Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan Âm Nghĩa Huyền (quyển thượng)

02/08/201308:31(Xem: 11827)
Quan Âm Nghĩa Huyền (quyển thượng)
Bo_Tat_Quan_Am_1

QUAN ÂM HUYỀN NGHĨA
(quyển thượng)

Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 34
(Bản nầy được khắc vào đời nhà Minh Vạn Lịch(Trung Quốc) và đang lưu trữ tại Báo Ân Tạng thuộc chùa Jojoji(Tăng Thượngtự) Tokyo, Nhật Bản).
Thứ tự kinh văn số 1726
Đời Tùy, Ngài Thiên Thai Trí Giả Đại Sư giảng và môn nhơn Quán Đảnh ghi lại(bằng chữ Hán)
Sa Môn Thích Như Điển Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ chữ Hán sáng tiếng Việt nhân mùa An Cư Kiết Hạ năm 2013; Phật lịch 2557 tại thư phòng chùa Viên Giác. Bắt đầu dịch ngày 20 tháng 6 năm 2013.

Phàm là pháp giới thì viên dung; tượng chẳng phải là tượng; chơn như thanh tịnh; hóa không chỗ hóa. Tuy rằng (hình)tượng chẳng phải chỗ tựơng; không có chỗ thì cũng chẳng có tượng. Hóa(thay đổi)chẳng phải chỗ hóa; tuy không chỗ, mà lại chẳng hóa. Cho nên chẳng tại; chẳng phải chẳng tại; hóa thân ứng hiện vào 9 đường. Nơi đó chẳng hòan tòan yên; chỉ nhập vào bất nhị. Đây là dùng ba nghiệp để cầu thỉnh, rộng thóat bến bờ khổ sở. Tứ Hoằng Thệ Nguyện làm cho ân triêm lợi lạc. Cho nên thế giới Ta Bà nhận tên là Vô Úy. Đức Phật Bảo Tạng y nơi mắt thần của Đức Quan Âm, là chủng tánh giác ngộ để thành(tựu)hiệu là Chánh Pháp Minh. Kế tiếp sẽ được bổ xứ, xưng là Phổ Quang Công Đức. Bổn Tích nầy, nếu là như vậy thì cũng có thể thử xem để rõ. Phương tiện tùy duyên, cứ tuyển ra một tên như vậy. Nay nói về Đức Quan Thế Âm. Theo âm chính thức của Tây Thổ(Ấn Độ) là A Già Bà Sô Kiết Đệ Luân(Avalokitesvara). Đọc ra âm là Quan Thế Âm. Hay tròn đầy, có không đầy khắp; chiếu cùng chánh tánh; cho đến chỗ tận cùng; cho nên gọi là Quán. Thế Âm ấy là chỗ thấy cảnh, mọi vật đều lưu động, cách biệt chẳng đồng. Âm thanh xướng lên vi diệu, đều làm cho thóat khỏi khổ. Bồ Tát dùng lòng từ, một lúc đều cứu khắp. Tất cả làm cho giải thóat; cho nên gọi là Quán Thế Âm. Điều nầy tức là cảnh, trí cả hai đưa ra, có thể gặp nhau ở một điểm. Kinh ấy do nghĩa nầy. Câu văn, lý giải biểu hiện dệt nên cái tâm của hành giả. Cho nên gọi là Kinh.

Còn Phổ Môn- Phổ nghĩa là biến ra, cửa ấy có thể thông qua. Dùng một thật tướng khai mở 10 Phổ Môn. Chẳng có chướng ngại; cho nên gọi là Phổ Môn. Còn Phẩm có nghĩa là lọai. Từ tứơng của lọai ấy; cho nên nói là Phẩm. Đại Bộ gồm có 5 chương, làm sáng tỏ nghĩa. Nay lấy phẩm ấy làm thí dụ để giải thích điều nầy. Năm ý đó là: một là giải thích tên; hai là xuất thể; ba là làm rõ tông chỉ; bốn là biện bạch cách dùng; năm là giáo tướng.

Giải thích về tên lại có hai. Một là giải thích về Thông và hai là giải thích về Biệt. Thông ấy là người, pháp hợp lại rõ ràng. Biệt ấy là người, pháp mỗi mỗi đều biện giải. Vì sao lại như vậy? Nương vào nơi lợi, độn, để nói có rộng, lược. Nay tựu chung giải thích về Thông lại có 4. Một là nhiều tên; hai là lần lượt; ba là giải thích; bốn là liệu giản. Một là nhiều tên ấy có 10 nghĩa; dùng đây để giải thích về Thông. Vì sao như vậy? Cho đến cái lý thanh tịnh, không tên chẳng tướng, chẳng pháp, chẳng người. Qua khỏi số lượng; chẳng phải một, hai, ba. Mà diệu lý hư, Thông ấy không danh tướng, ở giữa giả danh tướng để nói. Cho nên lập nên tên mà không tên, giả xưng người, pháp. Tuy không số lượng, lại nói về số lượng. Cho nên Đại Luận nói: Bát Nhã là một pháp, Phật nói đủ lọai tên. Tùy theo chúng sanh mà vì đó lập nên chữ khác. Nay nói ở trong nầy, lược dùng 10 nghĩa để giải thích ý nghĩa theo Thông.

Mười nghĩa ấy là: một - người, pháp; hai- từ bi; ba- phước đức; bốn- chơn ứng; năm- lạc thù; sáu- minh hiển; bảy- quyền thật; tám- bổn tích; chín- duyên liễu; mười- trí đọan.

Phần thứ hai lần lượt ấy là có hai ý. Một là đại khái lần lượt nói rõ về Quán. Hai là đại khái lần lượt nói rõ về Giáo. Đại khái về Quán tức là tổng nói về đầu tiên, giữa và tâm sau cùng của đại viên quả mãn. Đại khái về Giáo tức là khái quát về tiệm, đốn, lớn, nhỏ của các kinh. Đại khái về Quán dùng người, pháp lấy làm đầu tiên. Muốn làm rõ việc làm của Quán thì tất nhiên có người; người tất nhiên có pháp. Giống như người ấy thọ một kỳ quả báo, thành người cõi âm. Tuy đầy đủ vô lượng đức hạnh; tất nhiên trứơc tiên mục tiêu là về tên gọi. Cho nên dùng người, pháp ở đầu. Ý ấy lại như ví dụ nầy. Nhơn, Pháp nằm đầu ở chín nghĩa kia, có thể được; nhưng cái ý dùng người, pháp theo thứ lớp là như thế nào? Điều nầy căn cứ vào kinh và kinh nói rằng: Do nhơn duyên nầy nên gọi là Quan Thế Âm; tức là phía trước nói về người. Sau đó mới nói về lực phương tiện của Phổ Môn Thị Hiện; tức là luận nói về pháp, người ấy có thể nắm pháp; cho nên nói người, pháp vậy.

Hai là từ bi.Do khi Đức Quan Âm xem thấy nơi con người , pháp thật tướng Phổ Môn, đạt đựơc ở cái lý của phi nhơn, phi pháp thật tướng. Tất cả chúng sanh lại cũng đều như thế. Cho nên Hoa Nghiêm nói rằng: Tâm Phật và chúng sanh đều là tâm vô sai biệt. Lý nầy đầy đủ, không có khuyết giảm. Vì sao chúng sanh, lý ấy đầy đủ, mà tình mê, điên đảo, khổ não. Khi quán xét như vậy rồi, liền khởi từ tâm , thệ nguyện đánh bạt những khổ não ấy để được vui. Cho nên làm rõ từ bi vậy. Lại nữa nếu nói chung là vì tiện lợi. Đầu là lòng từ và sau là lòng bi. Lại cũng là bổn hòai của Bồ Tát muốn đại từ cùng với niềm vui. Tức khi chẳng được vui thì dùng đại bi để đánh bạt đi những sự khổ não. Cho nên Từ ban đầu và sau là Bi. Nếu dùng đó theo thứ lớp có nghĩa là đầu tiên dùng đại bi để bạt đi sự khổ, sau đó mới dùng đại từ để được vui. Lại nữa nói chung thì hành giả trước thóat khổ, sau lợi lạc. Cho nên nói trước Bi sau Từ. Nay từ nghĩa phía trước mà lần theo .

Ba là phước huệ. Đầu tiên tức là người, pháp; tướng ấy thành và ở đây căn cứ để tin điều nầy. Tiếp theo tức là từ bi cùng với sự đánh bạt ấy; chính là làm rõ nguyện nầy. Muốn tròn đầy nguyện nầy tất nhiên phải tu hành. Tu hành không ra khỏi phước huệ; huệ tức là Bát Nhã; phước ấy tức là ngũ độ. Hỗ tương dẫn dắt để thực hành thuận theo lời nguyện, sự lý đầy đủ. Nếu trí huệ tăng trưởng sáng tỏ; tức là đại bi thệ đầy đủ, ý nghĩa bạt khổ thành tựu. Nếu phước huệ thâm hậu; tức là đại từ thệ đầy đủ, cùng với ý nghĩa của niềm vui thành tựu. Cho nên phước huệ ở phần ba vậy. Lại nữa cũng nói là tiện; trước phước, sau huệ. Nếu bổn ý hóa tha, trứơc muốn thật huệ lợi ích thì như đây chẳng phải để chỉ cho phước đức. Lại nữa từ ấy dùng phước trước và đạo ấy dùng huệ trước.

