Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Quyển Thứ Chín

08/11/201408:30(Xem: 4534)
9. Quyển Thứ Chín

Mật Tạng Bộ 2_ No.997 (Tr.565_Tr.571)

 

KINH THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

_QUYỂN THỨ CHÍN_

 

Hán dịch: Nước Kế Tân_ Tam Tạng Sa Môn BÁT NHÃ cùng với MÂU NI THẤT LỢI dịch
Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

ĐÀ LA NI CÔNG ĐỨC NGHI QUỸ

_PHẨM THỨ CHÍN_

 

Bấy giờ, trong Hội có một vị Bồ Tát Ma Ha Tát tên là Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ (Guhyādhipati-vajra-pāṇi) liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, chắp tay cung kính, rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Như Đức Phật đã nói Đà La Ni Môn (Dhāraṇī-mukha), tất cả Đà La Ni Mẫu (Dhāraṇī-mātṛ) thì nhóm Đà La Ni nào hay lợi lạc khắp cho tất cả chúng sinh? Nhóm Đà La Ni nào hay khiến cho hữu tình mau được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttarā-samyaksaṃbuddhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)?”

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ rằng: “Lành thay! Lành thay! Thiện Nam Tử hay hỏi Như Lai (Tathāgata) nghĩa sâu xa như vậy. Nay Ta vì ông phân biệt giải nói.

Này Thiện Nam Tử! Có một Đà La Ni tức là mẹ của tất cả Đà La Ni tên là Thủ Hộ Quốc Giới Chủ. Nếu có Bồ Tát thọ trì, chứng được Đà La Ni này, liền được thân ấy đồng với báu Như Ý, chúng sinh nhìn thấy được đầy đủ ước nguyện, cũng hay mau được Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi).

Lúc đó, Kim Cương Thủ nghe lời nói này xong thì bạch Phật rằng: “Lành thay Thế Tôn! Nguyện vì con nói chút phần công năng, quỹ nghi, pháp tắc của Đà La Ni này. Chúng con nghe xong, liền hay chứng được Đà La Ni này”

Đức Phật bảo Bí Mật Chủ rằng: “Thiện Nam Tử! Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) ở cõi Trời Sắc Cứu Cánh (Akaniṣṭha, hay Aghaniṣṭha) vì Thiên Đế Thích (Śakra-devānāṃ-indra) với Thiên Chúng đã rộng tuyên nói. Nay Ta ở Kim Cương Đạo Trường (Vajra-maṇḍa) dưới cây Bồ Đề (Bodhi-vṛkṣa) vì các quốc vương cùng với các ông, lược nói Đà La Ni Môn này. Các ông hãy nghe cho kỹ!

Này Thiện Nam Tử! Mẹ của Đà La Ni (Dhāraṇī-mātṛ: Đà La Ni Mẫu) là chữ Án (輆:OṂ). Tại sao thế? Vì ba chữ hợp chung lại làm chữ ÁnA (唒:A), Ô (栥:U), Mãng (亙:MA)

1_Chữ A (唒:A) là nghĩa của Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), là nghĩa của các Pháp Môn (Dharma-paryāya), cũng là nghĩa không có hai (Advaya), cũng là nghĩa của các Pháp Quả (Dharma-phala), cũng là nghĩa của Tính (Prakṛti), là nghĩa Tự Tại (Iśvara). Giống như quốc vương: đen (Kṛṣṇa), trắng (Śukla), thiện (Kuśala), ác (Pāpa, hay Akuśala) tùy Tâm tự tại. Lại là nghĩa Pháp Thân (Dharma-kāya)

2_Chữ Ô (栥:U) tức nghĩa Báo Thân (Saṃbhoga-kāya)

3_Chữ Mãng (亙:MA) tức nghĩa Hóa Thân (Nirmāṇa-kāya)

Đem hợp ba chữ cộng làm chữ Án nhiếp nghĩa vô biên, cho nên là cái Đầu của tất cả Đà La Ni cùng với nghĩa của các chữ mà làm con đường trước tiên, tức là nơi mà tất cả Pháp đã sinh ra. Chư Phật ba đời đều quán chữ này mà được Bồ Đề (Bodhi) cho nên là mẹ của tất cả Đà La Ni, tất cả Bồ Tát từ đây mà sinh ra., tất cả chư Phật từ đây hiện ra. Tức là nơi mà chư Phật, tất cả Bồ Tát, các Đà La Ni tập hội. Giống như quốc vương trụ ở Vương Thành có thần tá phụ giúp, cung nữ vây quanh, hoặc ra ngoài dạo chơi, đi tuần rồi quay về cung vua (hoàng cư), dùng bốn đạo binh nghiêm ngặt từ ngàn vạn người. Chỉ nói vua trụ ở sự đi lại của vua, tuy chẳng nói điều khác nhưng không có việc gì chẳng thâu nhiếp . Đà La Ni này cũng lại như vậy, tuy nói một chữ, nhưng không có chỗ nào chẳng thâu nhiếp”

 

__Khi ấy, Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Như Đức Phật đã nói, chư Phật thường trụ Tam Muội Bình Đẳng, nhìn chúng sinh như nhau, giống như một đứa con. Ngày nay, vì sao chỉ nói thủ hộ cho vị chủ của quốc giới, còn các chúng sinh (chư hữu) nghèo túng, cô độc, khốn khổ, không có nơi nương tựa, không có chỗ về, không có người cứu, không có người hộ giúp… vì sao chẳng thương xót mà thủ hộ vậy?”

Bấy giờ, Đức Như Lai Vô Thượng Điều Ngự bảo Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ rằng: “Thiện Nam Tử! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông nói. Chư Phật Như Lai chẳng phải là chẳng trụ ở Tam Muội Bình Đẳng. Do bình đẳng cho nên thủ hộ quốc vương.

Này Thiện Nam Tử! Ví như người thầy thuốc giỏi (lương y) thấy đứa trẻ thơ, khắp thân bị bệnh tật, chẳng thể dùng y thuật chữa trị được nên khiến người mẹ uống thuốc. Do sức thuốc mà người mẹ uống thấm vào sữa, đứa con ấy uống sữa thì bệnh tật đều tiêu trừ. Chư Phật Như Lai cũng lại như vậy, thương xót tất cả nên thủ hộ quốc vương. Nếu che chở  cho quốc vương sẽ được bảy lợi ích tốt đẹp (thắng ích). Nhóm nào là bảy?  

Ấy là: hay thủ hộ quốc vương tức là thủ hộ vị Thái Tử của đất nước. Nếu thủ hộ Thái Tử tức thủ hộ Đại Thần. Nếu thủ hộ Đại Thần tức thủ hộ trăm họ. Nếu thủ hộ trăm họ tức thủ hộ kho tàng. Nếu thủ hộ kho tàng tức thủ hộ bốn binh [Catur-aṅga-bala: gồm có Tượng Quân (Hasti-kāya), Mã Quân (Aśva-kāya), Xa Quân (Ratha-kāya), Bộ Quân (Patti-kāya)]. Nếu thủ bộ bốn binh tức thủ hộ nước láng giềng. Nếu hay như vậy thì tất cả đều yên.

Này Thiện Nam Tử! Thế nên quốc vương giúp cho chúng sinh làm mặt trời, làm mặt trăng, làm ngọn đèn, làm con mắt, làm cha, làm mẹ. Nếu các hữu tình không có con mắt, không có ngọn đèn, không có mặt trời, không có mặt trăng, không có cha, không có mẹ thì thân mệnh há tồn tại được chăng?!. Nếu không có quốc vương thì chẳng thể an lập được.

