Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Veranjaka-Sutta (và Kinh Nakulapita-Sutta)

14/11/201115:51(Xem: 4190)
Kinh Veranjaka-Sutta (và Kinh Nakulapita-Sutta)

KINH VERANJAKA - SUTTA
(và KINH NAKULAPITA – SUTTA)

Hoang Phong

Veranjalà một địa danh, vào thời kỳ của Đức Phật thì có thể đấy là tên của một thôn ấphay một ngôi làng thế nhưng ngày nay thì địa danh này không còn nữa. Nhà sư TíchLan Môhan Wijayaratna gọi kinh Veranjaka-Sutta"Kinh về các nam Thiên Nhân vàcác nữ Thiên Nhân". Kinh này được ghi chép trong TăngChiBộ Kinh(Anguttara Nikaya, quyển III, 57-59, ấn bản PTS, 1885-1910). Sở dĩ phảitrình bày dài dòng như trên đây là vì có một bản kinh khác cũng mang tên làkinh Veranjaka-Sutta,thế nhưng dài hơnvà được xếp vào Trung Bộ Kinh(Majjhima Nikaya, tập I, kinh số 42), và đãđược Hòa Thượng Thích Minh Châu Việt dịch trong Đại Tạng Kinh Việt Nam (KinhTrung Bộ, người đọc có thể xem kinh này trên các trang web thuvienhoasen,quangduc...). Rất có thể là cả hai bản kinh trên đây đã được Đức Phật thuyết giảngchung trong dịp Ngài tiếp xúc với các vị "chủ gia đình" lưu ngụ tạiVeranja, thế nhưng lại cũng có thể là vì hai bản kinh dài ngắn khác nhau nên đãđược xếp vào hai Bộ kinh khác nhau chăng?

Dưới đây là phần chuyển ngữ bản kinhVeranjika Suttangắn tức là "Kinh về các nam Thiên Nhân và các nữThiên Nhân". Phần chuyển ngữ chủ yếu được dựa vào hai bản dịch: một từtiếng Pa-li sang tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna, (Sermons du Bouddha, nxb Cerf, 1988, tr. 67-69), và một từ bản dịch từtiếng Pa-li sang tiếng Anh của hai nhà sư Tích Lan là Nyanaponika Thera vàBhikkhu Bodhi thực hiện (Samyutta Nikaya, Part III, Chap. I, Div. I, selectedand translated from the Pali by Nyanaponika Thera and Bhikkhu Bodhi).

VeranjakaSutta

Kinh về các nam Thiên Nhân và các nữ Thiên Nhân
(Anguttara Nikaya, III, 57-59, PTS, 1885-1910)

Tiết 6-1

"Có một lần ĐấngThế Tôn đang du hành trên con đường cái nối liền giữa Mandura và Veranja, thì vàolúc ấy có một đám đông các vị chủ gia đình cùng với các bà vợ của họ cũng cùng đitrên trục lộ quan trọng này.

"Đấng Thế Tôn rờikhỏi đường cái và ngồi xuống một chiếc ghế được đặt dưới một gốc cây cạnh bên vệđường. Trông thấy Đấng Thế Tôn ngồi [nghỉ chân], đám người chủ gia đình cùng vớicác bà vợ bèn tiến đến gần, họ đảnh lễ Đấng Thế Tôn rồi lùi lại và ngồi sang mộtbên. Khi họ đã an tọa thì Đấng Thế Tôn cất lời với họ như sau:

Tiết 6-2

"Này các người chủ gia đình, có bốn cách sống chung (trong cuộc sốnglứa đôi). Vậy bốn cách sống ấy là gì? [Đấylà] một người đàn ông giống như một xác chết sống với một người đàn bà giốngnhư một xác chết; một người đàn ông giống như một xác chết sống với một người đànbà giống như một nữ thiên nhân; một người đàn ông giống như một thiên nhân sốngvới một người đàn bà giống như một xác chết; một người đàn ông giống như mộtthiên nhân sống với một người đàn bà giống như một nữ thiên nhân.

Tiết 6-3

"Này các người chủ gia đình, [vậy] một người đàn ông giống như mộtxác chết sống với một người đàn bà giống như một xác chết là thế nào? Trong trườnghợp ấy, này các người chủ gia đình, người chồng là một kẻ sát sinh, hắn phạmvào tội ăn cắp, vướng vào hành vi tính dục bất chính, nói dối, dùng những thứcuống làm say sưa khiến bị lầm lẫn và xao lãng, hắn là người hung dữ gây ra khổ đaucho người khác, sống với tâm địa ô uế, nhục mạ người tu hành và các vị tu sĩ.

Tiết 6-4

"Vợhắn cũng là một kẻ sát sinh, ăn cắp, vướng vào hành vi tính dục bất chính, nóidối, dùng những thức uống làm say sưa khiến bị lầm lẫn và xao lãng, vợ hắn làngười hung dữ gây ra khổ đau cho người khác, sống với tâm địa ô uế, nhục mạ ngườitu hành và các vị tu sĩ. Này các người chủ gia đình, đấy chính là một người đànông giống như một xác chết sống với một người đàn bà giống như một xác chết.

Tiết 6-5

"Này các người chủ gia đình, vậy thì một người đàn ông giống như mộtxác chết sống với một người đàn bà giống như một nữ thiên nhân là thế nào?Trong trường hợp ấy người chồng là một kẻ sát sinh, phạm vào tội ăn cắp, vướng vàonhững hành vi tính dục bất chính, nói dối, dùng những thức uống làm say sưa khiếnbị lầm lẫn và xao lãng, hắn là người hung dữ gây ra khổ đau cho người khác, sốngvới tâm địa ô uế, nhục mạ người tu hành và các vị tu sĩ.

Tiết 6-6

"Trong khi đó thì vợ hắn là người không sát sinh, không phạm vào tộiăn cắp, tránh được những hành vi tính dục bất chính, không nói dối, không dùngnhững thức uống làm say sưa khiến bị lầm lẫn và xao lãng, vợ hắn sống với tâm địatinh khiết, không gây ra khổ đau cho người khác, không nhục mạ người tu hành vàcác vị tu sĩ. Này các người chủ gia đình, chính đấy là một người đàn ông giốngnhư một xác chết sống với một người đàn bà giống như một nữ thiên nhân.

Tiết 6-7

"Này các người chủ gia đình, vậy thì một người đàn ông giống như mộtthiên nhân sống với một người đàn bà giống như một xác chết là thế nào? Trongtrường hợp ấy, người chồng không sát sinh, không phạm vào tội ăn cắp, tránh đượcnhững hành vi tính dục bất chính, không nói dối, không dùng những thức uống làmsay sưa khiến bị lầm lẫn và xao lãng, hắn sống với tâm địa tinh khiết, khônggây ra khổ đau cho người khác, không nhục mạ người tu hành và các vị tu sĩ.

Tiết 6-8

"Trong khi đó thì vợ hắn sát sinh, phạm vào tội ăn cắp, phạm vào nhữnghành vi tính dục bất chính, nói dối, dùng nhưng thức uống làm say sưa khiến bịlầm lẫn và xao lãng, vợ hắn sống với tâm địa ô uế, gây ra khổ đau cho ngườikhác, nhục mạ người tu hành và các vị tu sĩ. Này các người chủ gia đình, chínhđấy là một người đàn ông giống như một thiên nhân sống với một người đàn bà giốngnhư một xác chết.

Tiết 6-9

"Này các người chủ gia đình, vậy thì một người đàn ông giống như mộtthiên nhân sống với một người đàn bà giống như một nữ thiên nhân là thế nào?Trong trường hợp ấy, người chồng không sát sinh, không phạm vào tội ăn cắp,tránh được những hành vi tính dục bất chính, không nói dối, không dùng những thứcuống làm say sưa khiến bị lầm lẫn và xao lãng, hắn sống với tâm địa tinh khiết,không gây ra khổ đau cho người khác, không nhục mạ người tu hành và các vị tusĩ.

Tiết 6-10

"Vợ hắn cũng không sát sinh, không phạm vào tội ăn cắp, tránh đượcnhưng hành vi tính dục bất chính, không nói dối, không dùng những thức uống làmsay sưa khiến bị lầm lẫn và xao lãng, vợ hắn sống với tâm địa tinh khiết, khônggây ra khổ đau cho người khác, không nhục mạ người tu hành và các vị tu sĩ. Nàycác người chủ gia đình, chính đấy là một người đàn ông giống như một thiên nhânsống với một người đàn bà giống như một nữ thiên nhân.

"Nàycác người chủ gia đình, đấy là bốn cách sống chung (trong đời sống lứađôi)".

Vài lời ghi chú

Trên bình diện tổng quátthì các bài thuyết giảng của Đức Phật hầu hết đều nhằm vào các chủ đề thật khúc chiết và những khái niệm thật căn bản trong giáo lý, chủ yếu là nhắm vào nhữngngười xuất gia, tức là những môn đệ của Ngài. Tuy nhiên người ta cũng tìm thấy mộtsố bài giảng dành cho người thế tục, nhằm mục đích giúp họ mang lại hạnh phúc vàsự hài hòa trong gia đình, thực thi một cuộc cuộc sống đạo đức, ý thức được bổnphận của họ trong cộng đồng xã hội.

Theo dòng tiến hóa củaxã hội hơn hai ngàn năm trăm năm, tất nhiên các quan niệm về gia đình, đạo đức,phong tục cũng đã biến đổi không ngừng để thích nghi với các nền văn hóa khácnhau và các chủng tộc khác nhau. Thế nhưng trên căn bản thì các quy luật đạo đứcquy định cho nếp sống gia đình và cách xử thế giữa con người với nhau mà Đức Phậtchủ trương vẫn còn giữ được giá trị đến ngày nay. Những gì mà Ngài thuyết giảngvà chỉ dạy cho những con người thời bấy giờ đôi khi cũng khiến chúng ta phải bànghoàng vì ngỡ rằng Ngài đang thuyết giảng cho chính chúng ta hôm nay.

Trong số những bài thuyếtgiảng ở cấp bậc "thấp" tức mang tính cách đại chúng, dành cho ngườithế tục, Đức Phật đã nêu lên rất nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến gia đình,xã hội, sự giao tiếp giữa con người với nhau. Đôi khi Ngài giảng rất chi tiết vàđưa ra nhiều thí dụ rất cụ thể về các cách xử thế cần phải chọn. Trong quyển sáchtrên đây, Môhan Wijayaratna có trích dẫn một số kinh thuộc vào lãnh vực này, chẳnghạn như Đức Phật dạy một vị chủ nhân phải làm thế nào để tạo ra sự hợp tác tốt đẹpvới người làm công (kinh Sigalovada-sutta,Digha Nikaya. III, 180), người chủgia đình nên làm thế nào để mọi người chung quanh kính mến mình (kinh Vasala-sutta, Suttanipata, v. 116-142), làm thế nào để tránh khỏi cảnh sa sút vànghèo đói (kinh Parabhava-sutta,Suttanipata, 91-115), phải dùng đồng tiềnnhư thế nào (kinh Vyaggapajja-sutta, Anguttara Nikaya. IV, 281-282), v.v...

Tóm lại Đức Phật khôngnhững chỉ thuyết giảng những gì thật cao siêu mà Ngài cũng đã mang lại những giảipháp cụ thể giúp người thế tục đạt những khát vọng đôi khi rất đơn sơ và chânthật của họ, chẳng hạn như trong câu chuyện khá cảm động sau đây ghi lại trongmột bản kinh thật ngắn là Nakulapita-Sutta(AnguttaraNikaya. II, 61-62). Đấy là câu chuyện của một đôi vợ chồng đã lớn tuổi thếnhưng vẫn quấn quýt bên nhau, họ hỏi Đức Phật phải làm thế nào để họ còn tiếp tụctìm thấy nhau trong các kiếp sống tương lai. Vì bản kinh không quá dài do đó cũngxin chuyển ngữ toàn bộ như dưới đây để thay cho phần kết luận và cũng để bổ túcthêm cho bản kinh Veranjaka-Suttađãtrình bày trên đây. Phần chuyển ngữ được dựa vào bản dịch từ tiếng Pa-li sangtiếng Anh của Nyanaponika Thera và Bhikkhu Bodhi ("An anthology of Suttas fromthe Anguttara Nikāya", selected andtranslated from the Pāli by Nyanaponika Thera and Bhikkhu Bodhi, Edited byNyanaponika Thera):

Nakulapita-Sutta

Kinh "Làm thế nào để gặp lại nhau trong các kiếpsống tương lai"
(Anguttara Nikaya, II, 61-62, PTS, 1885-1910)

"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga,gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển, nơi hang Bhesakala. Mộthôm, vào lúc tinh sương, Đấng Thế Tôn khoác thêm tấm y thượng (áo ấm) lên người,cầm bình bát và đi đến nhà một người chủ gia đình tên là Nakulapita. Khi đếnnhà người này thì Đấng Thế Tôn ngồi vào chiếc ghế dành riêng cho Ngài.

Ngườichủ gia đình Nakulapita và người nội trợ là Nakulamata (tức là vợ củaNakulapita), cả hai cùng tiến đến gần Đấng Thế Tôn vái chào Ngài rồi ngồi sangmột bên. Sau khi an tọa Nakulapita cất lời thưa với Đấng Thế Tôn như sau:

"BạchThế Tôn, từ ngày con đem người nội trợ Nakulamata, lúc ấy còn trẻ dại, về sốngnơi căn nhà này với con, con xin thú nhận rằng cho đến hôm nay con chưa bao giờlừa dối vợ con dù chỉ trong tư tưởng, huống chi bằng hành động thì lại còn khóđể mà xảy ra hơn nữa. Bạch Thế Tôn, chúng con hằng mong ước lúc nào cũng nhìnthấy nhau cho đến hết kiếp sống này và sẽ còn nhìn thấy nhau trong kiếp sốngtương lai".

Sauđó lại đến lượt người nội trợ Nakulamata cất lời thưa với Đấng Thế Tôn như sau:

"BạchThế Tôn, từ khi con còn con gái và được mang về căn nhà này để chung sống vớingười chồng trẻ tuổi của con là Nakulapita, con xin thú nhận rằng cho đến hômnay con chưa bao giờ lừa dối chồng con dù chỉ trong tư tưởng, huống chi bằnghành động thì lại còn khó để mà xảy ra hơn nữa. Bạch Thế Tôn, chúng con hằngmong ước lúc nào cũng nhìn thấy nhau cho đến hết kiếp sống này và sẽ còn nhìn thấynhau trong kiếp sống tương lai".

ĐấngThế Tôn bèn cất lời với họ như sau:

"Nàycả hai gia chủ, nếu cả vợ lẫn chồng ước mong lúc nào cũng nhìn thấy nhau cho đếnhết kiếp sống này và còn muốn tiếp tục nhìn thấy nhau trong kiếp sống tương,thì phải có cùng một niềm tin, một lòng rộng lượng như nhau, noi theo một nền đạođức như nhau, thực hiện được một trí tuệ như nhau; [được như thế] thì cả hai sẽnhìn thấy nhau cho đến hết kiếp sống này và sẽ còn nhìn thấy nhau trong kiếp sốngtương lai".

Nếu Đức Phật đã từng chứngminh cho chúng ta thấy qua hệ thống giáo lý siêu việt và vô cùng sâu sắc cácquy luật toàn cầu chi phối sự vận hành của cả vũ trụ này, chẳng hạn quy luật tươngliên, hiện tượng vô thường và bản chất trống không của vạn vật..., khiến cho cáckhoa học gia, triết gia và học giả Tây phương ngày nay phải kinh ngạc và thánphục, thì trong kiếp nhân sinh của Ngài, Ngài cũng đã từng ngồi xuống để lắngnghe những con người thật bình dị, đơn sơ và chất phác thổ lộ những ước mơ thậttự nhiên và chân thật của họ.

Tuy những ước mơ ấy phảnảnh bản chất bám víu và trói buộc đưa họ quay trở lại với thế giới ta-bà, thếnhưng Đức Phật không làm gì khác hơn được và đã chỉ cách cho họ để có thể tiếptục nhìn thấy nhau, bằng cách hướng họ vào con đường của đạo hạnh, từ bi và trítuệ. Đấy là con đường giúp cho họ đến một ngày nào đó sẽ tìm thấy sự giải thoáttối hậu. Dù cho con đường ấy có thật dài đi nữa, thế nhưng đấy cũng là những gìcó thể giúp họ mang lại một ý nghĩa nào đó cho sự sống này, và nhất là sẽ giúpcho họ không nhìn thấy nhau "giốngnhư hai xác chết"đang sống cạnh nhau trong kiếp nhân sinh này của họ.

Bures-Sur-Yvette, 11.11.11
Hoang Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]