Mật Tạng Bộ 2_ No.997 (Tr.559_Tr.565)
KINH THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
_QUYỂN THỨ TÁM_
ANH LẠC TRANG NGHIÊM CỦA BỒ TÁT
_PHẨM THỨ SÁU_CHI HAI_
Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa của bốn Anh Lạc một lần nữa, nên nói Kệ rằng:
“_Bậc Đại Trí Tuệ: bốn Anh Lạc
Trang nghiêm Thừa tối thượng bậc nhất
Môn Tịnh Giới (Śīla), Tam Muội (Samādhi), Trí Tuệ (Prajña)
Chân Ngôn (Mantra) thắng diệu, quyết định nói
_Chúng sinh không sân (không giận dữ) đều yêu thích
Đóng bít tất cả của nẻo ác
Hay khiến kẻ Trí ở người, Trời
Giới viên mãn này làm Anh Lạc (Muktāhāra)
_Nghiệp thân, miệng, ý đều thanh tịnh
Hết thảy Nguyện muốn đều tròn đủ
Hạnh Chính Tinh Tiến (Samyag-vyāyāma) cầu bền chắc
Thể Anh Lạc Trang Nghiêm (Muktāhāra-vyūha) (của) Giới này
_Thành tựu Định (Samādhi), Tuệ (Prajña) với Giải Thoát (Vimukti)
Giải Thoát Tri Kiến (Vimukti-jñāna-darśana) cũng như thế
Với chứng Đại Niết Bàn (Mahā-nirvāṇa) vô thượng
Thể Anh Lạc Trang Nghiêm (Muktāhāra-vyūha) (của) Giới này
_Chẳng phá Thi La (Śīla): Giới thanh tịnh
Thuần tịnh không tạp với trong mát
Được Thân (Kāya) tự tại, Pháp cũng thế
Thể Anh Lạc Trang Nghiêm (Muktāhāra-vyūha) (của) Giới này
_Nếu được đủ nơi cho (Dāna: bố thí) thanh tịnh
An Nhẫn (Kṣānti), Tinh Tiến (Vīrya) cũng thanh tịnh
Các Môn Thiền (Dhyāna), Trí Tuệ (Prajña), Phương Tiện (Upāya)
Với Trí chẳng phóng dật thanh tịnh
_Bền chắc chẳng động, khéo an lập
Chứng Giáo (Śāstra) thâm sâu, Tâm chẳng lui
Xa lìa lười biếng, tu biết đủ (tri túc)
Thể Anh Lạc Trang Nghiêm (Muktāhāra-vyūha) (của) Giới này
_Bậc Thánh khen Giới, siêng tinh tiến
Người kia chẳng còn sinh ưu não (lo lắng bực dọc)
Mọi Thiện (Kuśala) đã làm, không Tâm hối (hối hận)
Đây Thể Trang Nghiêm của Tịnh Giới
_Ở Chúng (Saṃgha:hợp chúng) không sợ, không kinh hãi
Được cực quyết định, Tâm vắng lặng
Lao ngục ba cõi chẳng thể buộc (cột trói, ràng buộc)
Được Đại Danh Xưng, sức kham nhận
_Đã tự điều phục, biết Ý người
Đây nơi trang nghiêm của Tịnh Giới
Dùng các tướng tốt trang nghiêm thân
Tức Thể Trang Nghiêm của Tịnh Giới
_Như Thuyết mà hành, hay Tịnh Ngữ (nói chân thật)
Tức đầy đủ Trí, Ngữ trang nghiêm
Được Tâm trang nghiêm không phiền não
Tức là Anh Lạc của Tịnh Giới
_Đại Nguyện tối thắng, nghiêm cõi Phật
Thành tựu chúng sinh, Đệ Nhất Thừa (Tên gọi khác của Đại Thừa)
Chẳng làm tất cả Nhân (Hetu) nghiệp ác
Khiến nơi sinh ra đều nghiêm sức
_Học Phật hay nghiêm Bồ Tát Hạnh (Bodhisatva-caryā)
Căn lành hồi hướng, nghiêm Đạo Trường
Pháp Lực Vô Úy trang nghiêm hết
Cũng lại trang nghiêm Trí biến hóa
_Anh Lạc Từ Định (Maitra-samādhi) hay che khắp
Nhu hòa, chất trực (ngay thẳng chân thật), Trí đều tròn
Dứt hẳn Tâm huyễn ngụy dối lừa
Yêu (Tṛṣṇa), giận (Dveṣa), si (Moha), sợ (Vibhīṣaṇa)… không tùy chuyển
_Đoạn trừ năm Cái (Pañca-āvaraṇāni:ngũ cái, 5 sự chướng ngại) làm Anh Lạc
Siêng tu sáu Niệm (Ṣaḍ-anusmṛtayaḥ) chỗ trang nghiêm
Bảy Giác (Sapta-bodhyaṅgāni: bảy Bồ Đề Phần), tám Đạo (Āryāṣṭāṅgika-mārga:tám Thánh Đạo) Tam Ma Đề (Samādhi: Định)
Chín thứ tự Định (Navānupūrva-samāpattayaḥ) thường tu tập
_Xứng Tính (Prakṛti) siêng tu nơi Chỉ (Śamatha), Quán (Vipaśyana)
Ưa trụ vắng lặng, suy nghĩ kỹ
Chính Niệm (Samyag-smṛti) chẳng dứt các căn lành
Được Chủng Tính Thánh (Ārya-gotra), Tâm tự tại
_Trí nơi các Pháp, không nghi hoặc
Hiện hành làm ác...dứt chẳng sinh
Vô Minh, si ám thảy đều trừ
Ở trong Đế Trí, chiếu sáng khắp
_Trí Khổ (Duḥkha-satya), Tập (Samudāya-satya), Diệt (Duḥkha-nirodha-satya), Đạo (Mārga-satya) thanh tịnh
Chẳng thể đắc, nên Tịnh Thi La (tịnh giới)
Vượt qua Niệm Tuệ, Thiền thanh tịnh
Hai tướng đều quên, tịnh giải thoát
_Trí thấy chẳng dính mắc ba đời
Pháp Uẩn (Dharma-skandha) thanh tịnh, thành không nhiễm
Cũng không hay niệm, Tâm thanh tịnh
Trí Tuệ trang nghiêm đều đầy đủ.
_Do y Trí Tuệ làm Anh Lạc
Hay tịnh ba luân nhóm Thí (Dāna), Giới (Śīla)
Dùng tướng không trụ, cho chúng sinh
Được ba Luân tịnh của Bố Thí
_Chúng sinh, Bồ Đề với chính mình
Biết như mộng huyễn, không chỗ cầu
Dùng Trí Tuệ, nên Giới (Śīla) trang nghiêm
Hay được ba Luân tịnh của Giới
_Thân, Ngữ, Tâm như Tượng (hình tượng) trong gương
Như Hưởng (âm vang dội lại) như huyễn, sạch không vết
Dùng Trí Tuệ, nên Nhẫn (Kṣānti) trang nghiêm
Ba Luân của Nhẫn, thanh tịnh hết
_Trí đạt không cao cũng không thấp
Thường quán Tịnh Diệu Chân Pháp Thân
Dùng Trí Tuệ, nên Cần (Vīrya: tinh tiến) trang nghiêm
Ba Luân của Tinh Tiến, thanh tịnh
_Tâm ấy nhậm vận, hay bền chắc
Không lấy, không bỏ, tướng đều không
Dùng Trí Tuệ, nên Định (Dhyāna:thiền định) trang nghiêm
Thiền Định liền được ba Luân tịnh
_Bản Tính quán sâu, nhân duyên tịnh
Không động, không dính, khởi Thần Thông
Dùng Trí Tuệ, nên Phương Tiện (Upāya) nghiêm
Ấy được ba luân, thanh tịnh hết
_Khéo nhiếp Chân Ngôn, Nguyện tinh tiến
Hóa sinh Diệu Pháp, cõi (Kṣetra: cõi nước) trang nghiêm
Thường trụ Niệm Xứ (Catvāri smṛty-upasthānāni: bốn Niệm Xứ), Tâm không niệm
Ở trong Chính Đoạn (Samyak-prahāṇāni), Tâm chẳng hai.
