì tốt, nếu không bỏ, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO5:
Ðề-bà-đạt-đa muốn hại Phật, lại dạy A-xà-thếgiết cha, tiếng xấu đồn khắp, lợi dưỡng bịđoạn tuyệt. Ðề-bà liền cùng với 5 người đồng ý với mình đi khất thực từng nhà, Phật cấm không được ăn biệt chúng. Ðề-bà-đạt-đa liền sanh ý nghĩ: Cù-đàm là người dứt phần ăn của kẻkhác, ta cần phải phá Tăng luân của ông ta, liền dùng 5 pháp dạy các Tỳ-kheo: 1. Suốt đời xin ăn, 2. Mặc đồphấn tảo, 3. Ngồi giữa trời, 4. Không ăn dầu, muối, 5. Không ăn thịt cá; khiến cho những người có lòng ưa thích tin, phương tiện phá Tăng luân kia. Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật cho phép Tăng làm pháp Yết-ma quởtrách, rồi kiết giới này.
Phần thứba6nói:
Ðề-bà-đạt-đa tuyên bốhành trù rằng: Các Trưởng lão nào đồng ý 5 pháp này, công nhận là pháp, là Tỳ-ni, là lời dạy của Phật thì nắm trù (thẻ). Khi ấy, 500 vịtân Tỳ-kheo vô trí nắm thẻvà theo Ðề-bà-đạt-đa đi. Sau đó, ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thuyết pháp hiện thần thông, mới đem vềlại. Ðức Phật cho phép tác pháp sám Thâu-lan-giá.
GIẢI THÍCH:
Hòa hiệp: tức là đồng một Yết-ma, đồng một thuyết giới. Tăng: là từ4 Tỳ-kheo cho đến vô số. Phá: Có 18 việc: Pháp - phi pháp; luật - phi luật; phạm - không phạm; hoặc khinh - hoặc trọng; hữu tàn - vô tàn; thô ác - phi thô ác; thường sởhành - phi thường sởhành7; chế- phi chế; thuyết - phi thuyết.
(Trong việc 13 và 14 theo luật Ngũphần thì: Dụng Yết-ma xuất tội, bất dụng Yết-ma xuất tội. Theo luật Thập tụng nói: Thường sởhành sự, tức là hoặc đơn bạch Yết-ma, bạch nhịYết-ma, bạch tứYết-ma, Bố-tát, Tự-tứlập ra pháp 14 người Yết-ma).
Chấp chặt pháp phá Tăng tức là chấp chặt 18 điều này.
Phần thứba của luật Tứphần nói:
Có 2 việc phá Tăng: Vọng ngữ, tương tợngữ. Lại có hai việc phá Tăng khác: tác Yết-ma và rút thăm.
Nếu chỉcó một Tỳ-kheo, cho đến hai, ba người tuy tìm phương tiện, nhưng không thểphá Tăng, Tỳ-kheo-ni cũng nhưvậy. Phải là bên này có chúng bốn người hay là hơn, bên kia có chúng bốn người hay là hơn. Thi hành rút thăm phá Tăng, tác Yết-ma, nhưvậy là phá hòa hiệp Tăng. Tội này đọa vào địa ngục trong một kiếp chưa hết tội. Người đem lại sựhòa hiệp, được phước nơi cõi trời Phạm thiên thọvui một kiếp.
Luật Ngũphần nói:
Ta không thấy có pháp nào khác phá hoại đạo ý của con người, ngoài tieáng đồn và lợi dưỡng. Ðiều-đạt sởdĩphá Tăng là vì lợi dưỡng vậy Ðiều-đạt thành tựu 8 phi pháp cho nên phá Tăng: lợi -phi lợi -khen -không khen -kính -không kính -ưa việc ác -theo bạn bè ác.
Có 4 việc gọi là phá Tăng:
-Nói 5 pháp.
-Tựmình hành trù
-Nắm (rút) trù.
-Ởtrong giới làm Tăng sựriêng.
Lại nữa, nếu vua, đại thần, hay lục chúng, khiến cho Tăng không hòa hiệp thì không phải là phá Tăng.Nếu một Tỳ-kheo cho đến 7 Tỳ-kheo không hòa hợp, cũng không phải là Tăng bịphá. Nếu không hỏi bậc Thượng tọa mà làm Tăng sự, tức là không hòa, cũng không phải là phá Tăng. Nếu không cùng ăn chung, trong khi ăn ngồi chỗkhác đấu tranh chửi mắng, cũng không gọi là phá Tăng. Cốt yếu là ởtrong cùng một giới, tám vịTỳ-kheo trởlên, chia làm hai bộ, làm Tăng sựriêng, mới gọi là phá Tăng. Người làm chủtrong vấn đềấy đọa vào địa ngục trong một kiếp không thểcứu được.
Luật Thập tụng nói:
Phá Tăng có 2 loại:
Phá Yết-ma - Phá pháp luân.
-Phá Yết-ma là trong một giới làm Yết-ma Bố- tát riêng.
-Phá pháp luân: Luân chỉcho bát Thánh đạo phần, khiến cho người bỏbát Thánh đạo vào trong tà đạo.
Tát-bà-đa tỳ-bà-sa nói:
Phá Tăng luân, phạm nghịch tội Thâu-lan-giá, không thểsám hối. Phá Yết-ma Tăng, phạm phi nghịch tội có thểsám Thâu-lan-giá. Phá Tăng luân, ít nhất là 9 người, một người xưng là Phật. Phá Yết-ma Tăng, ít nhất là 8 người, không tựxưng là Phật.
Phá Tăng luân, trong giới ngoài giới đều có thểphá được. Phá Yết-ma Tăng, chủyếu là ởtrong giới, làm Yết-ma riêng. Phá Tăng luân, phải là Tỳ-kheo. Phá Yết-ma Tăng, Tỳ-kheo-ni cũng có thểphá được. Phá Tăng luân là phá tục đếTăng. Phá Yết-ma Tăng cũng phá luôn Ðệnhất nghĩa Tăng. Phá Tăng luân chỉcó ởnơi Nam Châu (Diêm-phù-đề). Phá Yết-ma Tăng thông cảba thiên hạ.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tác pháp Yết-ma lần thứba xong, phạm Tăng tàn. Hai lần Yết-ma xong mà bỏ, phạm ba Thâu-lan-giá. Một Yết-ma xong mà bỏ, phạm hai Thâu-lan-giá. Tác bạch xong xảphạm một Thâu-lan-giá. Mới bạch xong mà bỏcho đến thọpháp phá Tăng, tất cảđều phạm Ðột-kiết-la.
Nếu khi Tăng tác pháp quởtrách và can gián, mà nói rằng: Ðừng bỏ, người đó phạm Thâu-lan-giá. Nếu không can gián và quởtrách, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Tăng tàn.
Không phạm: Mới bắt đầu can ngăn liền bỏvà phá điều phi pháp, phi luật, phi hòa hiệp, tất cảbạn ác v.v...
Luật Ngũphần nói:
Nếu Tăng khác biết Tỳ-kheo này muốn phá Tăng, nên sai một thân hậu (bạn) với Tỳ-kheo đó đến can gián, nếu bỏ, nên trao cho một Ðột-kiết-la hối quá. Nếu không bỏ, nên sai 2, 3 Tỳ-kheo đến can gián, nếu bỏ, trao cho hai Ðột-kiết-la. Trường hợp vẫn không bỏ, nên dùng Tăng đến can gián, nếu bỏ, trao cho 3 Ðột-kiết-la. Nếu không bỏ, nên bạch tứYết-ma can gián, bạch rồi, bỏ, trao cho một Thâu-lan-giá, ba Ðột-kiết-la. Cho đến 3 lần Yết-ma xong, bỏ, không bỏ, đều phạm Tăng tàn.
Luật Thập tụng nói:
Ba lần khuyên can rồi mà không bỏthì phạm tội Tăng tàn. Tỳ-kheo này phải liền đến trong Tăng tựxướng lên rằng: ChưTrưởng lão, tôi Tỳ-kheo tên là... mắc tội Tăng tàn. Xướng liền nhưvậy thì tốt nếu không xướng thì kểtừđó là ngày thứnhất của tội Phú tàng. Lại nói rằng: Trước hết không dùng lời nhu nhuyến đểrăn chế, liền bạch tứYết-ma đểrăn chếthì người làm Yết-ma mắc tội Ðột-kiết-la. Chưa bạch tứYết-ma, mà liền tẫn xuất đuổi đi, người làm Yết-ma mắc tội Ðột-kiết-la. Chưa làm pháp răn chế, ba lần nói, ởtrong giới, mà riêng thỉnh người làm Yết-ma, mắc tội Thâu-lan-giá, vì đây là nhân duyên đểphá Tăng vậy; Nếu chúng Tăng biết thì chúng Tăng mắc tội.
