Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần [1.5b]

18/04/201317:53(Xem: 8084)
Phần [1.5b]

Tạng Luật
Vinayapitaka

Phân Tích Giới Tỷ-Kheo - I
(Bhikkhuvibhanga I)

Tỳ kheo Indacanda Nguyệt Thiêndịch
2004

---o0o---

V. CHƯƠNG TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA)(tiếp theo)

ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ BA:

[399] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Udāyi cư ngụ ở trong rừng. Trú xá của đại đức ấy đẹp đẽ, đáng nhìn, xinh xắn. Vào lúc bấy giờ, có nhiều người đàn bà đã đi đến tu viện với ý muốn nhìn ngắm trú xá của đại đức Udāyi. Khi ấy, những người đàn bà ấy đã đi đến gặp đại đức Udāyi, sau khi đến đã nói với đại đức Udāyi điều này:

- Thưa ngài, chúng tôi muốn nhìn ngắm trú xá của ngài đại đức.

Khi ấy, đại đức Udāyi sau khi cho những người đàn bà ấy nhìn ngắm trú xá rồi đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của những người đàn bà ấy và nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, yêu cầu, nài nỉ, hỏi han, chất vấn, chỉ bảo, dạy dỗ, và khinh bỉ. Những người đàn bà nào thuộc hạng táo tợn, ranh mãnh, trơ trẽn những người ấy cùng với đại đức Udāyi cười cợt, lả lơi, cười ngặt nghẽo, trêu chọc. Trái lại, những người đàn bà nào có sự hổ thẹn những người ấy đã đi ra bên ngoài và phàn nàn với các vị tỷ-kheo rằng:

- Thưa các ngài, điều này là không đúng đắn, không thích hợp. Chúng tôi dầu được chồng nói như thế còn không thích, huống hồ là ngài đại đức Udāyi!

Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao đại đức Udāyi lại nói với người nữ bằng những lời dâm dật?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỷ-kheo lại và hỏi đại đức Udāyi rằng:

- Này Udāyi, nghe nói ngươi nói với người nữ bằng những lời dâm dật, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm! Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại nói với người nữ bằng những lời dâm dật? Này kẻ rồ dại, không phải ta bằng nhiều phương thức đã thuyết giảng pháp để đưa đến sự không còn tham ái chứ không phải để đưa đến tham ái, ...(như trên)... đã đề cập đến sự lắng dịu của các nỗi thôi thúc do dục vọng hay sao? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào bị khởi dục, do tâm bị thay đổi, rồi nói với người nữ bằng những lời dâm dật như là việc người trai trẻ nói với cô gái những lời có tính chất đôi lứa thì tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[400] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Bị khởi dụcnghĩa là có dục vọng, có sự khao khát, có tâm say đắm.

Bị thay đổi: tâm có dục vọng là (tâm) bị thay đổi, tâm giận hờn là (tâm) bị thay đổi, tâm mê muội là (tâm) bị thay đổi. Tâm có dục vọng là (tâm) “bị thay đổi” được đề cập trong ý nghĩa này.

Người nữnghĩa là người nữ nhân loại, không phải nữ dạ-xoa, không phải ma nữ, không phải loài thú cái, có hiểu biết, có khả năng nhận biết lời nói tốt và lời nói xấu, là dâm dật và không dâm dật.

Lời nói dâm dậtnghĩa là là lời nói liên quan đến đường tiêu, đường tiểu, và việc đôi lứa.

Nói: là sự vi phạm được đề cập đến.

Như là việc người trai trẻ nói với cô gái: là trai tơ với gái tơ, thanh niên với thanh nữ, người nam hưởng dục với người nữ hưởng dục.

Có tính chất đôi lứa: bằng những lời nói có liên quan đến việc hành dâm.

Tội Tăng tàng (Saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”

[401] Nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, yêu cầu, nài nỉ, hỏi han, chất vấn, chỉ bảo, dạy dỗ, và khinh bỉ có liên hệ đến đến hai đường khiếu.

[402] Nói lời ca ngợinghĩa là tán dương, khen ngợi, ca tụng về hai đường khiếu.

Nói lời chê bainghĩa là xỉ vả, khinh khi, chê bai về hai đường khiếu.

Yêu cầunghĩa là (nói rằng): “Hãy ban cho tôi, hãy dâng hiến cho tôi, cô là thích hợp để dâng hiến cho tôi.”

Nài nỉnghĩa là (nói rằng): “Khi nào mẹ cô sẽ hoan hỷ? Khi nào cha cô sẽ hoan hỷ? Khi nào các thiên nhân của cô sẽ hoan hỷ? Khi nào là thời khắc tốt, là thời giờ tốt, là thời điểm tốt của cô? Khi nào tôi sẽ đạt được được việc đôi lứa với cô?

Hỏi hannghĩa là (nói rằng): “Cô dâng hiến cho chồng như thế nào? Cô dâng hiến cho tình nhân như thế nào?

Chất vấnnghĩa là (nói rằng): “Nghe nói cô dâng hiến cho chồng như vầy, cô dâng hiến cho tình nhân như vầy.

Chỉ bảo nghĩa là khi được hỏi thì nói rằng: “Hãy dâng hiến như vầy, người dâng hiến như vầy sẽ được chồng yêu quý và thương mến.”

Dạy dỗnghĩa là khi không được hỏi thì nói rằng: “Hãy dâng hiến như vầy, người dâng hiến như vầy sẽ được chồng yêu quý và thương mến.”

Khinh bỉnghĩa là (nói rằng): “Cô không có hiện tướng (người nữ), cô không có đủ hiện tướng (người nữ), cô không có kinh nguyệt, cô bị băng huyết, cô thường xuyên mang vải lót, cô bị rong kinh, cô là người nữ có dị căn, cô là người nữ vô căn, cô là người bị lại đực, cô là người nữ tiêu tiểu chung một khiếu (sambhinnā), cô là người nữ lưỡng căn.

[403] Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, yêu cầu, nài nỉ, hỏi han, chất vấn, chỉ bảo, dạy dỗ, và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của người nữ ấy thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Là người nữ và có sự hoài nghi, (lầm) tưởng là người vô căn, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của người nữ ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Là người vô căn và biết là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của người vô căn ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Là người vô căn và có sự hoài nghi, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, (lầm) tưởng là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của người vô căn ấy thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nam và biết là người nam, có sự hoài nghi, (lầm) tưởng là loài thú, (lầm) tưởng là người nữ, (lầm) tưởng là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của người nam ấy thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là loài thú và biết là loài thú, có sự hoài nghi, (lầm) tưởng là người nữ, (lầm) tưởng là người vô căn, (lầm) tưởng là người nam, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của loài thú ấy thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[404] Hai người nữ và biết hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu hai người nữ ấy của thì phạm hai tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Hai người nữ và có sự hoài nghi là hai người nữ, (lầm) tưởng là người vô căn, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai người nữ ấy thì phạm hai trọng tội (thullaccaya).

Hai người vô căn và biết hai người vô căn là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai người vô căn ấy thì phạm hai trọng tội (thullaccaya).

Hai người vô căn và có sự hoài nghi là hai người vô căn, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, (lầm) tưởng là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai người vô căn ấy thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nam và biết hai người nam là người nam, có sự hoài nghi, (lầm) tưởng là loài thú, (lầm) tưởng là người nữ, (lầm) tưởng là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu hai người nam ấy của thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Hai con thú và biết hai con thú là loài thú, có sự hoài nghi, (lầm) tưởng là người nữ, (lầm) tưởng là người vô căn, (lầm) tưởng là người nam, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai con thú ấy thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

[405] Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai người ấy thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và có sự hoài nghi về cả hai, ...(như trên)... thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... (lầm) tưởng là người vô căn, ...(như trên)... thì phạm hai trọng tội (thullaccaya). ...(như trên)... (lầm) tưởng là người nam, ...(như trên)... (lầm) tưởng là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai người ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người nam và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai người ấy thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người nam và có sự hoài nghi về cả hai, (lầm) tưởng là người vô căn, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai người ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và loài thú và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai người ấy thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và loài thú và có sự hoài nghi về cả hai, (lầm) tưởng là người vô căn, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai người ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người vô căn và người nam và (lầm) tưởng cả hai là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai người ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người vô căn và người nam và có sự hoài nghi về cả hai, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, (lầm) tưởng là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai người ấy thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người vô căn và loài thú và (lầm) tưởng cả hai là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai người ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người vô căn và loài thú và có sự hoài nghi về cả hai, (l��m) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, (lầm) tưởng là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai người ấy thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nam và loài thú và (lầm) tưởng cả hai là người nam, có sự hoài nghi, (lầm) tưởng là loài thú, (lầm) tưởng là người nữ, (lầm) tưởng là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến đường tiêu, đường tiểu của hai người ấy thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

[406] Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến (phần cơ thể) từ xương đòn (ở cổ) trở xuống và từ đầu gối trở lên trừ ra đường tiêu và đường tiểu của người nữ ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Là người vô căn và (lầm) tưởng là người nữ, ...(như trên)... Là người nam và (lầm) tưởng là người nữ, ...(như trên)... Là loài thú và (lầm) tưởng là người nữ, ...(như trên)... thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến (phần cơ thể) từ xương đòn (ở cổ) trở xuống và từ đầu gối trở lên trừ ra đường tiêu và đường tiểu của hai người nữ ấy thì phạm hai trọng tội (thullaccaya).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến (phần cơ thể) từ xương đòn (ở cổ) trở xuống và từ đầu gối trở lên trừ ra đường tiêu và đường tiểu của hai người ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

[407] Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến (phần cơ thể) từ xương đòn (ở cổ) trở lên và từ đầu gối trở xuống của người nữ ấy thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là người vô căn và (lầm) tưởng là người nữ, ...(như trên)... Là người nam và (lầm) tưởng là người nữ, ...(như trên)... Là loài thú và (lầm) tưởng là người nữ, ...(như trên)... thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến (phần cơ thể) từ xương đòn (ở cổ) trở lên và từ đầu gối trở xuống của hai người nữ ấy thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến (phần cơ thể) từ xương đòn (ở cổ) trở lên và từ đầu gối trở xuống của hai người ấy thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến vật gắn liền với thân của người nữ ấy thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là người vô căn ...(như trên)... Là người nam ...(như trên)... Là loài thú ...(như trên)... thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nữ và biết cả hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến vật gắn liền với thân của hai người nữ ấy thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi nói lời ca ngợi, nói lời chê bai, ...(như trên)... và khinh bỉ có đề cập đến vật gắn liền với thân của hai người ấy thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

[408] Khi giảng về ý nghĩa của từ ngữ (với sự nghiêm trang), khi đọc tụng Pháp (với sự nghiêm trang), khi chỉ dạy Giáo Pháp (với sự nghiêm trang), vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

[409]

Màu đỏ, bị sần sùi,
bị rối, và thô dày,
lông dài, được gieo giống,
đạo lộ là thông suốt?
đức tin, với vật thí,
(ba chuyện) về công việc.