Lại Thiện Nam Tử! Như ao Rồng lớn, nếu khi Rồng trụ thời nước thường tràn đầy: loài Giải, cá sấu, cá, ba ba, thủy tộc đều yên. Nếu khi Rồng bỏ đi thời nước liền khô cạn, loài thuộc Thủy Tính đều bị diệt không có sót. Quốc vương cũng vậy, nếu các quốc vương thọ trì Đà La Ni Môn này thì hay khiến cho vô lượng vô số chúng sinh hiện tại an vui, được tôn quý lâu dài, khi thân hoại mệnh dứt thì được sinh vào đường tốt lành. Do đây, biết Quốc Chủ (vị vua) khéo hay đóng bít các cửa của nẻo ác, mở bày lối chính đúng của người, Trời, Niết Bàn. Cho nên Ta nói nghiêng về thủ hộ quốc vương”.

 

_Khi ấy, Đức Thế Tôn lại bảo Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ rằng: “Thiện Nam Tử! Như ông đã hỏi về Quỹ Nghi, Pháp Tắc. Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Nay Ta vì Đà La Ni này, cho nên nói Quỹ Nghi, Pháp Tắc của Kim Cương Thành Đại Mạn Trà La

Thiện Nam Tử! Nếu lúc muốn dựng lập Mạn Trà La (Maṇḍala: Đàn Trường) thời vị Kim Cương A Xà Lê (Vajra-ācārya) trước tiên chọn lựa đất ấy: hoặc ở núi, hoặc ở nơi hoang vắng. Đấy ấy, hoặc có mọi loại cây có quả trái, cỏ mềm mại, hoa thơm đẹp, đất bẳng phẳng đáng ưa thích. Hoặc có ao đầm trong sạch, vực sâu lặng trong, suối chảy tràn đầy… chư Phật khen ngợi thì có thể dùng để dựng lập mạn Trà La Trường. Hoặc bên cạnh sông lớn, hoặc gần ao Rồng có hoa sen trang nghiêm. Ấy là: hoa Ưu Bát La (utpala), hoa Câu Vật Đầu (Kumuda), hoa Ba Đầu Ma (Padma), hoa Phân Đà Lợi (Puṇḍarika). Lại có vịt trời, chim nhạn (Dhārtarāṣṭra), uyên ương, bạch hạc (Haṃsa), chim công (Mayūra), chim Anh Vũ (Krauñca), chim Xá Lợi (Śāli), chim Câu Chỉ La… các Diệu Điểu Vương bay lượn tụ tập trang nghiêm.

Hoặc là nơi mà chư Phật với các Bồ Tát, Độc Giác, Thanh Văn đã từng dừng trụ, khen ngợi vắng lặng. Nơi mà các hàng Trời, Rồng thủ hộ với thành ấp, thôn xóm, phòng dành cho chư Tăng, nhà cửa, điện đường, lầu gác, tháp, miếu, đền thờ cúng Trời (thiên từ), nơi mà loài bò trú ngụ… Trong chốn nhàn tĩnh, vườn hoa vườn thú, nhà trống… đều có thể dựng lập Mạn Trà La này.

Nếu không có nơi xứng với Pháp như vậy thì không có nhiều sự lựa chọn, tùy theo chỗ tiện nghi mà dùng an trí, chỉ tùy theo Tâm Địa làm Mạn Trà La.

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Nếu A Xà Lê (Ācārya) chọn lựa đất thời đất ấy, hoặc có cát, đá, ngói, đá sỏi, rễ cây, gốc cây, cây không có nhánh, tóc, lông, móng, răng, vỏ trấu, tro, than, xương trắng, gò mả, hang rắn, hang kiến… nhóm đất như vậy chẳng thể dựng lập Mạn Trà La Trường.

Đã chọn được đất xong, A Xà Lê nên chọn ngày có sao (Nakṣatra) trực. Vào lúc sáng sớm, giờ có tướng cát tường thời cúi năm vóc sát đất, lễ bàn chân của Đức Như Lai. Tùy theo sức, phân chia tùy theo Tâm rộng hẹp đề dựng Đàn Trường. Lượng cực lớn là một ngàn Do Tuần, hoặc lại chín trăm, bảy trăm, năm trăm, ba trăm, một trăm, một Do Tuần… Hoặc khoảng bảy khuỷu tay, năm khuỷu tay, ba khuỷu tay, hoặc một khuỷu tay. Hoặc một lòng bàn tay cho đến khoảng một móng tay

_Nay Ta sẽ nói Nghi Tắc của độ lượng làm Kim Cương Thắng Thành Mạn Trà La. Nên chỉnh sửa ngay ngắn, mỗi phương làm một mặt, mở một cửa, bên trên an Phiệt Duyệt (ghi chép công nghiệp của Tổ Tiên) dùng để trang nghiêm

Một mặt đều có lượng khoảng ba mươi hai gang tay, bốn phía giáp vòng có lan can, vẽ thành ba lớp, tổng cộng có mười hai góc, dùng mọi loại báu làm vòng hoa để làm trang nghiêm.

Ở chính giữa Đàn, vẽ tượng Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana-tathāgata) kèm vẽ bốn vị Ba La Mật Bồ Tát. Bốn Đức Phật ở bốn phương đều có bốn vị Bồ Tát, hoặc an Chủng Tử (Bīja), mỗi một vị Bồ Tát đều có một câu chi na do tha Bồ Tát dùng làm quyến thuộc (Parivāra, hay Pariṣad), tiếp theo an mười hai vị Cúng Dường Bồ Tát. Một viện ở ngoài cùng, an trí mười vị Trời, mỗi một Tôn ấy đều có Chân Ngôn.

Chân Ngôn của năm Đức Phật đã nói như bên trên.

“Án (1) tát đát-phộc (2) phộc nhật-lý (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 屹玆向忽 渢扣

OṂ_ SATVA-VAJRI  SVĀHĀ

 

“Án (1) la đát-nẵng (2) phộc nhật-lý (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 先寒向忽 渢扣

OṂ_ RATNA-VAJRI  SVĀHĀ

 

“Án (1) đạt ma (2) phộc nhật-lý (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 叻猣向忽 渢扣

OṂ_ DHARMA-VAJRI  SVĀHĀ

 

“Án (1) yết ma (2) phộc nhật-lý (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 玸猣向忽 渢扣

OṂ_ KARMA-VAJRI  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) tát đỏa-phộc (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝屹玆 渢扣

OṂ_ VAJRA-SATVA  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) la tá (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝全介 渢扣

OṂ_ VAJRA-RĀJA  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) la nga (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝全丫 渢扣

OṂ_ VAJRA-RĀGA  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) sa độ (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝州鉡 渢扣

OṂ_ VAJRA-SĀDHU  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) la đát-nẵng (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝先寒 渢扣

OṂ_ VAJRA-RATNA  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) đế giả (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝包介 渢扣

OṂ_ VAJRA-TEJA  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) kế đổ (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝了加 渢扣

OṂ_ VAJRA-KETU  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) tất mật đa (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝跣凹 渢扣

OṂ_ VAJRA-SMITA  SVĀHĀ

“Án (1) phộc chiết-la (2) đạt ma (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝叻猣 渢扣

OṂ_ VAJRA-DHARMA SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) đế khất sử na (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝刊跲 渢扣

OṂ_ VAJRA-TĪKṢṆA  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) hệ đổ (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝旨加 渢扣

OṂ_ VAJRA-HETU  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) ma sái (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝矢好 渢扣

OṂ_ VAJRA-BHĀṢA  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) yết ma (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝一猣 渢扣

OṂ_ VAJRA-KARMA  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) la khất-sái (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝先朽 渢扣

OṂ_ VAJRA-RAKṢA  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) dược khất-sái (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝伏朽 渢扣

OṂ_ VAJRA-YAKṢA  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) san đệ (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝戌囚 渢扣

OṂ_ VAJRA-SAṂDHI  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) la tẩy (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝匠刻 渢扣

OṂ_ VAJRA-LĀSYE  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) ma lệ (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝交同 渢扣

OṂ_ VAJRA-MĀLE  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) nghĩ đế (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝輀包 渢扣

OṂ_ VAJRA-GĪTE  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) nễ-lý đế (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝坲抖 渢扣

