KINH TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ của BẬC ĐẠI NHÂN
(KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC)
Hoà Thượng ThíchNhất Hạnh
Giới thiệu:
Kinh Bát ÐạiNhân Giác do ngài An Thế Cao dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán, vào thời Hậu Hánđời vua Hán Hoàn Ðế, niên hiệu Kiến Hòa năm thứ 2 (148 CN). Ngài là Thái tử xứAn Tức (Parthie), nay một phần thuộc Ba Tư (Persia, Iran) một phần thuộc A PhúHãn (Afghanistan). Lúc bấy giờ Ðạo Phật từ Ấn Ðộ truyền sang rất thịnh hànhtrong vùng đó. Ngài xuất gia tu học, tinh thông kinh điển. Sau đó, ngài điTrung Hoa hoằng hóa Phật Pháp và dịch quyển kinh nầy sang chữ Hán. Ðây là bàikinh số 779 trong Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng Kinh (Hán Tạng).
Dưới đây làbản dịch và chú giải của HT Thích Nhất Hạnh:
Là đệ tử Phậtthì nên hết lòng, ngày cũng như đêm, đọc tụng và quán niệm về tám điều mà cácbậc đại nhân đã giác ngộ.
Thứ Nhấtlà giác ngộ rằng cuộcđời là vô thường, chế độ chính trị nào cũng dễ xụp đổ, những cấu tạo của bốnđại [1] đều trống rỗng và có tác dụng gây đau khổ, con người do tập hợp của nămấm [2] mà có, lại không có thực ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, hư ngụy vàkhông có thực quyền. Trong khi đó thì tâm ta lại là nguồn suối phát sinh điềuác và thân ta thì là một nơi tích tụ của tội lỗi. Quán chiếu như trên thì dầndần thoát được cõi sinh tử.
Thứ Hailà giác ngộ rằng cànglắm ham muốn thì lại càng nhiều khổ đau, rằng bao nhiêu cực nhọc trong cõi sinhtử đều do ham muốn mà có. Trong khi đó người ít ham muốn thì không bị hoàn cảnhsai sử, lại cảm thấy thân mình và tâm mình được thư thái.
Thứ Balà giác ngộ rằng vì tâmta rong ruổi chạy theo danh lợi không bao giờ biết chán cho nên tội lỗi cũngtheo đó mà càng ngày càng lớn. Các bậc Bồ Tát [3] thì khác hẳn: họ luôn luônnhớ nghĩ đến phép tri túc, an vui sống với đạm bạc để hành đạo và xem sự nghiệpduy nhất của mình là sự thực hiện trí tuệ giác ngộ.
Thứ Tưlà giác ngộ rằng tínhlười biếng đưa đến chỗ đọa lạc; vì vậy con người phải chuyên cần hành đạo, phágiặc phiền não, hàng phục bốn loài ma, và ra khỏi ngục tù của năm ấm và ba giới[4].
Thứ Nămlà giác ngộ rằng chínhvì vô minh nên mới bị giam hãm trong cõi sinh tử. Các vị Bồ Tát thì thườngxuyên nhớ rằng phải học rộng, biết nhiều, phát triển trí tuệ, đạt được biện tàiđể giáo hoá cho mọi người, để cho tất cả đạt tới niềm vui lớn.
Thứ Sáulà giác ngộ rằng vìnghèo khổ cho nên người ta sinh ra nhiều oán hận và căm thù, và vì thế lại tạothêm những nhân xấu. Các vị Bồ Tát biết thế cho nên chuyên tu phép bố thí, coikẻ ghét người thương như nhau, bỏ qua những điều ác mà người khác đã làm đốivới mình và không đem tâm ghét bỏ những ai đã làm ác.
