Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

51. Phẩm Phi thường

02/05/201111:10(Xem: 13621)
51. Phẩm Phi thường

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 3
LI.Phẩm Phi thường

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Thếnào, Tỳ-kheo các Thầy lưu chuyển sanh tử trải qua bao khổnão, trong đó buồn khóc nước mắt rơi là nhiều chăng? Haynước sông Hằng nhiều?

CácTỳ-kheo đến trước bạch Phật:

- Chúngcon khi quan sát ý nghĩa câu nói của Như Lai, trải qua sanh tử,nước mắt rơi khi buồn khóc nhiều hơn nước sông Hằng.

Phậtbảo Tỳ-kheo:

- Lànhthay, lành thay! Các Tỳ-kheo! Như các thầy nói không khác. CácThầy ở trong sanh tử, nước mắt nhiều hơn nước sông Hằng.Vì sao thế? Ở trong sanh tử, cũng vì phụ mẫu mạng chung,khi ấy khóc lóc không thể tính kể. Lâu dài cha con, chị em,vợ con, ngũ thân và các quyến thuộc ân ái thương nhớ khóclóc không thể tính kể.

Chonên, này các Tỳ-kheo, nên chán họa sanh tử, xa lìa pháp ấy.Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

KhiPhật nói pháp này, có sáu mươi Tỳ-kheo được lậu tậný giải.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Thếnào, Tỳ-kheo các Thầy, ở trong sanh tử thân thể hủy hoại,máu chảy có nhiều chăng? Hay nước sông Hằng nhiều?

CácTỳ-kheo bạch Phật :

- Nhưchúng con quan sát lời nói của Như Lai, máu chảy nhiều hơnnước sông Hằng.

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

- Lànhthay, lành thay, các Tỳ-kheo! Như các Thầy nói, máu chảy nhiềuhơn nước sông Hằng. Vì sao như thế? Ở trong sanh tử, hoặclàm bò, dê, heo, chó, ngựa, chim thú và vô số các loài khácnhau, trải qua khổ não. Thật đáng chán họa hoạn, nên nghĩxa lìa. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Khiđức Thế Tôn nói pháp này, có sáu mươi Tỳ-kheo được lậutận ý giải.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nêntư duy về tưởng vô thường, lưu bố rộng tưởng vô thường.Ðã tư duy tưởng vô thường, luu bố rộng tưởng vô thườngthì sẽ đoạn sạch hết dục ái, sắc ái, vô sắc ái, vôminh, kiêu mạn thảy đều trừ hết. Cũng như đem lửa đốtcây cỏ cháy sạch không còn sót, Tỳ-kheo nên biết, nếu tưduy về tưởng vô thường, lưu bố rộng tưởng vô thườngthì sẽ đoạn dứt hết ái trước trong ba cõi. Xưa có quốcvương tên Thanh Tịnh Âm Hưởng thống lãnh cõi Diêm-phù-đề,có tám vạn bốn ngàn thành ấp, có tám vạn tám đại thần,có tám vạn bốn ngàn cung nhơn thể nữ, mỗi thể nữ cóbốn người hầu hạ. Ðại vương Âm Hưởng không có con nốidõi. Ðại vương bèn nghĩ: 'Nay ta thống lãnh quốc gia này,dùng pháp cai trị không cong vạy. Nhưng nay ta không ngườikế tục, nếu ta chết, sau đó dòng tộc sẽ đoạn diệt'.Nhà vua do nhân duyên cầu con, nên tự quy y chư thiên long, Quỷthần, nhật nguyệt tinh tú, tự quy y Thích Phạm, Tứ thiênvương, sơn thần, thọ thần, dưới đến các thần thảo mộc,hoa quả, xin cầu được phước khiến vua sanh con.

Bấygiờ, nơi cung trời Ba mươi ba có một Thiên tử tên Tu-bồ-đề,mạng sống sắp hết, có năm điềm ứng tự đến ép ngặtthân. Thế nào là năm? Hoa của chư Thiên trọn không héo, Thiêntử này hoa đội đầu cũng héo. Y phục chư Thiên không cóbụi nhơ, y phục của Thiên tử này sanh bụi nhơ. Hơn nữa,thân thể của chư Thiên cõi trời Ba mươi ba thơm sạch, ánhsáng chói lòa, bấy giờ thân của Thiên tử này hôi dơ khôngthể đến gần. Lại chư Thiên cõi trời Ba mươi ba thườngcó ngọc nữ vây quanh trước sau, ca hát đờn địch ngũ dụctự do vui thích, Thiên tử này mệnh sắp hết, các ngọc nữly tán. Lại, chư Thiên cõi trời Ba mươi ba có tòa ngồi tựnhiên ấn sâu vào đất bốn thước, khi chư Thiên đứng lên,tòa rời đất bốn thước, song Thiên tử này sắp mạng chungnên không thích tòa của mình. Ðó gọi là năm điềm ứnghiện tự nhiên bứt ngặt.

Khithiên tử Tu-bồ-đề do những điềm ứng này, Thích-đề-hoàn-nhânbảo một Thiên tử:

- Ônghãy đến cõi Diêm-phù, bảo với vua Âm Hưởng rằng: 'Thích-đề-hoàn-nhânhỏi thăm Ðại vương, ngồi nằm khinh an, đi đứng mạnh khỏe.Cõi Diêm-phù-đề không có người đức độ để làm con Ðạivương, nay cõi trời Ba mươi ba có một Thiên tử tên Tu-bồ-đề,có năm điều ứng hiện tự nhiên bức bách trên thân, chắcsẽ giáng thần làm con Ðại vương, tuy thế vào lúc tuổithanh niên cường tráng, chắc sẽ xuất gia học đạo, tu Phạmhạnh vô thượng'

VịThiên tử ấy đáp:

- 'Thưavâng ! Ðại vương'.

Thiêntử ấy vâng lời dạy của Ðế Thích, trong khoảng lực sĩduỗi tay, từ cõi Ba mươi ba ẩn, đến cõi Diêm-phù. Bấygiờ vua Âm Hưởng đang ở trên lầu cao, cùng với một ngườicầm lọng che. Khi ấy, Thiên tử kia ở trên lầu, nơi hư khôngbảo nhà vua:

- 'Thích-đề-hoàn-nhânkính lời thăm Ðại vương, dạo đi mạnh khỏe, ngồi đứngkhinh an. Cõi Diêm-phù không có người đức độ để làm conÐại vương, nay cõi trời Ba mươi ba có vị Thiên tử tênTu-bồ-đề, nay có năm điềm ứng bức ngặt nơi thân, sẽgiáng thần làm con Ðại vương. Nhưng vào tuổi thanh niên ắtsẽ xuất gia học đạo, tu Phạm hạnh vô thượng'.

VuaÂm Hưởng nghe lời ấy rồi, vui mừng phấn khởi không thểtự kềm, liền bảo vị Thiên tử kia:

- 'Nayđến đây bảo cho như vậy, thật hạnh phúc vô cùng. Xin cứgiáng hạ làm con tôi, muốn cầu xuất gia thì tôi trọn khôngtrái ý'.

Vịthiên tử kia trở về chỗ Thích-đề-hoàn-nhân, liền thưarằng:

- 'VuaÂm Hưởng rất vui mừng. Và thưa lại rằng: 'Xin cứ giángthần, nếu muốn xuất gia thì tôi trọn không trái ý'.

Thích-đề-hoàn-nhânbèn qua chỗ Thiên tử Tu-bồ-đề, bảo thiên tử Tu-bồ-đề:

- 'NayÔng nên phát nguyện sanh vào cung của vua Âm Hưởng. Vì saothế ? Vua Âm Hưởng không có thái tử, thường dùng Chánhpháp trị dân. Xưa Ông có phước, tạo các công đức, naynên giáng thần sanh vào cung vua ấy'.

Thiêntử Tu-bồ-đề thưa:

- 'Thôi,thôi, Thiên vương! Tôi không thích nguyện sanh trong cung vuacõi Người, ý tôi muốn xuất gia học đạo, ở trong cung vuahọc đạo rất khó'.