PHỤ:
Luật Tăng kỳnói:
Nếu biết người muốn phaù Tăng các Tỳ-kheo nên nói: “Trưởng lão chớphá Tăng, phá Tăng tội nặng, đọa vào đường dữ, vào địa ngục. Tôi sẽtặng ngài y, bát, dạy kinh đọc kinh, trao đổi công việc giáo giới”. Nếu cốý không bỏ, nên bảo người Ưu-bà-tắc có thếlực rằng: “Người này muốn phá Tăng, nên đến can gián, khuyên nhủhọnên bỏviệc ấy”. VịƯu-bà-tắc đó nên đến nói: “Tôn giảđừng phá Tăng, phá Tăng tội nặng, đọa ác đạo, và địa ngục. Tôi sẽtặng Tôn giảy, bát, thuốc men trịbệnh. Nếu Tôn giảkhông muốn tu phạm hạnh, có thểhoàn tục, tôi sẽcưới vợcho Tôn giảvà cung cấp đồcần dùng”. Nếu cốý không bỏ, nên rút thăm đuổi ra. Ðương sựra rồi, nên thông báo các nơi rằng: “Các Ðại đức, có người phá Tăng đến, nên phải tựbiết”. Nếu thực hành đầy đủnhưvậy mà còn cốý phá Tăng, mới gọi là phá Tăng. Bốthí đối với họgọi là ruộng phước tốt. ThọCụtúc đối với họgọi là nhận lãnh những điều lành. Nếu biết họrồi nên bỏđi, nếu không bỏđi gọi là bạn của kẻphá Tăng, là bè đảng của kẻphá Tăng, trọn đời không nên nói chuyện, ởchung, ăn chung, không chung Phật, Pháp, Tăng; không chung Bố-tát, an cư, tựtứ, không chung Yết-ma. Ðược quyền nói với người xuất gia của đạo khác: “Có giường ngồi muốn ngồi thì ngồi, không được mời người đó ngồi”.
BIỆN MINH:
Hỏi: -Tăng luân đã phá, tại sao còn gọi là ruộng phước tốt, tại sao còn gọi là thiện thọcụ? Ðã gọi thiện thọcụtại sao biết rồi nên bỏđi?
Ðáp: -Phá Tăng là tội Thâu-lan-giá, nhưng chưa bịmất giới, cho nên vẫn còn gọi là phước điền. Ví nhưvàng tuy chặt làm hai khúc, nhưng khúc nào cũng là vàng. Ðã không mất giới, thì vẫn là Tăng già. Khi mới xuất gia chưa hềhiểu biết, theo họthọgiới, há không đắc giới sao? Nhưng sau khi biết rồi, làm sao có thểcam tâm làm người bạn của kẻphá Tăng? Nên phải bỏđi vậy.
11. GIỚI KHÔNG BỎBÈ ÐẢNG PHÁ TĂNG
Ðại thừa, nhẹ... nặng... cùng đồng với giới trước.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào có bè đảng, từmột, hoặc hai, hoặc ba cho đến vô sốTỳ-kheo, các Tỳ-kheo bè đảng ấy nói với chúng Tỳ-kheo rằng: “Ðại đức, chớcan gián Tỳ-kheo ấy. Tỳ-kheo ấy là Tỳ-kheo nói đúng pháp, là Tỳ-kheo nói đúng luật. Những điều Tỳ-kheo ấy nói, chúng tôi ưa thích. Những điều Tỳ-kheo ấy nói, chúng tôi chấp nhận”. Chúng Tỳ-kheo nên can gián caùc Tỳ-kheo bè đảng đó rằng: “Ðại đức chớnói nhưvầy: Tỳ-kheo ấy là Tỳ-kheo nói đúng pháp, là Tỳ-kheo nói đúng luật, những điều Tỳ-kheo ấy nói, chúng tôi ưa thích; những điều Tỳ-kheo ấy nói, chúng tôi chấp nhận. Nhưng Tỳ-kheo ấy là Tỳ-kheo nói phi pháp, là Tỳ-kheo nói phi Luật. Ðại đức, chớphá hoại hòa hiệp Tăng. Các ngài nên hoan hỷhòa hiệp Tăng. Ðại đức cùng Tăng hòa hiệp, hoan hỷkhông tranh chấp; đồng học một thầy hòa hiệp nhưnước với sữa, ởtrong Phật pháp mới có sựtăng ích, sống an lạc”. Các Tỳ-kheo bè đảng được can gián nhưvậy mà kiên trì không bỏ, chúng Tỳ-kheo nên can gián ba lần cho bỏsựấy. Cho đến ba lần can gián, bỏthì tốt, nếu không bỏ, Tăng-gìa-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO8:
Bè đảng của Ðề-bà-đạt nói với các Tỳ-kheo chớcan gián Ðề-bà-đạt. Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật bảo các Tỳ-kheo Tăng tác Yết-ma quởtrách và can gián, rồi kiết giới này.
GIẢI THÍCH:
Luật nhiếp nói:
Pháp ngữ: tức là lời nói viên mãn và đầy đủ. Luật ngữ: tức là lời nói hiệp với chánh lý không sai quấy. Lại nữa, có khảnăng dẫn đến thật nghĩa gọi là Pháp ngữ. Nói ra lời nhu nhuyến gọi là Luật ngữ.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹhay nặng đồng nhưgiới trước.
Luật Thập tụng nói:
Nếu một Tỳ-kheo bịtẫn xuất mà bốn Tỳ-kheo theo vịđó, gọi là phá Tăng. Hoặc vịấy là Tỳ-kheo hiểu nhiều, biết nhiều, nghe nhiều, đức lớn, hiểu rõ nghĩa của ba Tạng thì không nên tác pháp bất kiến tẫn cho họ. Nếu tẫn xuất thì mắc tội Thâu-lan-giá vì gần nhưphá Tăng vậy.
Lại nói: Một người tẫn một người, mắc một Ðột-kiết-la. Một người tẫn hai, ba, bốn người, tùy theo đó, mắc hai, ba, bốn tội Ðột-kiết-la. Hai người, 3 người tẫn hai, ba, bốn hay một người cũng vậy. Nếu bốn Tỳ-kheo tẫn bốn Tỳ-kheo mắc tội Thâu-lan-giá, vì đó là nhân duyên phá Tăng vậy.
BIỆN MINH:
Hỏi: -Một Tỳ-kheo bịtẫn, mà bốn Tỳ-kheo theo vịđóù gọi là phá Tăng. Tội phá Tăng này thuộc vềngười tẫn hay kẻbịtẫn, hoặc là ngươøi tùy thuận theo kẻbịtẫn?
Ðáp: -Nếu người tẫn là nhưpháp, thì tội thuộc vềkẻbịtẫn và người theo kẻbịtẫn. Nếu người tẫn là phi pháp thì tội thuộc vềngười tẫn và Tăng. Song Tỳ-kheo nhưpháp tuy bịtẫn oan uổng, nhưngquyết định không được ởtrong giới, riêng làm Tăng sựvậy.
Lại hỏi: -Nếu người hiểu nhiều, biết nhiều v.v... không nên tác pháp Yết-ma bất kiến tẫn thì những người này khi có tội, dung thứcho họchăng?
Ðáp: -Người hiểu biết nhiều có tội, tuy không phải có thểdung thứ, nhưng phải khéo léo khuyên lơn khiến cho họthấy tội. Nếu vội tác pháp Yết-ma, chắc chắn đưa đến cái lỗi phá Tăng, cho nên mắc tội vậy.
12. GIỚI KẺBỊTẪN KHÔNG CHỊU PHỤC TÙNG
Ðại thừa đồng chế. Làm hoen ốnhà người tức là giới nhơn lợi cầu lợi, kinh lý bạch y v.v... Làm hạnh xấu tức là giới tà nghiệp giác quán, tà mạng tựsống v.v...Nói Tăng có ái v.v... tức là thuộc vềgiới báng Tăng.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào sống nương tựa xóm làng hay thành ấp, mà làm hoen ốnhà người, có hành vi xấu, sựlàm hoen ốnhà người, mọi người đều thấy đều nghe. Hành vi xấu mọi người đều thấy đều nghe. các Tỳ-kheo neân nói với Tỳ-kheo ấy rằng: “Ðại đức là người làm hoen ốnhà người, có hành vi xấu; sựlàm hoen ốnhà người, mọi người đều thấy đều nghe, hành vi xấu mọi người đều thấy đều nghe! Ðại đức, ngài làm hoen ốnhà người, có hành vi xấu, nay nên xa lánh xóm làng này, không nên sống ởđây nữa”.
