Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Niệm Xứ

12/12/201017:09(Xem: 6850)
Kinh Niệm Xứ

KINHNIỆM XỨ

(Satipatthànasutta) [1]
ThíchNhất Hạnh dịch
LờiMở Đầu

KinhNiệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọngvì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằmphát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ MinhSát (Vipassana).

Danhtừ Satipatthana gồm có hai phần: "sati" và "patthana", hoặc "sati"và "upatthana".

Satilà sự chú niệm, sự hay biết hoặc sự chú tâm. Patthana làsự thiết lập, nền tảng, căn bản, đề tài hay sự chuyênchú. Như vậy, Satipatthana có nghĩa "Nền Tảng của sự ChúNiệm" hay "Những Đề Mục Chánh Yếu của sự Chú Niệm".

Satipatthanacũng có thể được hiểu là sự kết hợp của hai phần:sati và upatthana. Upatthana là sự phát sanh, hay sự áp đặt,gắn vào. Như vậy, Satipatthana có nghĩa là "Áp Đặt tâm ChúNiệm Lên", hoặc sự "Phát Sanh của tâm Niệm".

Mộtcách đơn giản, có thể hiểu Satipatthana là "Nền Tảng củatâm Niệm", hay "những Đề Mục Chánh Yếu để Áp Đặt tâmNiệm vào". Ta thường gọi Satipatthana Sutta là Kinh Tứ NiệmXứ, tức là bài kinh đề cập đến bốn "xứ", hay bốn nơichốn, bốn điểm, hoặc bốn đề mục để ta đặt sự chúniệm vào.

Trongbài kinh này có bốn đề mục quán niệm (anupassana) để thíchứng với những tâm tánh và những cá nhân khác nhau.

I.Đầu tiên là Kayanupassana, Thân Quán Niệm Xứ,hay Niệm Thân, nhằm gội bỏ ý niệm sai lầm về cái thườngđược xem là sắc đẹp hay tánh cách đáng được ưa thíchcủa thân. Quán niệm về mục này giúp hành giả hiểu biếtchân chánh rằng không có một "người" làm chuyện này haychuyện kia, mà chỉ có "sự làm" chuyện này hay chuyện kia;không có "người" hành động mà chỉ có "hành động". Chừngđó hành giả nhận thức rằng không có cái gì gọi là "Ta".

PhápNiệm Thân biết bằng sự chú niệm vào hơi thở vào và thởra (anapanasati) nhằm đạt đến trạng thái tâm nhất điểm(ekaggata, tâm gom vào một điểm). Tâm nhất điểm đưa đếncác tầng Thiền (Jhana) và cuối cùng đến Đạo Quả A La Hán.

Thậtkhó mà kiểm soát được cái tâm vô hình, thành phần tốiquan trọng trong guồng máy phức tạp của con người. Nó luônluôn di động, không ngừng phóng nhảy đó đây. Chuyên chúgiữ tâm nhất điểm vào một đề mục riêng biệt, dầu trongkhoảnh khắc, cũng khó như đặt một hột cải trên đầumũi kim và giữ cho nó đừng rơi. Tuy là khó, nhưng đây làmột việc có thể làm được bằng cách thường xuyên thựctập, bởi vì Tâm Nhất Điểm là một loại tâm sở luôn luônngủ ngầm bên trong mọi người. Khi tâm nhất điểm này nằmtrong một loại tâm bất thiện (akusala citta) thì nó là bấtthiện. Khi nó phát hiện trong một loại tâm thiện (kusala citta)thì nó là thiện. Tâm ở nhất điểm này có thể được pháttriển để trở thành một chi Thiền. Cũng tâm nhất điểmnày, nếu được trau giồi đúng mức, có thể được nângcao đến mức độ có thể trở thành một, trong bảy yếutố đưa đến giác ngộ (Bojjhanga, Thất Giác Chi, hay ThấtBồ Đề Phần, hay Bảy Pháp Trợ Đạo), một trong tám chicủa Bát Chánh Đạo. Đó là lý do tại sao Phật Giáo dạyrằng bên trong mỗi người đều có tiềm tàng những mầmmống mà nếu vun quén đắp bồi đúng mức, có thể làm chomình trở nên toàn thiện, một bậc vĩ nhân.

Đãđắc được các tầng Thiền (Jhana) bằng cách vững chắctrụ tâm vào một điểm, hành giả gia công tiến đến ĐạoQuả A La Hán. Hành giả xuất ra khỏi Thiền và chú tâm "định"vào ba đặc tướng của đời sống: vô thường (anicca), khổ(dukkha) và vô ngã (anatta). Sau khi đã tận lực tinh tấn vàthành đạt Quả A La Hán, hành giả đã hoàn toàn thoát ra khỏimọi hình thức ái dục (tanha) và vô minh (avijja) và tuyệtnhiên không còn luyến ái hay bám níu vào bất luận gì trongthế gian.

Phầnđề cập đến những oai nghi - đi, đứng, nằm, ngồi - cũngđưa đến tâm định và tâm tự hay biết mình. Như thế, giữtâm chú niệm trong khi đi, đứng, nằm, ngồi cũng đưa đếntình trạng thái hiểu biết thấu đáo và tận tường rằngkhông có một "người" mà chỉ có "những cử động" sanh khởido nhân duyên tạo điều kiện.

Đoạnkinh đề cập đến tánh cách ô trược của ba mươi hai bộphận trong cơ thể, bốn nguyên tố chánh yếu (Tứ Đại) hợpthành cái gọi là thân, và cuối cùng, mười hình thể củaxác chết (Mười Đề Mục về Tử Thi) - tức là: 1. Tử thisình (udhumataka), 2. Tử thi đã đổi màu sắc (vinilaka), 3. Tửthi đang lở loét, chảy nước (vipubbaka), 4. Tử thi bị đứtđoạn (vicchiddaka), 5. Tử thi bị đục khoét, rời ra từngmảnh (vikkhayika), 6. Từng mảnh nhỏ của tử thi văng táchrời ra (vikkhittaka), 7. Tử thi rã rời từng mảnh (hatavikkhittaka),8. Tử thi bị đẩm máu (lohitaka), 9. Tử thi bị lằn, giòiloi nhoi đục khoét rã rời (pulavaka), 10. Tử thi chỉ còn bộxương (atthika) - nhằm diệt trừ lòng tham ái ích kỷ, bámníu vào cái thân tạm bợ phù du này.

II.Pháp thứ nhì, Thọ Quán Niệm Xứ, hay Niệm Thọ,Vedananupassana, liên quan đến bất cứ loại cảm giác (thọ)nào - vật chất hay tinh thần - có thể phát sanh đến ta. Phápnày nhằm giúp hành giả phá tan ý niệm lầm lạc (sukhavipallasa),xem hạnh phúc ảo huyền của thế gian là chính thực và vữngbền.