Thích-đề-hoàn-nhânbảo:

- 'Ôngnên phát nguyện sanh trong cung vua ấy, Ta sẽ ủng hộ cho Ôngđược xuất gia học đạo'.

Tỳ-kheonên biết! Khi ấy Thiên-tử Tu-bồ-đề liền phát thệ nguyệnsanh trong cung vua. Vua Âm Hưởng cùng đệ nhất phu nhân giaotiếp nhau, phu nhân biết mình mang thai, bèn thưa cùng vua ÂmHưởng:

- 'Ðạivương nên biết ! Nay tôi biết có mang thai'.

Vuanghe rồi, vui mừng hớn hở, liền đem nệm quý báu, trảitòa ngồi tốt đẹp, dùng món ăn ngon cho phu nhân như vua khôngkhác. Trải qua tám chín tháng, phu nhân sanh một hoàng nam rấtđoan chánh, dung mạo phi thường ít có trong đời. Vua Âm Hưởngcho mời các ngoại đạo Phạm chí, quần thần bảo xem tướng,vua đem đầu đuôi mọi việc trình bày hết cho các tướngsư.

CácBà-la-môn tâu bày:

- 'Xinthưa Ðại vương, theo lý lẽ này thì nay sanh Thái tử rấtđặc biệt trong đời, xưa làm Thiên tử tên Tu-bồ-đề, nayy theo tên cũ cũng gọi là Tu-bồ-đề'.

Cáctướng sư đặt tên hiệu rồi, liền rời chỗ ngồi lui ra.

Vươngtử Tu-bồ-đề, được vua thương mến không hề rời mắt.Vua Âm Hưởng bèn khởi nghĩ: 'Ta xưa nay không có con, vì muốncầu con nên lễ bái chư Thiên, để được con. Trải qua baolâu nay mới sanh thái tử. Song Thiên đế có dự báo, tháitử sẽ xuất gia học đạo. Nay ta phải tìm chước khéo đểthái tử đừng xuất gia học đạo'.

Khiấy, vua Âm Hưởng vì thái tử mà thiết lập cung điện bamùa, mùa đông lập cung điện ấm, mùa hạ lập cung điệnmát, mùa không lạnh không nóng lập cung điện thích hợp.Vua lại lập nên bốn cung cho cung nữ ở, cung thứ nhất cósáu vạn thể nữ, cung thứ hai có sáu vạn thể nữ, cung thứba có sáu vạn thể nữ, cung thứ tư có sáu vạn thể nữ.Có bốn thị tùng cung cấp ngoài tòa ngồi cho thái tử. Nếuthái tử Tu-bồ-đề muốn đạo chơi phía trước, các thểnữ liền đứng hầu ở trước, lúc ấy sàng tòa di chuyểntheo thân mình, phía trước có sáu vạn thể nữ và bốn thịgia. Nếu ý Thái tử muốn dạo chơi phía sau, thì sàng tòatùy theo thân di chuyển. Nếu thái tử muốn vui chơi cùng cácthể nữ, lúc ấy sàng tòa cũng tùy thân di chuyển, khiếncho thái tử Tu-bồ-đề ý đắm trong ngũ dục không thích xuấtgia.

Khiấy Thích-đề hoàn-nhân vào lúc nửa đêm vắng người, liềnđến chỗ vương tử Tu-bồ-đề, ở trên hư không bảo:

- 'Vươngtử! Ngày xưa Vương tử có khởi ý niệm này chăng? Rằng'nếu ta ở nhà, lúc tuổi tráng niên sẽ xuất gia học đạo';ngày nay vì sao vui trong ngũ dục, ý lại không nguyện xuấtgia học đạo? Ta cũng có lời rằng sẽ khuyến khích vươngtử khiến xuất gia học đạo. Nay chính đúng lúc, nếu khôngxuất gia học đạo, sau hối hận vô ích'

Thích-đề-hoàn-nhânnói lời ấy rồi liền lui đi.

Vươngtử Tu-bồ-đề ở trong cung bèn khởi nghĩ: 'Vua cha đã vìta làm lớp lưới ái dục, vì lưới ái dục này nên khôngxuất gia học đạo được. Nay ta phải đoạn dứt lưới này,không để cho uế trượt câu dắt, dùng lòng tin kiên cố xuấtgia học đạo, ở chỗ vắng, siêng học kinh khiến cho ngàythêm tiến'.

Vươngtử lại khởi ý này: 'Phụ vương Âm Hưởng cho sáu vạn thểnữ vây quanh trước sau. Nay ta nên quan sát có lý nào tồntại vĩnh viễn ở thế gian chăng? 'Khi ấy Vương tử quan sátkhắp trong cung, không có người nữ nào tồn tại lâu ở thếgian. Tu-bồ-đề lại khởi niệm này: 'Nay cớ gì ta quan sátngoại vật ? Nên quan sát trong thân, nhân duyên khởi lên. Naytrong thân này có những thứ thuộc về tóc, lông, răng, móng,xương, tủy được tồn tại lâu chăng?' Vương tử quan sáttừ đầu đến chân ba mươi sáu vật ô uế bất tịnh, dotự quan sát thấy rằng không một chút gì có thể tham đắm,cũng không có gì chân thật, toàn là huyễn ngụy, đều trởvề không, không tồn tại lâu cả đời.

Vươngtử Tu-bồ-đề bèn khởi ý niệm: 'Nay ta sẽ cắt đứt lớplưới này, xuất gia học đạo'. Khi đó Tu-bồ-đề quán thâmnăm thọ ấm này: Ðây là sắc khổ, đây là sắc tập, đâylà sắc diệt, đây là sắc xuất yếu. Thọ, tưởng, hành,thức đều khổ cho đến thức tập, thức diệt, thức xuấtyếu. Quán thân năm thọ ấm này rồi, những pháp tập đềulà pháp tận. Tu-bồ-đề liền ở chỗ ngồi được thànhBích chi Phật. Lúc đó, đức Bích-chi Phật Tu-bồ-đề do giácthành Phật, bèn nói kệ:

Tabiết cội gốc dục,
Ýdo tư tưởng sanh
Takhông nhớ nghĩ dục,
Ắtdục không có mặt.

ÐứcBích-chi Phật nói kệ này rồi, bay trên hư không mà đi, đếnmột ngọn núi ngồi dưới cội cây, nơi vô dư Niết-bàn mànhập Niết-bàn.

Bấygiờ vua Âm hưởng bảo các cận thần:

- 'Ôngđến nội cung của vương tử Tu-bồ-đề xem vương tử cóvui chơi an ổn chăng!'

Ðạithần vâng lệnh vua, liền đi qua nội cung của vương tử,song nội thất đóng chắc chắn. Ðại thần bèn trở về,tâu vua:

- 'Vươngtử ngủ say an ổn, cửa cung đóng chắc chắn'.

Nhàvua lại ba phen bảo:

- 'Ônghãy qua xem vương tử có ngủ ngon chăng!'

Ðạithần lại đi đến cửa cung, song cửa cài chắc, lại trởvề tâu vua:

- 'Vươngtử ở trong cung ngủ say không hay biết, cửa đóng kín đếngiờ chưa mở'.

Khiấy vua Âm Hưởng lại khởi niệm: 'Vương tử con ta khi nhỏcòn chẳng ngủ say, huống gì ngày nay tráng niên sung thạnhlại ngủ say ư ? Nên tự sang xem biết con lành dữ, con ta cótật bệnh gì chăng!' Nhà vua liền sang đến nội cung củaTu-bồ-đề, đến ngoài cửa bảo một người:

- 'Ôngthử trèo tường vào cung mở cửa cho ta'.

Ngườiấy vâng lệnh vua bèn trèo qua tường, vào cung mở cửa chonhà vua. Vua vào xem xét trong cung, thấy giường nằm trốngkhông chẳng có vương tử, bèn hỏi thể nữ:

- 'Vươngtử Tu-bồ-đề, hiện giờ ở đâu?'

Cácthể nữ tâu:

- 'Chúngtôi cũng không biết vương tử ở đâu'.