OṂ_ VAJRA- NṚTYE  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) nỗ bế (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝失本 渢扣

OṂ_ VAJRA-DHŪPE  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) bổ sáp-bế (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝旦廑 渢扣

OṂ_ VAJRA-PUṢPE SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) a lỗ kế (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝玅吐了 渢扣

OṂ_ VAJRA-ĀLOKE  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) hiến đệ (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝丫秧 渢扣

OṂ_ VAJRA-GANDHE SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) a ngu xá (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向輈乃在 渢扣

OṂ_ VAJRA-AṂKUŚA SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) ba xá (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝扒在 渢扣

 OṂ_ VAJRA-PĀŚA  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) sa-phổ tra (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝厘巴 渢扣

OṂ_ VAJRA-SPHOṬA  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc chiết-la (2) hiến tra (3) sa-phộc hạ (4)”

輆 向忝孓巴 渢扣

OṂ_ VAJRA-GHAṂṬA SVĀHĀ

 

“Án (1) nhân đạt-la dã (2) sa-phộc hạ (3)”

輆 崷泡傂 渢扣

OṂ_ INDRĀYA  SVĀHĀ

 

“Án (1) a ngật-nãi duệ (2) sa-phộc hạ (3)”

輆 唒蛋份 渢扣

OṂ_ AGNĀYE   SVĀHĀ

 

“Án (1) diêm ma dã (2) sa-phộc hạ (3)”

輆 傂交傂 渢扣

OṂ_ YAMĀYA   SVĀHĀ

 

“Án (1) nê dĩ đê (2) sa-phộc hạ (3)”

輆 弘唄順 渢扣

OṂ_   NAIṚRTE  SVĀHĀ

 

“Án (1) phộc lỗ na dã (2) sa-phộc hạ (3)”

輆 砉冰他傂 渢扣

OṂ_ VARUṆĀYA   SVĀHĀ

 

“Án (1) ma na phệ  (2) sa-phộc hạ (3)”

輆 名傂吒 渢扣

OṂ_ VĀYAVE  SVĀHĀ

 

“Án (1) câu mễ la dã  (2) sa-phộc hạ (3)”

輆 乃秪吒全傂 渢扣

OṂ_ KUBERĀYA   SVĀHĀ

 

“Án (1) y xá na (2) sa-phộc hạ (3)”

輆 哤圭矧 渢扣

OṂ_ ĪŚĀNA   SVĀHĀ

 

“Án (1) đà la nê (2) sa-phộc hạ (3)”

輆 叻捖仗 渢扣

OṂ_ DHARAṆI  SVĀHĀ

 

“Án (1) mạt-la một nê (2) sa-phộc hạ (3)”

輆 肴鉖仞 渢扣

OṂ_ BRAHMAṆE   SVĀHĀ

 

_Bấy giờ, Đức Phật bảo Bí Mật Chủ rằng: “Y theo Quỹ Nghi này, thứ tự an bày đều giáp vòng xong. A Xà Lê ấy vì người vào Đàn, trước hết nên trao cho Tam Muội Gia Giới dùng làm con đường trước tiên, sau đó Quán Đỉnh (Abhiṣeka). Quán Đỉnh sau, sau đó dạy bảo kẻ ấy niệm tụng Chân Ngôn: môi răng hợp nhau, cái lưỡi ấy hơi lay động, đừng cho phát ra âm thanh. Lượng sức ghi nhớ Số với Thời nhiều ít làm hạn định thông thường, cần thiết phải được cảnh giới thù thắng. Nếu không đạt được thì chẳng ra khỏi Đạo Trường. Như vậy tinh cần dùng cầu Tất Địa (Siddhi). Nay Ta sẽ nói cách dùng chuỗi hạt (châu) khác nhau

Rồi nói Kệ là:

“_Phật Bộ (Buddha-kalāya) nối Phật Chủng (Buddha-vaṃśa: hạt giống thành Phật)

Nên dùng hạt Bồ Đề

Chuỗi (châu) trong Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya)

Cũng dùng hạt Kim Cương (Akṣa, hay Rudrākṣa:Kim Cương tử)

_Ở trong Bảo Bộ (Ratna-kulāya) dùng

Vàng (Suvarṇa), nhóm báu làm hạt

Chân châu làm chuỗi hạt (niệm châu)

Nơi chư Phật khen ngợi

_Trong Liên Hoa Bộ (Padma-klāya) dùng

Hạt hoa sen làm Tôn

Hạt (châu) trong Yết Ma Bộ (Karma-kulāya)

Mọi loại hòa hợp làm

_Pháp lần hạt (châu) năm Bộ

Dùng ngón cái giống nhau

Phật Bộ: ngón trỏ nâng

Kim Cương Bộ: ngón giữa

Bảo Bộ: ngón vô danh

Liên Hoa Bộ: hợp ba

Yết Ma: bốn ngón nâng

Đều dùng lóng đầu tiên

_Hạt vàng: Phước (Puṇya) gấp đôi

Chân châu được câu chi (Koṭi:một trăm triệu)

Hạt Kim Cương, hoa sen

Trăm ngàn câu chi Phước

_Nếu trì hạt Bồ Đề

Cùng với hạt hòa hợp

Vô số Phước trang nghiêm

Nơi chư Phật đã nói

_Hạt (châu) có trăm lẻ tám

Nhiếp loạn, Tâm chẳng chạy (trì: rong ruổi, theo đuổi, chạy nhanh)

Tỳ Lô Giá Na Ấn (Vairocana-mudra)

Cột Tưởng ngay đầu mũi

Vì trừ nhóm phiền não

Tăng trưởng Tam Ma Đề (Samādhi)

Nên tưởng nơi Bản Tôn

Hộ Ma (Homa) siêng niệm tụng

_Trước quán vành trăng (nguyệt luân) sạch

Tưởng mình ngồi trong trăng (Luân:vành trăng)

Phát ánh sáng lửa rực

Ngàn ánh sáng nghiêm thân (tự thể)

_Mười phương: Phật hiện tại

Năm màu: xanh, trắng, đỏ

Trang nghiêm rất tôn quý

Thường quán trụ trước mặt

_Ba ngàn (ba ngàn Đại Thiên Thế Giới) trần số (số hạt bụi) Phật

Đều đến, vào thân Ta

Thân Ta bằng Hư Không

Phiến Để Ca (Śāntika: Tức Tai) cúng dường

_Tưởng Bồ Tát vui vẻ

Là tăng trưởng Hộ Ma

Phẫn Nộ (Krodha) vào thân Ta

Oán trong ngoài đều diệt

_Bồ Tát sắc đẹp, vào

Tưởng tướng Kính Ái (Vaśīkaraṇa) thành

Du Già Nội Hộ Ma

Chư Phật quá khứ nói”

 

_Lúc đó, Đức Thế Tôn nói Kệ này xong, bảo Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ rằng: “Thiện Nam Tử! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Nhất Tự Đà La Ni Môn này tức là mẹ của tất cả Đà La Ni, vô biên câu chi Đà La Ni Môn dùng làm quyến thuộc. Nếu có quán sát Đà La Ni này thì vô biên câu chi Tam Muội hiện trước mặt. Tất cả chư Phật quá khứ, hiện tại do quán sát Đà La Ni này, cho nên được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác).

