Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01-Bồ-tát Văn-Thù

25/10/201015:29(Xem: 7799)
01-Bồ-tát Văn-Thù

KINH VIÊN GIÁCGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Trúc Lâm 2000

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi
thưa hỏi

ÂM:

Như thị ngãvăn: Nhất thời Bà-già-bà nhập ư Thần thông Ðại quang minh tạng Tam-muội Chánhthọ, nhất thiết Như Lai quang nghiêm trụ trì, thị chư chúng sanh thanh tịnhgiác địa, thân tâm tịch diệt, bình đẳng bản tế, viên mãn thập phương, bất nhịtùy thuận, ư bất nhị cảnh, hiện chư tịnh độ.

DỊCH:

Tôi nghenhư vầy: Một hôm Thế Tôn nhập chánh định Thần thông Ðại quang minh tạng, là nơian trụ quang nghiêm của tất cả Như Lai, cũng là giác địa thanh tịnh của chúngsanh, thân tâm đều lặng lẽ, bản tế bình đẳng, tròn đầy cả mười phương, tùythuận không hai, ở cảnh giới không hai này mà hiện các cõi Tịnh độ.

GIẢNG:

Ðây là một điềulạ, chúng ta thường thấy các kinh khác mở đầu bằng câu: Tôi nghe như vầy,một hôm đức Phật ở tại vườn ông Cấp Cô Ðộc.hay tạitinh xá TrúcLâmv.v..., là lời ngài A-nan trùng tuyên lại tạng kinh nên nói "Tôinghe" là chỉ cho ngài A-nan nghe. "Như vầy" là chỉ pháp Phậtnói. Kế đó là đức Phật ở tinh xá nào, vườn cây nào, quốc độ nào v.v... nêu lênnơi chốn hẳn hoi. Còn kinh này thì nói: Một hôm đức Phật nhập chánh địnhThần thông Ðại quang minh tạng...Ðịnh ấy không riêng gì một đức PhậtThích-ca, mà tất cả chư Phật đều an trụ trong đó, và cũng là giác địa thanhtịnh của tất cả chúng sanh. Như vậy đoạn này muốn nêu lên cho chúng ta biếtcảnh giới Viên giác của chư Phật, cảnh giới đó không phải do chư Phật tu rồimới được, mà chính là do lọc luyện những cấu bợn phiền não rồi được hiển lộ trònđầy. Ngay nơi phàm phu chúng sanh cũng sẵn có cảnh giới đó, nhưng vì không biếtlọc luyện nên cấu bợn che phủ chúng ta không thấy. Cảnh giới đó theo kinh luậncó những tên khác nhau, chỗ gọi Viên giác, chỗ gọi Căn bản trí.

Kinh này khôngnêu rõ nơi chốn của đức Phật thuyết pháp, mà chỉ nói đức Phật thuyết pháp ngaytrong Bản thể lặng lẽ thanh tịnh của tánh Viên giác. Tánh Viên giác bao trùmtất cả chúng sanh và chư Phật, chư Phật và chúng sanh đều an trụ trong đó vàchính đức Phật cũng an trụ trong đó mà nói pháp. Bất nhị tùy thuận là tùy thuậnkhông hai. Bởi vì không còn mắc kẹt bên này bên kia, là có là không, là sanh làdiệt nên gọi là bất nhị. Chính trong cảnh không hai đó là Tịnh độ của tất cảcõi Phật chớ không có gì khác. Tánh Viên giác là cảnh giớ�i không hai và chínhtừ cảnh giới không hai đó mới tùy duyên hiện ra các cõi Tịnh độ, Tịnh độ đó làTịnh độ của Tự tâm. Như vậy là đức Phật nói pháp trong chánh định Viên giác vàngười nghe pháp cũng ở trong định Viên giác. Vậy ai là thính chúng trong pháphội này?

ÂM:

Dữ Ðại Bồ-tátMa-ha-tát thập vạn nhân câu, kỳ danh viết: Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát, Phổ HiềnBồ-tát, Phổ Nhãn Bồ-tát, Kim Cang Tạng Bồ-tát, Di-lặc Bồ-tát, Thanh Tịnh TuệBồ-tát, Oai Ðức Tự Tại Bồ-tát, Biện Âm Bồ-tát, Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ-tát,Phổ Giác Bồ-tát, Viên Giác Bồ-tát, Hiền Thiện Thủ Bồ-tát đẳng, nhi vi thượngthủ dữ chư quyến thuộc giai nhập tam-muội đồng trụ Như Lai bình đẳng pháp hội.

DỊCH:

Cùng mườimuôn vị Bồ-tát lớn câu hội, tên là: Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, Bồ-tát Phổ Hiền,Bồ-tát Phổ Nhãn, Bồ-tát Kim Cang Tạng, Bồ-tát Di-lặc, Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ,Bồ-tát Oai Ðức Tự Tại, Bồ-tát Biện Âm, Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng, Bồ-tátPhổ Giác, Bồ-tát Viên Giác, Bồ-tát Hiền Thiện Thủ v.v... làm thượng thủ, cùngvới quyến thuộc đều nhập chánh định, đồng trụ trong pháp hội bình đẳng Như Lai.

GIẢNG:

