Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Phẩm Tam Bảo

02/05/201111:10(Xem: 13870)
21. Phẩm Tam Bảo

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 1

XXI.Phẩm Tam Bảo

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóba đức tự quy y. Thế nào là ba? Nghĩa là quy y Phật, đứcthứ nhất; quy y Pháp, đức thứ hai; quy y Tăng, đức thứba.

Thếnào gọi là đức tự quy y Phật? Có các chúng sanh hai chân,bốn chân, chúng nhiều chân; có sắc, không sắc, có tưởngkhông tưởng đến trên Ni Duy Tiên Thiên (Trời Sắc cứu cánh);trong đây, Như Lai là bậc tối tôn, tối thượng, không aibì kịp. Do bò được sữa, do sữa được bơ, do bơ đượctô, do tô được đề hồ; nhưng ở đây, đề hồ là thứtối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Ðây cũng như thế,có các chúng sanh hai chân, bốn chân, chúng nhiều chân, cósắc, không sắc, có tưởng không tưởng đến trên Ni Duy TiênThiên (Trời Sắc cứu cánh); ở trong đó, Như Lai là bậc tốitôn, tối thượng, không ai sánh kịp. Có các chúng sanh thừasự Phật, đó là đức phụng sự đệ nhất. Ðã được đứcđệ nhất, liền hưởng phước trên Trời, hay trong loài Người.Ðây gọi là đức đệ nhất.

Thếnào gọi là đức tự quy ý Pháp? Nghĩa là các pháp hữu lậu,vô lậu, hữu vi, vô vi, vô dục, vô nhiễm, diệt tận Niết-bàn;nhưng pháp Niết-bàn ở trong các pháp là tối tôn, tối thượng,không gì có thể bằng. Do bò được sữa, do sữa được bơ,do bơ được tô, do tô được đề hồ; nhưng ở trong đó,đề hồ lại là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp.Ðây cũng như thế, nghĩa là các pháp hữu lậu, vô lậu, hữuvi, vô vi, vô dục, vô nhiễm, diệt tận, Niết-bàn; nhưng trongđó, pháp Niết-bàn là tối tôn, tối thượng, không gì sánhkịp. Có các chúng sanh thừa sự pháp, đó là đức thừa sựđệ nhất. Ðã được đức đệ nhất, liền được hưởngphước trên Trời, trong loài Người. Ðây gọi là đức đệnhất.

Thếnào gọi là đực tự quy y Thánh chúng? Thánh chúng nghĩa làtrong các loại chúng sanh hữu tình nhóm lại thành nhóm lớn,chúng lớn, thì ở trong chúng này, chúng Tăng của Như Lai làtối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Do bò được sữa,do sữa được bơ, do bơ được tô, do tô được đề hồ;nhưng trong đó đề hồ lại là tối tôn, tối thượng, khônggì sánh kịp. Ðây cũng như thế, Thánh chúng nghĩa là chúngTăng của Như Lai trong loài hữu tình nhóm họp lại thành chúnglớn, là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Ðó làđức thừa sự đệ nhất. Ðã được đức đệ nhất, liềnđược hưởng phước trên Trời, trong loài Người. Ðây gọilà đức đệ nhất.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Ðệnhất thừa sự Phật,
Tốitôn không ai hơn,
Kếlại thừa sự Pháp,
Vôdục không chỗ vương,
Kínhthờ chúng Hiền Thánh,
Làruộng phước tốt nhất,
Ngườiấy trí đệ nhất,
Hưởngphước trước hơn hết,
Nếuở trong Trời, Người,
Ởchúng là chánh đạo
Cũngđưọc tòa tối diệu
Tựnhiên uống cam lộ,
Thânmặc áo bảy báu.
Ðượcmọi người cung kính,
Giớiđầy đủ hoàn toàn,
Cáccăn không sơ sót.
Cũngđược biển trí tuệ,
Dầnđến cõi Niết-bàn.
Ngườicó tam quy này,
Hướngđến đạo chẳng khó.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóba phước nghiệp này. Thế nào là ba? Bố thí là phước nghiệp,bình đẳng là phước nghiệp, tư duy là phước nghiệp.

Thếnào gọi bố thí là phước nghiệp? Nếu có một người mởlòng bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, người hết sức bần cùng,người cô độc, người không nơi nương tựa, cần ăn choăn, cần nước cho nước, y phục, thức ăn, giường nằm,thuốc men trị bệnh, hương hoa, chỗ ở, tùy theo sự thuậntiện của thân, không có yêu tiếc. Ðây gọi là phước nghiệpbố thí.

Thếnào gọi bình đẳng là phước nghiệp? Nếu có một ngườikhông giết hại, không trộm cắp, hằng biết hổ thẹn, khôngdấy tư tưởng ác, cũng không trộm cắp, thích bố thí chongười, không tâm tham lẫn, nói năng hòa nhã, không tổn thươngtâm người, cũng không dâm dục với vợ hay chồng ngườikhác, tự tu Phạm hạnh, tự đủ với sắc vợ hay chồng mình,cũng không vọng ngữ, hằng nghĩ chí thành, không lời hư dối.Người ấy được người đời kính nể, không có thêm bớt,cũng không uống rượu, hằng biết tránh loạn động, lạiđem tâm từ rải khắp một phương, hai phương, ba phương,bốn phương cũng thế; tám hướng, trên dưới, đầy khắptrong đó không hạn, không lượng, không thể giới hạn, khôngthể tính kể; dùng tâm từ này che khắp tất cả khiến đượcan ổn; lại đem tâm bi, hỉ, xả (hộ) trải khắp một phương,hai phương, ba phương, bốn phương cũng vậy, tám hướng, trêndưới, đều tràn đầy trong đó không hạn, không lượng,chẳng thể tính kể; dùng tâm bi, hỉ, xả, rải đầy trongđó. Ðó gọi là bình đẳng là phước nghiệp.