Tỳ-kheo ấy noùi với các Tỳ-kheo kia rằng: “Ðại đức, các Tỳ-kheo có thiên vị, có thù nghịch, có sợhãi, có bất minh. Vì có Tỳ-kheo đồng tội nhưvậy mà có người bịđuổi có người không bịđuổi”. Các Tỳ-kheo nên trảlời Tỳ-kheo ấy raèng: “Ðại đức chớnói rằng: “Các Tỳ-kheo có thiên vị, có thù nghịch, có sợhãi, có bất minh, vì có Tỳ-kheo đồng tội nhưvậy mà có người bịđuổi, có người không bịđuổi. Nhưng các Tỳ-kheo không có thiên vị, không có thù nghịch, không có sợhãi, không có bất minh. Mà vì Ðại đức là người làm hoen ốnhà người, có hành vi xấu. Sựlàm hoen ốnhà người mọi người đều thấy đều nghe, hành vi xấu mọi người đều thấy đều nghe”. Tỳ-kheo ấy khi được can gián nhưvậy mà kiên trì không bỏ. Các Tỳ-kheo nên can gián ba lần cho bỏsựấy, cho đến ba lần can gián, bỏthì tốt, nếu không bỏ, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO9:
Tại ấp Kỳ-liên có 2 Tỳ-kheo, một người tên là A-thấp-bà, người thứhai tên là Phú-na-bà-ta làm hạnh phi pháp tựtay trồng hoa, dạy người trồng hoa, tưới hoa, hái hoa cho đến ca, múa, xướng, hát, thổi sáo, đánh trống, nhận lấy sựmua vui giỡn cười v.v... Khi ấy, có chúng đông Tỳ-kheo đến khất thực nơi Kỳ-liên, oai nghi tềchỉnh, mắt nhìn xuống trước bước đi, các cưsĩlại cho đó là điều không hay, không tốt. Các Tỳ-kheo tìm biết sựthật, bạch Phật đầy đủ. Ðức Phật bảo ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên đến tác pháp Yết-ma tẫn. Hai Tỳ-kheo ấy nói nhưtrên. Ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên vềbạch Phật, Phật khiến Tăng tác pháp Yết-ma, quởtrách can gián mà kiết giới này.
GIẢI THÍCH:
Làm hoen ốnhà người có 4 cách:
a) Nương vào nhà này làm hoen ốnhà khác, nghĩa là được vật từnhà này đem đến cho nhà khác. Nhà người cúng vật nghe vậy không vui, nhà người được cho nghĩsẽtrảơn, nói lời sau: Nếu có cho mình, mình sẽbáo đáp; nếu không cho mình, chuyện gì mình phải cho họ.
b) Nương vào lợi dưỡng làm hoen ốnhà khác, tức là Tỳ-kheo được lợi dưỡng đúng pháp, kểcảđồăn còn trong bình bát, đem cho một cưsĩ, không cho một cưsĩ.Người được cho kia nghĩsẽtrảơn... nhưtrước.
c) Nương bạn thân làm hoen ốnhà khác, nghĩa là Tỳ-kheo nương vào vua hay đại thần, giúp cho một cưsĩ, không giúp cho một cưsĩ. Ngươøi được giúp nghĩsẽbáo ơn: vịấy giúp ta, ta sẽcúng dường, không giúp ta, ta không cúng dường.
d) Nương vào Tăng-già lam làm hoen ốnhà khác, tức là Tỳ-kheo lấy bông trái của Tăng cho một cưsĩ, không cho một cưsĩ... cho đến không cho ta, ta không cúng dường. Hành ác hạnh (hành vịxấu): tức tựtay mình trồng cây trái hoa quả...
Luật Căn bản nói:
Có hai nhân duyên làm hoen ốnhà người:
-Ởchung, cùng với người nữnằm ngồi một giường, ăn một mâm v.v...
-Thọdụng, đồng thọdụng cây trái, hoa, quảvà cây xỉa răng v.v...
Tỳ-bà-sa nói:
Người xuất gia không hềđắm trước, không hềham muốn điều gì, tựthủthanh tịnh, lấy tu đạo làm tâm. Nếu cùng với người thếtục làm người qua lại, phếloạn chánh nghiệp. Lại nữa, dùng vật biếu tặng qua lại thì phá hưtâm tốt bình đẳng của người khác. Ðối với người được vật thì vui mừng ái kính, đối với người không được vật thì dù cho Hiền Thánh họcũng không có tâm ái kính, mất sựthâm hậu phước lợi của người khác. Hơn nữa, làm đảo lộn Phật pháp, phàm người tại gia nên cúng dường cho người xuất gia, mà người xuất gia trái lại, đem cúng dường cho người tại gia. Lại nữa, người tại gia thường đối với Tam bảo, cầu ruộng phước thanh tịnh, đem hết tâm thành đểtrồng lấy cây lành. Người xuất gia dùng nhân duyên biếu tặng qua lại, là đi ngược lại người xuất gia, khiến họsanh tâm hy cầu, phá hưtâm thanh tịnh tín kính, lại mất tất cảcác món lợi dưỡng của người xuất gia. Nếu dùng một ít vật đểbiếu tặng cho bạch y, đểđược xây tháp bằng bảy món báu, và trang nghiêm lộng lẫy, không bằng tịnh tọa thanh tịnh trì giới; đó là cúng dường Pháp thân chơn thật của NhưLai. Nếu dùng một ít vật biếu tặng bạch y đểđược thiết lập Tăng xá lộng lẫy nhưtịnh xá Kỳ-hoàn, không bằng tịnh tọa thanh tịnh trì giới, đó làthanh tịnh cúng dường Tam bảo. Nếu dùng một ít vật biếu tặng bạch y đểcó được tứvật dụng đầy đủcảcõi Diêm-phù-đềcúng cho tất cảThánh chúng, không bằng nhưtịnh tọa thanh tịnh trì giới, đó là thanh tịnh cúng dường tất cảThánh chúng.
Nếu có kẻcường lực muốn phá tháp đập tượng, cần dùng vật biếu đểtránh khỏi, thì nên bán hoa, quả, đất của tháp, hoặc lấy tiền của tháp, hay là các phương tiện khác tùy nghi mà lo liệu. Nếu có kẻdùng cường lực muốn đối với Tăng kỳ, phá hại tổn giảm trong đất của Tăng kỳ, tùy theo vật gì hiện có, bán đểlấy tiền, mà tùy duyên lo liệu. Nếu Tăng thường lạp, hoặc diện môn lạp10bịkẻdùng cường lực, muốn làm tổn giảm, tùy theo phạm vi đất này, có vật gì thì dùng chúng đểgiải quyết.
Cha mẹlà ruộng phước nên cho phép cung dưỡng.
Người giúp việc cho Tăng kỳthì nên giúp đỡhọ.
Nếu thí chủmuốn sắm thức ăn cúng cho chúng Tăng,họmuốn biết phép tắc thì nên hướng dẫn cho họ.
Ðối với người cô đơn hành khất, vì lòng lân mẫn nên giúp họ.
Cho đến cha mẹqua đời, tất cảkhông cho phép khóc kể. Bốn chúng mắc Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni mắc Ba-dật-đề, vì tâm luyến ái còn nặng sâu.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹ, nặng đồng nhưgiới trước. Tỳ-kheo-ni phạm Tăng tàn. Ba chúng dưới, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Khi mới bắt đầu nói chịu xảliền (không phạm bổn tội). Nếu phụng dưỡng cha mẹ, giúp người bệnh, trẻem, đàn bà có thai, người bịtù, người giúp việc (không phạm tội làm hoen ốnhà người). Nếu vì Tam bảo trồng hoa v.v... dạy người hái hoa cúng dường Tam bảo, hoặc chạy tránh nạn, hoặc đi tránh, nhảy qua hầm rãnh, hoặc huýt gió kêu bạn đi (không phạm làm hạnh xấu).
Luật Thập tụng nói:
Nếu khi chưa tác Yết-ma đuổi đi, mà nói: Các Tỳ-kheo làm theo ái, nhuế, bố, si của mình, phạm Ðột-kiết-la. Không nên không ước sắc (khuyên, khuyên can).
PHỤ:
Phần thứba (luật Tứphần) nói:
Không nên vì bạch y cạo tóc, trừhọmuốn xuất gia.
Phần thứtư( luật Tứphần) nói:
Không nên lễbạch y, không nên lễtháp miếu của bạch y, cũng không nên cốý đi nhiễu quanh phía tả.
-Không nên bói toán cho người, không nên nhờngười bói toán.
-Không nên tựca múa hoặc thổi ốc đểcúng dường tháp, cho phép nên bảo bạch y làm.
-Không nên nuôi chim anh võ v.v... không nên nuôi chó.
-Không nên cỡi các loại xe nhưxe voi, xe ngựa.