Này Thiện Nam Tử! Nay Ta vì các quốc vương, lược nói một chữ khiến được thọ trì. Nếu các quốc vương được Nhất Tự Quán thì khoảng một sát na liền được năm loại Tam Muội hiện trước mặt, hết thảy phiền não chẳng hiện khởi lại được

Thiện Nam Tử! Hết thảy công năng (Samartha) của Đại Kim Cương Thành Mạn Trà La này chẳng thể nghĩ bàn. Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện có thể vào Mạn Trà La này, liền được nhìn thấy tất cả chư Phật, tất cả Bồ Tát. Tại sao thế? Vì Mạn Trà La này tức là nơi mà tất cả chư Phật, Hiền Thánh tập hội nghị luận Pháp thâm sâu. Nếu người hay vào, tức được chư Phật, tất cả Bồ Tát chứng biết, hộ niệm. Là người con chân thật (chân tử) của Như Lai Pháp Vương, hay làm người cha của tất cả chúng sinh, nối tiếp mầm giống Tam Bảo chặt đứt ba nẻo ác, mở cửa Người Trời, trụ Bất Thoái Địa (Avaivartika-bhūmi). Xa lìa tất cả tội, được ba mươi bảy Bồ Đề Phần Pháp (Sapta-triṃśad bodhi-pākṣikā dharmāḥ), mười lực vô úy dùng làm Anh Lạc (Muktāhāra) mà tự trang nghiêm.

Thiện Nam Tử! Tùy theo thành ấp ấy, có Đạo Trường này thọ trì tu hành thì Tứ Thiên Đại Vương (bốn vị Thiên Vương gồm có Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Tỳ Sa Môn Thiên Vương), Đế Thích (Indra), chư Thiên, tám Bộ ủng hộ. Ở cõi nước này thường không có đói khát, cũng không có oán địch. Tất cả con người, súc vật không có các tai dịch, Tiểu Vương của các nước khâm phục Đức Độ chịu quy thuận. Ở trong các vua là thù thắng bậc nhất, xa lìa tất cả lo lắng  khổ não, tùy theo thọ mệnh ấy an vui khoái lạc, cho đến trong mộng thường thấy tất cả chư Phật Bồ Tát, chuyển thân thọ sinh thường được an vui, có đại danh xưng, giàu có tài bảo, ưa hành Tuệ Thí, hay tu An Nhẫn, đầy đủ Trí Tuệ, yêu thích Pháp Thiện, đời đời thường được Túc Trụ Trí Tuệ (Trí Tuệ biết rõ việc của đời trước), ở trăm ngàn được làm Chuyển Luân Vương (Cakra-varti-rāja) na do tha Kiếp làm Thiên Đế Thích (Śakra-devānāṃ-indra), trăm câu chi đời thường làm Nhân Vương (Nāra-rāja)

Này Bí Mật Chủ! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện đem bảy báu tràn đầy trong hằng hà sa Thế Giới, cầm dùng bố thí. Hoặc lại có người vì muốn lợi lạc cho tất cả chúng sinh, phát Tâm Bồ Đề, vào Kim Cương Mạn Trà La (Vajra-maṇḍala) này thì phước ấy hơn hẳn người kia

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ là:

“_Mạn Trà La chư Phật

Đã nói Pháp ba Thân

Pháp Thân (Dharma-kāya) với Báo (Saṃbhoga-kāya), Hóa (Nirmāṇa-kāya)

Nối tiếp thứ tự thành.

_Tu trong Phật Bồ Đề (Buddha-bodhi:Tuệ Giác của Đức Phật)

Pháp vi diệu tối thắng

Chẳng lâu sẽ thành Phật

Ba Thân được viên mãn

_Các Thế Tôn mười phương

Cùng chứng biết, hộ niệm

Sẽ thành Pháp Vương Tử (Dharma-rāja-putra)

Giữ Phật Chủng vẹn toàn

_Đã chặt Nhân (hetu) nẻo ác

Lại xa các Quả (phala) khổ

Tùy thuận chẳng chuyển lùi

Tu hành đến Bồ Đề

_Thường an trụ siêng tu

Ba mươi bảy Đạo Phẩm

Lại trụ bốn Phạm Trú (bốn Tâm vô lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả)

Trong mười lực Vô Úy

_Nếu thấy Đạo Trường này

Xa lìa tất cả tội

Ứng nhận hàng Người, Trời

Tâm kính dưỡng, tôn trọng

_Đời này thành Như Lai

Diệt si ám chúng sinh

Chúng sinh thường thấy Phật

Thường giữ cửa Đạo Trường

_Trong Kim Cương Đạo Trường

Nếu người được Quán Đỉnh

Pháp Vương Tử Quán Đỉnh

Chẳng lâu ắt sẽ thành

_Ngàn đời làm Luân Vương

Na do tha Đế Thích

Ức kiếp Tứ Vương Vị (địa vị của bốn Thiên Vương)

Vô số đời Nhân Vương

_Mười Độ (Daśa-pāramitā: mười Ba La Mật) đều tròn đủ

An trụ ở mười Địa (Daśa-bhūmi)

Thành tựu mười Chủng Trí

Mười Tự Tại đều thông

_Đến ba Giải Thoát Môn

Dựng lập Pháp ba Thừa

Tùy thuận thành Phật Địa (Buddha-bhūmi)

Tướng tốt dùng trang nghiêm.

_Chuyển sinh, thân nhận được

Được vui Đại Danh Xưng

Hay thoát các bệnh não

Trí Tuệ quyết không nghi

_Phú quý cho nghèo túng

An nhẫn yêu thích Thiện (Kuśala)

Đời đời biết Túc Trụ

Đời đời trọn trang nghiêm

_Thế Giới như hằng sa (cát của sông Hằng)

Bên trong đầy bảy báu

Tịnh Tâm đem bố thí

Duyên Giác với Thanh Văn

Nếu phát Tâm Bồ Đề

Vị lợi các Hàm Thức (chúng sinh)

Người vào Đạo Trường này

Phước này hơn hẳn trước

_Từ phát Tâm Bồ Đề

Sinh Phật với Bồ Tát

Từ Bồ Đề tuôn ra

Duyên Giác và Thanh Văn

_Với Sắc Cứu Cánh Thiên

Sát Lợi (Kṣatriya) các Tộc Tính

Kèm các nghiệp Thiện khác

Nơi Phàm Phu đã hành

_Tâm Bồ Đề sinh ra

Bồ Tát Bất Thoái Địa

Nên tu các Thắng Hạnh

Trước phát Tâm Bồ Đề”

 

_Lúc đó, Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ nghe nói điều này xong, liền bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay con nghe Đại Kim Cương Thành Mạn Trà La, mẹ của tất cả Đà La Ni, Tâm thành Pháp Chính Giác của tất cả Như Lai… được thanh tịnh, vui mừng hớn hở. Tùy theo quốc độ, thành ấp sở tại ấy, nếu có dựng lập Mạn Trà La này thì con, Bí Mật Chủ đem Đà La Ni để làm cúng dường.

Liền nói Đà La Ni là:

“Nẵng mô (1) la đát-nẵng đát-la dã gia (2) nẵng mô phộc chiết-la bá nẵng duệ (3) ma hạ (4) dược khất-xoa tê na bát đái duệ (5) ma hạ ma la (6) bát-la cật-la ma dã (7) ma hạ phộc chiết-la (8) mê la phộc dã (9) Án (10) a một-lật đa (11) quân tra lê (12) hồng (13) phát (14) ế hệ (15) ế hề (16) a kiếp lạp ma (17) a kiếp lạp ma (18) a ca lý-sái dã (19) a ca lý-sái dã (20) phộc chất-lý nẵng (21) tát phộc nỗ sắt-tra (22) na già nan (23) thất la tư (24) tần na tần na (25) phộc chiết-la nẵng (26) bả tra dã, bả tra dã (27) phộc chiết-la nẵng (28) hồng hồng hồng (29) phát phát phát (30) sân   đà, sân đà, sân đà (31) phộc chiết-la nẵng (32) tát phộc nỗ sắt-tra (33) na kiện nan (34) tỳ sái gi, tỳ sái gia (35) ngật-la sa, ngật-la sa (36) sa ma, sa ma (37) di bột-đa, nhập-phộc la (38) ma lý na (39) phộc chiết-lý na (40) na lại dã, na lại dã (41) hộ lô, hộ lô (32) hồng hồng hồng (43) a một-lý đa (44) phộc lý-sái nễ (45) phộc lý sát đổ (46) nỉ phộc sa mãn đê nẵng (47) phát phát phát phát phát phát phát (48) khư khư khư khư khư khư khư (49) khư hứ, khư hứ, khư hứ, khư hứ, khư hứ, khư hứ, khư hứ (50) la la la (51) sa-phộc hạ (52)”