VuaÂm Hưởng nghe lời ấy, ngã xuống đất giây lâu mới tỉnh.Vua bèn bảo quần thần:

- 'Conta khi còn nhỏ sang ý niệm rằng: 'Khi lớn lên sẽ cạo bỏrâu tóc, mặc ba pháp y, do lòng tin kiên cố xuất gia học đạo'.Nay chắc vương tử đã bỏ ta, xuất gia học đạo. Các ôngnên đi bốn phía tìm kiếm vương tử xem ở đâu'.

Tứcthời quần thần cỡi xa mã rong ruổi nơi nơi tìm kiếm . Bấygiờ có một đạo thần đi đến núi đó, giữa đường bènkhởi nghĩ: 'Nếu vương tử Tu-bồ-đề xuất gia học đạo,chắc sẽ ở đây học đạo'. Ðại thần xa thấy vương tửTu-bồ-đề ngồi kiết-già dưới một cội cây. Ðại thầnấy bèn nghĩ : 'Ðây chính là vương tử Tu-bồ-đề'. Ðạithần nhìn kỹ, quan sát rồi trở về chỗ vua tâu rằng :

- 'Vươngtử Tu-bồ-đề ở gần đây, ngồi kiết-già dưới gốc câytrong núi'.

VuaÂm Hưởng nghe nói, liền đi đến núi đó, xa thấy Tu-bồ-đềngồi kiết-già dưới gốc cây trong núi, vua lại ngã xuốngđất: 'Con ta khi xưa tự thệ nguyện đến năm hai mươi tuổisẽ xuất gia học đạo; nay đã không lầm. Lại Thiên đếcó bảo: 'Con Ðại vương chắc sẽ học đạo'.

Khiấy vua Âm Hưởng đến thẳng trước mặt Tu-bồ-đề bảo:

- 'NayCon vì cớ gì bỏ ta mà xuất gia học đạo?'

Bích-chiPhật im lặng không đáp.

Vualại bảo:

- 'Mẹcon rất lo buồn, đợi gặp con mới ăn, nên đứng lên đivề cung'.

Bích-chiPhật cũng không nói không rằng, ngồi im lặng. Vua Âm Hưởngbước tới nắm tay cũng không lay động. Vua liền bảo quầnthần:

- 'Vươngtử đã chết. Trước đây Thích-đề-hoàn-nhân có đến bảota rằng: 'Ðại vương được con, nhưng sẽ xuất gia học đạo'.Nay vương tử xuất gia học đạo, nay nên đem xá-lợi nàyvề cõi nước hoát mình'.

Ðanglúc chuẩn bị thiêu, các thần trong núi hiện nửa thân hìnhtâu nhà vua:

- 'Ðâylà Phật Bích-chi, không phải là vương tử, pháp thiêu xá-lợikhông phải như pháp thiêu vương tử. Vì sao thế? Tôi là đệtử cửa chư Phật quá khứ, chư Phật có dạy thế này: Ởđời có bốn hạng người nên xây tháp. Thế nào là bốn?Bậc Như Lai chí Chơn Ðăng Chánh Giác nên xây tháp; Bích-chiPhật nên xây tháp, bậc A-la-hán lậu tận, đệ tử của NhưLai nên xây tháp, hàng Chuyển luân Thánh Vương nên xây tháp.Khi hỏa thiêu thân Chuyển luân Thánh vương cũng như hỏa thiêuthân Phật và thân Bích-chi Phật không khác'.

VuaÂm Hưởng hỏi Thiên:

- 'Nêncúng dường và hỏa thiêu thân Chuyển luân Thánh vương thếnào?'

Thọthần bảo:

- 'ThânChuyển luân Thánh vương nên làm kim quan bằng sát, dùng dầuthơm rửa thân Chuyển luân Thánh vương, rồi dùng vải trắngquấn quanh thân, vải gấm thêu bọc bên ngoài, đặt vào kimquan, đậy nắp quan bằng sắt, đóng đinh cẩn thận. Lạidùng một trăm lớp vải trắng bao quanh kim quan, rưới cácthứ nước thơm trên chỗ đất ấy kim quan đặt vào giữa,cúng dường hương hoa bảy ngày bảy đêm, treo phan lọng, đánhkỹ nhạc. Sau bảy ngày mới đem thiêu, nhặt xá-lợi rồitrải qua bảy ngày bảy đêm cúng dường không ngớt. Xây tháptại ngã tư đường, dùng các thứ hương hoa, phan lọng cúngdường.

Ðạivương nên biết! Cúng dường xá-lợi của Chuyển luân Thánhvương, việc ấy như thế. Ðối với các đức Phật, cácvị Bích-chi Phật và A-la hán cũng lại như thế'.

VuaÂm Hưởng bảo Thiên thần:

- 'Donhân duyên gì cúng dường thân Chuyển luân Thánh vương? Donhân duyên gì cúng dường thân Phật, thân Bích-chi Phật, thânA-la hán?'.

Thiênthần bảo:

-Chuyểnluân Thánh vương dùng cai trị, tự mình không sát sanh, lạidạy người khác không sát sanh; tự chẳng lấy trộm, lạidạy người khác không lấy trộm; tự mình không dâm dục,lại dạy người khác không xâm phạm vợ người; tự mìnhkhông nói dối, ỷ ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt khiến đôibên đấu tranh, ganh ghét, sân, si; ý mình chuyên chánh, thườnghánh chánh kiến, cũng khiến người khác tập theo chánh kiến.Ðại vương! Do nhân duyên này nên xây tháp thờ Chuyển luânThánh vương'.

Vualại hỏi Thiên thần.

- 'Donhân duyên gì nên xây tháp đối với bậc A-la hán lậu tận?'

Thiênthần bảo:

- 'HàngTỳ-kheo lậu tận A-la hán, dục ái đã dứt, sân nhuế ngusi đã trừ, đã vượt qua hữu lậu đến chỗ vô vi, là ruộngtốt, bạn lành của thế gian. Do nhân duyên ấy nên xây thápđối với bậc A-la hán lậu tận'.

Vualại hỏi:

- 'Donhân duyên gì nên xây tháp đối với đức Phật Bích-chi?'.

Thiênthần bảo:

- 'ÐứcBích-chi Phật không thầy tự ngộ, ra đời rất hiếm; đượcpháp báo hiện tại ra khỏi đường ác, khiến người sanhcõi Trời. Do nhân duyên ấy, nên xây tháp đối với Bích-chi Phật'.

Vualại hỏi:

- 'Donhân duyên gì nên xây tháp cho Như Lai?'

Thiênthần bảo:

- 'NhưLai đầy đủ mười lực. Mười lực này chẳng phải Bích-chi,Thanh văn sánh kịp, Chuyển luân Thánh vương không sánh kịp,hạng ngu si ở thế gian không sánh kịp. Như Lai với ngườikhông được độ khiến cho được độ, người không giảithoát khiến cho giải thoát, người chưa nhập Niết-bàn khiếncho được Niết-bàn, che chở con người không ai cứu hộ,làm mắt cho người mù, làm bậc đại y vương cho người đau.Trời, Người, Ma và Thiên ma đều sùng phụng, rất đáng kínhđánh quý. Xoay nẻo ác thành đường lành. Ðại vương! Donhân duyên ấy nên xây tháp đối với Như Lai. Ðại vương!Do nhân duyên gốc ngọn này, mà đối với bốn hạng ngườinên xây tháp'.

VuaÂm Hưởng bảo vị thần:

- 'Lànhthay, lành thay, Thiên thần! Nay tôi vâng lời dạy khiến cúngdường xá-lợi này như cúng dường Bích-chi Phật.

Bấygiờ vua Âm Hưởng bảo mọi người:

- 'Cácông nên đưa xá-lợi của đức Bích-chi phật Tu-bồ-đề vềnước'.

Quầnthần nghe lệnh vua rồi, đưa thân Phật lên giường vàng trởvề nước.