_Muốn siêng, Tâm quán đủ Thần Thông
Biết Căn Tính chúng sinh sai khác
An trụ các Lực (Bala) phá chúng Ma (Māra)
Chính Niệm hiểu biết các Pháp Tính (Dharmatā)
_Không đi, không đến, Đạo cũng thế
Đây tên Trí Tuệ Anh Lạc Nghiêm
Vào sâu Xa Ma Tha (Śamatha: thiền chỉ) vắng lặng
Tỳ Bát Xá Na (Vipaśyana: thiền quán) soi chiếu khắp (vô bất chiếu: không có gì chẳng soi chiếu được)
_Biết rõ Pháp Uẩn thành Uẩn Trí
Biết Giới bình đẳng như Hư Không
Các xứ, Không Tụ (nhóm trống rỗng) cũng khéo biết
Pháp vốn Vô Ngã (Anātman) nhân duyên khởi.
_Biết bốn Chân Đế không tán loạn
Quán Pháp chân thật, chán Thế Gian
Trí ba đời (tam tế trí) tịnh, Tâm không dính
Vì an chúng sinh, rõ ba Tụ (chính định tụ, tà định tụ, bất định tụ)
_Biết Thể Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) đồng một tướng
Nơi Trí Anh Lạc đã trang nghiêm
Trí gom chứa tướng như huyễn thành
Phân biệt căn bản đều như mộng
_Luân chuyển không thật như dương diệm (dợn nước dưới ánh nắng)
Không đi, không lại (như) Thân trong gương (Kính tượng thân: Thân hiện hình tượng trong gương)
Nhân duyên hòa hợp như ảnh (cái bóng đi theo hình) sinh
Chỉ từ duyên khởi giống như hưởng (âm vang dội lại)
_Pháp Giới, Tính chân thường không hoại
Chân Đế (Paramārtha) không trụ, mới hay biết
Chân Tế lặng yên chẳng dao động
Hữu Vi (Saṃskṛta), Vô Vi (Asaṃskṛta) không hai Thể
_Trí sâu rộng này làm Anh Lạc
Trang nghiêm Bồ Tát, chứng Bồ Đề
Được niệm không quên Môn Tổng Trì
Nghĩa ngữ đã nghe, giữ không mất
_Nghĩa tất cả chữ, hiểu tinh tế
Khéo léo chia gỡ, Trí thường thông
Đều quên lời (ngữ) chấp dính, ngọng thô
Rõ Lý của Từ (lời văn) không thác loạn
_Tùy Pháp đã nghe, thường tìm nghĩa
Nơi văn đầy đủ, Trí siêu thắng
Y Kinh liễu nghĩa mà thực hành
Biết tướng vô ngã trong Pháp Thể
_Khéo biết Thế Pháp (Loka-dharma, hau Laukika-dharma) Xuất Thế Pháp (Lokottara-dharma)
Đều là nơi Tổng Trì (Dhāraṇī) trang nghiêm
Tùy Chân Đế chuyển, như Thuyết hành
Biết Thời (Kāla) nói Pháp, người kính nhận.
_Người nói Pháp này không lầm lỗi
Thuận Thời không khuyết, Tâm không hối (hối hận)
Đắc được Diệu Biện Tài mau chóng
Lanh lợi như Ý, không chỗ dính
_Cụ Đức (bậc có đầy đủ Đức) không lầm, khéo phân tích
Như vòng trang sức khéo trang nghiêm
Khéo biết ngữ ngôn của Trời (Deva), Rồng (Nāga)
Dạ Xoa (Yakṣa), Càn Thát (Gandharva), A Tô Lạc (Asura)
Nhóm Ca Lâu (Garuḍa), Khẩn Na (Kiṃnara), Ma Hầu (Mahoraga)
Ngữ ngôn của tất cả chúng sinh
Ở Chúng (Saṃgha) không sợ, như Ngưu Vương (Ṛṣabha)
Phá các Ngoại Đạo như Hương Tượng (Gandha-hastin, hay gandha-gaja: con voi lớn tỏa ra mùi thơm)
_Nói Pháp không sợ, như Sư Tử (Siṃha)
Căn vặn đều đáp như suối chảy
Nói Pháp rộng lớn phá núi Mạn (Māna: ngạo mạn)
Tùy Tâm ưa nói đều như Ý
_Hung ác, hiện bày tượng Kim Cương
Kiếp Hỏa (Kalpāgni) thiêu đốt Tâm năm Dục
Tùy Cơ đã thích, nói ba Thừa
Nghĩa, Phi Nghĩa này đều quyết rõ
_Hiển bày giác ngộ, Pháp rộng lớn
Trí tự nhiên hiện, chẳng từ Thầy
Nói chữ không tận, Trí không sót
Hiểu nghĩa nhỏ nhiệm đều viên mãn.
_Nói các Phật Pháp không bờ mé
Như lỗi phiền não cũng vô biên
Công Đức giải thoát khó xưng lường
Biết căn chúng sinh tận cùng khắp.
_Được điều Phật nói, bốn Vô Úy
Anh Lạc bí mật làm trang nghiêm
Các Anh Lạc ấy trang nghiêm Thân
Đã nói, chưa nói các Công Đức
Lại siêng năng trải qua nhiều Kiếp
Công Đức có được, chẳng cùng tận”
Khi ấy, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nghe Pháp này xong, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, rồi bạch Phật rằng: “Hiếm có! Bạch Đức Thế Tôn! Đức Phật ra khỏi Thế Gian, nói Pháp màu nhiệm thù thắng, nhiễu chỗ lợi lạc cho tất cả chúng sinh, đều xứng với Căn Tính khiến cho họ vui vẻ, ở đời vị lai hay sinh tất cả căn lành của Bồ Tát, hay khiến cho tất cả người mới phát Tâm, sinh Tâm thanh tịnh, hướng đến Bồ Đề, thực hành Đạo Nhất Thừa (Eka-yāna), được chẳng chuyển lùi, thọ nhận Quán Đỉnh (Abhiṣeka) của Phật. Tức ở đời này được Bồ Đề Phần (Bodhyaṅgāni), một đời sẽ chứng Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi), hiển Nhân (Hetu) Quả (Phala) của Bồ Tát này chẳng diệt. Vì chúng sinh Chính Định nói Nhân (hetu) ấy, vì chúng sinh Tà Định hiện bày Đại Bi lâu dài khiến cho hướng vào, chúng sinh Bất Định đều tùy theo sự sai biệt của Tâm ấy mà an nơi chốn, người ưa thích ba Thừa đều tùy theo Căn ấy khiến cho Nguyện mãn túc… cho đến hàng Trời, Người, A Tu La đều khiến trang nghiêm. Tại sao thế? Nếu Đức Phật ra đời, tức mọi loại Pháp kỳ đặc hiếm có của nhóm như vậy thảy đều hiện ra chúng Đại Bồ Tát, tòa báu, trướng báu, mọi loại cây báu vi diệu trang nghiêm Đại Hội Đạo Trường thảy đều hiện ra. Tất cả Thanh Văn với Bích Chi Phật ở trăm ngàn Kiếp chẳng thể nghĩ lường được, huống chi là hay hiển bày.
Thế Tôn! Như con chỉ nghĩ, chúng sinh không có Trí rất là đáng thương! Đức Phật nói Đại Thừa thâm sâu như vậy, hiển bày Đạo Trường đặc biệt kỳ lạ như vậy thì chẳng thể phát khởi Tâm Đại Bồ Đề, mà ngược lại mong cầu Niết Bàn của Nhị Thừa, sự an vui của Người Trời, nên thật đáng thương. Tại sao thế? Vì Bồ Tát mới phát Tâm Bồ Đề thì Công Đức có được nhiều vô lượng vô biên, tất cả Nhị Thừa chẳng thể đếm kịp
Thế Tốn Ví như có người vứt bỏ báu Phệ Lưu Ly vô giá, rồi lấy viên ngọc Lưu Ly hư giả. Tất cả chúng sinh cũng lại như vậy, vứt bỏ Đại Thừa, rồi tìm cầu Bồ Đề của Thanh Văn Duyên Giác, sự an vui của Người Trời.
Thế Tốn Nếu nhóm kẻ trai lành, người nữ thiện nghe Pháp Môn này, hoặc đã phát khởi Tâm Đại Bồ Đề, hoặc đang phát khởi thì chẳng lâu đều được Vô Thượng Bồ Đề với viên mãn đầy đủ Công Đức thù thắng đã nói”
Lúc nói Pháp Môn Anh Lạc này thời ở trong Hội, ba mươi câu chi na do tha trăm ngàn chúng sinh đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác).
