Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

41. Phẩm Mạc úy

02/05/201111:10(Xem: 13030)
41. Phẩm Mạc úy

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 3

XXXXI.Phẩm Mạc úy

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở trong vườn Ni-câu-lũ, nước Thích-sĩ Ca-tỳ-la-vệ.

Khiấy Thích sĩ Ma-ha-nam đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy chân Phậtrồi ngồi một bên. Thích sĩ Ma-ha-nam bạch Thế Tôn:

- Contheo Như Lai được dạy rằng: 'Nếu có thiện nam, thiện nữđoạn được ba kiết sử, được quả Tu-đà-hoàn, gọi làbất thối chuyển, chắc chắn sẽ thành đạo quả, chẳngtìm cầu các ngoại đạo dị học nữa, cũng không cần quánsát người khác nói nữa'. Nếu phải như vậy thì việc nàykhông đúng. Còn nếu gặp trâu, ngựa, lạc đà hung dữ thìkhiếp sợ, lông tóc dựng đứng. Rồi con nghĩ rằng: 'Nếuhôm nay ta ôm lòng khiếp sợ này mà mạng chung thì không biếtsanh về đâu?'.

ThếTôn bảo Ma-ha-nam:

- Chớkhởi tâm sợ hãi. Nếu Thầy có mạng chung cũng không đọavào ba đường ác. Vì sao thế? Nay có ba nghĩa tiêu diệt. Thếnào là ba? Như có đắm trước dâm dục thì khởi loạn tưởng,rồi khởi tâm hại đối với người khác, nếu không có dụcnày thì không khởi tâm sát hại, trong hiện tại không khởikhổ não. Các pháp ác, bất thiện thì tự hại mình, nếukhông có điều này thì không có nhiễu loạn, không có sầulo. Này Ma-ha-nam, đó là ba nghĩa của các pháp ác, bất thiệnkhiến phải đọa xuống, còn các pháp thiện thì ở trên.Cũng như bình bơ (tô) ở trong nước bị bể, khi ấy ngóiđá thì chìm xuống dưới, còn bơ thì nổi ở trên. Ðây cũngnhư thế, các pháp ác bất thiện thì chìm xuống, các phápthiện thì nổi ở trên.

NàyMa-ha-nam, ngày xưa lúc Ta chưa thành Phật đạo, sáu năm cầnkhổ ở Ưu-lưu-tỳ, chẳng ăn thức thơm ngon, thân thể gầyốm như người trăm tuổi, đều vì không ăn. Nếu lúc Ta muốnđứng lên, liền té xuống đất. Khi ấy Ta nghĩ rằng: 'NếuTa ở đây mà mạng chung sẽ sanh về đâu?' Ta lại nghĩ: 'Nay Ta mạng chung chắc chắn chẳng sanh trong đường ác. Nhưngnghĩa thú chẳng thể đi từ vui đến vui, mà phải do khổmà sau đến chỗ vui. Bấy giờ Ta lại dạo trong hang Tiên nhân,có nhiều Ni-kiền Tử đang học đạo ở đó. Khi đó Ni-kiềnTử giơ tay chỉ mặt trời, phơi thân học đạo, hoặc cóngười ngồi xổm mà học đạo. Khi ấy Ta đến đó bảo Ni-kiềnTử:

- 'CácÔng vì sao lại rời tòa ngồi giơ tay, kiễng chân thế?'.

Ni-kiềnTử ấy nói:

- 'Cồ-đàmnên biết! Ngày xưa Tiên sư của tôi làm hạnh bất thiện,nay sở dĩ tôi khổ như thế là muốn diệt hết tội kia. Naytuy bày hình thể có phần hổ thẹn, nhưng cũng tiêu diệtđược việc này. Cù-đàm! Ngài nên biết hành tận thì khổcũng tận, khổ tận thì hành cũng tận. Khổ và hành đã tậnthì đến Niết-bàn'.

Lúcấy, Ta lại bảo Ni-kiền Tử:

- 'Việcnày không đúng. Chẳng phải do hành tận mà khổ cũng tận;cũng chẳng do khổ tận mà hành cũng tận rồi đến đượcNiết-bàn. Nay nếu khổ hành tận đến Niết-bàn thì việcnày đúng. Nhưng không thể từ vui đến vui'.

Ni-kiềnTử nói:

- 'VuaTần-bà-sa-la đi từ vui đến vui, có khổ gì đâu?'.