NAMO  RATNA-TRAYĀYA

NAMO  VAJRA-PĀṆAYE  MAHĀ-YAKṢA-SENAPATAYE  MAHĀ-BALA  PARĀ-KRAMĀYA   MAHĀ-VAJRA  BHAIRAVĀYA

OṂ_ AMṚTA-KUṆḌALI  HŪṂ  PHAṬ 

EHI  EHI,  ĀKRAMA  ĀKRAMA, ĀKARṢĀYA  ĀKARṢĀYA  VAK-LĪNA SARVA  DUṢṬA-NAGNĀṂ  ŚIRAS BHINDHA  BHINDHA, VAJRĀṆĀṂ PAṬĀYA  PAṬĀYA, VAJRĀṆĀṂ  HŪṂ  HŪṂ  HŪṂ, PHAṬ  PHAṬ  PHAṬ, CCHINDHA  CCHINDHA  CCHINDHA, VAJRĀṆĀṂ  SARVA  DUṢṬA-NAGNĀṂ, VIṢAYA  VIṢAYA, GRĀSA  KRĀSA, SAMA  SAMA, JYOTIS-JVALA  VARṆA  VAJRIN, NARĀYA  NARĀYA, HURU  HURU, HŪṂ  HŪṂ  HŪṂ, AMṚTA  VARṢAṆI VARIṢṬHA, DEVA  SAMANTENA, PHAṬ PHAṬ  PHAṬ  PHAṬ  PHAṬ  PHAṬ  PHAṬ, KHA  KHA  KHA  KHA  KHA  KHA  KHA, KHAHI  KHAHI  KHAHI  KHAHI  KHAHI  KHAHI  KHAHI, RA  RA  RA,  SVĀHĀ

 

_Thế Tôn! Nay con lại nên nói Niệm Tụng, Quỹ Nghi, Pháp Tắc. Phàm Kim Cương A Xà Lê muốn làm điều gì thì trước tiên đối với chúng sinh khởi Tâm Từ Bi.

Nếu có quốc thổ bị hạn hán (kháng dương: khí dương cực thịnh) không có mưa. Kim Cương A Xà Lê đến chỗ ao Rồng lớn có hoa sen, hoặc bờ sông, hoặc lại ao nhỏ… nên kết Đại Giới, hoặc Tứ Phương Giới (giới bốn phương), hoặc Tứ Ngung Giới (giới bốn góc), kết hộ thân mình ở chỗ này làm Đàn. Trên Đàn tô vẽ vị Long Vương có bảy đầu, rải mọi loại hoa, đốt mọi loại hương, hương xoa bôi, hương bột, vòng hoa, vật dụng, mọi loại cúng dường. Bốn mặt của Đàn Trường treo phan màu xanh, dựng cây phướng màu đỏ. Nên dùng Cốc Mạch, mè, Đại Mạch, Lạp Đạp Tử (?) bạc, vàng, tiền… ném vào trong ao Rồng. Nhiễu quanh bốn mặt theo bên phải, chắp tay lễ bái dùng làm cúng dường.

Tiếp theo, chuẩn bị thức ăn uống dùng để cúng dường là: Lạc (váng sữa đặc), Mật, bơ, cháo sữa , cơm gạo tẻ màu trắng, mọi loại ăn uống… chuyển đọc Kinh Đại Khổng Tước Vương, khởi Tâm Đại Bi, pháp Thệ Nguyện lớn, vì các chúng sinh cầu tuôn mưa ngọt

Làm Pháp này xong, nếu chẳng tuôn mưa xuống thì nên dùng Phẫn Nộ Tôn Đà La Ni niệm tụng gia trì thì Ta (Kim Cương Thủ) sẽ tự đi đến, dùng chày Kim Cương chỉ hướng vào đầu Rồng khiến cho vị ấy kinh sợ. Thời Rồng trong mây cung kính chắp tay tuôn mưa nhỏ nhiệm tràn khắp, thấm đẫm...Rồng cũng vui vẻ, chỉ trừ chúng sinh có nghiệp quyết định thì chẳng thể tuôn mưa ngọt, ngoài ra đều ứng với Tâm.

Khi niệm tụng thời ăn ba thức ăn màu trắng là: sữa, lạc với gạo tẻ trắng… tụng mười vạn biến liền được thành tựu.

 .)Nếu mưa quá nhiều liền tụng Chỉ Vũ (ngưng mưa) Đà La Ni là:

Án (1) a mật-lật đê để (2) hồng (3) để sắt-tra (3) sa-phộc hạ (5)”

OṂ_ AMṚTE  HŪṂ  TIṢṬA  SVĀHĀ

Tụng Đà La Ni này bảy biến xong, hoặc dùng bình bát, hoặc cái bình, cái vại… chứa đầy hoa Thục Quỳ. Đem nhóm bát, bình… đổ úp trên mặt đất, liền tạnh mưa ngay.

 .)Nếu oán địch ở phương khác đi đến xâm nhiễu, nên tụng Đà La Ni này là:

“Nam mô (1) la đát-nẵng đát-la gia dã (2) Án (3) a mật lật đa (4) phộc nhật-lý, a  mật lật đê (5) hồng (6) nghiệt xa, nghiệt xa (7) duệ tha tô khư (8) tam muội dã (9) ma nô tam mạt la (10) sa-phộc hạ (11)”

NAMO  RATNA-TRĀYAYA

OṂ_ AMṚTA-VARJĪ  AMṚTE  HŪṂ,  GACCHA  GACCHA, YEṢṬHA  SUKHA,  SAMAYAM  ANUSMARA  SVĀHĀ

Đốt An Tất Hương, đem hoa để trong lòng bàn tay, tác Kim Cương Hợp Chưởng, tụng Chân Ngôn này rồi rải hoa bốn hướng thì oán tặc lui tan

 

_Nếu bên trong quốc thổ có tất cả tại nạn, các Quỷ Thần ác lưu hành dịch độc gây hại cho con người, súc vật với oán địch ở phương khác đến xâm nhiễu thì nên làm Cực Đại Uy Đức Phẫn Nộ Vương Kim Cương Thủ, Cam Lộ Quân Trà Lợi Kim Cương… cười ha hả. Cần yếu là Pháp Thắng Bí Mật Tâm, cũng lấy các gai độc dùng lửa thiêu đốt, niệm tụng mà làm Hộ Ma, ắt tai nạn như bên trên thảy đều tiêu diệt.  

Nếu muốn hiệu nghiệm, trước tiên tụng Chân Ngôn đủ mười vạn biến, liền được Tất Địa.