[410] Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ khoác tấm vải len được nhuộm mới. Có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

- Này chị gái, của chị là màu đỏ.

Cô ấy không hiểu được.

- Thưa ngài, đúng vậy. Tấm vải len được nhuộm mới.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa)?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ khoác tấm vải len sần sùi (có lông rậm và ngắn). Có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

- Này chị gái, của chị là sần sùi.

Cô ấy không hiểu được.

- Thưa ngài, đúng vậy. Tấm vải len sần sùi.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ khoác tấm vải len được giặt sạch. Có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

- Này chị gái, của chị có lông bị rối.

Cô ấy không hiểu được.

- Thưa ngài, đúng vậy. Tấm vải len được giặt sạch.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ khoác tấm vải len thô dày. Có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

- Này chị gái, của chị có lông rậm.

Cô ấy không hiểu được.

- Thưa ngài, đúng vậy. Tấm vải len thô dày.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[411] Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ khoác tấm áo choàng dài. Có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

- Này chị gái, của chị có lông dài.

Cô ấy không hiểu được.

- Thưa ngài, đúng vậy. Tấm áo choàng dài.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[412] Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ sau khi cho người gieo giống thửa ruộng rồi đi về. Có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

- Này chị gái, của chị đã được gieo giống.

Cô ấy không hiểu được.

- Thưa ngài, đúng vậy. Vẫn còn chưa được phủ kín.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[413] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ khi nhìn thấy người nữ du sĩ ngoại đạo đi ngược chiều đã bị khởi dục rồi nói với người nữ du sĩ ngoại đạo điều này:

- Này chị gái, phải chăng đạo lộ (maggo) của chị là thông suốt?

Cô ấy không hiểu được.

- Này tỷ-kheo, đúng vậy. Rồi ngươi sẽ đi.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).[1]

[414] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục rồi đã nói với người đàn bà nọ điều này:

- Này em gái, cô có đức tin. Tuy nhiên, cô không dâng cho chúng tôi việc cô đã dâng cho chồng.

- Thưa ngài, việc gì vậy?

- Việc đôi lứa.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục rồi đã nói với người đàn bà nọ điều này:

- Này em gái, cô có đức tin. Tuy nhiên, cô không dâng cho chúng tôi vật thí hạng nhất.

- Thưa ngài, việc gì vậy?

- Việc đôi lứa.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[415] Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ đang làm công việc. Có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

- Này em gái, cô hãy đứng, tôi sẽ làm.

Cô ấy không hiểu được.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ đang làm công việc. Có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

- Này em gái, cô hãy ngồi xuống, tôi sẽ làm.

Cô ấy không hiểu được.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ đang làm công việc. Có vị tỷ-kheo nọ bị khởi dục rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

- Này em gái, cô hãy nằm xuống, tôi sẽ làm.

Cô ấy không hiểu được.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Dứt điều Tăng tàng (Saṅghādisesa) thứ ba.

*******

ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ TƯ:

[416] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Udāyi là vị thường tới lui với các gia đình và đi đến nhiều gia đình ở thành Sāvatthi. Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà góa chồng nọ đẹp đẽ, đáng nhìn, xinh xắn. Khi ấy vào buổi sáng, đại đức Udāyi đã mặc y, cầm y bát, rồi đi đến tư gia của người đàn bà ấy, sau khi đến đã ngồi xuống trên chỗ ngồi được sắp đặt sẵn. Khi ấy, người đàn bà ấy đã đi đến gặp đại đức Udāyi, sau khi đến đã đảnh lễ đại đức Udāyi rồi ngồi xuống ở một bên. Rồi đại đức Udāyi đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho người đàn bà ấy đang ngồi ở một bên bằng bài Pháp thoại. Rồi khi đã được đại đức Udāyi chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, người đàn bà ấy đã nói với đại đức Udāyi điều này:

- Thưa ngài, xin ngài cứ nói ra nhu cầu. Chúng tôi có khả năng để dâng đến ngài đại đức vật cần dùng tức là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh.

- Này em gái, những thứ ấy tức là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh thì chúng tôi đạt được không khó. Vậy hãy dâng cho chúng tôi điều mà chúng tôi khó đạt được.

- Thưa ngài, điều gì vậy?

- Việc đôi lứa.

- Thưa ngài, ngài cần điều ấy?

- Này em gái, ta cần điều ấy,

- Thưa ngài, hãy đi đến. Rồi đã đi vào phòng trong, cởi bỏ y phục, và nằm ngửa ra trên chiếc giường nhỏ.

Rồi đại đức Udāyi đã đi đến gặp người đàn bà ấy, sau khi đến (đã nói rằng):

- Ai mà sờ vào vật hạ tiện hôi thối này? Rồi nhổ bãi nước miếng và bỏ đi.

Khi ấy, người đàn bà ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Các vị sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn, giới hạnh xấu xa, nói láo. Chính các vị này giả vờ là những vị thực hành Pháp, là những vị thực hành sự an tịnh, là những vị có Phạm hạnh, nói lời chân thật, có giới hạnh, có thiện pháp! Các vị này không có sa-môn hạnh, các vị này không có Phạm hạnh! Sa-môn hạnh của các vị này đã bị hư hỏng, Phạm hạnh của các vị này đã bị hư hỏng! Sa-môn hạnh của các vị này đâu rồi? Phạm hạnh của các vị này đâu rồi? Sa-môn hạnh của các vị này đã không còn, Phạm hạnh của các vị này đã không còn! Vì sao sa-môn Udāyi sau khi đích thân cầu xin tôi việc đôi lứa lại (nói rằng): “Ai mà sờ vào vật hạ tiện hôi thối này?” rồi nhổ bãi nước miếng và bỏ đi? Điều xấu gì ở nơi tôi? Mùi hôi gì ở nơi tôi? Tôi thua kém với ai, vì điều gì?

Các người đàn bà khác phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Các vị sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn, giới hạnh xấu xa, nói láo. Chính các vị này giả vờ là những vị thực hành Pháp, là những vị thực hành sự an tịnh, là những vị có Phạm hạnh, nói lời chân thật, có giới hạnh, có thiện pháp! Các vị này không có sa-môn hạnh, các vị này không có Phạm hạnh! Sa-môn hạnh của các vị này đã bị hư hỏng, Phạm hạnh của các vị này đã bị hư hỏng! Sa-môn hạnh của các vị này đâu rồi? Phạm hạnh của các vị này đâu rồi? Sa-môn hạnh của các vị này đã không còn, Phạm hạnh của các vị này đã không còn! Vì sao sa-môn Udāyi sau khi đích thân cầu xin cô ấy việc đôi lứa lại (nói rằng): “Ai mà sờ vào vật hạ tiện hôi thối này?” rồi nhổ bãi nước miếng và bỏ đi? Điều xấu gì ở nơi cô ấy? Mùi hôi gì ở nơi cô ấy? Cô ấy thua kém với ai, vì điều gì?

Các tỷ-kheo đã nghe được những người đàn bà ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao đại đức Udāyi lại ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt người nữ?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỷ-kheo lại và hỏi đại đức Udāyi rằng:

- Này Udāyi, nghe nói ngươi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt người nữ, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm! Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt người nữ vậy? Này kẻ rồ dại, không phải ta bằng nhiều phương thức đã thuyết giảng pháp để đưa đến sự không còn tham ái chứ không phải để đưa đến tham ái, ...(như trên)... đã đề cập đến sự lắng dịu của các nỗi thôi thúc do dục vọng hay sao? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào bị khởi dục, do tâm bị thay đổi, rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt người nữ rằng: ‘Này em gái, đây là việc đứng đầu trong các sự hầu hạ là việc người nữ nên hầu hạ đến người có giới, có thiện pháp, có Phạm hạnh như ta đây bằng việc ấy’ là việc có tính chất đôi lứa, thì tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[417] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Bị khởi dụcnghĩa là có dục vọng, có sự khao khát, có tâm say đắm.

Bị thay đổi: tâm có dục vọng là (tâm) bị thay đổi, tâm xấu xa là (tâm) bị thay đổi, tâm mê muội là (tâm) bị thay đổi. Tâm có dục vọng là (tâm) “bị thay đổi” được đề cập trong ý nghĩa này.

Người nữnghĩa là người nữ nhân loại, không phải nữ dạ-xoa, không phải ma nữ, không phải loài thú cái, có hiểu biết, có khả năng nhận biết lời nói tốt và lời nói xấu, là dâm dật và không dâm dật.

Trước mặt người nữ: xung quanh người nữ, không xa người nữ.

Tình dục cho bản thân: là tình dục của chính bản thân, có nguyên nhân của bản thân, có ý định cho bản thân, là sự phục vụ cho bản thân.

Đây là việc đứng đầu: điều này là tột đỉnh, điều này là hạng nhất, điều này là dẫn đầu, điều này là tối thượng, điều này là quý báu nhất.

Người nữ: là người nữ dòng vua chúa, hoặc là người nữ Bà-la-môn, hoặc là người nữ thương buôn, hoặc là người nữ nô lệ.