Khiấy, Ta lại bảo Ni-kiền Tử:

- 'VuaTần-bà-sa-la vui đâu bằng cái vui của Ta!'.

Ni-kiềnTử đáp:

- 'Cáivui của Tần-bà-sa-la hơn cái vui của Ngài'.

Talại bảo Ni-kiền Tử:

- 'VuaTần-bà-sa-la có thể khiến Ta ngồi kiết-già bảy ngày bảyđêm không nhúc nhích chăng? Cho dù sáu, năm, bốn, ba, hai chođến một ngày ngồi kiết-già được chăng?'.

Ni-kiềnTử đáp:

- 'Khôngđược, Cù-đàm'.

Tabảo:

- 'Tacó thể đủ sức ngồi kiết-già, thân không lay động. Thếnào, Ni-kiền Tử, vua Tần-bà-sa-la vui hay Ta vui?'.

Ni-kiềnTử nói:

- 'Sa-mônCù-đàm vui'.

Ðúngthế, Ma-ha-nam! Nên dùng phương tiện này để biết không thểtừ vui đến vui mà phải từ khổ đến vui. Này Ma-ha-nam! Vínhư một làng lớn, hai bên có ao nước to đầy nước, ngangdọc một do-tuần. Có người đến đó lấy một giọt nước.Thế nào, Ma-ha-nam? Nước ở chỗ nào nhiều? Nước của mộtgiọt nhiều hay nước của ao nhiều?

Ma-ha-namnói:

- Nướcao nhiều chứ không phải nước một giọt nhiều.

ThếTôn bảo:

- Ðâycũng như thế. Ðệ tử Hiền Thánh các khổ đã hết, khôngcòn có nữa. Cái còn lại như một giọt nước, như đạogiả thấp nhất trong chúng của Ta, chẳng qua bảy lần chết,bảy lần sống thì hết mé khổ. Nếu lại dũng mãnh tinh tấnthì liền đến bậc Gia-gia (A-na-hàm hướng) rồi chứng.

Bấygiờ Thế Tôn lại thuyết pháp vi diệu cho Ma-ha-nam một lầnnữa. Ông ta nghe pháp rồi, đứng lên mà đi.

Khiấy, Ma-ha-nam nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Tôn giả Na-già-bà-la ở trong thành Lộc Dã. Khi ấycó một Bà-la-môn già lụ khụ, xưa có quen biết chút ít vớiTôn giả Na-già-bà-la, đến chỗ Na-già-bà-la thăm hỏi rồingồi một bên.

Bấygiờ Phạm chí bảo Na-già-bà-la:

- Trongcác sự vui, nay Ông thật là sung sướng nhất.

Na-già-bà-lanói:

- Ôngxem những nghĩa gì mà nói trong các sự vui, tôi sung sướngnhất?

Bà-la-mônđáp:

- Trongbảy ngày vừa qua, tôi có bảy đứa con trai chết, những đứanày đều dũng mãnh, tài cao, trí tuệ ít người bì kịp, rồitrong sáu ngày gần đây, mười hai người làm cũng bị vôthường, họ rất siêng năng không có lười biếng. Kế đónăm ngày, bốn anh em của tôi chết, họ biết nhiều kỹ thuật,việc gì cũng làm được. Rồi cách bốn ngày, cha mẹ tôimạng chung, tuổi vừa trăm tuổi bỏ tôi mà qua đời. Cáchđây ba ngày, hai vợ tôi lại chết, họ dung mạo đoan chánh,thế gian ít có. Trong nhà tôi lại có tám hầm trân bảo, hômqua đi tìm mà không biết chỗ. Ngày nay, như tôi gặp chuyệnkhổ não này không thể tính kể; mà Tôn giả thì hôm nay xalìa hẳn hoạn nạn đó, không còn sầu lo, chỉ lấy đạopháp làm vui thú. Tôi quán nghĩa này rồi mới nói: 'Trong cácsự vui, Ông là sung sướng nhất'.

Khiấy Tôn giả Na-già-bà-la bảo Phạm chí kia rằng:

- Tạisao Ông không tìm cách khiến cho bao nhiêu người ấy đừngchết?

Phạmchí đáp:

- Tôicũng làm nhiều cách để mong không chết và không mất củatiền, tôi cũng tùy thời bố thí tạo công đức, cầu khẩnchư Thiên, cúng dường các trưởng lão Phạm chí, ủng hộchư Thần, tụng các chú thuật, cũng hay xem tinh tú, rồi cũngtrộn cỏ thuốc, cũng đem thức ăn uống ngon ngọt cho họlúc nguy ngập. So như thế mà chẳng thể xứng hợp, chẳngthể cứu được mạng họ.

