Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42-2. Phẩm Bát nạn (2)

02/05/201111:10(Xem: 13593)
42-2. Phẩm Bát nạn (2)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 3

XXXXII.2.Phẩm Bát nạn(2)

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, trong vườn Lộc Dã cùngvới chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội.

Lúcấy, A-tu-la tên Ba-ha-la và Thiên tử Mâu-đề-luân phi thờiđến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ chân Phật, lui ngồimột bên. Khi ấy đức Phật hỏi A-tu-la:

- CácÔng rất thích biển lớn, phải không?

A-tu-labạch Phật:

- Rấtthích! Không phải không thích.

ÐứcPhật bảo:

- Trongbiển lớn có pháp kỳ đặc gì mà các Ông thấy rồi vui thíchở trong ấy?

A-tu-labạch Phật:

- Trongbiển lớn có tám việc chưa từng có, các A-tu-la vui thíchở trong ấy. Thế nào là tám? Biển lớn rất sâu rộng, đólà việc chưa từng có thứ nhất.

Lạinữa, biển lớn có thân đức này, bốn sông lớn, mỗi sôngdẫn theo năm trăm sông nhỏ chảy vào biển lớn, rồi mấttên riêng của sông; đó là pháp chưa từng có thứ hai.

Laịnữa, biển lớn đều có đồng một vị; đó là pháp chưatừng có thứ ba.

Lạinữa, biển lớn nước thủy triều đúng thời không mất thờitiết; đó là pháp chưa từng có thứ tư.

Lạinữa, biển lớn là nơi cư trú của các loài quỷ thần cóhình tướng, hết thảy đều nằm trong biển lớn; đó làpháp chưa từng có thứ năm.

Lạinữa, biển lớn dung chứa những loài hình tướng to lớn,trăm do-tuần đến bảy ngàn do-tuần cũng không chật chội;đó là pháp chưa từng có thứ sáu.

Lạinữa, biển lớn xuất phát bao nhiêu trân bảo, xà cừ, mãnão, trân châu, hổ phách, thủy tinh, lưu ly; đó là pháp chưatừng có thứ bảy.

Lạinữa, phía dưới biển lớn có cát vàng, lại có núi Tu-dilàm bằng bốn thứ trân bảo; đó là điều chưa từng cóthứ tám.

Ðâylà tám pháp chưa từng có, khiến các A-tu-la vui thích trongấy.

Lúcấy, A-tu-la bạch Phật:

- Trongpháp Như Lai có gì kỳ đặc, khiến các Tỳ-kheo thấy rồi,vui thích trong ấy?

Phậtbảo A-tu-la:

- Cótám pháp chưa từng có, khiến các Tỳ-kheo vui thích trong ấy.Thế nào là tám? Trong pháp của Ta đầy đủ giới luật, khôngcó hạnh phóng dật; đó là pháp chưa từng có thứ nhất.Các Tỳ-kheo thấy rồi vui thích trong ấy, như biển lớn kiarất sâu và rộng.

Lạinữa, trong pháp của Ta có bốn dòng họ đều làm Sa-môn trongpháp của Ta không gọi theo tên cũ để làm tên riêng, cũngnhư biển lớn kia, bốn sông lớn đều chảy về biển màđồng một vị, không có tên khác; đó là pháp chưa từngcó thứ hai.

Lạinữa, trong pháp của Ta lập bày cấm giới, cùng vâng theo khôngvượt qua điều qui định; đó là pháp chưa từng có thứba.

Lạinữa, trong pháp của Ta đều đồng một vị, đó là vị củaTám đạo phẩm của Hiền Thánh; đó là pháp chưa từng cóthứ tư, như biển lớn kia thảy đồng một vị.

Lạinữa, trong pháp của Ta sung mãn các pháp. Ðó là Tứ ý đoạn,Tứ thần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác ý, Bát chơn chánhhạnh, các Tỳ-kheo thấy rồi vui thích trong ấy, như biểnlớn kia có các loài Thần ở trong; đó là pháp chưa từngcó thứ năm.

Lạinữa, trong pháp của Ta có các thứ trân bảo, đó là trânbảo Niệm giác ý, trân bảo Trạch pháp giác ý, trân bảoTinh tấn giác ý, trân bảo Hỷ giác ý, trân bảo Ỷ giác ý(khinh an), trân bảo Ðịnh giác ý, trân bảo Hộ giác ý (xả);đó là điều chưa từng có thứ sáu. Các Tỳ-kheo thấy rồivui thích trong ấy, như biển lớn kia phát xuất các thứ trânbảo.