Khiấy, vua Âm Hưởng ra lệnh làm kim quan, dùng dầu thơm tắmgội thân Bích-chi Phật, dùng vải trắng quấn quanh thân Phật,lại dùng gấm thêu tốt đẹp phủ bên ngoài; đặt thân vàokim quan, đậy nắp sắt, đóng đinh thật chắc chắn, dùngtrăm lớp vải trắng bao quanh kim quan, rưới các hương thơm,đặt kim quan vào giữa; bảy ngày bảy đêm cúng dường hươnghoa, sau bảy ngày đêm bén hỏa thiêu và nhặt xá-lợi củangài; lại đánh kỹ nhạc cúng dường thêm bảy đêm; nơingã tư đường xây tháp, đem hoa hương, tràng phan, lọng dù,đánh kỹ nhạc để cúng dường tháp.

Tỳ-kheonên biết! Nếu có chúng sanh nào cung kính cúng dường xá-lợicủa Bích-chi Phật, sau khi mạng chng bèn sanh lên cõi trờiBa mươi ba. Có chúng sanh suy nghĩ về tưởng vô thường, sẽvượt khỏi ba đường ác, sanh trong cõi Trời, Người.

Nàycác Tỳ-kheo! Các Thầy chớ thấy thế. Vua Âm Hưởng lúc ấyđâu phải ai lạ, chính là thân Ta.

Ngườitư duy về tưởng vô thường được nhiều lợi ích. Nay Taquán sát nghĩa này rồi, bảo các Tỳ-kheo nên suy nghĩ vềtưởng vô thường, lưu bố rộng tưởng vô thường. Do suynghĩ tưởng vô thường, lưu bố rộng tưởng vô thường,liền được đoạn tận dục ái, sắc ái, vô sắc ái, vôminh kiêu mạn vĩnh viễn không thừa sót; cũng như dùng lửađốt vỏ cây. Như trong giảng đường cao rộng tốt đẹpcửa nẻo mở rộng, không có vật gì. Tỳ-kheo tư duy về tưởngvô thường cũng lại như thế, đoạn dứt dục ái, sắc ái,vô sắc ái, vĩnh viễn không thừa sót. Cho nên, các Tỳ-kheonên đem hết tâm ý đừng để trái mất.

KhiPhật nói pháp này, có sáu mươi Tỳ-kheo ngay tại chỗ đượclậu tận ý giải.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Nếucác Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni không đoạn dứt năm điều ngăn chetrong tâm, không trừ năm kết trong tâm thì Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-niấy trong đêm ngày, với pháp lành diệt mà không tăng thêmlợi ích.

Thếnào là Tỳ-kheo không đoạn dứt năm điều ngăn che? Ở đây,Tỳ-kheo có tâm hồ nghi đối với Như Lai, không được giảithoát, không vào Chánh pháp, tâm người ấy không ở nơi tụngđọc. Ðó gọi là Tỳ-kheo không đoạn dứt tâm ngăn che.

Lại,Tỳ-kheo có tâm nghi đối với Chánh pháp, cũng không giảithoát, không thâm nhập Chánh pháp, người ấy không đọc tụng.Ðó gọi là Tỳ-kheo không đoạn dứt tâm ngăn che.

Lại,Tỳ-kheo có tâm nghi đối với Thánh chúng, cũng không giàảthoát, không có ý hướng hòa hợp với chúng, cũng không ởtrong pháp đạo phẩm. Ðó gọi là Tỳ-kheo không đoạn dứttâm ngăn che.

Lạinữa, Tỳ-kheo phạm cấm giới không tự hối quá, đã phạmcấm giới không tự sửa đổi, cũng không để tâm vào trongđạo phẩm. Ðó gọi là Tỳ-kheo không đoạn dứt tâm ngănche.

Lạinữa, Tỳ-kheo tâm ý không định mà tu Phạm hạnh, nghĩ: 'Tado đức của Phạm hạnh được sanh cõi Trời như các thầntiên'. Vì Tỳ-kheo ấy do tâm hạnh này tu Phạm hạnh nên tâmkhông chuyên chánh trong đạo phẩm, tâm đã không ở trong đạophẩm. Ðó gọi là không đoạn dứt điều ngăn che trong tâm.

Nhưthế gọi là Tỳ-kheo không đoạn năm điều ngăn che trong tâm.

Thếnào gọi là Tỳ-kheo không đoạn dứt trừ năm kết? Ở đây,Tỳ-kheo tâm giải đãi không tìm cầu phương tiện. Tỳ Kheoấy đã có giải đãi không tìm cầu phương tiện nên đógọi là Tỳ-kheo không đoạn trừ tâm kết.

Lạinữa, Tỳ-kheo thường quên nhiều, tham ngủ nghỉ. Tỳ-kheoấy do ưa quên nhiều, tham ngủ nghỉ nên gọi là Tỳ-kheo khôngđoạn tâm kết thứ hai.

Lạinữa, Tỳ-kheo ý không định, thường có nhiều rối loạn.Tâm Tỳ-kheo ấy đã loạn, không định nên gọi là Tỳ-kheokhông đoạn trừ tâm kết thứ ba.

Lạinữa, Tỳ-kheo căn không định. Tỳ kheo ấy đã căn không địnhnên gọi là Tỳ-kheo không đoạn trừ tâm kết thứ tư.

Lạinữa, Tỳ-kheo thường thích chỗ chợ búa, không ở chỗ vắngvẻ. Ðó gọi là Tỳ-kheo không đoạn trừ tâm kết thứ năm.

NếuTỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni có năm điều ngăn che trong tâm không dứt,năm kết trong tâm không trừ, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni ấy trongđêm ngày pháp lành đoạn tuyệt, không được tăng ích. Cũngnhư gà mẹ có tám hoặc mười hai trứng, không tùy thời ấpủ, săn sóc, không tùy thời giữ gìn. Gà mẹ ấy tuy nghĩrằng: 'Muốn các con được an toàn, không hư hại'. Song cácgà con rốt cuộc không an ổn. Vì sao thế? Ðều do không tùythời giữ gìn nên như vậy, sau trứng ấy bị hỏng khôngthành gà con. Ðây cũng như thế, nếu Tỳ-kheo, Tỳ-khèo-ni,năm tâm kết không đoạn, năm tâm ngăn che không trừ, trongđêm ngày thiện pháp bị diệt không tăng ích. Nếu Tỳ-kheo,Tỳ-kheo-ni, tâm năm kết đoạn, tâm năm ngăn che trừ, trongđêm ngày pháp lành tăng ích không bị tổn giảm. Cũng nhưgà có tám hoặc mười hai trứng, tùy thời giữ gìn, tùy thờisăn sóc, tùy thời ấp ủ. Dù cho gà mẹ có ý niệm: 'Muốncon ta hoàn toàn không thành tựu', các gà con tự nhiên thànhtựu an ổn. Vì sao thế ? Vì tùy thời săn sóc khiến đượcvô sự, khi ấy các gà con đúng lúc ra khỏi vỏ. Ðây cũngnhư thế, nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni năm điều ngăn che trongtâm đoạn dứt, tâm năm kết trừ, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni ấyở trong đêm ngày pháp lành tăng ích, không tổn giảm.

Chonên Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nên phát sanh tâm không do dự hồ nghiđối với Phật, không do dự hồ nghi với Pháp, với chúngTăng, đầy đủ giới luật, tâm ý chuyên chánh không tán loạn,cũng không khởi ý trông mong pháp khác, cũng không cầu maymà tu Phạm hạnh, nghĩ rằng : 'Ta sẽ dùng pháp này đượcthân Trời thần diệu tôn quý'.

Nếucó Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni không hồ nghi do dự đối với Phật,Pháp, Thánh chúng, cũng không phạm giới, không để lọt mất;nay Ta bảo các Thấy, căn dặn phó chúc các Thầy rằng Tỳ-kheoấy sẽ hướng đến hai đường hoạc sanh cõi Trời hoặctrong loài Người. Cũng như người ở trong chỗ rất nóng,lại thêm đói khát, gặp được chỗ mát mẻ, được suốimát, nước uống, người ấy tuy nghĩ rằng : 'Ta gặp nướctrong mát để uống cũng không hết khát'. Nhưng người ấyđã dứt hết nóng bức, trừ được đói khát. Ðây cũng nhưthế, nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni không do dự hồ nghi đối vớiNhư Lai, Tỳ-kheo ấy liền hướng đến hai nơi, hoặc sanh cõiTrời hoặc trong loài Người.