Thếnào gọi tư duy là phước nghiệp? Ở đây, Tỳ-kheo, tu hànhniệm giác ý, ý vô dục, ý vô quán, ý diệt tận, ý xuấtyếu, tu pháp giác ý, tu niệm giác ý, tu ý giác ý, tu địnhgiác ý, tu xả (hộ) giác ý, ý vô dục, ý vô quán, ý diệttận, ý xuất yếu. Ðó gọi là tư duy là phước nghiệp. Nhưthế, Tỳ-kheo, có ba phước nghiệp này.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Bốthí và bình đẳng,
Từtâm, xả, tư duy,
Cóba xứ sở này,
Chỗngười trí thân cận,
Trongđây hưởng báo này,
Trêntrời cũng lại thế.
Docó ba chỗ này,
SanhThiên ắt chẳng nghi.

Thếnên, các Tỳ-kheo, hãy tìm phương tiện đến ba chỗ này. Nhưthế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóba nhân duyên khiến thức đi đến thọ thai? Thế nào là ba?Ở đây, Tỳ-kheo! Mẹ có dục ý, cha mẹ ở chung một nơi,cùng nghỉ ngơi chung, nhưng ngoại thức lại chưa ứng hướngđến liền chẳng thành thai. Nếu thức muốn chạy đến màcha mẹ không giao hợp thì chẳng thành thai. Nếu người mẹlại không dục, cha mẹ cộng hợp một nơi, bấy giờ ý dụccủa cha mẹ, mẹ không ân cần lắm thì không thành thai. Nếucha mẹ hợp lại một nơi, mẹ lòng dục mạnh mẽ mà cha chẳngân cần lắm thì không thành thai. Nếu cha mẹ lại ở mộtnơi, cha có bịnh phong, mẹ có bịnh lạnh thì không thành thai.Nếu cha mẹ lại ở một nơi, mẹ có bịnh phong, cha có bịnhlạnh thì không thành thai. Nếu lại có lúc cha mẹ hợp mộtchỗ, thân cha thủy khí hơi nhiều, mẹ không có bệnh nàythì không thành thai. Nếu lại có lúc, cha mẹ hợp một nơi,tướng cha có con, tướng mẹ không con thì không thành thai.Nếu có lúc, cha mẹ hợp một nơi, tướng mẹ có con, tướngcha không con thì không thành thai. Nếu lại có lúc tướng cảcha lẫn mẹ không con, thì không thành thai. Nếu lại có lúcthức thần đến thai mà cha đi vắng thì không thành thai. Nếulại có lúc cha mẹ nên ở một nơi, mà mẹ đi xa thì khôngthành thai. Nếu lại có lúc cha mẹ đáng lý ở một nơi, nhưngthân cha gặp bịnh nặng lúc thức thần hướng đến thì khôngthành thai. Nếu lại có lúc cha mẹ đáng nên hợp một nơi,thức thần hướng đến như thân mẹ bị bịnh nặng thì khôngthành thai. Nếu lại có lúc cha mẹ đáng nên hợp một nơi,thức thần chạy đến, những thân cả cha và mẹ đều bịnhtật thì không thành thai.

Lạinữa, này Tỳ-kheo, nếu cha mẹ hợp một nơi, cha mẹ khôngbịnh, thức thần hướng đến, mà tướng cha mẹ đều cócon, thì đây thành thai. Ðó là ba nhân duyên này mà đến thọthai. Thế nên, Tỳ-kheo, hãy tìm phương tiện đoạn dứt banhân duyên. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếucho chúng sanh muốn khởi tâm từ, có lòng tin thuần thành,vâng nhận phụng sự cha mẹ, anh em, dòng họ, nhà cửa, bằnghữu, tri thức nên đặt ở ba nơi khiến không di động. Thếnào là ba? Nên phát tâm hoan hỉ đối với Như Lai, tâm khôngdi động, bậc Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác, Minh HạnhTúc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thuợng Sĩ, Ðạo PhápNgự, Thiên Nhân Sư hiệu là Phật, Thế Tôn.

Lạinên phát ý ở trong Chánh pháp, pháp của Như Lai khéo thuyết,vô ngại, rất là vi diệu, do đây mà thành quả vị. Như thếngười trí nên học để biết, cũng nên phát ý với Thánhchúng này, Thánh chúng của Như Lai thảy đều hòa hợp, khôngcó lẫn lộn, pháp thành tựu, giới thành tựu, tam muội thànhtựu, trí tuệ thành tựu, giải thoát thành tựu, giải thoátkiến tuệ thành tựu. Thánh chúng nghĩa là bốn đôi, tám bậc,mười hai Hiền Thánh. Ðây là Thánh chúng của Như Lai, đángkính, đáng quý. Ðây là phước điền vô thượng của thếgian. Có các Tỳ-kheo học ba điều này thì thành tựu quảbáo lớn. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Tỳ-kheo Cù-ba-ly đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồimột bên.