Bốn là chơn ứng. Nếu trí tuệ chuyển sáng; tức là khế hợp với pháp tánh. Pháp tánh ấy gọi là thật tướng, vì pháp thân. Pháp thân ấy liền hiển, có thể từ chơn khởi ứng. Chơn hiển, ứng khởi chỉ do phước huệ khai phát. Cho nên thuộc phần thứ tư vậy. Lại cũng là phương tiện hóa vật. Trứơc dùng ứng, sau dùng chơn. Nay từ nghĩa trước mà lần lượt vậy.

Năm là làm sáng tỏ hai thân Dược Châu. Trước làm rõ chơn ứng ; thẳng nói chứng được; nhưng chưa qua được việc lợi người. Nay làm sáng tỏ cả hai thân, đều có thể ích vật. Chơn thân phá chấp tướng giống như Dược(thuốc). Ứng thân đối lại với vạn lọai căn cơ ở Châu(đồ quý giá). Cả hai chữ đều lần lượt làm sáng tỏ. Cùng với từ bi tương tợ như vậy.

Sáu là hiển chỗ tối. Trước làm sáng tỏ hai thân đạo lý; tức là có thể hiển ích. Nay biện giải cho bị duyên kia được man mác lợi ích; hoặc được hiển ích. Cho nên hai thân sau nầy sáng tỏ.

Bảy là làm sáng tỏ quyền thật. Trước duyên được ích thì ý gì là chẳng đồng?. Do vì quyền xảo, vô phương tiếp theo đầy đủ. Chẳng mất điều nầy, tuyên nói về lực của hai trí. Cho nên dùng điều nầy để làm theo thứ lớp vậy. Trước quyền, sau thật. Điều nầy tựu chung là sâu cạn làm thứ lớp. Nếu nương vào câu văn thì trước dùng thật ích, sau đó dùng quyền để độ. Điều nầy là theo vật làm lần lượt. Tựu chung là bổn ý của Phật. Trước chỉ vì một đại sự nhân duyên; đầu tiên hiển thật ích; chúng sanh chưa sâu sắc, sau dùng quyền để độ.

Tám là làm sáng tỏ Bổn Tích. Tuy là việc xảo diệu của ích vật quyền thật, mà xảo ấy lại có ưu điểm; tất nhiên là ở thượng, trung, hạ rõ biết đặc thù của Bổn Tích. Quyền thật lược bớt , mà bỏ chiều ngang. Nay muốn rõ biết tinh tế cao thấp; nên dùng sự soi rõ thứ vị. Nếu căn bản nầy cao, thì chỗ tạo quyền thật của Tích ấy tức diệu dụng. Do vậy lần lượt phía sau tổng lược biện giải tinh tế về điều có thể nầy. Không có Bổn thì không thể dùng Thùy Tích; cho nên trước làm rõ Bổn nầy. Chẳng phải Tích thì không dùng hiển Bổn; nên trứơc là Tích.

Chín là làm sáng tỏ liễu nhơn và liễu duyên. Như bên trên hành nhơn phát tâm tu hành, từ nhơn đến quả; hóa tha lợi vật, sâu cạn chẳng giống nhau. Từ người, pháp cho đến chơn ứng là tự thực hành lần lượt. Dược Châu cho đến Bổn Tích là lần lượt hóa tha. Điều nầy thuận cho việc luận, mà chưa phải là việc thảo luận căn bản. Nay nguyên là hạt giống tánh đức nầy; nếu con người quán trí và tâm bi thệ nguyện, thì trí tuệ trang nghiêm ra khỏi chơn thân. Tất cả những điều nầy là chủng tử của liễu nhơn vậy. Nếu là pháp của Phổ Môn thì tâm từ làm thệ nguyện. Phước đức trang nghiêm hiển xuất ứng thân. Tất cả đều là chủng tử của nhơn duyên. Cho nên lần lượt ở phần thứ chín vậy.

Mười là làm sáng tỏ trí đọan. Phía trước làm sáng tỏ duyên rồi; tức là thảo luận về cái nhơn ban đầu. Nay làm rõ trí đọan tức là thuận theo việc thảo luận rốt ráo. Bắt đầu là khởi lên chính liễu nhơn và cuối cùng tức là Bồ Đề đại trí. Đầu tiên khởi lên chính việc duyên vào nhơn; chung cuộc là Niết Bàn đọan đức. Nếu vào Niết Bàn thì các hạnh dừng nghỉ. Cho nên ở nơi Thập Địa.

Thứ hai tính đến những lời dạy, lần lượt làm sáng tỏ. Lại nữa vì Thông, Biệt. Thông, nghĩa có thể giải. Biệt, nay có thể nói. Như Hoa Nghiêm Đốn Giáo chỉ bày trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm thì đầu tiên nương vào ban đầu để làm rõ người và pháp. Người nầy giữ pháp, tất cả đầy đủ từ bi. Bồ Tát tu nhơn, ở nơi phước huệ, liền vào địa vị, tất chứng chơn ứng. Liền có thể lợi vật; tức là biện giải Dược Châu. Vật được (lợi) ích nầy, có minh(man mác), có hiển, mà chưa được biệt luận về quyền thật bổn tích, duyên vào liễu trí đọan. Thông, nghĩa tức có; biệt ý , tức không. Vì sao như vậy? Phật đã có thời kỳ hóa vật, làm sáng tỏ nơi đốn, tiệm. Đốn giáo tuy nói Tiệm giáo vị chướng; nhưng vẫn chưa rõ 4 ý. Vì sao lại bất minh? Kinh kia làm sáng tỏ chỗ ngăn cách nhỏ nơi lớn như điếc, như câm. Che đậy ấy đối với quyền nầy chưa hiển được sự thật nầy. Cho nên nói rằng xa lâu yên lặng, do chỗ chính yếu chưa cần để nói nhanh. Cho nên nói là không quyền, thật.

Nói là chẳng có Bổn, Tích là kinh kia chưa phát hiện Tích của việc thân ấy sinh nơi Vương Cung. Tích của pháp thân tịch diệt ở Đạo Tràng. Chưa khảy móng tay cười vui, phát ra lâu dài xa xôi, là Bổn của hai thân được sanh pháp. Cho nên nói là không Bổn, Tích.

Nói vô duyên liễu trí đọan là chẳng rõ căn tánh của Tiểu Thừa và kẻ có tâm. Bổn ấy tự có ở nơi nhơn thường trụ. Sẽ khắc sâu trí đọan Bồ Đề Bổn Quả. Cho nên nói là không vậy.

Kế đến đại khái nói về ba tạng giáo. Thường hay làm rõ người, pháp, từ bi, phước huệ ba nghĩa. Vô chơn ứng cùng với 7 lọai. Vì sao lại như vậy? Trong Nhị Thừa dạy rằng làm rõ thân tro, trí diệt. Ở nơi kia được từ chơn khởi ứng. Liền chẳng chơn ứng, thì sẽ là ích vật gì? Riêng thật là khó. Thông luận gồm 10 cách nói riêng nơi 3. Ba nầy nếu là đại khái chơn đế; tức là tùy theo nghĩa của thông và đầy đủ 10 ý. Sao lại dừng ở ba? Nếu nói là biệt thì biệt ấy ứng với Trung Đạo. Liền được có Trung Đạo, người, pháp ba lọai. Ý gì không có 7? Riêng đáp rằng: Thông luận về 10 ý; đại khái điều nầy ở Tam Thừa. Cách nói riêng là 3 lọai, nói rộng về Bồ Tát. Tam Tạng Bồ Tát có từ bi, phứơc huệ và nghĩa phục hoặc. Phục ấy lại chẳng đọan; cho nên không chơn ứng 7 pháp. Sư bảo rằng: Lời dạy chỉnh tề dừng ở ba. Nếu là Phương Đẳng dạy cách đối lại với Tiểu và làm sáng tỏ Đại. Được Trung Đạo Đại Thừa, người, pháp cho đến man mác hiển hai việc ích lợi cùng với 6 ý. Rồi dụ cho phương khác. Sau đó điều phục chúng sanh. Cho nên chẳng được nói là quyền, thật với 4 ý. Lời dạy rõ ràng của Bát Nhã, tuy chưa gặp người Tiểu Thừa, đã gặp pháp Tiểu; tất cả đều là Ma Ha Diễn(Đại Thừa), mà làm rõ người, pháp cùng với 6 ý. Lại mang phương tiện chưa rõ ràng quyền, thật v.v… nếu nói đại khái như lời dạy bên Pháp Hoa thì liền gặp người của Tiểu Thừa. Người thật là con ta, ta thật là cha của ngươi. Các ngươi hành Bồ Tát đạo nầy, khai quyền hiển thật, phát Bổn hiển Tích. Rõ nghĩa quyết định, chẳng tướng nghi nan. Cho nên rõ biết Pháp Hoa được rõ ràng nơi Trung Đạo, người, pháp cho đến Bổn Tích 8 ý.