Như ta đây: là người dòng vua chúa, hoặc là Bà-la-môn, hoặc là thương buôn, hoặc là nô lệ.

Người có giới: (người) có sự tránh xa việc sát sanh, có sự tránh xa việc trộm cắp, có sự tránh xa việc nói dối.

Có Phạm hạnh: có sự tránh xa việc đôi lứa.

Có thiện phápnghĩa là với giới ấy và với Phạm hạnh ấy là (người) có thiện pháp.

Bằng việc ấy: bằng việc đôi lứa.

Nên hầu hạ: nên làm cho thích thú.

Có tính chất đôi lứa: là có liên quan đến việc hành dâm.

Tội Tăng tàng (Saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”

[418] Là người nữ và biết là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt người nữ ấy thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Là người nữ và có sự hoài nghi, (lầm) tưởng là người vô căn, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt người nữ ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Là người vô căn và biết là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt người vô căn ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Là người vô căn và có sự hoài nghi, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, (lầm) tưởng là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt người vô căn ấy thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là người nam và biết là người nam, có sự hoài nghi, (lầm) tưởng là loài thú, (lầm) tưởng là người nữ, (lầm) tưởng là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt người nam ấy thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Là loài thú và biết là loài thú, có sự hoài nghi, (lầm) tưởng là người nữ, (lầm) tưởng là người vô căn, (lầm) tưởng là người nam, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt loài thú ấy thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[419] Hai người nữ và biết hai người nữ là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người nữ ấy thì phạm hai tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Hai người nữ và có sự hoài nghi là hai người nữ, (lầm) tưởng là người vô căn, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người nữ ấy thì phạm hai trọng tội (thullaccaya).

Hai người vô căn và biết hai người vô căn là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người vô căn ấy thì phạm hai trọng tội (thullaccaya).

Hai người vô căn và có sự hoài nghi là hai người vô căn, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, (lầm) tưởng là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người vô căn ấy thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Hai người nam và biết hai người nam là người nam, ...(như trên)...

Hai con thú và biết hai con thú là loài thú, có sự hoài nghi, (lầm) tưởng là người nữ, (lầm) tưởng là người vô căn, (lầm) tưởng là người nam, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai con thú ấy thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người ấy thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người vô căn và có sự hoài nghi về cả hai, ...(như trên)... thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa). ...(như trên)... (lầm) tưởng là người vô căn, ...(như trên)... thì phạm hai trọng tội (thullaccaya). ...(như trên)... (lầm) tưởng là người nam, ...(như trên)... (lầm) tưởng là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người nam và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người ấy thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và người nam và có sự hoài nghi về cả hai, (lầm) tưởng là người vô căn, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và loài thú và (lầm) tưởng cả hai là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người ấy thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người nữ và loài thú và có sự hoài nghi về cả hai, (lầm) tưởng là người vô căn, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người vô căn và người nam và (lầm) tưởng cả hai là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người vô căn và người nam và có sự hoài nghi về cả hai, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, (lầm) tưởng là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người ấy thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người vô căn và loài thú và (lầm) tưởng cả hai là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người ấy thì phạm trọng tội (thullaccaya) và tội tác ác (dukkaṭa).

Người vô căn và loài thú và có sự hoài nghi về cả hai, (lầm) tưởng là người nam, (lầm) tưởng là loài thú, (lầm) tưởng là người nữ, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người ấy thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

Người nam và loài thú và (lầm) tưởng cả hai là người nam, có sự hoài nghi, (lầm) tưởng là loài thú, (lầm) tưởng là người nữ, (lầm) tưởng là người vô căn, vị tỷ-kheo bị khởi dục rồi ca ngợi sự hầu hạ tình dục cho bản thân trước mặt hai người ấy thì phạm hai tội tác ác (dukkaṭa).

[420] Vị nói rằng: “Hãy hộ độ với vật dụng là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

[421]

Cách nào bà hiếm muộn,
có được đức con trai?
được yêu quý, thương mến,
Tôi nên dâng vật gì?
Hộ độ bằng thứ gì?
cách nào được sanh thiên?

[422] Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà không sanh sản nọ đã nói với vị tỷ-kheo thường tới lui với gia đình điều này:

- Thưa ngài, làm sao tôi có thể sanh con?

- Này em gái, hãy dâng vật thí hạng nhất.

- Thưa ngài, cái gì là vật thí hạng nhất?

- Là việc đôi lứa.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)... Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà còn sanh sản nọ đã nói với vị tỷ-kheo thường tới lui với gia đình điều này:

- Thưa ngài, làm sao tôi có thể có được con trai?

- Này em gái, hãy dâng vật thí hạng nhất.

- Thưa ngài, cái gì là vật thí hạng nhất?

- Là việc đôi lứa.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ đã nói với vị tỷ-kheo thường tới lui với gia đình điều này:

- Thưa ngài, làm sao tôi có thể được chồng yêu quý?

- Này em gái, hãy dâng vật thí hạng nhất.

- Thưa ngài, cái gì là vật thí hạng nhất?

- Là việc đôi lứa.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ đã nói với vị tỷ-kheo thường tới lui với gia đình điều này:

- Thưa ngài, làm sao tôi có thể được chồng thương mến?

- Này em gái, hãy dâng vật thí hạng nhất.

- Thưa ngài, cái gì là vật thí hạng nhất?

- Là việc đôi lứa.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ đã nói với vị tỷ-kheo thường tới lui với gia đình điều này:

- Thưa ngài, tôi sẽ dâng ngài đại đức vật gì?

- Này em gái, hãy dâng vật thí hạng nhất.

- Thưa ngài, cái gì là vật thí hạng nhất?

- Là việc đôi lứa.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ đã nói với vị tỷ-kheo thường tới lui với gia đình điều này:

- Thưa ngài, tôi hộ độ ngài đại đức bằng vật gì?

- Này em gái, với vật thí hạng nhất.

- Thưa ngài, cái gì là vật thí hạng nhất?

- Là việc đôi lứa.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ đã nói với vị tỷ-kheo thường tới lui với gia đình điều này:

- Thưa ngài, làm sao tôi có thể sanh về cõi trời?

- Này em gái, hãy dâng vật thí hạng nhất.

- Thưa ngài, cái gì là vật thí hạng nhất?

- Là việc đôi lứa.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa)?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này tỷ-kheo, ngươi đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt điều Tăng tàng (Saṅghādisesa) thứ tư.

*******

ĐIỀU TĂNG TÀNG (SAṄGHĀDISESA) THỨ NĂM:

[423] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Udāyi là vị thường tới lui với các gia đình và đi đến nhiều gia đình ở thành Sāvatthi. Tại nơi nào vị ấy nhìn thấy thanh niên chưa vợ hoặc là thanh nữ chưa chồng thì vị ấy nói lời khen ngợi về cô con gái trước mặt cha mẹ của người con trai rằng:

- Cô con gái gia đình kia đẹp đẽ, đáng nhìn, xinh xắn, có học thức, khôn ngoan, thông minh, giỏi giang, siêng năng. Cô gái ấy thì xứng đôi với người con trai này.

Các người ấy nói như vầy:

- Thưa ngài, những người này không biết chúng tôi: “Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?” Thưa ngài, nếu ngài có thể bảo họ cho cưới thì chúng tôi có thể cho người rước cô con gái ấy về cho người con trai này.

Rồi vị ấy nói lời khen ngợi về cậu con trai trước mặt cha mẹ của người con gái rằng:

- Cậu con trai gia đình kia đẹp đẽ, đáng nhìn, xinh xắn, có học thức, khôn ngoan, thông minh, giỏi giang, siêng năng. Cậu trai ấy thì xứng đôi với người con gái này.

Các người ấy nói như vầy:

- Thưa ngài, những người này không biết chúng tôi: “Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?” Thật xấu hổ khi rêu rao về con gái! Thưa ngài, nếu ngài có thể bảo họ xin cưới thì chúng tôi có thể gả cô con gái này cho người con trai ấy.

Bằng chính phương thức ấy, vị ấy cho người thực hiện các đoàn đi rước dâu, cho người thực hiện các đoàn đi đưa dâu, và cho người tiến hành các vụ cưới hỏi.

[424] Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ trước đây (chồng) làm nghề thầy bói có cô con gái đẹp đẽ, đáng nhìn, xinh xắn. Các đệ tử đạo lõa thể ở một ngôi làng khác đã đi đến và nói với bà vợ người thầy bói ấy rằng:

- Thưa bà, hãy gả cô con gái này cho con trai của chúng tôi.

Bà ấy đã nói như vầy:

- Thưa các ông, quả thật tôi không biết các ông: “Những người này là ai hoặc là (con cháu) c��a ai?” Và đây là con gái duy nhất của tôi, không thể đi đến ngôi làng khác. Tôi sẽ không gã.

Dân chúng đã nói với các đệ tử đạo lõa thể ấy điều này:

- Thưa các ông, vì sao các ông đã đi đến?

- Thưa các ông, ở đây chúng tôi đã xin bà vợ người thầy bói kia gả người con gái cho con trai của chúng tôi, bà ta đã nói như vầy: “Thưa các ông, quả thật tôi không biết các ông: ‘Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?’ Và đây là con gái duy nhất của tôi, không thể đi đến ngôi làng khác. Tôi sẽ không gã.”

- Thưa các ông, vì sao các ông lại xin bà vợ người thầy bói ấy gả người con gái? Có lẽ nên nói với ngài đại đức Udāyi, ngài đại đức Udāyi sẽ bảo người ta gả cho.

Khi ấy, các đệ tử đạo lõa thể ấy đã đi đến gặp đại đức Udāyi, sau khi đến đã nói với đại đức Udāyi điều này:

- Thưa ngài, ở đây chúng tôi đã xin bà vợ người thầy bói kia gả người con gái cho con trai của chúng tôi, bà ta đã nói như vầy: “Thưa các ông, quả thật tôi không biết các ông: ‘Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?’ Và đây là con gái duy nhất của tôi, không thể đi đến ngôi làng khác. Tôi sẽ không gã.” Thưa ngài, tốt thay ngài đại đức hãy bảo bà vợ người thầy bói ấy gả người con gái cho con trai của chúng tôi.