Lúcấy Tỳ-kheo kia bạch Thế Tôn:

- Tỳ-kheoXá-lợi-phất và Mục-kiền-liên việc làm rất ác, tạo cáchạnh ác.

ThếTôn bảo:

- Chớnói thế! Thầy hãy phát tâm hoan hỉ đối với Như Lai. Tỳ-kheoMục-kiền-liên và Xá-lợi-phất việc làm thuần thiện, khôngcó các điều ác.

Tỳ-kheoCù-ba-ly hai ba phen bạch Thế Tôn:

- NhưLai nói thật không có hư vọng, nhưng Tỳ-kheo Xá-lợi-phấtvà Mục-kiền-liên việc làm rất ác, không có gốc lành.

ThếTôn bảo:

- Thầylà người ngu! Chẳng tin lời Như Lai, mới bảo Tỳ-kheo Xá-lợi-phất,Mục-kiền-liên việc làm rất ác. Nay Thầy tạo hạnh ác này,sẽ chịu quả báo không lâu.

Bấygiờ Tỳ-kheo kia ở ngay trên chỗ ngồi, thân mọc mụt nhọtđộc, lớn bằng hột cải, dần bằng hột đậu, dần dầnnhư trái a-ma-lặc, gần bằng bồ đào, lại bằng nắm tay,máu mủ chảy tràn, thân hoại mạng chung, sanh trong địa ngụchoa sen.

Bấygiờ Tôn giả Ðại Mục-kiền-liên nghe Cù-ba-ly mạng chung,liền đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy ngồi một bên. Chốc lát,Tôn giả ngồi lùi ra bạch Phật:

- Tỳ-kheoCù-ba-ly bị sanh ở đâu?

ThếTôn bảo:

- Ngườiđó mạng chung sanh trong địa ngục hoa sen.

Bấygiờ Tôn giả Mục-kiền-liên bạch Thế Tôn:

- Naycon muốn đến địa ngục ấy giáo hóa Thầy ấy.

ThếTôn bảo:

- Mục-kiền-liên,Thầy chẳng cần đến đó.

Mục-kiền-liênlại bạch Thế Tôn lần nữa:

- Conmuốn đến địa ngục đó giáo hóa Thầy ấy.

Bấygiờ Thế Tôn cũng im lặng không đáp. Tôn giả Mục-kiền-liênnhư trong khoảng lực sĩ co duỗi cánh tay, từ Xá-vệ biếnmất, liền đến trong đại địa ngục hoa sen. Ngay lúc đó,Tỳ-kheo Cù-ba-ly thân thể đang bị lửa đốt, lại có trămcon trâu cày trên lưỡi.

Bấygiờ Tôn giả Mục-kiền-liên ngồi kiết-già ở trong hư không,búng móng tay báo cho Tỳ-kheo kia. Tỳ-kheo ấy ngước lên hỏi:

- Thầylà ai?

Tôngiả Mục-kiền-liên đáp:

- Cù-ba-ly,Ta là đệ tử Phật Thích-ca Văn, tên Mục-kiền-liên, họCâu-lợi-đà.

Lúcấy, Tỳ-kheo thấy Mục-kiền-liên rồi liền thốt lời ác:

- Nayta đã đọa xuống cõi ác này, vẫn không thoát khỏi thấyThầy ở trước nữa sao?

Nóilời này xong, lập tức có ngàn con trâu cày trên lưỡi. Tôngiả Mục-kiền-liên thấy rồi tăng thêm buồn rầu, sanh lònghối hận, liền biến mất, trở về nước Xá-vệ, đến chỗThế Tôn, cúi lạy rồi đứng một bên. Tôn giả đem nhânduyên này bạch đủ với Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- TrướcTa đã nói với Thầy chẳng cần đến đó gặp người ácấy. Thế Tôn bèn nói kệ:

Phàmngười sanh ra,
Búaở trong miệng,
Sởdĩ chém thân,
Dolời ác này.
Kiadứt ta dứt,
Cảhai đều thiện,
Ðãtạo hạnh ác,
Ðóđọa cõi ác.
Ðâylà ác nhất,
Hữutận, vô tận,
Ácvới Như Lai,
Ngườinày nặng nhất.
Mộtmuôn ba ngàn,
Sáu(mươi) mốt ngục tro.
BángThánh đọa đó,
Dothân miệng tạo.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nênhọc ba pháp để thành tựu hạnh của mình. Thế nào là ba?Thân làm lành, miệng nói lành, ý nghĩ lành. Như thế, nàycác Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếucó Tỳ-kheo thành tựu ba pháp, ở pháp hiện tại khéo đượckhoái lạc, dũng mãnh tinh tấn, dứt sạch được hữu lậu.Thế nào là ba? Ở đây, Tỳ-kheo các căn tịch tĩnh, ăn uốngbiết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành.

Thếnào là Tỳ-kheo các căn tịch tĩnh? Ở đây, Tỳ-kheo nếu mắtthấy sắc, chẳng khởi tưởng dính mắc, không có nghĩ nhớ(thức niệm) ở nhãn căn được thanh tịnh, nhân kia cầu giảithoát, hằng thủ hộ nhãn căn. Nếu tai nghe tiếng, mũi ngửimùi, lưỡi nếm vị, thân biết xúc chạm, ý biết pháp, chẳngkhởi tưởng dính mắc, không có nghĩ nhớ (thức niệm) ởý căn được thanh tịnh, nhân đó cầu giải thoát, hằng hộý căn. Như thế là Tỳ-kheo các căn tịch tĩnh.