Lạinữa, trong pháp của Ta có các chúng sanh, cạo bỏ râu tóc,mặc ba pháp y, xuất gia học đạo. Nơi Vô dư Niết-bàn màđược diệt độ, nhưng pháp của Ta không tăng giảm, nhưbiển lớn kia, các sông chảy vào, nước biển không tăng giảm;đó là pháp chưa từng có thứ bảy. Các Tỳ-kheo thấy rồivui thích ở trong ấy.

Lạinữa, trong pháp của Ta có Kim cang tam-muội, Diệt tận tam-muội,Nhất thiết quang minh tam-muội, Ðắc bất khởi tam-muội, cácthứ tam-muội không thể tính kể, các Tỳ-kheo thấy rồi vuithích. Như biển lớn kia phía dưới có cát vàng; đó là phápchưa từng có thứ tám. Các Tỳ-kheo thấy rồi vui thích trongấy.

Trongpháp của Ta có tám pháp chưa từng có này, các Tỳ-kheo rấttự vui thích.

Lúcấy, A-tu-la bạch Phật:

- Giảsử trong pháp của Như Lai chỉ có một pháp chưa từng có,cũng đã hơn tám việc chưa từng có của biển kia trăm lần,ngàn lần không thể so sánh: đó là Tám đạo phẩm Hiền Thánh.Lành thay! Thế Tôn hoan hỷ nói lời này.

Bấygiờ, Thế Tôn dần dần thuyết pháp, đó là luận về thí,về giới, về sanh thiên, dục là tưởng bất tịnh, lậu làhoạn lớn, xuất yếu là vui. Bấy giờ Thế Tôn thấy A-tu-lamở thông tâm ý, Ngài bèn đem các pháp chư Phật thường nóinhư Khổ, Tập, Tận (Diệt), Ðạo vì A-tu-la mà nói. A-tu-labèn khởi ý niệm rằng: 'Ðáng lẽ có Năm đế, nay Thế Tônchỉ nói Bốn đế, còn với chư Thiên thì nói Năm đế'

Khiấy, Thiên tử ở tại chỗ ngồi được pháp nhãn tịnh. A-tu-labạch Phật:

- Lànhthay Thế Tôn! Hoan hỷ nói lời này, nay tôi muốn trở vềchỗ mình.

Phậtdạy:

- Nênbiết đúng thời.

A-tu-laliền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễ chân Phật,theo đường mà đi. Khi ấy, Thiên tử bảo A-tu-la

- Nayý niệm của Ông không tốt, nói rằng: 'Như Lai vì chư Thiênnói Năm đế, với ta chỉ nói Bốn đế'. Vì sao? Chư PhậtThế Tôn trọn không hai lời, chư Phật trọn không bỏ chúngsanh, nói pháp cũng không mỏi mệt, nói pháp với tâm bìnhđẳng mà nói pháp. Có Bốn đế là Khổ, Tập, Tận, Ðạo;nay Ông chớ nghĩ như vậy mà đỗ lỗi Như Lai nói có Nămđế.

A-tu-latrả lời:

- Naytôi làm việc không tốt, tự sẽ sám hối. Cần phải đếnchỗ Phật hỏi nghĩa này.

Bấygiờ, A-tu-la và Thiên tử nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Trờiđất chấn động mạnh có tám nhân duyên. Thế nào là tám?Tỳ-kheo nên biết! Ðất của Diêm-phù-đề nầy, chiều NamBắc hai vạn một ngàn do-tuần, chiều Ðông Tây bảy ngàndo-tuần, bề dầy sáu vạn tám ngàn do-tuần. Nước sâu támvạn bốn ngàn do-tuần, lửa dày tám vạn bốn ngàn do-tuần.Dưới lửa có lớp gió dày sáu vạn tám ngàn do-tuần. Phíadưới gió có lớp Kim cang luân xá-lợi của chư Phật ThếTôn thời quá khứ đều ở đây.

Tỳ-kheonên biết! Hoặc có khi gió lớn chấn động, lửa cũng động.Lửa đã động, nước liền động, nước đã động, đấtliền động. Ðây là nhân duyên thứ nhất khiến đất chấnđộng mạnh.

Lạinữa, khi Bồ-tát từ cõi Trời Ðâu-suất giáng thần vào thaimẹ, lúc ấy đất cũng chấn động mạnh. Ðây là nhân duyênthứ hai khiến đất chấn động mạnh.