 

_Nếu muốn biết trước việc thiện ác, tốt xấu, quyết định, chẳng quyết định… thì cần phải tụng Đà La Ni này là:

“Nam mô (1) la đát-nẵng đát-la gia dã (2) nam mô (3) thủy-chiến noa phộc chiết-la bả nẵng duệ (4) ma hạ (5) dược khất-xoa tê na bát đái duệ (6) ế man (7) vật đình-dã (8) bát la khất-xoa mính (9) sa mính (10) vật đình-dã (11) tam một lý đình-dã đổ (12) Án (13) a mật-lật đê phát (14) đát nễ-dã tha (15) chiến nê, chiến nê (16) ấn nê mẫn nê (17) tăng yết lại ma (18) mẫn nê (19) a vĩ xa, kiểu nỉ (20) bát-la vĩ xa, kiểu nỉ (21) a tất mẫn (22) a ngu sắt-tra (23) mạn trà lý (24) bát phiến nỗ (25) na la ca (26) na lý ca (27) nễ vĩ na (28) chước sô sái (29) a bế đổ (30) ma nỗ sơn (31) chước sô nhập miên chước sô (32) bả-la phộc đa dã (33) đổ hệ na hột-lý đan (34) duệ tả hột-lý đan (35) duệ đát-la (36) tất tha bỉ đan (37) đát (38) tát vãn  (39) nại lý-sái dã (30) sa-phộc hạ (41)”

 

_Tiếp theo nói Quỹ Nghi Trì Niệm. Trước tiên, Kim Cương A Xà Lê dùng Cồ Ma Di (Gomayi:phân bò) xoa tô thành các Đàn vuông vức. Dùng sữa, lạc, bột làm Nễ-Dã A Lạc-Đa chứa đầy trong cái bát nhỏ (oản) rồi để ở bốn góc của Đàn, bốn góc để đèn, sau đó rải thoa, đốt An Tất Hương. Hoặc ở trong cây kiếm, hoặc cái gương, hoặc bức tường, hoặc ngón tay, hoặc lòng bàn tay, hoặc cây đèn, hoặc tượng Phật, hoặc thủy tinh, hoặc Đàn, hoặc trong Lưu Ly xứng với sự mong muốn của Tâm để nhìn thấy việc Thiện Ác. Nên dùng Đồng Nam, hoặc có Đồng Nữ thân không có vết sẹo, trong sạch không có lỗi lầm, tắm gội thân thể, mặc áo trắng, tụng Chân Ngôn này dùng gia trì thì Ta (Kim Cương Thủ) sẽ đến chỗ ấy, tự hiện thân, tùy theo chỗ hỏi việc của ba đời thì thảy đều nói rõ, tùy theo Tâm nghi hoặc thảy đều đoạn trừ.

Nếu người bị Quỷ Mỵ dựa vào gây điên loạn thì nên dùng cành Dương với cành Thạch Lựu, dùng Chân Ngôn bên trên gia trì bảy biến, đốt An Tất Hương, vẽ hình tượng của Quỷ Thần ấy ở mặt đất. Khiến Đồng Tử lúc trước cầm nhóm cành Dương đánh quất vào lưng, bụng của hình tượng Quỷ Thần đã tô vẽ ấy, thời người bệnh kia như bị quất vào thân, kêu gào khóc lóc, cúi đầu cầu cứu, từ nay trở đi vĩnh viễn chẳng dám đi đến nữa. Thời A Xà Lê khiến Quỷ lập lời thề: “Nếu đi đến lần nữa, nguyện cho tôi với quyến thuộc bị diệt chết không còn sót”. Quỷ lập lời thề sau này chẳng đi đến nữa thì người bệnh được bình phục. Chẳng phải là chỉ trừ khử bệnh mà mọi loại việc thù thắng do sức Tổng Trì này đều được xứng Tâm, thành tựu điều đã làm”

 

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ Bồ Tát rằng: “Lành thay! Lành thay Thiện Nam Tử! Đà La Ni này hay cho tất cả chúng sinh thời vị lai làm lợi ích lớn, tất cả Như Lai thảy đều tùy vui. Đà La Ni này hay khiến cho chúng sinh phát Tâm Bồ Đề, lại khiến cho tất cả Ngoại Đạo Dị Kiến thảy đều điều phục, cho các Phật Pháp dùng làm con đường trước tiên. Tùy các quốc thổ có Tổng Trì này thì đất nước không có đói khát, người dân an vui, Quốc Chủ (vua) không có bệnh , không có oán địch, Phật Pháp lưu thông không có các chướng ngại.

Bí Mật Chủ! Bồ Tát dùng Đà La Ni này làm chủ, che giúp thân của mình, hay cầm giữ mọi loại báu Đà La Ni, ở trong đêm tối mà làm cây đước sáng, lại dùng mọi loại Đà La Ni Môn để làm Anh Lạc trang nghiêm thân ấy. Dùng Đà La Ni này đề làm con đường trước tiên. Dùng Đà La Ni này đề làm khí trượng, quá khứ hiện tại vị lai luôn nên nắm giữ. Dùng Đà La Ni này đề làm nhà cửa, an trụ trong ấy mà hành bố thí, thủ hộ Tịnh Giới, tu tập An Nhẫn, siêng hành tinh tiến Thiền Định thâm sâu, Bát Nhã chiếu sáng.

 

_Này Bí Mật Chủ! Thế nào là Bồ Tát an trụ ở trong Đà La Ni này để thực hành Bố Thí?

Bí Mật Chủ! Do Bồ Tát này chẳng buông bỏ bình đẳng mà thực hành bố thí. Ấy là: Do Đà La Ni bình đẳng cho nên bố thí bình đẳng. Do Bố Thí bình đẳng cho nên Ta (ngã) bình đẳng.  Do Ta bình đẳng cho nên chúng sinh bình đẳng. Do chúng sinh bình đẳng cho nên Pháp bình đẳng. Do Pháp bình đẳng cho nên Bồ Đề bình đẳng. Do Bồ Đề bình đẳng tức Đà La Ni bình đẳng. Bồ Tát này trụ Đà La Ni hay thực hành bố thí. Bố thí như vậy chẳng phải là tùy theo phiền não để thực hành bố thí, mà cùng với Thắng Nghĩa Pháp tương ứng bố thí, ắt hay buông lìa tất cả phiền não, gọi là Tối Thắng Xả, các Kiến (Darśana:kiến giải, tư tưởng, chủ nghĩa, chủ trương…) chẳng khởi, quyến thuộc nội ngoại tất cả đều buông bỏ.

Bí Mật Chủ! Đây là an trụ Đà La Ni trụ xứ tu hành bố thí.

 

_Này Bí Mật Chủ! Thế nào là Bồ Tát trụ Đà La Ni tu hành Tịnh Giới? Vị Bồ Tát này thấy Bản Tính của thân miệng ý vắng lặng mà hộ trì Giới. Đối với thân miệng ý, Tâm không có chỗ dính mắc, chẳng dựa vào đời này, chẳng dựa vào đời khác, chẳng  dựa ở  bên trong, chẳng dựa ở bên ngoài, chẳng dựa vào Uẩn Giới Xứ, chẳng dựa vào Bồ Đề, cũng chẳng dựa vào Đà La Ni Môn, chẳng dựa vào Niết Bàn với tất cả Pháp. Hộ trì Tịnh Giới cũng chẳng nghĩ nói: “Ta hay trì Giới”. Đây là Bồ Tát an trụ Tổng Trì hộ trì Tịnh Giới.

 

_Này Bí Mật Chủ! Thế nào là Bồ Tát trụ Đà La Ni tu tập An Nhẫn? Khi Bồ Tát này tu Nhẫn Nhục thời chẳng thấy thân mình, chẳng thấy chúng sinh, chẳng thấy Bổ Đặc Già La (Pudgala), chẳng thấy tuổi thọ, chẳng thấy ở cái Ta (Ātman:Ngã) cùng với cái của Ta (Mama-kāra:Ngã Sở). Nội Tâm của Bồ Tát này thanh tịnh, chúng sinh thanh tịnh, tất cả Pháp thanh tịnh. Dùng không có chỗ nương dựa (vô sở y), y theo Tâm thanh tịnh mà hành An Nhẫn.

Khi Bồ Tát này tu An Nhẫn thời không có chút Pháp nào mà có thể tu tập, cũng không có chút Pháp nào mà có thể tổn giảm, cũng không có chút Pháp nào mà có thể tăng trưởng, cũng chẳng phải ở chút Pháp nào sinh, cũng chẳng phải ở chút Pháp nào diệt, cũng chẳng phải ở chút Pháp nào tận, cũng chẳng phải ở chút vắng lặng nào, cũng chẳng phải ở Tính Vô Ngã của chúng sinh, cũng chẳng phải ở Tính vắng lặng của chúng sinh, cũng chẳng phải ở không có sợ hãi, cũng chẳng phải ở thân diệt tận, cũng chẳng phải ở ngôn ngữ tận, cũng chẳng phải ở Tâm Ý tận, và cũng chẳng phải ở Pháp của nhóm như vậy tu tập An Nhẫn.