Rồi đại đức Udāyi đã đi đến gặp bà vợ người thầy bói ấy, sau khi đến đã nói với bà vợ người thầy bói ấy điều này:

- Sao bà lại không gả cô con gái cho những người này?

- Thưa ngài đại đức, quả thật tôi không biết các người này: “Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?” Và đây là con gái duy nhất của tôi, không thể đi đến ngôi làng khác. Tôi sẽ không gã.

- Hãy gả cho những người này. Tôi biết những người này.

- Thưa ngài, nếu ngài đại đức biết thì tôi sẽ gả.

Rồi bà vợ người thầy bói ấy đã gả con gái cho các người đệ tử ngoại đạo ấy. Sau đó, các người đệ tử ngoại đạo ấy đã dẫn người con gái ấy đi và đã đối xử như là con dâu chỉ trong một tháng rồi từ đó về sau sử dụng như là đứa tớ gái.

[425] Sau đó, cô con gái ấy đã phái sứ giả đi đến gặp người mẹ (nhắn rằng):

- Vì bị đọa đày nên con phải chịu khổ sở, không được yên ổn. Họ đã đối xử con như là con dâu chỉ trong một tháng rồi từ đó về sau sử dụng như là đứa tớ gái. Mẹ của con hãy đến và hãy dẫn con đi.

Khi ấy, bà vợ người thầy bói ấy đã đi đến gặp các người đệ tử ngoại đạo ấy, sau khi đến đã nói với các người đệ tử ngoại đạo ấy điều này:

- Thưa các ông, chớ có sử dụng người con gái này như là đứa tớ gái, hãy đối xử người con gái này như là con dâu vậy.

Các người ấy đã nói như vầy:

- Chúng tôi không có cưới hỏi gì với bà; chúng tôi chỉ có cưới hỏi với vị sa-môn thôi. Bà hãy đi đi, chúng tôi không biết bà.

Khi ấy, bà vợ người thầy bói ấy bị trách mắng bởi những người đệ tử ngoại đạo ấy nên đã quay trở về lại thành Sāvatthi.

Đến lần thứ nhì, cô con gái ấy đã phái sứ giả đi đến gặp người mẹ (nhắn rằng):

- Vì bị đọa đày nên con phải chịu khổ sở, không được yên ổn. Họ đã đối xử con như là con dâu chỉ trong một tháng rồi từ đó về sau sử dụng như là đứa tớ gái. Mẹ của con hãy đến và hãy dẫn con đi.

Khi ấy, bà vợ người thầy bói ấy đã đi đến gặp đại đức Udāyi, sau khi đến đã nói với đại đức Udāyi điều này:

- Thưa ngài, nghe nói người con gái ấy bị đọa đày, phải chịu khổ sở, không được yên ổn. Họ đã đối xử cô ấy như là con dâu chỉ trong một tháng rồi từ đó về sau sử dụng như là đứa tớ gái. Thưa ngài, ngài nên nói rằng: “Này các ông, chớ có sử dụng người con gái này như là đứa tớ gái, hãy đối xử người con gái này như là con dâu vậy.”

Sau đó, đại đức Udāyi đã đi đến gặp các người đệ tử ngoại đạo ấy, sau khi đến đã nói với các người đệ tử ngoại đạo ấy điều này:

- Này các ông, chớ có sử dụng người con gái này như là đứa tớ gái, hãy đối xử người con gái này như là con dâu vậy.

Các người ấy đã nói như vầy:

- Chúng tôi không có cưới hỏi gì với ngài; chúng tôi chỉ có cưới hỏi với bà vợ người thầy bói thôi. Vị sa-môn không nên can thiệp vào. Là sa-môn thì nên là vị sa-môn tốt. Ngài hãy đi đi, chúng tôi không biết ngài.

Khi ấy, đại đức Udāyi bị trách mắng bởi những người đệ tử ngoại đạo ấy nên đã quay trở về lại thành Sāvatthi.

Đến lần thứ ba, cô con gái ấy đã phái sứ giả đi đến gặp người mẹ (nhắn rằng):

- Vì bị đọa đày nên con phải chịu khổ sở, không được yên ổn. Họ đã đối xử con như là con dâu chỉ trong một tháng rồi từ đó về sau sử dụng như là đứa tớ gái. Mẹ của con hãy đến và hãy dẫn con đi.

Lần thứ nhì, bà vợ người thầy bói ấy đã đi đến gặp đại đức Udāyi, sau khi đến đã nói với đại đức Udāyi điều này:

- Thưa ngài, nghe nói người con gái ấy bị đọa đày, phải chịu khổ sở, không được yên ổn. Họ đã đối xử cô ấy như là con dâu chỉ trong một tháng rồi từ đó về sau sử dụng như là đứa tớ gái. Thưa ngài, ngài nên nói rằng: “Này các ông, chớ có sử dụng người con gái này như là đứa tớ gái, hãy đối xử người con gái này như là con dâu vậy.”

- Lần trước, tôi đã bị những người đệ tử ngoại đạo ấy trách mắng. Bà hãy đi đi, tôi sẽ không đi.

[426] Khi ấy, bà vợ người thầy bói ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Ngài đại đức Udāyi hãy bị đọa đày như vầy! Ngài đại đức Udāyi hãy bị khổ sở như vầy! Ngài đại đức Udāyi chớ được yên ổn như vầy, giống như người con gái của tôi đã bị đọa đày, phải chịu khổ sở, không được yên ổn với bà gia ác độc, với ông gia ác độc, với người chồng ác độc.

Và người con gái ấy cũng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Ngài đại đức Udāyi hãy bị đọa đày như vầy! Ngài đại đức Udāyi hãy bị khổ sở như vầy! Ngài đại đức Udāyi chớ được yên ổn như vầy, giống như tôi đã bị đọa đày, phải chịu khổ sở, không được yên ổn với bà gia ác độc, với ông gia ác độc, với người chồng ác độc.

Những người đàn bà khác không được thuận thảo với các bà gia, hoặc với các ông gia, hoặc với những người chồng, những người ấy nguyền rủa như vầy:

- Ngài đại đức Udāyi hãy bị đọa đày như vầy! Ngài đại đức Udāyi hãy bị khổ sở như vầy! Ngài đại đức Udāyi chớ được yên ổn như vầy, giống như chúng tôi đã bị đọa đày, phải chịu khổ sở, không được yên ổn với các bà gia ác độc, với các ông gia ác độc, với những người chồng ác độc.

Những người đàn bà khác được thuận thảo với các bà gia, hoặc với các ông gia, hoặc với những người chồng, những người ấy cầu khẩn như vầy:

- Ngài đại đức Udāyi hãy được yên ổn như vầy! Ngài đại đức Udāyi hãy được chiều chuộng như vầy! Ngài đại đức Udāyi hãy đạt được sự an lạc như vầy, giống như chúng tôi được yên ổn, được chiều chuộng, và đạt được sự an lạc với các bà gia hiền hậu, với các ông gia hiền hậu, với những người chồng hiền hậu.

[427] Các tỷ-kheo đã nghe được một số người đàn bà thì đang nguyền rủa, một số người đàn bà thì đang cầu khẩn. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, tự biết đủ, ...(như trên)... các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao đại đức Udāyi lại tiến hành việc mai mối?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỷ-kheo lại và hỏi đại đức Udāyi rằng:

- Này Udāyi, nghe nói người tiến hành việc mai mối, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm! Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại tiến hành việc mai mối vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào tiến hành việc mai mối ý định của người nam đến người nữ, hoặc ý định của người nữ đến người nam, trong việc trở thành vợ chồng, hoặc trong việc trở thành nhân tình, thì tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).”Và như thế, điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỷ-kheo.

[438] Vào lúc bấy giờ, có nhiều kẻ vô lại trong khi dạo chơi ở vườn hoa đã phái người đưa tin đi đến gặp cô gái điếm nọ (nói rằng):

- Hãy đi đến, chúng ta sẽ dạo chơi ở vườn hoa.

Cô ấy nói như vầy:

- Thưa các ông, quả thật tôi không biết các ông: “Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?” Vả lại, tôi có nhiều đồ đạc, có nhiều vật dụng, và ngoại thành là không nên đi. Tôi sẽ không đi.

Sau đó, người đưa tin đã kể lại sự việc ấy cho những kẻ vô lại. Được nói như thế, có người đàn ông nọ đã nói với những kẻ vô lại ấy điều này:

- Này các ông, tại sao các ông lại phải nài nỉ cô gái điếm ấy? Có lẽ nên nói với ngài đại đức Udāyi, ngài đại đức Udāyi sẽ bảo người ta ưng thuận.

Được nói như thế, có người nam cư sĩ nọ đã nói với người đàn ông ấy điều này:

- Thưa ông, chớ có nói như thế. Các sa-môn Thích tử không được phép làm việc như thế. Ngài đại đức Udāyi sẽ không làm việc như thế đâu.

Khi được nói như thế: “Vị ấy sẽ làm! Vị ấy sẽ không làm!” Họ đã đánh cá với nhau.

Sau đó, những kẻ vô lại ấy đã đi đến gặp đại đức Udāyi, sau khi đến đã nói với đại đức Udāyi điều này:

- Thưa ngài, trường hợp chúng tôi khi đang đi dạo chơi ở vườn hoa đã phái người đưa tin đi đến gặp cô gái điếm nọ (nói rằng): “Hãy đi đến, chúng ta sẽ dạo chơi ở vườn hoa.” Cô ấy đã nói như vầy: “Thưa các ông, quả thật tôi không biết các ông: ‘Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?’ Vả lại, tôi có nhiều đồ đạc, có nhiều vật dụng, và ngoại thành là không nên đi. Tôi sẽ không đi.” Thưa ngài, tốt thay xin ngài đại đức hãy bảo cô gái điếm ấy ưng thuận.

Khi ấy, đại đức Udāyi đã đi đến gặp cô gái điếm ấy, sau khi đến đã nói với cô gái điếm ấy điều này:

- Vì sao cô không đi cho những người này?