Trongcuộc sống, ta chứng nghiệm những cảm giác vui sướng, khổđau và không vui không khổ. Tất cả những cảm giác ấy đềutạm bợ nhất thời. Do đó không thể có hạnh phúc thậtsự vững bền trong những cảm giác ấy. Niết Bàn là hạnhphúc tối thượng. Đó là hạnh phúc giải thoát, hạnh phúcđã vượt thoát ra khỏi mọi khổ đau phiền lụy.

III.Pháp thứ ba, Tâm Quán Niệm Xứ, hay Niệm Tâm,Cittanupassana, liên quan đến các trạng thái tâm khác nhau. Phápnày có khuynh hướng loại trừ ý niệm sai lạc, xem nhữnggì tạm bợ vô thường là trường tồn vĩnh cửu (niccavipallasa).

Tâmhay thức, phát sanh và hoại diệt trong từng khoảnh khắc,mau như chớp nhoáng, còn nhanh chóng hơn sự đổi thay củanhững đơn vị căn bản vật chất. Trong từng khoảnh khắc,chúng ta có những chập tư tưởng thiện hoặc bất thiện.

Trongphần này của bài kinh, các loại tâm được kể ra theo từngcặp.

IV.Pháp thứ tư là Pháp Quán Niệm Xứ, hay Niệm Pháp,Dhammanupassana. Phạn ngữ "dhamma", được phiên dịch ở đâylà "pháp", là một danh từ rất khó chuyển ngữ một cáchchính xác bởi vì theo từng đoạn văn, danh từ này hàm xúcý nghĩa khác nhau.

Ởđây, Dhamma (Pháp) bao gồm năm pháp Triền Cái (Nivarana, nămchướng ngại tinh thần), Thất Giác Chi (Bojjhanga, tức bảyyếu tố đưa hành giả đến giác ngộ), Ngũ Uẩn Thủ (Upadanakkhandha,năm nhóm làm đối tượng cho sự bám níu), Lục Căn (Salayatana),và Tứ Diệu Đế (Ariyasacca). Do đó, ta được khuyên nên giữnguyên vẹn danh từ Pali.

Phápquán niệm này nhằm loại trừ ý niệm sai lạc (Attabhavavipallasa),khư khư chấp có một linh hồn vĩnh cửu, trường tồn bấtbiến.

-oOo-

Tacó thể chọn bất luận đề mục (xứ) nào trong bốn đềmục kể trên - tức thân, thọ, tâm hay pháp - và gia công traudồi, phát triển tâm cho đến khi thành đạt Đạo Quả A LaHán; hoặc nữa, để thuận tiện thực hành, có thể thay đổivà hành xen kẻ nhau cũng được, thí dụ như lúc này niệmthân, lúc khác niệm thọ, lúc khác nữa niệm tâm v.v... khôngphải theo một thứ tự nào.

Đểthành đạt các tầng Thiền (Jhana), tốt hơn nên chọn mộtđề mục thích ứng với tâm tánh mình. Chẳng hạn như ngườicó khuynh hướng tham dục sẽ chọn đề mục quán niệm vềtánh cách ô trược của thân, hoặc quán niệm về bốn nguyêntố chánh yếu (Tứ Đại) cấu thành cơ thể này, hoặc nhữngđề mục về tử thi. Tuy nhiên, không có định luật nhấtđịnh hoặc cứng rắn hay nhanh chóng nào để chọn một đềmục quán niệm thích hợp.

Chínhta là người quán xét tâm tánh của ta dễ dàng nhất.

Mộtnơi yên tịnh vắng vẻ sẽ thích nghi cho công trình hành thiền.Một cụm rừng xa xóm làng quả thật vô cùng thích hợp, nhưngkhông phải là một điều kiện tốt phải có. Ta có thể hànhthiền trong căn phòng của mình nếu ở đó không bị ngoạicảnh phiền nhiễu. Cảnh vắng lặng ở ngay trong tâm mỗingày. Nếu tâm không an, dù ở giữa rừng sâu tịch mịch cũngkhông thích hợp. Nhưng nếu tâm không giao động thì ở ngaytrung tâm thành phố rộn rịp cũng được. Khung cảnh chungquanh tác động một cách gián tiếp để giúp tâm an trụ.

Điềukế đó mà hành giả phải quyết định là giờ giấc, lúcmà chính hành giả và khung cảnh chung quanh có nhiều điềukiện thuận tiện nhất để hành thiền. Sáng sớm, tâm trícòn tươi tỉnh hoặc tối, trước khi đi ngủ, nếu không quámệt, thường là lúc thích hợp nhất để hành thiền. Tuynhiên, dù thì giờ nào mà ta đã chọn, nên cố giữ đúnggiờ ấy mỗi ngày để tập cho tâm được quen, có ảnh hưởngtốt đẹp đến pháp hành.

Cáchngồi cũng có thể giúp nhiều cho việc gom tâm. Người phươngĐông thường ngồi tréo chân, chân mặt đặt trên vế tráivà chân trái đặt trên vế mặt, thân mình ngay thẳng. Đólà lối ngồi Kiết Già, nếu không quen ắt thấy khó ngồinhư thế. Nhiều người ngồi Bán Già dễ ngồi hơn, chỉ đểchân mặt trên vế trái, còn chân trái thì để luôn phái dưới,khỏi phải tréo lên. Khi ngồi theo điệu tam giác ấy thì thânmình vững vàng.

Taymặt đặt lên tay trái, cổ ngay, giữ mũi nằm trên đườngthẳng góc với rún, quần áo ngay ngắn và lưng quần khôngnên thắt chặt lắm. Vài người chịu nhắm kín mắt lạiđể không còn thấy gì nữa. Nhắm kín mắt cũng có lợi nhưngthường làm buồn ngủ. Đến lúc muốn ngủ rồi thì hànhgiả không còn kiểm soát tâm được nữa. Những tư tưởngđịnh phát sanh, không còn ngồi ngay ngắn, vô tình mở miệng,chảy nước vãi và gục đầu.

ChưPhật thường ngồi Kiết Già, hình đóa sen búp, mắt nhắmphân nửa, nhìn theo chót mũi đến chí đất, không xa hơn lốimột thước hai.

Ngườinào thấy lối ngồi ngồi kiết già khó khăn có thể thuậntiện ngồi trên ghế hay ngồi chỗ nào khác, vừa đủ caođể hai bàn chân gác trên mặt đất. Thế ngồi không quantrọng lắm. Hành giả tùy thích, ngồi thế nào miễn nghe thoảimái và dễ dàng.