Lạinữa, khi Bồ-tát giáng thần ra khỏi thai mẹ, lúc ấy đấtcũng chấn động mạnh. Ðây là nhân duyên thứ ba khiến đấtchấn động mạnh.

Lạinữa, khi Bồ-tát xuất gia học đạo, thành đạo Vô thượngChánh Ðẳng Chánh Giác, lúc ấy trời đất chấn động mạnh.Ðây là nhân duyên thứ tư khiến đất chấn động mạnh.

Lạinữa, nếu Như Lai ở cảnh giới Vô dư Niết-bàn diệt độ,lúc ấy trời đất chấn động mạnh. Ðây là nhân duyên thứtư khiến đất chấn động mạnh.

Lạinữa, nếu có Tỳ-kheo đại thần túc, tâm được tự tại,tùy ý muốn làm vô số biến hóa, hoặc phân thân ra trăm nghìn,rồi trở lại một thân, bay trên hư không, xuyên qua vách tườngnúi đá, ẩn hiện tự do, quán đất không có tướng đất,thảy đều rỗng không, lúc ấy đất chấn động mạnh. Ðâylà nhân duyên thứ sáu đất chấn động mạnh.

Lạinữa, chư Thiên đại thần túc, thần đức vô lượng mệnhchung từ nơi ấy lại sanh trở về nơi ấy. Do phước đờitrước tạo đầy đủ các đức, bỏ thân Trời cũ, đượclàm Ðế Thích hoặc Phạm thiên vương. Lúc ấy đất chấnđộng mạnh. Ðó là nhân duyên thứ bảy đất chấn độngmạnh.

Lạinữa, nếu chúng sanh mệnh chung phước hết, khi ấy các quốcvương không vừa ý nước của mình. Các nước chinh phạtlẫn nhau, hoặc bị đói hiểm mà chết, hoặc bị đao bénmà chết. Lúc ấy trời đất chấn động. Ðó là nhân duyênthứ tám khiến đất chấn động mạnh.

Nhưthế Tỳ-kheo ! Có tám nhân duyên khiến trời đất chấn độngmạnh.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Tôn giả A-na-luật ở tại bốn nơi Phật cư trú.

Lúcấy, A-na-luật ở chỗ vắng khởi ý này: 'Trong hàng để tửcủa Phật Thích Ca Văn những bậc thành tựu giới đức trítuệ, đều nương vào giới luật, ở trong Chánh pháp này màđược nuôi lớn. Người không đầy đủ giới luật tronghàng Thanh văn, những người này đều lìa Chánh pháp, khôngtương ứng với giới luật. Nay, như hai pháp này, Giới vàVăn, pháp nào hơn ? Nay ta có thể đem cội gốc nhân duyênnày, đến hỏi Như Lai, việc này thế nào?'

A-na-luậtlại khởi ý niệm này: 'Pháp việc làm của người tri túc,không phải việc làm của người không biết đủ. Pháp nàylà việc làm của người thiểu dục, không phải việc làmcủa người đa dục. Pháp này là việc làm của người ởchỗ vắng, không phải việc làm của người ở chỗ ồn.Pháp này là việc làm của người trì giới, không phải việclàm của người phạm giới. Pháp này là việc làm của ngườiđịnh, không phải việc làm của người loạn. Pháp này làviệc làm của người trí tuệ, không phải việc làm củangười ngu si. Pháp này là việc làm của người đa văn, khôngphải việc làm của người ít học.'

Lúcấy, A-na-luật, suy nghĩ về tám điều tâm niệm của bậcđại nhân rồi nghĩ rằng: 'Nay ta có thể đến chỗ Thế Tônđể hỏi nghĩa này'.

Bấygiờ, Thế Tôn ở tại thành Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn CấpCô Ðộc. Lúc ấy, vua Ba-tư-nặc thỉnh Phật và chư Tỳ-kheoTăng-kiết hạ ba tháng, A-na-luật dẫn năm trăm Tỳ-kheo, dầndần du hóa trong nhân gian, lần đến nước Xá-vệ, đến chỗđức Phật, cúi đầu đảnh lễ, lui ngồi một bên.

Tôngiả A-nan bạch Phật:

- Conở nơi vắng lặng, suy nghĩ về nghĩa này. Giới và Văn, haipháp này pháp nào tối thắng?