-Không nên cầm nắm đao kiếm. Người già bệnh cho phép đi xe kéo, hoặc xe do loài đực kéo. Tránh nạn cho phép cỡi xe voi, xe ngựa.
Bạch y cầm đao kiếm đến gởi, cho phép nhận cất giấu.
Ðối với trong pháp luật của Thánh, ca hát coi nhưkhóc, múa may thì nhưkẻđiên, cười giỡn giống nhưcon nít.
-Không nên đến nhà bạch y lúc buổi chiều tối, trừvì việc Tam bảo, việc Tỳ-kheo bệnh, hoặc là Ðàn-việt mời.
- Thường tới nhà bạch y có 5 điều lỗi: Thường thấy người nữ, dần dần cùng nhau gần gũi, trởthành thân thiết,sanh ý dục,hoặc phạm tửtội hay gần nhưtửtội. (phạm thiên đầu hay thiên thứhai).
-Nhà bạch y có 9 pháp dưới đây: Nếu họchưa là Ðàn-việt thì không nên kết nạp làm Ðàn-việt; nếu đến nhà họ, không nên ngồi. Chín pháp ấy là:
1. Thấy Tỳ-kheo không thích đứng dậy đểchào.
2. Không ưa tác lễ.
3. Không ưa mời Tỳ-kheo ngồi.
4. Không ưa thấy Tỳ-kheo ngồi.
5. Tỳ-kheo nói không tín thọ.
6. Nếu có y phục ẩm thực, những thứcần dùng, vì khinh mạn Tỳ-kheo nên không chịu cho.
7.Có rất nhiều mà cho rất ít.
8. Có đồtốt mà cho đồxấu.
9. Hoặc cho với lòng không cung kính.
Luật Ngũphần nói:
Không nên dùng trái cây của Tăng biếu tặng cho bạch y, nếu họxin thì cho.
-Học chú thuật mê hoặc người, chú thuật làm cho người chết ngồi dậy, phạm Thâu-lan-giá.
Luật Thập tụng nói:
Có 5 chỗTỳ-kheo không nên đến:
- Chỗcó đồng nư.
- Chỗcó quảphụ.
- Chỗphụnữở.
- Chỗdâm nữ.
- ChỗTỳ-kheo-ni.
Lại có 5 chỗnữa:
- Nhà của bọn giặc
- Nhà của Chiên-đà-la.
- Nhà nấu và bán rượu.
- Nhà dâm nữ.
- Nhà hàng thịt (đồtể).
Luật Căn bản tạp sựnói:
Có 5 chỗlà nơi không phải chỗmình nên đứng lại:
- Nhà xướng hát.
- Nhà dâm nữ.
- Nhà nấu và bán rượu.
- Nhà của vua.
- Nhà của Chiên-đà-la.
Luật Thiện kiến nói:
Ðàn-việt thỉnh Tỳ-kheo tống táng, không nên đi.
BộNam hải ký qui nói:
Cách tếtựngười chết không được khóc thương nhưngười thếtục. Theo lý thì nên vì người chết, sửa soạn một cái phòng sạch sẽ, tùy theo lúc, có thểtreo phan trướng, đọc kinh, niệm Phật, đầy đủhương hoa, mong cầu hương hồn của người ấy thác sanh chỗlành, mới thành người con có hiếu, mới là trảơn. Nếu Tỳ-kheo quá vãng nên hỏa thiêu. Người tống táng nên ngồi một bên, bảo một người có khảnăng tụng kinh vô thường, nửa biến hay một biến không nên lâu quá, sau đó, mỗi người đều niệm vô thường. Khi trởvềlại trú xứ, ngoài chùa nên tắm và giặt y áo. Tất cảđều dùng áo cũ, không cần tốn áo mới. Mặc áo khô khác, rồi mới vềlại phòng. Cách thức vềy phục, không hềcó chút gì khác biệt. Ðâu cho phép khóc than cảthaùng, mặc áo chế3 năm ấy ư?
Bộcăn bản ni-đà-na nói:
Không nên bán thuốc nếu khéo vềnghềlàm thuốc, nên khởi lòng từmẫn, mà theo bệnh cho thuốc, không được nhận lấy tiền bạc của người.
BộTri môn cảnh huấn nói:
Kẻdùng tà tâm gắn liền với tham nhiễm, vì lợi bán pháp, lễPhật, tụng kinh, đoạn thực, các hành động đểthu hoạch của cải bất chính, đều gọi là vật tà mạng, trái hẳn lời Phật dạy.
13. GIỚI KHÔNG BỎÁC TÁNH
Ðại thừa đồng chếcấm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, có tánh ngoan cốkhông nghe người khuyên, đã được các Tỳ-kheo khuyên can nhưpháp vềnhững điều trong học giới, tựthân không nhận lời can gián, lại nói: “Các Ðại đức chớnói với tôi điều gì hoặc tốt hoặc xấu, tôi cũng không nói với các Ðại đức điều gì hoặc tốt hoặc xấu, các Ðại đức hãy thôi, chớcan gián tôi”. Các Tỳ-kheo can gián Tỳ-kheo ấy rằng: “Ðại đức chớtựthân không nhận lời can gián. Ðại đức hãy tựthân nhận lời can gián, Ðại đức nhưpháp can gián các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo cũng nhưpháp can gián Ðại đức. Nhưvậy, chúng đệtửPhật được tăng ích, can gián lẫn nhau, chỉbảo lẫn nhau, phát lồvới nhau”. Tỳ-kheo ấy khi được can gián nhưvậy, kiên trì không bỏ, các Tỳ-kheo nên ba lần can gián cho bỏsựấy, cho đến ba lần can gián, bỏthì tốt, nếu không bỏ, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO11:
Tôn giảXiển-đà có ác tánh, không nhận lời người khác can gián. Phật khiến Tăng Yết-ma quởtrách và can gián, kiết giới này.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹnặng thếnào đồng nhưgiới trước. Trước khi chưa tác bạch, ác tánh không nhận lời người khuyên, phạm Ðột-kiết-la, Tỳ-kheo-ni thì Tăng tàn, ba chúng dưới, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu là người vô trí, khi được can gián trởlại nói rằng: Hòa thượng, A-xà-lê của ngài, việc làm cũng nhưvậy, ngài có thểtrởlại học vấn tụng kinh.
Luật Thập tụng nói:
Nếu các Tỳ-kheo không cửkhông ức niệm, tựthân không chịu nói năng vớingười khác, phạm Ðột-kiết-la. Người nhưvậy không nên khuyên can (ước sắc).
Luật Thiện kiến nói:
Cửtức là Tỳ-kheo nói, Trưởng lão, ngài phạm tội đó, nên phát lồ, đừng che giấu, nên trừdiệt đúng nhưpháp. Ức niệm: nghĩa là Tỳ-kheo nói, Trưởng lão, ngài nhớnghĩkhi đó, chỗđó đã làm cái tội nhưvậy chăng?
PHỤ:
Phần thứtư12nói:
Phật bảo các Tỳ-kheo: Tôi vì các ông nói tám loại ngựa dữvà tám loại người dữ:
1.Hoặc có loại ngựa dữ, tra dàm và roi vào, là muốn cho nó đi tới, nó lại quỳxuống không chịu đi.
2.Có loại ngựa dữ, lại dựa vào hai gọng xe không chịu đi tới.
3.Có loại ngựa dữ, nhào lăn xuống đất, đã bịtổn thương chân lại bịgãy cảgọng xe.
4.Hoặc đi thụt lui không chịu đi tới.
5.Hoặc chạy ngoài lềđường phá hỏng cảbánh và trục xe.
6.Hoặc có con không sợngười đánh xe, cũng không sợroi vọt, cứla rống nhảy nhót, không kiềm chếđược.
7.Hoặc hai chân đứng dựng lên nhưngười, phun nước miếng.
8.Hoặc nằm ngửa, chống 4 chân lên trời13.
Ðó là 8 loại ngựa dữ. Sau đây là 8 loại người dữ:
1.Có Tỳ-kheo bịcửkiến, văn, nghi tội, lại nói: tôi không nhớ, tôi không nhớ.
2.Hoặc không nói phạm, không nói không phạm đứng nín thinh.
3.Hoặc nói: Trưởng lão tựmình cũng phạm tội làm sao có thểtrừtội cho người khác.
4.Hoặc nói: Trưởng lão ngu si, cần phải học lại, mà muốn dạy tôi?
5.Hoặc nói chuyện không nhằm vào đâu, rồi giận dỗi ngược lại.
6.Hoặc không sợchúng Tăng, cũng không sợphạm tội, không chấp nhận lời nói của người cửtội, lại lấy tọa cụđểtrên vai, bỏđi ra, không thểkhiển trách được.
7.Hoặc lật ngược y giữa chuùng, đưa tay lên nói lớn: “Các ông lại dám dạy tôi à?”.