Khiấy Tôn giả Na-già-bà-la liền nói kệ:

Cóthuốc, các chú thuật,
Ðồy phục, uống ăn,
Tuythí mà vô ích,
Cònôm thân khổ hạnh.
Chodù tế miếu Thần,
Hươnghoa và tắm rửa,
Sosánh nguồn gốc này,
Khôngthể trị liệu được.
Giảsử cho các vật,
Tinhtấn trì Phạm hạnh,
Sosánh nguồn gốc này,
Khôngthể trị liệu được.

Phạmchí bèn hỏi:

- Nênthi hành pháp gì để không bị khổ não này?

Tôngiả Na-già-bà-la liền nói kệ:

Gốcân ái vô minh,
Nổicác hoạn khổ não,
Ðiềuấy diệt không sót,
Mớikhông có khổ nữa.
Phạmchí ấy nghe xong liền nói kệ:
Tuygià, không già lắm,
Việclàm như đệ tử,
Mongcho con xuất gia,
Ðểlìa tai nạn này.

Khiấy Tôn giả Na-già-bà-la liền truyền ba y cho ông ta xuấtgia học đạo, và bảo ông rằng:

- NàyTỳ-kheo! Nay Ông nên quán thân này từ đầu đến chân: Tóc,lông, móng, răng này từ đâu đến? Thân thể da dẻ, xươngtủy, ruột bao tử đều từ đâu đến? Nếu từ đây đi sẽđi đến đâu? Thế nên, Tỳ-kheo! Chớ lo nghĩ nhiều về thếgian khổ não, hãy nên quán trong một lỗ chân lông này, rồitìm phương tiện thành tựu Tứ đế.

RồiTôn giả Na-già-bà-la nói kệ:

Trừtưởng, chớ lo nhiều,
Chẳnglâu được pháp nhãn,
Vôthường hành như điện,
Khônggặp may lớn này.
Mỗimỗi quán chân lông,
Nguồncủa sanh và diệt.
Vôthường hành như điện,
Ðểtâm hướng Niết-bàn.

Khiấy trưởng lão Tỳ-kheo ấy nhận lời dạy như thế ở chỗvắng vẻ tư duy nghĩa này. Ðây là pháp mà bậc vọng tộc,cạo bỏ râu tóc do lòng tin kiên cố, xuất gia học đạo,muốn tu Phạm hạnh vô thượng, sanh tử đã dứt, Phạm hạnhđã lập, việc phải làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa,như thật mà biết, và Tỳ-kheo ấy thành A-la-hán. Lúc ấycó một vị Trời vốn là người quen biết cũ của Tỳ-kheoấy, thấy Tỳ-kheo ấy thành A-la-hán, liền đến chỗ Na-già-bà-la,ở trên không trung nói kệ:

Ðãđược giới cụ túc,
Ởchỗ vắng vẻ kia,
Ðắcđạo, tâm vô trước,
Trừcác nguồn gốc ác.

Rồivị Trời ấy lại dùng hoa trời rải lên Tôn giả rồi biếnmất.

Bấygiờ, Tỳ-kheo và vị Trời kia nghe Tôn giả Na-già-bà-la nóixong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nênquán bảy xứ lành và quán bốn pháp thì ở trong hiện phápnày gọi là thượng nhân. Này Tỳ-kheo! Thế nào là quán bảyxứ lành?

NàyTỳ-kheo! Ở đây dùng tâm từ trùm khắp một phương, hai phương,ba phương, bốn phương, bốn phía trên dưới cũng lại nhưthế, đều đem lòng từ rải đầy khắp thế gian. Tâm bi,hỉ, xả, không, vô tướng, vô nguyện cũng lại như thế.Các căn đầy đủ, ăn uống lượng sức mình, hằng tự giácngộ. Như thế, này Tỳ-kheo! Hãy quán bảy xứ lành.