Khiấy, đức Phật bèn vì A-na-luật nói kệ:

Giớihơn hay Văn hơn
NayÔng khởi hồ nghi
Giớitối thắng hơn Văn
Trongđó có gì nghi.

Vìsao? A-na-luật nên biết! Nếu Tỳ-kheo thành tựu giới, liềnđược định ý. Ðã được định ý liền được trí tuệ.Ðã được trí tuệ liền được đa văn. Ðã được đa vănliền được giải thóat. Ðã được giải thoát liền đượcdiệt độ nơi Niết-bàn vô dư. Do điều này biết rõ rằnggiới là tối thắng.

Lúcấy, A-na-luật hướng về Thế Tôn, nói tám điều tâm niệmcủa bậc đại nhân.

Phậtbảo A-na-luật:

- Lànhthay, lành thay, A-na-luật! Ðiều thầy suy nghĩ chính là điềusuy nghĩ của bậc Ðại nhân: Ít muốn, biết đủ, ở chỗvắng, thành tựu giới, thành tựu chánh định, thành tựutrí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu đa văn.

A-na-luật!Nay Thầy nên khởi ý này, suy nghĩ về tám điều tâm niệmcủa bậc Ðại nhân. Thế nào là tám? Pháp này là việc làmcủa người tinh tấn, không phải việc làm của người giảiđãi. Vì sao? Bồ-tát Di-lặc đáng lẽ trong ba mươi kiếp sẽthành đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, nhưng ta do sứctinh tấn mà thành Phật trước hơn.

A-na-luậtbiết đó, các đức Phật Thế Tôn đồng một bậc, đồngnhau về giới luật, giải thoát trí tuệ không khác; cũng lạiđồng nhau về không, vô tướng, vô nguyện, có ba mươi haitướng tốt, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân, nhìnkhông chán, không thể thấy đảnh, thảy đều không khác,chỉ có tinh tấn không đồng. Ðối với chư Phật Thế Tônthời quá khứ và tương lai, người tinh tấn hơn hết là Ta.

Chonên, này A-na-luật! Ðiều tâm niệm thứ tám của bậc Ðạinhân này là tối thượng, là tôn quý, không có thí dụ nàosánh kịp. Cũng như do sữa có lạc, do lạc có tô, do tô cóđề hồ nhưng trong đó đề hồ là hơn hết, không thể sosánh. Ðây cũng thế, ý niệm tinh tấn đối với trong támđiều tâm niệm của bậc Ðại nhân là tối thượng, thậtkhông thể so sánh. Cho nên A-na-luật, nên vâng theo tám điềutâm niệm của bậc Ðại nhân, cũng nên vì bốn bộ chúngphân biệt nghĩa ấy. Nếu tám điều tâm niệm của Ðại nhânđược lưu truyền tại thế gian thì khiến đệ tử Ta đềuđược thành tựu quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán.

Vìsao? Pháp Ta là điều được làm của người thiểu dục, khôngphải là điều được làm của người đa dục. Pháp Ta làđiều được làm của người tri túc, không phải điều đượclàm của người không biết đủ. Pháp Ta là điều đượclàm của người ở chỗ vắng, không phải là điều đượclàm của người ở trong chúng. Pháp Ta là điều được làmcủa người trì giới, không phải là điều được làm củangười phạm giới. Pháp Ta là điều được làm của ngườiđịnh, không phải là điều được làm của người loạn.Pháp Ta là điều được làm của người trí, không phải làđiều được làm của người ngu. Pháp Ta là điều đượclàm của người tinh tấn, không phải là điều được làmcủa người giải đãi.

Thếnên, A-na-luật! Bốn bộ chúng nên tìm cách thực hành támđiều tâm niệm của bậc Ðại nhân này. Như thế, A-na-luậtnên học điều này.

Bấygiờ, Tôn giả A-na-luật nghe Phật dạy xong vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe nhu vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cótám bộ chúng, các Thầy nên biết. Thế nào là tám? Ðó làchúng Sát-lợi, chúng Bà-la-môn, chúng Trưởng giả, chúng Sa-môn,chúng Tứ thiên vương, chúng Trời Ba mươi ba, chúng Ma vương,chúng Phạm thiên.

Tỳ-kheonên biết! Từ trước đến nay Ta đi vào trong chúng Sát-lợi,cùng họ chào hỏi, nói năng đàm luận, cũng không ngườinào bằng Ta. Ta đi một mình không bạn bè, cũng không ai nganghàng. Ta ít muốn, biết đủ, niệm không lầm loạn, thànhtựu giới, thành tựu chánh định, thành tựu trí tuệ, thànhtựu giải thoát, thành tựu đa văn, thành tựu tinh tấn.