KINH THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
ĐẠI QUANG PHỔ CHIẾU TRANG NGHIÊM
_PHẨM THỨ BẢY_
_Bấy giờ, Đức Thế Tôn quán khắp Đại Chúng: Bồ Tát, Người, Trời… biết họ đối với sự sâu xa của Pháp, sinh Tâm khát ngưỡng chưa đầy đủ, nên bảo Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát rằng: “Thiện Nam Tử! Bồ Tát Ma Ha Tát có tám loại Pháp Môn Đại Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm. Do ánh sáng ấy chiếu soi, cho nên Tâm mở hiểu rõ, xa lìa ngu ám, dùng sự trang nghiêm của Đại Trượng Phu Bồ Tát mà trang nghiêm thân ấy, tu Hạnh Bồ Tát với an chúng sinh. Ở trong Hạnh (Caryā) này thì nhóm nào là tám? Ấy là: Niệm Quang Phổ Chiếu, Ý Quang Phổ Chiếu, Giải Quang Phổ Chiếu, Pháp Quang Phổ Chiếu, Trí Quang Phổ Chiếu, Đế Quang Phổ Chiếu, Thần Thông Quang Phổ Chiếu, Tu Hành Quang Phổ Chiếu. Đây là tám loại Quang Chiếu trang nghiêm
Này Thiện Nam Tử! Thế nào gọi là Niệm Quang Phổ Chiếu (ánh sáng của Niệm soi chiếu khắp)?
Thiện Nam Tử! Bồ Tát có tám Niệm Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm (ánh sáng của Niệm soi chiếu trang nghiêm khắp). Thế nào là tám? Ấy là:
Một là: nghĩ nhớ khắp điều Thiện (Kuśala) thường chẳng quên mất.
Hai là: Đã tu căn lành thì nên khiến cho tăng trưởng
Ba là: Tùy theo Pháp đã nghe được, nhớ giữ chẳng quên
Bốn là: đối với nghĩa thâm sâu, hiểu rõ tinh tế
Năm là: Tâm ấy chẳng tùy theo sáu Trần Cảnh chuyển
Sáu là: Luôn dùng Chính Niệm thụ hộ Căn Môn
Bảy là: Vì chặt đứt tất cả Pháp bất Thiện (Akuśala_dharma), vì khiến cho Pháp Thiện (Kuśala-dharma) được viên mãn cho nên thường niệm chư Phật.
Tám là: Vì muốn thủ hộ các cái thành của Phật Pháp, niệm là con đường trước tiên được ánh sáng lớn
Thiện Nam Tử! Đây gọi là tám loại Niệm Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm của Bồ Tát.
_Này Thiện Nam Tử! Bồ Tát có tám Ý Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm (Ánh sáng của Ý soi chiếu trang nghiêm khắp). Thế nào là tám? Ấy là:
Y vào Ý của nghĩa, chẳng y theo Ý của lời nói.
Y vào Ý của Trí, chẳng y theo Ý của Thức.
Y vào Ý của Pháp, chẳng y theo Ý của phiền não.
Y vào Ý của Lý, chẳng y theo Ý của Phi Lý.
Y vào Ý của Tâm Bồ Đề, chẳng y theo Ý của Nhị Thừa.
Y vào Ý rộng lớn, chẳng y theo Ý hạn hẹp
Y vào Ý của Phật, chẳng y theo Ý của chúng Ma.
Y vào Ý của Đại Bi, chẳng y theo Ý tổn hại chúng sinh.
Đây gọi là tám loại Ý Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm của Bồ Tát.
_Này Thiện Nam Tử! Bồ Tát có tám Giải Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm (Ánh sáng của sự hiểu biết soi chiếu trang nghiêm khắp) hay biết các Pháp. Nhóm nào là tám? Ấy là:
Biết tất cả Pháp.
Biết Hạnh của chúng sinh.
Biết Tâm của chúng sinh.
Biết bốn vô ngại.
Biết Thể Tính của Pháp vốn có ánh sáng.
Biết Pháp trang nghiêm rộng lớn.
Biết nơi Pháp liễu nghĩa, chẳng liễu nghĩa.
Biết Pháp màu nhiệm sâu rộng của tất cả Phật.
Đây gọi là tám loại Giải Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm của Bồ Tát.
_Này Thiện Nam Tử! Bồ Tát có tám Pháp Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm (Ánh sáng của Pháp soi chiếu trang nghiêm khắp). Thế nào là tám? Ấy là:
Ánh sáng của Pháp Thế Gian soi chiếu trang nghiêm, nói các nghiệp mà chúng sinh đã gây tạo
Ánh sáng của Pháp Xuất Thế Gian soi chiếu trang nghiêm, vì cầu giải thoát các hàng chúng sinh, nên nói Bát Nhã
Ánh sáng của Pháp không có qua nhiễm soi chiếu trang nghiêm, nên tu tập Diệu Trí với Thánh Đạo
Ánh sáng của Pháp không có phiền não soi chiếu trang nghiêm, nên chẳng khởi Dục Hữu (cõi Dục) Vô Minh Kiến (Vô Minh chẳng rõ sự lý, chấp vào mọi loại Tà Kiến)
Vì ánh sáng của Pháp Vô Vi soi chiếu trang nghiêm, nên Vô Tác Giải Thoát (tức Vô Nguyện Giải Thoát) thường hiện trước mặt
Ánh sáng của Pháp phiền não của Thánh soi chiếu trang nghiêm, nên quán sát tướng Khách Trần phiền não
Ánh sáng của Pháp không có phiền não soi chiếu trang nghiêm, nên biết ánh sáng trong sạch thuộc Bản Tính của Tâm
Ánh sáng của Pháp Đại Niết Bàn soi chiếu trang nghiêm, nên biết tất cả Pháp vốn tịch diệt
Đây là tám loại Pháp Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm của Bồ Tát.
_Này Thiện Nam Tử! Bồ Tát có tám Trí Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm (Ánh sáng của Trí soi chiếu trang nghiêm khắp). Nhóm nào là tám? Ấy là:
Ánh sáng Trí của tám người (tám người thuộc bốn Hướng, bốn Quả) soi chiếu trang nghiêm
Ánh sáng Trí của Tu Đà Hoàn (Śrotāpanna) soi chiếu trang nghiêm
Ánh sáng Trí của Tư Đà Hàm (Sukṛtāgami) soi chiếu trang nghiêm
Ánh sáng Trí của A Na Hàm (Anāgami) soi chiếu trang nghiêm
Ánh sáng Trí của A La Hán (Arhat) soi chiếu trang nghiêm
Ánh sáng Trí của Bích Chi Phật (Prartyeka-buddha) soi chiếu trang nghiêm
Ánh sáng Trí của các Bồ Tát (Bodhisatvānāṃ) soi chiếu trang nghiêm
Ánh sáng Trí Bồ Đề của Phật (Buddha) soi chiếu trang nghiêm
Đây gọi là tám loại Trí Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm của Bồ Tát.
_Này Thiện Nam Tử! Bồ Tát có tám Đế Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm (Ánh sáng của sự chân thật không có sai lầm (đế) soi chiếu trang nghiêm khắp). Nhóm nào là tám? Ấy là:
Tu tập Chân Đế (Paramārtha) hay được Giải Thoát Hiện Tiền Giác. Đây là Đế Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm thứ nhất của Bồ Tát
Tu tập Chân Đế (Paramārtha) được Tu Đà Hoàn. Đây là Quang Chiếu Trang Nghiêm thứ hai
Tu tập Chân Đế (Paramārtha) được Tư Đà Hàm. Đây là Quang Chiếu Trang Nghiêm thứ ba
Tu tập Chân Đế (Paramārtha) được A Na Hàm. Đây là Quang Chiếu Trang Nghiêm thứ tư
Tu tập Chân Đế (Paramārtha) được A La Hán. Đây là Quang Chiếu Trang Nghiêm thứ năm
Tu tập Chân Đế (Paramārtha) được Bích Chi Phật. Đây là Quang Chiếu Trang Nghiêm thứ sáu
Tu tập Chân Đế (Paramārtha) được Nhẫn (Kṣānti) của Bồ Tát. Đây là Quang Chiếu Trang Nghiêm thứ bảy
Tu tập Chân Đế (Paramārtha) tỏ ngộ Bồ Đề (Bodhi) của Phật. Đây là Quang Chiếu Trang Nghiêm thứ tám
Đây gọi là tám loại Đế Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm của Bồ Tát.
_Này Thiện Nam Tử! Bồ Tát có tám Thần Thông Đại Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm (Ánh sáng lớn của Thần Thông soi chiếu trang nghiêm khắp). Nhóm nào là tám? Ấy là:
Ánh sáng lớn của hào quang (quang minh) soi chiếu trang nghiêm khắp, nên Thiên Nhãn (Devya-cakṣu) nhìn thấy hết mọi loại hình sắc
Ánh sáng của Trí Tuệ tinh tế soi chiếu trang nghiêm, nên Thiên Nhĩ (Devya-śrotra) từ xa nghe được mọi loại Pháp
Ánh sáng của tùy thuận Chính Niệm soi chiếu trang nghiêm, nên nghĩ nhớ được việc của đời trước trong vô lượng Kiếp quá khứ
Ánh sáng Trí Tuệ của Bản Tính soi chiếu trang nghiêm, nên tinh tế quán sát Tâm của chúng sinh.
Ánh sáng của sự biết Tính của Hư Không không có chướng ngại soi chiếu trang nghiêm, nên tự tại đi trong vô biên loại cõi nước.
Ánh sáng của Trí Tuệ thanh tịnh soi chiếu trang nghiêm, nên được viên mãn Trí không có phiền não.
Ánh sáng của nhóm Phước Đức lớn soi chiếu trang nghiêm, nên nhớ nuôi nấng yêu thương giúp đỡ các chúng sinh.
Ánh sáng của nhóm Đại Trí Tuệ soi chiếu trang nghiêm, nên chặt đứt mọi loại nghi ngờ của chúng sinh.
Đây gọi là tám loại Thần Thông Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm của Bồ Tát.
_Này Thiện Nam Tử! Bồ Tát có chín Nhân (Hetu) tu hành được ánh sáng soi chiếu trang nghiêm. Nhóm nào là chín? Ấy là:
Từ Nhân tu hành được ánh sáng Trí soi chiếu, dùng để trang nghiêm
Từ Nhân tu hành được ở ánh sáng Bát Nhã soi chiếu trang nghiêm
Từ Nhân tu hành được ở ánh sáng Giác Ngộ soi chiếu trang nghiêm
Từ Nhân tu hành được ở ánh sáng Chính Kiến soi chiếu trang nghiêm
Từ Nhân tu hành được ở ánh sáng Xa Ma Tha (Śamatha:Thiền Chỉ) soi chiếu trang nghiêm
Từ Nhân tu hành được ở ánh sáng của Quán màu nhiệm sâu xa soi chiếu trang ng
Từ Nhân tu hành được ở ánh sáng biết Tâm người khác soi chiếu trang nghiêm
Từ Nhân tu hành được ở ánh sáng của chẳng động lui với Chính Giải Thoát soi chiếu trang nghiêm
Từ Nhân tu hành được ở ánh sáng cực cứu cánh soi chiếu trang nghiêm
Đây gọi là chín Nhân tu hành của Bồ Tát, được ánh sáng chiếu khắp, dùng để trang nghiêm
Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ là:
“_Tịnh Nghiệp đời quá khứ
Lợi sinh, nhớ chẳng quên
Định, Tuệ gom căn lành
Làm vật đều hồi hướng
_Tùy nghe, nghĩ nhớ đúng
Nghĩa sâu, biết tinh tế
Chính Niệm giữ Căn Môn
Trần Cảnh an nhiên tịnh
_Chẳng nên làm Pháp ác
Cần phải tu Pháp Thiện
Viên mãn nhớ trang nghiêm
Tự được Phật gia hộ.
_Pháp thành, hay khéo giữ
Thắng Pháp lợi chúng sinh
Lìa ám, tròn Tuệ Quang (ánh sáng Tuệ)
Hay lợi chúng Trời Người
_Được Niệm Quang này chiếu
Thảy đều trừ nghi hoặc
Tự nhiên trong Niệm Trí
Mau chứng Quả Bồ Đề
_Dùng nghĩa trang nghiêm Ý
Chẳng tùy tiếng với văn
Y Trí, thanh tịnh tu
Chẳng y Thức phân biệt.
_Pháp Trí trang nghiêm Ý
Phá Hoặc (phiền não) lìa ngu si
Bát Nhã Giáo Trí tròn
Bồ Đề không thác loạn.
_Cầu Ý Thắng Bồ Đề
Chẳng tạp ở Nhị Thừa
Tâm rộng lớn không kém
Thuận: Phật, ngược: Ma dạy
_Đại Bi trang nghiêm Ý
Chẳng cáu giận chúng sinh
Pháp đã biết, không nghi
Chẳng liễu nghĩa, khéo léo
_Biết chúng sinh không sợ
Trí không ngại (vô ngại trí) vô biên
Người làm (tác giả) xưa nay rỗng (Śūnya: không)
Rõ Pháp, nhân duyên khởi
_Khéo léo nói rộng lớn
Môn Thắng Yếu thâm sâu
Các Phật Pháp vô biên
Hiểu rõ đều cùng tận
_Dùng Thế Pháp Quang (ánh sáng Pháp của đời) chiếu
Ắt biết nghiệp chúng sinh
Ánh sáng Pháp Xuất Thế
Bát Nhã, tướng hư không
_Có lỗi với không lỗi
Trí tự tại đều biết
Trí hợp Thánh Đạo tu
Lợi vật đều gặt quả
_Hữu Lậu với Vô Lậu
Ánh sáng Pháp biết hết (vô bất tri: không có gì chẳng biết)
Chặt hẳn nguồn phiền não
Hay làm lợi Người, Trời
_Pháp Hữu Vi, Vô Vi
Trí Tuệ thường thuận biết
Cấu Uế thảy đều không
Các Hạnh được quyết định
_Xa lìa Pháp sinh tử
Trí không ngại (vô ngại trí) thường hành
Biết nguồn gốc phiền não
Tính (Prakṛti): Thể ánh sáng sạch
_Pháp Niết Bàn giải thoát
Sinh khởi xưa nay như (tathā)
Vô biên ánh sáng Pháp
Trang nghiêm Thể Đại Thừa
_Người thứ tám (?tám hạng người trong 4 Hướng 4 Quả), Trí khác (tha trí)
Tu Đà Hoàn cũng thế
Cùng với Tư Đà Hàm
A Na Hàm cũng vậy
La Hán, Bích Chi Phật
Bồ Tát với Như Lai
Trí ở trong Pháp này
Mỗi mỗi đều tùy chuyển.
_Đế Quang chiếu đầy đủ
Cúng mạnh khéo tu hành
Nương Nhân (Hetu) được Quả (Phala) tròn
Chẳng biến (thay đổi, biến đổi) Nghĩa chân thắng
_Tu tập các Thánh Đế
Vào Giải Thoát Quả Môn
Bốn Quả thứ tự thành
Duyên Giác, Bồ Tát Nhẫn
_Hay phá các Đạo khác
Giống như vua Sư Tử
Giác Ngộ Phật Bồ Đề
Đều do Đế Quang chiếu
_Thần Thông Thiên Nhãn thấy
Sắc nhỏ nhiệm không sót
Thiên Nhĩ nghe rõ ràng
Tiếng mười phương, rõ khắp
_Nhớ na do Kiếp xưa
Pháp Giới, các Như Lai
Khéo biết Tâm chúng sinh
Tự nhiên Trí Quang chiếu
_Tự tại dạo các cõi
Trí Quang chiếu không sót
Sắc tướng như hư không
Vô Lậu Quang nghiêm Thể
_Đầy đủ Phước vô biên
Nuôi khắp các chúng sinh
Trí không dính (vô trước trí), trang nghiêm
Chặt lưới nghi hữu tình
_Nhân tu được Trí Tuệ
Giác Ngộ, biện vô biên
Thấy đúng (chính kiến) Tâm Chỉ (Śamatha), Quán (Vipaśyana)
Rốt ráo mé vô biên
_Biết Giáo (śāstra), hành đầy đủ
Tâm niệm, Pháp, Trí tròn
Đế Quang với Thần Thông
Pháp Quang Chiếu Trang Nghiêm
_Tám loại đều thanh tịnh
Đại Uy Đức Quang này
Tuy chưa được Bồ Đề
Hay làm các việc Phật”
Lúc đó, Đức Thế Tôn nói Pháp Thần Thông Đại Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm này xong thời các Bồ Tát đi đến từ cõi Phật ở mười phương với các Người, Trời, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di dùng mọi loại cúng dường, cung kính lễ bái. Vô lượng vô số vô biên chúng sinh đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác), vô lượng Bồ Tát được Vô Sinh Pháp Nhẫn.
KINH THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
BÁT NHÃ CĂN BẢN SỰ NGHIỆP TRANG NGHIÊM
_PHẨM THỨ TÁM_
Lúc đó, trong Hội có một vị Bồ Tát tên là Bát Nhã Phong (Prajña-kūṭa) nương theo Thần Lực của Đức Phật, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, lễ hai bàn chân của Đức Phật, quỳ gối phải sát đất, cung kính chắp tay, rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Như Đức Phật đã nói Môn Hồi Hướng Trang Nghiêm Đà La Ni của các Đại Bồ Tát, sự nghiệp Đại Bi của chư Phật Bồ Tát, Pháp Môn Anh Lạc Đại Quang Phổ Chiếu Trang Nghiêm của Bồ Tát. Làm sao tu được tất cả Pháp ấy? Dùng Pháp nào để làm căn bản (Mūla)? Làm sao được rồi thì vĩnh viễn chẳng quên mất, nhớ yêu thương giúp đỡ (Maitra-smṛti:từ niệm), nuôi nấng tất cả chúng sinh?
Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Bát Nhã Phong Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Thiện Nam Tử! Bồ Tát hiện tại hay đối với căn bản của Bát Nhã thâm sâu (Gaṃbhīra-prajña:Trí Tuệ thâm sâu) an trụ chẳng động với hay làm sự nghiệp của Bát Nhã, liền được Hồi Hướng Tổng Trì như lúc trước, cho đến Công Đức của Quang Chiếu Trang Nghiêm. Được xong chẳng quên, tức là nơi sinh trưởng nuôi nấng tất cả chúng sinh
Thời Bát Nhã Phong Bồ Tát lại bạch Phật rằng: “Lành thay Thế Tôn! Nguyện vì con nói. Thế nào gọi là căn bản của Bát Nhã? Thế nào gọi là sự nghiệp của Bát Nhã?”
Đức Phật nói: “Này Thiện Nam Tử! Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ! Ta sẽ vì ông phân biệt giải nói.
Thiện Nam Tử! Căn Bản của Bát Nhã hay sinh ra Bát Nhã (Prajña: trí tuệ), tức là mẹ của Bát Nhã (Prajña-mātṛ: Bát Nhã Mẫu). Sự nghiệp của Bát Nhã tức là chỗ đã được sinh ra (sở sinh)
Thiện Nam Tử! Nếu các Bồ Tát nghe được tất cả Pháp Môn chưa được nghe, tức là mẹ của Bát Nhã Căn Bản. Như chỗ đã được nghe ấy, rộng vì người khác nói, tức là sự nghiệp mà Bát Nhã đã tạo làm.
Tùy theo Pháp đã được nghe, xem xét suy nghĩ kỹ lưỡng, tức là mẹ của Bát Nhã Căn Bản. Nếu suy nghĩ xong, vì người khác hiển bày, tức là sự nghiệp mà Bát Nhã đã tạo làm.
Chính Niệm quán sát là mẹ của Bát Nhã. An trí chúng sinh ở trong Chính Niệm là Nghiệp của Bát Nhã
Chỗ làm tinh tiến là mẹ của Bát Nhã. Lúc tu hành chính đúng là nghiệp của Bát Nhã
Tự Tâm sáng tỏ là mẹ của Bát Nhã. Hiển bày cho người khác là nghiệp của Bát Nhã
Ưa thích trụ vắng lặng là mẹ của Bát Nhã. Biến vốn vắng lặng là nghiệp của Bát Nhã
Ưa thích ở một mình là mẹ của Bát Nhã. Một đường lối thanh tịnh là nghiệp của Bát Nhã.
Tu hành Diệu Quán (Pratyave-kṣaṇa) là mẹ của Bát Nhã. Được Tuệ Giải Thoát (Prajñā-vimukti) là nghiệp của Bát Nhã.
Tu ba Giải Thoát Môn (Trīṇi-vimokṣa-mukhāni: gồm có Không Môn, Vô Tướng Môn, Vô Nguyện Môn) là mẹ của Bát Nhã. Ba Trí hiện tiền là nghiệp của Bát Nhã
Tu tập Niệm Xứ (Smṛty-upasthāna) là mẹ của Bát Nhã. Lìa niệm thanh tịnh là nghiệp của Bát Nhã
Tu tập Chính Đoạn (Samyak-prahāṇāni:chính cần) là mẹ của Bát Nhã. Biết Pháp Tính Đoạn (Dharmatā-prahāṇāni) là nghiệp của Bát Nhã
Tu tập Thần Túc (Ṛddhi-viṣaya-jñāna) là mẹ của Bát Nhã. Vô Công Dụng Hạnh (chỉ Trí thuần thục không có phân biệt của Bồ Tát ở Bất Động Địa, Thiện Tuệ Địa, Pháp Vân Địa) là nghiệp của Bát Nhã
Hay tin Nhân Duyên (Hetu-pratyaya) là mẹ của Bát Nhã. Vượt qua các sự dính mắc là nghiệp của Bát Nhã.
Tinh ròng không có tạp là mẹ của Bát Nhã. Thân Tâm an vui là nghiệp của Bát Nhã.
Thường niệm Pháp tốt lành (Kuśala-dharma:thiện pháp) là mẹ của Bát Nhã. Chẳng trụ tướng niệm là nghiệp của Bát Nhã.
Biết thứ tự Định (Samādhi) là mẹ của Bát Nhã. Được Đẳng Dẫn (Samāhita) của Tính (Prakṛti) là nghiệp của Bát Nhã
Tu tập căn lành là mẹ của Bát Nhã. Khéo biết quá khứ triển chuyển Căn Tính là nghiệp của Bát Nhã.
Trụ chắc ở năm Lực (Pañca-balāni: gồm có Tín Lực, Tinh Tiến Lực, Niệm Lực, Định Lực, Tuệ Lực) là mẹ của Bát Nhã. Hay phá vỡ các Ma (Māra) là nghiệp của Bát Nhã
Thuận nhẫn theo Pháp bảy loại Bồ Đề Phần (Sapta-bodhyaṅgāni) là mẹ của Bát Nhã. Biết các Pháp Tính (Dharmatā) tùy thuận giác ngộ là nghiệp của Bát Nhã
Tập Thánh Đạo Phần (Āryāṣṭāṅgika-mārga:tám Thánh Đạo) là mẹ của Bát Nhã. Biết như kết bè vượt qua sông (phiệt dụ) đã tỏ ngộ Pháp Thể (Dharma-svabhāva: thể tính của các Pháp) chẳng trụ ở Pháp (Dharma) cùng với Phi Pháp (Adharma) là nghiệp của Bát Nhã
Khéo hay tu hành Khổ, Tập, Diệt, Đạo là mẹ của Bát Nhã. Diệt Đế (Duḥkha-nirodha-satya) hiện tiền là nghiệp của Bát Nhã
Quán sát nhỏ nhiệm tinh tế Kinh chẳng liễu nghĩa là mẹ của Bát Nhã. Y theo Kinh liễu nghĩa tùy thuận tu hành là nghiệp của Bát Nhã.
Tùy theo Pháp đã được nghe, tổng trì chẳng quên là mẹ của Bát Nhã. Tùy theo nghĩa tu hành là nghiệp của Bát Nhã
Y theo Trí quán sát là mẹ của Bát Nhã. Tùy thuận Trí thực hành là nghiệp của Bát Nhã
Chẳng chấp Ta, Người là mẹ của Bát Nhã. Y theo Pháp tu hành là nghiệp của Bát Nhã
Quán sát các Pháp thảy đều không có thường (Anitya:vô thường) là mẹ của Bát Nhã. Biết tất cả Pháp vốn chẳng sinh diệt là nghiệp của Bát Nhã
Quán sát các lưu chuyển tạo ứng (Saṃskāra:hành) thảy đều là Khổ (Duḥkha) là mẹ của Bát Nhã. Rõ tất cả Pháp vốn không có lưu chuyển tạo ứng (hành) là nghiệp của Bát Nhã
Quán sát nhỏ nhiệm tinh tế các Pháp không có cái Ta (Anātman:vô ngã) là mẹ của Bát Nhã. Biết các chúng sinh vốn có Trí thanh tịnh là nghiệp của Bát Nhã.
Quán sát nhỏ nhiệm tinh tế Niết Bàn vắng lặng là mẹ của Bát Nhã. Biết tất cả Pháp vốn tự Niết Bàn là nghiệp của Bát Nhã.
Nghe nghĩa thâm sâu, Tâm chẳng kinh sợ là mẹ của Bát Nhã. Được nghĩa không có ngăn ngại là nghiệp của Bát Nhã.
Nghe Thắng Nghĩa Đế, Tâm chẳng kinh sợ là mẹ của Bát Nhã. Được Pháp không có ngăn ngại là nghiệp của Bát Nhã.
Nghe ngôn từ màu nhiệm, phân tích nghĩa của câu mà Tâm chẳng kinh sợ là mẹ của Bát Nhã. Được Từ (lời văn) không có ngăn ngại là nghiệp của Bát Nhã.
Nghe Biện Tài của Phật mà chẳng kinh sợ là mẹ của Bát Nhã. Được Biện (biện bác, biện luận) không có ngăn ngại là nghiệp của Bát Nhã.
Nhân vào chúng sinh với Pháp duyên theo Từ (Maitra:Yêu thương giúp đỡ) là mẹ của Bát Nhã. Không có Duyên mà yêu thương giúp đỡ (Maitra:từ) là nghiệp của Bát Nhã
Vì ta người mà thương xót (Kāruṇa: bi) là mẹ của Bát Nhã. Xa lìa hai loại ta người thì Đại Bi (Mahā-kāruṇa) là nghiệp của Bát Nhã.
Suy nghĩ Pháp Hỷ là mẹ của Bát Nhã. Không lấy không bỏ là nghiệp của Bát Nhã
Lìa Tham (Lobha) Sân (Dveṣa) mà buông bỏ (Upekṣa:xả) là mẹ của Bát Nhã. Không có hai loại buông bỏ là nghiệp của Bát Nhã
Thường niệm chư Phật là mẹ của Bát Nhã. Hiểu rõ Pháp Thân (Dharma-kāya) là nghiệp của Bát Nhã.
Thường niệm nơi Pháp là mẹ của Bát Nhã. Ở Pháp không có nhiễm là nghiệp của Bát Nhã.
Chuyên Tâm niệm Tăng là mẹ của Bát Nhã. Quán Tính Vô Vi là nghiệp của Bát Nhã.
Thường niệm nơi buông bỏ là mẹ của Bát Nhã. Buông bỏ các phiền não (Kleśa) là nghiệp của Bát Nhã.
Thường niệm Tịnh Giới là mẹ của Bát Nhã. Biết Giới không có hành (vô hành giới) là nghiệp của Bát Nhã.
Thường niệm nơi chư Thiên là mẹ của Bát Nhã. Pháp Thể thanh tịnh là nghiệp của Bát Nhã.
Đầy đủ Đa Văn (Bahu-śruta) là mẹ của Bát Nhã. Ở trong Chúng (Saṃgha) không có sợ hãi là nghiệp của Bát Nhã.
Tu nghiệp Thắng Thiện là mẹ của Bát Nhã. Biết không có nghiệp báolà nghiệp của Bát Nhã.
Biết sự biến hóa của Phật là mẹ của Bát Nhã. Được Đại Trí Tuệ là nghiệp của Bát Nhã.
Vì lợi cho chính mình là mẹ của Bát Nhã. Lợi mình lợi người là nghiệp của Bát Nhã.
Hay đối với tám vạn bốn ngàn Pháp Uẩn (Dharma-skandha) bình đẳng thọ trì là mẹ của Bát Nhã. Được ở tám vạn bốn ngàn Pháp Trí (Dharma-jñāna) là nghiệp của Bát Nhã.
Biết nói Pháp Trí là mẹ của Bát Nhã. Biết nói chẳng trống rỗng (bất không) là nghiệp của Bát Nhã.
Dạy bảo khiến cho chúng sinh phát Tâm Bồ Đề là mẹ của Bát Nhã. An trí chúng sinh trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Phương Tiện Thiện Xảo Bất Thoái Địa là nghiệp của Bát Nhã.
Sợ hãi Nhân (hetu) Nghiệp (Karma) thọ sinh trong ba cõi là mẹ của Bát Nhã. Chẳng buông bỏ sinh tử, tùy ý thọ nhận Thân là nghiệp của Bát Nhã.
Nhẫn nại thọ nhận âm thanh là mẹ của Bát Nhã. Tu hành sự nhẫn nại của Tính là nghiệp của Bát Nhã.
Nếu được Tận Trí (Kṣaya-jñāna) là mẹ của Bát Nhã. Được Vô Sinh Trí (Anutpāda-jñāna) của Tính là nghiệp của Bát Nhã.
Được Tùy Thuận Nhẫn là mẹ của Bát Nhã. Được Vô Sinh Nhẫn là nghiệp của Bát Nhã.
Trụ Bất Thoái Địa là mẹ của Bát Nhã. Được Quán Đỉnh Địa là nghiệp của Bát Nhã.
Ngồi dưới cây Bồ Đề là mẹ của Bát Nhã. Biết không có gì chẳng cùng tận, hiểu biết khắp niệm nhỏ nhiệm, hiện chứng Như Như (Tathatā), sát na Tâm diệt cùng với Trí tương ứng, được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác). Đây là sự nghiệp cứu cánh trang nghiêm của Bát Nhã của Bồ Tát.
Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ là:
“_Nghe Pháp chẳng phóng dật
Tịnh trì Bát Nhã Mẫu (Prajñā-mātṛ: mẹ của Trí Tuệ)
Sức Từ (Maitra) vì người nói
Siêng tu nghiệp Bát Nhã
_Chính Niệm khéo suy nghĩ
Đây là Bát Nhã Mẫu
Tự nghĩ, vì người nói
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu Chính Niệm tu tập
Đây là Bát Nhã Mẫu
Tự tu, khiến người trụ
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu tu Chính Tinh Tiến
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu tu xong, diễn nói
Tức là nghiệp Bát Nhã
_Nếu Tâm và Trí đủ
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu hay nói Tâm (citta), Trí (Jñāna)
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu riêng hành vắng lặng
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu không có Thân Tâm
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu xa lìa hội nháo (hỗn tạp rối loạn ồn ào)
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu riêng trụ Chính Niệm
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu yêu thích quán sâu
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu được Trí Giải Thoát (Jñāna-vimukti)
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu tu ba Giải Thoát (không, vô tướng, vô nguyện)
Đây là Bát Nhã Mẫu
Ba Trí hiện trước mặt
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu tập Niệm Trụ (Smṛty-upasthānāni)
Đây là Bát Nhã Mẫu
Vô niệm (không có niệm hư vọng) hiện trước mặt
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Bỏ ác tu nghiệp thiện
Đây là Bát Nhã Mẫu
Pháp này Bản Tính tịnh
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Tu tập bốn Thần Túc (Catvāra-ṛddhipādāḥ: gồm có Dục Tam Ma Địa Đoạn Hành Thành Tựu Thần Túc, Tâm Tam Ma Địa Đoạn Hành Thành Tựu Thần Túc, Cần Tam Ma Địa Đoạn Hành Thành Tựu Thần Túc, Quán Tam Ma Địa Đoạn Hành Thành Tựu Thần Túc)
Đây là Bát Nhã Mẫu
Thần Túc (Ṛddhipādāḥ) không công dụng
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Tin sâu Môn giải thoát
Đây là Bát Nhã Mẫu
Tâm xa lìa, không dính
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Thường tinh tiến không giảm
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu Thân Tâm an vui
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Khéo niệm, chẳng phóng dật
Đây là Bát Nhã Mẫu
Chẳng trụ tất cả xứ
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Diệu Định tùy giác ngộ
Đây là Bát Nhã Mẫu
Bản Tính, Đẳng Dẫn (Samāhita) hành
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu trụ căn Diệu Tuệ
Đây là Bát Nhã Mẫu
Biết các Căn chúng sinh
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu tu tập năm Lực (Pañca-balāni)
Đây là Bát Nhã Mẫu
Được Trí không tồi phục
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Thuận nhẫn bảy Giác Phần (Sapta-bodhyaṅgāni)
Đây là Bát Nhã Mẫu
Tùy hiểu các Pháp Tính
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Tu tập Thánh Đạo Chi (tám Thánh Đạo)
Đây là Bát Nhã Mẫu
Hay bỏ Pháp (Dharma), Phi Pháp (Adharma)
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Biết Khổ Ác Tập (tức Tập Đế: Samudaya-satya) sinh
Đây là Bát Nhã Mẫu
Tịch diệt (Vyupaśama) hiện trước mặt
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Quán sát bất liễu nghĩa
Đây là Bát Nhã Mẫu
Y nơi Kinh liễu nghĩa
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nghe Pháp, giữ không quên
Đây là Bát Nhã Mẫu