NàyTỳ-kheo! Thế nào là quán sát pháp bốn chỗ? Ở đây Tỳ-kheo,nội tự quán thân, trừ bỏ sầu lo được thân ý chỉ (niệmxứ), ngoại lại quán thân thân ý chỉ, nội ngoại quán thânthân ý chỉ. Nội tự quán thọ thọ ý chỉ, ngoại tự quánthọ thọ ý chỉ, nội ngoại quán thọ thọ ý chỉ. Nội quántâm tâm ý chỉ, ngoại quán tâm tâm ý chỉ, nội ngoại quántâm tâm ý chỉ, trừ bỏ sầu lo, không còn khổ hoạn. Nộiquán pháp pháp ý chỉ, ngoại quán pháp pháp ý chỉ, nội ngoạiquán pháp pháp ý chỉ. Như thế, Tỳ-kheo! Hãy quán bốn pháplành. Này Tỳ-kheo! Nếu ai có thể quán sát bảy xứ lành vàbốn pháp như thế, thì ở trong hiện pháp này là bậc Thượngnhơn. Thế nên, Tỳ-kheo! nên tìm phương tiện thành tựu bảyxứ lành và quán bốn pháp. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãyhọc điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Thích-sĩ Ca-tỳ-la-vệ, trong vườn Ni-câu-lũcùng chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.

Bấygiờ, nhiều Tỳ-kheo đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồimột bên. Những Tỳ-kheo này bạch Thế Tôn:

- Chúngcon muốn đến phương Bắc du hóa.

ThếTôn bảo:

- Nênbiết phải thời.

ThếTôn lại bảo Tỳ-kheo:

- CácThầy có từ giã Tỳ-kheo Xá-lợi-phất chăng?

CácTỳ-kheo đáp:

- Thưakhông, bạch Thế Tôn.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy, hãy đến từ giã Tỳ-kheo Xá-lợi-phất. Vì sao thế?Tỳ-kheo Xá-lợi-phất thường giáo giới cho các người Phạmhạnh pháp này. Thầy ấy thuyết pháp không biết chán.

RồiThế Tôn thuyết pháp vi diệu cho các Tỳ-kheo. Các Tỳ-kheonghe pháp xong đứng lên, cúi lạy Thế Tôn, đi nhiễu quanhPhật ba vòng, rồi lui đi.

Bấygiờ Tôn giả Xá-lợi-phất đang ở trong đền Thần Thích-sĩ.Những Tỳ-kheo ấy đến chỗ Xá-lợi-phất thăm hỏi rồingồi một bên. Những Tỳ-kheo ấy bạch Xá-lợi-phất:

- Chúngtôi muốn đến phương Bắc du hóa trong nhân gian, nay đã từgiã Thế Tôn rồi.

Xá-lợi-phấtnói:

- CácThầy nên biết nhân dân phương Bắc, Sa-môn, Bà-la-môn thảyđều thông minh, trí tuệ khó sánh kịp, lại có nhân dân ưađến thi tranh luận. Nếu như họ hỏi các Thầy: 'Thầy củachư Hiền có những luận gì?'. Nếu họ hỏi thế, các Thầyđịnh đáp thế nào?

CácTỳ-kheo đáp:

- Nếucó người đến hỏi thế, chúng tôi sẽ dùng nghĩa này trảlời: 'Sắc là vô thường, mà vô thường tức là khổ, khổthì vô ngã, vô ngã thì không; do không, vô ngã nên kia không.Như thế, bậc trí giả quán như vậy. Thọ, tưởng, hành,thức cũng vô thường, khổ, không, vô ngã. Kỳ thực không,đó là do vô ngã nên không. Như thế là chỗ người trí họchỏi. Ngũ ấm này thảy đều không tịch, do nhân duyên hòahợp, đều sẽ trở về hoại diệt, không có lâu bền. Támchánh đạo và Bảy giác chi; chỗ Thầy tôi nói chính là đâyvậy. Nếu các người Sát-lợi, Bà-la-môn đến hỏi nghĩavới chúng tôi, chúng tôi sẽ dùng nghĩa này đáp'.

Khiấy, Tôn giả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy hãy giữ vững tâm ý, chớ có hấp tấp.

RồiXá-lợi-phất thuyết pháp vi diệu đầy đủ cho các Tỳ-kheo,và họ đứng lên đi. Khi các Tỳ-kheo ấy đi chưa xa, Xá-lợi-phấtbảo các Tỳ-kheo:

- Nênhành Tám chánh đạo và pháp Bảy giác chi thế nào?

Khiấy các Tỳ-kheo bạch Xá-lợi-phất:

- Chúngtôi từ xa đến là muốn được nghe nghĩa này. Cúi mong Tôngiả nói cho.

Xá-lợi-phấtđáp:

- CácThầy lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ. Nay tôi sẽ nói.