Lạitự nhớ nghĩ, Ta vào trong chúng Bà-la-môn, chúng Trưởng giả,chúng Sa-môn, chúng Tứ thiên vương, chúng Trời Ba mươi ba,chúng Ma vương, chúng Phạm thiên vương, cùng họ chào hỏinói năng đàm luận, Ta đi một mình không bạn bè, cũng khôngai ngang hàng, ở trong ấy tối tôn, cũng không người sánhbằng. Ta ít muốn biết đủ, ý không lầm loạn, thành tựugiới, thành tựu chánh định, thành tựu trí tuệ, thành tựugiải thoát, thành tựu đa văn, thành tựu tinh tấn.

Bấygiờ, trong tám bộ chúng, Ta đi riêng một mình không bạn bè,vì bao chúng sanh làm tàn che lớn. Khi ấy tám bộ chúng khôngthể thấy đảnh, cũng không dám nhìn mặt, huống gì cùngluận nghị. Vì sao? Vì ta cũng không thấy trong cõi Trời, cõiNgười, trong chúng Ma hoặc Thiên ma, chúng Sa-môn, Bà-la-môncó ai có thể thành tựu tám pháp này, trừ Như Lai không kể.Cho nên Tỳ-kheo! Nên tìm phương tiện thực hành tám pháp này.Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, trưởng giả A-na-bân-để đến chỗ Phật, cúi đầulễ chân Phật, lui ngồi một bên.

Lúcấy, Thế Tôn bảo trưởng giả:

- Trongnhà trưởng giả bố thí rộng lớn, phải chăng?

Trưởnggiả bạch Phật:

- Bốthí cho nhà nghèo, ngày đêm không ngừng, tại bốn cửa thành,và trong chợ lớn, trong nhà, nơi đường đi, Phật và Tỳ-kheoTăng. Ðó là tám chỗ bố thí.

Nhưthế, bạch Thế Tôn! Người đời cần gì, cần y phục choy phục, cần thức ăn cho thức ăn, trọn không vi phạm đếntrân bảo nhà nước . Y phục, mền nệm, thức ăn uống, giườngnằm, thuốc men trị bệnh, trị ghẻ, thảy đều cấp thícho.

Cũngcó chư Thiên đến chỗ con, ở trên hư không bảo rằng: 'Nênphân biệt tôn ty! Người này trì giới, người này phạm giới;cho người này được phước, cho người nầy không đượcbáo đền'.

Songtâm con không có bỉ thử, không khởi tâm tăng giảm; lòngtừ bình đẳng khắp tất cả chúng sanh. Hơn nữa, chúng sanhnương mạng căn mà thân hình tồn tại, có ăn mới sống,không ăn thì mạng căn không cứu giúp. Bố thí cho tất cảchúng sanh, quả báo ấy vô lượng, thọ quả báo ấy khôngcó tăng giảm.

Phậtbảo trưởng giả:

- Lànhthay, lành thay! Trưởng giả, bố thí bình đẳng, phước tônquý bậc nhất. Song tâm của chúng sanh lại có hơn kém, nhưbố thí cho người trì giới hơn bố thí cho người phạm giới.

Lúcấy trên hư không, chư Thiên thần khen ngợi vô lượng, liềnnói kệ này:

Phậtnói chọn thí hơn
Chúngngu có tăng giảm
Muốnđược ruộng phước tốt
Aihơn chúng của Phật?

Naylời Thế Tôn nói, rất là thích thay! Bố thí cho người trígiới hơn người phạm giới.

Bấygiờ Thế Tôn bảo trưởng giả A-na-bân-để:

- NayTa sẽ nói với Ông về chúng Hiền Thánh. Hãy khéo suy nghĩghi nhớ, giữ trong tâm: Hoặc bố thí ít được phước nhiều,hoặc bố thí nhiều được phước nhiều.

Trưởnggỉa A-na-bân-để bạch Phật:

- Cúixin Thế Tôn diễn bày nghĩa ấy. Thế nào là thí ít đượcphước nhiều? Thế nào là thí nhiều cũng được phước nhiều?