Hànhgiả phải kiên trì cố gắng trong pháp hành để chế ngựnhững khát vọng tham ái và sân hận, không nên trông đợikết quả nhanh chóng. Ta có thể thâu hoạch thành quả trongnhiều tháng, nhiều năm, hay chỉ trong một ngày. Nhưng dù sao,chớ nên nản lòng. Điều thiết yếu là phải thực hành đềuđặn.

Tìnhtrạng cố gắng phải được phối hợp với sự hiểu biếtrõ ràng và thấu đáo thực tướng của vạn pháp. Trí tuệ,đỉnh cao cùng tột của Phật Giáo, quả thật tuyệt đốicần thiết để thanh lọc tâm. Học vấn cổ truyền trong thếgian là một điểm lợi nhưng để giải thoát, điều tốiquan trọng là hiểu biết chân chánh thực tướng của chínhmình, là thấu triệt tường tận chính mình, đúng như thậtsự mình là vậy. Để đạt đến sự giải thoát ra khỏimọi khổ đau, van vái nguyện cầu không có một vai trò nàotrong Phật Giáo. Chuyên cần chú niệm cũng thiết yếu nhưtinh tấn và trí tuệ.

Đãcó được ba yếu tố thiết yếu tối quan trọng ấy - chuyêncần chú niệm, nỗ lực tinh tấn và trí tuệ - hành giả phảigia công tạm thời chế ngự năm Pháp Triền Cái, vốn ngăntrở tiến bộ tinh thần của mình.

Hànhgiả phải nỗ lực khắc phục mọi luyến ái bám víu vàodục vọng. Điều này không có nghĩa là phải hoàn toàn từbỏ mọi thú vui vật chất. Nhưng không nên làm nô lệ chocác lạc thú trần tục ấy.

Sânhận, hay oán ghét, cũng có năng lực phá hoại hùng mạnh,không kém gì tham ái. Cả hai, tham ái và sân hận, là hai ngọnlửa vô cùng nguy hại thiêu đốt chính ta và những ngườikhác.

Đúngthật rằng chí đến khi chứng đắc Đạo Quả A Na Hàm (Anagami,Bất Lai), tầng thứ ba trong bốn tầng Thánh, hành giả mớitận diệt được tham và sân. Nhưng ta phải luôn luôn tậnlực gắng để khắc phục dần hai loại tâm bất thiện ấy.

Luônluôn cảnh giác, không lo âu sợ sệt vô ích, giữ tâm bìnhluận, và tin chắc vào mục tiêu mong mỏi, tất cả nhữngyếu tố ấy đều cần thiết để thành công trong công trìnhquán niệm tối quan trọng này.

Đốitượng tối hậu của những phương pháp quán niệm trên làhoàn toàn giải thoát ra khỏi vô minh (avijja) và ái dục (tanha)bằng cách đắc Quả A La Hán. Sau đó, hành giả không cònham muốn hay đeo níu vào bất luận cái gì trên thế gian.

Đểkết luận bài Pháp cao siêu này, Đức Phật dạy rằng hànhgiả nhất định có thể thành công trong cố gắng cao quýcủa mình không phải trong bảy năm, mà chỉ trong bảy ngày.

Kinh NiệmXứ
(Satipatthana Sutta)

[1]

Lúcấy tôi có nghe như thế này:

ĐứcPhật tuyên ngôn như sau:

Nàychư Tỳ Khưu, có con đường duy nhất [2] để chúng sanh tựthanh lọc, để diệt trừ đau khổ [3], để thành đạt trítuệ, và để chứng ngộ Niết Bàn - đó là Tứ Niệm Xứ.Bốn đó là gì?

Nơiđây, người đệ tử [4] sống :

I.Quán niệm thân (Kayanupassana) trong thân [5], nhiệt tâm (atapi),hiểu biết rõ ràng (sampajano), giữ chánh niệm (satima), dứtbỏ [6] tham ái (abhijjha) và sầu khổ (domanassa) [7] trong thếgian (loke) này.

II.Quán niệm thọ (vedananupassana);

III.Quán niệm tâm (cittanupassana);

IV.Quán niệm pháp (dhammanupassana).

I.Niệm Thân (Kayanupassana)

Ngườiđệ tử quán niệm thân như thế nào?

1.Niệm Hơi Thở (anapana sati).

Vịđệ tử rút ẩn dật vào rừng [8] hay dưới một cội cây,hoặc một nơi vắng vẻ, ngồi kiết già [9], thân người ngaythẳng, chuyên chú an trú trong chánh niệm. Chú tâm hay biết(sato), vị ấy thở vô; hay biết, vị ấy thở ra. Thở vômột hơi dài, vị ấy hay biết: "Tôi đang thở vô một hơidài". Thở ra một hơi dài, vị ấy hay biết: "Tôi đang thởra một hơi dài". Thở vô một hơi ngắn, vị ấy hay biết:"Tôi đang thở vô một hơi ngắn". Thở ra một hơi ngắn, vịấy hay biết: "Tôi đang thở ra một hơi ngắn".

Chứngnghiệm trọn vẹn tiến trình [10] (của hơi thở), (sabakayapatisamvedi):"Tôi sẽ thở vô", vị ấy luyện tập như vậy.

Chứngnghiệm trọn vẹn tiến trình (của hơi thở): "Tôi sẽ thởra", vị ấy luyện tập như vậy.

Làmlắng dịu tiến trình của hơi thở (passambhayam kayasamkharam):"Tôi sẽ thở vô", vị ấy luyện tập như vậy.

Làmlắng dịu tiến trình của hơi thở: "Tôi sẽ thở ra", vịấy luyện tập như vậy.

Cũngnhư người thợ tiện chuyên nghiệp, hay người đang học nghềlàm thợ tiện, khi kéo sợi dây của bàn tiện một đoạndài thì biết: "Tôi đang kéo một đoạn dài", khi kéo mộtđoạn ngắn, biết: "Tôi đang kéo một đoạn ngắn", cùng thếấy, vị đệ tử thở vô dài thì biết: "Tôi đang thở vômột hơi dài", thở vô ngắn, biết: "Tôi đang thở vô mộthơi ngắn".

Chứngnghiệm trọn vẹn tiến trình... (lặp lại như trên)... vịấy luyện tập như vậy.

Nhưthế ấy, vị đệ tử niệm thân trong thân, hay niệm thânngoài thân, hoặc cả hai, niệm thân trong thân và niệm thânngoài thân [11]. Vị ấy sống quán niệm bản chất sanh khởi[12] (samudayadhamma) của tiến trình hơi thở, bản chất hoạidiệt [13] (vayadhamma), bản chất khởi sanh và hoại diệt củatiến trình hơi thở.