Thếnào là Tỳ-kheo ăn uống biết điều độ? Ở đây, Tỳ-kheosuy xét thức ăn uống từ chỗ nào đến, chẳng cầu mậptrắng, chỉ muốn thân hình được toàn vẹn tứ đại: 'Nayta nên trừ thọ cũ, chẳng cho cái mới sanh, khiến thân cósức được tu hành theo đạo, để Phạm hạnh chẳng dứttuyệt'. Ví như thân nam, nữ sanh mụt nhọt độc, dùng caomỡ bôi nhọt. Sở dĩ bôi lên mụt nhọt là muốn cho nó lành.Ðây cũng thế! Các Tỳ-kheo ăn uống biết tiết độ. Ở đâyTỳ-kheo suy nghĩ thức ăn từ đâu tới, chẳng cầu mập trắng,chỉ muốn thân hình được vẹn toàn tứ đại: 'Nay ta nêntrừ thọ cũ, khiến cái mới chẳng sanh, khiến thân có sứcđược tu hành đạo, khiến Phạm hạnh chẳng dứt.' Ví nhưxe chở nặng, sở dĩ bôi mỡ vào trục bánh, là muốn xe chởnặng mà đi đến nơi được. Tỳ-kheo cũng như thế, ăn uốngbiết tiết độ, suy nghĩ từ đâu đến, chẳng cầu mập trắng,chỉ mong thân hình được vẹn toàn tứ đại: 'Nay ta nên trừthọ cũ, khiến cái mới chẳng sanh, khiến thân có sức đượctu hành đạo, khiến Phạm hạnh chẳng dứt'. Như thế là Tỳ-kheoăn uống có tiết độ.

Thếnào là Tỳ-kheo không bỏ mất việc kinh hành? Ở đây, Tỳ-kheođầu đêm, cuối đêm hằng nhớ kinh hành không bỏ thời tiết,thường nhớ buộc niệm ở trong đạo phẩm; nếu ở ban ngày,hoặc đi, hoặc ngồi, suy nghĩ diệu pháp trừ khử ấm (ngũấm), cái (ngũ cái); đầu hôm, hoặc đi, hoặc ngồi, suy nghĩdiệu pháp trừ khử, cái; lại ở giữa đêm nằm nghiêng hôngbên phải, tư duy buộc ý ở chỗ sáng kia; lại ở cuối đêmthức dậy hoặc đi, hoặc ngồi suy nghĩ thâm pháp, trừ khửấm, cái (sự che đậy); như thế là Tỳ-kheo không bỏ mấtkinh hành.

Nếucó Tỳ-kheo các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳngmất kinh hành, thường nhớ buộc niệm trong đạo phẩm. Tỳ-kheonày liền thành tựu Nhị quả, ở trong pháp hiện tại đắcA-na-hàm. Ví như người khéo lái xe, ở giữa đường chánhbằng phẳng, lái xe tứ mã không có ngưng trệ, thì đến nơimong muốn, quả nhiên không còn nghi ngờ. Tỳ-kheo này cũnglại như thế, nếu các căn tịch tĩnh, ăn uống có tiết độ,chẳng mất kinh hành, thường nhớ buộc ý trong đạo phẩm.Tỳ-kheo này liền thành tựu Nhị quả, ở trong pháp hiệntại lậu tận, đắc A-na-hàm.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóba bịnh lớn. Thế nào là ba? Nghĩa là phong là bịnh lớn,đàm là bịnh lớn, lạnh là bịnh lớn. Ðó là, Tỳ-kheo cóba bịnh lớn này. Nhưng trị ba bịnh lớn này có ba thuốchay. Nếu bịnh phong thì tô là thuốc hay và lấy tô làm thứcăn. Nếu bịnh đàm thì mật là thuốc hay và lấy mật làmthức ăn. Nếu bịnh lạnh thì dầu là thuốc hay và lấy dầulàm thức ăn. Ðó là, Tỳ-kheo, ba bịnh lớn này có ba thuốchay này. Như thế, Tỳ-kheo, cũng có ba loại bịnh lớn này.Thế nào là ba? Ðó là tham dục, sân giận và ngu si. Ðó là,Tỳ-kheo, có ba bịnh lớn này. Nhưng ba bịnh lớn này lạicó ba loại thuốc hay. Thế nào là ba? Nếu lúc tham dục khởilên, dùng (phép quán) bất tịnh để trị và suy nghĩ đạobất tịnh. Bệnh lớn sân giận thì dùng tâm từ để trịvà suy nghĩ về đạo từ tâm. Bệnh lớn ngu si thì dùng trítuệ để trị và đạo nhân duyên khởi. Ðó là, Tỳ-kheo,ba bịnh lớn này có ba thuốc hay này. Thế nên, Tỳ-kheo, hãytìm phương tiện cầu ba thuốc này. Như thế, này các Tỳ-kheo,hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóba hạnh ác. Thế nào là ba? Ðó là thân làm ác, miệng nóiác, ý nghĩ ác. Ðó là, Tỳ-kheo, có ba hạnh ác, nên tìm phươngtiện tu ba hạnh lành. Thế nào là ba? Thân làm ác hãy tu thânlàm lành, miệng nói ác hãy tu miệng nói lành, ý nghĩ ác hãytu ý nghĩ lành.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ này:

Hãyngăn thân làm ác,
Tutập thân làm lành,
Nhớbỏ thân làm ác,
Nênhọc thân làm lành.
Hãyngăn miệng nói ác,
Tutập miệng nói lành,
Nhớbỏ miệng nói ác,
Nênhọc miệng nói lành.
Hãyngăn ý nghĩ ác,
Tutập ý nghĩ lành,
Nhớbỏ ý nghĩ ác,
Nênhọc ý nghĩ lành.
Thânhành là lành thay!
Khẩuhành cũng lại thế,
Ýhành là lành thay!
Tấtcả cũng như thế,
Ngừamiệng, ý thanh tịnh,
Tịnhba hạnh tích này,
Ðếnchỗ tiên vô vi.

Nhưthế, các Tỳ-kheo, hãy bỏ ba hạnh ác, tu ba hạnh lành. Nhưthế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ có nhiều Tỳ-kheo, đến giờ đắp y, ôm bát vào thànhkhất thực. Lúc ấy, các Tỳ-kheo liền nghĩ rằng; 'Chúng tavào thành khất thực mà ngày giờ còn sớm, bây giờ nên dẫnnhau đến chỗ Phạm chí ngoại đạo'. Rồi chúng Tỳ-kheo liềnđến chỗ Phạm chí dị học, thăm hỏi nhau xong, ngồi xuốngmột bên. Phạm chí liền hỏi Sa-môn rằng:

- Ðạosĩ Cồ-đàm thường thuyết về Dục luận, Sắc luận, Thọluận, Tưởng luận. Những luận như thế có gì sai khác? Chỗluận của chúng tôi cũng là chỗ thuyết của Sa-môn, chỗSa-môn thuyết cũng là chỗ chúng tôi luận, thuyết pháp cũnggiống sự thuyết pháp của chúng tôi, sự dạy dỗ cũng giốngsự giáo hối của chúng tôi.

ChúngTỳ-kheo nghe lời này rồi, cũng không nói hay cũng chẳng nóidở, liền từ chỗ ngồi đứng lên mà đi, cùng nghĩ rằng:'Chúng ta nên đem nghĩa này đến hỏi Thế Tôn'.

Bấygiờ chúng Tỳ-kheo sau khi ăn xong, liền đến chỗ Thế Tônquỳ lạy rồi ngồi một bên. Lúc ấy, các Tỳ-kheo đem sựviệc Phạm chí hỏi nhân duyên đầu đuôi bạch hết vớiThế Tôn. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NếuPhạm chí kia hỏi thế. Các Thầy hãy đem nghĩa này đáp lạicâu hỏi ấy: Dục có vị ngọt gì? Có tội lỗi gì nên xalìa dục? Sắc có vị gì, có lỗi gì, nên xa lìa sắc? Thọcó vị gì, có lỗi gì, nên xa lìa thọ? Các Thầy nếu đemlời này đáp câu hỏi ấy, các Phạm chí kia sẽ im lặng khôngđáp được. Dù có nói cũng không thể hiểu nghĩa thâm sâunày, và tăng thêm ngu hoặc, đọa ở bờ mé. Vì sao thế? Vìchẳng phải cảnh giới của họ. Sau đó, này các Tỳ-kheo,trong Ma và Thiên ma, Thích, Phạm, Tứ Thiên vương, Sa-môn, Bà-la-môn,Người và Phi nhân; không ai có thể hiểu nghĩa sâu xa này,chỉ trừ Như Lai Ðẳng Chánh Giác và Thánh chúng của NhưLai, thọ giáo với Ta thì chẳng kể.

Dụccó vị gì? Ðó là năm dục vậy. Thế nào là năm? Mắt thấysắc khởi nhãn thức, rất ưa thích nghĩ chỗ vui của thếgian; tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúcchạm rất ưa thích nghĩ chỗ vui của người đời. Nếu lạiở trong năm dục này mà khởi tâm khổ vui thì đó là dụcvị.

Thếnào là lỗi của dục? Nếu có một người con nhà vọng tộc,người đó hoặc học các kỹ thuật để tự mưu sống, hoặchọc làm ruộng, hoặc học viết thư sớ, hoặc học đủ nghề,hoặc học toán số, hoặc học mưu mẹo, hoặc học điêu khắc,hoặc học thông tin từ kia đến đây, hoặc học hầu hạvua, thân không tránh né lạnh, nóng, chịu đựng cần khô,không được tự do; họ làm cực khổ như thế để thu hoạchtiền tài sự nghiệp. Ðây là lỗi lớn của dục, hiện đờikhổ não do ân ái này đều vì tham dục. Nhưng sau, ngườiấy làm lụng cần khô mà không thâu được tài bảo, liềnbuồn lo khổ não vô kể, liền tự nghĩ rằng: 'Ta tạo cônglao này, mất nhiều phương kế mà chẳng được tài sản'.So sánh như thế, nên người ấy nghĩ xa lìa. Ðó là nên xalìa dục.