Tỳ-kheo,Tỳ-kheo-ni nên tìm phương tiện đoạn trừ năm điều ngănche, dứt năm kết trong tâm. Như thế, này các Tỳ-kheo, nênhọc điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy :

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cólúc uy thế của nhà vua không trùm khắp, đạo tặc nổi lên.Ðạo tặc đã dấy thì thôn xóm, gia đình, thành ấp, nhândân đều bại vong, hoặc gặp đói khát mà chết. Nếu chúngsanh nào chết trong lúc đói khát, thì sẽ rơi vào ba đườngác.

NayTỳ-kheo tinh tấn cũng lại như thế. Nếu người trì giớigiảm thiểu, bấy giờ Tỳ-kheo ác nổi dậy. Tỳ-kheo ấy đãdấy lên thì Chánh pháp dần dần suy, phi pháp đã tăng, chúngsanh trong ấy đều rơi trong ba đường ác.

Nếukhi ấy uy thế nhà vua lại lan xa thì đạo tặc đều ẩn núp.Uy thế nhà vua đã vang xa thì làng xóm, thành ấp, nhân dânđông đúc. Nay Tỳ-kheo tinh tấn cũng lại như thế. Nếu ngườitrì giới đầy đủ thì bấy giờ Tỳ-kheo phạm giới giảmthiểu, Chánh pháp hưng thạnh, phi pháp suy giảm. Trong đó,chúng sanh sau khi mạng chung đều sanh lên cõi Trời, cõi Người.

Chonên, này các Tỳ-kheo, nên nhớ đầy đủ giới luật, oai nghilễ độ, đừng để khuyết giảm. Như thế, này các Tỳ-kheo,nên học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy :

Mộtthời đức Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Chẳngthà thường ngủ nghỉ chứ không ở trong lúc tỉnh táo tưduy loạn tưởng, thân hoại mạng chung rơi vào đường ác.Chẳng thà dùng dùi sắt nóng nung vào mắt chứ không do nhìnmàu sắc mà khởi loạn tưởng. Tỳ-kheo khởi tưởng bị thứcđánh bại, Tỳ-kheo đã bị thức đánh bại, ắt sẽ rơi vàoba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Vì vậy nay Tanói như thế.

Ngườiấy thà ngủ nghỉ chứ không ở trong lúc tỉnh táo mà tưduy loạn tưởng. Thà dùng dùi bén đâm lủng lỗ tai chứ khôngvì nghe tiếng mà khởi loạn tưởng. Tỳ-kheo khởi tưởngbị thức đánh bại.

Thàthường ngủ nghỉ chứ không ở trong lúc tỉnh táo mà khởiloạn tưởng. Thà dùng kềm nóng làm đứt lỗ mũi chứ khôngdo ngửi mùi, mà khởi loạn tưởng. Tỳ-kheo khởi tưởng bịthức đánh bại. Ðã bị thức đánh bại sẽ rơi trong ba đườngác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ðiều Ta nói chính là điềunày.

Thàdùng kiếm bén cắt đứt lưỡi chứ không nói lời ác, mắngchửi để rơi trong ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súcsanh.

Thàthường ngủ nghỉ chứ không ở lúc tỉnh táo mà khởi loạntưởng. Thà dùng lá đồng nóng quấn thân chứ không giao tiếpvới các người nữ, trưởng giả, cư sĩ, Bà-la-môn. Nếucùng họ giao tiếp nói năng qua lại, ắt sẽ rơi trong ba đườngác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ðiều Ta nói chính là điềunày

Thàthường ngủ nghỉ chứ không ở lúc tỉnh táo mà có ý tưởngmuốn phá hoại Thánh chúng. Ðã phá hoại Thánh chúng sẽ phạmvào tội năm nghịch, dù ngàn ức chư Phật cũng không thểcứu. Phàm người gây rối loạn trong chúng, ắt sẽ bị tộikhông thể cứu. Cho nên nay Ta nói, chẳng thà hay ngủ nghỉchứ không nên khi tỉnh táo, ý khởi niệm muốn phá hoạiThánh chúng, chịu tội không thể cứu.

Chonên, này Tỳ-kheo, nên giữ gìn sáu tình, đừng để rơi mất.Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, trưởng giả A-na-bân-để có bốn con trai không thừasự Phật, Pháp, Thánh chúng, cũng chẳng tự quy mạng Phật,Pháp, Thánh chúng. Lúc ấy trưởng giả A-na-bân-để bảo bốncon trai:

- Cáccon nên tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng, sẽ được phướcvô lượng lâu dài.

Cáccon thưa cha:

- Chúngcon không kham quy y Phật, Pháp, Thánh chúng.

Trưởnggiả A-nê-bân-để nói:

- Nayta sẽ tặng mỗi con ngàn lượng vàng, nếu theo lời ta dạyquy y Phật, Pháp, Thánh chúng.

Cáccon thưa:

- Conkhông kham quy y Pháp, Phật, Thánh chúng.

Chalại bảo:

- Chatặng thêm mỗi con hai ngàn, ba ngàn, bốn ngàn, năm ngàn lượngvàng. Các con nên tự quy y hật, Pháp, Thánh chúng, được phướcvô lượng lâu dài.

Cáccon nghe lời, im lặng nhận chịu. Các người con nói với trưởnggiả A-na-bân-để:

- Chúngcon làm thế nào để tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng?

Trưởnggiả A-na-bân-để nói:

- Cáccon nên theo ta đến chỗ đức Thế Tôn. Nếu Thế Tôn có dạybảo, các con nên ghi nhớ vâng theo.

Cáccon thưa cha:

- ÐứcNhư Lai hiện nay ở đâu? Gần hay xa?

Ngườicha bảo:

- Nayđấng Như Lai Chí Chơn Ðăng Chánh Giác hiện tại ở nướcXá-vệ, nghỉ trong vườn của ta.

Khiấy, Trưởng giả A-na-bân-để dẫn bốn người con đến chỗđức Thế Tôn, đến nơi cúi đầu lễ chân Phật, lui ngồimột bên. Trưởng giả bạch Phật:

- Naybốn người con của con không tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng.Hôm nay con tặng mỗi đứa năm ngàn lượng vàng, khuyến khíchchúng vâng theo Phật, Pháp, Thánh chúng. Cúi xin Thế Tôn vìchúng thuyết pháp, khiến được phước vô lượng lâu dài.

Bấygiờ, Thế Tôn vì bốn người con của trưởng giả, dần dầnthuyết pháp khuyến khích cho hoan hỷ. Các con của trưởnggiả nghe Phật thuyết pháp vui mừng phấn khởi không thểtự kềm, tự quỳ trước Phật, bạch rằng:

- Chúngcon tự quy y với Thế Tôn, Chánh pháp, Thánh chúng. Từ nayvề sau chúng con không còn sát sanh,... không uống rượu.

Bạchnhư thế ba lần. Trưởng giả A-na-bân-để bạch Thế Tôn:

- Nếucó người đem tài vật cho người, khiến thừa sự Phật.Phước ấy thế nào?

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Trưởng giả hỏi như thế khiến người, Trờiđược an lạc, mới có thể hỏi Như Lai nghĩa này. Nên khéosuy nghĩ đó, Ta sẽ vì Ông nói:

Trưởnggiả nghe lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

- Cóbốn kho tàng lớn. Thế nào là bốn? Kho Thi-la-bát-long tạinước Càn-đà-vệ, đây là một kho tàng, vô số trân bảochất đầy trong cung. Lại có kho tàng lớn ban-trù tại nướcMật-để-la, chứa chất trân bảo không thể tính kể. Lạicó kho lớn Tần-già-la tại nước Tu-lại-sát, trân bảo tíchtụ không thể tính kể. Lại có kho lớn Nhượng-khư tạinước Ba-la-nại, trân bảo tích tụ không thể tính kể.