Phật nói pháp ở trong chánh định Viêngiác, chư Bồ-tát đến nghe pháp cũng ở trong chánh định Viên giác và cùng ởtrong pháp hội bình đẳng của Như Lai. Ðức Phật nhập chánh định làm sao nóipháp? Chư Bồ-tát nhập định làm sao nghe pháp? Ví dụ như bây giờ tôi và quí vịngồi định có nói pháp và nghe pháp được không? Mải lo thiền định, làm sao nói làmsao nghe? Vậy Phật nói pháp và Bồ-tát nghe pháp trong kinh này khác với chúngta nói pháp và nghe pháp như thế nào? Chỗ này nếu không giản trạch thì quí vịsẽ nghi ngờ: Tại sao Phật và Bồ-tát ở trong định mà nói pháp và nghe pháp? Ðịnhnày không giống như chúng ta ngồi thiền chăm chăm nhìn xuống, chú tâm vào mộtđề mục để cho tâm an trụ không tán loạn. Ðịnh này là định tự tại do nhập đượcThể tánh thanh tịnh của chính mình; mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe, vẫn tiếp xúcvới người cảnh, mà tâm không chạy theo người cảnh, được gọi là định của Tựtánh, định ở trong động, chớ không phải định thân ngồi im lìm. Ðối với Bồ-tát,nhất là với tinh thần Thiền tông, Như Lai bất cứ đi đứng nằm ngồi nói nín, lúcnào cũng sống trong Thanh tịnh Pháp thân, tức là sống trong chánh định bất sanhbất diệt và tùy duyên ứng dụng. Chớ không phải đợi ngồi mới định mà đi khôngđịnh, nếu đi mà không định thì không phải là Phật. Vì vậy mà nói đức Phật nhậpđịnh nói pháp, Bồ-tát nhập định nghe pháp hỏi đạo, định này không khác định củaLục Tổ trong kinh Pháp Bảo Ðàn: "Ngoài không dính mắc với cảnh gọi đó làthiền, trong không loạn gọi đó là định." Ðịnh này cũng gọi là Tự tánh Viêngiác, an trụ trong đó thì gọi là thiền định, nên ở đây nói Phật nhập định nóipháp, chư Bồ-tát nhập định nghe pháp. Do an trụ trong Tâm thể bình đẳng thanhtịnh bất động nên văn kinh nói: Ðồng trụ trong pháp hội bình đẳng Như Lai.

Ðoạn này là phần chúng thành tựu, cũngkhác hơn kinh khác, Phật nói với những vị Bồ-tát không có lịch sử. Những vị Bồ-tátnày căn cơ thuần thục, chứng tỏ kinh này là Ðại thừa đốn giáo chỉ thẳng tâmtánh của chúng sanh tức là Phật.

Ðó là tổng quát phần tựa của quyểnkinh.

ÂM:

Ư thịVăn-thù-sư-lợi Bồ-tát tại đại chúng trung, tức tùng tòa khởi, đảnh lễ Phật túchữu nhiễu tam táp, trường quì xoa thủ, nhi bạch Phật ngôn:

- Ðại bi ThếTôn, nguyện vị thử hội chư lai pháp chúng, thuyết ư Như Lai bản khởi thanh tịnhnhân địa pháp hạnh, cập thuyết Bồ-tát ư Ðại thừa trung phát thanh tịnh tâm, viễnly chư bệnh, năng sử vị lai mạt thế chúng sanh cầu Ðại thừa giả, bất đọa tàkiến.

Tác thị ngữdĩ, ngũ thể đầu địa, như thị tam thỉnh, chung nhi phục thủy.

DỊCH:

Khi ấyBồ-tát Văn-thù-sư-lợi ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ dưới chânPhật, đi nhiễu bên phải ba vòng, quì gối chấp tay mà bạch Phật rằng:

- Ðấng ThếTôn đại bi, xin vì chúng đến nghe pháp trong hội này, mà nói về nhân địa pháphạnh bản khởi thanh tịnh của Như Lai và Bồ-tát đối với Ðại thừa phát tâm thanh tịnh,làm sao xa lìa các bệnh, hay khiến cho chúng sanh đời sau, người cầu Ðại thừachẳng rơi vào tà kiến?

Thưa lờiđây rồi, năm vóc gieo sát đất, thưa thỉnh như vậy, lặp lại ba lần.

GIẢNG:

Chúng ta nên biết những vị Bồ-tát tronghội này hầu hết là những vị Bồ-tát không có lịch sử ở cõi này. Ðầu tiên, Bồ-tátVăn-thù-sư-lợi đứng ra thưa hỏi. Văn-thù-sư-lợi (Mađsjuri) là tiếng Phạn, TrungHoa dịch là Diệu Kiết Tường. Văn-thù tượng trưng cho Căn bản trí. Kinh này nêuCăn bản trí làm tiêu chuẩn. Ngài hỏi nhân địa tu hành thanh tịnh của Như Lai,nghĩa là hỏi chỗ phát ra nguyên nhân để tiến tu được thanh tịnh của Như Lai thếnào? Nói cho dễ hiểu, đức Phật do tu tập nhân gì mà thân tâm được thanh tịnh, trítuệ viên mãn? Xin Phật dạy cho các ngài và cho các vị Bồ-tát ở trong Ðại thừakhi phát tâm thanh tịnh, làm sao xa lìa được các bệnh, giúp cho chúng sanh đờisau, người cầu Ðại thừa không rơi vào tà kiến?

Chúng ta thấy Bồ-tát Văn-thù nêu lênhai câu hỏi hết sức quan trọng cho sự tu hành của chúng ta. Câu đầu hỏi cách tuđể thành Phật, câu kế hỏi cách trừ bệnh để khỏi bị chướng trên đường tu. Ðó làhai điều căn bản chúng ta phải học. Nếu chúng ta tu mà không hiểu rõ hai điểmđó thì trên đường tu dễ bị thoái thất. Một là chúng ta không biết đức Phật tunhư thế nào mà Ngài được thành Phật, thì chúng ta làm sao nương theo để tu? Hailà trong khi tu, nếu chúng ta gặp những chướng ngại, làm sao vượt qua để tiến?Hai điều đó, nếu chúng ta không thông thì trên đường tu sẽ bị chướng ngại vôcùng. Ngài Văn-thù muốn khai thác nguyên nhân đó để chúng ta nắm vững cốt yếucủa sự tu hành, nên Ngài đảnh lễ Phật thưa hỏi. Ðó là vì lòng từ bi của Bồ-tát muốncho chúng sanh sau này được lợi ích nên Ngài tha thiết đảnh lễ Phật, thưa thỉnhtrước sau ba lần, Phật mới hứa khả trả lời.

ÂM:

Nhĩ thời ThếTôn cáo Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát ngôn:

- Thiện tai,thiện tai! Thiện nam tử, nhữ đẳng nãi năng vị chư Bồ-tát ti tuần Như Lai nhânđịa pháp hạnh, cập vị mạt thế nhất thiết chúng sanh cầu Ðại thừa giả, đắc chánhtrụ trì bất đọa tà kiến, nhữ kim đế thính, đương vị nhữ thuyết.

Thời Văn-thù-sư-lợiBồ-tát phụng giáo hoan hỉ cập chư đại chúng mặc nhiên nhi thính.