Thứ Bảylà giác ngộ rằng nămthứ dục vọng [5] đã gây nên tội lỗi và hoạn nạn. Người xuất gia tuy là người sốngtrong thế tục nhưng không nhiễm theo cái vui phàm tục, thường quán niệm rằngtài sản của mình chỉ là ba chiếc áo cà sa và một chiếc bình bát, tất cả đều làpháp khí, rằng chí nguyện xuất gia của mình là sống thanh bạch để hành đạo, giữphạm hạnh cho thanh cao và đem lòng từ bi để tiếp xử với tất cả mọingười.
Thứ Támlà giác ngộ rằng vì lửasinh tử cháy bừng cho nên mọi loài đang chịu biết bao niềm thống khổ. Biết vậy chonên ta phải phát tâm Ðại Thừa, nguyện cứu tế cho tất cả mọi người, nguyện thaythế cho mọi người mà chịu khổ đau vô lượng, khiến cho tất cả chúng sinh đều đạttới niềm vui cứu cánh.
Tám điều nóitrên là những điều giác ngộ của các bậc đại nhân, Phật và Bồ Tát; những vị nàyđang tinh tiến hành đạo, tu tập từ bi và trí tuệ, đã cưỡi thuyền pháp thân đếnđược Niết Bàn. Khi trở về lại cõi sinh tử độ thoát cho chúng sinh, họ đều dùngtám điều giác ngộ ấy để khai mở và chỉ đường cho mọi người, khiến chúng sanh aicũng giác ngộ được cái khổ của sinh tử, lìa bỏ được ngũ dục và hướng tâm vàocon đường thánh .
Nếu đệ tử Phậtmà thường đọc tụng tám điều này thì mỗi khi quán niệm diệt được vô lượng tội,tiến tới giác ngộ, mau lên chính giác, vĩnh viễn đoạn tuyệt với sinh tử, thườngtrú trong sự an lạc.
Bản dịch vàChú thích của HT. Thích Nhất Hạnh:
(Trích: "NghiThức Tụng Niệm", NXB Lá Bối, California, 1989)
ChúThích :
Bốn Ðại làbốn nguyên tố hay là bốn chất cấu thành vũ trụ. Bốn đại gồm có: Ðịa đại, Thủyđại, Hỏa đại, và Phong đại.
Năm ấm làsắc, thọ, tưởng, hành, và thức. Sắc là thân thể có hình có sắc. Thọ là cảm thọvui buồn. Tưởng là tri giác bằng hình ảnh tưởng tượng lại. Hành là dụng tâm làmviệc này hay việc khác. Thức là phân biệt, hay biết. Năm ấm cũng còn gọi là nămuẩn.
Bồ Tát làdịch âm từ chữ Phạn, dịch âm đầy đủ là Bồ đề tát đỏa, có nghĩa là giác hữu tìnhBồ Tát là người, sau khi tin Phật, học Phật, phát nguyện tự độ, độ tha, thậmchí hy sinh cả bản thân mình để cứu giúp người. Muốn làm Bồ Tát trước hết phảicó tâm nguyện lớn, chủ yếu là bốn lời nguyện:"Chúng sinh vô biên thềnguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, Pháp môn vô lương thệ nguyện học,Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành". Mọi người từ khi phát tâm cho đếnkhi thành Phật được gọi là Bồ Tát, vì vậy mà có phân ra Bồ Tát phàm phu và Bồ Táthiền thánh. Các vị Bồ Tát được nói tới trong các kinh Phật thường là các vị BồTát hiền thánh.
Ba giới làdục giới, sắc giới, và vô sắc giới, là ba cõi sống của chúng sinh: Loài ngườithuộc về dục giới, cõi sống của chúng sinh còn có lòng tham dục. Sắc giới làcõi sống của loài Trời. Ở cõi Trời sắc giới này, chúng sinh đã thoát khỏi mọilòng dục, nhưng vẫn còn sắc thân. Vô sắc giới là cõi gồm những chúng sinh,không những không còn có lòng dục mà cũng không còn có sắc thân nữa, chỉ còn cótinh thần thuần tuý mà thôi.
Năm thứdục vọng là năm thứ ham muốn: sắc, thanh , hương , vị, và xúc .