Lúcbấy giờ phát sanh đến vị ấy sự hay biết, "chỉ có mộtcơ thể" [14], trong mức độ cần thiết để phát triển trítuệ, để phát triển chánh niệm. Vị ấy sống độc lập[15], không bám níu vào bất luận gì trong thế gian [16] này.

Nhưthế ấy, vị đệ tử sống niệm thân.

2.Quán Niệm Những Oai Nghi Của Thân (Iriyapatha).

Trongkhi đi [17], vị đệ tử hiểu biết: "Tôi đang đi"; khi đứng,hiểu biết: "Tôi đang đứng"; khi ngồi, hiểu biết: "Tôi đangngồi"; khi nằm, hiểu biết: "Tôi đang nằm". Vị ấy hiểubiết mọi oai nghi (thế cử động) của thân mình.

Nhưthế ấy, vị đệ tử niệm thân trong thân, thân ngoài thân,hoặc quán niệm cả hai, trong thân và ngoài thân.

Vịấy quán niệm bản chất sanh khởi của thân, hay bản chấthoại diệt của thân. Lúc bấy phát sanh đến hành giả sựhay biết, "chỉ có một cơ thể", trong mức độ... (như trên)...vị ấy sống không bám níu vào bất luận gì trong thế giannày.

3.Quán Niệm Sự Hay Biết (Catusampajanna).

Vịđệ tử hoàn toàn hay biết khi đi tới, đi lui, khi nhìn vềphía trước hay nhìn quanh, khi co tay, co chân vào hay duỗi ra,khi đắp y, mang bát, khi ăn, uống, nhai, nếm, khi đi đại tiệnhay tiểu tiện, khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi ngủ,khi thức, khi nói và khi giữ im lặng.

Nhưthế ấy vị đệ tử quán niệm thân... (như trên)... vị ấysống không bám níu vào bất luận gì trong thế gian này.

4.Quán Tưởng Tánh Cách Ô Trược Của Thân (Patikkulamanasikara).[18]

Vịđệ tử quán tưởng đến cơ thể của chính mình, từ bànchân trở lên và từ đỉnh đầu trở xuống, bao bọc trongmột lớp da và chứa đầy các loại uế trược khác nhau.

Trongthân này có: tóc, lông, móng tay, móng chân, răng, da, thịt,gân, xương, tủy, thận, tim, gan, màng phổi, lá lách, phổi,bao tử, ruột, ruột non, phẩn, mật, đờm, mủ, máu, mồ hôi,mỡ, nước mắt, dầu, nước miếng, nước mũi, nước nhớtở các khớp xương và nước tiểu.

Cũnggiống như có một cái bao trống hai đầu, chứa đựng đầynhững loại mể cốc như gạo, lúa, đậu xanh, đậu váng,mè và trấu; người kia dở miệng bao lấy ra từng món vàquán tưởng: đây là gạo, đây là lúa, đây là đậu xanh,đây là đậu váng, đây là mè, đây là trấu, cùng thế ấy,vị đệ tử quán tưởng đến tánh chất ô trược khác nhaucủa từng bộ phận trong thân mình.

Nhưthế ấy, vị đệ tử niệm thân trong thân... (như trên)...vị ấy sống không bám níu vào bất luận gì trong thế giannày.

5.Quán Tưởng Về Tứ Đại (Dhatumanasikara).[19]

Vịđệ tử quán tưởng đến các nguyên tố cấu thành thân nàycủa chính mình. Trong thân này có thành phần đất (địa đại,nguyên tố có đặc tánh cứng hay mềm, chiếm không gian, nớirộng, duỗi ra), thành phần nước (thủy đại, nguyên tốcó đặc tánh lỏng, làm dính liền lại), thành phần lửa(hỏa đại, nguyên tố có đặc tánh nóng hay lạnh) và thànhphần gió (phong đại, nguyên tố có đặc tánh di động).

Cũngnhư người đồ tể thiện xão, hay người đang học nghềlàm đồ tể, khi hạ một con bò và cắt ra thành từng phầnrồi ngồi tại ngã ba đường, bày các phần thịt ấy ra (hiểubiết đây là đùi, đây là vai, đây là sườn v.v...), cùngthế ấy, vị đệ tử quán tưởng đến các thành phần cấuthành cơ thể mình.

Nhưthế ấy, vị đệ tử niệm thân trong thân... (như trên)...vị ấy không bám níu vào bất luận gì trong thế gian này.

6.Quán Tưởng Chín Loại Tử Thi (Navasivathikapabba)

a.Vị đệ tử nhìn thấy một tử thi bỏ ngoài bãi tha ma, củangười chết được một ngày, hai ngày, hay đã chết ba ngày,sình lên, bầm tím và chảy nước hôi thúi. Lúc bấy giờvị đệ tử liên tưởng đến thân của chính mình như thếnày: "Thật vậy, thân này cũng cùng thế ấy, cũng cùng mộtbản chất như vậy, cũng trở thành như vậy và sẽ khôngthể tránh khỏi trạng thái ấy."

Nhưthế ấy, vị đệ tử niệm thân trong thân... (như trên)...vị ấy không bám níu vào bất luận gì trong thế gian này.

b.Vị đệ tử nhìn thấy một tử thi bỏ ngoài bãi tha ma bịquạ, diều, kên kên, chó nhà hoặc chó rừng cấu xé đểăn thịt, hay các loại giòi tửa hoặc côn trùng đục khoét.Vị ấy liên tưởng đến thân mình như thế này: "Thật vậy,thân này cũng cùng thế ấy, cũng cùng một bản chất nhưvậy và sẽ không thể tránh khỏi trạng thái ấy."

Nhưthế ấy vị đệ tử niệm thân trong thân... (như trên)...vị ấy không bám níu vào bất luận gì trong thế gian này.

c.Vị đệ tử nhìn một tử thi bỏ ngoài bãi tha ma chỉ cònbộ xương dính liền nhau nhờ mấy sợi gân, còn chút ít thịtvà máu...

d.Vị đệ tử nhìn một tử thi bỏ ngoài bãi tha ma chỉ cònbộ xương dính liền nhau nhờ mấy sợi gân, còn lem luốcmáu, mà thịt đã hết...

e.Vị đệ tử nhìn một tử thi bỏ ngoài bãi tha ma chỉ cònbộ xương trơ trọi, dính liền nhau nhờ mấy sợi gân, thịtvà máu đã hết ...

f.Vị đệ tử nhìn một tử thi bỏ ngoài bãi tha ma chỉ cònlà những khúc xương rời rạc nằm ngổn ngang: xương bàntay, xương bàn chân, xương ống quyển, xương đùi, xươngmông, xương sống, sọ...

g.Vị đệ tử nhìn một tử thi bỏ ngoài bãi tha ma chỉ cònnhững khúc xương trắng phao như vỏ sò, vỏ ốc (bỏ lâungày ngoài mưa nắng)...

h.Vị đệ tử nhìn một tử thi bỏ ngoài bãi tha ma của ngườiđã chết hơn một năm, chỉ còn một đống xương...

i.Vị đệ tử nhìn một tử thi bỏ ngoài bãi tha ma chỉ cònnhững lóng xương thâm đen, đang dần dần tan rã thành cátbụi. Vị đệ tử liên tưởng đến thân mình như thế này:"Thật vậy, thân này cũng cùng thế ấy, cũng cùng một bảnchất như vậy, cũng trở thành như vậy, và sẽ không thểtránh khỏi trạng thái ấy."