- Thưa ngài đại đức, quả thật tôi không biết những người này: “Những người này là ai hoặc là (con cháu) của ai?” Vả lại, tôi có nhiều đồ đạc, có nhiều vật dụng, và ngoại thành là không nên đi. Tôi sẽ không đi.

- Cô hãy đi cho những người này đi. Tôi biết những người này.

- Thưa ngài, nếu ngài đại đức biết thì tôi sẽ đi.

Sau đó, những kẻ vô lại ấy đã dắt cô gái điếm ấy đi đến vườn hoa. Khi ấy, người nam cư sĩ phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao ngài đại đức Udāyi lại tiến hành việc mai mối cho cuộc tình trong chốt lát?

Các tỷ-kheo đã nghe được người nam cư sĩ ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các vị tỷ-kheo ít ham muốn, ...(như trên)... các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao đại đức Udāyi lại tiến hành việc mai mối cho cuộc tình trong chốt lát?

Sau đó, các vị tỷ-kheo ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỷ-kheo lại và hỏi đại đức Udāyi rằng:

- Này Udāyi, nghe nói người tiến hành việc mai mối cho cuộc tình trong chốt lát, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, không hợp lẽ, ...(như trên)... Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại tiến hành việc mai mối cho cuộc tình trong chốt lát vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỷ-kheo, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỷ-kheo nào tiến hành việc mai mối ý định của người nam đến người nữ, hoặc là ý định của người nữ đến người nam, trong việc trở thành vợ chồng, hoặc trong việc trở thành nhân tình, thậm chí chỉ là cuộc tình trong chốt lát thì tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[429] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỷ-kheo: ...(như trên)... Vị này là “vị tỷ-kheo” được đề cập trong ý nghĩa này.

Tiến hành việc mai mối: Hoặc là đi đến gặp người nam do người nữ phái đi, hoặc là đi đến gặp người nữ do người nam phái đi.

Hoặc là ý định của người nam đến người nữ: Hoặc là thông báo ý định của người nam đến người nữ.

Hoặc là ý định của người nữ đến người nam: Hoặc là thông báo ý định của người nữ đến người nam.

Hoặc trong việc trở thành vợ chồng: Cô sẽ trở thành người vợ.

Hoặc trong việc trở thành nhân tình: Cô sẽ trở thành nhân tình.

Cho dầu chỉ là người vợ trong chốt lát: Cô sẽ là người vợ trong chốt lát.

Tội Tăng tàng (Saṅghādisesa): ...(như trên)... vì thế được gọi là “tội Tăng tàng.”

[430] Có mười hạng người nữ: hạng được mẹ bảo hộ, hạng được cha bảo hộ, hạng được cha mẹ bảo hộ, hạng được anh (em) trai bảo hộ, hạng được chị (em) gái bảo hộ, hạng được thân quyến bảo hộ, hạng được dòng họ bảo hộ, hạng được luân lý bảo hộ, hạng có sự gìn giữ, hạng bị quy định hình phạt.

[431] Có mười hạng vợ: hạng được mua bằng của cải, hạng sống chung do sự tự nguyện, hạng sống chung vì tài vật, hạng sống chung vì y phục, hạng được cưới theo nghi thức,[2]hạng có vật lót ở đầu được đặt xuống, hạng nữ tỳ là vợ, hạng người làm công là vợ, hạng được đem lại dưới lá cờ, hạng chỉ trong chốt lát.

[432] Hạng được mẹ bảo hộ(Māturakkhitā) nghĩa là có mẹ bảo hộ,[3]canh giữ, [4]thể hiện sự lãnh đạo, [5]vận hành sự quản lý. [6]

Hạng được cha bảo hộ(Piturakkhitā) nghĩa là có cha bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.

Hạng được mẹ cha bảo hộ(Mātāpiturakkhitā) nghĩa là có mẹ cha bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.

Hạng được anh (em) trai bảo hộ(Bhāturakkhitā) nghĩa là có anh (em) trai bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.

Hạng được chị (em) gái bảo hộ(Bhaginīrakkhitā) nghĩa là có chị (em) gái bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.

Hạng được thân quyến bảo hộ(Ñātirakkhitā) nghĩa là có thân quyến bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.

Hạng được dòng họ bảo hộ(Gottarakkhitā) nghĩa là có dòng họ bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.

Hạng được luân lý bảo hộ(Dhammarakkhitā) nghĩa là có các đồng đạo bảo hộ, canh giữ, thể hiện sự lãnh đạo, vận hành sự quản lý.

Hạng có sự gìn giữ(Sārakkhā) nghĩa là được giữ lại ngay ở trong phòng: “Cô ấy là của ta;” thậm chí còn được đặt quanh bằng các bó hoa.[7]

Hạng bị quy định hình phạt (Saparidaṇḍā) nghĩa là có người nào đó quy định hình phạt rằng: “Ai đến với người đàn bà tên như vầy phải chịu phạt tới mức này.”

[433] Hạng được mua bằng của cải(Dhanakkītā) nghĩa là sau khi mua bằng của cải, (người đàn ông) giữ (nàng) sống chung (như là vợ).

Hạng sống chung do sự tự nguyện(Chandavāsinī) nghĩa là người yêu giữ người yêu sống chung.

Hạng sống chung vì tài vật(Bhogavāsinī) nghĩa là sau khi biếu xén tài vật, (người đàn ông) giữ (nàng) sống chung (như là vợ).

Hạng sống chung vì y phục(Paṭavāsinī) nghĩa là sau khi biếu xén y phục, (người đàn ông) giữ (nàng) sống chung (như là vợ).[8]

Hạng được cưới theo nghi thức(Odapattakinī) nghĩa là nghĩa là sau khi chạm vào bát nước, (người đàn ông) giữ (nàng) sống chung (như là vợ).[9]

Hạng có vật lót ở đầu được đặt xuống(Obhatacumbaṭā) nghĩa là sau khi lấy xuống tấm đệm lót ở đầu (để mang vác), (người đàn ông) giữ (nàng) sống chung (nh�� là vợ).[10]

Hạng nữ tỳ(dāsī ca bhariyā ca) nghĩa là vừa là nữ tỳ vừa là vợ.

Hạng người làm công(kammakārī ca bhariyā ca) nghĩa là vừa là người làm công vừa là vợ.[11]

Hạng được đem lại dưới lá cờ(dhajāhaṭā) nghĩa là (nàng) được đem lại như là tù binh.[12]

Hạng chỉ trong chốt lát(Muhuttikā) nghĩa là đề cập đến cuộc tình chỉ trong chốc lát.

[434] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Nghe nói cô hãy là người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được cha bảo hộ tên như vầy nói rằng: ...(như trên)... người nữ được mẹ cha bảo hộ nói rằng ... người nữ được anh (em) trai bảo hộ nói rằng ... người nữ được chị (em) gái bảo hộ nói rằng ... người nữ được thân quyến bảo hộ nói rằng ... người nữ được dòng họ bảo hộ nói rằng ... người nữ được luân lý bảo hộ nói rằng ... người nữ có sự gìn giữ nói rằng ... người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Nghe nói cô hãy là người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Các phần tóm lược.

[435] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được cha bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được mẹ cha bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ...(như trên)... người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được anh (em) trai bảo hộ ... người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được chị (em) gái bảo hộ ... người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được thân quyến bảo hộ ... người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được dòng họ bảo hộ ... người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được luân lý bảo hộ ... người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ có sự gìn giữ ... người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần phân tích theo sự xoay vòng.

[436] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được cha bảo hộ và người nữ được mẹ cha bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được cha bảo hộ và người nữ được anh (em) trai bảo hộ ... người nữ được cha bảo hộ và người nữ được chị (em) gái bảo hộ ... người nữ được cha bảo hộ và người nữ được thân quyến bảo hộ ... người nữ được cha bảo hộ và người nữ được dòng họ bảo hộ ... người nữ được cha bảo hộ và người nữ được luân lý bảo hộ ... người nữ được cha bảo hộ và người nữ có sự gìn giữ ... người nữ được cha bảo hộ và người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được cha bảo hộ và người nữ được mẹ cha bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng.

[437] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ cha bảo hộ và người nữ được anh (em) trai bảo hộ ... người nữ được mẹ cha bảo hộ và người nữ được chị (em) gái bảo hộ ... người nữ được mẹ cha bảo hộ và người nữ được thân quyến bảo hộ ... người nữ được mẹ cha bảo hộ và người nữ được dòng họ bảo hộ ... người nữ được mẹ cha bảo hộ và người nữ được luân lý bảo hộ ... người nữ được mẹ cha bảo hộ và người nữ có sự gìn giữ ... người nữ được mẹ cha bảo hộ và người nữ bị quy định hình phạt ... người nữ được mẹ cha bảo hộ và người nữ được mẹ bảo hộ ... người nữ được mẹ cha bảo hộ và người nữ được cha bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng thứ nhì.

[438] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được anh (em) trai bảo hộ và người nữ được chị (em) gái bảo hộ ... người nữ được anh (em) trai bảo hộ và người nữ được thân quyến bảo hộ ... người nữ được anh (em) trai bảo hộ và người nữ được dòng họ bảo hộ ... người nữ được anh (em) trai bảo hộ và người nữ được luân lý bảo hộ ... người nữ được anh (em) trai bảo hộ và người nữ có sự gìn giữ ... người nữ được anh (em) trai bảo hộ và người nữ bị quy định hình phạt ... người nữ được anh (em) trai bảo hộ và người nữ được mẹ bảo hộ ... người nữ được anh (em) trai bảo hộ và người nữ được cha bảo hộ ... người nữ được anh (em) trai bảo hộ và người nữ được mẹ cha bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng thứ ba.