Tùy Giáo (Śāstra) hay phụng hành
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Chẳng y Thức (Vijñāna) tu Thiền (Dhyāna)
Đây là Bát Nhã Mẫu
Y Trí (Jñāna) mà phụng hành
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Không chút chấp ta, người
Đây là Bát Nhã Mẫu
Y Pháp mà tu hành
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Biết các Hành (saṃskṛta) không thường (vô thường)
Đây là Bát Nhã Mẫu
Biết Pháp vốn chẳng sinh
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Tin các Hành là khổ
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu biết không có Hành
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nơi nghĩa rỗng (śūnya: không), quán sát
Đây là Bát Nhã Mẫu
Thuận nghĩa, không hai bên
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nghĩa Vô Ngã (Anātman) dứt nghi
Đây là Bát Nhã Mẫu
Pháp này vốn thanh tịnh
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Tin Niết Bàn (Nirvāṇa) vắng lặng
Đây là Bát Nhã Mẫu
Chúng sinh Bản Tính tịch (lặng yên
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Tùy thuận quán nghĩa sâu
Đây là Bát Nhã Mẫu
Tùy hiểu nghĩa không ngại
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu tin sâu Pháp Tính (Dharmatā)
Đây là Bát Nhã Mẫu
Được Pháp Vô Ngại Giải (Dharma-pratisaṃvid)
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nghe các Tiếng (Śabda:thanh) không sợ
Đây là Bát Nhã Mẫu
Phân tích Từ (lời nói) không ngại
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Tâm chẳng sợ biện tài
Đây là Bát Nhã Mẫu
Được biện tài không ngại
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nhân sinh Pháp, khởi Từ (Maitra:yêu thương giúp đỡ)
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu được Vô Duyên Từ
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Vì ta người khởi Bi (Kāruṇa)
Đây là Bát Nhã Mẫu
Không hai lợi (lợi mình lợi người) mà Bi
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nơi Pháp: yêu, thích, vui
Đây là Bát Nhã Mẫu
Không lo, không yêu vui
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu hay không yêu, giận
Đây là Bát Nhã Mẫu
Ở hai, được giải thoát
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Đầy đủ niệm chư Phật
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu tùy thuận Pháp Thân
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Luôn thường hay niệm Pháp
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu biết Pháp không dính
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Được đầy đủ niệm Tăng
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nơi Vô Vi tùy hiểu
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Người Trí luôn niệm xả
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu buông (xả) các phiền não
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu niệm Giới thanh tịnh
Đây là Bát Nhã Mẫu
Trụ Giới không phiền não
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Niệm Đại Uy Đức Thiên
Đây là Bát Nhã Mẫu
Luôn niệm nơi vắng lặng
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Tùy cầu, lắng nghe Pháp
Đây là Bát Nhã Mẫu
Không Pháp có thể cầu
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Hay làm nghiệp diệu thiện
Đây là Bát Nhã Mẫu
Không Nghiệp có thể làm
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Biết hiện bày Niết Bàn
Đây là Bát Nhã Mẫu
Được uy đức Đại Trí
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Được lợi mình đầy đủ
Đây là Bát Nhã Mẫu
Hay nhiều lợi chúng sinh
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Thọ trì Diệu Pháp Uẩn
Đây là Bát Nhã Mẫu
Tự biết, ngộ (tỏ ngộ) chúng sinh
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu biết Tâm Trí người
Đây là Bát Nhã Mẫu
Trụ ba Thừa (Triṇi-yāyāni: gồm có Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, Bồ Tát Thừa), xuất ly (Naiṣkramya:vượt thoát khổ của sinh tử luân hồi mà thành biện Phật Đạo)
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Khiến khởi Hạnh lợi người
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu hay lợi bình đẳng
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Sợ các cõi (chư hữu) thiêu đốt
Đây là Bát Nhã Mẫu
Chẳng bỏ nơi sinh tử
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Tùy thuận âm thanh nhẫn
Đây là Bát Nhã Mẫu
Tu hành nơi Tính nhẫn
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu được nơi Tận Trí (Kṣaya-jñāna)
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu được Vô Sinh Trí (Anutpattika-jñāna)
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu tu Tùy Thuận Nhẫn
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu được Vô Sinh Nhẫn
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Nếu đến Bất Thoái Địa (Avinivartanīya-bhūmi)
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu được Quán Đỉnh Địa (Abhiṣeka-bhūmi)
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Ngồi dưới cây Bồ Đề
Đây là Bát Nhã Mẫu
Nếu được Nhất Thiết Trí (Sarva-jñā)
Tức sự nghiệp Bát Nhã
_Các Nghiệp Bát Nhã này
Do phát Tâm Bồ Đề
Nếu được Tâm giải thoát (Citta-vimukti:do sức Định mà ở cảnh Định dược giải thoát)
Thành các nghiệp Bát Nhã
_Nếu ở Tâm Bồ Đề
Thường an trụ chẳng động
Liền thành Bát Nhã Mẫu
Thường làm các sự nghiệp
_Như vậy các nghiệp thiện
Các Thắng Nghĩa của Phật
Thần Lực, Vô Ngại Biện (biện luận không có trở ngại)
Do Tâm Thắng Bồ Đề
_Nếu khen Tâm Bồ Đề
Hết thảy các Công Đức
Trải qua nhiều ức Kiếp
Xưng tán chẳng thể hết
_Đã sinh Phật ba đời
Tất cả các Công Đức
Nên nói Tâm Bồ Đề
Các Phật Mẫu (Buddha-mātṛ) mười phương
_Nếu có muốn cúng dường
Vô lượng Tịch Tĩnh Tôn
Nên phát Tâm Bồ Đề
Phước hơn cúng dường Phật”
Khi Đức Thế Tôn nói Pháp Môn Sự Nghiệp Trang Nghiêm của Bát Nhã Ba La Mật Đa Mẫu này thời mười phương vô lượng vô số cõi Phật chấn động theo sáu cách. Đạo Trường Chúng Diệu Bảo Trang Nghiêm này cũng lại chấn động.
Lúc đó, Bát Nhã Phong Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Do nhân duyên nào mà mười phương giới vô lượng vô số các cõi nước Phật này chấn động theo sáu cách? Đạo trường Chúng Bảo Võng Trang Nghiêm này trụ tại hư không cũng chấn động theo sáu cách?
Đức Phật bảo Bát Nhã Phong Bồ Tát rằng: “Thiện Nam Tử! Do Pháp Môn Sự Nghiệp Bát Nhã Trang Nghiêm của Bát Nhã Ba La Mật Đa Mẫu này, chư Phật quá khứ đã nói, chư Phật vị lai sẽ nói, chư Phật hiện tại nay nói. Nếu các Bồ Tát được Bát Nhã này thì Tâm như Hư Không, không có trụ dính. Nay Ta vì ông với Đại Chúng này nói Pháp Môn này. Do nhân duyên đấy, nay Đại Địa của các Thế Giới đều chấn động”
Bấy giờ, trung Chúng có một vị Bồ Tát tên là Vô Úy Biện Tài liền từ chỗ ngồi đứng dậy, tiến lên phía trước, bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Do nhân duyên nào mà vị Bồ Tát này có tên gọi là Bát Nhã Phong (Prajñā-kūṭa)?”