8.Hoặc nói: Trưởng lão không cho tôi y, bát, ngọa cụ, thuốc men, tại sao lại dạy tôi? Rồi xảgiới, thôi tu, chấp nhận con đường tồi tệnhất. Ðến chỗTỳ-kheo khác nói: Tôi bỏđạo không tu nữa, yù ông khoái lắm phải không.
Tám hạng người dữnày cùng với tám loại ngựa dữkia không khác, đức Phật thương và lân mẫn họ.
C. HỎI ÐỂ KẾT THÚC
Các Ðại đức, tôi đã tụng xong mười ba pháp Tăng-già-bà-thi-sa. Chín giới đầu, lần đầu làm là phạm; bốn giới sau cho đến ba lần can gián. Tỳ-kheo nào phạm bất cứmột pháp nào, biết mà che giấu, cần phải cưỡng bức cho Ba-lợi-bà-sa14hành Ba-lợi-bà-sa xong, cho thêm sáu đêm Ma-na-đỏa15. hành Ma-na-đỏa xong, còn phải xuất tội. Cần phải giữa Tăng gồm hai mươi vịđểxuất tội của Tỳ-kheo ấy. Nếu thiếu một vị, không đủchúng hai mươi người mà xuất tội Tỳ-kheo ấy, thì tội của Tỳ-kheo ấy không được trừcác Tỳ-kheo cũng bịkhiển trách. Nhưthếlà hợp thức.
Nay hỏi, các Ðại đức trong đây có thanh tịnh không ? (3 lần).
Các Ðại đức trong đây thanh tịnh, vì im lặng. Việc ấy tôi ghi nhận nhưvậy.
GIẢI THÍCH:
Luật Tăng kỳnói:
Ðức Phật quởtrách vịTỳ-kheo che giấu là ngu si, đó là điều ác. Phạm giới còn không biết xấu hổ, tại sao ăn năn tội lỗi lại xấu hổ? Liền nói kệrằng:
Che giấu bịđọa lạc,
Không giấu, thoát luân hồi.
Vậy khuyên người che giấu,
Ðừng giấu, khỏi luân hồi.
Luật Thiện kiến nói:
Ma-na-đỏa, theo ngôn ngữnhà Hán gọi là chiết phục cống cao, cũng gọi là hạý. Hạý tức là vâng lời chúng Tăng.
A-phù-ha-na: Theo ngôn ngữnhà Hán gọi là kêu vào, cũng gọi là bạt tội. Tại sao gọi là kêu vào bạt tội? Cùng nhau đồng Bố-tát thuyết giới, tựtứ, cùng chung pháp sự, cho nên gọi là kêu vào bạt tội.
Tát-bà-đa ma-đắc-lặc-già nói:
Hạý đối với tất cảTỳ-kheo gọi là Ma-na-đỏa, còn từchỗkhông thiện đưa đến chỗthiện gọi là A-phù-ha-na.
Kinh Tỳ-ni mẫu nói:
Ma-na-đỏa, theo nhà Tần nói là ý hỷ. Tựmình hoan hỷ, cũng khiến cho chúng Tăng hoan hỷ. A-phù-ha-na: tức là thanh tịnh giới sanh, đắc tịnh giải thoát, ởtrong giới này thanh tịnh không phạm.
BIỆN MINH:
Hỏi:-Xuất tội cho người phạm thiên thứhai phải đủchúng 20 người. Nay cách đức Phật đã quá xa, luật pháp bỏhoang từlâu rồi, giảnhưngười phạm tội này, không có đủ20 vịTăng, làm sao xuất tội được?
Ðáp: - Tuy không đủ20 vịTăng “khảdĩ” đểxuất tội, nếu có 4 vịTăng thanh tịnh cũng có thểnhưpháp, tác pháp Yết-ma, Ma-na-đỏa, Phú tàng bổn nhật trịv.v... nương nơi pháp thi hành, sau đó gặp trường hợp đủ20 vịTăng, lại cầu xuất tội.Giảnhưcuối cùng không có đủđược, cũng gọi là thanh tịnh, nhưtrong pháp trịtội đã nói rõ.
Thiên thứhai nói xong về13 pháp Tăng tàn.
III. HAI pháp BẤT ÐỊNH
Cũng chia làm 3 phần: Nêu chung, liệt kê riêng và hỏi đểkết thúc.
A. NÊU CHUNG
Thưa các Ðại đức, đây là hai pháp Bất định xuất từGiới kinh, nửa tháng tụng một lần.
B. LIỆT KÊ RIÊNG: chia làm hai:
1) Pháp bất định – thuộc 3 trường hợp
Ðây là tánh tội, Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào cùng với một người nữmột mình ngồi tại chỗkhuất, chỗkín, chỗcó thểhành dâm, nói lời phi pháp, có vịƯu-bà-di trụtín nói một pháp nào trong ba pháp, hoặc Ba-la-di, hoặc Tăng-già-bà-thi-sa, hoặc Ba-dật-đề, và Tỳ-kheo ngồi ấy tựxác nhận: “Tôi phạm tội ấy”. Vậy cần xửtrịmột trong ba pháp, hoặc Ba-la-di, hoặc Tăng-già-bà-thi-sa, hoặc Ba-dật-đề, đúng nhưlời Ưu-bà-di trụtín. Cần phải nhưpháp xửtrịTỳ-kheo ấy. Ðây gọi là pháp Bất định.
NGUYÊN DO16:
Ca-lưu-đà-di cùng với vợcủa người bạn thân tên Trai ưu-bà-di, đểý lẫn nhau. Ðến giờkhất thực Ca-lưu-đà-di tới nhà người ấy cùng ngồi một giường, nói lời phi pháp. Tỳ-xá-khưMẫu nghe nói dòm thấy, bạch Phật, kiết giới.
GIẢI THÍCH:
Một mình: tức là một Tỳ-kheo và một người nữ.
- Khuất và kín có hai loại:
- Khuất không thấy do bụi, sương và bóng tối.
- Không nghe tức ởchỗmà tiếng nói thường không nghe được.
Chỗngăn cách: hoặc do cây, hoặc do vách tường hoặc do rào dậu, hoặc áo và các vật khác làm vật ngăn che.
Trụtín Ưu-bà-di: tức là người thọTam quy và Ngũgiới, nhớsựviệc tốt không nhầm lẫn, không quên mất.
Tát-bà-đa tỳ-bà-sa nói:
Người Ưu-bà-di khảtín, tức laø người mà có kẻnói rằng: “Nếu bà chịu nói láo thì không hại mạng sống của bà, nếu bà không nói láo thì bà bịgiết”. Người ấy liền nghĩ: “Ta không nói láo, chỉhại thân này, mất một thân mà thôi. Nếu ta nói láo thì hại vô lượng thân, kểcảPháp thân, vậy thềkhông nói láo”. Lại có người nói: “Nếu bà chịu nói láo thì cha mẹ, anh em, chịem, tất cảhọhàng của bà đều được sống. Nếu bà không nói láo thì tất cảbịgiết”. Người ấy suy nghĩ: “Ta không nói láo thì chỉhại thân tộc trong một đời. Nếu ta nói láo thì trôi lăn trong ba đường ác, hằng mất thân tộc quyến thuộc nhiều đời trong cõi nhơn và thiên. Lại mất cảdòng họhiền Thánh nơi cõi xuất thếnữa. Vậy, thềkhông nói láo”. Lại có nguời nói:“Nếu bà chịu nói láo sẽcho bà tất cảtài lợi kểcảtrân bảo. Nếu bà không nói láo thì không cho bà của ấy”. Người ấy liền nghĩ: “Ta không nói láo chỉmất tài lợi trong thếgian này mà thôi, nếu ta nói láo thì mất pháp tài của Thánh. Vậy, thềkhông nói láo”. Người nhưvậy gọi là Ưu-bà-di khảtín.
TUỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu Tỳ-kheo tựnói: “Tôi có trên đường đi đến chỗđó; tôi có đến chỗđó, tôi có ngồi, tôi có nằm, tôi có làm nhưvậy”, thì nên nhưTỳ-kheo nói mà xửtrị. Nếu Tỳ-kheo không tựnói: Có làm, có nằm, có ngồi, có đến chỗđó, chỉnói có trên đường đến chỗđó. Ðịa điểm đến, ngồi, nằm v.v... thì nên nhưlời Ưu-bà-di nói mà xửtrị. Vì là thuộc vềpháp không định nên gọi là pháp Bất định.
Luật Thập tụng nói:
Nếu Tỳ-kheo không tựnói có tội nhưvậy, thì nên tùy theo lời nói khảtín của Ưu-bà-di nói mà tác pháp Yết-ma thật mích tội. Tác pháp xong nên tùy thuận mà thi hành, không được trao giới Cụtúc cho người khác v.v... Nếu không nhưpháp thực hành thì trọn đời không được xảYết-ma này.