- Thiện namtử, Vô thượng Pháp vương hữu Ðại Ðà-la-ni môn, danh vi Viên giác lưu xuất nhấtthiết thanh tịnh Chân như Bồ-đề Niết-bàn cập Ba-la-mật giáo thọ Bồ-tát, nhất thiếtNhư Lai bản khởi nhân địa, giai y viên chiếu thanh tịnh giác tướng, vĩnh đoạnvô minh phương thành Phật đạo.

DỊCH:

Bấy giờ đứcThế Tôn bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi rằng:

- Lành thay,lành thay! Này thiện nam, ông hay vì các vị Bồ-tát mà thưa hỏi nhân địa pháphạnh của Như Lai và vì tất cả chúng sanh đời sau, những người cầu Ðại thừa antrụ trong chánh kiến, không rơi vào tà kiến. Ông nay lắng nghe, ta sẽ vì ông mànói.

Bấy giờ,Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi vui vẻ vâng lời dạy và đại chúng yên lặng lắngnghe.

- Này thiệnnam, Vô thượng Pháp vương có môn Ðại Ðà-la-ni tên là Viên giác, lưu xuất tất cảpháp thanh tịnh: Chân như, Bồ-đề, Niết-bàn và Ba-la-mật, (nay ta) dạy trao cho cácBồ-tát, nhân địa tu hành của tất cả chư Phật đều y nơi tướng giác thanh tịnhviên chiếu, hằng đoạn vô minh mới thành Phật đạo.

GIẢNG:

Bồ-tát Văn-thù nêu lên hai câu hỏi quantrọng trong việc tu hành để đưa đến quả Phật nên được Phật khen ngợi.

Vô thượng Pháp vương là chỉ cho Phật.Vì đối với bệnh khổ của chúng sanh, Ngài dùng nhiều phương tiện nói pháp khiến chochúng sanh hết bệnh mê lầm dứt khổ, nên ví Ngài là một vị Vua pháp cao tộtkhông ai bằng. Ðà-la-ni (Dhàrani) là chữ Phạn, Trung Hoa dịch là tổng trì, tổngtrì là gồm hết tất cả. Phật nói ở đây là pháp môn gồm hết tất cả pháp môn, tênlà Viên giác. Viên là tròn, giác là sáng, là biết. Từ tánh Viên giác đó lưuxuất ra tất cả pháp thanh tịnh Chân như, Bồ-đề, Niết-bàn và Ba-la-mật để giáohóa Bồ-tát. Như vậy, những danh từ mà chúng ta thường được nghe như Chân như,Bồ-đề, Niết-bàn v.v... đều từ tánh Viên giác lưu xuất. Vì vậy, tánh Viên giáclà tổng trì, bởi nó bao gồm hết thảy, nên nói là bản khởi nhân địa của tất cảchư Phật. Tất cả chư Phật đều y theo tánh Viên giác để đoạn trừ vô minh vàthành Phật đạo. Qua câu trả lời tổng quát của đức Phật, chúng ta tìm được ý gìtrong lời đáp này? Ðức Phật nói: Tất cả chư Phật đều y nơi tướng giác thanhtịnh hằng chiếu soi để phá trừ vô minh mà được thành Phật. Quí vị thấy nói cókhác với Tổ không? Các Tổ cũng nói: "Chúng ta y nơi Phật tánh hay y nơiTánh thanh tịnh sẵn có của chính mình để khởi tu thì sẽ được thành Phật."Như vậy, điểm y cứ ở đây đức Phật dạy là phải nhận ra được Bản tánh Viên giác củamình. Nhận ra rồi lấy đó làm trụ xứ căn cứ của mình, nương đó mà khởi dụngchiếu soi, dụng chiếu soi đó sẽ phá dẹp vô minh.

Ðức Phật nói tánh Viên giác, tại saoNgài không giảng tánh Viên giác trước, lại giản trạch vô minh? Vì khi nói đếntánh Viên giác mà không nói đến vô minh thì người đời không hiểu. Do vô minhlàm mờ Tánh giác, nếu muốn Tánh giác hiển hiện viên mãn thì trước phải đoạn trừvô minh. Vì vậy, phải hiểu rõ thế nào là vô minh mới phá trừ được. Khi dẹp đượcvô minh rồi thì Tánh giác hiện tiền.

ÂM:

- Vân hà vôminh? Thiện nam tử, nhất thiết chúng sanh tùng vô thủy lai, chủng chủng điênđảo, do như mê nhân, tứ phương dịch xứ, vọng nhận tứ đại vi tự thân tướng, lụctrần duyên ảnh vi tự tâm tướng. Thí bỉ bệnh mục kiến không trung hoa, cập đệnhị nguyệt.

DỊCH:

- Thế nàolà vô minh? Này thiện nam! Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, bị các thứđiên đảo (làm mờ tánh Viên giác) như người mê lầm lộn bốn phương, vọng nhậntướng tứ đại là thân mình, chấp cái duyên theo dáng sáu trần là tâm mình. Ví như(người) nhặm mắt thấy hoa đốm trong hư không và mặt trăng thứ hai.

GIẢNG:

Theo Phật, vôminh là tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay bị các thứ điên đảo làm mờ tánhViên giác. Ðiên đảo là sao? Ðiên đảo là cái thấy lộn ngược. Như thế gian, ai màchuyện không nói có, chuyện có nói không là nói lộn ngược, nghĩa là cái thậtthế này mà mình bảo là thế kia. Như chúng ta bây giờ đang ở trong cái thấy điênđảo, nên thấy giả cho là thật. Muốn rõ hơn Phật đưa ra ví dụ như người mê lầmlộn bốn phương dời chỗ. Bốn phương dời chỗ là sao? Tôi xin đưa ra một ví dụ: Cómột người đi vào rừng bị lạc lối, muốn về nhà nhưng quên hướng. Nhà ở phươngNam mà đi lầm về phương Bắc, vì tưởng phương Bắc là phương Nam. Khi ấy, họ cứnhắm phương Bắc mà đi thì chừng bao lâu tới nhà? Chắc chắn là càng đi càng xa nhà,nếu lầm phương Bắc là phương Nam thì phương Ðông phương Tây họ cũng lầm luôn.Vì vậy nên đức Phật nói lầm một cái là tất cả những cái khác đều lầm. Trong vũtrụ này muôn ngàn hiện tượng, chỉ lầm một vài hiện tượng thì muôn ngàn hiệntượng đều lầm. Chúng ta lầm cái gì đây? Phật dạy: Một là nhận lầm tướng tứđại làm thân mình. Cái thân này do đất nước gió lửa hợp lại, chúng ta tựnhận tướng đó làm thân mình thật, đó là vô minh. Ở đây có ai thấy mình đã hếtvô minh? Vì chúng ta thấy thân này thật nên chúng ta sống trong vô minh màkhông biết. Hai là nhận lầmcái duyên theo bóng dáng sáu trần làm tâmmình. Như vậy, thân và tâm đã lầm thì tất cả đều lầm hết. Cũng như Phật nóimột phương lầm thì các phương khác đều lầm luôn.

Quí vị xét kỹ xemmình có nhận cái duyên theo bóng dáng sáu trần là tâm mình không? Ai cũng nóitôi nghĩ thế này, tôi nghĩ thế nọ. Vậy cái gì là tâm của quí vị? Hầu hết đều trảlời cái hay suy nghĩ là tâm tôi. Tất cả cái suy nghĩ phải quấy, dại khôn, hơnthua... là tâm tôi. Quí vị có biết tại sao mình có suy nghĩ không? Nếu từ trướcquí vị chưa từng thấy con sư tử, quí vị có suy nghĩ được không? Không biết hìnhdáng nó như thế nào, làm sao mà suy nghĩ? Nhưng giả sử chúng ta thấy nó rồi thìchúng ta nghĩ về con sư tử được. Như vậy, sau khi thấy và nghe chúng ta mới có cáisuy nghĩ. Nghĩ về sắc là do mắt tiếp xúc với sắc trần, sau khi tiếp xúc, bóngdáng của sắc trần rơi vào tâm thức của chúng ta, một lúc nào đó nó dấy lên, ýthức chúng ta duyên theo bóng ấy mà suy nghĩ. Tai nghe âm thanh, bóng dáng êmdịu hay chát chúa của âm thanh rơi vào tâm thức của chúng ta, một lúc nào đó nódấy lên, ý thức chúng ta duyên theo bóng ấy mà có suy nghĩ. Bóng dáng củahương, vị, xúc cũng như thế. Như vậy, tất cả cái suy nghĩ của chúng ta, đều suynghĩ theo bóng của sáu trần rơi vào tâm thức và khi nó dấy lên chúng ta nươngtheo đó mà phân biệt cho là tâm mình. Cái duyên theo bóng dáng sáu trần mà cholà tâm mình, không phải điên đảo là gì? Bốn đại giả hợp mà cho là thân mình, cáiduyên theo bóng dáng sáu trần mà cho là tâm mình! Không phải mình mà cho làmình, thật quá mê muội, thật đáng thương xót!

Tất cả chúng tađang sống trong vô minh và đang bị vô minh che phủ, tu không thành Phật là tạichỗ đó. Chấp nhận vô minh là mình thì làm sao thành Phật được? Vì Phật là giác làsáng, cho nên muốn thành Phật thì điều kiện tiên quyết là phải dẹp sạch vôminh. Chúng ta biết được vô minh rồi thì mới có thể phá dẹp nó và mới mong tuthành Phật được.

Ðức Phật đưa rathêm một ví dụ nữa để cho chúng ta rõ hơn: Ví như người nhặm mắt thấy hoađốm trong hư không và mặt trăng thứ hai. Khi mắt chúng ta lành mạnh, nhìnhư không không thấy có hoa đốm; nhưng khi mắt nhặm, chúng ta nhìn bầu trời trưanắng thấy hoa đốm lăng xăng đầy cả hư không. Hoặc ban đêm chúng ta nhìn lên bầutrời thấy có hai mặt trăng. Như vậy, chúng ta thấy lầm có hoa đốm, có mặt trăngthứ hai là do mắt nhặm, chớ hư không đâu có hoa đốm và mặt trăng thứ hai! Cũngnhư thế, thân tứ đại này không thật mà chúng ta nhận lầm là thật, cái duyêntheo bóng dáng sáu trần không thật mà nhận lầm là tâm mình thật. Chúng ta lầmnhận thân tâm rồi thì tất cả những cái khác theo đó mà lầm. Sở dĩ chúng ta nhậnlầm là do vô minh mà ra, nếu hết vô minh thì không còn nhận lầm nữa.

ÂM:

- Thiện nam tử,không thật vô hoa, bệnh giả vọng chấp, do vọng chấp cố, phi duy hoặc thử hưkhông tự tánh, diệc phục mê bỉ thật hoa sanh xứ, do thử vọng hữu luân chuyển sanhtử, cố danh vô minh.

DỊCH:

- Này thiệnnam, hư không thật không có hoa đốm, vì người bệnh vọng chấp, do vọng chấp nênchẳng những lầm Tự tánh của hư không mà cũng lầm luôn chỗ sanh ra hoa đốm là thật.Do vọng chấp này mà có luân chuyển sanh tử nên gọi là vô minh.

GIẢNG:

Ðoạn trênđức Phật đưa ra ví dụ hoa đốm trong hư không và mặt trăng thứ hai để chỉ rõ vìvô minh mà chúng ta lầm chấp thân chấp tâm là ngã. Giờ đây, Ngài lại đưa ra mộtví dụ nữa để chỉ cho chúng ta thấy, nếu lầm chấp thân tâm thì chúng ta cũng lầmchấp luôn tất cả. Thí dụ hoa đốm được nhắc tới nhắc lui để chúng ta thấy rõ hoađốm không thật do mắt bệnh mà thấy. Như vậy khi thấy hoa đốm nên nghĩ thế nào?Muốn trừ hoa đốm phải làm sao? Muốn trừ hoa đốm không nên dẹp hư không, cũngkhông phải tìm bắt từng cái hoa đốm cho hết, mà chỉ lo trị con mắt cho lành.Con mắt bệnh ví dụ cho cái gì? Chỉ cho cái vọng chấp thân tâm là thật. Bởi vọngchấp thân tâm là thật cho nên thấy tất cả pháp thế gian là thật, mà tất cả phápthế gian đều như hoa đốm ở trong hư không. Khi đã vọng nhận thân tâm là thậtthì đối với tánh Chân như đã quên. Cho nên ở đây nói chúng ta đã lầm tánh hưkhông. Rồi lại còn cho rằng hoa đốm có thật sanh có thật diệt, vì thật sanhthật diệt cho nên thật có chỗ sanh. Cái không có lại tưởng là có, còn cái cólại quên mất. Một khi lầm chấp thân tâm là thật thì tất cả pháp chúng ta đềuthấy là thật. Ðó là gốc của vô minh, đó là gốc của luân hồi sanh tử. Khi thântâm này không còn nhận lầm nữa thì tất cả pháp thế gian cũng không còn nhậnlầm. Ngài nói: Hư không thật không có hoa đốm, vì người bệnh vọng chấp, vọngchấp nên chẳng những lầm Tự tánh của hư không mà cũng lầm luôn chỗ sanh ra hoađốm là thật. Vừa nhận lầm có hoa đốm trong hư không, cũng nhận lầm có chỗsanh ra hoa đốm là thật. Hoa đốm là dụ cho thân, chỗ sanh ra hoa đốm là dụ chocảnh. Nhận lầm thân thật rồi lại nhận lầm cảnh thật là do vô minh, vì vậy màluân chuyển trong sanh tử. Do lầm chấp thân thật nên khi mất thân này vội tìmthân khác, nếu biết nó là giả thì khi mất đâu có nuối tiếc gì! Ngày xưa, cácThiền sư thấy mệt mỏi liền từ giã mọi người, an nhiên ngồi kiết-già thị tịch,không chút nuối tiếc sợ hãi. Chúng ta bây giờ thấy thân thật, nên khi đau nuốtnước không trôi mà nghe nói chết là sợ hãi. Còn niệm tham sanh úy tử, làm saomà không lưu chuyển trong luân hồi. Cho nên lối tu của nhà Phật là lối tu trở lạimình, xoay lại mình. Ngay nơi con người chúng ta mà tìm sự thật thì tất cả sựthật chung quanh đều hiện, nghĩa là trong bốn hướng không lầm một hướng thì cáchướng khác cũng không lầm. Ngay nơi mình khám phá ra thân không thật, khám phára vọng tưởng không thật, chừng đó tất cả cái khác cũng đều thấy rõ nó khôngthật. Ðược vậy là dẹp được vô minh thì cái chân thật đầy khắp, đó là tánh Viêngiác tròn đầy. Vô minh và chỗ y cứ khởi tu đã biết rõ thì sự tu sẽ dễ dàng.

ÂM:

- Thiện namtử, thử vô minh giả, phi thật hữu thể, như mộng trung nhân, mộng thời phi vô,cập chí ư tỉnh, liễu vô sở đắc. Như chúng không hoa diệc ư hư không, bất khảthuyết ngôn hữu định diệt xứ. Hà dĩ cố? Vô sanh xứ cố. Nhất thiết chúng sanh ưvô sanh trung, vọng kiến sanh diệt thị cố thuyết danh luân chuyển sanhtử.

DỊCH:

- Này thiệnnam, cái vô minh này không có thật thể. Như người trong mộng, khi mộng chẳngphải không có (cảnh vật) và đến khi thức dậy rõ ràng (cảnh vật) chẳng có. Nhưhoa đốm diệt trong hư không, không thể nói có chỗ diệt cố định. Vì cớ sao? Vìkhông có chỗ sanh. Tất cả chúng sanh ở trong vô sanh mà vọng thấy có sanh diệt,nên nói luân chuyển sanh tử.

GIẢNG:

Ðoạn này Ðức Phậtchỉ thêm cho rõ, vì nghe nói vô minh chúng ta lại lầm chấp vô minh là thật, nênPhật liền chỉ vô minh không phải thật. Ðức Phật nói vô minh không có thecố định, nếu có thecố định thì chúng ta dẹp nó không được. Vínhư người ở trong mộng, khi mộng thì không phải không có cảnh vật, nhưng đếnkhi tỉnh thì cảnh vật rõ ràng không có; hoa đốm diệt trong hư không, không thểnói quyết định có chỗ diệt. Mắt bệnh nên thấy có hoa đốm. Khi mắt hết bệnh thìhoa đốm không có, nên nói hoa đốm đâu có thật sanh mà nói có chỗ thật diệt. Cũngnhư thế vô minh không có thật thể, nếu có thật thể thì không ai phá nổi. Vì nókhông thật nên đức Phật ví như người ngủ mê mộng thấy cảnh thấy người đủ thứ...Khi thức giấc thì cảnh người không còn nữa. Cũng vậy khi chúng ta mê thì thấythân thật, tâm thật, rồi lầm chấp tạo ra đủ thứ nghiệp, nhưng khi giác thì thấythân giả, tâm giả. Mê và giác cách nhau không xa. Vô minh là gốc của luân hồimà gốc luân hồi lại không thật thì sự luân hồi đó có thật hay không? Nếu khôngthật tại sao chúng ta đang luân hồi? Ðang luân hồi mà nói không có thật làm saotin được điều đó, ai biết cho mình như mộng huyễn? Ở đây chúng ta xác nhận rõràng điểm này để tu. Ðức Phật đã chỉ cho chúng ta biết, ai cũng có tánh Viêngiác. Nơi đức Phật đã đoạn hết vô minh nên tánh Viên giác toàn vẹn gọi là thànhPhật, còn nơi chúng ta vì chưa đoạn vô minh nên là phàm phu. Phàm phu thì bị vôminh chủ động kéo vào vòng luân hồi. Làm sao biết được luân hồi là không thật?Chỉ cần biết mình đang sống đây là mộng thì luân hồi không thật. Khi mê thì vôminh là chủ, sanh tử là bạn. Vô minh là gốc, sanh tử là thân cây, vui buồnphiền não như cành lá. Gốc đã không thật thì thân không thật, cành lá cũng khôngthật. Như vậy buồn vui thương ghét không thật, nhưng có ai chịu nó không thậtđâu. Cứ chìm trong vô minh không có ngày ra. Hiểu cho thấu đáo mới thấy lờiPhật đưa chúng ta tới chỗ giác ngộ hoàn toàn. Vì mình không giác ngộ được nênthấy lời Phật khó hiểu. Tu của đạo Phật là chuyển mê thành giác, mê và giác chỉlà thay đổi cái nhìn. Chỉ cần nhận định theo trí tuệ Bát-nhã thì tất cả hànhđộng đều là tu, còn nhận định theo vọng tưởng mê lầm thì tất cả hành động đềumê lầm hết.