Những lời dạy ở phía trước, có chỗ không rõ, Pháp Hoa mới nói. Cho nên nói rằng: chưa hề hướng đến người để nói việc như thế nầy. Nay chỗ nói ấy tức là điều nầy nay sẽ vì ngươi mà nói việc thật nhất. Ba đời chư Phật điều thục chúng sanh, đại sự nhơn duyên cứu cánh viên mãn, nhờ ở Pháp Hoa cho nên hai vạn ngọn đèn tỏa sáng mà diễn nói Pháp Hoa, liền hóa nhập diệt. Ca Diếp Như Lai lại cũng như vậy. Nếu nói về Niết Bàn thì có hai lọai; đó là lợi và độn. Như dòng giống của Thân Tử(Xá Lợi Phất) tất cả đều ở nơi Pháp Hoa mà ngộ nhập. Tám nghĩa đầy đủ; chẳng chờ Niết Bàn. Kẻ độn căn đệ tử ở nơi Pháp Hoa chưa ngộ, lại vì người nầy kiểm điểm nguyên do, rộng nói duyên liễu, rõ ba Phật tánh. Nếu luận về tánh đức liễu nhơn chủng tử, thì tu đức; tức thành Bát Nhã. Cứu cánh tức thành trí đức bồ đề. Tánh đức duyên nơi nhơn chủng tử. Tu đức thành giải thóat đọan đức Niết Bàn. Nếu tánh đức chẳng phải duyên, chẳng phải liễu thì đây là chánh nhơn. Nếu tu đức thành tựu; tức là điều nầy chẳng ngang, chẳng dọc của ba điểm pháp thân. Cho nên rõ Niết Bàn là sở dụng; tức là nói đầu đuôi 8 pháp thành trí đọan. Mười nghĩa đầy đủ. Điều nầy trải qua 5 vị, luận lần lượt 10 pháp. Đại khái 4 việc dạy dỗ tức có thể rõ được. Do vậy rõ biết 10 pháp thu lại để xem thì lời dạy ấy kết cuộc có đầu đuôi. Chỉ lược đại ý. Có quán nào mà chẳng nhiếp, có lời dạy nào mà chẳng thu nạp? Ý khí rộng xa, nghĩa lý sâu tột. Trước sau lần lượt thô tế chẳng sai khác. Dùng sự giải thích để sanh khởi ý.

Hỏi rằng: Pháp Hoa trước dạy giống nhau, có 6 ý, sao lại có sai biệt?

Đáp rằng: Hoa Nghiêm 6 ý. Đối với người lợi(căn)thành đề hồ. Đối với người độn(căn)thành sữa. Trong tam tạng, có 3 ý ấy. Đối với người lợi(căn) thì là mật; đến với người độn căn thành lạc. Phương Đẳng 6 ý. Đối với kẻ lợi căn, thành đề hồ; đối với kẻ độn căn thành tô. Bát Nhã có 6 ý. Đối với kẻ lợi căn, thành đề hồ; đối với người độn căn thành thục tô. Nếu là Pháp Hoa thì có 8 ý. Đối vơi kẻ độn căn, thành đề hồ.

Cách giải thích thứ ba là người ấy tức là giả danh, chỗ để thành người. Pháp ấy tức là năm ấm, có thể thành pháp. Việc nầy, người, pháp thông nơi cả phàm, thánh. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là phàm của pháp kia. Nói rộng ra pháp nầy có thể thành sanh tử của con người. Giới, định, huệ, giải thóat, giải thóat tri kiến. Đây là pháp xuất thế. Rộng hơn việc nầy thành xuất thế thánh nhơn. Cho nên Đại Luận nói rằng: Chúng sanh vô thượng; ấy là Phật. Pháp vô thượng; ấy là Niết Bàn. Tuy dùng thông phàm thánh; nhưng chẳng sai biệt. Những việc ác của thượng, trung, hạ sẽ thành người, pháp của ba cõi. Những việc thiện của thượng, trung, hạ tức sẽ thành ba con đường lành của người, pháp. Cho nên sáu cõi đều khác nhau. Nếu nói rõ ràng chi tiết thì luận cả trăm, ngàn, vạn phẩm. Thánh nhơn, nhơn, pháp lại chẳng giống nhau. Nếu ba tạng có cửa thì xem chúng sanh, ta, người giống như lông rùa, sừng thỏ; rốt cuộc chẳng thể được. Có ngũ ấm làm pháp; tức là điều nầy người không, pháp cũng không. Quán pháp nầy vô thường sanh diệt, chẳng trụ lại, phát sanh nõan đảnh đẳng vị. Tức là điều nầy nói rộng phương tiện của pháp, thành tựu giống như người hiền giữ đạo. Nếu phát chơn, thành thánh, sẽ sanh về Phương Tiện Hữu Dư Độ. Pháp tánh rộng bày sắc thức cùng với nơi kia của hành nhơn.Nếu không môn rõ biết thể của thật pháp, nắm lấy thật pháp nầy, được có cái giả danh của con người. Quán sát ba điều giả phù hư, vào nơi không bình(đẳng). Nõan Đảnh tức là nắm lấy pháp phương tiện, thành giống như người hiền trong đạo. Nếu phát chơn, thành Vô Học, sanh nơi cõi phương tiện. Nắm lấy pháp tánh ngũ ấm, thành hành nhơn ở cõi kia. Trừ cả hai cửa của người, pháp thí dụ như đây, có thể rõ.

Trong Ma Ha Diễn(Đại Thừa) làm rõ chỗ người, pháp. Cũng chẳng nói người không, pháp chẳng không. Lại chẳng nói thể ấy có giả tướng, mà quán giả danh, ấm nhập cùng với bổn tánh tự không. Cho nên Đại Phẩm nói rằng: Sắc tánh như ngã tánh; ngã tánh như sắc tánh. Bắt đầu từ sơ tâm; kết cuộc nơi hậu tâm. Thường quán người, pháp đều không. Cho nên Đại Luận nói rằng: Bồ Tát thường quán Niết Bàn hành đạo. Dùng việc quán người không; tức là Liễu Nhơn chủng tử. Luận rằng: Chúng sanh vô thượng cũng như Phật vậy. Phật tức là giác. Giác ấy là trí tuệ. Đầu tiên rõ biết người không, sau đó rõ biết pháp không. Cho nên rõ biết quán người không, là hạt giống của Liễu Nhơn vậy. Quán pháp không là duyên vào hạt giống của nhơn vậy. Đại Luận nói rằng: Pháp Vô Thượng ấy là Niết Bàn. Dùng sanh tử ấm, đọan Niết Bàn ấm cùng đồng nhau. Đại Kinh nói rằng: Nhơn diệt thì sắc cũng được thường sắc. Cho đến thức cũng lại như vậy. Đại Phẩn nói rằng: Lúc Bồ Tát thực hành Bát Nhã thì được Vô Đẳng Đẳng Sắc, Vô Đẳng Đẳng Thọ Tưởng Hành Thức. Thường rõ Niết Bàn là pháp Vô Thượng. Pháp nầy nói rộng ra thành pháp vô thượng của chúng sanh. Hiệu ấy là Phật. Cho nên rõ biết quán pháp không tức là duyên vào chủng tử của nhơn. Dùng quán người, pháp không tức là rõ biết ba lọai Phật tánh. Cho nên Đại Kinh nói rằng: Chúng sanh Phật tánh không tức là 6 pháp chẳng lìa sáu pháp. Chẳng ấy tức là điều nầy làm rõ chánh nhơn phật tánh, phi ấm phi ngã. Phi ấm cho nên phi pháp. Phi ngã cho nên phi nhơn. Phi nhơn cho nên phi liễu. Phi ấm cho nên phi duyên. Cho nên nói chẳng ấy tức là 6 pháp vậy.

Chẳng lìa sáu pháp nghĩa là chẳng lìa chúng sanh không, mà có liễu nhơn chẳng. Lìa ấm không mà có duyên nhơn. Cho nên nói chẳng lìa sáu pháp vậy. Phật từ khi mới phát tâm quán nhơn pháp đều không. Tức là Phật tánh. Trải qua 6; tức là ngôi vị thành 6; ấy tức là người, pháp. Nay Quan Thế Âm chưa phải là cứu cánh của người, pháp; tức là chứng từng phần của người, pháp. Trứơc đây đã một lần hỏi đáp; tức là giải thích từng phần vô thượng của người xưng là Quan Thế Âm. Sau đó nột lần hỏi đáp giải thích từng phần rộng về vô thượng pháp; cho nên gọi là Phổ Môn. Nên biết rằng: đó là người, pháp, nhơn duyên vậy. Do đó gọi là Quan Thế Âm Phổ Môn.

