Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa

18/06/202021:39(Xem: 3813)
Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa

KINH LĂNG GIÀ

GIẢI NGHĨA

Toàn Không

(Tiếp theo)

 

     Đức Phật bảo: “- Đại Huệ! Tiền ngũ thức và tâm, ý, ý thức đều hay phân biệt cảnh trần, tướng thiện hay bất thiện; hễ tâm động thì duyên khởi, duyên hội thì tâm sanh, lần lượt chuyển biến, Tiền Ngũ Thức chuyển biến theo thức thứ sáu thì có phân biệt thiện ác, chuyển biến theo thức thứ bảy thì có tánh chấp trước, chuyển biến theo thức thứ tám thì có chủng tử. Bảy thức trước tương tục thì có hoại, thức thứ tám lưu chú thì chẳng hoại. Nhưng thức thứ tám cùng bảy thức kia thể chẳng có khác, nên bảy thức kia sanh diệt thì thức thứ tám cũng phải theo đó hoặc sanh hoặc diệt. Vì chẳng biết cảnh trần do tự tâm hiện, vốn chưa từng sanh diệt mà chúng sanh thấy cảnh giới hư vọng, sanh tưởng chấp lấy, nên theo thứ lớp diệt rồi sanh, sanh rồi diệt, thấy hình tướng sai biệt là do ý thức nhiếp thọ, cùng Tiền Ngũ Thức tương ưng, sanh thời gian sát na chẳng trụ, gọi là Sát Na”.

 

     Nghĩa là Năm Thức đầu và tướng các hiện tượng vạn vật thế giới (Tâm), khởi niệm liên tục (Ý), so đo phân biệt vọng chấp (Ý thức) đều hay phân biệt cảnh trần, tướng lành hay d; hễ tâm động thì duyên khởi, duyên hội thì tâm sinh, lần lượt chuyển biến. Năm Thức đầu chuyển biến theo Ý thức Thức thứ sáu thì có phân biệt thiện ác, chuyển biến theo Mạt Na Thức thứ bảy thì có tính chấp cái ta (chấp ngã), chuyển biến theo A Lại Đa Thức thứ tám thì có hạt mầm (chủng tử). Bảy thức trước liên tiếp chuyển (tương tục) thì có hoại diệt, Thức thứ tám chuyển biến (lưu chú) thì chẳng diệt, nhưng Thức thứ tám cùng bảy thức thể chẳng có khác, nên bảy thức sinh diệt thì Thức thứ tám cũng phải theo đó hoặc sinh hoặc diệt. Vì chẳng biết cảnh trần do tâm nhận thức sai đối tượng, do tác dụng so đo phân biệt của tri thức (tự tâm hiện), vốn chưa từng sinh diệt mà chúng sinh thấy cảnh giới hư vọng, sinh tưởng chấp lấy, nên theo thứ lớp diệt rồi sinh, sinh rồi diệt. Thấy hình tướng sai biệt là do Ý thức nhiếp thọ, cùng Năm Thức đầu tương ưng, sinh trong thời gian mau chóng chẳng ngừng, gọi là Sát Na.

 

     Ngài dạy: “- Đại Huệ! Nói SÁT NA là Tạng Thức trong Như Lai Tạng, đồng sanh tập khí ý thức sát na, tập khí vô lậu thì chẳng phải sát na, sát na này chẳng phải phàm phu có thể biết. Ngoại đạo chấp trước sát na luận, chẳng biết tất cả pháp sát na là phi sát na, chấp đoạn kiến phá hoại pháp Vô Vi. Đại Huệ! Nhị Thừa đã dứt phiền não chướng nên thức thứ bảy chẳng lưu chuyển, chẳng thọ khổ vui mà chẳng phải cái nhân của Niết Bàn. Đại Huệ! Nói Như Lai Tạng là có thọ sự khổ vui, cùng với nhân kia hoặc sanh hoặc diệt, ngoại đạo say đắm rượu của Tứ Trụ Địa Vô Minh (8), phàm phu chẳng biết là do vọng tưởng huân tập nơi tâm, nên thấy có sát na”.

 

     Nghĩa là nói chuyển đổi mau chóng (Sát Na) là do Tạng Thức trong Như Lai Tạng sinh khởi cùng bản năng Ý thức chuyển đổi mau chóng (tập khí sát na); bản năng không phiền não (tập khí vô lậu) thì chẳng có schuyển đổi mau chóng, chuyển đổi mau chóng này phàm phu chẳng có thể biết. Ngoại đạo chấp chuyển đổi mau chóng luận, họ chẳng biết tất cả pháp chuyển đổi mau chóng chẳng phải là chuyển đổi mau chóng (pháp sát na là phi sát na), do chấp đoạn kiến là dụng tâm tạo tác đi ngược lại đạo lý, không tùy thuận tự nhiên (phá hoại pháp Vô Vi). Nhị Thừa đã dứt phiền não chướng nên Thức thứ bảy chẳng lưu chuyển, chẳng thọ khổ vui mà chẳng phải cái nhân của Niết Bàn. Nói Như Lai Tạng là có thọ sự khổ vui, cùng với nhân kia hoặc sinh hoặc diệt, ngoại đạo say đắm rượu của Dục ái, Sắc ái, Hữu ái và Kiến ái vô minh (Tứ Trụ Địa Vô Minh), phàm phu chẳng biết là do vọng tưởng huân tập nơi tâm, nên thấy có ý niệm chợt khởi lên rất mau (sát na).