Lạinữa, gã dòng dõi vọng tộc kia, hoặc lúc làm phương kếnày mà thâu hoạch được tài sản; đã thâu được tài sảnrồi, lại phải tìm nhiều cách gìn giữ luôn luôn, sợ nhàvua ra lệnh đoạt, bị giặc trộm cắp, bị nước trôi, bịlửa đốt. Anh ta lại nghĩ: 'Chính muốn chôn giấu, lại sợsau quên mất; chính muốn bỏ ra sanh lời, lại sợ không xong,hoặc nhà sanh con ác, nó tiêu phí tan tành tài sản của ta'.Ðó là hoạn lớn của dục. Tất cả do gốc dục mà đếntai biến này.

Lạinữa, gã vọng tộc kia hằng sanh tâm này muốn bảo vệ tàisản, mà sau vẫn bị quốc vương chiếm đoạt, bị giặc cướp,bị nước trôi, bị lửa đốt, chỗ chôn giấu cũng lại khôngxong, chính muốn xuất ra lấy lời cũng lại không thâu hoặcđược, nhà ở sanh con ác, tiêu tan tài sản, một vạn thâuchẳng được một, liền ôm sầu lo, khổ não, đấm ngựchô hoán: 'Tài sản vốn được của ta, nay đều mất hết.'

Anhta bèn trở nên ngu ngơ, tâm ý lầm lẫn. Ðó là hoạn lớncủa dục, do gốc dục này không đến được vô vi.

Lạinữa, do gốc dục này mà mặc giáp, cầm gậy công phạt lẫnnhau. Ðã công phạt lẫn nhau rồi, hoặc trước bầy voi, hoặctrước đám ngựa, hoặc ở trước bộ binh, hoặc ở trướcđám xe, thấy ngựa đấu với ngựa, thấy voi đấu với voi,thấy xe đấu với xe, thấy bộ binh đấu với bộ binh, hoặcchém, bắn lẫn nhau, dùng giáo đâm chém nhau. So sánh như thế,dục là hoạn lớn. Do dục làm gốc đưa đến tai biến này.

Lạinữa, do gốc dục này mà mặc giáp, cầm gậy hoặc ở cửathành, hoặc ở trên thành, bắn chém lẫn nhau hoặc dùng giáođâm, hoặc lấy vòng sắt nghiến đầu, hoặc lấy sắt vụntung vào nhau, chịu khổ não như thế, người chết rất nhiều.

Lạinữa, dục biến đổi, không thường, thay nhau biến chuyểnkhông ngừng. Người ta không hiểu dục này biến chuyển vôthường. Ðây gọi là hoạn lớn của dục.

Thếnào là nên xa lìa dục? Nếu người hay tu hành trừ tham dục.Ðó là xả bỏ dục. Có các Sa-môn, Bà-la-môn chẳng biếthoạn lớn của dục, cũng lại chẳng biết nguyên nhân xảdục; như thực chẳng biết oai nghi Sa-môn, Bà-la-môn. Ðã chẳngbiết oai nghi Sa-môn, Bà-la-môn thì đây chẳng phải Sa-môn,Bà-la-môn, cũng lại chẳng thể toàn thân tác chứng để tựdu hí. Nghĩa là các Sa-môn, Bà-la-môn xét biết dục là hoạnlớn, hay xa lìa dục, như thực chẳng dối, biết Sa-môn cóoai nghi Sa-môn, Bà-la-môn có oai nghi Bà-la-môn, tự thân tácchứng mà tự du hí. Ðó là xa lìa dục.

Thếnào là sắc vị? Nếu có thấy các con gái dòng Sát-lợi, congái dòng Bà-la-môn, con gái dòng Trưởng giả, tuổi mườibốn, mười lăm, mười sáu, chẳng cao, chẳng thấp, chẳngmập, chẳng ốm, chẳng trắng, chẳng đen, đoan chánh vô song,hiếm có trên đời; người kia vừa gặp nhan sắc ấy, khởituởng hoan hỉ. Ðó là sắc vị.

Thếnào là sắc đại hoạn? Lại nữa, nếu về sau thấy đànbà kia tuổi tám mươi, chín mươi cho đến một trăm, nhan sắcđổi khác, đã qua tuổi thiếu, tráng niên, răng rụng, đầutóc bạc trắng, thân thể cáu ghét, da dùn mặt nhăn, xươngsống còng xuống, run rẩy, thân như chiếc xe mục nát, hìnhthể lắc lư, nương gậy mà đi; thế nào, Tỳ-kheo, vừa thấysắc đẹp, sau lại biến đổi; há chẳng phải là hoạn lớnsao?

CácTỳ-kheo đáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn!

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo;

- Ðólà hoạn lớn của sắc. Lại nữa, đây nếu thấy cô gáikia mang bịnh nặng nằm trên giường, đại tiểu tiện chẳngthể đứng lên; thế nào, Tỳ-kheo vốn thấy sắc đẹp nayđến hoạn này; há chẳng phải là hoạn lớn sao?

CácTỳ-kheo đáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- CácTỳ-kheo! Ðó là hoạn lớn của sắc. Lại nữa, Tỳ-kheo, nếuthấy cô gái kia thân hoại mạng chung đưa đến gò mả; thếnào, Tỳ-kheo, vốn thấy sắc đẹp, nay đã biến đổi, ởtrong đó khởi tưởng khổ vui; há chẳng phải là hoạn lớnsao?

CácTỳ-kheo đáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- Ðólà hoạn lớn của sắc. Lại nữa, nếu thấy cô gái kia chếtquá một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày cho đếnbảy ngày, thân thể sình trương, thối rữa hôi hám, vung vãimọi nơi; thế nào, Tỳ-kheo, vốn có sắc đẹp mà nay biếnđổi thế này; há chẳng phải là hoạn lớn sao?

