Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06-Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ

25/10/201015:34(Xem: 7097)
06-Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ

KINH VIÊN GIÁCGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Trúc Lâm 2000

Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ
thưa hỏi

ÂM:

Ư thị Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát tạiđại chúng trung, tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túc, hữu nhiễu tam táp, trườngquì xoa thủ nhi bạch Phật ngôn:

- Ðại bi Thế Tôn, vị ngã đẳng bối quảng thuyết như thịbất tư nghì sự, bản sở bất kiến, bản sở bất văn, ngã đẳng kim giả mông Phậtthiện dụ, thân tâm thái nhiên đắc đại nhiêu ích.

DỊCH:

Lúc bấy giờ Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệở trong đại chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chân Phật, đi nhiễubên phải ba vòng, quì gối chấp tay bạch Phật rằng:

- Ðức Thế Tôn đại bi, vì bọnchúng con rộng nói việc bất tư nghì như thế, từ trước chưa từng thấy, từ trước chưatừng nghe, ngày nay chúng con nhờ Phật khéo dẫn dụ thân tâm thơ thới được lợiích lớn.

GIẢNG:

Chương này là chương Bồ-tát ThanhTịnh Tuệ, Ngài hỏi vì muốn cho tất cả chúng ta có trí tuệ thanh tịnh, biết rànhrẽ không còn bị mờ ám, không còn bị nghi ngờ. Sau khi Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ tánthán đức Phật, Ngài mới đặt câu hỏi:

ÂM:

- Nguyện vị chư lai nhất thiết pháp chúng, trùng tuyên Pháp vươngviên mãn Giác tánh, nhất thiết chúng sanh cập chư Bồ-tát Như Lai Thế Tôn sởchứng sở đắc vân hà sai biệt linh mạt thế chúng sanh văn thử thánh giáo, tùythuận khai ngộ, tiệm thứ năng nhập.

Tác thị ngữ dĩ, ngũ thể đầu địa, như thị tam thỉnh, chung nhiphục thủy.

DỊCH:

- Xin Thế Tôn vì các chúng đến nghe pháp, nói lại Tánh giác viênmãn của đấng Pháp vương và sở chứng sở đắc của chúng sanh, Bồ-tát và chư Phậtsai biệt như thế nào, khiến cho tất cả chúng sanh đời sau nghe được thánh giáonày, tùy thuận khai ngộ, dần dần vào được Tánh giác.

Thưa lời đây rồi, năm vóc gieo sát đất, thưa hỏi như vậy lặp lạiba lần.

GIẢNG:

Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ chỉ hỏi một câu duy nhất thôi. Bồ-tát này trítuệ thanh tịnh nên Ngài yêu cầu đức Phật lặp lại về Tánh giác viên mãn của NhưLai và chỗ tu chứng của chúng sanh, Bồ-tát và chư Phật khác nhau như thế nào?Nghĩa là căn cứ trên tánh Viên giác thì chúng sanh, Bồ-tát và Phật tu có saibiệt không? Tại sao căn cứ vào Tánh giác đó mà gọi là Phật, căn cứ vào Tánhgiác đó mà gọi là Bồ-tát, cũng căn cứ vào Tánh giác đó mà gọi là chúng sanh?Mong Phật chỉ cho những người tu sau này biết để tu hành khỏi lầm lẫn. Nếuchúng ta quyết chí tu cầu giải thoát thì câu hỏi này thật hệ trọng, bởi vìtrong khi tu mà không biết mình tới đâu, được ít cho là đủ hay được chút ít tựcho đã viên mãn Phật quả. Ðó là cái bệnh.

ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn cáo Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát ngôn:

- Thiện tai, thiện tai! Thiện nam tử, nhữ đẳng nãi năng vịmạt thế chúng sanh thỉnh vấn Như Lai tiệm thứ sai biệt. Nhữ kim đế thính, đươngvị nhữ thuyết.

Thời Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát phụng giáo hoan hỉ cập chư đại chúng,mặc nhiên nhi thính.

DỊCH:

Khi ấy đức Thế Tôn bảo Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ rằng:

- Lành thay, lành thay! Này thiện nam, các ông hãy vì chúng sanhđời sau thưa hỏi Như Lai về thứ lớp tu chứng sai biệt. Bây giờ các ông hãy lắngnghe, ta sẽ vì các ông nói.

Khi ấy Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ vâng lời dạy, vui vẻ cùng đại chúngim lặng lắng nghe.

GIẢNG:

Ðức Phật khen Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ vì chúng sanh đời sau đã khéohỏi Như Lai về thứ lớp tu chứng sai biệt, và dạy Ngài cùng đại chúng hãy imlặng lắng nghe đức Phật giảng dạy.

ÂM:

- Thiện nam tử, Viên giác tự tánh phi tánh tánh hữu tuần chư tánhkhởi, vô thủ vô chứng. Ư thật tướng trung, thật vô Bồ-tát cập chư chúng sanh.Hà dĩ cố? Bồ-tát chúng sanh giai thị huyễn hóa, huyễn hóa diệt cố, vô thủ chứnggiả. Thí như nhãn căn, bất tự kiến nhãn, tánh tự bình đẳng, vô bình đẳnggiả.

DỊCH:

- Này thiện nam, tánh Viên giác "phi tánh tánh hữu"tùy theo các tánh mà khởi, không thủ không chứng. Trong Tướng chân thật khôngcó Bồ-tát và chúng sanh. Vì cớ sao? Vì Bồ-tát và chúng sanh đều là tướng huyễnhóa. Khi tướng huyễn hóa diệt rồi thì không có người chứng và quả được chứng.Thí như con mắt không tự thấy con mắt. Tánh tự bình đẳng không cần người làmbình đẳng.

GIẢNG:

"Phi tánh tánh hữu" ý tương tự� vớibài kệ đức Phật truyền pháp cho Tôn giả Ma-ha Ca-diếp "Pháp bản pháp vôpháp"[1]trong Sử Ba Mươi Ba Vị Tổ Ấn Hoa.

Tự tánh Viên giác phi tánh, tánh hữu. Phi tánh nghĩa làtánh Viên giác không có đặc tánh riêng nên nói là "phi tánh", nhưng nókhông phải là không ngơ nên nói là "tánh hữu". Vì tánh Viên giáckhông cố định nên nói tùy theo tánh mà khởi. Trong mỗi người chúng ta ai cũngcó tánh Viên giác, cho nên nói Viên giác tự tánhTùy theo các tánh mà khởi, không thủ không chứng.song không cố định. Nếutánh Viên giác cố định trước sau như một thì ai cũng là Phật hết. Nhưng vì tánhViên giác không ở nguyên vị thể của nó, nên mới tùy duyên lành thì hiện rangười, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát. Theo duyên ác thì sanh vào địangục, ngạ quỉ, súc sanh. Bởi tùy duyên sanh ra các chủng tánh, nên chủng tánh khôngcố định, tạm có không thật. Vì là tướng giả không thật nên khi buông xả hết cácgiả tướng ấy hằng sống với thể Viên giác bình đẳng thì có gì gọ�i là chứng là giữ?Nên nói:

Bồ-tát và chúng sanh đều là tướng huyễn hóa. Bởi tánh Viên giácvốn không có cái gìn giữ cố định, nên nó theo duyên nghiệp mà thành ra các tánhsai biệt, như chủng tánh phàm phu là trời, người, a-tu-la, súc sanh. hay chủng tánhThánh như: Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát. Những chủng tánh sai biệt đó do tùyduyên tùy nghiệp giả có không thật, chỉ là tướng duyên hợp như huyễn như hóanên nói không có Bồ-tát và chúng sanh. Nếu buông hết các tướng không thật trởlại Thể tánh Viên giác bình đẳng, thì cái thể đó không thủ không chứng. Vì cáiThể bình đẳng sẵn có nơi mình, chỉ cần trở về là tự đầy đủ, đâu cần phải thêmbớt mà có chứng có giữ. Cho nên nói những cái huyễn hóa diệt rồi thì không thủkhông chứng. Trên Viên giác thì đâu có cái nào mê cái nào ngộ. Người thức tỉnhmình có tánh Viên giác sống trở lại thì gọi đó là ngộ, là Bồ-tát. Còn quên mấtlà mê, là chúng sanh. Tự tánh Viên giác không có mê ngộ, không có quên nhớ.Không có mê ngộ thì làm sao có Bồ-tát, có chúng sanh. Nên Bồ-tát và chúng sanhđều là tướng huyễn hoá. Tôi nêu một ví dụ nhỏ cho quí vị rõ. Ví dụ chúng ta cócái nhà hay cái chùa, trong đó có hai người. Người từ chùa đó đi ra, đi mãi đimãi không trở về, lang thang từ năm này đến năm nọ. Họ quên mất đường về, đó làngười mê. Còn người đi ra một lúc chợt nhớ: À mình có chùa sao lại phải langthang thế này! Rồi họ trở về. Khi nhớ trở về thì người đó tỉnh. Nhưng đối với cáichùa có hai cái nhớ và quên không? Chỉ tại người đi luôn là quên, người trở lạigọi là nhớ. Quên hay nhớ đối với cái chùa không có nghĩa gì hết.

Phật đưa ra ví dụ, như mắt chúngta thấy tất cả mọi vật, và chỉ thấy được ảnh của mắt là nhờ cái gương ở ngoàimắt, chớ mắt chúng ta không tự thấy mắt chúng ta.

Tánh tự bình đẳng không cần người làm cho bình đẳng. Tại sao vậy? Thí dụnhư mặt biển khi chưa dấy sóng thì gọi là mặt biển lặng bằng phẳng, khi dấysóng rồi mặt biển động không còn bằng nữa. Một lát lặng sóng mặt biển trở lạibằng. Như vậy cái bằng phẳng là sau khi dấy động rồi nó lặng xuống, nó bằngphẳng. Danh từ bằng phẳng là đối với khi nó lồi lõm dấy động. Còn nếu nguyên nóthủy chung như vậy thì bằng phẳng cái gì? Tánh Viên giác trước sau như mộtkhông có gì đổi thay thì có gì nói bình đẳng. Tánh Viên giác vốn tự bình đẳngkhông đợi người làm cho bình đẳng, nó tùy duyên hiện ra các pháp mà không thủkhông chứng. Vì khi chúng ta không đuổi theo các tướng huyễn hóa, thể nhập tánhViên giác bình đẳng thì tánh Viên giác chính là mình, nó không ở ngoài mình thìcòn gì chứng còn gì thủ?

Tóm lại, trước khi chỉ sự tu hànhtheo tánh Viên giác, đức Phật chỉ cho chúng ta biết rõ nguyên tánh Viên giáckhông cố định là tánh gì, nhưng không phải không ngơ, do tùy duyên huân tập màthành tánh phàm phu hay tánh Thánh. Khi chúng ta buông hết những chủng tánh hưvọng sai biệt ấy, trở về với Thật tướng Viên giác thì không thủ không xả, thấy tướngchúng sanh và Bồ-tát đều như huyễn như hóa.

ÂM:

- Chúng sanh mê đảo, vị năng trừ diệt nhất thiết huyễn hóa. Ưdiệt vị diệt, vọng công dụng trung tiện hiển sai biệt. Nhược đắc Như Lai tịchdiệt tùy thuận, thật vô tịch diệt cập tịch diệt giả.

DỊCH:

- Chúng sanh vì mê muội điên đảo, chưa diệt trừ tất cả pháphuyễn hóa, đối với pháp đáng diệt mà chưa diệt, nên trong vọng dụng công phu,liền hiển bày sai biệt. Nếu tùy thuận tịch diệt Như Lai thì thật không có cảnhtịch diệt và người tịch diệt.

GIẢNG:

Phật nói rằng bởi chúng sanh mêcho nên điên đảo. Từ điên đảo đó nên chưa thể trừ diệt được tất cả huyễn hóa.Ðiên đảo của phàm phu là ngay nơi thân huyễn hóa vô thường này mà cứ nghĩ đó làthường. Mạng sống chỉ có trong hơi thở, nhưng có ai dám nói mạng sống mìnhtrong hơi thở. Nếu đang ba mươi thì nghĩ ngắn lắm cũng sáu mươi tuổi mới chết. Ngườinăm mươi thì nghĩ ngắn lắm bảy mươi tuổi mới chết. Ít nhất cũng có hai mươi nămđể cho mình có cái gì hứa hẹn. Chớ nếu gần quá thì buồn. Ðó là điên đảo số một.

Rồi tới cái điên đảo thứ hai làthân bất tịnh mà tưởng là tịnh. Lúc nào chúng ta cũng nghĩ mình là đẹp, mình làsạch. Thân ô uế bất tịnh mà tưởng là tịnh nên khi người ta nói khác đi, chêchúng ta dơ hôi thì chúng ta tức lên vì trái với cái tưởng của mình. Như vậykhông điên đảo là gì?

Ðến cái thứ ba là thọ khổ mà tưởnglà lạc. Lãnh thọ là cảm giác khi mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, mắt thấy sắc, tai nghetiếng v.v. tất cả lãnh thọ đó đều là khổ mà mình lại tưởng là vui. Như ăn mónngon cho là vui, nghe tiếng nhạc cho là vui, thấy cảnh đẹp cho là vui. Tất cảnhững cái đó chúng ta cho là vui nên cứ mãi đuổi theo. Giả sử có một cái vuinào đó cứ còn mãi với chúng ta, liệu chúng ta có vui không? Ví dụ như có ngườighiền sầu riêng, họ cho được ăn sầu riêng là ngon, là vui. Bây giờ có người tặngcho họ hai ba chục trái sầu riêng ăn hoài, sáng ăn trưa ăn chiều ăn thì còn vuikhông? Nghe nhạc cũng vậy, nhạc hay mà giờ nào cũng nghe bên tai hoài còn vuikhông? Tất cả những cái vui đó là vui trong vô thường tạm bợ, đâu có thật làvui. Vậy mà người thế gian tưởng đó là vui, cứ đuổi theo. Nhưng được rồi là nómất, mất rồi tìm nữa, cứ như vậy cả cuộc đời trong vô thường mà không hay. Ðó làthọ khổ mà cứ tưởng là lạc.

Rồi thân vô ngã mà tưởng là ngã -ngã tức là chủ thể, là thường còn, là thuần nhất. Về vật chất thì thân này thayđổi từng tế bào, về tinh thần thì tâm này niệm niệm sanh diệt. Hai cái đó làmột dòng sanh diệt đổi thay, mà chúng ta tưởng là thường, tưởng là chủ thể nêncho là ngã. Cái vô thường biến đổi mà cho là thường là thật, đó là điên đảo thứtư.

Bốn cái điên đảo đó gọi là điênđảo phàm phu. Chúng ta chấp những điên đảo đó không dám bỏ nên không thể trừđược tất cả huyễn hóa. Vì không trừ được huyễn hóa nên không thể chứng được quảBồ-đề. Vì vậy Phật bảo chúng ta phải thấy rõ cái huyễn hóa đó, chúng ta khôngmê không lầm nó nữa thì mới có thể trừ diệt được điên đảo.

Hiện tại chúng ta còn vô minh chấpngã, chấp pháp, lúc khởi niệm này lúc khởi niệm kia lăng xăng lộn xộn, nên tôikhuyên quí vị tu biết vọng, vọng tưởng khởi biết nó là không thật thì buông, đólà dụng vọng công phu. Người nào bỏ lâu ngày thì vọng tưởng còn ít, gọi ngườiđó tu khá, người nào mới tu vọng tưởng nhiều thì nói tu còn dở. Có khá có dở làcăn cứ trên cái vọng dụng công phu sai biệt mà nói, chớ nó không thật. Vì chúngta ở trong vòng tương đối chưa buông được pháp huyễn hóa, nên ở trên cái vọngdụng công phu mà dẹp nó, liền thấy có sai biệt.

Nếu thể nhập được tánh Viên giác tịch diệt Như Lai rồithì không còn thấy một pháp nào cả, huống là có cảnh tịch diệt và người tịchdiệt. Tức là tu đến chỗ này không còn thấy hai pháp đối đãi nữa. Giống như bứctranh thứ tám trong Thập mục ngưu đồ là một vòng tròn không có người chăn vàtrâu để chăn. Nếu còn thấy cảnh tịch diệt và người tịch diệt là còn thấy hai.Tu tới đây, quí vị mới thấy hiện tại chúng ta tu, đều nằm trong vòng đối đãi. Khitu thì nói: "Tôi ráng tu làm sao cho được nhập Niết-bàn." Hỏi ainhập? Tôi nhập. Thế là có người nhập Niết-bàn và có cảnh giới Niết-bàn để nhập.Như vậy, Niết-bàn là cảnh mình là người, giống hệt như tôi tu để về Cực lạc, cócảnh Cực lạc và người về Cực lạc, còn năng còn sở, còn hai cái đối đãi. Nếu nóitu mà không còn có cảnh có người thì chán lắm buồn lắm, cho nên khi nghe nói tớichỗ cứu kính không còn năng không còn sở, không còn người không còn cảnh thìcảm thấy khó hiểu. Chớ nếu nói cảnh giới Niết-bàn đẹp đẽ rực rỡ, vào đó thật làsung sướng, nghe như vậy chúng ta mới ham mới tu. Cũng như nói về Cực lạc, ở đótoàn là vàng ròng, được ăn bát báu, được đi chơi, không làm mà tự nhiên có ăn,đủ thứ sung sướng, ham quá cho nên thích tu. Còn ở đây nói không có cảnh tịchdiệt và người tịch diệt, thật là buồn. Vì sao? Vì chúng ta tu là mong đạt mộtcái gì đó, đa số là tu vì bản ngã. Chúng ta tu hành đời này cực khổ là mong đờisau được sung sướng hơn. Nếu tu mà không nói đời sau ra sao thì buồn lắm khôngthể tu được. Như vậy chúng ta tu là tu vì bản ngã, mà bản ngã là kiến chấp lầmlẫn nên chúng ta mới đi trong sanh tử luân hồi. Bây giờ nếu chúng ta cũng tutheo bản ngã thì không bao giờ hết luân hồi, nhưng luân hồi xấu hay luân hồitốt, cũng như giấc mộng lành giấc mộng dữ vậy thôi.

Giờ đây, chúng ta phải tỉnh hẳn,hết mộng mới thật là vui. Còn mộng dù lành hay dữ cũng là mộng. Kiếp người bamươi năm hay năm mươi năm, thoáng qua nhớ lại không phải mộng là gì? Nếu thậtthì nó không mất, mà nó mất thì làm sao nói thật? Như vậy để chúng ta thấy rõchủ yếu giải thoát sanh tử luân hồi là sống được với tánh Viên giác của mình.Khi sống được với tánh Viên giác rồi thì không còn năng sở nữa, vì tánh Viêngiác là mình thì không có ai năng và cái gì là sở. Nếu còn có cảnh Niết-bàn đểchứng thì Niết-bàn là sở, người tu là năng, ấy là còn đối đãi nên khi nhập đượctánh Viên giác thì không còn thấy có mình và có tánh Viên giác là hai. Vì vậynên nói không thủ không chứng để chúng ta tu không mong thủ chứng. Lý Viên giácthật là thâm sâu, người học mà không tập sống thì đọc tới đoạn này thấy rối rắmkhó hiểu.

ÂM:

- Thiện nam tử, nhất thiết chúng sanh tùng vô thủy lai, do vọng tưởngngã cập ái ngã giả, tằng bất tự tri niệm niệm sanh diệt, cố khởi tắng ái đamtrước ngũ dục.

DỊCH:

- Này thiện nam, tất cả chúng sanh từ vô thủy đến giờ do vọngtưởng ngã và ái ngã, chẳng từng tự biết niệm niệm sanh diệt cho nên khởi yêughét và đam mê ngũ dục.

GIẢNG:

Ðức Phật nhắc lại cho tất cả chúng ta thấy từ vô thủy đến nay,do vọng tưởng chấp ngã là thật rồi ái ngã, cho nên chưa từng biết thân tâm củamình đổi thay từng phút từng giây. Thân tâm mình đổi thay từng phút từng giây,vậy mà không dám nói nó đổi thay, vì sợ đổi thay rồi sẽ mau mất. Ở thế gian,chúng ta gạt nhau mà cũng hài lòng trong cái gạt gẫm đó. Chúng ta luôn luôntránh né sự thật. Ví dụ khi thấy anh B mập phì ra mà không dám quở, bèn nóitránh: "Chà! Lúc này coi bộ anh phát tướng quá." Nghĩa là lúc nàocũng sợ không dám nói lẽ thật, nói thật sợ lỡ họ đau rồi chết, đủ thứ sợ. Cònthấy người kia ốm quá cũng không dám quở nữa, sợ họ mất thần. Nói tóm lại lúcnào chúng ta cũng nơm nớp sợ cái ngã này bị bại hoại đổi thay. Tại sao vậy? Vìyêu nó quá, cho nên nói đến sự bại hoại đổi thay của nó là hồi hộp lo sợ. Vìvậy, ở đây Phật mới nói do vọng tưởng về ngã rồi ái ngã, chưa từng biết mỗiniệm sanh diệt đổi thay. Nếu chúng ta nhận rõ sự đổi thay sanh diệt này thì coinó không ra gì hết. Vì chúng ta yêu nó quá cho nên không dám thừa nhận sự bạihoại đổi thay của nó. Khi thấy đầu bạc răng rụng là chúng ta buồn, vì yêu ngãquá nên ngã bại hoại đổi thay là khổ đau.

Nghiệm cho kỹ mới thấy cái chấp ngã của chúng ta thật là lạ lùng;cái hằng đổi thay mà lúc nào cũng sợ đổi thay. Nếu chúng ta biết đổi thay nhưthật là đã có tỉnh rồi. Chúng ta không dám nhìn cái đổi thay đó là tại vì chúngta mê. Vì vậy, người đời không bao giờ dám nói lên sự thật. Nói sự thật ngườiđời cho là chán đời yếm thế, cho nên lúc nào cũng nói gạt nhau "cuộc đờilà hạnh phúc, là an vui". Dùng những danh từ cho đẹp, cho kêu để đánh lừa nhau.Nhưng đối diện với sự thật thì nó chẳng hay chẳng đẹp gì cả. Nói đời là hạnhphúc mà tới nhà nào cũng thấy trán ông nhăn hai ba nếp, mặt bà đăm chiêu buồnbực, ít thấy người nào gương mặt thản nhiên tươi tỉnh, vậy mà lúc nào người đờicũng nói là hạnh phúc, an vui. Thử hỏi trong hiện tại có ai được hạnh phúc trọnngày không? Hết bận tâm việc này tới bận tâm việc nọ, hết bực bội việc này đếnbực bội việc kia. Như những chú bé lúc còn nhỏ nghĩ rằng ngày mai lớn lên cógia đình sẽ hạnh phúc. Nhưng khi có gia đình rồi phải vật lộn với cuộc sống đểlo cho vợ con, cho gia đình, trăm thứ lo dồn dập, rồi đâm ra bực bội cau có.Như vậy hạnh phúc chỉ là cái ước mơ mà người ta tưởng là thật. Do vậy mà cuộcđời chúng ta chìm trong mê tối, không dám thấy lẽ thật. Nếu có một người nàogan dạ nói thật thì chúng ta phiền trách người đó.

Ðức Phật biết rõ bệnh của chúng ta là "ái ngã", do áingã cho nên khởi yêu ghét và chìm đắm trong ngũ dục. Hễ có được món ăn ngon làthỏa mãn vị dục, có cái áo đẹp là thỏa mãn xúc dục, có radio nghe nhạc hay làthỏa mãn thanh dục. Lòng tham muốn không dứt, được cái này muốn cái kia, muốn mãicho tới già chết mà không hay. Mọi người chúng ta ai cũng như ai đều gom gópnhững vật chất quí báu, để cung phụng cho cái thân này, lo cho nó từng li từngtí, rốt cuộc rồi nó cũng rã mất. Quí vị nghĩ coi chúng ta có giống như dã tràngkhông? Cứ bươi cát vun lên rồi sóng ùa đến lôi đi mất, lại vun lên nữa rồi sónglôi đi nữa. Chúng ta cung phụng bảo vệ thân này, cuối cùng có bảo vệ được đâu? Vậymà cứ làm hoài hết đời này tới đời kia, hết đời kia tới đời nọ. không phải dãtràng xe cát là gì? Nhưng mà ít ai thấy cái vô lý đó, cứ như thế mà hài lòngrồi bảo nhau: "Con người sanh ra là phải như vậy." Nếu chúng ta khôngtỉnh thì cứ loanh quanh mãi trong nẻo luân hồi!

ÂM:

- Nhược ngộ thiện hữu, giáo linh khai ngộ tịnh Viên giác tánh,phát minh khởi diệt, tức tri thử sanh tánh tự lao lự.

DỊCH:

- Nếu gặp thiện hữu tri thức dạy cho khai ngộ tánh Viên giác thanhtịnh, thấy rõ sự sanh diệt, liền biết đời này tánh tự lao lự.

GIẢNG:

Laolà nhọc lự là lo tính, biết được cái sanh diệttrong mình, tức vọng tưởng sanh diệt. Cái vọng tưởng đó gọi là cái khởi diệt.Cái khởi diệt đó mình biết nó, biết đó là cái tánh tự lăng xăng suy nghĩ, khôngbao giờ an ổn. Chúng ta học đạo, nếu gặp được thiện hữu tri thức dạy cho khaingộ tánh Viên giác thanh tịnh, chúng ta mới thấy rõ niệm niệm khởi diệt từngphút từng giây ở nơi mỗi chúng ta. Lúc đó mới biết kiếp sống con người vốn làlăng xăng lộn xộn không an, sanh rồi diệt, diệt rồi sanh. có đó rồi mất đó, nógiả dối, chẳng có gì thật để chúng ta bám vào đó, rồi hài lòng với nó suốt cảcuộc đời.

ÂM:

- Nhược phục hữu nhân lao lự vĩnh đoạn đắc pháp giới tịnh, tứcbỉ tịnh giải vi tự chướng ngại, cố ư Viên giác nhi bất tự tại, thử danh phàmphu tùy thuận Giác tánh.

DỊCH:

- Lại, nếu có người hằng đoạn các lao lự thì ngộ được pháp giớithanh tịnh, nhưng đối với tánh Viên giác chưa được tự tại, vì còn bị "cáibiết tịnh" làm chướng ngại, những người ấy gọi là phàm phu tùy thuận tánhViên giác.

GIẢNG:

Nếu có người ngay cái lăng xăng lộn xộn đó mà đoạn diệt thì lúcđó được cảnh giới thanh tịnh. Có đoạn có được nên cái thanh tịnh giải của ngườiđó tự chướng ngại, bởi vì bên đây là đoạn bên kia là chứng; đoạn lao lự vàchứng pháp giới định thì người đó đối với tánh Viên giác chưa được tự tại. Khichúng ta tu gặp thầy bạn chỉ dạy ngộ được tánh Viên giác, chúng ta mới biếtthân tâm này, cuộc sống này là cái sanh diệt lao xao, không bền vững, nên liềndụng tâm tu đoạn được cái lao xao ấy. Khi cái sanh diệt lao xao hết, chúng tathấy được pháp giới thanh tịnh, nhưng lại chấp vào cảnh thanh tịnh đó, ấy là tựlàm chướng ngại tánh Viên giác. Tôi thường nhắc quí vị vọng tưởng là cái laoxao, chợt hiện chợt mất làm nhiễu loạn tâm người, bây giờ chúng ta buông vọngtưởng, vọng tưởng vừa lặng, ở chỗ lặng lẽ chúng ta hài lòng ngang đó là chướngngại. Nên gọi là phàm phu tùy thuận tánh Viên giác, vừa thấy được vọng tưởnglặng bèn hài lòng, nên bị kẹt vào chỗ lặng lẽ thanh tịnh đó.

ÂM:

- Thiện nam tử, nhất thiết Bồ-tát kiến giải vi ngại, tuy đoạngiải ngại, do trụ kiến giác, giác ngại vi ngại, nhi bất tự tại. Thử danh Bồ-tátvị nhập địa giả, tùy thuận Giác tánh.

DỊCH:

- Này thiện nam, tất cả Bồ-tát bị kiến giải làm ngại, tuy đãđoạn được cái ngại của kiến giải, nhưng vẫn còn trụ ở kiến giác, do kiến giáclàm ngại nên không tự tại. Những vị này gọi là Bồ-tát chưa nhập địa tùy thuậntánh Viên giác.

GIẢNG:

Ðây là Bồ-tát hàng Tam hiền tức là Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồihướng. Những vị Bồ-tát ấy bị kiến giải làm ngại, tức là còn thấy có cảnh đểmình tu, có quả để mình chứng, nên tuy đoạn được cái ngại của kiến giải mà vẫncòn thấy có cái kiến giác, tức là thấy cái giác của mình cho nên bị nó làmchướng ngại không tự tại. Bồ-tát chưa nhập địa tức là chưa bước vào Sơ địa, gọilà Tam hiền. Ðó gọi là Bồ-tát chưa nhập địa tùy thuận tánh Viên giác, nhưngnhững vị này hơi xa với chúng ta.

ÂM:

- Thiện nam tử, hữu chiếu hữu giác câu danh chướng ngại, thị cốBồ-tát thường giác bất trụ, chiếu dữ chiếu giả đồng thời tịch diệt. Thí như hữunhân tự đoạn kỳ thủ, thủ dĩ đoạn cố, vô năng đoạn giả. Tắc dĩ ngại tâm, tự diệtchư ngại, ngại dĩ đoạn diệt vô diệt ngại giả. Tu-đa-la giáo như tiêu nguyệtchỉ. Nhược phục kiến nguyệt, liễu tri sở tiêu, tất cánh phi nguyệt. Nhất thiếtNhư Lai chủng chủng ngôn thuyết khai thị Bồ-tát diệc phục như thị. Thử danhBồ-tát dĩ nhập địa giả tùy thuận Giác tánh.

DỊCH:

- Này thiện nam, còn chiếu còn giác đều còn chướng ngại, thế nênBồ-tát thường giác mà chẳng trụ, năng chiếu và sở chiếu đồng thời vắng lặng.Thí như có người tự chặt đầu mình, khi cái đầu đã chặt rồi thì không có ngườichặt đầu (năng đoạn). Thế thì dùng tâm chướng ngại diệt các chướng ngại. Khichướng ngại đoạn diệt hết thì không còn người diệt chướng ngại. Kinh giáo như ngóntay chỉ mặt trăng, nếu thấy được mặt trăng thì biết rõ ngón tay rốt ráo khôngphải là mặt trăng. Tất cả ngôn giáo của Như Lai khai thị cho Bồ-tát cũng nhưthế. Ðây gọi là Bồ-tát đã nhập địa tùy thuận tánh Viên giác.

GIẢNG:

Bồ-tát đã nhập địa là những vị Bồ-tát từ Sơ địa trở lên tới Thậpđịa, các ngài thấy còn chiếu còn giác là còn chướng ngại. Vì còn có vọng niệmđể chúng ta giác, còn có vọng niệm để chúng ta chiếu thì vọng niệm là sở, giácchiếu là năng, chưa thuần thanh tịnh. Chiếu tức là dùng trí của mình để chiếusoi, dùng trí của mình để tỉnh giác. Còn dùng trí để chiếu vật, chiếu tâm thìcòn dụng công. Còn dụng công là còn ngại. Ở đây, những vị Bồ-tát này thường giácmà không trụ, nghĩa là thường giác mà không trụ tâm, không cố kềm trong Tánhgiác nữa cho nên giác một cách tự tại. Năng chiếu và sở chiếu đồng thờidiệt hết, lúc đó được tịch tịnh không còn thấy đối đãi nữa. Tới chỗ đó cũnggiống như người tự chặt đầu mình, khi cái đầu đã chặt rồi thì đâu có năng có sở,đâu có người hay chặt và kẻ bị chặt. Khi phá được cái năng sở rồi thì tâmchướng ngại nó tự diệt. Khi các chướng ngại diệt hết thì cũng không còn ngườidiệt chướng ngại nữa.

Như vậy do dùng tâm ngại mà tựdiệt các ngại, tức là do chúng ta dùng cái tâm thấy được các pháp ngại đó, rồixả bỏ hết không còn ngại nữa, nên phá hết không còn các ngại. Các ngại đã đoạnhết rồi thì không còn cái năng diệt các ngại. Khi tự mình lấy cái tâm diệt ngạiđó, diệt rồi xả luôn tâm diệt ngại nên diệt rồi không còn năng và sở. Tới chỗnày mới thấy kinh điển Phật dạy như ngón tay chỉ mặt trăng. Thường chúngta tu thì mình là người hay tu và pháp của Phật là pháp để mình tu, tới đâyBồ-tát phải thấy rõ pháp mình tu là phương tiện như ngón tay chỉ mặt trăng,nhân ngón tay mà thấy mặt trăng chớ đừng chấp ngón tay là mặt trăng. Như vậy đểthấy kinh điển là phương tiện, ngộ mới là cứu kính, nếu thấy mặt trăng rồi thìngón tay vô nghĩa. Cũng vậy, kinh điển giúp cho chúng ta ngộ được tánh Viêngiác. Khi ngộ rồi, kinh điển chỉ là phương tiện bên ngoài thôi, không còn quan trọngnữa. Ðây gọi là Bồ-tát nhập địa tùy thuận tánh Viên giác.

ÂM:

- Thiện nam tử, nhất thiết chướng ngại tức cứu kính giác, đắcniệm thất niệm vô phi giải thoát, thành pháp phá pháp giai danh Niết-bàn, trítuệ ngu si thông vi Bát-nhã, Bồ-tát ngoại đạo sở thành tựu pháp, đồng thịBồ-đề, vô minh Chân như vô dị cảnh giới, chư giới định tuệ cập dâm nộ si câuthị phạm hạnh, chúng sanh quốc độ đồng nhất pháp tánh, địa ngục thiên cung giaivi tịnh độ, hữu tánh vô tánh tề thành Phật đạo, nhất thiết phiền não tất cánhgiải thoát, pháp giới hải tuệ chiếu liễu chư tướng do như hư không, thử danhNhư Lai tùy thuận Giác tánh.

DỊCH:

- Này thiện nam, tất cả chướng ngại tức là cứu kính giác; chánhniệm thất niệm đều là giải thoát; giữ giới phá giới đều là Niết-bàn; trí tuệngu si đều là Bát-nhã; pháp của Bồ-tát và ngoại đạo thành tựu đồng là Bồ-đề; vôminh Chân như đồng một cảnh giới; giới, định, tuệ và dâm, nộ, si đều là phạmhạnh; chúng sanh quốc độ đồng một Pháp tánh; địa ngục thiên cung đều là Tịnhđộ; hữu tình vô tình đều thành Phật đạo; tất cả phiền não là giải thoát rốtráo, vì biển tuệ pháp giới soi rõ các tướng như hư không. Ðây gọi là Như Laitùy thuận tánh Viên giác.

GIẢNG:

Chư Phật khi thể nhập tròn đầy trong Tánh giác rồi thì lúc đókhông một pháp nào ở ngoài Tánh giác, tất cả chỉ là một tâm nhất như bình đẳng.Còn chúng ta bây giờ có phân biệt nên tâm có sai biệt, có hơn có thua, có caocó thấp; nếu trở về được tánh Viên giác tròn đầy thì tất cả sai biệt đó đềubình đẳng hết. Phật nói chúng sanh lâu nay đã thành Phật, còn chúng ta thấyPhật khác chúng sanh khác, phàm khác Thánh khác, ngu khác trí khác. Chúng taluôn luôn thấy có sai biệt vì do tâm vọng tưởng sai biệt nhìn trên giả tướng,còn chư Phật nhập được Pháp thân tròn đầy nên nhìn trên Pháp tánh. Mắc kẹt trêntướng nhiều chừng nào thì phân biệt nhiều chừng nấy, bớt chạy theo tướng thìphân biệt theo đó mà bớt. Bớt phân biệt thì gọi là hàng Hiền, bớt nhiều gọi làhàng Thánh, không còn theo phân biệt thì gọi là Phật bình đẳng nhất như. Như vậysự tu là dứt tâm thấy hai, cho nên nói rằng đến chỗ cứu kính là bình đẳng khônghai.

Như Lai tùy thuận tánh Viên giác tức là tới chỗ không còn thấy cóbên này hay bên kia dở, không còn thấy cái này là giác cái kia là mê, cái nàylà ngu cái kia là trí. Nghĩa là khi thấy được Tánh chân thật không hai khôngkhác, trên cái không hai không khác đó mà được thành tựu viên mãn rồi thì gọi làtùy thuận tánh Viên giác Như Lai đến chỗ này là vượt lên trên tất cả những cáiđối đãi giữ giới phá giới, trí ngu, thiên đàng địa ngục, phiền não Niết-bànv.v. Thấy biết như vậy gọi là cái thấy biết của chư Phật, cho nên gọi là chưPhật tùy thuận Tánh giác.

ÂM:

- Thiện nam tử, đản chư Bồ-tát cập mạt thế chúng sanh cư nhấtthiết thời bất khởi vọng niệm, ư chư vọng tâm diệc bất tức diệt, trụ vọng tưởngcảnh bất gia liễu tri, ư vô liễu tri bất biện chân thật. Bỉ chư chúng sanh văn thịpháp môn tín giải thọ trì bất sanh kính úy. Thị tắc danh vi tùy thuận Giáctánh.

DỊCH:

- Này thiện nam, các vị Bồ-tát và những chúng sanh đời sau ởtrong tất cả thời chẳng khởi vọng niệm, đối với vọng tâm cũng không cần dứttrừ, ở cảnh vọng tưởng mà không thêm phân biệt, đối với cái không hiểu biếtchẳng biện chân thật, các chúng sanh kia nghe được pháp môn này tin hiểu thọtrì không sanh kinh sợ. Ấy gọi là tùy thuận Tánh giác.

GIẢNG:

Người mà tin lời dạy này thì ở trong tất cả thời không khởi vọngtưởng phân biệt, đối với vọng tâm cũng không cần dứt trừ, ở trong cảnh vọngtưởng cũng không thêm phân biệt. Ví như thấy cảnh này là cảnh giả, nghe âmthanh là giả nhưng không khởi thêm niệm phân biệt; thấy là thấy, nghe là nghe.Ðối với cái không hiểu biết cũng không nói chân hay vọng. Cụ thể hơn, như thấycái hoa là biết cái hoa, không thêm cái hiểu biết thật giả gì về cái hoa. Nhữngchúng sanh đó nghe pháp môn này thì tin hiểu thọ trì không kinh sợ, còn ngườinào không tin như vậy thì kinh sợ, vì nghe nói không năng không sở là sợ lắm.Ấy gọi là tùy thuận tánh Viên giác.

Phật ban đầu chia ra phàm phu tùy thuận tánh Viên giác, Bồ-tát chưanhập địa tùy thuận tánh Viên giác, Bồ-tát nhập địa tùy thuận tánh Viên giác vàchư Phật tùy thuận tánh Viên giác, rồi đến người cuối cùng này cho chúng tathấy rằng tinh thần kinh Viên Giác chỉ thẳng phương pháp đốn ngộ. Phương phápđốn ngộ này chư Tổ hằng truyền bá, bảo chúng ta hằng giờ hằng phút hằng giâysống đúng với tinh thần Thiền là không chạy theo phân biệt ngoại cảnh. Ðối cảnhmắt thấy tai nghe nhưng không duyên lự theo cảnh là trở về Tánh giác không khókhăn gì. Như vậy, hiện giờ chúng ta tập tu có tùy thuận tánh Viên giác không?Các vị Thiền sư hai mươi bốn giờ trong một ngày đêm không khởi niệm, các ngài cótùy thuận tánh Viên giác không? Như ngài Triệu Châu sử dụng được hai mươi bốngiờ trong ngày, như thế là trong tất cả thời không có vọng tưởng, đối với cácvị ấy có cần nói tu hành không? Nếu nói các ngài tu hành là họa. Vì vậy, ở đâyPhật nói đối với vọng tâm cũng không cần đoạn diệt. Ðối với những người đã thậtsống với lý Thiền thì khi nghe pháp môn Viên giác này không thấy khó.

ÂM:

- Thiện nam tử, nhữ đẳng đương tri như thị chúng sanh, dĩ tằngcúng dường bá thiên vạn ức hằng hà sa chư Phật cập đại Bồ-tát thực chúng đứcbản, Phật thuyết thị nhân danh vi thành tựu nhất thiết chủng trí.

DỊCH:

- Này thiện nam, các ông nên biết, những chúng sanh như thế đãtừng gieo trồng cội gốc công đức, cúng dường trăm ngàn muôn ức chư Phật vàBồ-tát nhiều như cát sông Hằng. Phật nói người này sẽ thành tựu Nhất thiếtchủng trí.

GIẢNG:

Câu "Kiến tánh thành Phật" của Thiền với đoạn kinh nàykhông có khác. Người nào thực hiện đúng với tinh thần của nhà thiền dạy, trongbuông tất cả vọng tưởng, ngoài thấy tất cả cảnh đều hư dối, không thêm mộtniệm, cũng không phân biệt đây là giả kia là chân, hằng sống được như vậy thìngười ấy tin hiểu pháp môn này không khó, vì người ấy đã gieo trồng vô lượnghằng hà sa công đức rồi. Ở đây Phật nói đã gieo trồng căn lành nơi trăm ngànmuôn ức đức Phật và Bồ-tát nhiều như cát sông Hằng, chớ không phải ngẫu nhiênmà được như vậy. Bây giờ chúng ta mới tập chút chút theo cách sống đó thì chúngta đã cúng dường được bao nhiêu đức Phật và Bồ-tát? Chúng ta mới tập làm, chắccũng được cúng dường Phật bằng một hột cát sông Hằng. Như vậy để thấy rằngngười có duyên với Ðại thừa đốn giáo này không phải ngẫu nhiên, mà đã có duyênhoặc nhiều hoặc ít, hoặc gần hoặc xa với Ðại thừa rồi. Nếu ai đã hữu duyên gặpđược pháp môn đốn giáo của Ðại thừa thì cứ vững niềm tin tiến tu, sớm muộn gìcũng sẽ thành Phật.

ÂM:

Nhĩ thời Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩa nhi thuyết kệngôn:

Thanh Tịnh Tuệ đương tri

Viên mãn Bồ-đề tánh

Vô thủ diệc vô chứng

Vô Bồ-tát chúng sanh

Giác dữ vị giác thời

Tiệm thứ hữu sai biệt

Chúng sanh vi giải ngại

Bồ-tát vị ly giác

Nhập địa vĩnh tịch diệt

Bất trụ nhất thiết tướng

Ðại giác tất viên mãn

Danh vi biến tùy thuận

Mạt thế chư chúng sanh

Tâm bất sanh hư vọng

Phật thuyết như thị nhân

Hiện thế tức Bồ-tát

Cúng dường hằng sa Phật

Công đức dĩ viên mãn

Tuy hữu đa phương tiện

Giai danh tùy thuận trí.

DỊCH:

Lúc bấy giờ Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này nói kệ rằng:

Thanh Tịnh Tuệ nên biết

Tánh Bồ-đề viên mãn

Không thủ cũng không chứng

Không Bồ-tát chúng sanh

Giác cùng với chưa giác

Thứ lớp có sai biệt.

Chúng sanh vì giải ngại

Bồ-tát chưa lìa giác

Nhập địa hằng vắng lặng

Không trụ tất cả tướng

Viên mãn quả Ðại giác

Gọi là tùy thuận khắp.

Những chúng sanh đời sau

Tâm không sanh hư vọng

Phật gọi người như thế

Hiện đời là Bồ-tát.

Cúng dường hằng sa Phật

Công đức đã viên mãn

Tuy có nhiều phương tiện

Ðều gọi trí tùy thuận.

GIẢNG:

Bài trùng tụng này đức Phật dạy: Nếu những vị nào còn có kiếngiải làm ngại và cái giác làm ngại thì gọi là Bồ-tát chưa nhập địa tùy thuậnTánh giác. Những vị không còn bị kiến giải làm chướng ngại thì tâm được lặng lẽvì không còn mắc kẹt trên tướng, đây là Bồ-tát nhập địa. Còn đến quả vị Phậtthì các ngài tùy thuận khắp tất cả. Nếu chúng sanh đời sau tâm không khởi vọngtưởng hư dối, Phật nói người như thế hiện đời là Bồ-tát. Người mà tâm khôngkhởi vọng tưởng hư dối, không cần gọi Bồ-tát vị đó cũng là Bồ-tát rồi, vì vị đóđã trồng công đức hằng sa chư Phật. Tuy có nhiều pháp môn phương tiện nhưng tấtcả đều tùy thuận tánh Viên giác.


[1]Pháp pháp bản vô pháp

Vô pháp pháp diệc pháp

Kim phó vô pháp thời,

Pháp pháp hà tằng pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]