Tát-bà-đa tỳ-bà-sa nói:
Tác Yết-ma rồi, nếu nói tội trước, nên giải Yết-ma, tùy theo tội nhẹnặng mà trị. Nếu không nói tội thì trọn đời không giải Yết-ma ấy.
2) Pháp bất định – thuộc 2 trường hợp
Duyên khởi tức là nguyên do, đồng nhưgiới trước.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào cùng một người nữngồi tại chỗtrống, chỗkhông thểhành dâm, nói lời thô tục, có vịƯu-bà-di trụtín nói, một trong hai pháp, hoặc Tăng-già-bà-thi-sa, hoặc Ba-dật-đề, và Tyø-kheo ngồi ấy tựxác nhận: “Tôi phạm tội ấy”. Vậy cần xửtrịmột trong hai pháp, hoặc Tăng-già-bà-thi-sa, hoặc Ba-dật-đề, đúng nhưlời của vịƯu-bà-di trụtín. Cần phải nhưpháp xửtrịTỳ-kheo ấy. Ðây gọi là pháp Bất định.
C. HỎI ÐỂ KẾT THÚC
Các Ðại đức, tôi đã tụng hai pháp Bất định.
Nay hỏi, các Ðại đức trong đây có thanh tịnh không? (3 lần).
Các Ðại đức trong đây thanh tịnh, vì im lặng. Việc ấy tôi ghi nhận nhưvậy.
Thiên thứba nói vềhai pháp Bất định xong.
IV. BA MƯƠI PHÁP XẢÐỌA
Cũng chia làm 3 phần: Nêu chung, liệt kê riêng và hỏi đểkết thúc.
A. NÊU CHUNG
Thưa các Ðại đức, đây là ba mươi pháp Ni-tát-kỳBa-dật-đềxuất từGiới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần.
GIẢI THÍCH:
Ni-tát-kỳ: Hoa dịch là Xả. Ba-dật-đềdịch là Ðọa. Nghĩa là 30 việc này đều do nơi tài vật mà phạm tội. Vật này phải xả. Tội Ba-dật-đềphải sám hối đểtrừ.
B. LIỆT KÊ RIÊNG: 30 VIỆC.
Từgiới thứnhất y dư, cho đến giới thứ30 là xoay vật của Tăng vềcho mình.
1. GIỚI CHỨA Y DƯ
Ðây thuộc vềgiá tội. Ðại thừa vì chúng sanh, tuy không đồng học, nhưng cũng phải thuyết tịnh.
BộTri môn cảnh huấn nói:
Luận Trì địagọi Bồ-tát đối vớitất cảnhững gì dưthừa mà cất chứa, đều là chẳng phải tịnh. Ðểcho tâm được thanh tịnh, nên dâng cho mười phương các đức Phật, Bồ-tát. NhưTỳ-kheo đem y vật hiện tiền dâng hiến cho Hòa thượng, A-xà-lê v.v...
Kinh Niết-bàn nói:
Tuy cho phép nhận đểchứa, nhưng cốt yếu phải tịnh thí đến người Ðàn-việt ngoan đạo. Thời nay vấn đềgiảng dạy, học hành chỉchuyên nghĩđến lợi danh, không hổthẹn đối với năm món tà17, phần nhiều chứa cất 8 thứnhơnhớp18. Chỉchạy theo nếp sống phù phiếm của thếtục, không nhớlời Thánh dạy. Sau khi thọgiới, trải qua nhiều hạlạp, đối với tịnh pháp chưa hềthấm vào người, dù chỉmột giọt. Ðâu biết tất cảvật dụng dùng hằng ngày, đâu không phải là vật nhơnhớp. Rương đãy cất chứa đều là tài vật phạm tội, khinh pháp dối lòng, tựđểlại điều tai hại kia; người học Luật biết mà cốý phạm. Các Tông khác vốn không còn gì đểnói. Ai biết quảbáo theo tâm mà thành tựu, đâu tin quảdo nhân mà có. Ðời này áo cà-sa không còn mặc, mai sau tấm sắt bao thân. Làm người thì sanh vào chỗbần cùng, áo chăn nhớp nhúa. Làm súc sanh thì đọa vào chỗbất tịnh, lông cánh hôi tanh. Huống là Ðại, Tiểu hai thừa đều gọi là tịnh pháp. Giảnhưcó lòng tin sâu đậm, taïi sao ngại việc phụng hành? Cho nên Phụhành kýcủa ngài Kinh Khêghi: “Có người nói các vật sởhữu, khởi ý tưởng không phải của mình, có ích thì dùng, thuyết tịnh làm gì?” Nay xin hỏi: Tất cảđều không phải là của mình, đâu không ởnơi bốn biển? Có ích thì dùng, sao không gởi thẳng nơi hai thứruộng (bi điền và kính điền) mà đóng kín cửa phòng, niêm phong rương tráp? Nếu nghĩrằng vật đó là của người khác mà thọdụng thì chắc chắn có tội. Còn nếu xem đó là vật của mình, thì sao không thuyết tịnh19?Thuyết tịnh đểthí xả, đối với lý ngại gì? Không nghĩlà của mình, đểhậu sanh noi gót. Nên biết người không thuyết tịnh, rất trái với lời Phật dạy. Không thuộc vềhai thừa, chẳng ởtrong ba căn20, xuất gia nhưthếấy, đâu không phải là hưđốn?
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, y đã xong, Ca-thi-na y đã xả, cất chứa y dư, trong 10 ngày không tịnh thí được phép chứa; Nếu quá 10 ngày, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO21:
Ðức Phật cho phép Tỳ-kheo chứa ba y, không được dư. Lục quần Tỳ-kheo chứa y dư, hoặc sắm y buổi sáng, y buổi trưa, y buổi xế, nên mới chếcấm. Tôn giảA-nan nhận được một y phấn tảo, muốn tặng ngài Ca-diếp. Ngài Ca-diếp lúc ấy không có ởnhà. Tôn giảA-nan bạch Phật. Phật hỏi: Ngài Ca-diếp lúc nào về? Ðược trảlời: Sau 10 ngày. Phật cho phép chứa để10 ngày.
Kiền-độnói vềy22, ghi rằng:
Ðức Phật thấy các Tỳ-kheo trên đường đi, mang theo nhiều y vật. Ðức Phật nghĩ: Nên định sốlượng cho y, không nên chứa quá nhiều.
Lúc bấy giờ, đầu đêm đức Phật mặc cái y thứnhấtgiữa đêm cảm thấy lạnh, Ngài mặc cái y thứhai, cuối đêm cảm thấy lạnh, Ngài lại mặc cái y thứba, bèn thấy an ổn. Do vậy Ngài cho phép các Tỳ-kheo chứa ba y, không được nhiều hơn.
Luật Tăng kỳnói:
Các đệtửcủa Ta đều dùng ba y, đủngăn lạnh và ngừa nóng, tránh khỏi mòng muỗi, che kín sựtàm quý, không làm hưhoại giống Thánh.Nếu không chịu nổi sức lạnh thì cho phép loại y cũtùy ý may nhiều lớp.
GIẢI THÍCH:
Y đã xong: tức là 3 y đủ. Y Ca-thi-na: Hoa dịch là y công đức. Văn sau có giải rõ. Trường y: tức là dài tám ngón tay của đức NhưLai, rộng 4 ngón tay (dài 1 thước 6 tấc, rộng 8 tấc, có thểmay 3 y điều cách).
Luật nhiếp nói:
Nên biết 3 y, việc sửdụng chúng khác nhau. Khi làm việc, lúc đi đường, và ởtrong chùa, thường dùng y 5 điều. Khi hành lễ, lúc ăn uống, nên đắp y 7 điều. Ðểngăn lạnh, vào xóm làng khất thực, thọtrai, lễtháp nên mặc đại y. Hai loại y sau nên cắt rọc mà may. Nếu là kẻnghèo, cái sau chắc chắn phải cắt rọc.
Luận Tát-bà-đa nói:
Chín mươi sáu nhóm ngoại đạo, không có pháp tịnh thí. Ðức Phật dùng sức phương tiện Ðại từbi dạy cho pháp tịnh thí, khiến các đệtửđược chứa của dưmà không phạm giới.
Hỏi: -Tại sao đức Phật không trực tiếp cho phép chứa của dưmà lại cưỡng cho kiết giới, thiết lập phương tiện này?