Giảsử tất cả các nam nữ lớn nhỏ trong cõi Diêm-phù-đề mỗingười đều đến nhặt châu báu trong bốn năm, bốn tháng,bốn ngày, kho Thi-la-bát trọn không giảm sút. Kho Ban-trù cóngười cũng đến lấy trong bốn năm, bốn tháng, bốn ngày,không hao giảm. Kho Tần-già-la bốn năm, bốn tháng, bốn ngàymọi người đến lấy cũng không hao giảm. Kho lớn Nhượng-khưtại nước ba-la-nại, mọi người đến lấy trong bốn năm,bốn tháng, bốn ngày không hề sút giảm. Trưởng giả! Ðólà bốn kho tàng lớn, nếu tất cả mọi nam nữ lão ấu củaDiêm-phù-đề đều đến lấy châu báu, trải qua bốn năm,bốn tháng, bốn ngày, không hề giảm thiểu.

Vềđời tương lai có đức Phật tên Di-lặc xuất hiện. Bấygiờ cõi nước tên Kê Ðầu do vua cai trị, chiều Ðông Tâymười hai do-tuần, chiều Nam Bắc mười hai do-tuần, nhân dânđông đảo, lúa thóc phì nhiêu. Cõi nước Kê-Ðầu, chung quanhthành bảy lớp ao nước, mỗi ao rộng một do-tuần, cát vàngdưới đáy, các loài hoa bát-đấu-na, hoa câu-vật-đầu, hoaphân-đà-lợi đều mọc trong ao ấy. Nước ao màu vàng, màubạc, màu thủy tinh, màu lưu ly. Nếu nước màu bạc thì ngưngđọng hóa thành bạc, nước màu vàng thì ngưng đọng hóathành vàng, nước màu lưu ly thì ngưng đọng hóa thành lưuly, nước màu thủy tinh thì ngưng đọng hóa thành thủy tinh.

Trưởnggiả nên biết! Bấy giờ có bốn thành lớn, trong ao nướcbạc làm cửa vàng, trong ao nước vàng làm cửa bạc, trongao lưu ly làm cửa thủy tinh, trong ao thủy tinh làm cửa lưuly.

Trưởnggiả nên biết! Bấy giờ chung quanh thành Ke-Ðầu treo linh,tiếng linh phát ra nghe như tiếng ngũ nhạc. Trong thành ấythường có bảy thứ tiếng. Thế nào là bảy? Tiếng loa, tiếngtrống, tiếng đờn cầm, tiếng trống nhỏ, tiếng trống tròn,tiếng trống da, tiếng ca múa là bảy.

Trongthành Kê-Ðầu tự nhiên sanh một loại lúa dài ba tấc, rấtthơm ngon có vị thù thắng hơn hết, vừa gặt liền sanh, khôngthấy dấu gặt. Bấy giờ có vua Nhượng-khư, dùng pháp caitrị, bảy báu đầy đủ.

Trưởnggiả nên biết! Bấy giờ đại thần chủ tạng tên là ThiệnBảo, cao đức trí tuệ thiên nhãn thứ nhứt, biết hết thảytất cả kho tàng báu, kho tàng có chủ thì tự nhiên giữ gìn,kho tàng vô chủ liền đem dâng vua. Khi ấy vua rồng Thi-la-bát,vua rồng Ban-trù, vua rồng Tần-già-la, vua rồng Nhượng-khư.Bốn quan chủ báu của các vua rồng trên đều đi đến chỗquan chủ tạng Thiện Bảo, mà nói rằng:

- 'Nếucần gì, chúng tôi sẽ cung cấp'

Khiấy, bốn vua rồng nguyện dâng bốn kho tàng báu để cho đầykho, quan chủ tạng Thiên Bảo liền lấy bốn kho báu dâng lênvua Nhượng-khư, châu báu, xe báu, vàng bạc tầng tầng.

Bấygiờ, Thế Tôn bèn nói kệ:

Thi-la,tại Càn-đà
Ban-trù,tại Mật-để
Tần-giànước Tu-lại.
Nhượng-khư,nước Ba-nại.
Ðâylà bốn kho báu,
Cáckho tàng đầy dẫy,
Lúcấy liền xuất hiện,
Docông đức cảm nên.
Dânglên bậc Thánh vương,
Vàng,bạc, báu, xe báu
Cácthần đều ủng hộ
Trưởnggiả thọ phước ấy.

Bấygiờ có Phật xuất thế hiệu Di-lặc, Chí Chơn Ðẳng ChánhGiác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian giải, Vô Thượngsĩ, Ðiều Ngự Trượng phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.Trưởng giả nên biết! Quan chủ tạng Thiện Bảo khi đó đâuphải người nào lạ. Chớ nghĩ thế ấy, Vì xao? Quan chủtạng ấy là trưởng giả hiện nay.

Thuởấy, vua Nhượng-khư dùng vàng bạc làm việc phước đứcrộng rãi, cùng tám vạn bốn ngàn đại thần vây quanh trướcsau, đến chỗ đức Phật Di-lặc xuất gia học đạo. Khi đóquan chủ tạng cũng làm việc phước đức rộng lớn, cũngsẽ xuất gia học đạo chấm dứt mé khổ. Ðấy là do trưởnggiả hướng dẫn bốn người con khiến tự quy Phật, Pháp,Tỳ-kheo Tăng; do công đức này mà không rơi trong ba đườngác, cũng duyên nơi đức này được bốn kho tàng lớn; cũngdo duyên này mà làm quan chủ tạng cho vua Nhượng-khư, ngaynơi đời ấy chấm dứt mé khổ. Vì sao thế? Quy y Phật, Pháp,Tăng công đức không thể lường. Người tự quy y phật, Pháp,Tăng được phước ấy như thế.

Chonên, này trưởng giả, nên thương xót loài hữu tình, tìmphương tiện hướng về Phật, Pháp, Tăng . Như thế, Trưởnggiả, nên học điều này.

Bấygiờ, trưởng giả A-na-bân-để hoan hỷ vui mừng không thểtự kềm, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, nhiễu quanh Phậtba vòng làm lễ rồi lui ra. Bốn người con cũng lại như thế.

Bấygiờ, trưởng giả A-na-bân-để và bốn người con nghe Phậtdạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, trưởng giả A-na-bân-để thân có bệnh nặng. Khi ấy,Tôn giả Xá-lợi-phất dùng thiên nhãn thanh tịnh trong suốt,thấy trưởng giả A-na-bân-để đau nặng, liền bảo Tôn giảA-nan:

- Thầyđi với tôi đến chỗ trưởng giả A-na-bân-để thăm hỏi.

A-nanđáp:

- Nênbiết đúng thời.

Bấygiờ, A-nan đến thời đắp y mang bát vào thành Xá-vệ khấtthực, lần lượt đến nhà trưởng giả A-na-bân-để và vàotòa ngồi. Xá-lợi-phất ngồi trên tòa, hỏi trưởng giảA-na-bân-để:

Hômnay bệnh của ông tăng hay giảm? Sự đau đớn có giảm bớtdần không? Tăng thêm không?

Trưởnggiả thưa:

Naybệnh của con có giảm rất ít, chỉ tăng chứ không giảm.

Xá-lợi-phấtbảo:

- Nhưvậy, nay Trưởng giả nên nhớ đến Phật, là bậc Như LaiChí Chơn Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện thệ, ThếGian Giải, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, ThếTôn; cũng nên nghĩ nhớ Pháp, Pháp của Như Lai rất là thâmsâu, đáng tôn đáng quý, không gì sánh bằng, là chỗ tu hànhcủa Thánh chúng, cũng nên nhớ nghĩ đến Tăng chúng, chúngcủa Như Lai trên dưới thuận hòa, không tranh cãi, thành tựucác pháp. Thánh chúng giới thành tựu, tam muội thành tựu,trí tuệ thành tựu, giải thoát thành tựu, giải thoát trikiến thành tựu. Tăng là các vị bốn đôi tám bậc. Ðâygọi là Thánh chúng của Như Lai đáng tôn đáng quý, là phướcđiền vô thượng của thế gian. Trưởng giả! Nếu tu hànhniệm Phật, niệm Pháp, niệm Tang, đức ấy không thể tínhkể, được vị cam lồ diệt tận. Nếu thiện nam tử, thiệnnữ nhân nghĩ nhớ ba ngôi báu Phật, Pháp, Thánh chúng rồimà rơi vào ba đường ác thì trọn không có lý ấy. Nếu thiệnnam tử, thiện nữ nhơn tu niệm ba ngôi báu, ắt sẽ đếnchỗ lành trong cõi Trời, cõi Người.