CácTỳ-kheo đáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- Ðólà hoạn lớn của sắc. Nếu thấy cô gái kia bị quạ diều,kên kên tranh nhau đến ăn thịt, hoặc bị cáo, cầy, hồ trôngthấy ăn thịt, hoặc bị loài giun trùng, bò bay máy cựa nhỏnhít thấy ăn thịt; thế nào, Tỳ-kheo, người ấy vốn cósắc đẹp, nay biến đổi thế này, ở trong đó khởi tưởngkhổ vui, há chẳng phải là hoạn lớn sao?

CácTỳ-kheo đáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- Ðólà hoạn lớn của sắc. Lại nữa, nếu thấy cô gái kia, thânbị trùng quạ ăn một nửa, ruột, bao tử, máu thịt dơ dáybất tịnh; thế nào, Tỳ-kheo, người ấy vốn có sắc đẹp,nay biến đổi đến thế này, ở trong đó khởi tưởng khổvui. Ðây chẳng phải là hoạn lớn sao?

CácTỳ-kheo đáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn!

ThếTôn bảo:

- Ðólà hoạn lớn của sắc. Lại nữa, nếu thấy thân cô gáikia đã hết máu thịt, hài cốt liền nhau; thế nào, Tỳ-kheo,người ấy vốn có sắc đẹp, nay biến đổi đến thế, ởtrong đó khởi tưởng khổ vui. Ðây há chẳng phải là hoạnlớn sao?

CácTỳ-kheo đáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- Ðólà hoạn lớn của sắc. Lại nữa, nếu thấy thân cô gáikia đã hết máu thịt, chỉ có gân ràng rịt như bó củi;thế nào, Tỳ-kheo, vốn có sắc đẹp mà nay biến đổi thếnày, ở trong đó khởi tưởng khổ vui. Ðây chẳng phải làhoạn lớn sao?

CácTỳ-kheo đáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- Ðólà hoạn lớn của sắc. Lại nữa, nếu lại thấy thân côgái kia, hài cốt tan rã, rơi vãi mỗi nơi, hoặc xương chânmột chỗ, xương tay một chỗ, hoặc xương đùi một nơi,xương cánh tay một nơi, hoặc xương sườn một chỗ, xươngbả vai một chỗ, hoặc xương cổ một nơi, đầu lâu mộtnơi; thế nào, các Tỳ-kheo, vốn có sắc đẹp mà nay biếnđổi dường ấy, ở trong đó khởi tưởng khổ vui. Ðây háchẳng phải hoạn lớn sao?

CácTỳ-kheo đáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- Ðólà hoạn lớn của sắc. Lại nữa, nếu thấy thân cô gáikia xương màu bạc trắng như màu bồ câu; thế nào, Tỳ-kheo,vốn có sắc đẹp nay biến đổi đến thế, ở trong đó khởitưởng khổ vui. Ðây há chẳng phải là hoạn lớn sao?

CácTỳ-kheo đáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- Ðólà hoạn lớn của sắc. Lại nữa, nếu thấy cô gái kia, hàicốt trải qua vô số năm, hoặc bị mục nát bại hoại đồngmàu với đất; thế nào, Tỳ-kheo, người ấy vốn có sắcđẹp, nay biến đổi đến vậy, ở trong đó khởi tưởngkhổ vui, há chăng phải hoạn lớn sao?

CácTỳ-kheo đáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- Ðólà hoạn lớn của sắc. Lại nữa, sắc này vô thường biếnđổi, không được lâu dài, không có bền vững. Ðó là hoạnlớn của sắc.

Thếnào là sắc xuất yếu? Nếu hay xa lìa sắc, trừ các loạntưởng. Ðó là xa lìa đối với sắc. Có các Sa-môn, Bà-la-mônđối với sắc, dính mắc vào sắc, chẳng biết hoạn lớn,cũng chẳng xa lìa, như thực mà chẳng biết. Ðây chẳng phảilà Sa-môn, Bà-la-môn. Ở trong Sa-môn, chẳng biết oai nghi Bà-la-môn,chẳng thể dùng tự thân tác chứng để tự du hí. Có cácSa-môn, Bà-la-môn đối với sắc chẳng dính mắc sắc, biếtrõ là hoạn lớn, năng biết xa lìa. Ðó là ở trong Sa-môn,biết oai nghi Sa-môn, ở trong Bà-la-môn, biết oai nghi Bà-la-môn,tự thân tác chứng để tự du hí. Ðó là xa lìa sắc.

Thếnào gọi là vị của thọ? Ở đây, Tỳ-kheo lúc được thọvui, liền biết ta được thọ vui, lúc bị thọ khổ, liềnbiết ta bị thọ khổ. Nếu lúc được không vui không khổliền biết ta được không vui không khổ. Nếu lúc đượcăn thọ vui, liền biết ta được ăn thọ vui. Nếu lúc bịăn thọ khổ, liền biết ta bị ăn thọ khổ. Nếu lúc đượcăn không khổ không vui, liền biết ta không khổ không vui.Nếu lúc không ăn thọ khổ, liền biết ta không ăn thọ khổ.Nếu lúc không ăn thọ vui, liền tự biết ta không ăn thọvui. Nếu lúc không ăn thọ không khổ không vui, liền tự biếtta không ăn thọ không khổ không vui.