Ðáp: - Phật pháp lấy thiểu dục làm gốc, cho nên kiếtgiới không cho chứa của dư. Chúng sanh căn tánh không đồng, hoặc có người cất chứa dựtrữnhiều, sau đó hành đạo mới chứng đặng Thánh pháp, cho nên đức NhưLai, trước hết vì họkiết giới, sau mới thiết lập phương tiện. Ðối với Chánh pháp không có gì ngại, và khiến chúng sanh được
lợi ích.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Trong vòng 10 ngày được y, có ngày được, có ngày không được, đến ngày thứ11, tướng mặt trời xuất hiện, đều phạm tội Xảđọa. Hoặc tịnh thí, hoặc không tịnh thí, sai cho người, hay mất, cũhư, làm vật phi y, tác ý thân hậu mà lấy, hay quên mất y v.v... cũng vậy.
(Tịnh thí nghĩa là thật cho người, hoặc hướng vềngười khác thuyết tịnh. Khác với điều này gọi là không tịnh thí. Sai cho người tức là triển chuyển tịnh thí. Mất tức là bịăn trộm và lìa y ngủv.v... Cũhưtức là bịmục nát... Làm vật phi y tức là vật dụng khác. Tác ý thân hậu lấy nghĩa là bịthân hậu lấy đi. Trong trường hợp này từngày thứnhất, được y rồi, cho đến ngày thứ10, trong thời gian 10 ngày đó, hoặc có ngày được y, hoặc có ngày không được y, những cái được ấy, hoặc tịnh thí, hoặc không tịnh thí v.v... chỉlấy thếlực ngày thứnhất được y, trong 10 ngày đó gọi là y dưđược chứa, cho đến ngày thứ11, tướng mặt trời xuất hiện, đều phạm Xảđọa. Ví nhưđặng một vật trước, tùy theo đó tác tịnh thí v.v... thì không nên tính là vật dư, cách sau một ngày, hoặc lại được y, ngày đó mới được tính là ngày thứnhất, được tùy ý chứa cho đến ngày thứ10 đều không phạm vậy).
Nếu y Xảđọa mà không xả, đem đổi lấy y khác thì mắc một tội Xảđọa, một tội Ðột-kiết-la. Y này phải xảgiữa Tăng, hoặc chúng nhiều người, hoặc một người, không được xảbiệt chúng (Tùy theo trú xứđó nhiều người hay ít người, nên tập họp lại một chỗsau đó mới xả). Nếu xảmà không thành xả, phạm tội Ðột-kiết-la.
Nên đến giữa Tăng, trật vai bên hữu, cởi bỏgiày dép, hướng lên Thượng tọa, chấp tay, quỳgối baïch nhưsau:
“Ðại đức Tăng, xin lắng nghe, tôi Tỳ-kheo tên... có chứa y dư, quá 10 ngày, phạm Xảđọa. Nay tôi xảcho Tăng”.
Xảy rồi phải sám hối. Vịnhận làm sám hối nên nói:
“Ðại đức Tăng, xin lắng nghe, Tỳ-kheo tên... cốý chứa y dư, phạm Xảđọa, nay xảcho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp nhận, tôi làm người nhận sám hối cho Tỳ-kheo... Ðây là lời tác bạch”.
Ðương sựnên hướng đến vịnày bạch rằng:
“Ðại đức một lòng thương tưởng, tôi Tỳ-kheo tên... cốý chứa y dư, phạm Xảđọa. Y đã xảgiữa Tăng rồi. Ðây thuộc vềtội Ba-dật-đề, nay theo Ðại đức sám hối, không dám che giấu. Sám hối thì an vui, không sám hối không an vui. Ghi nhận tôi là người phạm mà phát lồ, biết mà không che giấu. Ðại đức ghi nhận cho rằng: Tôi trong sạch giới thân đầy đủ, thanh tịnh Bố-tát”. Nói nhưvậy ba lần.
Vịnhận sám hối nên nói với người ấy rằng:
“Tựtrách tâm ông”. Ðương sựtrảlời: “Vâng”.
Trường hợp Tăng đông nhiều, khó tập hợp, Tỳ-kheo này muốn đi xa, nên hỏi vịấy rằng: Y này ngài muốn cho ai? Tùy theo họnói mà cho người ấy. Tăng liền trảy này lại cho Tỳ-kheo ấy. Bạch nhịYết-ma nhưsau mà trả:
“Ðại đức Tăng, xin lắng nghe. Tỳ-kheo tên... cốý chứa y dư, phạm Xảđọa. Nay xảcho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, đem y này cho Tỳ-kheo kia tên... Tỳ-kheo kia tên... nên trảy lại cho Tỳ-kheo này. Ðây là lời tác bạch”.
Sau khi tác Yết-ma, nếu xảrồi mà không trảlại, phạm Ðột-kiết-la. Nếu có người nói: Ðừng trả. Người ấy phạm Ðột-kiết-la. Hoặc làm pháp tịnh, hoặc sai cho người khác, hoặc đem may ba y, hoặc may y ba-lợi-ca-la23(Luật Thiện kiến nói: Châu-la-ba-lợi-ca-la Tỳ-kheo-ni, Hán gọi là Tạp toái y ‘Tăng-già-lê’), hoặc cũhư, hoặc bịcháy, hoặc tác phi y, hoặc mặc mãi cho hưrách, đều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Xảđọa.
Không phạm: Trong vòng 10 ngày, tịnh thí, sai cho người khác, hoặc tưởng là bịcướp mất, bịcháy, bịtrôi v.v... Không tịnh thí, không sai cho người khác mà không phạm là người nhận sựphú chúc của y bịqua đời, đi xa, thôi tu, nạn giặc, thú dữhại, nước trôi.
Kiền-độy nói:
Y của chúng Tăng quá 10 ngày không phạm Xảđọa.
Luật Tăng kỳnói:
Nếu vì Phật vì Tăng cúng dường, vật sưu tầm tập hợp lại một chỗ, tuy lâu chưa dùng đến không phạm.
Luật nhiếpnói:
Nếu vì Tam bảo chứa y, không phạm. Hoặc thí chủnói: “Ðây là vật của tôi, nhơn giảsẽthọdụng”, tuy không phaân biệt mà dùng không phạm (tức là thuyết tịnh rồi vậy).
Luật Căn bản nói:
Nếu phạm xảđọa, không xảmaø không nói lên sựăn năn; hoặc tuy nói lên sựăn năn mà không đểcách qua một đêm, tùy theo chỗnhận được đều thành Xảđọa, do tiền nhiễm vậy. Nếu xảy, thuyết hối, trải qua đêm rồi, được thí đều không phạm.
Luật Ngũphần nói:
Không được xảcho người khác và cho phi nhơn. Xảrồi, vậy sau mới sám hối. Nếu không xả, không sám hối, tội càng sâu dày.
Trừchứa 3 y, nếu chứa y khác cho đến khăn tay, quá 10 ngày đều phạm Ðột-kiết-la. Nếu tịnh thí thì không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Nếu ngày đầu được y, liền ởtrong trường hợp bất kiến tẫn, bất tác tẫn (tức là chẳng sám hối mà cửtội), ác tà bất xảtẫn, hoặc cuồng tâm, loạn tâm, bệnh hoại tâm, chưa giải tẫn, tâm thần chưa ổn định, cho đến mạng chung, không phạm giới này. Sau khi giải tẫn, ổn định tâm thần, từđó kểngày mà thành tội. Nếu ngày đầu được y, liền vào thiên cung, đến Uất-đơn-việt ở, người đó đến trọn đời không phạm giới này. Sau trởvềbổn xứ, kểtừngày đó mà thànhtội. Nếu ngày đầu được y cho đến 5 ngày sau bất kiến tẫn v.v... sau giải tẫn, tâm thần ổn định, lấy 5 ngày trước, tính thêm sau 5 ngày, sau đó mới thành tội.
2. GIỚI LÌA Y NGỦ
Ðây là thuộc tội ngăn ngừa, Ðại thừa đồng chế. Thuộc về18 vật.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, y đã xong, Ca-thi-na y đã xả, lìa một trong ba y ngủđêm chỗkhác, trừTăng Yết-ma, Ni-tát-kỳBa-dật-đề.
NGUYÊN DO24:
Lục quần Tỳ-kheo, du hành trong nhơn gian, đem y gởi cho Tỳ-kheo thân hữu. Thân hữu thường thường đem phơi. Các Tỳ-kheo hỏi biết việc ấy, bạch Phật, kiết giới. Khi ấy, có một Tỳ-kheo bịbệnh ghẻlở, có việc cần muốn đi trong nhơn gian, vì phấn tảo Tăng-già-lê quá nặng không thểmang theo được. Ðồng bạn bạch Phật, Phật cho phép Tăng bạch nhịYết-ma, kiết không mất y cho Tỳ-kheo bệnh.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu đểy trong Tăng-già-lam, ngủdưới gốc cây, hay là chỗkhác, đến khi mặt trời xuất hiện, tùy theo chỗlìa y, phạm Xảđọa. Ðểy chỗkhác, ngủnơi Tăng-già-lam cũng vậy. Trừba y, lìa y khác phạm Ðột-kiết-la. Xảrồi, sám hối... đồng nhưgiới trước. Tăng nên bạch nhịYết-ma trảy lại cho Tỳ-kheo này. Nếu không trả, cho đến mặc hưrách, đều phạm Ðột-kiết-la.Tỳ-kheo-ni phạm Xảđọa.