Nhưthế ấy vị đệ tử niệm thân trong thân... (như trên)...vị ấy không bám níu vào bất luận gì trong thế gian này.

II.Niệm Thọ (Vedananupassana)

Khichứng nghiệm thọ lạc, vị đệ tử hiểu biết: "Tôi đangchứng nghiệm thọ lạc".

Khichứng nghiệm thọ khổ, vị đệ tử hiểu biết: "Tôi đangchứng nghiệm thọ khổ".

Khichứng nghiệm thọ vô ký (không lạc, không khổ), vị đệtử hiểu biết: "Tôi đang chứng nghiệm thọ vô ký".

Khichứng nghiệm thọ trần tục (samisa, thuộc về thế gian),vị đệ tử hiểu biết: "Tôi đang chứng nghiệm thọ lạctrần tục".

Khichứng nghiệm thọ lạc phi trần tục (niramisa, không thuộcvề thế gian), vị đệ tử hiểu biết: "Tôi đang chứng nghiệmthọ lạc phi trần tục".

Khichứng nghiệm thọ khổ phi trần tục, vị đệ tử hiểu biết:"Tôi đang chứng nghiệm thọ khổ phi trần tục".

Khichứng nghiệm thọ vô ký phi trần tục, vị đệ tử hiểubiết: "Tôi đang chứng nghiệm thọ vô ký phi trần tục".

Nhưthế ấy, vị đệ tử sống niệm thọ trong thọ, hay thọngoài thọ, hoặc cả hai, bên trong và bên ngoài.

Vịấysống quán niệm bản chất sanh khởi, bản chất hoại diệt,bản chất sanh khởi và hoại diệt của những thọ cảm.

Lúcbấy giờ phát sanh đến vị ấy sự hay biết: "chỉ có nhữngthọ cảm" trong mức độ cần thiết... (như trên)... vị ấysống không bám níu vào bất luận gì trong thế gian này.

III.Niệm Tâm (Cittanupassana)

Khitâm có tham (raga), vị đệ tử hay biết rằng tâm có tham.Khi tâm không có tham, hay biết không có tham.

Khitâm có sân (dosa), vị ấy hay biết rằng tâm có tham. Khi tâmkhông có sân, hay biết rằng không có sân.

Khitâm có si (moha), vị ấy hay biết rằng tâm có si. Khi tâm khôngcó si, hay biết rằng không có si.

Khitâm uể oải (samkhitta, tức liên hệ đến dã dượi hôn trầm),hay biết tâm uể oải.

Khitâm loạn động (vikkhitta, tức liên hệ đến uddhaca, danh từgọi chung các loài tâm thuộc Sắc Giới hay Vô Sắc Giới),vị ấy hay biết rằng có tâm phát triển cao thượng.

Khicó tâm không phát triển cao thượng (amahaggata, tức các loạitâm thuộc Dục Giới, kamavacara), hay biết có tâm không pháttriển cao thượng.

Khicó tâm hữu hạn [20] (sanuttara, còn có thể hơn được, tứclà các loại tâm thuộc Dục Giới hay Sắc Giới, vì các loạitâm nầy còn có thể được phát triển cao hơn, đến tâmVô Sắc Giới), vị ấy hay biết rằng có tâm hữu hạn.

Khicó tâm vô thượng (anuttara, không thể hơn được nữa), vịấy hay biết có tâm vô thượng.

Khicó tâm tâm định (samahita, an trụ vững vàng), vị ấy haybiết có tâm định.

Khicó tâm tâm không định (asamahita,), vị ấy hay biết có tâmkhông định.

Khicó tâm giải thoát (vimutta, tự do), vị ấy hay biết có tâm(tạm thời) giải thoát.

Khicó tâm tâm không giải thoát (avimutta), vị ấy hay biết cótâm không giải thoát.

Nhưthế ấy, vị đệ tử sống quán niệm tâm trong tâm, hay quánniệm tâm ngoài tâm, hay quán niệm tâm trong và tâm ngoài.

Vịấy sống quán niệm bản chất sanh khởi của các trạng tháitâm, bản chất hoại diệt của các trạng thái tâm, bản chấtkhởi sanh và hoại diệt của các trạng thái tâm. Lúc bấygiờ phát sanh đến vị ấy sự hiểu biết, "chỉ có nhữngtrạng thái tâm" trong mức độ cần thiết ... (như trên) ...vị ấy không bám níu vào bất luận gì trong thế gian nầy.

IV.Niệm Pháp (Dhammanupassana)[21]

1.Năm Pháp Triền Cái (Ninarana)

Vịđệ tử quán niệm về các pháp có liên quan đến Năm ChướngNgại Tinh Thần.

Khicó tham dục (kamacchanda) hiện diện trong tâm, vị đệ tửnhận thức rõ ràng: "Tôi có tham dục", hoặc khi không có thamdục trong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi không có thamdục". Vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kiakhông có tham dục, nay khởi sanh như thế nào; vị ấy hiểubiết tận tường thế nào là sự dứt bỏ tham dục đã phátsanh, vị ấy hiểu biết tận tường thế nào là sự khôngkhởi sanh trở lại, trong tương lai, của tâm tham dục đãdứt bỏ.

Khioán ghét (vyapada) hiện diện trong tâm, vị đệ tử nhận thứcrõ ràng: "Tôi có oán ghét", hoặc khi không có oán ghét, vịấy nhận thức rõ ràng: "Tôi không có oán ghét". Vị ấy hiểubiết rõ ràng cái tâm mà trước kia không có oán ghét nay khởisanh như thế nào; vị ấy hay biết tận tường thế nào làsự dứt bỏ oán ghét đã phát sanh; vị ấy hiểu biết tậntường thế nào là sự không khởi sanh trở lại trong tươnglai, của tâm oán ghét đã dứt bỏ.