CácTỳ-kheo vâng lời dạy. Xá-lợi-phất nói:

- Nếumột lòng nhớ chánh kiến là niệm giác ý chẳng loạn; Ðẳngtrị, là một lòng nhớ tất cả pháp là trạch pháp giác ý;Ðẳng ngữ là thân ý tinh tấn, tức tinh tấn giác ý; Ðẳngnghiệp, tất cả các pháp được sanh là hỷ giác ý; Ðẳngmạng, biết đủ với tài sản của Hiền Thánh, xả bỏ hếtgia tài thân thể an ổn là ỷ giác ý (khinh an); Ðẳng phươngtiện, được Tứ Ðế của Hiền Thánh, trừ sạch các kiếtsử, là định giác ý; Ðẳng niệm, quán Tứ ý chỉ (Tứ niệmxứ), thân không bền chắc, đều không, vô ngã là hộ giácý (xả giác ý); Ðẳng tam-muội, điều chưa được sẽ được,điều chưa độ sẽ độ, điều không chứng được khiếncho chứng được.

Nếucó người đến hỏi nghĩa này: 'Làm thế nào để tu Tám chánhđạo và Bảy giác chi?' Các Thầy nên đáp như thế. Vì sao?Nếu có Tỳ-kheo tu Tám chánh đạo và Bảy pháp này, thì tâmhữu lậu được giải thoát. Nay tôi lại bảo các Thầy mộtlần nữa; Nếu có Tỳ-kheo tu hành, tư duy Tám chánh đạo vàBảy pháp, Tỳ-kheo ấy sẽ thành tựu quả thứ hai, không cóhồ nghi; sẽ đắc A-na-hàm hoặc A-la-hán. Thôi gác việc này,nếu không được nhiều, thì trong một ngày, người hành Támchánh đạo và Bảy pháp này cũng được phước không thểtính kể, có thể đắc A-na-hàm hoặc A-la-hán.

Vìthế, chư Hiền! Nên tìm phương tiện tu hành Tám chánh đạovà Bảy pháp này, giữ đạo chớ có hồ nghi.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe lời Xá-lợi-phất dạy xong, vui vẻ vânglàm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Ca-diếp:

- NayThầy tuổi đã già, không còn trai tráng nữa, hãy nên nhậnthức ăn uống và y phục của các trưởng giả.

ÐạiCa-diếp bạch Phật:

- Conkhông kham nhận y thực ấy. Nay con mặc áo nạp này tùy thờikhất thực, vui sướng vô cùng.Vì sao? Tương lại sẽ có cácTỳ-kheo, thân thể nhu nhuyến, tâm tham đắm y thực tốt đẹprồi thối chuyển việc tham Thiền, lại không chịu khổ. Họlại sẽ nói rằng: 'Các Tỳ-kheo ở thời Phật quá khứ, cũngnhận lời người thỉnh, nhận y thực của người. Vì saochúng ta không làm theo pháp của Thánh nhân ngày xưa?'. Vì họngồi tham đắm y thực, nên sẽ bỏ pháp phục, làm cư sĩ,khiến các Hiền Thánh không còn oai thần nữa. Bốn bộ chúngdần dần giảm bớt. Thánh chúng đã giảm ít thì chùa chiềncủa Như Lai sẽ bị hủy hoại. Vì chùa Như Lai đã bị hủyhoại thì kinh pháp sẽ bị thất lạc. Khi ấy chúng sanh khôngcòn tinh quang nữa, đã không có tinh quang thì thọ mạng sẽngắn ngủi. Khi ấy, chúng sanh kia mạng chung đều rơi vàoba đường ác. Cũng như ngày nay, chúng sanh vì phước nhiềunên đều sanh lên trời, đời tương lai vì làm tội nhiềusẽ vào địa ngục.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Ca-diếp có nhiều lợi ích, Thầy làm bạn tốt,làm phước điền cho người đời. Ca-diếp, Thầy nên biết!Sau khi Ta nhập Niết-bàn hơn ngàn năm, sẽ có các Tỳ-kheothối chuyển việc tham Thiền, chẳng hành pháp đầu đà nữa,cũng không khất thực, mặc áo vá, mà tham nhận y thực củatrưởng giả thỉnh. Cũng chẳng ở dưới gốc cây, nơi vắngvẻ, ưa thích trang hoàng nhà cửa, cũng không dùng đại tiểutiện làm thuốc, chỉ đắm trước các dược thảo cực kỳngon ngọt, hoặc trong đó tham đắm tài sản, lẫn tiếc nhàcửa, thường cải vã nhau.