Lạinữa, Trưởng giả! Chớ khởi tưởng về sắc, cũng đừngy cứ sắc mà khởi thức. Chớ khởi về thanh, đừng y cứvào thanh mà khởi thức. Chớ khởi về hương, đừng y cứvào hương mà khởi thức. Chớ khởi về vị, đừng y cứvào vị mà khởi thức. Chớ khởi xúc giác, đừng y cứ vàoxúc mà khởi thức. Chớ khởi ái, đừng y cứ vào ái mà khởithức. Vì sao thế? Vì duyên ái có thọ, duyên thọ có thủ,duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh tử, ưu bi khỗ não khôngthể tính kể. Ðây là, có năm thạnh ấm khổ này, không cóngã, nhơn, thọ mạng, sĩ phu, mầm móng của loài hữu tình.

Nếukhi mắt khởi, thời không biết chỗ đến, nếu mắt diệtthời diệt, không biết chỗ đi. Từ không mắt sinh, mắt córồi mắt diệt, đều do các pháp nhân duyên hội họp. Phápnhân duyên nghĩa là duyên đây mà có đây, không đây thì ắtkhông. Ðó là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyêndanh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúcduyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữuduyên sanh, sanh duyên tử, tử duyên ưu bi khổ não không tínhkể. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như vậy. Không cómà sanh, có rồi thì diệt; cũng không biết chỗ đến, cũngkhông biết chỗ đi; đều do các pháp nhân duyên hội họp.Này Trưởng giả! Ðây gọi là hành không, pháp đệ nhất.

Bấygiờ Trưởng giả A-na-bân-để buồn khóc rơi lệ không ngừng.Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:

- Vìsao buồn khóc như thế?

Trưởnggiả thưa:

- Conbị cảm vì từ xưa đến nay, con thừa sự đức Phật, vàtôn kính chư Tỳ-kheo trưởng lão, cũng chưa được nghe pháptôn trọng như thế, như lời chỉ dạy của Tôn giả Xá-lợi-phất.

Khiấy, tôn giả A-nan bảo A-na-bân-để:

- Trưởnggiả nên biết! Như Lai có dạy, thế gian có hai hạng người.Thế nào là hai? Một là biết vui, hai là biết khổ. Ngườitập vui là Tôn giả Da-du-đề (Tu-bồ-đề) con nhà hào tộc.Người tập khổ là Tỳ-kheo Bà-già-lê.

Lạinày Trưởng giả! Tỳ-kheo Tu-bồ-đề giải không đệ nhất.Người được tín giải thoát là Tỳ-kheo Bà-già-lê. Này Trưởnggiả! Người biết khổ, người biết vui, cả hai người tâmđều giải thoát, cả hai đều là đệ tử của Như Lai, khôngai bằng. Do hai vị ấy không chết, không sanh, hai người siêngnăng vâng lời Phật dạy không lười nhác bỏ qua. Chỉ vìtâm có tăng giảm, nên có người biết, người không biết.Như lời Trưởng giả nói: 'Con từ xưa đến nay thừa sựPhật, cung kính chư Tỳ-kheo trưởng lão, ban đầu chưa ngheđược pháp tôn trọng như thế, như lời Tôn giả Xá-lợi-phấtnói'. Tỳ-kheo Tu-bồ-đề quán sát nơi đất mà tâm đượcgiải thoát. Tỳ-kheo Bà-già-lê quán sát nơi đạo tức thờitâm được giải thoát. Cho nên, này Trưởng giả, nên làmnhư Tỳ-kheo Bà-già-lê.

Khiấy, Tôn giả Xá-lợi-phất thuyết pháp rộng cho Trưởng giả,khuyến khích khiến ông hoan hỷ, khiến phát tâm vô thượng.Xong rồi Tôn giả rời tòa đi.

Tôngiả Xá-lợi-phất và Tôn giả A-nan đi chưa bao lâu, giây láttrưởng giả A-na-bân- để mạng chung, liền sanh lên cõi trờiBa mươi ba. Khi ấy, Thiên tử A-na-bân-để có được năm côngđức hơn các chư Thiên. Thế nào là năm? Là tuổi thọ trời,sắc đẹp trời, niềm vui trời, oai thần trời, ánh sáng trời.Thiên tử A-na-bân-để bèn khởi niệm: 'Nay ta được thântrời này đều do ân đức của Như Lai. Nay ta không nên vuichơi trong ngũ dục, trước hết nên đến chỗ Thế Tôn quỳlạy hỏi thăm'.

Thiêntử A-na-bân-để dẫn chư Thiên vây quanh trước sau, đem cáchoa trời rải trên thân Phật. Khi ấy đức Phật đang ở tạinước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp cô Ðộc, thiên tửấy ở trên hư không chấp tay hướng về đức Phật, và nóikệ:

Ðâylà vườn Kỳ-hoàn,
Chúngtiên nhơn vui chơi,
ChỗPháp vương ngự trị,
Nênphát tâm vui mừng.

Thiêntử A-na-bân-để nói kệ xong, đức Như Lai im lặng hứa khả,Thiên tử ấy bèn nghĩ: 'Như Lai đã mặc nhiên hứa khả, tanên cả thần túc, ngồi một bên'. Thiên tử A-na-bân-đểbạch Phật:

- Conlà Tu-đạt, cũng có tên là A-na-bân-để mọi người biếtrõ, là đệ tử của Như Lai, vâng lời dạy tôn thánh, naymạng chung sanh lên trời Ba mươi ba.

ThếTôn bảo:

- Ôngdo ân đức gì nay được thân Trời này?

Thiêntử bạch Phật:

- Nhờoai lực của Thế Tôn, được thọ thân Trời.

Thiêntử A-na-bân-để lại dùng hoa trời rải trên thân Như Lai,cũng rải trên A-nan và Xá-lợi-phất, đi nhiễu quanh tinh xáKỳ-hoàn bảy vòng, rồi ẩn không hiện.

Sángngày, Thế Tôn bảo A-nan:

- Ðêmqua, có Thiên tử đến chỗ Ta, nói kệ:

Ðâylà vườn Kỳ hoàn,
Chúngtiên nhơn vui chơi,
ChỗPháp vương ngự trị,
Nênphát tâm vui mừng.

Thiêntử ấy đi nhiễu quanh vườn Kỳ-hoàn bảy vòng rồi đi. A-nan!Thầy biết Thiên tử ấy chăng?

A-nanbạch Phật:

- Chắclà Trưởng giả A-na-bân-để.

Phậtbảo:

- Nhưlời Thầy nói. Lành thay! Thầy có thể dùng trí vi tri mà biếtđược thiên tử ấy. Vì sao? Ðó là Thiên tử A-nan-bân-để.

A-nanbạch Phật:

- A-na-bân-đểnay sanh cõi trời tên là gì?

Phậtbảo:

- Cũngtên A-na-bân-để. Vì sao thế? Ngay hôm Thiên tử ấy sanh, chưthiên ai cũng nói: 'Thiên tử này khi ở cõi Người là đệtử của Như Lai, thường đem tâm bình đẳng bố thí tấtcả, cứu giúp kẻ cùng khổ thiếu thốn; làm công đức ấyrồi, nay là vị Trời ở cõi Ba mươi ba'. Vì thế này theođó, tặng cho tên A-na-bân-để.