Không phạm: Minh tướng chưa xuất, tay rờđụng y, hoặc niệm xảy, hoặc đến chỗcó thểliệng cục đá đụng chỗđểy v.v... (giới hẹp của y là tay rờđụng y, giới rộng của y là ném cục đá đến chỗđó, tức gọi là không lìa y. Hoặc không rờđụng y, ném cục đá cũng không đến chỗđó, phải kịp thời khi tướng mặt trời chưa xuất hiện, khởi ý nghĩlà y bịmất. Bởi vì y bịmất ‘xảy’ thì chỉmắc tội Ðột-kiết-la vì thiếu y ; không xảy thì phạm tội Ni-tát-kỳvì lìa y, cho nên tránh tội nặng mà nhận lấy tội nhẹvậy).
Luật Thiện kiến nói:
Yết-ma là cho phép khi bệnh chưa lành, được lìa y mà ngủ. Nếu Tăng làm Yết-ma rồi, lìa y đến phương khác, bệnh lành muốn trởvề, trên đường đi gặp nạn không vềđược, mà luôn luôn có ý nghĩtrởvềthì tuy bệnh mạnh rồi nhưng không mất y; nếu quyết định không có ý trởvềthì mất y, qua 10 ngày phạm tội trường y (chứa y dư). Nếu đến phương khác bệnh lành, trởvềđến chỗđểy, bệnh phát trởlại, mà muốn đến phương khác thì nương theo Yết-ma trước khỏi phải Yết-ma lại.
Luận Tát-bà-đa nói:
Nếu ba y vá chằm nhiều lớp nặng, tìm nhân duyên nào đó, đểchia ra đem đi, gọi là không lìa y ngủ.
Căn bản tạp sựnói:
Nếu t���m thời đến chỗkhác rồi vềliền thì khỏi mang y theo. Lại nói trường hợp định đi rồi trởvề, nhưng đến nơi đó trời đã chiều tối, thời gian trởvềthuộc vềban đêm, sợbịtrùng, tặc làm tổn hại, trường hợp nhưvậy, nên ởlại ngủnơi đó, không nên đi ban đêm. Y đang thọtrì nên tâm niệm xả, có thểđến nơi người đồng phạm hạnh gần đó tạm mượn ba y khác đểcho đủsốmục.
Luật Tăng kỳnói:
Tùy theo chỗđến mà đầy đủ3 y và bình bát đểkhất thực. Ví như2 cánh của con chim thường dính theo thân nó vậy.
BIỆN MINH:
Hỏi: -Ðã nói rằng y bát thường đủ, nhưhai cánh của con chim, tại sao lìa y kiết tội, lìa bát không kiết tội?
Ðáp: -Y là đểche thân, bát là đểkhất thực, cảhai nên luôn có theo mình. Nhưng ởtrong Tăng hằng ngày thường ăn, hay lúc thọthỉnh, không thểkhông dùng bát của mình còn y thì đứng vềmặt lý thì không thểlìa được. Cho nên có kiết không kiết là vậy.
TRÙNG TRỊTỲ-NI SỰNGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ TƯ
1Tứphần luật 3, tr. 584a16, Ðại 22n1428.
2Tứphần luật 3, tr. 586b, Ðại 22n1428.
3Tứphần luật 3, tr. 587a25, Ðại 22n1428.
4Tứphần luật 4, tr. 589b11, Đại 22n1428.
5Tứphần luật 4, tr. 591c16, Đại 22n1428.
6Tứphần luật 46, phấn thứba Kiền-độpháp Tăng, tr. 909b08, Ðại 22n1428.
7Thường sởhành, phi thường sởhành: Thường sởhành là chỉcho tám chi Thánh đạo. Phi thường sởhành là 5 điểm của Ðề-bà-đạt-đa.
8Tứphần luật 5, tr. 595c, Ðại 22n1428.
9Tứphần luật 5, tr. 596c17, Ðại 22n1428.
10Thường lạp 常臘và Diện môn lạp 面?門臘: Thường tức chỉvật của Tăng thường trụ. Diện môn tức chỉcho vật của Tăng hiện tiền. Còn lạp là chỉcho vật tựtứ, vật tháp Phật, tất cảgọi chung là lạp. Ởđây không rõ nghĩa nào.
11Tứphần luật 5, tr. 599a16, Ðại 22n1428.
12Tứphần luật 60, phần thứtưchương Tỳ-ni tăng nhất, tr. 1010a07, Ðại 22n1428.
13Câu này ngài Trí Húc trích dẫn nhầm. Trùng trịtỳ-ni sựnghĩa tập yếu 4, tr. 377c12, Vạn 40n719: “Hoặc phản tồn ngọa 或?反蹲臥”. Tứphần luật60, phần thứtưTỳ-ni tăng nhất, tr. 1010a19, Ðại 22n1428: “Hoặc tồn hoặc ngọa 或?蹲或?臥.”Dịch: (có loại ngựa dữkhi tra dàm dùng roi muốn nó chạy tới), nó lại ngồi hay nằm xuống.
14Ba-lợi-bà-sa 波利婆沙Å: Skt. Parivāsa, theo Tứphần luật thì Ba-lợi-bà-sa được dịch là “phú tàng", theo Tăng kỳthì dịch là "biệt trụ". Theo hai nghĩa này thì người phạm vào tội Tăng tàn mà che giấu tội, thì cứtùy theo ngày che giấu tội bao nhiêu mà thi hành biệt trụbấy nhiêu ngày theo đó, không được cùng ởchung với Tăng.
15Ma-na-đỏa 摩那埵: Skt. Mānatta, nghĩa là ý vui (ý hỷhay duyệt). Tỳ-kheo nào phạm tội Tăng tàn (không che giấu tội) thì phải hành sáu đêm Ma-na-đỏa sám hối, nhờvậy mà tẩy trừtội lỗi, mình vui và người cũng vui.
16Tứphần luật 5, tr. 600b, Ðại 22n1428.
17Năm món tà: Tỳ-kheo vì cuộc sống mà mưu làm không nhưpháp sự, nên gọi là tà mạng. Có 5 món tà: 1) Ðối với người thếtục trá hiện dịtướng, kỳđặc tướng đểcầu lợi dưỡng. 2) Tựnói công năng và công đức của mình với mục đích cầu lợi dưỡng. 3) Xem tướng tốt xấu, học bói toán mà nói sựkiết hung của người vì cầu lợi dưỡng. 4) Lớn tiếng ra oai, đại ngôn thêu dệt, thểhiện ra oai với mục đích tìm cầu lợi dưỡng. 5) Nói lên những điều đắc lợi của mình đểđộng tâm người, cũng vì tìm cầu lợi dưỡng.
18Tám thứnhơnhớp: 1) Ðặt mua nhà cửa ruộng đất. 2) Trồng trọt. 3) Dựtrữtích chứa lúa gạo. 4) Nuôi dưỡng nô tỳ. 5) Nuôi dưỡng súc vật. 6) Tích chứa vàng bạc, tiền của, châu báu. 7) Tích chứa ngà voi chạm khắc cùng các vật khác. 8) Tích chứa đồđồng, đồthiết, vạc chõ dùng đểtựnấu nướng. Ðó là 8 thứnhơnhớp bất tịnh Tỳ-kheo không được phạm vào.
19Thuyết tịnh: Skt. Vikalpa, Pāli. vikkpa, nghĩa khác “tịnh thí”, “tác tịnh”, ngài Nghĩa Tịnh dịch “phân biệt”, tức hợp thức hoá, hợp pháp hoá.
20Ba căn: chỉcho ba độc tham, sân, si. Ba cái này thường sanh ra nghiệp ác, cho nên gọi là căn. Nhưng ba căn ởđây chỉcho ba căn Vô lậu là Giới, Ðịnh, Tuệ.
21Tứphần luật 6, tr. 601c, Ðại 22n1428.
22Tứphần luật 40, phần thứba Kiền-độy, tr. 856c25, Ðại 22n1428.
23Y ba-lợi-ca-la 波利迦羅衣Â: Skt=Pāli. parikara, giây đai, giây nịt, đểbuộc y phục. (cht. Tứphần luật, HT. Thích Ðỗng Minh dịch).
24Tứphần luật 6, tr. 603a, Ðại 22n1428.
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường