Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17-2. Phẩm An-ban (2)

02/05/201111:10(Xem: 12933)
17-2. Phẩm An-ban (2)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 1

XVII.2Phẩm An-ban (2)

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Haingười cùng xuất hiện ở đời là rất khó có được. Thếnào là hai người? Nghĩa là Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giácxuất hiện ở đời rất khó được. Chuyển luân Thánh vươngxuất hiện ở đời rất khó được. Hai người cùng xuấthiện ở đời là rất khó có được.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Haingười cùng xuất hiện ở đời rất khó có được. Thếnào là hai người? Nghĩa là Bích-chi Phật xuất hiện ở đờilà rất khó được, bậc lậu tận A-la-hán, đệ tử Như Laixuất hiện ở đời rất là khó được. Này Tỳ-kheo! Ðólà hai người xuất hiện ở đời rất là khó có được.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóhai pháp này ở tại thế gian rất là phiền não. Thế nàolà hai pháp? Nghĩa là làm các ác, gốc khởi các oán hiềm;lại không tạo hạnh lành là gốc của các đức. Này Tỳ-kheo,đó là hai pháp rất phiều não. Thế nên, các Tỳ-kheo, nêngiác tri pháp phiền não này; cũng nên giác tri pháp không phiềnnão. Các pháp phiền não nên nhớ đoạn trừ, pháp không phiềnnão nên nhớ tu hành. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điềunày!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Chúngsanh tà kiến, sự nhớ nghĩ, quy hướng, và các hành khác củahọ đều không đáng quý. Người thế gian không (nên) ham thích.Vì sao thế? Vì tà kiến ấy chẳng lành. Ví như có hột tráiđắng. Nghĩa là hột trái đắng, rau đắng, hột rau đay, hộttất-địa bàn-trì và các hột đắng khác. Nếu ở trên đấttốt trồng các hột này, sau đó nảy mầm vẫn đắng nhưcũ. Vì sao thế? Vì hột này vốn đắng. Chúng sanh tà kiếnnày cũng như thế. Việc làm của thân hành, khẩu hành, ýhành, sự quy hướng, nghĩ nhớ và các hạnh khác của họ,tất cả không đáng quý. Người thế gian không ham thích (ưachuộng). Vì sao vậy? Vì tà kiến là ác, không lành. Thế nên,các Tỳ-kheo, nên trừ tà kiến, tập hành chánh kiến. Nhưvậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Chúngsanh chánh kiến, sự suy nghĩ, chỗ quy hướng và các hạnhkhác của họ, tất cả đều đáng quý kính. Người thế gianưa chuộng. Vì sao thế? Vì chánh kiến rất hay. Ví như cócác quả ngọt như mía, như quả bồ đào và tất cả cácquả ngon ngọt khác. Có người sửa sang đất tốt rồi lấytrồng, sau đó sanh trái thảy đều ngon ngọt được ngườiưa thích. Vì sao thế? Vì hột quả này vốn ngon ngọt. Chúngsanh chánh kiến này cũng như thế, sự suy nghĩ, chỗ quy hướngvà các hạnh khác, tất cả đều đáng ưa chuộng. Ngườiđời ai cũng vui vẻ. Vì sao thế? Vì chánh kiến có rất hay.Thế nên các Tỳ-kheo, nên tập hành chánh kiến. Như vậy,này các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Tôn giả A-nan ở chỗ vắng vẻ, tự tu duy một mình,rồi nghĩ: "Có các chúng sanh khởi lên tư tưởng ái dục rồisanh dục ái, ngày đêm huân tập không nhàm chán".

Bấygiờ Tôn giả A-nan vào buổi chiều liền từ chỗ ngồi đứnglên, đắp y ngay ngắn rồi đến chỗ Thế Tôn, đến rồicúi lạy và ngồi một bên. Bấy giờ Tôn A-nan bạch Thế Tôn:

- Vừarồi con ở chỗ vắng vẻ liền sanh niệm này: "Có các chúngsanh khởi lên tưởng ái dục rồi sanh dục ái, miệt mài tậpnhiễm không có nhàm chán".

ThếTôn dạy:

- Ðúngvậy, A-nan! Như lời Thầy nói. Có những người khởi tưởngdục ái rồi tăng dục tưởng, miệt mài tập nhiễm, khôngcó nhàm chán. Vì sao thế? A-nan! Ngày xưa ở đời quá khứcó Chuyển luân Thánh vương tên là Ðảnh Sanh dùng pháp caitrị không có loạn bậy, bảy báu thành tựu. Bảy báu là:xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, ngọc nữ báu, cư sĩ báu,điển binh báu. Ðó là bảy báu. Lại có ngàn người con dũngmãnh, cường tráng, hay hàng phục các ác, thống lãnh bốnthiên hạ chẳng dùng dao gậy. A-nan nên biết! Bấy giờ Thánhvương Ðảnh Sanh liền nghĩ: "Ta nay có cõi Diêm-phù-đề này,nhân dân thịnh vượng, nhiều châu báu. Ta cũng đã theo cácbậc trưởng lão kỳ cựu nghe: phía Tây có đất Cù-da-ni,nhân dân thịnh vượng, có nhiều châu báu. Ta nay nên đếnthống lãnh quốc độ kia".

Bấygiờ, này A-nan, Ðảnh Sanh vừa sanh niệm này, liền đem bốnbộ binh từ cõi Diêm-phù này biến mất rồi đến đất Cù-da-ni.Bấy giờ người dân đất đó thấy Thánh vương đến, đềutới trước nghinh tiếp quỳ lễ thăm hỏi.

- "Kínhchào Ðại vương! Nay nước Cù-da-ni nhân dân thịnh vượng,cúi mong Thánh vương hãy ở đây cai trị nhân dân khiến theogiáo pháp".

Lúcbấy giờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh liền ở Cù-da-nithống lãnh nhân dân, trải qua vài trăm ngàn năm. Rồi lúckhác Thánh vương Ðảnh Sanh lại nghĩ: "Ta có Diêm-phù-đề,nhân dân thịnh vượng, nhiều trân bảo, cũng có mưa bảybáu ngập đến đầu gối. Nay cũng lại có đất Cù-da-ni này,nhân dân thịnh vượng, có nhiều trân bảo. Ta từng theo cácbậc trưởng lão kỳ cựu nghe còn có nước Phất-vu-đệ,nhân dân thịnh vượng, có nhiều trân bảo. Nay ta hãy đếnthống lãnh quốc độ kia, dùng pháp cai trị".

Bấygiờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh vừa sanh niệm đó,liền đem bốn bộ binh, từ Cù-da-ni biến mất, rồi đếnPhất-vu-đệ. Bấy giờ nhân dân đất kia thấy Thánh vươngđến, đều tới trước nghinh tiếp quỳ lễ thăm hỏi; khácmiệng đồng thanh mà nói:

- "Kínhchào Ðại vương! Nay nước Phất-vu-đệ này, nhân dân thịnhvượng, có nhiều trân bảo. Cúi mong Ðại vương nên ở đâycai trị nhân dân khiến theo giáo pháp".

Bấygiờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh liền ở nước Phất-vu-đệthống lãnh nhân dân, trải qua trăm ngàn vạn năm. Khi ấy Thánhvương Ðảnh Sanh vào lúc khác nảy sanh niệm này: "Ta ở Diêm-phù-đề,nhân dân thịnh vượng, có nhiều trân bảo, có mưa bảy báungập đến đầu gối. Nay lại cũng có Cù-da-ni, nhân dân thịnhvượng, có nhiều trân bảo; nay lại cũng có nước Phất-vu-đệnày, nhân dân thịnh vượng, có nhiều trân bảo. Ta cũng từngtheo trưởng lão kỳ cựu nghe có Uất-đan-việt, nhân dân thịnhvượng, nhiều trân bảo, việc làm tự do không có cố thủ,sống lâu không yểu, chánh thọ ngàn tuổi. Ở đó hết tuổithọ ắt sanh lên trời chẳng đọa đường khác, mặc áo kiếp-ba-dục,ăn cơm gạo tự nhiên. Nay ta nên đến thống lãnh quốc độđó, dùng pháp cai trị".

Bấygiờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh vừa sanh niệm đó liềnđem bốn bộ binh từ Phất-vu-đệ biến mất, rồi đến Uất-đan-việt,xa thấy đất đó màu xanh rậm rì, thấy rồi liền hỏi quầnthần:

- "CácKhanh có thấy khắp cõi này màu sắc xanh um không?"

Quầnthần đáp:

- "Quảnhiên là thấy".

Vuabảo quần thần:

- "Ðâylà cỏ mềm mại, mịn như áo trời không khác. Chư hiền hãyngồi ở đây".

Chốclát lại đi tới trước, xa thấy đất kia màu vàng rực. Vualiền bảo quần thần:

- "CácKhanh có thấy khắp đất này màu vàng rực không?"

Quầnthần đáp:

- "Ðềuthấy hết".

Ðạivương nói:

- Ðâygọi là lúa gạo tự nhiên. Các bậc Hiền ở đây thườngăn thức ăn này. Như các Khanh bây giờ cũng sẽ ăn lúa gạonày".

Bấygiờ, một lát sau Thánh vương lại đi đến trước, thấyđất kia bằng phẳng, xa thấy đài cao hiện ra rất đặc thù,lại bảo quần thần:

- "CácKhanh có thấy đất này khắp nơi bằng phẳng không?"

Quầnthần đáp:

- "Ðúngvậy, tất cả đều thấy thế".

Ðạivương bảo:

- "Ðâylà áo thứ cây kiếp-ba-dục. Các Khanh cũng lại sẽ mặc áocây này".

Bấygiờ, này A-nan, nhân dân cõi đó thấy Ðại vương đến, đềutới trước nghinh tiếp, quỳ lại thăm hỏi, khác tiếng đồngvang mà nói:

- "Kínhchào Thánh vương! Ðất Uất-đan-việt này, nhân dân thịnhvượng, có nhiều trân bảo. Cúi mong Ðại vương hãy ở đâycai trị nhân dân khiến theo giáo pháp".

Bấygiờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh liền ở Uất-đan-việtthống lãnh nhân dân, trải qua trăm ngàn vạn năm. Rồi tronglúc khác, Thánh vương Ðảnh Sanh lại nảy sanh niệm này: "Nayta có đất Diêm-phù, nhân dân thịnh vượng, nhiều thứ trânbảo, cũng có mưa bảy báu ngập đến đầu gối, nay ta cũnglại có đất Cù-da-ni, Phất-vu-đệ và Uất-đan-việt này,nhân dân thịnh vượng, có nhiều trân bảo. Ta cũng từng theocác trưởng lão kỳ cựu nghe có cõi trời Ba mươi ba khoáilạc không đâu bằng, thọ mạng rất lâu, cơm áo tự nhiên,ngọc nữ vây quanh không kể xiết. Nay ta nên đến thống lãnhThiên cung đó, dùng pháp cai trị".

Bấygiờ, này A-nan! Thánh vương Ðảnh Sanh vừa sanh niệm này,liền đem bốn bộ binh, từ Uất-đan-việt biến mất, rồilên đến cõi trời Ba mươi ba. Lúc đó, Thiên Ðế Thích từxa thấy Thánh vương Ðảnh Sanh đến, liền nói:

- "Chàomừng Ðại vương! Mời đến đây ngồi!".

Bấygiờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh liền cùng Thích-đề-hoàn-nhânngồi chung một tòa. Hai người cùng ngồi không thể phân biệtđược, nhan mạo, cử động, ngôn ngữ, âm thanh không khácmột chút nào.

Bấygiờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh ở đó trải qua vàitrăm ngàn năm, rồi liền sanh niệm này: "Nay ta có đất Diêm-phùnày, nhân dân thịnh vượng, có nhiều trân bảo, cũng có mưabảy báu ngập đến đầu gối; cũng có Cù-da-ni, lại cũngcó Phất-vu-đệ, cũng lại có Uất-đan-việt, nhân dân thịnhvượng, nhiều thứ trân bảo. Nay ta đến cõi trời Ba mươiba này; giờ ta nên hại Thiên Ðế Thích này, rồi ở đâyriêng làm vua chư Thiên".

Bấygiờ, này A-nan, Thánh vương Ðảnh Sanh vừa sanh niệm này,liền từ trên tòa tự rơi xuống đến đất Diêm-phù và bốnbộ binh cũng đều đọa lạc. Lúc đó, xe báu cũng mất chẳngbiết ở đâu, voi báu, ngựa báu đồng thời chết hết, châubáu tự diệt, ngọc nữ báu, cư sĩ báu, điển binh báu đềumạng chung.

Bấygiờ Thánh vương Ðảnh Sanh thân bị bịnh nặng. Các tôngtộc, thân thuộc đều tụ tập hỏi thăm bệnh vua:

- "Thếnào, Ðại vương, giả sử Ðại vương mạng chung rồi, cóngười đến hỏi nghĩa này: "Ðại vương Ðảnh Sanh lúc mạngchung có lời dạy nào?" Nếu có người hỏi như thế sẽ đápra sao?"

Thánhvương Ðảnh Sanh đáp:

- "Nếunhư ta mạng chung, sau khi mạng chung có người đến hỏi thìđáp: "Vua Ðảnh Sanh thống lãnh bốn thiên hạ này mà khôngchán đủ, lại đến cõi trời Ba mươi ba, ở đó trải quavài trăm ngàn năm; ý còn sanh tham muốn hại Thiên Ðế rồitự đọa lạc mà mạng chung".

A-nan!Nay Thầy chớ ôm lòng hoài nghi, vua Ðảnh Sanh lúc đó đâuphải người nào khác. Chớ xem như thế!! Vì cớ sao? Vua ÐảnhSanh chính là thân Ta vậy. Lúc đó, Ta thống lãnh bốn thiênhạ này và đến cõi trời Ba mươi ba ở trong ngũ dục khôngcó chán đủ. A-nan! Hãy dùng cách thức này chứng biết chỗhướng đến; vì nỗi lòng tham dục, tăng thêm tưởng này,ở trong ái dục không biết chán đủ. Muốn cầu chán đủ,nên theo trong trí tuệ Thánh Hiền mà cầu.

Bấygiờ Thế Tôn ở trong đại chúng liền nói kệ:

Thamdâm như lúc mưa,
Ðốidục không nhàm chán,
Vuiít mà khổ nhiều,
Ðiềungười trí từ bỏ.
Chínhdù hưởng Thiên dục,
Nămlạc tự vui chơi,
Khôngbằng đoạn tâm ái,
Ðệtử bậc Chánh giác.
Thamdục kéo ức kiếp,
Phướchết lại vào ngục,
Hưởngvui há bao lâu,
Liềnchịu khổ địa ngục.

Thếnên, này A-nan, hãy dùng cách thức này biết dục mà bỏ dục,trọn không khởi tưởng này. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãyhọc điều này!

Bấygiờ A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Bà-la-môn Sanh Lậu đi đến chỗ Thế Tôn thăm hỏi, rồingồi một bên. Lúc này Bà-la-môn Sanh Lậu bạch Thế Tôn:

- Nênquán người Ác tri thức thế nào?

ThếTôn dạy:

- Nênxem như xem mặt trăng.

Bà-la-mônhỏi:

- Nênquán Thiện tri thức thế nào?

ThếTôn dạy:

- Nênxem như xem mặt trăng.

Bà-la-mônnói:

- NaySa-môn Cù-đàm nói lược cốt yếu mà chưa giảng rộng nghĩa.Cúi mong Cù-đàm nói rộng rãi khiến người chưa hiểu đượchiểu.

- Bà-la-môn!Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ! Ta sẽ vì ông giảngrộng nghĩa này.

- Xinvâng, Cù-đàm.

Bà-la-mônSanh Lậu nhận lời dạy rồi, Thế Tôn bảo:

- Giốngnhư, này Bà-la-môn, trăng cuối tháng, ngày đêm xoay vần, cònkhuyết chưa có đầy. Ðó là tổn giảm. Hoặc lại có lúctrăng không hiện, không có người thấy. Ðây cũng như thế.Này Bà-la-môn! Như Ác tri thức trải qua ngày đêm, dần dầnkhông có tín, không có giới, không có văn, không có thí, khôngcó trí tuệ. Người đó vì không có tín, giới, văn, thí,tuệ nên với Ác tri thức đó, khi thân hoại mạng chung, bịvào trong địa ngục. Thế nên, Bà-la-môn, nay Ta nói là Áctri thức giống như trăng cuối tháng.

Giốngnhư, này Bà-la-môn, trăng đầu tháng, theo ngày đêm dần qua,ánh sáng tăng lên dần dần tròn đầy, rồi đến ngày rằmtròn đầy; tất cả chúng sanh đều thấy. Cũng vậy, Bà-la-môn,như thiện tri thức, trải qua ngày đêm, tăng thêm tín, giới,văn, thí, trí tuệ. Người ấy do tăng thêm tín, giới, văn,thí, trí tuệ nên thiện tri thức kia, khi thân hoại mạng chung,được sanh lên trời và cõi lành. Thế nên, Bà-la-môn, Ta nóithiện tri thức này, chỗ thú hướng giống như mặt trăngtròn đầy.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ này:

Nếungười có tham dục,
Sângiận, si chẳng dứt,
Vớilành, dần có giảm,
Giốngnhư trăng sắp hết.
Nếungười không tham dục,
Sângiận, ai cũng dứt,
Vớithiện, có tăng dần,
Giốngnhư trăng tròn đầy.

Thếnên, Bà-la-môn, nên học như trăng đầu tháng.

Bấygiờ Bà-la-môn Sanh Lậu bạch Thế Tôn:

- Lànhthay, Cù-đàm! Ví như người gù được thẳng, người mù đượcsáng, người mê thấy đường, ở nơi tối tăm có đèn sáng.Ðây cũng như thế, Sa-môn Cù-đàm dùng vô số phương tiệnthuyết pháp cho con. Nay con xin tự quy y Phật, Pháp và chúngTăng. Từ nay xin cho con làm Ưu-bà-tắc, cho đến hết đờikhông sát sanh.

Bấygiờ Bà-la-môn Sanh Lậu, nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ thuyết về pháp Thiện tri thức, cũng sẽ thuyết vềpháp Ác tri thức. Hãy lắng nghe lắng nghe và khéo suy nghĩ!

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn.

Bấygiờ các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy, Thế Tôn bảo:

- Kiavì sao gọi là pháp Ác tri thức? Ở đây, này Tỳ-kheo, ngườiÁc tri thức sanh niệm này: "Ta ở trong dòng hào tộc, xuấtgia học đạo; các Tỳ-kheo khác là hạng ty tiện xuất gia".Ỷ nơi dòng họ mình, hủy báng người khác. Ðó gọi là phápÁc tri thức. Hơn nữa, người Ác tri thức còn sanh niệm này:"Ta cực kỳ tinh tấn vâng theo các pháp chân chánh; các Tỳ-kheokhác, chẳng tinh tấn trì giới"; Lại dùng nghĩa này hủy bángngười khác mà tự cống cao. Ðó là pháp Ác tri thức.

Hơnnữa, Ác tri thức lại nghĩ: "Ta tam-muội thành tựu, Tỳ-kheokhác không có tam-muội, tâm ý lầm lẫn không có nhất định".Người ấy ỷ vào tam muội này thường tự cống cao, hủybáng người khác. Ðó gọi là pháp Ác tri thức.

Hơnnữa, Ác tri thức lại nghĩ: "Ta trí tuệ bậc nhất, các Tỳ-kheokhác không có trí tuệ". Người ấy ỷ vào trí tuệ này, màtự cống cao hủy báng người khác. Ðó là pháp Ác tri thức.

Hơnnữa, Ác tri thức lại nghĩ: "Nay ta thường được thức ăn,giường mền, ngọa cụ, thuốc men trị bệnh; các Tỳ-kheokhác không có được vật cúng dường này". Người ấy ỷvào vật lợi dưỡng này mà tự cống cao, hủy báng ngườikhác. Ðó gọi là pháp Ác tri thức. Như vậy, này các Tỳ-kheo,người Ác tri thức hành tà nghiệp này.

Kiavì sao gọi là pháp Thiện tri thức? Ở đây, này Tỳ-kheo,người Thiện tri thức không nghĩ thế này: "Ta sanh trong nhàhào tộc, các Tỳ-kheo khác không phải là nhà hào tộc", thânmình và người không có khác. Ðó gọi là pháp Thiện tri thức.

Hơnnữa, người Thiện tri thức không nghĩ: "Nay ta trì giới, cácTỳ-kheo khác không giữ giới hạnh", thân mình và người khôngcó tăng giảm. Người ấy y theo giới này không tự cống cao,chẳng chê bai người khác. Như vậy, này Tỳ-kheo, gọi làpháp Thiện tri thức.

Hơnnữa, này Tỳ-kheo, người Thiện tri thức lại không nghĩ:"Ta tam-muội thành tựu, các Tỳ-kheo khác ý loạn chẳng định",thân mình và người cũng không tăng giảm. Người ấy nươngtam-muội này không tự cống cao cũng không hủy báng ngườikhác. Như vậy, này Tỳ-kheo, gọi là pháp Thiện tri thức.

Hơnnữa, này Tỳ-kheo, người Thiện tri thức không nghĩ: "Tôitrí tuệ thành tựu, các Tỳ-kheo khác không có trí tuệ", thânta và người không có tăng giảm. Người ấy nương trí tuệnày, không tự cống cao cũng không chê bai người khác. Nhưvậy, này Tỳ-kheo, gọi là pháp Thiện tri thức.

Hơnnữa, này Tỳ-kheo, ngươì Thiện tri thức không nghĩ: "Ta cóthể được y phục thức ăn, giường mền, ngọa cụ, thuốcmen trị bệnh; các Tỳ-kheo khác không được y phục, thứcăn, giường mền, ngọa cụ, thuốc men trị bệnh", thân mìnhvà thân người cũng không tăng giảm. Người ấy nương lợidưỡng này, không tự cống cao, cũng không hủy báng ngườikhác. Như vậy, này Tỳ-kheo, gọi là pháp Thiện tri thức.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa phân biệt pháp Ác tri thức cho các Thầy và cũng lại nóipháp Thiện tri thức cho các Thầy rồi. Thế nên, này các Tỳ-kheo,hãy cùng nhau xa lìa pháp Ác tri thức, nhớ cùng tu hành phápThiện tri thức. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điềunày!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Thích Sí, vườn Ni-câu-lưu, cùng vớichúng năm trăm đại Tỳ-kheo.

Bấygiờ năm trăm người hào quý thuộc dòng họ Thích trong nướcmuốn có chỗ bàn luận, bèn tập họp tại giảng đườngPhổ Nghĩa. Bấy giờ Bà-la-môn Thế Ðiển liền đến chỗdòng họ Thích kia bảo với họ Thích:

- Thếnào chư vị, trong đây có Sa-môn, Bà-la-môn cùng người thếtục nào có thể cùng ta nghị luận chăng?

Bấygiờ những người họ Thích bảo Bà-la-môn Thế Ðiển.

- Nayở trong đây có hai người tài cao học rộng ở tại nướcCa-tỳ-la-vệ. Hai người nào? Một người tên là Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc,hai là Cù-đàm họ Thích, Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác.So với Tỳ-kheo Bàn-đặc thì mọi người biết ít, vô văn,cũng không trí tuệ, ngôn ngữ vụng về, không phân biệt trước,sau (khứ lai). Lại nữa, cả nước Ca-tỳ-la-vệ này đềulà vô trí, vô văn, cũng không thông tuệ, là người vụngvề, có nhiều xấu uế, như thế so với Cù-đàm. Nay Ông cóthể cùng họ luận nghị. Nếu Bà-la-môn có thể luận nghịthắng được hai người ấy, năm trăm người chúng tôi sẽtùy thời cúng dường những thứ cần dùng, cũng sẽ tặngngàn giật vàng ròng (1 giật: 20 lạng).

Bấygiờ Bà-la-môn liền nghĩ: "Dòng họ Thích ở Ca-tỳ-la-vệnày hẳn đều là thông minh, có nhiều kỹ thuật, gian xảoquỷ quyệt, hư ngụy không có chánh hạnh. Nếu ta cùng haingười kia luận nghị mà thắng được, đâu đủ ch là lạ.Còn như người ấy thắng ta, tức là ta bị người ngu nhiếpphục. Nghĩ hai lẽ này, ta chẳng kham cùng họ luận nghị".

Bà-la-mônThế Ðiển nghĩ như thế rồi liền lui đi.

Lúcnày, Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc đến giờ ôm bát vào thànhCa-tỳ-la-vệ khất thực. Bà-la-môn Thế Ðiển từ xa trôngthấy Châu-lợi-bàn-đặc đi đến, liền hỏi:

- Sa-môntên gì?

Tỳ-kheoChâu-lợi-bàn-đặc nói:

- Thôi!Bà-la-môn! Ông chẳng cần hỏi tên. Sở dĩ Ông đến đâyvì muốn hỏi nghĩa, thì nên hỏi đi!

Bà-la-mônnói:

- Sa-môncó thể cùng luận nghị với ta chăng?

Tỳ-kheoChâu-lợi-bàn-đặc nói:

- Tacòn có thể cùng Phạm thiên luận nghị, hà huống cùng ngườimù không mắt như Ông.

Bà-la-mônnói:

- Ngườimù tức không phải là người không mắt sao? Không mắt ắtkhông phải mù sao? Ðây chỉ là một nghĩa, há không phảilà lập lại lôi thôi?

Lúcnày, Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc liền bay lên không trung hiệnmười tám thứ biến hóa. Bấy giờ Bà-la-môn liền nghĩ: "Sa-mônnày chỉ có thần túc chứ không biết nghị luận. Nếu cóai giải được nghĩa này cho ta, ta sẽ thân làm đệ tử".

Lúcnày Tôn giả Xá-lợi-phất dùng Thiên nhĩ nghe được lờinày: "Châu-lợi-bàn-đặc cùng Bà-la-môn Thế Ðiển luận nghị".

Lúcnày, Tôn giả Xá-lợi-phất liền biến thân thành Tỳ-kheoBàn-đặc, rồi ẩn hình Tỳ-kheo Bàn-đặc khiến không chohiện nữa, và bảo Bà-la-môn:

- Bà-la-môn!Nếu Ông nghĩ rằng Sa-môn này chỉ có thần túc chứ chẳngkham luận nghị, thì nay Ông hãy lắng nghe, ta sẽ nói cho, tasẽ đáp nghĩa Ông hỏi, dựa theo gốc của luận này, lạidẫn thêm ví dụ. Này Bà-la-môn! Nay Ông tên là gì?"

Bà-la-mônnói:

- Tatên Phạm Thiên.

Châu-lợi-bàn-đặchỏi:

- Ônglà trượng phu chăng?

- Talà trượng phu.

- Làngười chăng?

- Làngười.

Châu-lợi-bàn-đặchỏi:

- Thếnào Bà-la-môn? Trượng phu cũng là người, người cũng làtrượng phu. Ðây cũng là một nghĩa, há không là lập lạilôi thôi sao? Nhưng này Bà-la-môn! Mù cùng với không mắt,nghĩa này không đồng.

Bà-la-mônnói:

- Thếnào, Sa-môn gọi đó là mù ư?

Châu-lợi-bàn-đặcnói:

- Vínhư chẳng thấy đời này, đời sau, người sanh, người diệt,màu tốt, màu xấu, hoặc đẹp hoặc xấu, chúng sanh tạo hạnhthiện ác, như thực mà chẳng biết, trọn không thấy gì nêngọi đó là mù.

Bà-la-mônnói:

- Thếnào là người không mắt?

Châu-lợi-bàn-đặcnói:

- Mắtlà mắt trí tuệ vô thượng. Người kia không có con mắt trítuệ này nên gọi là không mắt.

Bà-la-mônnói:

- Thôi,thôi! Sa-môn! Bỏ tạp luận này đi! Nay ta muốn hỏi nghĩasâu xa. Thế nào Sa-môn? Có thể không nương pháp mà đượcNiết-bàn chăng?

Châu-lợiđáp:

- Chẳngnương Ngũ thạnh ấm mà được Niết-bàn.

Bà-la-mônnói:

- Thếnào Sa-môn? Ngũ thạnh ấm này là có duyên sanh hay vô duyênsanh?

Châu-lợi-bàn-đặcđáp:

- Ngũthạnh ấm này là có duyên sanh chớ không phải vô duyên sanh.

- Ngũthạnh ấm duyên cái gì?

- Áilà duyên.

- Cáigì là ái?

- Làsanh vậy.

Bà-la-mônnói:

- Cáigì gọi là sanh?

Tỳ-kheođáp:

- Tứclà ái.

Bà-la-mônnói:

- Áicó đạo nào?

Tỳ-kheonói:

- LàTám đạo phẩm của Hiền Thánh, đó là Chánh kiến, Chánhnghiệp, Chánh ngữ, Chánh mạng, Chánh hạnh, Chánh phương tiện,Chánh niệm, Chánh định. Ðó gọi là Tám đạo phẩm củaHiền Thánh.

Bấygiờ Châu-lợi-bàn-đặc rộng vì Bà-la-môn thuyết pháp rồi,Bà-la-môn nghe Tỳ-kheo dạy như thế xong, các trần cấu sạchhết, được pháp nhãn thanh tịnh; liền ở nơi đó bị (phong)gió đao trong thân nổi lên mà mạng chung.

Lúcnày Tôn giả Xá-lợi-phất, hoàn lại thân hình bay lên khôngtrung trở về chỗ ở. Bấy giờ, Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-nặcđến giảng đường Phổ Nghĩa, chỗ những người họ Thíchđang tụ tập. Ðến rồi bảo họ:

- CácÔng! Mau sắm sửa dầu bơ, củi đuốc, đến trà-tỳ Bà-la-mônThế Ðiển.

Bấygiờ họ Thích liền sắm dầu bơ, đến trà-tỳ (na-duy) Bà-la-mônThế Ðiển, dựng tháp ở ngã tư đường. Mọi người theonhau đến chỗ Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc, đến rồi quỳlạy và ngồi một bên. Rồi các người họ Thích dùng bàikệ này nói với Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc.

Trà-tỳrồi dựng tháp,
Chẳngtrái lời Tôn giả,
Chúngcon được lợi lớn,
Ðượcgặp phước lành này.

Bấygiờ, Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc liền dùng kệ này đáp:

Naychuyển Tôn pháp luân,
Hàngphục các ngoại đạo,
Trítuệ như biển lớn,
Ðếnđây hàng Phạm chí.
Chỗtạo hạnh thiện ác,
Quá,hiện và vị lai,
Ứckiếp không quên mất,
Thếnên hãy làm phước.

Bấygiờ Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc rộng vì các người họ Thíchkia thuyết pháp xong. Họ Thích bạch Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc:

- NếuTôn giả cần y phục, thức ăn uống, giường mền, ngọa cụ,thuốc men trị bệnh, chúng con đều sẽ cung cấp mọi thứ.Cúi mong Ngài nhận lời thỉnh cầu, chớ cự tuyệt một chúttình.

Tỳ-kheoChâu-lợi-bàn-đặc im lặng nhận lời.

Bấygiờ các người họ Thích nghe Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặcnói xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành La-duyệt, tại vườn trúc Ca-lan-đà, cùngchúng năm trăm đại Tỳ-kheo.

Bấygiờ người ác Ðề-bà-đạt-đa liền đến chỗ vương tửBà-la-lưu-chi (A-xà-thế) bảo vương tử:

- Ngàyxưa dân chúng thọ mạng rất dài. Như nay người thọ khôngquá trăm năm. Vương tử nên biết, mạng người vô thường,nếu không lên ngôi, nửa đường mạng chung chẳng đau sao?Vương tử! Giờ hãy dứt mạng vua cha, thống lãnh quốc dân.Nay ta sẽ giết Sa-môn Cù-đàm, làm Vô thượng Chí Chân ÐẳngChánh Giác. Ở nơi nước Ma-kiệt, làm vua mới, Phật mớikhông thích hay sao? Như mặt trời xuyên qua mây, không đâuchẳng chiếu; như mặt trăng mây tan sáng rỡ giữa ngàn sao.

Bấygiờ vương tử Bà-la-lưu-chi, liền bắt vua cha giam vào ngụcsắt, lập thêm quan phụ tá thống lãnh nhân dân.

Khiấy có nhiều Tỳ-kheo vào thành La-duyệt khất thực, liềnnghe Ðề-bà-đạt-đa dạy vương tử giam vua cha vào ngục sắt,lập thêm quan phụ tá. Lúc này, các Tỳ-kheo khất thực xongtrở về chỗ ở, thu xếp y bát đến chỗ Thế Tôn, cúi lạyrồi bạch Thế Tôn:

- Sángnay chúng con vào thành khất thực, nghe người ngu Ðề-bà-đạt-đadạy vương tử khiến bắt vua cha giam vào lao ngục, lại lậpthần tá. Rồi Ông dạy vương tử: "Ông giết vua cha, ta hạiNhư Lai, ở nước Ma-kiệt này làm vua mới, Phật mới, chẳngthích sao!".

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếuvua chúa cai trị không dùng chánh lý, bấy giờ cận thần cũnghành phi pháp. Cận thần đã hành phi pháp, bấy giờ vươngthái tử cũng hành phi pháp. Thái tử đã thành phi pháp, bấygiờ quần thần, trưởng quan cũng hành phi pháp. Quần thần,trưởng quan đã hành phi pháp, bấy giờ nhân dân cõi nướccũng hành phi pháp. Nhân dân cõi nước đã hành phi pháp, bấygiờ các chúng binh mã cũng hành phi pháp. Binh chúng đã hànhphi pháp, bấy giờ mặt trời, mặt trăng đảo lộn, chuyểnvận không đúng giờ. Mặt trời, mặt trăng đã sai giờ liềnkhông có năm tháng. Ðã không có năm tháng, trời sai, trănglầm, không còn tinh quang. Trời, trăng đã không tinh quang, bấygiờ tinh tú hiện quái. Tinh tú đã hiện biến quái liền cóbạo phong nổi lên. Ðã có bạo phong nổi lên, thì chư Thầngiận dữ. Chư Thần đã giận dữ, bấy giờ có mưa khôngđúng thời, lúc ấy hạt ngũ cốc ở dưới đất bèn chẳngtăng trưởng, loài người, các loài bò, bay, máy, cựa, nhansắc biến đổi, thọ mạng rất ngắn.

Nếulại có lúc phép vua cai trị chính đáng, bấy giờ quần thầncũng hành Chánh pháp. Quần thần đã hành Chánh pháp, thì vươngthái tử cũng hành Chánh pháp. Vương thái tử đã hành Chánhpháp, bấy giờ trưởng quan cũng hành Chánh pháp. Trưởng quanđã hành Chánh pháp, nhân dân cõi nước cũng hành Chánh pháp;mặt trời, mặt trăng thuận thường, gió mưa đúng thời,tai quái không hiện, thần kỳ hoan hỷ, ngũ cốc đầy dẫy,vua tôi hòa mục, nhìn nhau như anh em, trọn không thêm bớt,loài hữu tình nhan sắc tươi tốt, thức ăn tự tiêu hóa,không có tai hại, thọ mạng cực dài, được người yêu kính.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ này:

Vínhư trâu lội nước,
Dẫnđường nếu không chính,
Tấtcả đều chẳng chính,
Ðódo gốc dẫn đường.
Chúngsanh cũng như vậy,
Trongchúng ắt có người
Dẫnđường hành phi pháp,
Huốnglà người thấp thỏi.
Dânchúng đều chịu khổ,
Dovương pháp chẳng chính,
Ðểbiết hành phi pháp,
Tấtcả dân cũng thế.
Vínhư trâu lội nước,
Dẫnđường mà hành đúng,
Ngườitheo cũng đều đúng,
Ðódo gốc dẫn đường.
Chúngsanh cũng như vậy,
Trongchúng ắt có người
Dẫnđường hành Chánh pháp,
Huốnglà hạng thứ dân.
Dânchúng đều hưởng vui,
Dovương pháp dạy chính,
Nênbiết hành Chánh pháp,
Tấtcả dân cũng lợi.

Thếnên, các Tỳ-kheo, hãy bỏ phi pháp mà hành Chánh pháp. Nhưthế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]