Đức Phật nói: “Này Thiện Nam Tử! Về thời xa xưa, có Đức Phật hiện ra, tên là Cát Tường Thủ Hộ Như Lai (Śrī-rakṣa-tathāgata) Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn… Thế Giới tên là Diệu Hữu, Kiếp tên là Vô Cấu (Amala). Chúng sinh ở cõi ấy thọ nhận mọi loại vui thích, thọ mệnh nửa kiếp, không có người chết yểu. Trong Thế Giới ấy, hết thảy Người Trời, sắc tướng, thức ăn uống, cung điện, lầu gác, thọ dụng vật dùng đều ngang bằng không có khác. Chỉ có con người ở trên mặt đất, chư Thiên ở hư không… để phân loại riêng. Trong Thế Giới ấy, chỉ có Đức Phật là Pháp Vương (Dharma-rāja) lại không có vị vua khác, chẳng phụng sự chư Thiên khác, cũng chẳng lễ bái phụng sự các vị Thần Kỳ khác, cũng chẳng làm Nghiệp khác, chẳng khởi niệm khác. Chỉ siêng năng cúng Phật, lắng nghe Diệu Pháp. Chẳng ở trong bào thai (thai tạng) mà đều hóa sinh. Không có tên gọi người nữ, cũng không có tên gọi tội, cũng không có tên gọi phạm Giới. Chúng sinh trong cõi ấy chỉ thường siêng năng tu Pháp Môn Sự Nghiệp Bát Nhã Trang Nghiêm của Bát Nhã Mẫu này. Đức Cát Tường Thủ Hộ Như Lai ấy có bốn vạn hai ngàn các chúng Bồ Tát, tám vạn bốn ngàn Thanh Văn Đệ Tử
Thiện Nam Tử! Các Bồ Tát ấy đều có Biện Tài, Trí Tuệ rộng lớn vô lượng vô biên
Lúc đó, Đức Phật ấy tập hợp một trăm câu chi câu hỏi căn vặn (nạn vấn), rồi báo cho khắp tất cả chúng Bồ Tát rằng: “Trong Đại Chúng các ông, ai hay dũng mãnh phát khởi Tâm Đại Trượng Phu Xuất Thế, đối với một trăm câu chi câu hỏi căn vặn mà Ta đã tập hợp, có thể ở bao nhiêu Thời, trong mỗi một câu hỏi đều dùng trăm ngàn câu chi Pháp Môn để giải thích?”
Trời trong Hội này, có vị Bồ Tát tiến lên phía trước, bạch Phật rằng: “Con ở một ngày sẽ giải thích được”.
Hoặc có vị Bồ Tát nói: “Bảy ngày đêm sẽ giải thích được”.
Hoặc nói nửa tháng, hoặc nói một tháng, hoặc nói sáu tháng, hoặc nói một năm sẽ giải thích được
Bấy giờ, trong Hội có một vị Bồ Tát tên là Niệm Ý (Smṛty-manas) tiến lên phía trước bạch với Đức Phật Cát Tường Thủ Hộ rằng: “Thế Tôn! Con sẽ chẳng rời khỏi tòa ngồi, chẳng dời đổi uy nghi, đối trước Đấng Như Lai với Đại Chúng, đều hay giải thích các câu hỏi như vậy”
Nói lời này xong, liền ở lúc đấy, tác tiếng rống Sư Tử, hiện sức tự tại, khiến cho ba ngàn Đại Thiến Thế Giới chấn động theo sáu cách, phóng ánh sáng lớn chiếu khắp Thế Giới, khiến cho nơi ấy cảnh giác.
Thời Đại Chúng của Hội với Tứ Thiên Vương Thiên (Cāturmahārājakāyika-deva), Tam Thập Tam Thiên (Trayastriṃśa), Tô Dạ Ma Thiên (Suyama), Đâu Suất Đà Thiên (Tuṣita), Lạc Biến Hóa Thiên (Nirmāṇa-rati), Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranirmita-vaśa-vartin) cho đến Tịnh Cư (Śuddhāvāsa). Chư Thiên như vậy được ánh sáng cảnh giác thảy đều tập hội. Với các Rồng (Nāga), Thần (Devatā), Dạ Xoa (Yakṣa), Càn Thát Bà (Gandharva), A Tu La (Asura), Ca Lâu La (Garuḍa), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma Hầu La Già (Mahoraga), Người (Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya), Tại Gia (Gṛha-stha), Xuất Gia (Pravrajyā), vô lượng phẩm loại được ánh sáng cảnh giác thảy đều đến ngồi trong Hội. Như vậy trải qua một khoảng sát na chưa đến chốc lát, khiến cho Đạo Trường này rộng dài bẳng phẳng ngay ngắn mười ngàn Do Tuần.
Khi ấy, Niệm Ý Bồ Tát thấy Đại Chúng này đều đã vân tập, liền dùng sức của Phước Đức với sức của Trí Tuệ, sức của niệm, sức của Pháp, sức của Đà La Ni, sức của Diệu Biện Tài, sức của Đại Vô Úy, sức Uy Đức của Phật. Dùng sức này cho nên một trăm câu chi câu hỏi được tập hợp ấy, nghe xong thọ trì, đối trước Đức Chư Lai với Đại Chúng, trong câu hỏi lúc trước mỗi mỗi đều dùng trăm ngàn câu chi Pháp Môn giải thích tròn đủ không có khuyết thiếu, không thể tồi hoại, tùy theo nhóm loại ấy ứng với căn khí ấy mà diễn nói liên tục chẳng đứt đoạn, phân tích vi diệu nghĩa lý của câu chữ.
Khi nói Pháp này thời âm thanh ấy tràn đầy khắp ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, từ Tứ Thiên Vương Thiên cho đến Tịnh Cư, tất cả chư Thiên đều nghe âm thanh ấy, đều hiểu nghĩa ấy. Các Thiên Chúng này phát ra lời nói như vầy: “Ký đặc hiếm có! Bồ Tát Niệm Ý mới có thể như vậy!”
Này Thiện Nam Tử! Lúc Niệm Ý Bồ Tát nói Pháp này thời trong Hội có sáu mươi ngàn câu chi na do tha chúng sinh phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác), bốn mươi ngàn câu chi na do tha Bồ Tát được Vô Sinh Pháp Nhẫn (Anutpattika-dharma-kṣānti)
Bấy giờ, Đức Cát Tường Thủ Hộ Như Lai khen ngợi Bồ Tát Niệm Ý rằng: “Lành thay! Lành thay Chân Đại Trượng Phu!”
_Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi) bảo Vô Úy Biện Tài Bồ Tát rằng: “Thiện Nam Tử! Ý của ông thế nào? Niệm Ý Bồ Tát lúc đó, há là người nào khác, nay chính là Bát Nhã Phong Bồ Tát vậy.
Thiện Nam Tử! Do Bồ Tát này có vô lượng Biện Tài Trí Tuệ cao thắng như vậy, nên có tên là Bát Nhã Phong (Prajñā-kūṭa: đỉnh núi Trí Tuệ). Nhân vào Biện Tài Trí Tuệ của Bồ Tát này khiến cho Pháp Môn Bát Nhã Sự Nghiệp Trang Nghiêm của Bát Nhã Ba La Mật Mẫu hiện ra tại Thế Gian”.
Đức Phật lời này xong. Khi ấy, mười phương vô lượng vô số chẳng thể tính đếm, chẳng thể xưng nói, chẳng thể đo lường mọi loại cõi Phật, các Bồ Tát Ma Ha Tát có uy đức lớn, với vô lượng chư Thiên có uy đức lớn, Rồng, Thần, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Người, Phi Nhân, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di… tất cả Đại Chúng nghe Đức Phật nói Pháp Môn Bát Nhã Sự Nghiệp Trang Nghiêm của Bát Nhã Ba La Mật Mẫu này, đều vui mừng hớn hở. Đem mọi loại hoa, hương, hương xoa bôi, hương bột với các chuỗi Anh Lạc, vòng hoa, dây đai, quần áo, phướng, phan, dù lọng với mọi loại âm nhạc là đàn Không Hầu, đàn Tỳ Bà, trống, sáo, ca thổi âm nhạc mỹ diệu…. dùng cúng dường Đức Phật với Đại Chúng. Vô lượng chúng sinh phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, ba mươi sáu câu chi na do tha Bồ Tát đều được Vô Sinh Pháp Nhẫn.
KINH THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
_QUYỂN THỨ TÁM (Hết)_