 

     Ngài dạy tiếp: “- Lại nữa, Đại Huệ! Như vàng ròng, kim cương, Xá lợi của Phật có tánh đặc biệt, trọn chẳng thể hoại. Đại Huệ! Người chứng Tự Giác Thánh Trí, đắc chánh pháp Vô Gián chẳng có tướng sát na sanh diệt. Nếu có sát na thì bậc Thánh chẳng phải Thánh, mà bậc Thánh luôn luôn là Thánh, như vàng ròng kim cương, dù trải qua vô số kiếp mà chất lượng chẳng giảm. Bởi phàm phu chẳng khéo hiểu pháp thuyết vi diệu ẩn mật của Ta, đối với tất cả pháp trong và ngoài tưởng có sát na sanh diệt”.

 

     Ngài lấy thí dụ vàng ròng, kim cương, Xá lợi của Phật có tính đặc biệt chẳng thể hoại; người chứng Tự Giác Thánh Trí, đắc chính pháp Vô Gián chẳng có cảnh biến chuyển sinh diệt (tướng sát na sinh diệt). Nếu có biến chuyển sinh diệt thì bậc Thánh chẳng phải Thánh, mà bậc Thánh luôn luôn là Thánh, như vàng ròng kim cương, dù trải qua vô số kiếp mà chất lượng chẳng giảm. Bởi phàm phu chẳng khéo hiểu pháp thuyết vi diệu ẩn mật của Phật, đối với tất cả pháp trong và ngoài, lại tưởng có biến chuyển sinh diệt.

 

     Khi ấy, Thế Tôn lập lại nghĩa này bằng kệ với ý như sau:

1. Tánh KHÔNG chẳng sát na,
Phàm phu vọng chấp có.
Như dòng sông, tim đèn,
Và chủng tử nẩy mầm.

2. Dời đổi rất nhanh chóng,
Đều do hành ấm chuyển.
Nghĩa sát na Ta thuyết

Tịch tịnh lìa sở tác.

     Nghĩa là Tính Không chẳng biến chuyển mau chóng (chẳngsát na), vì phàm phu vọng chấp Có, vì vậy cho nên như dòng sông chảy xiết, như tim đèn lửa cháy và chủng tử nẩy mầm, chẳng thể thấy. Tất cả đều do hành ấm chuyển đổi rất nhanh chóng thầm lặng tịch tịnh không thấy chỗ biến chuyển (lìa sở tác), đó là nghĩa Phật thuyết Sát Na.
3. Sát na dứt phiền não,
Tất cả pháp chẳng sanh.
Có sanh thì có diệt,
Chẳng có kẻ ngu thuyết.
4. Tánh tương tục chẳng dừng,
Do vọng tưởng huân tập.
Bởi vô minh làm nhân,
Vọng tâm từ đó sanh.

5. Khi sắc tướng chưa sanh,
Có gì để phân biệt?
Thấy sanh diệt tương tục,
Theo đó chấp tâm khởi.
    Sát Na dứt thì buồn phiền không còn vì tất cả pháp chẳng sinh; hễ có sinh thì có diệt, kẻ si mê chẳng thể thuyết. Thấy tính sinh diệt liên tiếp chẳng dừng đều bởi vọng tưởng huân tập, do vô minh làm nhân, vọng tâm từ đó sinh khởi. Khi sắc tướng chưa sinh chẳng thể phân biệt, thấy sinh diệt tương tục, sinh khởi tâm chấp.

6. Nếu chẳng trụ nơi Sắc,
Theo duyên gì để sanh?
Sanh từ vật khác sanh,
Thì nhân sanh chẳng thật.
7. Chẳng thật thì chẳng thành,
Sao có sát na hoại?
Người tu hành chánh định,
Như kim cương, xá lợi.

Nếu chẳng chấp nơi hình dạng (Sắc) thì chẳng có duyên để sinh, nếu từ vật khác sinh thì nhân sinh chẳng thật. Chẳng nhân thật thì chẳng thành biến chuyển (sát na) để hoại diệt, người tu hành đạt chính định như kim cương xá lợi chẳng hoại.

8. Việc đời còn chẳng hoại,
Huống là đắc chánh pháp!
Như Lai cụ túc trí,
Cùng Tỳ Kheo bình đẳng.
9. Sao còn thấy sát na?
Tất cả cảnh huyễn hóa,
Sắc tướng chẳng sát na,
Nơi sắc tướng chẳng thật,
Xem cho là chân thật

     Như thế, việc trong đời còn chẳng hoại huống là đạt chính pháp, Như Lai trí đầy đủ (cụ túc trí) bình đẳng như mọi người tu (Tỳ Kheo) đạt chính pháp. Làm sao mà còn thấy biến chuyển (thấy sát na) khi tất cả cảnh là huyễn hóa không thật, nên tất cả sắc tướng chẳng biến chuyển; nếu nơi sắc tướng chẳng thật lại chấpcho là thật thì còn thấy biến chuyển vậy.

 

MỤC 7:

BA LOẠI BA LA MÂT:

(Còn tiếp)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]