[439] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được chị (em) gái bảo hộ và người nữ được thân quyến bảo hộ ... người nữ được chị (em) gái bảo hộ và người nữ được dòng họ bảo hộ ... người nữ được chị (em) gái bảo hộ và người nữ được luân lý bảo hộ ... người nữ được chị (em) gái bảo hộ và người nữ có sự gìn giữ ... người nữ được chị (em) gái bảo hộ và người nữ bị quy định hình phạt ... người nữ được chị (em) gái bảo hộ và người nữ được mẹ bảo hộ ... người nữ được chị (em) gái bảo hộ và người nữ được cha bảo hộ ... người nữ được chị (em) gái bảo hộ và người nữ được mẹ cha bảo hộ ... người nữ được chị (em) gái bảo hộ và người nữ được anh (em) trai bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng thứ tư.

[440] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được thân quyến bảo hộ và người nữ được dòng họ bảo hộ ... người nữ được thân quyến bảo hộ và người nữ được luân lý bảo hộ ... người nữ được thân quyến bảo hộ và người nữ có sự gìn giữ ... người nữ được thân quyến bảo hộ và người nữ bị quy định hình phạt ... người nữ được thân quyến bảo hộ và người nữ được mẹ bảo hộ ... người nữ được thân quyến bảo hộ và người nữ được cha bảo hộ ... người nữ được thân quyến bảo hộ và người nữ được mẹ cha bảo hộ ... người nữ được thân quyến bảo hộ và người nữ được anh (em) trai bảo hộ ... người nữ được thân quyến bảo hộ và người nữ được chị (em) gái bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng thứ năm.

[441] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi ��ến người nữ được dòng họ bảo hộ và người nữ được luân lý bảo hộ ... người nữ được dòng họ bảo hộ và người nữ có sự gìn giữ ... người nữ được dòng họ bảo hộ và người nữ bị quy định hình phạt ... người nữ được dòng họ bảo hộ và người nữ được mẹ bảo hộ ... người nữ được dòng họ bảo hộ và người nữ được cha bảo hộ ... người nữ được dòng họ bảo hộ và người nữ được mẹ cha bảo hộ ... người nữ được dòng họ bảo hộ và người nữ được anh (em) trai bảo hộ ... người nữ được dòng họ bảo hộ và người nữ được chị (em) gái bảo hộ ... người nữ được dòng họ bảo hộ và người nữ được thân quyến bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng thứ sáu.

[442] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được luân lý bảo hộ và người nữ có sự gìn giữ ... người nữ được luân lý bảo hộ và người nữ bị quy định hình phạt ... người nữ được luân lý bảo hộ và người nữ được mẹ bảo hộ ... người nữ được luân lý bảo hộ và người nữ được cha bảo hộ ... người nữ được luân lý bảo hộ và người nữ được mẹ cha bảo hộ ... người nữ được luân lý bảo hộ và người nữ được anh (em) trai bảo hộ ... người nữ được luân lý bảo hộ và người nữ được chị (em) gái bảo hộ ... người nữ được luân lý bảo hộ và người nữ được thân quyến bảo hộ ... người nữ được luân lý bảo hộ và người nữ được dòng họ bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng thứ bảy.

[443] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ có sự gìn giữ và người nữ bị quy định hình phạt ... người nữ có sự gìn giữ và người nữ được mẹ bảo hộ ... người nữ có sự gìn giữ và người nữ được cha bảo hộ ... người nữ được mẹ cha bảo hộ ... người nữ có sự gìn giữ và người nữ được anh (em) trai bảo hộ ... người nữ có sự gìn giữ và người nữ được chị (em) gái bảo hộ ... người nữ có sự gìn giữ và người nữ được thân quyến bảo hộ ... người nữ có sự gìn giữ và người nữ được dòng họ bảo hộ ... người nữ có sự gìn giữ và người nữ được luân lý bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng thứ tám.

[444] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được mẹ bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được cha bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được mẹ cha bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được anh (em) trai bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được chị (em) gái bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được thân quyến bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được dòng họ bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được luân lý bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ có sự gìn giữ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng thứ chín.

Dứt phần liên quan đến một nhân tố.

[445] Phần liên quan đến hai nhân tố, phần liên quan đến ba nhân tố, phần liên quan đến bốn nhân tố, phần liên quan đến năm nhân tố, phần liên quan đến sáu nhân tố, phần liên quan đến bảy nhân tố, phần liên quan đến tám nhân tố, phần liên quan đến chín nhân tố nên được thực hiện y như thế.

Đây là phần có liên quan đến mười nhân tố.

[446] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ, (và) người nữ được cha bảo hộ, (và) người nữ được mẹ cha bảo hộ, (và) người nữ được anh (em) trai bảo hộ, (và) người nữ được chị (em) gái bảo hộ, (và) người nữ được thân quyến bảo hộ, (và) người nữ được dòng họ bảo hộ, (và) người nữ được luân lý bảo hộ, (và) người nữ có sự gìn giữ, (và) người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt sự xoay vòng của phần “Hạng được mua bằng của cải.”

[447] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) được mua bằng của cải, (hạng) sống chung do sự tự nguyện, (hạng) sống chung vì tài vật, (hạng) sống chung vì y phục, (hạng) được cưới theo nghi thức, (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống, (hạng) nữ tỳ là vợ, (hạng) người làm công là vợ, (hạng) được đem lại dưới lá cờ, (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ...(như trên)...

Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được cha bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ...(như trên)... người nữ được mẹ cha bảo hộ nói rằng ... người nữ được anh (em) trai bảo hộ nói rằng ... người nữ được chị (em) gái bảo hộ nói rằng ... người nữ được thân quyến bảo hộ nói rằng ... người nữ được dòng họ bảo hộ nói rằng ... người nữ được luân lý bảo hộ nói rằng ... người nữ có sự gìn giữ nói rằng ... người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Các phần tóm lược.

[448] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được cha bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được mẹ cha bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ...(như trên)... người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được anh (em) trai bảo hộ ... người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được chị (em) gái bảo hộ ... người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được thân quyến bảo hộ ... người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được dòng họ bảo hộ ... người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được luân lý bảo hộ ... người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ có sự gìn giữ ... người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần phân tích theo sự xoay vòng.

[449] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được cha bảo hộ và người nữ được mẹ cha bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được cha bảo hộ và người nữ được anh (em) trai bảo hộ ... người nữ được cha bảo hộ và người nữ được chị (em) gái bảo hộ ... người nữ được cha bảo hộ và người nữ được thân quyến bảo hộ ... người nữ được cha bảo hộ và người nữ được dòng họ bảo hộ ... người nữ được cha bảo hộ và người nữ được luân lý bảo hộ ... người nữ được cha bảo hộ và người nữ có sự gìn giữ ... người nữ được cha bảo hộ và người nữ bị quy định hình phạt ... người nữ được cha bảo hộ và người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng.

Phần nhân tố được tóm tắt.

[450] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được cha bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được mẹ cha bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được anh (em) trai bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được chị (em) gái bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được thân quyến bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được dòng họ bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ được luân lý bảo hộ ... người nữ bị quy định hình phạt và người nữ có sự gìn giữ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt phần liên quan đến một nhân tố.

[451] Phần liên quan đến hai nhân tố, phần liên quan đến ba nhân tố, phần liên quan đến bốn nhân tố, phần liên quan đến năm nhân tố, phần liên quan đến sáu nhân tố, phần liên quan đến bảy nhân tố, phần liên quan đến tám nhân tố, phần liên quan đến chín nhân tố nên được thực hiện y như thế.

Đây là phần có liên quan đến mười nhân tố.

[452] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ, (và) người nữ được cha bảo hộ, (và) người nữ được mẹ cha bảo hộ, (và) người nữ được anh (em) trai bảo hộ, (và) người nữ được chị (em) gái bảo hộ, (và) người nữ được thân quyến bảo hộ, (và) người nữ được dòng họ bảo hộ, (và) người nữ được luân lý bảo hộ, (và) người nữ có sự gìn giữ, (và) người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt sự xoay vòng của phần “Hạng chỉ trong chốt lát.”

[453] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa). ...(như trên)...

Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) sống chung do sự tự nguyện, (hạng) sống chung vì tài vật, (hạng) sống chung vì y phục, (hạng) được cưới theo nghi thức, (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống, (hạng) nữ tỳ là vợ, (hạng) người làm công là vợ, (hạng) được đem lại dưới lá cờ, (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Các phần tóm lược.

[454] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) sống chung do sự tự nguyện của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) sống chung vì tài vật ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) sống chung vì y phục ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) được cưới theo nghi thức ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) nữ tỳ là vợ ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) người làm công là vợ ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) được đem lại dưới lá cờ ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt Phần phân tích theo sự xoay vòng.

[455] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) sống chung vì tài vật ...(như trên)... (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) chỉ trong chốt lát ... (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng.

Phần nhân tố được tóm tắt.

[456] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) chỉ trong chốt lát và (hạng) được mua bằng của cải ... (hạng) chỉ trong chốt lát và (hạng) sống chung do sự tự nguyện ... (hạng) chỉ trong chốt lát và (hạng) được đem lại dưới lá cờ của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt Phần liên quan đến một nhân tố.

[457] Phần liên quan đến hai nhân tố, phần liên quan đến ba nhân tố, phần liên quan đến bốn nhân tố, phần liên quan đến năm nhân tố, phần liên quan đến sáu nhân tố, phần liên quan đến bảy nhân tố, phần liên quan đến tám nhân tố, phần liên quan đến chín nhân tố nên được thực hiện y như thế.

Đây là phần có liên quan đến mười nhân tố.

[458] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) được mua bằng của cải, (và) (hạng) sống chung do sự tự nguyện, (và) (hạng) sống chung vì tài vật, (và) (hạng) sống chung vì y phục, (và) (hạng) được cưới theo nghi thức, (và) (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống, (và) (hạng) nữ tỳ là vợ, (và) (hạng) người làm công là vợ, (và) (hạng) được đem lại dưới lá cờ, (và) (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[459] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được cha bảo hộ tên như vầy nói rằng: ...(như trên)... người nữ được mẹ cha bảo hộ nói rằng ... người nữ được anh (em) trai bảo hộ nói rằng ... người nữ được chị (em) gái bảo hộ nói rằng ... người nữ được thân quyến bảo hộ nói rằng ... người nữ được dòng họ bảo hộ nói rằng ... người nữ được luân lý bảo hộ nói rằng ... người nữ có sự gìn giữ nói rằng ... người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ ... (hạng) sống chung do sự tự nguyện ... (hạng) sống chung vì tài vật ... (hạng) sống chung vì y phục ... (hạng) được cưới theo nghi thức ... (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống ... (hạng) nữ tỳ là vợ ... (hạng) người làm công là vợ ... (hạng) được đem lại dưới lá cờ ... (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Các phần tóm lược.