Hai là giải thích về Từ Bi. Bi ấy là mẫn thương; từ ấy là ái niệm. Mẫn cho nên bạt khổ; niệm cho nên dữ lạc. Bồ Tát nếu thường khởi tâm từ bi thì chẳng tịch cố. Do đó hay phát thệ lớn, gia trì làm cho kiên cố. Giống như thợ mộc làm nhà cho quan ở, lại phải tương ưng. Nếu chẳng đóng chặt, lại liền rơi đổ xuống. Lời thệ nguyện cũng giống như keo, dính chắc như vậy. Tâm bi thương cảm, đánh bạt đi những khổ tập nhơn quả của thế gian, cùng vơi hai lời thệ nguyện. Cho nên chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô lượng thệ nguyện đọan. Cả hai lời thệ nguyện nầy từ tâm đại bi khởi lên, dùng lòng từ ái vậy. Muốn cùng với đạo diệt ra khỏi niềm vui nhơn quả xuất thế cùng với hai lời thệ nguyện. Cho nên nói là: pháp môn vô biên thệ nguyện tri, vô thượng Phật đạo thệ nguyện thành. Hai lời nguyện nầy từ tâm đại bi khởi lên, mà phía trứơc làm rõ người, pháp, phàm, thánh chẳng giống nhau. Nay biện giải về từ bi lớn nhỏ lại cũng chẳng khác. Nếu người thực hành tam tạng, quán từng phần sanh lão bịnh tử 8 khổ; tức liền khởi lên thệ nguyện. Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Nếu quán từng phần điên đảo kết nghiệp mà khởi lên thệ nguyện thì: Phiền não vô lượng thệ nguyện đọan. Muốn làm cho chúng sanh quán nhơn quả nầy vô thường sanh diệt, niệm niệm lưu động. Tu nơi đạo phẩm, liền khởi thệ nguyện. Pháp môn vô lượng thệ nguyện tri.Nếu quán chơn đế vô vi làm lý, liền khởi lên thệ nguyện. Vô thượng Phật đạo thệ nguyện thành. Như từ bi nầy duyên hữu, tạo nên bốn đế để khởi. Lại nữa Thông Giáo quán lão bệnh 8 khổ như huyển, như hóa. Chúng sanh điên đảo nghĩa là vì chơn thật, liền khởi thệ nguyện. Tham sân si cũng như huyển như hóa. Chúng sanh điên đảo vì thọ não, liền khởi lên thệ nguyện. Quán sắc tức là không và thức cũng là không. Cho nên tham, sân , si cũng không. Phi sắc diệc không sắc tánh tự không(chẳng phải sắc mất, không sắc tánh, tự không). Không ấy lại chẳng thể được, mà chúng sanh chẳng thể; tức là sắc ấy là không; liền khởi lên thệ nguyện.

Lại nữa quán Niết Bàn, nếu có một pháp qua, thì Niết Bàn âý ta lại cũng nói như huyễn hóa, mà chúng sanh lại có Phật đạo. Có thể cầu, liền khởi lên lời thệ nguyện. Đây đại khái là vô sanh tứ đế, khởi lòng từ bi thệ nguyện. Biệt Giáo quán pháp giả danh, sum la vạn tượng. Nên đủ phân biệt hướng dẫn làm lợi ích chúng sanh. Nơi ấy được lắng vào không để chứng. Quán cái quả khổ nầy chẳng dừng lại ở một lọai, liền khởi lời thệ nguyện. Vô lượng khổ là do vô lượng tập. Tập ấy lại vô lượng; cho nên cách trị cũng vô lượng. Diệt lại cũng vô lượng. Như đây là lời thệ nguyện thì duyên vào giới nội ngọai, khổ tập làm nhơn quả. Vô lượng Tứ Đế mà khởi lên lời thệ nguyện. Viên Giáo thì quán pháp giới viên dung. Bổn ấy chẳng sai, chẳng thuận, chẳng rõ, chẳng mờ, chẳng sáng mờ; cho nên liền trái lại. Sự trái lại ấy có khổ tập nhơn quả. Trí huệ sáng; cho nên lại thuận. Thuận ấy tức là có đạo diệt nhơn quả. Duyên nầy nghịch, thuận là nhơn quả, mà khởi lên từ bi, giống như đá nam châm chẳng có tâm tưởng chuyển động hấp thụ sắt. Nay lòng từ bi nầy chẳng làm cho chúng sanh lấy đó để làm pháp tưởng, để làm công việc bạt khổ cùng lạc. Cho nên gọi là vô duyên từ bi vậy. Bồ Tát từ sơ phát tâm tu vô duyên từ bi trải qua 6 tức vị. Nay Đức Quan Âm nầy là phần chứng của từ bi. Trước đó đã một lần hỏi đáp, làm rõ về đại bi vô duyên bạt khổ nầy. Một lòng xưng danh, liền được giải thóat. Sau đó qua một lần hỏi đáp, từ vô duyên đại từ Phổ Môn cùng với lạc. Tất cả đều làm cho được độ. Cho nên biết rằng dùng đại từ đại bi nhơn duyên; nên gọi là Quan Âm Phổ Môn.

Ba là giải thích về phước huệ, lại cũng có tên là định huệ. Định ấy gọi là tỉnh ái; huệ ấy gọi là quán sách. Đại Luận nói rằng: Định ái, huệ sách. Trí ấy chiếu sáng tịch tĩnh, chẳng tối, chẳng sáng, như tấm kiếng sáng soi ở nhà cao. Phước đức thiền định thuần hậu riêng phát, như đèn sáng, dầu sạch. Lại cũng nói là mắt, chân đầy đủ, được vào nơi ao trong mát. Ao ấy chính là Niết Bàn. Niết Bàn gọi là hai lọai trang nghiêm, trang nghiêm pháp thân. Giải thích về định huệ nầy, tự có nhiều lọai. Tam Tạng dùng quán vô thường, lý ấy làm huệ. Dùng các việc trong Thiền định làm phước. Dùng Định Tư Huệ phát chơn vô lậu cái lý của thiên nhiên. Gọi đấy là pháp thân. Nếu là Thông Giáo thì hay dùng thể pháp khác biệt, đối với pháp tách riêng ra như vậy. Nếu là Biệt Giáo thì dùng duyên tu trí huệ cùng với các thiền định. Trợ giúp cho Trung Đạo Pháp Thân. Viên Giáo dùng thật tứớng quán để làm huệ. Thật tướng tịch định làm phước. Lý ấy là cùng hiển, chẳng định, chẳng huệ. Gọi là thật tướng pháp thân. Nay Viên Giáo Bồ Tát từ mới phát tâm, tu điều nầy chẳng hai định huệ, trải qua nơi sáu tức. Cho nên Quan Âm dùng trí sáng soi rõ chỗ khổ. Khổ ấy là điên đảo mê hoặc nơi ấy. Trí huệ là pháp phá hoặc. Cho nên trí huệ hay bạt khổ. Hoa Nghiêm nói rằng: Lại phóng quang minh, gọi đây là trí tuệ. Lại phóng quang minh gọi đây là không não. Tư Ích(tên của Phạm Thiên) lại cũng như vậy. Thỉnh Quan Âm nói, phóng quang sáng soi, diệt trừ nghi ám. Cho nên đã rõ biết chỗ hỏi đáp trước mà ứng cơ bạt khổ. Đây là do từ huệ trang nghiêm mà có tên. Từ hỏi đáp trụ ở nơi Thủ Lăng Nghiêm mà phổ hiện sắc thân. Chẳng khởi diệt định, hiện uy nghi nầy. An Thiền một ngàn bài kệ tán thán pháp vương. Cho nên rõ biết Phổ Môn Thị Hiện từ phước đức mà có tên gọi. Tốt ấy là phứơc, huệ ấy là nhơn duyên; cho nên gọi là Quán Thế Âm Phổ Môn vậy.

Bốn là giải thích về chơn ứng. Chơn ấy gọi là chẳng ngụy, chẳng động. Ứng ấy gọi là ưa căn duyên. Tập tạng gọi là thân. Dùng thật tứơng trong sạch chẳng ngụy, chẳng động làm lý. Tức là có thể gọi theo cơ mà ứng. Giống như kính rộng đối với hình tượng. Điều nầy là chơn ứng, chẳng được lìa tướng. Khổ của ngọai đạo tác ý tu thông; tuy có thể biến hóa. Giống như gạch sỏi ánh sáng chẳng hiện. Há có thể dùng điều nầy để làm ứng, mà chưa phá 4 trụ để hiển biến chơn lý. Điều sao lãng kia có nơi trung đạo chơn ứng. Nếu là Nhị Thừa biến hóa, tu thông sỡ đắc, thì đây cũng lại là phi ứng. Giống như hình họa tác ý mà thành, chẳng giống thật. Đại Thừa chẳng phải vậy. Được chơn thật tướng dụ cho được tấm kính sáng. Chẳng nên tác ý pháp giới sắc tượng; tức là đối; tức là ứng. Như kiếng ấy vẻ nên hình tượng cùng với chơn chẳng riêng biệt. Đây là lúc gọi là chơn tịch thân ứng. Bồ Tát từ lúc mới phát tâm trải qua nơi 6 tức. Nay kinh nói như trứơc việc hỏi đáp đã rõ nơi chơn tịch mà chẳng động pháp giới, lợi ích lớn. Quan Âm từ chơn thân nên được tên. Phía sau hỏi đáp đã làm sáng tỏ tùy theo căn cơ rộng lợi ích, ra khỏi nhiều đa đoan. Phổ Môn là từ ứng thân mà được tên. Do dùng chơn ứng nhơn duyên vậy; nên tên là Quan Thế Âm Phổ Môn.