Bấygiờ đàn-việt, thí chủ dốc lòng tin Phật pháp, ưa thíchbố thí chẳng tiếc của cải. Khi ấy, đàn-việt thí chủsau khi mạng chung đều sanh lên trời; còn Tỳ-kheo giải đãi,chết sẽ vào địa ngục. Như thế, này Ca-diếp! Tất cảcác hành thảy đều vô thường, không được bền lâu. Lạinữa, Ca-diếp nên biết! Ðời tương lai, sẽ có Tỳ-kheo cạobỏ râu tóc mà tập theo gia nghiệp, tay trái bồng con trai,tay phải ôm con gái, lại cầm đàn sáo, đi khất thực trêncác đường phố. Bấy giờ đàn-việt thí chủ thọ phướcvô cùng, huống gì ngày nay có những người chí thành khấtthực. Như thế này Ca-diếp! Tất cả các hành vô thường,không được bền lâu.

Ca-diếpnên biết, đời tương lai hoặc có Sa-môn Tỳ-kheo sẽ bỏTám chánh đạo và Bảy pháp như nay Ta đã tu tập pháp bảoấy trong bao vô số kiếp. Các Tỳ-kheo đời tương lai dùngca khúc, ở trong chúng khất thực để tự nuôi sống. Songcác đàn-việt thí chủ cúng thức ăn cho các Tỳ-kheo ấy cũngcòn được phước, huống gì ngày nay mà không được phướcsao?

NayTa đem pháp này trao lại cho Tỳ-kheo Ca-diếp và A-nan. Vì sao?Nay Ta tuổi đã già đến tám mươi. Như Lai không bao lâu sẽdiệt độ. Nay đem pháp bảo phó chúc hai người, khéo ghi nhớđọc tụng, giữ gìn đừng cho dứt mất, lưu truyền trongthế gian. Người nào có lỗi làm dứt tuyệt lời dạy củabậc Thánh sẽ bị đọa vào chốn biên địa. Cho nên hôm nayTa dặn dò trao phó kinh pháp cho các Thầy, đừng để dứtmất.

Khiấy, Tôn giả Ðại Ca-diếp và Tôn giả A-nan liền từ chỗngồi đứng dậy, quỳ gối chấp tay bạch Phật:

- Donhững cớ gì đem kinh pháp này trao phó hai chúng con mà khôngtrao người khác? Trong chúng của Như Lai, lại có các vị thầnthông đệ nhất không thể tính kể, sao không trao phó dặndò?

ThếTôn bảo Ca-diếp:

- Taxem trong cõi Trời, cõi Người, trọn không thấy người nàocó thể thọ trì pháp bảo này sánh bằng Ca-diếp, A-nan. Tronghàng Thanh văn cũng không ai hơn hai người này. Chư Phật đờiquá khứ cũng có hai người thọ trì kinh pháp, như Tỳ-kheoCa-diếp và A-nan ngày nay sánh rất là rất thù diệu. Vì sao?Tỳ-kheo hành đầu đà ở thời Phật quá khứ, khi pháp cònthì còn, pháp mất thì mất. Còn Tỳ-kheo Ca-diếp của Ta hômnay còn lưu lại ở đời,đến Phật Di-lặc ra đời mới nhậpdiệt. Do nhân duyên này, Tỳ-kheo Ca-diếp ngày nay hơn chúngTỳ-kheo thời quá khứ.

Lạinữa, Tỳ-kheo A-nan, vì sao hơn thị giả thời quá khứ? Thịgiả chư Phật thời quá khứ nghe Phật nói rồi sau mới hiểu;còn nay Tỳ-kheo A-nan, Như Lai chưa nói ra đã hiểu. Như Laikhông cần nói, Tỳ-kheo A-nan hơn các thị giả chư Phật thờiquá khứ.

Chonên, này Ca-diếp, A-nan! Nay Ta giao phó cho các Thầy, dặn dòcác Thầy pháp bảo này, đừng để thiếu sót, diệt mất.

Bấygiờ Thế Tôn bèn nói kệ:
Tấtcả hành vô thường
Khởilên ắt có diệt
Khôngsanh thì không tử
Diệtnày rất là vui.

Khiấy, Tôn giả Ðại Ca-diếp và Tôn giả A-nan nghe lời Phậtdạy xong, vui vẻ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]