[460] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) sống chung do sự tự nguyện của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) sống chung vì tài vật ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) sống chung vì y phục ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) được cưới theo nghi thức ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) nữ tỳ là vợ ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) người làm công là vợ ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) được đem lại dưới lá cờ ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần phân tích theo sự xoay vòng.

[461] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) sống chung vì tài vật ...(như trên)... (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) sống chung vì y phục ... (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) chỉ trong chốt lát ... (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng.

Phần nhân tố được tóm tắt.

[462] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) chỉ trong chốt lát và (hạng) được mua bằng của cải ... (hạng) chỉ trong chốt lát và (hạng) được đem lại dưới lá cờ của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt phần liên quan đến một nhân tố.

[463] Phần liên quan đến hai nhân tố, phần liên quan đến ba nhân tố, phần liên quan đến bốn nhân tố, phần liên quan đến năm nhân tố, phần liên quan đến sáu nhân tố, phần liên quan đến bảy nhân tố, phần liên quan đến tám nhân tố, phần liên quan đến chín nhân tố nên được thực hiện y như thế.

Đây là phần có liên quan đến mười nhân tố.

[464] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) được mua bằng của cải, (và) (hạng) sống chung do sự tự nguyện, (và) (hạng) sống chung vì tài vật, (và) (hạng) sống chung vì y phục, (và) (hạng) được cưới theo nghi thức, (và) (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống, (và) (hạng) nữ tỳ là vợ, (và) (hạng) người làm công là vợ, (và) (hạng) được đem lại dưới lá cờ, (và) (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[465] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ và người nữ được cha bảo hộ tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) sống chung do sự tự nguyện của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ, (và) người nữ được cha bảo hộ, (và) người nữ được mẹ cha bảo hộ tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói cô hãy là người vợ (hạng) được mua bằng của cải, (và) (hạng) sống chung do sự tự nguyện, (và) (hạng) sống chung vì tài vật của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

(Phần tổng hợp của hai nhân tố nên được thực hiện như thế).

Đây là phần có liên quan đến tất cả các nhân tố.

[466] Người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người nữ được mẹ bảo hộ, (và) người nữ được cha bảo hộ, (và) người nữ được mẹ cha bảo hộ, (và) người nữ được anh (em) trai bảo hộ, (và) người nữ được chị (em) gái bảo hộ, (và) người nữ được thân quyến bảo hộ, (và) người nữ được dòng họ bảo hộ, (và) người nữ được luân lý bảo hộ, (và) người nữ có sự gìn giữ, (và) người nữ bị quy định hình phạt có tên như vầy nói rằng: ‘Họ nói các cô hãy là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải, (và) (hạng) sống chung do sự tự nguy���n, (và) (hạng) sống chung vì tài vật, (và) (hạng) sống chung vì y phục, (và) (hạng) được cưới theo nghi thức, (và) (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống, (và) (hạng) nữ tỳ là vợ, (và) (hạng) người làm công là vợ, (và) (hạng) được đem lại dưới lá cờ, (và) (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt Phần tổng hợp của hai nhân tố.

[467] Người mẹ của người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi ...(như trên)... Cha của người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi ...(như trên)... Mẹ cha của người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi ...(như trên)... Anh (em) trai của người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi ...(như trên)... Chị (em) gái của người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi ...(như trên)... Thân quyến của người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi ...(như trên)... Dòng họ của người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi ...(như trên)... Các đồng đạo của người đàn ông phái vị tỷ-kheo đi (Sự trùng lặp về người đàn ông nên được giải thích chi tiết. Phần tổng hợp của hai nhân tố nên được giải thích chi tiết giống như cách thức về người đàn ông).

[468] Người mẹ của người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy nhận (con gái tôi) là người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người mẹ của người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy nhận (con gái tôi) là người vợ (hạng) sống chung do sự tự nguyện ... (hạng) sống chung vì tài vật ... (hạng) sống chung vì y phục ... (hạng) được cưới theo nghi thức ... (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống ... (hạng) nữ tỳ là vợ ... (hạng) người làm công là vợ ... (hạng) được đem lại dưới lá cờ ... (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Các phần tóm lược.

[469] Người mẹ của người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy nhận (con gái tôi) là người vợ (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) sống chung do sự tự nguyện của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người mẹ của người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy nhận (con gái tôi) là người vợ (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) sống chung do sự tự nguyện ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) sống chung vì tài vật ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) sống chung vì y phục ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) được cưới theo nghi thức ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) nữ tỳ là vợ ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) người làm công là vợ ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) được đem lại dưới lá cờ ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần phân tích theo sự xoay vòng.

[470] Người mẹ của người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy nhận (con gái tôi) là người vợ (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) sống chung vì tài vật ... (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) chỉ trong chốt lát ... (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng.

Phần nhân tố được tóm tắt.

[471] Người mẹ của người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy nhận (con gái tôi) là người vợ (hạng) chỉ trong chốt lát và (hạng) được mua bằng của cải ...(như trên)... (hạng) chỉ trong chốt lát và (hạng) được đem lại dưới lá cờ của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt phần liên quan đến một nhân tố.

Phần liên quan đến hai nhân tố cho đến phần liên quan đến chín nhân tố được thực hiện như thế.

Đây là phần có liên quan đến mười nhân tố.

[472] Người mẹ của người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy nhận (con gái tôi) là người vợ (hạng) được mua bằng của cải, (và) (hạng) sống chung do sự tự nguyện, (và) (hạng) sống chung vì tài vật, (và) (hạng) sống chung vì y phục, (và) (hạng) được cưới theo nghi thức, (và) (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống, (và) (hạng) nữ tỳ là vợ, (và) (hạng) người làm công là vợ, (và) (hạng) được đem lại dưới lá cờ, (và) (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[473] Người cha của người nữ được cha bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi ... Mẹ cha của người nữ được mẹ cha bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi ... Anh (em) trai của người nữ được anh (em) trai bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi ... Chị (em) gái của người nữ được chị (em) gái bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi ... Thân quyến của người nữ được thân quyến bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi ... Dòng họ của người nữ được dòng họ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi ... (như trên)... Các đồng đạo của người nữ được luân lý bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi ... Sở hữu chủ của người nữ có sự gìn giữ phái vị tỷ-kheo đi ... Người quy định về hình phạt đối với người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy nhận (cô tai) là người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người quy định về hình phạt đối với người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy nhận (cô ta) là người vợ (hạng) sống chung do sự tự nguyện ... (hạng) sống chung vì tài vật ... (hạng) sống chung vì y phục ... (hạng) được cưới theo nghi thức ... (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống ... (hạng) nữ tỳ là vợ ... (hạng) người làm công là vợ ... (hạng) được đem lại dưới lá cờ ... (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Các phần tóm lược.

[474] Người quy định về hình phạt đối với người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy nhận (cô ta) là người vợ (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) sống chung do sự tự nguyện ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần phân tích theo sự xoay vòng.

[475] Người quy định về hình phạt đối với người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy nhận (cô ta) là người vợ (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) sống chung vì tài vật ... (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) chỉ trong chốt lát ... (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng.

Phần nhân tố được tóm tắt.

[476] Người quy định về hình phạt đối với người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy nhận (cô ta) là người vợ (hạng) chỉ trong chốt lát và (hạng) được mua bằng của cải ...(như trên)... (hạng) chỉ trong chốt lát và (hạng) được đem lại dưới lá cờ của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt phần liên quan đến một nhân tố.

Phần liên quan đến hai nhân tố cho đến phần liên quan đến chín nhân tố được thực hiện như thế.

Đây là phần có liên quan đến mười nhân tố.

[477] Người quy định về hình phạt đối với người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy nhận (cô ta) là người vợ (hạng) được mua bằng của cải, (và) (hạng) sống chung do sự tự nguyện, (và) (hạng) sống chung vì tài vật, (và) (hạng) sống chung vì y phục, (và) (hạng) được cưới theo nghi thức, (và) (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống, (và) (hạng) nữ tỳ là vợ, (và) (hạng) người làm công là vợ, (và) (hạng) được đem lại dưới lá cờ, (và) (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[478] Người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ (hạng) sống chung do sự tự nguyện ... (hạng) sống chung vì tài vật ... (hạng) sống chung vì y phục ... (hạng) được cưới theo nghi thức ... (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống ... (hạng) nữ tỳ là vợ ... (hạng) người làm công là vợ ... (hạng) được đem lại dưới lá cờ ... (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Các phần tóm lược.

[479] Người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là những người vợ (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) sống chung do sự tự nguyện ... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần phân tích theo sự xoay vòng.

[480] Người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) sống chung vì tài vật ... (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) chỉ trong chốt lát ... (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng.

Phần nhân tố được tóm tắt.

[481] Người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ (hạng) chỉ trong chốt lát và (hạng) được mua bằng của cải ...(như trên)... (hạng) chỉ trong chốt lát và (hạng) được đem lại dưới lá cờ của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt phần liên quan đến một nhân tố.

Các phần liên quan đến hai nhân tố, v.v... nên được thực hiện y như thế.

Đây là phần có liên quan đến mười nhân tố.