Năm là giải thích về Dược Thụ Vương thân, như Ý Châu Vương thân. Dược Vương trị liệu khổ họan. Trong Xuất Nại Nữ Kinh cho rằng: Châu ấy là Như Ý Bảo. Nói rộng ra theo các phái là làm rõ việc trị liệu được qúy hóa. Nay Ước(Giáo)Viên Giáo đều làm sáng tỏ. Như kinh Hoa Nghiêm nói rằng: Trên ấy có cây thuốc cùng với gốc nầy thâm nhập vào cành lá 4 bên . Gốc rễ cành lá tất cả đều bị bịnh cả. Nở hoa, chạm người chẳng phải là chẳng ích gì. Bồ Tát lại cũng như vậy. Dùng Đại Bi để xông thân hình, nghe lợi vật, gọi là Đại Dược Vương. Thân lại như Như Ý. Châu ấy có thể mưa lớn , ngàn trân bảo tùy ý, mà chẳng cùng, chẳng hết. Bồ Tát dùng đại bi để xông thân, tận cùng với chúng sanh. Niềm vui ấy gọi là Như Ý Châu Vương. Thân nầy lại ước lục tức bán vị. Tựu chung như việc hỏi đáp là biến hóa cứu khổ những u ách khổ nạn. Đây là từ thân của Dược Vương dùng để gọi. Từ sau hỏi đáp nói là hợp với sở cầu. Mưa thật tướng mưa, được Niết Bàn lạc. Từ đây thân Như Ý Châu Vương lấy làm tên. Cho nên rõ biết hai thân nhơn duyên gọi là Quan Thế Âm Phổ Môn.

Sáu là ngầm hiển hai sự lợi ích. Ngầm ấy là ngầm mật hiển, là chướng lộ. Đại Thánh hằng dùng hai sự lợi ích để an tất cả, mà chúng sanh cùng với những gì ở dưới mặt trời chẳng rõ. Cũng giống như mặt trời chiếu trên thế gian, người mù tuy chẳng thấy; nhưng thật thì có cái gì đó có thâm ân. Cho nên trong Dược Thảo Dụ nói rằng: Cây cỏ không biết, không rõ, tuy cùng giống nhau trên mặt đất. Bên dưới chẳng rõ, bên trên ngầm hiển hai sự lợi ích. Như Văn Thù chẳng rõ chỗ tạo ra diệu âm thần lực. Do chỗ không rõ ấy nên gọi là ngầm lợi ích. Điều nầy như Ước(Giáo)có 6 tức bán vị. Như phía trước hỏi đáp. Chẳng thấy hình thù, tiếng tăm, mật hiện cái gì đó thâm hậu. Gọi đây là ngầm lợi ích. Thánh nhơn chỉ tạo ra việc lợi lạc; tuy chẳng thể hiểu rõ. Thánh(nhơn)muốn khiến cho rõ, côn trùng cũng có thể biết. Như sau đó những câu hỏi đáp rõ ràng thấy sắc thân, được nghe thuyết pháp. Thấy, nghe, chướng, sáng pháp lợi hiển nhiên. Cho nên biết rằng Quan Âm từ việc ngầm lợi ích mà được gọi như vậy. Phổ Môn là từ hiển ích; nên được gọi như thế. Dùng sự ngầm hiển nhơn duyên; cho nên tên là Quan Thế Âm Phổ Môn.

Bảy là giải thích về quyền và thật. Quyền ấy là tạm dùng; thật ấy là chẳng phải tạm. Lựơc nói quyền, thật; tức có ba lọai. Một là tự hành luận quyền thật. Tự quán trung đạo làm thật; hai quán là quyền. Hai là tựu chung hóa tha luận về quyền thật. Căn tánh kia chẳng giống nhau. Hoặc nói quyền là thật; nói thật làm quyền. Chẳng thể phán định được, mà đại khái ý kia dùng để làm rõ quyền, thật. Ba là tự hành hóa tha hợp lại làm sáng tỏ quyền thật. Nếu tự quán tam đế có quyền, có thật. Tất cả gọi là thật. Hóa tha tùy duyên lại có quyền có thật. Tất cả tên là quyền. Dùng ba nghĩa nầy trải qua 4 giáo. Lại nữa tự hành, quyền thật làm sáng tỏ 6 tức phán vị. Tìm ý của phẩm nầy là làm rõ tự hành hóa tha, luận về quyền thật trước. Hỏi đáp từ tự hành hóa tha là thật trí ích vật phía sau. Hỏi đáp từ tự hành hóa tha của quyền dùng làm ích vật. Cho nên rõ biết quyền, thật nhơn duyên. Gọi là Quan Thế Âm Phổ Môn.

Tám là giải thích về Bổn Tích. Bổn gọi là thật được và Tích gọi là ứng hiện. Nếu ở giữa đường tạo nên Bổn Tích thì thế trí phàm phu, ý chính khó lường. Cho đến Biệt Giáo Bổn Tích. Nếu Viên Giáo không có phát tâm ban đầu. Đầu tiên phá vô minh, liền được pháp thân; nên gọi là Bổn. Hình dáng cao thấp trăm ức không chừng, gọi đây là Tích. Nếu một qua, bảo là chơn ứng. Nhiều dùng trên mặt đất là chơn, là Bổn. Dưới đất là Ứng là Tích. Đất đất truyền tạo lời phán nầy. Chơn Bổn tuy căn cứ ở nơi cao ứng. Tích duy chỉ nơi thấp. Nghĩa nầy chẳng thể. Nay làm sáng tỏ chỗ Bổn Tích tức là cùng với ứng chơn khác nhau. Bổn ấy là thật được. Đầu tiên ngồi nơi Đạo Tràng và sơ trụ nơi được pháp thân; tức chính là Bổn nầy. Tích ấy là Phật ở trên đất và làm thượng địa Bồ Tát, tất đều có tên là Tích. Không thể ở bên trên. Đất cao cho nên gọi là Bổn. Khởi đầu được sơ trụ mục, lấy làm Tích. Vì sao vậy ?Thật ấy chẳng được nơi địa thượng, địa thượng không phải Bổn. Thật ấy được nơi hạ địa, hạ địa chẳng phải Tích. Cho nên Thọ Lượng nói rằng: Tùy theo tự ý, tùy theo ý kia, là ý Bổn Tích vậy. Tựu chung Bổn Tích làm rõ 6 tức. Nói chung những câu hỏi đáp ở trước chẳng thể nói rõ, mà ngầm bổ sung cho người trước. Từ bổn địa mà được tên. Những câu hỏi đáp phía sau hình thù khác biệt, theo tình huống ứng hiện để độ. Từ Tích địa mà có tên. Cho nên rõ biết nhơn duyên Bổn Tích; tên là Quan Thế Âm Phổ Môn.

Chín là giải thích về Liễu Nhơn Duyên Nhơn. Liễu là hiển phát, duyên là tư trợ. Tư trợ nơi Liễu,Hiển phát pháp thân. Liễu ấy tức là Bát Nhã Quán Trí. Lại có tên là Huệ Hạnh Chánh Đạo Trí Huệ Trang Nghiêm. Duyên nghĩa là giải thóat. Thực hành hạnh trợ đạo phước đức trang nghiêm. Đại Luận nói rằng: Một người có thể cày, một người có thể trồng. Việc trồng ấy dụ cho duyên; việc cày ấy dụ cho liễu. Thông luận giáo giáo, tất cả đều đầy đủ duyên liễu nghĩa. Nay chính thức làm rõ Viên Giáo hai lọai trang nghiêm nguyên nhơn. Phật đầy đủ hai lọai trang nghiêm quả. Nguyên nhơn quả nầy căn bản ấy là tánh đức duyên liễu. Tánh đức nầy bổn tự có; chẳng thích hợp với nay vậy. Đại Kinh nói rằng: Tất cả chư pháp, bổn tánh tự không, lại dùng Bồ Tát tu tập không; cho nên thấy các pháp đều không. Tức là liễu nhơn chủng tử, bổn ấy tự có. Lại nói rằng: Tất cả chúng sanh đều có sơ địa vị Thiền. Tư Ích(tên của Phạm Thiên) nói rằng: Tất cả chúng sanh tức diệt tận định. Điều nầy tức là duyên nhơn chủng tử, bổn tự có. Dùng hai lọai phương tiện nầy tu tập dần dần tăng trưởng. Khởi dậy nơi cuối lông trắng, đắc thành, tu đắc, hợp lại bao quát nơi đại thọ. Ma Ha Bát Nhã Thủ Lăng Nghiêm Định. Đây là một lọai chẳng luận về 6 tức, mà tựu chung là nghĩa của căn bổn tánh đức vậy. Phía trước hỏi đáp từ Liễu Chủng thọ làm tên. Phía sau hỏi đáp,từ duyên chủng thọ tên. Cho nên rõ Liễu Nhơn, Duyên Nhơn. Do đó gọi là Quan Thế Âm Phổ Môn.