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheoA-nan có công đức lớn, thành tựu trí tuệ. Tỳ-kheo A-nanhiện ở địa vị hữu học mà trí tuệ không ai bằng. Vìsao thế? Ðiều mà trí tuệ của A-la-hán biết, A-nan cũng biết.Những điều nên học từ chư Phật quá khứ, A-nan đều biếtrõ. Thời quá khứ có người vừa nghe liền biết rõ, nhưTỳ-kheo A-nan của Ta hiện nay nhìn qua liền biết Như Lai cầnđiều này, không cần điều này. Ðệ tử của chư Phật quákhứ nhập định mới biết được việc chưa rõ; ngày nay,Tỳ-kheo A-nan của Ta, vừa quán sát liền biết rõ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tronghàng Thanh văn của Ta, người học rộng biết nhiều, có sứcdõng mãnh, tinh tấn, ý niệm không tán loạn, đa văn đệ nhất,kham nhậm làm việc là Tỳ-kheo A-nan.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Khiấy, trưởng giả A-na-bân-để có con dâu tên Thiện Sanh, dungmạo đoan chánh, mặt như sắc hoa đào, là con gái quan đạithần của vua Ba-tư-nặc. Nàng ấy ỷ vào dòng họ, cậy giathế vọng tộc, không cung kính mẹ chồng và chồng, cũng khôngthừa sự Phật, Pháp, Tỳ-kheo Tăng, cũng không kính phụngBa ngôi báu.

Bấygiờ, trưởng giả A-na-bân-để đi đến chỗ Thế Tôn, cúiđầu lễ chân Phật lui ngồi một bên. Trưởng giả bạchPhật:

- Convừa cưới vợ cho con trai của con, cô ấy là con gái quan đạithần đệ nhất của vua Ba-tư-nặc, tự ỷ thị dòng họ vọngtộc mà không thừa tự Ba ngôi báu, trưởng lão tôn ti. Cúixin Thế Tôn thuyết pháp cho con dâu ấy, khiến phát tâm hoanhỷ, mở rộng tâm ý.

ThếTôn im lặng nhận lời. Trưởng giả lại bạch Phật:

- Cúixin Thế Tôn nhận lời con thỉnh cùng chúng Tỳ-kheo Tăng.

Trưởnggiả thấy Như Lai đã im lặng thọ thỉnh, liền rời chỗngồi lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi đi. Trở về nhà,trưởng giả sắp đặt các thức ăn uống; trải nệm ngồitốt đẹp và đến bạch Phật.

- Ðúngthời, cúi xin Thế Tôn nhận lời con thỉnh. Thức ăn uốngđã đủ.

ThếTôn dẫn chúng Tỳ-kheo vây quanh trước sau đến nhà trưởnggiả, vào chỗ ngồi. Trưởng giả lại đem ghế nhỏ ngồitrước Như Lai. Thế Tôn bảo nàng Thiện Sanh:

- NàyTrưởng giả nữ! Nên biết làm vợ có bốn cách. Thế nàolà bốn? Có người vợ như mẹ, có người vợ như bạn thân,có người vợ như giặc, có người vợ như nô tỳ.

NayCô nên biết! Vợ như mẹ là tùy thời chăm sóc chồng, khôngđể cho thiếu thốn, thừa sự cúng dường. Người ấy đượcsự ủng hộ của chư Thiên, dù Nhân hay Phi nhân không hạiđược, chết được sanh cõi trời. Ðây gọi là người vợnhư mẹ.

Thếnào là vợ như bạn thân? Này Trưởng giả nữ! Thấy chồngmà không có tâm tăng giảm, cùng chung khổ vui. Đó là ngườivợ như bạn thân.

Thếnào là vợ như giặc? Này Trưởng giả nữ! Nếu thấy chồngbèn ôm lòng sân giận, ghét chồng, không thừa sự cung kínhlễ bái, thấy chồng mà muốn hại, tâm để nơi người khác,chồng không thân với vợ, vợ không thân với chồng, khôngđược người ái kính, chư Thiên không ủng hộ, ác quỷ xâmhại, thân hoại mạng chung rơi vào địa ngục; đó gọi làngười vợ như giặc.

Thếnào gọi là vợ như nô tỳ? Ở đây, người vợ trinh lương,thấy chồng bèn tùy thời săn sóc, nhẫn nhịn lời nói khôngtrả lời lại, nhẫn nại sự lạnh khổ, thường có lòngtừ; đối với Ba ngôi báu cũng sanh ý niệm rằng: 'Ba ngôibáu còn, ta còn, Ba ngôi báu mất, ta mất'. Do việc này ngườiấy được chư Thiên ủng hộ, dù Người hay Phi nhân đềuthương tưởng nghĩ nhớ, khi chết sanh cõi lành, trên trời.

NàyTrưởng giả nữ! Ðó là bốn hạng vợ, nay Cô ở vào hạngvợ nào?

Nàngấy nghe lời Phật dạy, liền đến trước lễ Phật, bạchrằng:

- Cúixin Thế Tôn! Nay con sửa đổi lỗi cũ, không dám phạm. Từnay về sau con thường làm pháp lễ độ như nô tỳ.

Khiấy, nàng Thiện Sanh trở lại chỗ chồng, cúi đầu lễ, nguyệnsăn sóc chồng như nô tỳ đối với chủ. Nàng Thiện Sanhlại đến chỗ Phật, cúi lạy lui ngồi một bên.

ÐứcThế Tôn dần dần thuyết pháp cho nàng, nói về luận bốthí, luận giới, luận sanh thiên, ái dục là tưởng bất tịnh,dâm dục là nhơ uế lớn. Thế Tôn biết nàng đã mở rộngtâm , bèn nói về pháp mà các đức Phật thường nói: Khổ,Tập, Diệt, Ðạo, đức Phật nói hết cho nàng. Nàng ấy liềntại chỗ ngồi được pháp nhãn tịnh. Cũng như chiếc áomới dễ nhuộm màu, đây cũng vậy, nàng ấy phân biệt cácpháp khéo hiểu nghĩa thâm diệu, tự quy y Ba ngôi báu, thọngũ giới.

Bấygiờ nàng Thiện Sanh nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Khiấy, Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy luingồi một bên, giây lát sau rời chỗ ngồi, bạch Phật:

- ThếTôn thường khen hào tộc cao quý, không nói đến thấp hèn.Song, bạch Thế Tôn, con không khen tôn quý không nói thấp hèn,chỉ nói với hàng trung lưu khiến được xuất gia học đạo.

Phậtbảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Thầytự nói rằng không khen hàng tôn quý, không nói thấp hèn,chỉ nói hàng trung lưu được xuất gia học đạo. Nhưng nayTa không nói về nơi thọ sanh thượng, trung, hạ. Vì sao thế?Phàm thọ sanh là rất khổ, không đủ mong muốn. Như đốngphân kia kia chút ít còn rất hôi huống gì nhiều; nay sự thọsanh cũng lại như vậy, một đời hai đời còn khổ nạn,huống gì lưu chuyển mãi mãi mà có thể cam chịu. Do hữucó sanh, do sanh có lão, do lão có bệnh có tử, lo buồn khổnão, có gì đáng tham ưa, bèn thành thân ngũ thạnh ấm. NayTa quán sát nghĩa này mà nói như thế. Một đời hai đờicòn khổ nạn, huống gì lưu chuyển mãi mãi mà có thể camchịu.

NàyXá-lợi-phất! Nếu có ý muốn thọ sanh, nên phát nguyện sanhtrong gia đình hào quý, không sanh nơi ty tiện. Vì sao thế?Chúng sanh bị tâm ràng buộc lâu dài, chứ không bị hào tộcràng buộc. Này Xá-lợi-phất! Như Ta ở trong gia đình hàoquý, là dòng Sát-lợi Chuyển luân Thánh vương, nếu như Takhông xuất gia học đạo thì sẽ làm vua Chuyển luân. Nay Tabỏ địa vị Chuyển quân Thánh vương, xuất gia học đạothành đạo Vô Thượng. Còn nếu sanh trong nhà thấp hèn, khôngđược xuất gia học đạo thì trở lại bị rơi trong đườngác.

Chonên, Xá-lợi-phất! Nên tìm phương tiện hàng phục tâm. Nhưthế, Xá-lợi-phất, nên học điều này!

Bấygiờ Tôn giả Xá-lợi-phất nghe Phật dạy xong, vui vẻ vânglàm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]