Khicó hôn trầm dã dượi (thina-middha) hiện diện trong tâm, vịđệ tử nhận thức rõ ràng: "Tôi có hôn trầm dã dượi"hoặc khi không có hôn trầm dã dượi, vị ấy nhận thứcrõ ràng "Tôi không có hôn trầm dã dượi". Vị ấy hiểu biếttận tường cái tâm mà trước kia không có hôn trầm dã dượinay khởi sanh như thế nào, vị ấy hiểu biết tận tườngthế nào là sự dứt bỏ hôn trầm dã dượi đã phát sanh;vị ấy hiểu biết tận tường thế nào là sự không khởisanh trở lại trong tương lai, của tâm hồn hôn trầm dã dượiđã dứt bỏ.

Khicó phóng dật lo âu (uddhacca kukkucca) hiện diện trong tâm, vịđệ tử nhận thức rõ ràng: "Tôi có phóng dật lo âu", hoặckhi không có phóng dật lo âu, vị ấy nhận thức rõ ràng:"Tôi không có phóng dật lo âu". Vị ấy hiểu biết tận tườngcái tâm mà trước kia không có phóng dật lo âu nay khởi sanhnhư thế nào; vị ấy hiểu biết tận tường thế nào làsự không khởi sanh trở lại trong tương lai, của tâm phóngdật lo âu đã dứt bỏ.

Khicó hoài nghi (vicikiccha, tâm bất định, không nhất quyết)hiện diện trong tâm, vị đệ tử nhận thức rằng: "Tôi cóhoài nghi", hoặc khi không có hoài nghi, vị ấy nhận thứcrõ ràng:"Tôi không có hoài nghi". Vị ấy hiểu biết tận tườngcái tâm mà trước kia không có hoài nghi nay sanh khởi như thếnào; vị ấy hiểu biết tận tường thế nào là sự dứtbỏ hoài nghi đã phát sanh; vị ấy hiểu biết tận tườngthế nào là sự không khởi sanh trở lại trong tương lai, củatâm hoài nghi đã dứt bỏ.

Nhưthế ấy, vị đệ tử quán niệm các pháp liên quan đến NămChướng ngại Tinh thần.

2.Ngũ Uẩn Thủ (Upadanakkhandha)

Vịđệ tử suy tư: "Như thế nầy là sắc (rupa, hình thể vậtchất), như thế nầy là sự khởi sanh của sắc, như thếnầy là là sự hoại diệt của sắc. Như thế nầy là thọ(vedana, cảm giác), như thế nầy là sự khởi sanh của thọ,như thế nầy là sự hoại diệt của thọ. Như thế nầy làtưởng (sanna, tri giác), như thế nầy là sự khởi sanh củatưởng, như thế nầy là sự hoại diệt của tưởng. Nhưthế nầy là hành (sankhara, hoạt động của các tâm sở, trừhai tâm sở thọ và tưởng), như thế nầy là sự khởi sanhcủa hành, như thế nầy là sự hoại diệt của hành. Nhưthế nầy là thức (vinnana), như thế nầy là sự khởi sanhcủa thức, như thế nầy là sự hoại diệt của thức.

Nhưthế ấy, vị đệ tử sống quán niệm các pháp (dhamma) cóliên quan đến Ngũ Uẩn Thủ (sự bám níu chặt chẽ vào nămuẩn).

3.Sáu Nội và Ngoại Xứ (Salayatana)

Vịđệ tử nhận thức rõ ràng mắt (nhãn), hình thế vật chất(sắc), và dây trói buộc phát sanh do nhãn và sắc tạo duyên.Vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kia khôngbị thằng thúc trói buộc, nay khởi sanh như thế nào; vịấy hiểu biết tận tường thế nào là sự dứt bỏ nhữngthằng thúc đã khởi sanh; vi ấy hiểu biết tận tường thếnào là sự không khởi sanh trở lại trong tương lai, của cácthằng thúc đã dứt bỏ. Cùng một thế ấy, vị đệ tửnhận thức rõ ràng tai (nhĩ) và tiếng động (thinh), mũi (tỷ)và mùi (hương), lưỡi (thiệt) và vị, thân và sự xúc chạm(xúc), tâm (ý) và các đối tượng của tâm (pháp), và cácthằng thúc phát sanh do các căn và các trần ấy tạo duyên.Vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kia khôngbị thằng thúc trói buộc nay khởi sanh như thế nào, và sựkhông khởi sanh trở lại trong tương lai, của các thằng thúcđã dứt bỏ như thế nào.

Nhưthế ấy, vị đệ tử sống quán niệm các pháp có liên quanđến sáu căn và sáu trần (nội và ngoại xứ).

4.Thất Giác Chi (Bojjhanga)

Khicó "niệm giác chi" (sati, chi niệm của sự giác ngộ) hiệndiện trong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi có niệmgiác chi", hoặc khi không có, vị ấy hiểu biết rõ ràng rằngmình không có; vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm màtrước kia không có giác chi "niệm" nay khởi sanh như thế nàovà, bằng cách viên mãn hành thiền, làm khởi sanh "niệm giácchi" như thế nào .

Khicó "trạch pháp giác chi" (dhammavicaya, chi trạch pháp của sựgiác ngộ) hiện diện trong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng:"Tôi có trạch pháp giác chi", hoặc khi không có, vị ấy hiểubiết rõ ràng rằng mình không có; vị ấy hiểu biết tậntường cái tâm mà trước kia không có giác tri "trạch pháp",nay khởi sanh như thế nào và, bằng cách viên mãn hành thiền,làm khởi sanh "trạch pháp giác chi" như thế nào.

Khicó "tinh tấn giác chi" (viriya, chi tinh tấn của sự giác ngộ)hiện diện trong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi cótinh tấn giác chi", hoặc khi không có, vị ấy hiểu biết tậntường rằng mình không có, vị ấy hiểu biết tận tườngcái tâm mà trước kia không có giác chi "tinh tấn", nay khởisanh như thế nào và, bằng cách viên mãn hành thiền, làm khởisanh "tinh tấn giác chi" như thế nào.

Khicó "phỉ giác chi" (piti, chi phỉ của sự giác ngộ) hiện diệntrong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi có phỉ giác chi",hoặc khi không có, vị ấy hiểu biết rõ ràng rằng mình khôngcó; vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kiakhông có giác chi "phỉ" nay khởi sanh như thế nào và, bằngcách viên mãn hành thiền, làm khởi sanh "phỉ giác chi" nhưthế nào.

Khicó "an giác chi" (passadhi, chi an của sự giác ngộ) hiện diệntrong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi có an giác chi",hoặc khi không có, vị ấy hiểu biết tận tường rằng mìnhkhông có; vị ấy hiểu biết tận tườnhg cái tâm mà trướckia không có giác chi "an" nay khởi sanh như thế nào và, bằngcách viên mãn hành thiền, làm khởi sanh "an giác chi" như thếnào.