Mười là giải thích về trí đọan. Thông đồ ý. Trí ấy tức là hữu vi công đức mãn. Lại gọi là Viên Tịnh Niết Bàn. Nói hữu vi công đức tức là nhơn thời trí tuệ. Nghĩa là có chiếu sáng dùng vào chỗ tu hành; cho nên gọi là hữu vi. Nhơn tuy là vô thường mà quả lại thường. Sắp tới nhơn ấy đến gọi là quả; cho nên nói là hữu vi công đức mãn vậy. Đọan tức là vô vi công đức mãn; lại có tên là giải thóat. Lại cũng gọi là Phương Tiện Tịnh Niết Bàn. Nói vô vi là Tiểu Thừa mà chấp vào phiền não diệt, vô vi đọan. Lại lìa hư vọng; nên gọi là giải thóat. Đây thật chưa được tất cả giải thóat. Điều nầy lại là đọan đức vô thể. Đại Thừa thì có hữu thể đọan; chẳng chấp diệt, vô vi đọan, mà chấp vào tùy chỗ điều phục chúng sanh vậy. Ác chẳng thể nhiễm. Từ việc tự tại, chẳng có trói buộc; gọi đây là đọan đức. Chỉ cho điều nầy; gọi là vô vi công đức. Cho nên gọi là tịnh. Chẳng đọan si, ái khởi lên những điều sáng suốt giải thóat. Lại nói rằng: Đối với những việc thấy bất động mà tu 37 phẩm. Ái kiến là gần. Lại có tên là Như Lai chủng. Cho đến Ngũ Vô Gián, tất cả đều giải thóat. Không chỗ nhiễm ngại; gọi là tất cả giải thóat. Tức là đọan đức vô vi vậy. Tịch mà thường chiếu tỏa; tức là trí đức vậy. Tiểu Thừa thân hôi, trí diệt; tức là không có thân nầy thì cái gì sẽ vào sanh tử? Trong khi đó thì luận điều phục vô ngại vô nhiễm. Trí diệt thì cái gì chiếu sáng tịch tĩnh, như trí nầy đọan hòan tòan; cho nên pháp thân hiển trước. Tức là ba lọai Phật tánh, ý nghĩa tròn đầy. Pháp thân đầy đủ; tức là phi nhơn phi quả, chánh nhơn đầy đủ. Cho nên nói ẩn; gọi là Như Lai Tạng hiển; gọi là pháp thân. Tuy chẳng phải là nhơn; nhưng mà gọi là chánh nhơn. Tuy chẳng phải là quả, mà gọi là pháp thân.

Đại Kinh nói rằng: Phi nhơn phi quả; gọi là Phật tánh. Tức là chánh nhơn chánh quả Phật tánh. Lại nói rằng: Nhơn nầy phi quả; gọi là Phật tánh. Căn cứ vào tánh đức nầy duyên liễu, tất cả gọi là nhơn. Lại nói rằng: Quả nầy phi nhơn nên gọi là Phật tánh. Căn cứ vào điều tu đức nầy, duyên liễu, tất cả đầy đủ. Liễu ấy chuyển; gọi là Bát Nhã duyên chuyển; gọi là giải thóat. Lại gọi là bồ đề quả. Cũng gọi là Niết Bàn quả. Quả ấy tất cả đều là quả. Phật tánh thông nơi nhơn quả; chẳng ngang chẳng dọc. Tánh đức có ba; nhơn ấy chẳng dọc, chẳng ngang, lúc quả đầy đủ; gọi đây là ba đức. Cho nên Phổ Hiền Quán nói rằng: Nhơn Đại Thừa là các pháp thật tướng. Đại Thừa quả lại là các pháp thật tướng. Trí đức đầy đủ, thản nhiên hay chiếu. Tùy cơ tức là ứng nhứt thời giải thóat; đọan đức xứ xứ điều phục. Tất cả làm cho được độ. Trước hỏi đáp, từ trí đức phân ra đầy đủ nhận tên. Những hỏi đáp sau từ đọan đức phân ra đầy đủ nhận tên. Cho nên rõ biết dùng trí đọan nhơn duyên; gọi là Quan Thế Âm Phổ Môn.

Hỏi rằng: Mười nghĩa tên gọi thấy ngòai kinh, thì cái nào dùng để giải thích phẩm nầy?

Đáp rằng: nghĩa của Đại Thừa thông qua các kinh cùng công dụng. Nếu chẳng được như điều nầy thì Phật tánh ra khỏi Niết Bàn. Ngũ Trụ Nhị Tử ra khỏi Thắng Man. Các Sư nào được lãnh dụng, thông qua các kinh kia. Phẩm nầy ở câu văn tuy không đủ 10 tên gọi. Tổng cộng sẽ là hai việc vấn đáp chiếm hết 10 ý nghĩa. Cố nhiên có thể giải. Nay điều nầy như trước, làm cho riêng biệt câu và câu ấy chứng cho 10 nghĩa kia. Như câu văn nói:

Dĩ hà nhơn duyên danh Quan Thế Âm. Lại nói: Dĩ thị nhơn duyên danh Quan Thế Âm; tức là căn cứ vào tên người.

Câu văn sau nói: Phổ Môn Thị Hiện; tức là làm sáng tỏ pháp.

Hữu như thị đẳng đại uy thần lực đa sở nhiêu ích; tức là từ vậy.

Mẫn chư tứ chúng ; tức là bi vậy.

Muốn rõ biết trí nơi câu nói thì 19 cách thuyết pháp ấy tức là trí huệ.

Nhứt thời lễ bái đắc vô lượng vô biên phước đức chi lợi; tức là phước đức vậy.

Tự tại chi nghiệp; tức là pháp thân.

Vì sao vậy? Pháp thân đối với tất cả được tự tại. Trí huệ riêng điều nầy; cho nên tên là nghiệp.

Thọ Lượng nói:Huệ quang chiếu vô lượng, cửu tu nghiệp sở đắc. Uy thần chi lực nguy nguy như thị. Như thị mãn túc chi danh; tức là chơn thân vậy.

Phổ Môn thị hiện thần thông lực; tức là ứng thân.

Du chư quốc độ, độ thóat chúng sanh; tức là thân của Dược Thụ Vương.

Ư bố úy cấp nạn chi trung năng thí vô úy; tức là thân của Như Ý Châu Vương.

Phước bất đường quyên; tức là ngầm lợi ích.

Tam thập tam thân; tức là hiển lợi ích. Phật thân tức là thật trí. Hiện dư thân ; tức là quyền trí.

Quan Âm thân tức là Bản dư thân; tức là Tích. Lại nữa đại uy thần lực là bổn phương tiện lực, là Tích. Nghe Quan Âm nầy. Bồ Tát gọi người ấy nếu có nghe được phẩm nầy; tức là chứng liễu nhơn.

Công đức bất thiểu; tức là duyên nhơn. Chẳng chịu thọ, thường xả hạnh và tức thời quán âm thanh nầy. Quán đây tức là trí.

Giai đắc giải thóat, chủng chủng điều phục chúng sanh, bát vạn tứ thiên phát tâm đẳng, là sự lợi ích; tức là đọan vậy. Đệ tứ liệu giản.

Hỏi rằng: Người đối với Quan Âm, pháp đối với Phổ Môn. Phương Đẳng có pháp Phổ Môn Vương Tử; ngọn ở nơi người gọi. Nghĩa nầy như thế nào, có giống không?

Đáp rằng: Đây là cách làm của tứ cú phân biệt. người chẳng phải pháp, pháp chẳng phải người. Người tức là pháp, pháp tức là người. Nếu dựa theo Hoa Nghiêm là thứ đệ ý địa. Trước việc sanh tử hành nhơn chưa là pháp của thật tướng. Pháp nầy cũng chẳng phải là người kia. Nếu làm chẳng theo thứ đệ ý thì người ấy chính là thật tướng và thật tướng ấy chính là người. Người và pháp chẳng phải hai vậy. Nếu ba tạng có cửa ngõ làm rõ chỗ vô, giả, người thì thật pháp của pháp nầy chẳng phải là người. Nếu không môn nắm trọn cả thật pháp, thì thành ra người giả. Người và pháp cả hai đều khác nhau. Nếu điều nầy chẳng lìa người để luận pháp thì cũng chẳng lìa pháp để luận người. Đây chính là ý của nhị đế; chẳng phải là người, pháp của Trung Đạo vậy. Nếu là Phương Đẳng thì đối với Tiểu(Thừa) làm sáng tỏ cái Đại(Thừa) để luận về người và pháp. Làm rõ chỗ Tiểu giống như tam tạng, làm rõ chỗ lớn giống như Hoa Nghiêm. Bát Nhã Niết Bàn đều thí dụ như thế. Nay trong Phương Đẳng làm rõ Phổ Môn; tức là ý của Đại Thừa. Nay làm rõ Phổ Môn pháp ấy thì làm sao có pháp mà không người. Kẻ kia làm rõ Phổ Môn là người thì cái gì được pháp mà lại không có người. Đây chính là người, pháp hỗ tương tuyên xưng với nhau. Kinh kia là tiêu điểm của người và nơi nầy là tiêu điểm của pháp vậy. Giống như Tiểu Thừa làm rõ Thân Tử(Xá Lợi Phất) trí huệ đệ nhất. Ngòai ra những đệ tử khác mỗi mỗi đều thành tựu các pháp môn luận đệ nhất. Bổn dùng trí huệ để đọan hoặc, phát chơn vô lậu. Ngòai ra người không huệ thì cái gì được vào đạo. Lúc được đạo quả, quả ấy rõ biết có huệ. Nên mỗi mỗi đều tuyên xưng điều nầy ở ngõ ban đầu, riêng gọi là đệ nhất. Ví dụ như mũi nhọn của con dao cắt đồ thì tất nhiên mượn nơi phía sau để lợi dụng. Số lượng ấy giống như con dao và huệ ấy giống như lưỡi dao. Nay nghĩa của Phổ Môn cũng lại như vậy. Do pháp nhơn duyên ấy mà có tên là Phổ Môn. Làm sao mà con người được chỗ vô liễu nhơn. Nay cũng đồng là tên Quan Âm. Điều nầy được rõ ràng muốn làm cho thế đế chẳng sai, mà còn hỗ tương đưa ra tên khác. Như thân đầy đủ 6 căn; nên xưng là tịnh nhãn, tịnh ý. Há được vô dư căn sao? Đó là đơn giản về Từ Bi.