Ðọc Viên giác tôithấy định nghĩa vô minh là rõ ràng nhất. Nơi thân tứ đại chấp đó là thân tướngcủa mình, nơi tâm duyên theo bóng dáng sáu trần chấp là tâm tướng của mình, đólà vô minh. Ðơn giản vô cùng! Ðức Phật đã chỉ tường tận rồi, nếu chúng ta nhậnđược thì không còn lầm nữa. Trong tánh Viên giác mình không muốn trở về cũng làtrở về, còn không rõ vô minh mà muốn trở về Viên giác thì cũng khó mà trở về.

"Tất cảchúng sanh ở trong vô sanh mà vọng thấy có sanh diệt, nên luân chuyển sanh tử."Chúng sanh đang ở trong vô sanh, lại thấy có sanh tử là tại sao? Vì tánh giáckhông sanh không tử, mà chúng sanh không nhận ra lại nhận thân này tâm này làthật, bị nó dẫn đi trong sanh tử luân hồi, nên nói nguyên là vô sanh, vì lầmnên bị lưu chuyển. Lưu chuyển hay không là do chúng sanh vì chúng sanh là chủđộng.

ÂM:

- Thiện namtử, Như Lai nhân địa tu Viên giác giả, tri thị không hoa, tức vô luân chuyểndiệc vô thân tâm thọ bỉ sanh tử, phi tác cố vô, bản tánh vô cố.

DỊCH:

- Này thiệnnam, người tu nhân địa Viên giác Như Lai, biết hoa đốm trong hư không (khôngthật) liền dứt luân hồi và cũng không có thân tâm chịu sanh tử. Chẳng phải làmcho nó thành không mà Bản tánh nó vốn không.

GIẢNG:

Tiếp theo đứcPhật giải cho chúng ta thấy rõ khi tu về nhân địa Viên giác là biết các phápđều hư huyễn, như hoa đốm trong hư không rõ ràng không thật, thì không còn sanhtử luân hồi. Quí vị hiểu rõ chỗ này rồi thì sẽ thấy cái thâm trầm của sự tu. Cónhiều người nói rằng: "Làm sao thấy thân này không cho được? Thân chúng tađang đi, đứng, ăn, nói, hoạt động mà nói là không, thì làm sao tin và coi đónhư là hoa đốm được?" Chúng ta hãy dùng trí tuệ chiếu soi cho thật kỹ thìsẽ thấy thân này không thật. Vì nó vay mượn tứ đại ngoài để bồi bổ cho tứ đạitrong, trong ngoài phù trợ nhau mà tồn tại, nếu giờ phút nào đó tứ đại ngoàikhông bồi bổ cho tứ đại trong thì thân tan rã. Như vậy, thân do tứ đại bồi bổmới tồn tại thì làm sao nói thật được? Ví dụ một đại là nước, như bây giờ chúngta khát nước, ai cho một bát nước trà nóng vừa thổi vừa uống vô, một hồi lâu mồhôi xuất ra, vậy mồ hôi đó từ đâu mà ra? Có phải từ bát nước trà vừa uống vôkhông? Tại sao khi nãy nó là nước trà, bây giờ lại nói nó là mồ hôi của tôi?Vậy tôi là nước trà phải không? Nếu tôi là nước trà, sao khi nãy nó ở ngoài,không gọi nó là tôi? Ba đại kia cũng vậy. Khi bốn đại ngoài phụ vào bốn đạitrong thân, nếu quân bình thì nói tôi mạnh khỏe, khi mất quân bình thì nói tôibệnh, bệnh đó chẳng qua là do tứ đại mất quân bình. Phân tích như vậy để chúngta thấy rõ tứ đại không phải là tôi, mà chúng ta cứ lầm chấp nó, rồi bám cứngvào đó, ai chạm tới khối tứ đại này là chịu không nổi. Do chúng ta quá quantrọng nó, nên vì nó mà tạo nghiệp đi trong luân hồi sanh tử.

Về tâm cũng vậy,tâm là cái duyên theo bóng dáng sáu trần mà cứ chấp cho là thật, nên tôi nghĩtôi nói ra mà ai cãi lại là tôi nổi sân! Vì sao? Vì ý nghĩ của tôi là chân lý.Nhưng xét kỹ cái suy nghĩ đó chẳng phải của tôi có từ lúc mới lọt lòng mẹ, màchỉ do huân tập theo thói quen. Như vậy làm sao nói nó là thật được? Bởi chấptâm là thật nên tất cả những cái tôi huân tập được tôi đều cho là đúng, cònthấy ai nói khác làm khác với sự huân tập của tôi thì cho là sai. Ví dụ như ănchay, khi thấy người khác tu ăn mặn liền sanh tâm bực bội, trách tại sao tu màăn mặn? Lại cũng có người tu ăn mặn thấy người khác tu ăn chay liền thắc mắctại sao tu phải ăn chay, ăn mặn có lỗi gì? Do sự huân tập của hai bên khác nhauvà đều cho cái mình huân tập là đúng nên không ai chấp nhận ai, bởi không chấp nhậnnhau cho nên gặp nhau không vui.

Tóm lại, chấpthân chấp tâm là thật ngã chính là căn bệnh trầm kha khiến cho người đau khổ,nếu chúng ta cứ ôm kiến chấp đó tu thì ngàn đời cũng không giải thoát được.

Như vậy, bước đầutiên của người tu hành là phá vô minh, có phá được vô minh mới mong giải thoátđược sanh tử. Có người nói: "Tôi ăn hiền ở lành, làm tròn bổn phận trongxã hội cần gì phải tu!" Câu nói đó đúng chưa? Nói tu để đời sau được sanhlàm thân người có nhiều phước báo thì câu nói đó đúng. Muốn tu để giải thoátsanh tử thì tu như vậy chưa đủ. Tôi xin lặp lại, muốn giải thoát sanh tử thìphải phá cho được gốc vô minh. Trong mười hai nhân duyên, vô minh đứng đầu. Nếuvô minh diệt thì hành diệt v.v... Ðức Phật lại nói: "Cũng không có thântâm chịu sanh tử." Vì thân tâm con người là giả dối không thật nên Phậtnói không có thân tâm con người chịu sanh tử. Chẳng phải do chúng ta phá hoạilàm cho nó thành không, mà biết rõ Bản tánh nó vốn là không. Vì sao vậy? Vìngay trong cái thân sanh tử chúng ta thấy nó là hư giả do duyên hợp huyễn có,tự tánh nó là không, sanh là huyễn sanh nên nói chưa từng sanh, tử là huyễn tửnên nói chưa từng tử, thế nên đâu có thân tâm để chịu sanh tử.