 

Khi Bồ Tát này ở thân tu an nhẫn, bị người khác gây hại, chẻ bửa mỗi mỗi lóng đốt, chân tay thì nên tự quán sát thân với cỏ cây, tường vách, gạch ngói… không có khác

Khi Bồ Tát này ở ngữ tu an nhẫn, bị người khác hủy nhục thì dùng ngôn từ khéo léo mà đáp trả lại, tự tại quán sát Tính của ngôn ngữ vốn trống rỗng (Śūnya: không) chẳng thể nắm giữ, Thể Tính vắng lặng không có chỗ trụ. Lại Thể của Pháp này đều chẳng đợi nhau, mỗi mỗi sát na chẳng nối tiếp nhau, cho nên như vậy quán sát tu hành an nhẫn.

Khi Bồ Tát này ở ngữ tu an nhẫn thời không có trược loạn, cũng không có cao thấp, thấy Thân và Tâm đều chẳng biết nhau, thấy rõ Thân Tâm không có chỗ trụ.

Đây là Bồ Tát an trụ Tổng Trì tu tập an nhẫn

 

_Này Bí Mật Chủ! Thế nào là Bồ Tát trụ Đà La Ni siêng hành tinh tiến? Bồ Tát này vì muốn tăng trưởng các Pháp thiện cho nên siêng hành tinh tiến mà quán Pháp Giới, chẳng thấy tăng trưởng, chẳng thấy tổn giảm, không có chút chân thật nào có thể được thành tựu, không có chút điên đảo nào có thể được hoại diệt, không có Thế Giới thành, không có Thế Giới hoại, y theo Đà La Ni Môn thanh tịnh này, quán sát các Pháp cũng lại như vậy, chẳng thấy Pháp thiện mà có thể tăng trưởng, chẳng thấy Pháp ác mà có thể giảm diệt. Tính của các Pháp ấy không có lớn, không có nhỏ, không có chỗ trụ, đến không có chỗ theo, đi không có chỗ đến, hư vậy thấy biết tất cả các Pháp. Y theo Pháp như vậy trang nghiêm thân của mình, vì khiến cho chúng sinh chân thật hiểu rõ Pháp điên đảo mà vì họ nói Pháp.

Như vậy khi nói thời quán sát chúng sinh thật chẳng thể đắc. Do biết chúng sinh chẳng thể đắc, tức tất cả Pháp cũng chẳng thể đắc. Tại sao thế? Vì lìa chúng sinh thì không có chút Pháp nào mà có thể đắc, lìa Pháp cũng không có chúng sinh có thể đắc.

Lại Tính của Pháp này tức là Tính của Ta (ngã tính), Tính của Ta tức là Tính của tất cả Pháp, Tính của tất cả Pháp tức là Tính của Phật (Buddhatā:Phật Tính). Vì Thể của Bản Tính đây kia bình đẳng cho nên quán sát tìm cầu. Như vậy Phật Pháp không có chút nào có thể đắc.Do Pháp chẳng thể đắc cho nên Phật chẳng thể đắc,lại hay quán Tâm còn chẳng thể đắc huống chi là Pháp đã mong cầu mà sẽ có thể đắc. Bên trong (nội), bên ngoài (ngoại), hai tướng Năng, Sở đều quên…. như vậy nói Pháp

Đây là Bồ Tát an trụ Tổng Trì siêng hành tinh tiến.

 

_Này Bí Mật Chủ! Thế nào là Bồ Tát trụ Đà La Ni tu tập Tĩnh Lự (Dhyāna:thiền định)? Bồ Tát này nếu nhập vào các Định thì nên nhập vào Thể Tính bình đẳng của các Thiền, chẳng phải có thành tựu, chẳng phải không có thành tựu, quán sát các Định không có tăng không có giảm, chẳng dựa theo các cảnh mà có quán sát, tỏ ngộ các Thiền Định với Thể Tính bình đẳng của tất cả Pháp, chẳng loạn, chẳng diệt, chẳng chướng ngại lẫn nhau. Đối với Công Đức rừng, cành của các Tĩnh Lự chẳng dựa vào Thân cầu, chẳng dựa vào Tâm cầu. Như vậy khi nhập vào thời dựa vào Thật Tướng, Chân Tế (Bản thể của vũ trụ), Pháp Tính mà nhập vào Định. Quán Thể Tính của chúng sinh bình đẳng, các Pháp không có sinh, như vậy tương ứng tu tập nơi Định. Nhập Định như vậy thì Tâm chẳng trụ bên trong, cũng chẳng trụ bên ngoài, cũng chẳng trụ Tâm.

Bồ Tát này chẳng trụ ở Thức (Vijñāna: nhận thức) vượt qua tất cả Hữu (các cõi), thấy chúng sinh trì Giới vào Thiền. Cũng đều vượt qua tất cả Ngoại Đạo, Ngũ Thông Thần Tiên, Thanh Văn, Duyên Giác, tất cả Tam Muội (Samādhi), Tam Ma Bát Để (Samāpatti). Hết thảy Thiền Định của Bồ Tát này từ Đà La Ni mà được sinh ra, xa lìa các Kiến với các phiền não, rồi đều hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề, thành tựu chúng sinh, thường thuần một Tam Muội chân thật, cho đến Niết Bàn không có biến đổi sai khác (biến dị)

Đây là Bồ Tát trụ Đà La Ni tu tập Tĩnh Lự

 

_Này Bí Mật Chủ! Thế nào là Bồ Tát trụ Đà La Ni tu tập nơi Pháp Tỳ Bát Xá Na (Vipaśyana: Thiền Quán)? Ấy là Bồ Tát dùng con mắt Trí Tuệ thấy rõ các Pháp, chẳng phải là cái thấy của con mắt thịt, chẳng phải là cái thấy của con mắt Trời (thiên nhãn). Khi Bồ Tát này thấy như vậy thời thấy Pháp vắng lặng, thấy gần sát vắng lặng, thấy không có chỗ hành, thấy không có hợp hội, vắng lặng vứt bỏ, không có thành tựu.

Bồ Tát này dùng cái thấy như vậy, thấy tất cả Pháp. Nếu thấy có chút Pháp nào thì chẳng gọi là thấy, chẳng thấy chút Pháp nào thì gọi là thấy. Tại sao thế? Nếu thấy Pháp Thể Trí Tuệ chẳng sinh, nếu không có Trí Tuệ cũng không có vô Trí (không có Trí), cũng không có thấy. Như vậy thấy Pháp chẳng phải có Ngã Kiến (Ātama-dṛṣṭi: cái thấy hư vọng, chấp dính thật có cái ta), chẳng phải là Chúng Sinh Kiến (cái thấy hư vọng, chấp dính thật có chúng sinh), chẳng phải là Thọ Giả Kiến (cái thấy hư vọng, chấp dính thật có thọ mệnh), chẳng phải là Dưỡng Dục Kiến, chẳng phải là Sĩ Phu Kiến ,chẳng phải là Bổ Đặc Già La Kiến (Pudgala-dṛṣṭi)… thấy như vậy thì gọi là thấy Pháp, thấy Pháp như vậy tức thấy chúng sinh hư vọng điên đảo. Thế nên Bồ Tát đối với các chúng sinh khởi Tâm Đại Bi rất bền chắc, tác niệm này, nói là: “Lạ thay chúng sinh! Diệu Pháp như vậy! Thanh Tịnh như vậy! Vì sao mà bị phiền não ràng buộc luôn chịu dau khổ lớn?!... Vì muốn khiến cho họ giải thoát khổ đau hư vọng mà khởi Đại Bi”

Đây là Bồ Tát trụ Đà La Ni tu tập nơi Pháp Tỳ Bát Xá Na (Vipaśyana: Thiền Quán)”

 

_Đức Phật nói: “Này Bí Mật Chủ! Ta ở trong vô lượng Kiếp tu tập Ba La Mật Đa (Pāramitā) như vậy, đến thân cuối cùng, sáu năm khổ hạnh, chẳng được A nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng CHính Đẳng Chính Giác) thành Tỳ Lô Giá Na (Vairocana: Đại Nhật). Khi ngồi ở Đạo Trường thời vô lượng vị Hóa Phật (Nirmāṇa-buddha) giống như hạt mẻ tràn đầy khắp hư không. Chư Phật đồng thanh mà bảo Ta rằng: “Thiện Nam Tử! Vì sao mà cầu thành Đẳng Chính Giác (Samyaksaṃbuddha)?”