Hỏi rằng: Nếu Đại Bi đánh bạt khổ thì khổ tiêu trừ, liền được an lạc. Đại Bi cùng với lạc lạc; tức là đánh bạt đi sự khổ. Vậy thì ý gì ở hai phần nầy?

Đáp rằng: Thông thường luận như thế nầy. Đây là biệt; tức là chẳng phải vậy. Giống như đánh bạt tội nơi ngục. Chưa bỏ được ngũ trần, thân tuy không đau đớn; nhưng căn tình chưa hoan hỷ. Điều nầy chỉ bạt khổ chứ chưa được cùng lạc. Lại nữa như thí ngũ trần nơi ngục, nhĩ căn tuy vui cũng chưa gọi là bạt khổ. Vì từ nghĩa riêng biệt, mỗi mỗi hiển một bên. Cho nên riêng nói như vậy.

Hỏi rằng: Trong nầy có ý gì mà chẳng nói về hỷ xả?

Đáp rằng: Tứ vô lượng tâm tên tuy có 4; nhưng mà có 3 nghĩa. Đại Kinh nói rằng: Ưu tất xoa thì Tất Xoa gọi là xả. Xả ấy là cả hai xả; tức là chẳng phải từ, chẳng phải bi, chẳng phải hai ý ấy. Không hai mà là hai; tức là từ bi vậy. Còn hỷ nghĩa là từ lạc sanh hỷ; đầu tiên muốn cùng lạc. Chúng sanh khổ chồng chất; chẳng thể được vui; tức là chẳng có chỗ vui. Nếu đánh bạt khổ rồi; tức là có thể được lạc. Trở lại bổn hòai; cho nên lạc sau đó thêm hỷ. Nếu sau đó chẳng có điều nầy; tức là chẳng khai mở sự hoan hỷ như vua A Du Gia( A Dục) trong bảy ngày sắp mất. Tuy có niềm vui ngũ dục; nhưng ưu khổ cột tâm. Lại như một thân, ít bịnh não, có thể chiếm trọn một thân an vui. Cho nên rõ biết khổ chồng chất, thì chẳng được lạc vậy.

Hỏi rằng: Thiền Chi làm sáng tỏ niềm hỷ ở trứơc và lạc chi ở sau. Lại còn nói gì nữa?

Đáp rằng: Thiền Chi kết cuộc là từ thô nhập vào tế; trong đây hoan hỷ kia được vui; cho nên tâm hỷ tại hậu. Lại nữa ngọai đạo tu bốn vô lượng tự thể thiền định, tạo ra tưởng hư ảo là kia không thật ích; chẳng thể làm cho kia bạt khổ được lạc. Chỉ tự họach định hư vọng thế pháp. Báo hết lại đọa; chẳng miễn trừ sự khổ. Chính kia đều chẳng lợi ích. Nếu Nhị Thừa tu bốn vô lượng mà hay tự bạt khổ thì nơi kia chẳng ích, tự bạt từng phần, chưa lọai trừ sự biến đổi dễ dàng. Thân tro nầy mất, rõ biết chẳng phải cứu cánh vui. Nay Bồ Tát chẳng phải như vậy. Chẳng phải hạnh của phàm phu, mà cũng chẳng phải hạnh của hiền thánh. Chẳng phải phàm phu nghĩa là chẳng giống với tự thọ thiền vui. Chẳng phải hiền thánh nghĩa là chẳng cùng với tự bạt nơi khổ. Chẳng cùng với tự thọ lạc; cho nên tức là cùng với kia vui. Chẳng cùng với tự bạt khổ; cho nên liền bạt khổ kia. Lại nghĩa là bạt khổ, lại là cùng vui. Tức là cùng với lạc, lại cùng với bạt khổ nầy. Cho nên phân biệt nói thệ nguyện tương đối. Phía trước làm rõ chỗ bạt khổ và sau cùng với lạc vậy. Nói đơn giản về Phước Huệ.

Hỏi rằng:Quan Âm đối với trí, gọi là bạt khổ. Phổ Môn đối với phước thấy được lạc gì?

Đáp rằng: Trí là ánh sáng quang minh chánh đáng trị được các ám hoặc. Hoặc ấy là sanh tử khổ não. Nếu trị được ám hoặc khổ, há chẳng dùng trí để giải thích về ánh sáng. Cho nên gọi người trí huệ ấy là bạt khổ. Pháp ấy là pháp môn; gọi cửa ấy là năng thông. Thông đến Niết Bàn an lạc. Đầu tiên thực tập pháp nầy là được cái nhơn an lạc. Sau đó chứng pháp nầy là được cái quả an lạc. Cho nên đối với Phổ Môn nầy làm sáng tỏ điều nầy cùng với lạc vậy.

Hỏi rằng: Phước huệ cùng nhau, gốc ấy chẳng lìa xa. Nếu định mà không có huệ, thì định nầy gọi là si định. Giống như đứa bé mù cởi ngựa; chắc chắn rơi xuống hầm hố, điều nầy chẳng nghi ngờ gì cả. Nếu huệ mà không định thì huệ nầy gọi là cuồng huệ. Giống như gió lộng mà đèn bị tắt. Đèn tắt thì không thể soi sáng vật được. Cho nên phải rõ Phước và Huệ tương hợp nhau như hai bánh xe đều nhau, mới có thể chạy được. Nếu như vậy thì ý gì dùng trí huệ để bạt khổ, phước đức cùng với lạc?

Đáp rằng: Chính tự phước đức là trí huệ, trí huệ là phước đức. Chính là có phước đức không trí huệ thì trí huệ ấy chẳng phải phước đức. Đại Tiểu Thừa đều bổ sung trong 4 câu. Như lục độ Bồ Tát tu Bát Nhã. Phân Diêm Phù Đề làm 7 phần. Đây là thế trí chẳng thể đọan hoặc. Đây dụ cho được phước đức nhiếp; liền gọi phước nầy là trí. Trí nầy là phước chẳng đọan hoặc. Nếu kẻ Thanh Văn rõ biết huệ có thể đọan thì gọi là trí huệ phi phước đức như La Hán đói vậy. Nếu phước đức chẳng phải thế trí lại cũng chẳng phải xuất thế trí thì giống như voi trắng vậy. Nếu là Đại Thừa tứ cú thì Biệt Giáo địa tiền 30 tâm hạnh, hạnh ấy gọi là phước đức huệ hạnh, gọi là trí huệ. Huệ nầy chẳng thể phá vô minh. Huệ nầy trở lại bị phước đức nhiếp. Chẳng phá vô minh nên phước nầy là trí huệ phương tiện, trị tướng chấp. Nếu là địa tiền, tất cả gọi là phước đức. Địa thượng tất cả gọi là trí huệ. Trí huệ nầy chẳng phải phước đức, phước đức chẳng phải trí tuệ. Phương Đẳng Bát Nhã hướng về 4 câu. Nay Phổ Môn nầy gọi là phước huệ. Phước ấy tức là huệ. Huệ ấy tức là phứớc. Phước huệ chẳng hai; cho nên Đại Luận nói rằng: như thế tôn, diệu, nhơn; tức có thể thấy Bát Nhã. Huệ nầy cái nào được vô định, được Thủ Lăng Nghiêm Định, cái gì gặp vô huệ. Luận nói rằng Kiến tướng tam muội có thể phá cường địch. Đại kinh nói rằng: Phật tánh có 5 lọai để gọi. Lại gọi Bát Nhã, lại gọi là Sư Tử Hống. Lại gọi Thủ Lăng Nghiêm; lại gọi Kim Cang Phật tánh v.v… tức là định huệ đầy đủ cách gọi vậy. Phi thiền chẳng huệ; phi huệ chẳng thiền. Thiền huệ chẳng hai. Chẳng hai mà hai. Phân môn biệt thuyết, tạo ra hai cách giải thích về định huệ. Cho nên Thích Luận giải Bát Nhã làm rõ 18 tướng không. Giải Thiền Định làm rõ 108 Tam Muội. Đây là hai nói hai; tức là chẳng phải hai. Nói đơn giản như vậy.