ÂM:

- Bỉ tri giácgiả, do như hư không, tri hư không giả, tức không hoa tướng, diệc bất khảthuyết vô tri giác tánh, hữu vô câu khiển, thị tắc danh vi tịnh giác tùy thuận.Hà dĩ cố? Hư không tánh cố, thường bất động cố, Như Lai tạng trung vô khởi diệtcố, vô tri kiến cố, như pháp giới tánh, cứu kính viên mãn biến thập phương cố.Thị tắc danh vi nhân địa pháp hạnh, Bồ-tát nhân thử, ư Ðại thừa trung, phát thanhtịnh tâm, mạt thế chúng sanh y thử tu hành bất đọa tà kiến.

DỊCH:

- Cái trigiác kia ví như hư không, biết hư không tức là (biết) tướng hoa đốm cũng khôngvà không thể nói không có tánh tri giác. Có, không đều dẹp gọi là tùy thuậntánh Viên giác thanh tịnh. Vì cớ sao? Vì tánh hư không thường bất động, trongNhư Lai tàng không khởi diệt vì không có tri kiến, như pháp giới tánh cứu kínhviên mãn khắp cả mười phương. Ðây gọi là nhân địa tu hành (của Như Lai), Bồ-tátcũng nhân đây mà phát tâm thanh tịnh tu theo Ðại thừa, chúng sanh đời sau y đâymà tu hành thì chẳng rơi vào tà kiến.

GIẢNG:

Ðức Phật dụ trigiác như hư không, biết được hư không tức là biết tướng hoa đốm vốn không vàcũng không thể nói không có tri giác. Nghĩa là tri giác hay tánh Viên giác dụcho hư không, còn hoa đốm dụ cho vô minh. Khi hoa đốm hết ở trong hư không màhư không thì không diệt, nên nói tri giác như hư không. "Biết" đượchoa đốm tướng nó vốn không, không thể nói là không có tri giác. Chúng ta biếttất cả hoa đốm sanh diệt lăng xăng trong hư không là không thật, còn hư khôngthì không diệt. Có hoa đốm là do mắt nhặm thấy nên nó là hư giả. Khi hoa đốmhết, hư không vẫn nguyên vẹn. Cũng thế, dùng trí biết được thân tứ đại này và vọngtưởng này là hư giả, khi cái giả đó mất rồi thì "cái biết" giả đókhông mất; nên đây nói: Không thể nói tánh tri giác là không. Nói nói không là hai bên, có khôngđều dẹp gọi là tùy thuận tánh Viêngiác.Chúng ta thấy Phật và Tổ nói không khác. Tổ nói nhập được Tự tánhthanh tịnh của mình thì không kẹt hai bên. Vì sao? Vì Tánh giác là bất động. Hưkhông dụ cho Tánh giác, hoa đốm dụ cho vô minh, hoa đốm hết, hư không vẫn còn.Cũng vậy, khi vô minh hết, Tánh giác không mất nên nói tánh hư không thườngkhông động, đâu từng sanh đâu từng diệt. Cũng thế, trong Như Lai tàng khôngkhởi diệt, vì chúng ta mê nên thấy nó khởi diệt; Như Lai tàng đó như pháp giới tánhrốt ráo tròn đầy khắp cả mười phương.

Tóm lại, đức Phậtmuốn cho chúng ta thấy rõ, khi biết thân tứ đại là giả, biết tâm duyên theobóng dáng sáu trần là giả, không còn kẹt trong hai cái đó là tùy thuận Tánh giác.Nghĩa là khi niệm chấp cái giả mất rồi thì Tánh giác hiện tiền, giống như khihoa đốm trong hư không mất rồi thì hư không vẫn bất động. Cũng vậy, Tánh giáccủa chúng ta khi không còn bị vô minh che phủ thì hiển lộ và trùm khắp mườiphương. Nhiều người lầm cho rằng Phật nói thân này là giả, vọng tưởng là giả,buông hết rồi thì còn cái gì? Chúng ta buông được hai cái giả đó thì cái chânthật hiển bày. Ðó là nhân địa của Phật tu, chư Bồ-tát và chúng sanh đời saucũng phải tu như vậy mới khỏi rơi vào các bệnh.

Ðó là gốc của sựtu hành, nếu chúng ta không y gốc để tu và chặt đứt cội rễ vô minh đã ăn sâu từnghìn muôn kiếp thì càng tu chúng ta càng bệnh. Ví dụ như chúng ta lập ra thờikhóa ngày đêm phải tọa thiền bốn thời, nhưng với bối cảnh xã hội hiện tại phảilàm ruộng rẫy mới có lương thực để ăn, chúng ta không thể hạn cuộc trong thời khóađã ấn định mà phải giảm bớt một hoặc hai thời. Tu như vậy chúng ta cho là khôngđủ công phu, rồi sanh phiền não, phiền não là bệnh. Hoặc chúng ta tu ngày đêmsáu thời đầy đủ, nhưng thấy người khác tu có hai thời, chúng ta nhìn họ với cặpmắt xem thường cho rằng mình tu hơn họ. Do chấp trên hình tướng nên thấy có hơnthua, nếu như chúng ta tu theo kinh Viên Giác thì đâu có cái gì hơn thua? Thânkhông thật, tâm không thật thì có ai hơn ai? Chúng ta hằng quán chiếu như vậythì càng tu cái ngã càng mòn đâu có sanh bệnh. Giả sử tôi nói trì chú được côngđức vô lượng. Quí vị nghe ham quá, về chuyên tâm trì chú, bỗng một hôm đang trìchú thấy hào quang rực rỡ cả bầu trời, quí vị hài lòng lắm, tự cho là mình tucó công phu nhiều. Khi ấy gặp bạn đồng tu hỏi thăm họ: "lâu nay bạn tu cókết quả gì không", bạn ấy trả lời: "không thấy". Quí vị tự hàovà cho rằng bạn mình không tu hành gì hết. Từ đó bản ngã ngầm trồi lên mà quívị không hay. Vì thế càng tu càng sanh bệnh. Gần đây có nhiều vị tu hành tinhtấn lắm, ngồi thiền có hào quang sáng. Nhưng thình lình bị"Ma-đăng-già" lôi ra đời, làm nhiều điều ác tệ hơn những người Phật tửtại gia. Ðó cũng vì chưa thấu triệt được cái lý rốt ráo của sự tu hành, chỉ chútrọng trên hình tướng nên tâm kiêu mạn dấy sanh, bệnh nặng mà không hay.