[482] Người nữ được mẹ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ (hạng) được mua bằng của cải, (và) (hạng) sống chung do sự tự nguyện, (và) (hạng) sống chung vì tài vật, (và) (hạng) sống chung vì y phục, (và) (hạng) được cưới theo nghi thức, (và) (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống, (và) (hạng) nữ tỳ là vợ, (và) (hạng) người làm công là vợ, (và) (hạng) được đem lại dưới lá cờ, (và) (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[483] Người nữ được cha bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi ... Người nữ được mẹ cha bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi ... Người nữ được anh (em) trai bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi ... Người nữ được chị (em) gái bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi ... Người nữ được thân quyến bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi ... Người nữ được dòng họ bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi ... Người nữ được luân lý bảo hộ phái vị tỷ-kheo đi ... Người nữ c�� sự gìn giữ phái vị tỷ-kheo đi ... Người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ (hạng) được mua bằng của cải ... (hạng) sống chung do sự tự nguyện ... (hạng) sống chung vì tài vật ... (hạng) sống chung vì y phục ... (hạng) được cưới theo nghi thức ... (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống ... (hạng) nữ tỳ là vợ ... (hạng) người làm công là vợ ... (hạng) được đem lại dưới lá cờ ... (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Các phần tóm lược.

[484] Người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) sống chung do sự tự nguyện ...(như trên)... (hạng) được mua bằng của cải và (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần phân tích theo sự xoay vòng.

[485] Người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) sống chung vì tài vật ... (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) chỉ trong chốt lát ... (hạng) sống chung do sự tự nguyện và (hạng) được mua bằng của cải của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Phần tổng hợp theo sự xoay vòng.

Phần nhân tố được tóm tắt.

[486] Người nữ bị quy định hình phạt phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ (hạng) chỉ trong chốt lát và (hạng) được mua bằng của cải ...(như trên)... (hạng) chỉ trong chốt lát và (hạng) được đem lại dưới lá cờ của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt phần liên quan đến một nhân tố.

Các phần liên quan đến hai nhân tố. v.v... nên được thực hiện y như thế.

Đây là phần có liên quan đến mười nhân tố.

[487] Người nữ bị quy định hình ph���t phái vị tỷ-kheo đi (nói rằng): “Thưa ngài, hãy đi đến người có tên như vầy nói rằng: ‘Hãy chấp nhận tôi là người vợ (hạng) được mua bằng của cải, (và) (hạng) sống chung do sự tự nguyện, (và) (hạng) sống chung vì tài vật, (và) (hạng) sống chung vì y phục, (và) (hạng) được cưới theo nghi thức, (và) (hạng) có vật lót ở đầu được đặt xuống, (và) (hạng) nữ tỳ là vợ, (và) (hạng) người làm công là vợ, (và) (hạng) được đem lại dưới lá cờ, (và) (hạng) chỉ trong chốt lát của người tên như vầy’.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Dứt tất cả các phần trùng lặp theo sự xoay vòng.

[488] Nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Nhận lời, thông báo, không đem lại (hồi báo) thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Nhận lời, không thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Nhận lời, không thông báo, không đem lại (hồi báo) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Không nhận lời, thông báo, không đem lại (hồi báo) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không nhận lời, không thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Không nhận lời, không thông báo, không đem lại (hồi báo) thì vô tội.

[489] Người đàn ông bảo nhiều vị tỷ-kheo rằng: “Thưa các ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Tất cả nhận lời, tất cả thông báo, tất cả đem lại (hồi báo) thì tất cả phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông bảo nhiều vị tỷ-kheo rằng: “Thưa các ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Tất cả nhận lời, tất cả thông báo, rồi bảo một vị đem lại (hồi báo) thì tất cả phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông bảo nhiều vị tỷ-kheo rằng: “Thưa các ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Tất cả nhận lời, rồi bảo một vị thông báo, tất cả đem lại (hồi báo) thì tất cả phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông bảo nhiều vị tỷ-kheo rằng: “Thưa các ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Tất cả nhận lời, rồi bảo một vị thông báo, và bảo một vị đem lại (hồi báo) thì tất cả phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông bảo vị tỷ-kheo rằng: “Thưa ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Vị nhận lời, thông báo, đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông bảo vị tỷ-kheo rằng: “Thưa ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Vị nhận lời, thông báo, bảo người học trò đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông bảo vị tỷ-kheo rằng: “Thưa ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Vị ấy nhận lời, bảo người học trò thông báo, đích thân đem lại (hồi báo) thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Người đàn ông bảo vị tỷ-kheo rằng: “Thưa ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.” Vị ấy nhận lời, bảo người học trò thông báo, người học trò sau khi thông báo, đứng ở bên ngoài rồi đem lại (hồi báo) thì cả hai phạm trọng tội (thullaccaya).[13]

[490] Khi đi làm hoàn tất, khi trở về làm trái lời dặn thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Khi đi làm trái lời dặn, khi trở về làm hoàn tất thì phạm trọng tội (thullaccaya).

Khi đi làm hoàn tất, khi trở về làm hoàn tất thì phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

Khi đi làm trái lời dặn, khi trở về làm trái lời dặn thì vô tội.

[491] Vị đi vì công việc cần thiết của hội chúng hoặc của bảo tháp hoặc của người bệnh, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

[492]

Ngủ, đã chết, đi khỏi,
không phải là người nữ,
là người nữ vô căn,
gây gỗ, vị khuyên giải,
và việc làm mai mối
cho hạng người vô căn.

[493] Vào lúc bấy giờ, có người đàn ông nọ bảo vị tỷ-kheo nọ rằng:

- “Thưa ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.”

Vị ấy sau khi đi đã hỏi mọi người rằng:

- Cô tên như vầy ở đâu?

- Thưa ngài, cô ta ngủ.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa)?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vào lúc bấy giờ, có người đàn ông nọ bảo vị tỷ-kheo nọ rằng:

- “Thưa ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.”

Vị ấy sau khi đi đã hỏi mọi người rằng:

- Cô tên như vầy ở đâu?

- Thưa ngài, cô ta đã chết.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

Vào lúc bấy giờ, có người đàn ông nọ bảo vị tỷ-kheo nọ rằng:

- “Thưa ngài, xin hãy đi và thông báo cho người nữ tên như vầy.”

Vị ấy sau khi đi đã hỏi mọi người rằng:

- Cô tên như vầy ở đâu?

- Thưa ngài, cô ta đã đi khỏi.

...(như trên)...

- Thưa ngài, cô ta không phải là người nữ.

...(như trên)...

- Thưa ngài, cô ta là người nữ vô căn.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm tội tác ác (dukkaṭa).

[494] Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ sau khi gây gỗ với chồng đã đi về nhà mẹ. Có vị tỷ-kheo nọ đã làm công việc khuyên giải. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, cô ta đã bị chồng bỏ (alaṃvacanīyā)?[14]

- Bạch Thế Tôn, cô ta không bị chồng bỏ.

- Này tỷ-kheo, trường hợp không bị chồng bỏ thì vô tội.

[495] Vào lúc bấy giờ, có vị tỷ-kheo nọ đã làm mai mối cho người vô căn. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc. ...(như trên)...

- Này tỷ-kheo, ngươi không phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa) mà phạm trọng tội (thullaccaya).

Dứt điều Tăng tàng (Saṅghādisesa) thứ năm.

*******


[1]Trường hợp này vị tỷ-kheo bị phạm trọng tội (thullaccaya) vì đã ám chỉ “đường khiếu” khi sử dụng từ “magga” nhưng người nữ du sĩ hiểu theo nghĩa là “con đường.” Nếu cô ấy hiểu được ý thô tục thì vị tỷ-kheo ấy đã phạm tội Tăng tàng (Saṅghādisesa).

[2]Được dịch theo ý. Dịch sát từ là: Người nữ mang bát nước (odapattakinī ).

[3]Không cho phép đi đến bất cứ nơi đâu (theo ngài Buddhaghosa).

[4]Giữ nàng ở nơi kín đáo, không để các người khác nhìn thấy (theo ngài Buddhaghosa).

[5]Cấm đoán nàng sống ở chỗ theo ý thích (theo ngài Buddhaghosa).

[6]Nói rằng: “Hãy làm điều này, chớ có làm điều kia” (theo ngài Buddhaghosa).

[7]īkā (Sớ giải) giải thích là “sasāmikā” nghĩa là cô ấy đã có chồng, đã có sở hữu chủ.

[8]Đề cập đến người đàn bà nghèo trở thành vợ sau khi nhận lấy y phục chỉ là tấm áo choàng (theo ngài Buddhaghosa).

[9]Sau khi cả hai người nhúng hai tay vào trong một bát nước nói rằng: “Hãy gắn bó như là nước này, đừng có chia lìa,” thì nàng được chấp nhận là vợ theo phong tục (theo ngài Buddhaghosa).

[10]Nàng là người kiếm củi, v.v... Sau khi lấy xuống từ đầu của nàng tấm đệm lót để đội vật nặng rồi đem về sống ở trong nhà (theo ngài Buddhaghosa).

[11]Nàng được thuê làm việc trong nhà. Người đàn ông không hài lòng với vợ của mình rồi san sẽ cuộc sống gia đình với nàng (theo ngài Buddhaghosa).

[12]Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: Khi đoàn quân dương cờ đi đến chiếm cứ một khu vực và nàng bị bắt đem lại, một người nào đó nhận nàng làm vợ nên được gọi là “dhajāhaṭā” (được đem lại dưới lá cờ).

[13]Người học trò khi quay trở về không báo cho thầy biết (đứng ở bên ngoài) và đích thân đem lại hồi báo cho người đàn ông. Người thầy bản thân nhận lời và bản thân bảo học trò thông báo nên phạm trọng tội (thullaccaya) vì hai phần ấy; còn người học trò bản thân thông báo và bản thân đem lại (hồi báo) nên phạm trọng tội (thullaccaya) vì hai phần ấy.

[14]Ngài Buddhaghosa giải thích “alaṃvacanīyā” là “pariccattā = bị từ bỏ.” Theo như trong một số quốc độ người đàn bà bị mất đi tính chất làm vợ thì gọi là “alaṃvacanīyā.” (Alaṃ = vừa đủ, xứng đáng; vacanīya = nên được nói, cần phải nói. Alaṃvacanīyā = được nói đủ rồi, hết nước nói, không còn gì để nói).

---o0o---

Nguồn: www.budsas.org

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]