Lạinữa, Tỳ-kheo, nếu lúc thọ vui, bấy giờ không thọ khổ,cũng lại không thọ không vui không khổ. Lúc đó ta chỉ cóthọ vui. Nếu lúc thọ khổ, bấy giờ không có thọ vui, cũngkhông thọ không khổ không vui, chỉ có thọ khổ. Lại nữa,Tỳ-kheo, nếu lúc được thọ không khổ, không vui thì bấygiờ không có thọ vui hay thọ khổ, chỉ có thọ không khổkhông vui.

Lạinữa, thọ là pháp vô thường biến đổi. Ðã biết thọ làpháp vô thường biến đổi, nghĩa là thọ là hoạn lớn.

Thếnào là thọ xuất yếu? Nếu hay ở thọ xa lìa thọ, trừ cácloạn tưởng. Ðó là xa lìa thọ.

Cócác Sa-môn, Bà-la-môn đối với thọ, dính mắc thọ, chẳngbiết hoạn lớn, cũng chẳng xa lìa, như thực mà chẳng biết.Ðây chẳng phải Sa-môn, Bà-la-môn. Ở Sa-môn, chẳng biếtoai nghi Sa-môn; ở Bà-la-môn, chẳng biết oai nghi Bà-la-môn;chẳng hay đem thân tác chứng để tự du hí. Có các Sa-môn,Bà-la-môn đối với thọ, không dính mắc thọ, biết rõ làhoạn lớn, hay biết xa lìa. Ðó là, ở Sa-môn biết oai nghiSa-môn, ở Bà-la-môn biết oai nghi Bà-la-môn; đem thân tác chứngmà tự du hí. Ðó là xa lìa đối với thọ.

Lạinữa Tỳ-kheo, nếu Sa-môn, Bà-la-môn chẳng biết thọ khổ,thọ vui, thọ chẳng khổ chẳng vui; như thực mà chẳng biết,lại giáo hóa người khiến họ thực hành. Ðây không thíchhợp. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn, hay xa lìa thọ, như thực màbiết, lại khuyên dạy người khiến xa lìa. Ðây chính thíchhợp. Ðó là xa lìa thọ.

NàyTỳ-kheo, nay Ta đã thuyết về dính mắc dục, vị của dục,dục là hoạn lớn, lại có thể xả bỏ; cũng thuyết vềdính mắc sắc, vị của sắc, sắc là hoạn lớn, hãy xa lìasắc; đã thuyết về dính mắc thọ, vị của thọ, thọ làhoạn lớn, hãy xa lìa thọ. Chỗ các Như Lai phải hành, chỗthi thiết, nay Ta đã nói đủ. Hãy thường nhớ ở dưới gốccây, chỗ vắng vẻ, ngồi thiền, nghiền ngẫm chớ có giảiđãi. Ðó là lời Ta dạy dỗ.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóba thứ không bền chắc, thiết yếu. Thế nào là ba? Thân khôngbền chắc, mạng không bền chắc, tài sản không bền chắc.Ðó là, này Tỳ-kheo, có ba thứ không bền chắc. Ở đây,Tỳ-kheo, trong ba thứ không bền chắc nên tìm phương tiệnthành tựu ba thứ bền chắc. Thế nào là ba? Thân không bềnchắc cầu cho bền chắc, mạng không bền chắc cầu cho bềnchắc, tài sản không bền chắc cầu cho bền chắc.

Thếnào là thân không bền chắc cầu cho bền chắc? Nghĩa là khiêmhạ, kính lễ, tùy thời thăm hỏi. Ðó là thân không bềnchắc, cầu cho bền chắc. Thế nào là mạng không bền chắccầu cho bền chắc? Ở đây, nếu có thiện nam tử, thiệnnữ nhân, suốt đời không sát sanh, chẳng thêm dao gậy, thườngbiết hổ thẹn, có lòng từ bi, nghĩ đến tất cả chúng sanh,suốt đời chẳng trộm cắp, hằng nhớ bố thí, tâm khôngcó ý tưởng lẫn tiếc; suốt đời không dâm dục, cũng khôngdâm vợ người; suốt đời không vọng ngữ, thường niệmchí thành, không khi dối người đời. Ðó là mạng không bềnchắc cầu bền chắc. Thế nào là tài sản không bền chắccầu bền chắc? Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, thườngnghĩ bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, các người nghèo khổ; ngườicần ăn cho ăn, cần uống cho uống, y phục, ẩm thực, giườngtrải đồ nằm, bệnh tật thuốc thang, cửa nhà thành quách;những vật cần dùng thảy đều cho hết; như thế là tàisản chẳng bền chắc, cầu cho bền chắc.

Ðólà, này Tỳ-kheo, đem ba thứ không bền chắc đó cầu ba thứbền chắc này.

ThếTôn liền nói bài kệ:

Biếtthân không bền chắc,
Mạngcũng không kiên cố,
Tàisản, pháp suy hao,
Nêncầu sự bền vững.
Thânngười rất khó được,
Mạngcũng chẳng dừng lâu,
Tàisản, pháp mòn diệt,
Hoanhỉ niệm ban phát.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

Ðệnhất đức phước nghiệp.
Banhân, ba an, Cù.
Bađêm, bịnh, hạnh ác,
Khổtrừ, không bền chắc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]