Khicó "định giác chi" (samadhi, chi định của sự giác ngộ) hiệndiện trong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng : "Tôi có địnhgiác chi", hoặc khi không có, vị ấy hiểu biết rõ ràng rằngmình không có; vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm màtrước kia không có giác chi "định" nay khởi sanh như thếnào và, bằng cách viên mãn hành thiền, làm khởi sanh "địnhgiác chi" như thế nào.

Khicó "xả giác chi" (upekkha, chi xả của ,sự giác ngộ) hiệndiện trong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi có xả giácchi", hoặc khi không có , vị ấy hiểu biết tận tường rằngmình không có; vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm màtrước kia không có giác chi "xả" nay khởi sanh như thế nàovà, bằng cách viên mãn hành thiền, làm khởi sanh "xả giácchi" như thế nào.

Nhưthế ấy, vị đệ tử sống quán niệm pháp trong pháp ... (nhưtrên) ... vị ấy không bám níu vào bất luận gì trong thếgian nầy. Như thế ấy, vị đệ tử sống quán niệm phápcó liênn quan đến Thất Giác chi (bảy yếu tố của sự giácngộ).

5.Tứ Diệu Đế (Ariyasacca)

Vịđệ tử hay biết trọn vẹn, đúng như thật sự vậy, "đâylà đau khổ", "đây là nguyên nhân của đau khổ", "đây làsự chấm dứt đau khổ", "đây là con đường dẫn đến chấmdứt đau khổ".

Nhưthế ấy, vị đệ tử sống quán niệm pháp trong pháp, quánniệm pháp ngoàipháp, hoặc cả hai, quán niệm pháp trong phápvà pháp ngoài pháp. Vị ấy quán niệm bản chất khởi sanhcủa các pháp, hoặc bản chất hoại diệt của các pháp, hoặccả hai, bản chất khởi sanh và hoại diệt của các pháp.

Lúcbấy giờ phát sanh đến vị ấy sự hay biết, "chỉ có cácpháp", trong mức độ cần thiết để phát triển trí tuệ,để phát triển chánh niệm. Độc lập, vị ấy sống khôngbám níu vào bất luận gì trong thế gian nầy. Như thế ấy,vị đệ tử quán niệm các pháp có liên quan đến bốn ChânLý Thâm Diệu.

Đúngthật vậy, người trau giồi Tứ Niệm Xứ đúng theo đườnglối nầy trong bảy năm sẽ thành Đạo Quả A La Hán tại đây,và trong kiếp sống hiện tiền, hoặc Đạo Quả A Na Hàm (Anagami,Bất Lai), nếu còn chút luyến ái nào.

Cũngkhông phải vậy, người trau giồi đúng mực trong sáu năm... năm năm ,,,bốn năm ... ba năm ... hai năm .. một năm ...bảy tháng ... sáu tháng ... năm tháng ... bốn tháng ... ba tháng... hai tháng ... một tháng ... nữa tháng ... một tuần .. ngườiấy sẽ thành Đạo Quả A La Hán, hoặc Quả Bất Lai (Anagami),nếu còn chút luyến ái nào, chính trong kiếp sống hiện tiền.

Vìlẽ ấy Như Lai tuyên ngôn:

Cócon đường duy nhất để chúng sanh tự thanh lọc, để diệttrừ đau khổ, để thành đạt trí tuệ, và để chứng ngộNiết Bàn.

ĐứcThế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị đệ tử lấy làmhoan hỷ thỏa thích.

-oOo-

ChúGiải Kinh Niệm Xứ:

[1]
a.(Sati = niệm) + (patthana = sự thiết lập, nền tảng, căn bản,đối tượng, hay đề mục hành thiền, chuyên chú gom tâm vào).

b.(Sati = niệm) + ( upatthana = sự phát sanh, chuyên chú gom tâm).
Satipatthanasutta là bài kinh đề cập đến những đề mục chánh yếuđể chuyên chú gom tâm vào.

[2]Ekayana = con đường duy nhất, chỉ có một con đường v.v...

[3]Đau khổ. Bản văn ghi: Sầu muộn, than thở, đau đớn và bấtmãn. Đau khổ bao gồm tất cả bốn sắc tố ấy.

[4]Người đệ tử. Bất luận ai - dầu là hàng xuất gia hay tạigia cư sĩ - có nguyện vọng thóat ra khỏi mọi khổ đau đềucó thể thực hành các đề mục hành thiền nầy.

[5]Kaye kayanupassana, theo sát nghĩa từng chữ, là "niệm thân trongthân", tức hạn chế chú niệm của mình chỉ trong thân màthôi. Không quán niệm thọ, niệm tâm hay niệm pháp. Các niệmxứ kia cũng phải được hiểu cùng một thế ấy.

[6]Tạm thời dứt bỏ tham ái và sầu muộn trong thời gian hànhthiền. Một cách chính xác, hành giả tạm thời khắc phụctâm tham ái khi đắc thiền (Jhana) và hoàn toàn tận diệt khiđắc Quả A La Hán.

[7]Sầu khổ (domanassa), bao hàm ý nghĩa bất toại nguyện, thuộctâm sân. Tham ái và sầu khổ là hai trong năm chướng ngạitinh thần (triền cái).

Nơiđây hai chướng ngại chánh nầy hàm xúc cả năm pháp TriềnCái (Nivarana).

[8]Vào rừng, hàm ý bất cứ nơi nào vắng vẽ yên tĩnh, ở nhàcũng được.

[9]Ngồi kiết già. Đây là thế ngồi lý tưởng để thực hành.Nếu thấy không thuận tiện, hành giả có thể ngồi lạicho thoải mái. Cũng có thể ngồi trên ghế.

[10]Tiến trình hơi thở, sabbakayapatisamveda. Nơi đây danh từ "kaya"có nghĩa là "toàn thân", tức trọn vẹn tiến trình. Hành giảthở vào, thở ra, nhận thức rõ ràng hơi thở từ lúc khởiđầu, đoạn giữa và đến lúc chấm dứt toàn thể tiếntrình hơi thở.

[11]Thông thường, hành giả niệm thân trong thân.

[12]Bản chất khởi sanh. Vì có thân, có mũi, và có thức nêncó hơi thở khởi sanh.

[13]Bản chất hoại diệt. Hơi thở hoại diệt (tức chấm dứt)khi thân, mũi và thức chấm dứt.

[14]Chỉ có một cơ thể. Hàm ý không có một chúng sanh, mộtcá nhân hay một người nam hay người nữ, không có linh hồn,không có "Tôi" hay "Của Tôi".