Phậtbảo trưởng giả A-na-bân-để:

- Cácvị hướng A-la-hán, đắc A-la-hán, hướng A-na-hàm, đắc A-la-hàm,hướng Tư-đà-hàm, đắc Tư-đà-hàm, hướng Tu-đà-hoàn, đắcTu-đà-hoàn, Trưởng giả, đó gọi là chúng Hiền Thánh, bốthí ít thì được phước nhiều, bố thí nhiều được phướcnhiều hơn.

Bấygiờ Thế Tôn bèn nói kệ:

Ngườithành tựu tứ hướng
Thànhtựu Tứ quả thật
Ðâylà chúng Hiền Thánh
Bốthí được phước rộng.

Cácđức Phật Thế Tôn ở đời quá khứ lâu xa cũng có chúngHhiền Thánh này như Ta ngày nay không khác. Giả sử đời vịlai. Các đức Phật Thế Tôn xuất hiện nơi đời, cũng cóchúng Hiền Thánh như thế này. Cho nên, này Trưởng giả !Hãy có tâm hoan hỷ vui mừng cúng dường Thánh Chúng.

Lúcấy, đức Phật vì Trưởng giả nói pháp vi diệu, để anlập địa vị bất thối chuyển. Trưởng giả nghe pháp xong,vui mừng vô lượng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầulễ chân Phật, đi nhiễu ba vòng rồi lui ra.

Bấygiờ, trưởng giả A-na-bân-để nghe Phật dạy xong, vui vẻvâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếucó thiện nam tử, thiện nữ nhơn dùng tài vật bố thí thìsẽ được tám công đức. Thế nào là tám? Một là tùy thờibố thí, không phải là phi thời. Hai là thanh khiết bố thí,không phải là uế trược. Ba là tự tay đưa cho, không nhờngười khác. Bốn là tự nguyện bố thí, không có tâm kiêutứ. Năm là giải thoát mà bố thí, không có hy vọng báo đáp.Sáu là bố thí cầu diệt độ, không cầu sanh Thiên. Bảylà bố thí tìm ruộng tốt, không bố thí đất hoang. Tám làđem công đức này bố thí chúng sanh, không tự vì mình.

Nhưthế, này các Tỳ-kheo! Thiên nam tử, thiện nữ nhơn dùng tàivật bố thí thì được tám công đức.

Bấygiờ Thế Tôn bèn nói kệ:

Ngườitrí tùy thời thí
Khôngcó tâm tham tiếc
Ðãlàm công đức rồi
Ðemthí hết cho người
Thínày là tối thắng
Ðượcchư Phật khen ngợi
Hiệnthân thọ quả báo
Chếtắt thọ phước Trời.

Chonên, các Tỳ-kheo! Người muốn tìm quả báo kia, nên làm támviệc này, phước báo ấy vô lượng không thể tính kể, đượcbáu cam lồ, dần dần đến diệt độ. Như thế, này các Tỳ-kheo,nên học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vười Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ nói về con đường dẫn đến Nê-lê (địa ngục) vàcon đường hướng đến Niết-bàn: Tà kiến dẫn đến Nê-lê,chánh kiến hướng đến Niết-bàn. Tà chí (tà tư duy), hướngđến đường Nê-lê, chánh chí (chánh tư duy) là đường hướngđến Niết-bàn. Tà ngữ dẫn đến đường Nê-lê, chánh ngữhướng đến Niết-bàn, Tà nghiệp dẫn đến đường Nê-lê,chánh nghiệp hướng đến Niết-bàn. Tà mạng dẫn đến đườngNê-lê, chánh mạng hướng đến Niết-bàn. Tà phương tiệnhướng đến đường Nê-lê, chánh phương tiện hướng đếnNiết-bàn. Tà niệm dẫn đến đường Nê-lê, chánh niệm hướngđến Niết-bàn. Tà định dẫn đến đường Nê-lê, chánhđịnh hướng đến Niết-bàn.

Nàycác Tỳ-kheo! Ðó là đường dẫn đến Nê-lê, đường hướngđến Niết-bàn. Pháp mà chư Phật Thế Tôn thường nói, nayđã rốt ráo. Các Thầy nên ở chỗ vắng vẻ, ngồi dướigốc cây, nơi đồng trống, nghĩ nhớ làm pháp lành, đừngkhởi tâm giải đãi, kiêu mạn. Hôm nay không siêng năng, sauhối không kịp.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

Phithời, Nê-lê, Ðạo
Tu-la,Trời, Ðất động
Támđiều niệm đại nhơn chúng
Thiệnnam tử thọ, Ðạo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]