Chúng ta nên biếtnhững phương pháp Phật dạy tu là những phương thuốc huyễn để trị lành bệnh vôminh huyễn của chúng ta. Vì vậy nên trên đường tu, người hướng dẫn rất là quantrọng. Khéo hướng dẫn thì càng tu càng tiến, còn không khéo thì càng tu càngbệnh. Tôi thường nói người thế gian là kẻ chấp ngã đã đành, nhưng người tu nếukhông khéo sẽ rơi vào bệnh chấp ngã số một. Khi còn hành Ðiệu thì cái ngã cònnhỏ, đến khi làm thầy thiên hạ thì cái ngã cũng tăng trưởng dần theo địa vị màkhông hay. Hoặc không có địa vị, càng tu thâm niên cái ngã càng lớn. Giả sử nhưcó người tu hai, ba mươi năm mà giáo lý không thông, pháp tu nắm không vững, kẻhậu học đến thưa hỏi thì ú ớ đáp không trôi, nhưng họ có lỡ lời chi thì chêtrách: "kẻ hậu sanh vô lễ, ta tu mấy chục năm không đáng làm thầy tụi bâyhay sao". Ðó là bệnh chấp ngã rất lớn. Phá được cái ngã thật là khó, vìchúng ta không chịu nhìn lại cái thân hư giả và cái tâm hư giả của mình, chonên tu nhiều chừng nào thì cái ngã lớn chừng nấy. Nếu y theo lời Phật dạy mà tuthì phá trừ vô minh mới mong tiến đạo.

Trong chương nàyngài Văn-thù hỏi hai câu, đức Phật trả lời như trên là đủ chúng ta tu cả đời.Ðức Phật dạy hết sức rõ ràng, chính xác và thực tế.

ÂM:

Nhĩ thời ThếTôn dục trùng tuyên thử nghĩa nhi thuyết kệ ngôn:

Văn-thù nhữ đương tri

Nhất thiết chư Như Lai

Tùng ư bản nhân địa

Giai dĩ trí tuệ giác

Liễu đạt ư vô minh

Tri bỉ như không hoa

Tức năng miễn lưu chuyển

Hựu như mộng trung nhân

Tỉnh thời bất khả đắc

Giác giả như hư không

Bình đẳng bất độngchuyển

Giác biến thập phươnggiới

Tức đắc thành Phật đạo

Chúng huyễn diệt vô xứ

Thành đạo diệc vô đắc

Bản tánh viên mãn cố

Bồ-tát ư thử trung

Năng phát Bồ-đề tâm

Mạt thế chư chúng sanh

Tu thử miễn tà kiến.

DỊCH:

Khi ấy, đứcThế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên nên nói kệ rằng:

Văn-thù ông nên biết

Tất cả các Như Lai

Ðều dùng trí Viêngiác

Thấu suốt cả vô minh

Biết kia như khônghoa

Thì ắt khỏi lưuchuyển

Lại như người trong mộng

Khi tỉnh chẳng có gì

Tánh giác như hư không

Bình đẳng chẳng động chuyển

Tánh giác khắp mười phương

Liền được thành Phật đạo

Các huyễn diệt không chỗ

Thành đạo cũng không thành

Bản tánh vốn viên mãn

Bồ-tát ở trong ấy

Hay phát tâm Bồ-đề

Các chúng sanh đời sau

Tu đây khỏi tà kiến.

GIẢNG:

Chúng ta thấytrong bài trùng tụng Phật lặp lại thật là đầy đủ ý nghĩa trên. Trước hết là nóinhân địa của tất cả chư Phật tu hành đều từ nơi trí tuệ giác chiếu. Do dùng trítuệ giác chiếu nên thấy rõ vô minh, biết nó như hoa đốm trong hư không nên rakhỏi luân hồi sanh tử. Cõi đời này giống như giấc mộng. Mộng dụ cho vô minh,khi vô minh thì thấy người thật cảnh thật, khi tỉnh thì thấy người không thậtcảnh không thật, nên nói tỉnh rồi thì không có gì cả. Tánh giác ví dụ như hưkhông bình đẳng không động. Vì hư không bình đẳng nên bao dung tất cả mọi loài.Hư không không động, nếu có động là gió động bụi bay, chớ hư không lúc nào cũngbất động. Cũng vậy, vọng tưởng là động, còn Tánh giác thì bình đẳng không động,bởi bình đẳng không động nên trùm khắp cả mười phương. Người hằng sống với Tánhgiác tạm nói là thành Phật. Các huyễn diệt rồi cũng không có chỗ diệt, thànhđạo rồi cũng không có gì gọi là chứng. Bởi vì sao? Vì Tánh giác vốn viên mãnnên khi vô minh hết thì Tánh giác tròn sáng. Cũng như khi ngủ mộng thấy cảnhthấy người... nhưng khi thức thì cảnh người cũng không còn, khi thức thì biếtthức thôi, chớ có nói là tôi được thức không? Ðâu có cái gì mà được? Sự tu cũngvậy, tu để dẹp vô minh, khi vô minh hết thì Tánh giác hiện tiền. Nếu còn thấyđược là còn có cái bị được và người hay được, như vậy là còn năng còn sở thìkhông thể gọi là thành Phật. Các Bồ-tát ở trong đây tu hạnh Bồ-đề, các chúngsanh đời sau y đây mà tu thì không rơi vào tà kiến.

Trong chươngnày, ngài Văn-thù chỉ hỏi Phật có hai câu mà Phật dạy chúng ta tu suốt kiếpcũng không xong. Nếu ai y theo chương này tu cũng đủ để giải thoát sanh tử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]