[15]Vị ấy sống độc lập. Anissito, độc lập, tức không cósự hỗ trợ của ái dục (tanha) và tà kiến (dittha).

[16]Vị ấy không bám níu vào bất luận gì trong thế gian. Khigia công quán niệm hơi-thở-vào-thở-ra, đến một giai đoạnnào hành giả có thể tạm thời khắc phục năm chướng ngạitinh thần (năm pháp Triền Cái) và đắc Sơ Thiền (Jhana), trọnvẹn hoàn tất các chi thiền: tầm (vitakka), sát (vicara), phỉ(piti), lạc (sukha) và nhất điểm tâm (ekaggata).

Thiền,Jhana, theo đúng ngữ nguyên của danh từ Pali nầy, là quánniệm bám sát vào đề mục, hoặc có nghĩa là thiêu đốtcác chướng ngại làm ngăn trở sự tiến bộ tinh thần. Đâykhông phải là trạng thái tâm mê sảng mà là tâm trạng trongsạch, một chứng nghiệm có tánh cách đạo đức.

Hànhgiả xuất Thiền và chú tâm quán niệm ba đặc tướng - vôthường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) - và thành đạtcác Thành Quả. Kể từ đó hành giả hoàn toàn "giải thoát"(anissito) vì đã thoát ra khỏi mọi hình thức ái dục và tàkiến, và không còn bám níu vào bất luận gì trong thế gian,vì không còn những tư tưởng lầm lạc liên quan đến cái"Ta" và "Của Ta".

Đốitượng cùng tột của pháp niệm hơi thở, anapana sati, trướctiên là chứng đắc các tầng Thiền (Jhana) và từ đó, pháttriển bốn Thánh Đạo và Thánh Quả. Đó là lý do tại saobài kinh khởi đầu bằng đoạn " ...để chúng sanh tự thanhlọc, để diệt trừ đau khổ, để thành đạt trí tuệ vàđể chứng ngộ Niết Bàn."

[17]Hiểu biết mọi oai nghi của mình. Loài thú cũng hay biết mọioai nghi của nó. Nơi đây, đối tượng được hàm xúc khôngphải chỉ là sự hay biết suông. Trong khi đi, hành giả hiểubiết chân chánh rằng, "chỉ có sự đi" một cách chính xác,không có "một người" hay một "cá nhân chủ thể" đang đi.Nói cách khác, chỉ có hành động, không có "người" hànhđộng, có "việc làm" mà không có "người" làm việc đó.Khi hiểu biết tận tường như vậy, không thể có quan niệmlầm lạc về một linh hồn trường cửu.

[18]Quán tưởng tánh cách ô trược của thân. Hầu hết các vịtỳ khưu đều thực hành đề mục nầy, và đây là đề mụchành thiền được Ngài Ananda ưa thích nhất.

Đềmục nầy thích hợp với người có tâm tham ái vì chính đềmục nầy giúp hành giả dứt bỏ, không luyến ái cái đượcgọi là tấm thân đẹp đẽ nầy. Vài người có thể thíchquán tưởng các khả năng tiềm tàng ngủ ngầm của con ngườihơn.

[19]Tứ Đại. Bốn nguyến tố chánh yếu cấu thành vật thểcon người. Bốn nguyên tố ấy là: Pathavi, Apo, Tejo và Vaja,thường được gọi là Đất, Nước, Lửa, Gió. Không nênhiểu rằng đây là đất, nước, lửa và gió như ta thườnghiểu.

Đất,Pathavi, là thành phần vật chất có đặc tánh nở ra, duỗira, là thể chất của sắc. Không có thành phần nầy, vậtchất không thể chiếm không gian. Tánh chất cứng hay mềm- thuần túy tương đối - là hai thể khác nhau của nguyêntố nầy.

Nước,Apo, là nguyên tố có đặc tánh làm dính liền lại. Khônggiống như thành phần Đất mà ta có thể tiếp xúc bằng giácquan như sờ đụng, hửi mùi v.v... ta không thể tiếp xúc vớithành phần nước bằng ngũ quan. Chính nguyên tố Nước (Apo)nầy làm cho các phần tử rời rạc của vật chất dính liềnlại và cho ta một ý niệm về một cơ thể. Khi một cơ thểđặc - tức trong ấy thành phần Đất trội hơn - chảy ra,thành phần nước trở thành trội hơn trong thể lỏng. Hainguyên tố Đất và Nước nầy tương quan với nhau mật thiếtđến độ khi thành phần nầy chấm dứt, thành phần kia cũngtan biến.

Lửa,Tejo, là nguyên tố có đặc tánh nóng. Lạnh cũng là một hìnhthức nóng. Cả hai, lạnh và nóng, đều được bao gồm trongTejo, bởi vì cả hai đều có năng lực bảo tồn và tiêu diệtsự sống. Không giống như ba nguyên tố kia, thành phần Lửa(Tejo) có khả năng làm cho vật chất tự tạo trở lại.

Luônluôn dính liền với Tejo (Lửa) là Vajo (Gió), thành phần củavật chất có đặc tánh di động. Có cử động, hay di chuyển,là do nguyên tố nầy. Sự di động được xem là năng lực,hay động cơ, phát nhiệt. Di động và nhiệt, thành phần Gióvà Lửa, trong phạm vi vật chất, cũng giống như Tâm và Nghiệptrong lãnh vực tinh thần đạo đức.

Bốnnguyên tố Đất, Nước, Lửa và Gió, luôn luôn đi chung vớinhau trong vật chất, nhưng trong một loại vật chất, thànhphần nầy có thể trội hơn thành phần kia. Thí dụ như trongđất thì thành phần Đất (Pathavi) trội hơn, trong nước thìthành phần Nước (Apo) trội hơn, v.v...

[20]Tâm vô thượng, anuttara =(an +uttara) là không có gì cao hơnnữa, cao hơn hết, không còn thua ai. Sanuttara là còn có thểtrội hơn, hữu hạn. Các loại tâm thuộc Dục Giới và VôSắc Giới là anuttara, vô thượng, không thể trội hơn đượcnữa. Ở đây không đề cập đến các loại tâm siêu thế.

[21]Niệm Pháp (Dhammanupassana). Ở đây, chữ Dhamma không có nghĩalà Giáo Pháp, tức những lời dạy của Đức Phật. Nơi đây,danh từ nầy được dùng trong ý nghĩa tổng quát, bao gồmtất cả những gì tại thế và siêu thế. Riêng trong bài kinhnầy Dhamma - Pháp bao gồm: năm Pháp Triền Cái, bảy Giác Chi,năm Uẩn Thủ, sáu Nội và Ngoại Xứ, và Tứ Diệu Đế.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567