Ta bạch Phật rằng: “Con là Phàm Phu chưa biết chỗ mong cầu. Nguyện xin Từ Bi vì con giải nói”

Lúc đó chư Phật đồng bảo Ta rằng: “Thiện Nam Tử! hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông nói. Nay ông thích ứng, nên ở đầu mũi tưởng vành trăng trong sạch, ở trong vành trăng làm Án Tự Quán. Làm Quán này xong, vào lúc sau đêm được thành A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.

Này Thiện Nam Tử! Mười phương Thế Giới như hằng hà sa chư Phật ba đời chẳng ở vành trăng làm Án Tự Quán mà được thành Phật thì không có điều này. Tại sdao thế? Vì chữ Án (輆:OṂ) tức là tất cả Pháp Môn, cũng là cây đuốc báu, chìa khóa của tám vạn bốn ngàn Pháp Môn.

Chữ Án (輆:OṂ) tức là Chân Thân của Tỳ Lô Giá Na Phật.

Chữ Án (輆:OṂ) tức là mẹ của tất cả Đà La Ni. Từ đây hay sinh tất cả Như Lai, từ Như Lai sinh tất cả Bồ Tát, từ Bồ Tát sinh tất cả chúng sinh, cho đến chút phần nơi có căn lành

Thiện Nam Tử! Đà La Ni này có đủ công dụng, uy đức chẳng thể nghĩ bàn của nhóm như vậy, cùng Kiếp diễn nói kiếp số có thể hết, nhưng công dụng, uy đức của Đà La Ni này chẳng thể cùng tận”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn hiển bày Công Đức thù thắng của Đà La Ni này một lần nữa, nên nói Kệ rằng:

“_Nếu lìa bụi phiền não

Hay chặt mọi dơ bẩn (cấu)

Lìa (cấu), Tâm thanh tịnh

Đây Bảo Cự (cây đuốc báu) Tổng Trì

_Nếu thân miệng ý sạch (tịnh)

Bình đẳng khởi Tâm Từ (maitra-citta)

Ánh sáng như trăng trong

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Giải thoát các hai Kiến (đoạn kiến và thường kiến)

Xa lìa niệm với nghi

Được Trí Tuệ Tưởng Tâm

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Vào ở Niệm Trí Môn

Đủ công đức Đại Trí

Như Không Tế (tên gọi khác của Niết Bàn) không dơ

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Chẳng đứt mầm Tam Bảo (tam bảo chủng)

Xa lìa ba loại dơ

Thoát Hoặc (tên gọi khác của phiền não), Khổ ba cõi

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Diệt hết tham sân si

Các phiền não che lấp

Chẳng bị Kiếp trược loạn

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Thế Giới thượng trung hạ

Hết thảy các âm thanh

Khéo vào tướng không bụi (vô trần)

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Đầy đủ Pháp thâm sâu

Các câu chữ vô biên

Thoát Ngã Sở (cái của ta), hai Kiến (thường kiến và đoạn kiến)

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Khéo dựng lập bốn Hạnh

Đầy đủ ở bốn Thiền

Tùy thuận được giải thoát

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Được mắt Pháp thắng nghĩa

Bốn Nhiếp, Phạm Trụ tròn

Năm Thông làm lối trước (tiên đạo: con đường trước tiên)

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Dựng lập Diệu Niệm Xứ

Thường tùy thuận Chính Đoạn

Luôn tu bốn Thần Túc

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Đủ năm Căn nhóm Tín (tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn)

An trụ ở năm Lực (tín lực, tinh tiến lực, niệm lực, định lực, tuệ lực)

Mau trụ bảy Giác Phần

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Tám Chính Đạo dẫn nhiếp

Trụ ở ngọn Chỉ (Śamatha), Quán (Vipaśyana)

Đều giải thoát dẫn đường

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Mãn Tự Tại Hành Địa

Thường tùy đường giải thoát (giải thoát đạo)

Dứt hẳn tất cả lỗi

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Ánh sáng chiếp khắp đời

Như Nhật Nguyệt trong sáng

Hay khiến mắt thanh tịnh

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Thiên Nhãn khéo thanh tịnh

Tuệ Nhãn không che chướng

Pháp Nhãn cũng thanh tịnh

Đây Bảo Cự Tổng Trì

_Hay tịnh Phiền Não Ma

Với tịnh đường Uẩn Ma

Tử Ma đã giáng phục

Các quân Ma lui diệt

_Tổng Trì tự tại trụ

Trong na do tha cõi

Thấy na do tha Phật

Lắng nghe Pháp vô thượng

_Nghe Pháp rộng lớn này

Sức Chân Minh niệm trì

Văn nghĩa thảy đều tròn

Rộng vì chúng sinh nói

_Người trụ Tổng Trì này

Nơi Pháp, biết tinh tế

Phân biệt các nhân duyên

Tâm Trí, sát na diệt

_Người mãn Tổng Trì này

Không dính, không chỗ dựa

Ba Trí Nhãn đã sáng

An trụ ba giải thoát

_Được Tối Thắng Trì này

Rộng nói Chân Ngôn yếu (sự thiết yếu của Chân Ngôn)

Được nhiều Pháp Tổng Trì

Vô lượng, khó thể xưng

_Các Định với giải thoát

Vô lượng không có bờ

Dạo chơi các Thông Minh

Vô biên Môn đều đủ

_Như biển lớn vô lượng

Nay nhận các giòng sông

Như vậy Tối Thắng Minh

Nơi quy vô biên Pháp

_Muốn ngộ Trí không tận

Khéo vào tiếng không tận

Diệt hẳn duyên kết buộc

Nói Pháp Chân Minh này.

_Nếu muốn các sắc tướng

Chủng Tộc đều tôn sùng

Đời đời thân thù thắng

Đắc được báu Như Ý

Hay vào Giáo (Śāstra) thâm sâu

Nhẫn chẳng xuất, chẳng sinh

Trí Địa chẳng dao động

Nói Pháp Tổng Trì này

_Vô số các Bồ Tát

Cầu Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi)

Được Đà La Ni này

Bồ Đề chẳng khó được

_Tất cả Phật mười phương

Nói Pháp lợi chúng sinh

Được Tối Thắng Minh này

Biện Tài thường chẳng dứt

_Được Pháp Chân Minh này

Nói Pháp đều chẳng rỗng (bất không)

Biết thân căn tốt đẹp

Vô lượng chúng sinh vui

_Trụ Pháp Chân Minh này

Chuyển bánh xe tối thắng

Chúng sinh thoát nguồn khổ

An trụ Tối Thắng Thừa

_Na do tha ức Kiếp

Khen ngợi công năng này

Đông Đức này vô biên

Phật nói chẳng thể hết”

Bấy giờ, Bí Mật Chủ Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát nghe nói điều này xong, thời vui mừng hớn hở, liền đứng dậy chắp tay, nhiễu quanh đức Thế Tôn theo bên phải trăm ngàn vòng rồi quay về chỗ ngồi của minh, cug kính chiêm ngưỡng.

Khi Đức Phật nói Phẩm Công Đức của Đà La Ni này thời ba mươi hai na do tha Bồ Tát được Đà La Ni này, vô lượng vô số chúng sinh phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)

 

KINH THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

_QUYỂN THỨ CHÍN (Hết)_

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]