Lại có 4 câu đặc thù, phi chơn phi ứng. Ứng mà phi chơn; chơn mà phi ứng. Lại chơn lại ứng. Nếu phi chơn phi ứng thì điều nầy tựu chung lý ấy có thể giải được. Lại là phàm phu; chẳng thấy lý; cho nên phi chơn vô dụng; nên phi ứng. Điều nầy có thể giải ứng mà phi chơn. Ngọai đạo lại được ngũ thông, cùng với kia thí hóa. Thông(Giáo)luận lại được là ứng ấy mà được gọi là chơn. Chơn mà phi ứng. Người Nhị Thừa nhập vào chơn, đọan kết(sử). Thân tro mất, rõ biết chẳng thể khởi ứng. Điều nầy lại là Thông, luận về chơn nầy vậy. Lại chơn lại ứng. Đây tức là biệt hiển trung đạo vì chơn; tức chơn ấy mà luận, dùng làm ứng chơn, ứng bất nhị. Bất nhị mà nhị; cho nên nói chơn ứng vậy.Nay nương vào câu văn cùng đưa ra một lời về chơn ứng nầy. Trước đã lần lượt hỏi đáp làm rõ chơn thân thường lợi ích. Sau đó cũng đã làm rõ việc hỏi đáp về ứng thân lợi ích nầy. Thường thì thời gian chẳng thể tương ly, như hai con chim đều tản mát. Hai vãng làm luận chơn thân lại hằng hữu, lại cũng chẳng hằng hữu. Ứng thân lại cũng gián tiếp mà cũng chẳng gián tiếp. Nếu Tiểu Thừa làm rõ nghĩa; thí dụ như sự tốt đẹp của đá trong hang động, quán không, thấy pháp thân Phật. (Tỳ Kheo)Ni Liên Hoa lại chẳng thấy. Điều nầy há chẳng phải trong Tiểu Thừa chơn thân hằng có nghĩa ích lợi mà cũng chẳng hằng ích lợi. Đo 6 phép ứng lại thấy, lại chẳng thấy. Điều nầy há chẳng phải ứng thân có nghĩa gián đọan và không gián đọan. Đại Thừa Pháp Thân lại cũng như vậy. Đối với lý là hằng hữu ích. Đối với tình thì chẳng hằng hữu ích lợi. Ứng thân lại cũng như vậy. Cái duyên diệt nầy cùng với duyên hưng khởi kia chẳng có đọan tuyệt; đây cũng chẳng phải nghĩa gián đọan. Cùng tính chất, khác chỗ thấy trong vấn đề ý nghĩa của thời gian nầy. Nay mới phân biệt. Như một lần hỏi đáp phía trước thuộc hằng hữu ích lợi, lần hỏi đáp sau thuộc chẳng hằng hữu ích lợi vậy. Nói đơn giản về Dược Châu hai thân. Thuốc có công dụng làm cho bịnh bớt khổ. Lại làm cho tòan thân mệnh được tăng trưởng, có công dụng tốt đẹp. Cho nên Kinh nói rằng: Nếu tòan thân mệnh được như điều nầy thì đều tốt đẹp. Vua Như Ý Châu chẳng hằng làm mưa quay, lại cũng có thể trừ bịnh. Cho Thái Tử vào trong biển lớn lấy được châu báu, trở lại trị bệnh đau mắt của cha mẹ. Đại Phẩm nói rằng: Nếu mắt người bịnh đắp ngọc châu lên trên thân bịnh, liền tiêu trừ bệnh tật; cho nên rõ biết đều thông qua hai nghĩa ấy. Nếu đưa ra riêng biệt một bên thì ước chừng trừ họan, dùng dụ về thuốc để chứng được niềm vui, huống gì là châu báu nữa. Đại khái là làm rõ cho cả hai. Phàm có 36 câu. Đại khái quyền thật nhị trí. Trước hỏi đáp về thật trí chiếu chơn, mà chúng sanh được giải thóat. Quyền trí chiếu giả, mà chúng sanh được độ. Độ ấy là độ quyền; lại độ ấy đối với thật. Thóat ấy là thóat chơn; lại thóat ấy đối với giả. Giải đáp nầy lại đầy đủ 4 câu. Hoặc nhơn chơn trí giải thóat nơi quyền . Bảy nạn tiêu trừ, hai cầu nguyện mãn là vậy. Hoặc nhơn chơn trí giải thóat nơi thật. Ba độc đều lìa khỏi điều nầy. Hoặc nhơn quyền trí được đọ nơi thật. Ba mươi ba thân được độ là đây vậy. Hoặc nhơn quyền trí được độ nơi quyền. Đối với sự sợ hãi liền cứu hộ, được chẳng sợ. Hoặc cả hai đều được độ thóat. Nay nương vào nửa câu văn đều ra khỏi một bên. Văn trước ra khỏi quyền, văn sau đến chỗ thật.

Nói đơn giản về Bổn Tích. Thông thường luận về Bổn Tích đều có thể bạt khổ cùng với niềm vui. Cho nên Thọ Lượng nói: Nghe Phật Thọ vô lượng, được thanh tịnh vô lậu, vô lượng quả báo; liền từ Bổn mà được vui. Thỉnh Quan Âm rằng: . Hoặc du hí nơi địa ngục lấy tâm đại bi thay việc thọ khổ. Điều nầy là từ Tích bạt khổ. Chúng sanh chẳng đến được Bản ban đầu, sau đó lưu chuyển khổ não. Nếu rõ biết cái lý của Bản; tức là đối với sự khổ ấy mà được giải thóat. Chúng sanh nếu chẳng thấy trong Bản thí hóa. Chẳng có thể ba lọai phước của ba nghiệp, liền chẳng phải là nhơn của công đức. Sao đến được quả vui. Phi Bản không dùng Thùy Tích; phi Tích thì không dùng hiển Bản. Phía trước hỏi đáp để làm rõ Bản Tích nầy.Hỏi đáp phía sau cũng làm rõ Bản Tích nầy.

Hỏi rằng: Bản Tích cùng chơn ứng nói khác nhau những gì?

Đáp rằng: Chơn Ứng cuối cùng biện giải chuyện qua trong đời, như các Kinh đã nói rõ. Còn Bản Tích tựu chung luận về ba đời như Thọ Lượng đã nói. Đơn giản là do duyên vậy.

Hỏi rằng: Duyên Liễu ấy tức có tánh đức thiện lương lại có tánh đức ác chăng?

Đáp rằng: đều đầy đủ cả.

Hỏi rằng: Xiển Đề và Phật đọan những gì về thiện ác?

Đáp rằng: Xiển đề đọan những việc lành mà hằng có tánh thiện. Phật đọan các việc ác hằng có tánh ác.

Hỏi rằng: Tánh đức thiện ác những gì chẳng thể đọan?

Đáp rằng: Tánh thiện ác thường là những pháp môn của thiện ác. Tánh ấy chẳng thể sửa đổi trải qua ba đời, chẳng ai có thể đầy đủ. Lại chẳng thể đọan họai. Ví dụ như ma tuy thiêu đốt kinh sách thì làm sao mà tánh lành của pháp môn hết được. Khác hơn , khiến Phật thiêu hủy ác lại chẳng thể làm cho pháp môn ác hết sạch. Như nhà Tần đốt kinh điển để chống Nho, há có thể làm cho thiện ác đọan hết sao?

Hỏi rằng: Xiển đề nếu chẳng đọan mất giống lành thì trở lại có thể làm cho tánh thiện khởi chăng. Phật chẳng đọan tánh ác thì có thể làm cho ác khởi chăng?

Đáp rằng: Xiển đề chẳng thể đạt được tánh thiện. Dùng sự chẳng đạt ấy; cho nên trở lại làm thiện bị nhiễm ô. Tu thiện làm khởi lên rộng rãi việc trị lại việc ác. Phật tuy chẳng đọan tánh ác mà có thể đạt được ở nơi sự ác. Dùng việc đạt sự ác ấy; cho nên đối với ác thật tự tại. Do chỗ chẳng làm ác; nên chỗ nhiễm tu ác chẳng khởi. Cho nên Phật vĩnh viễn chẳng trở lại việc ác. Do sự tự tại ấy ; cho nên rộng dùng các pháp môn ác để hóa độ chúng sanh. Cuối cùng việc dùng ấy cuối đời chẳng nhiễm. Chẳng nhiễm cho nên chẳng khởi. Cái gì được dùng như ví dụ của Xiển đề. Nếu là xiển đề mà có thể đạt được điều thiện ác nầy, thì chẳng thể gọi là nhứt xiển đề nữa. Nếu nương vào người khác làm rõ nhứt xiển đề đọan việc thiện hết, làm A Lê Da(Thánh Giả) rõ biết chỗ huân tập, lại có thể khởi thiện. Lê Da tức là vô ký, vô minh. Thiện ác nương vào giữ làm tất cả chủng tử. Xiển đề chẳng dứt vô minh, vô ký; cho nên trở lại sanh thiện. Phật đọan trừ vô ký vô minh, hết không thể huân tập; cho nên ác ấy chẳng sanh trở lại nữa. Nếu muốn dùng ác để độ vật, hằng tạo thần thông biến hóa, hiện độ chúng sanh vậy.

Hỏi rằng: Nếu Phật Địa đọan ác tận, tạo ra thần thông, dùng ác hóa vật; điều nầy tác ý mới có thể khởi lên việc ác; giống như người ban đêm đối với màu sắc chẳng thể nhận rõ; giống như kính sáng chẳng thể ảnh hưởng màu sắc của chính hình hài. Có thể điều nầy chẳng thể nghĩ bàn, lý ấy có thể ứng với ác. Nếu tác ý thì kẻ ấy cùng với ngọai đạo khác gì nhau?

Đáp rằng: Nay làm rõ xiển đề chẳng đọan tánh đức thiện, gặp duyên lành liền phát. Phật lại chẳng đọan tánh ác , cơ duyên chỗ lực từ mạnh chỗ huân tập; nên vào A Tỳ cùng với tất cả các việc ác để hóa độ chúng sanh. Do có tánh ác; cho nên gọi là chẳng đọan. Lại chẳng tu ác; nên gọi là chẳng thường. Nếu tánh tu đều tận; tức là đọan chẳng được, mà chẳng đọan chẳng thường. Xiển đề lại cũng như vậy. Tánh thiện chẳng đọan lại sanh thiện căn. Như Lai tánh ác chẳng đọan, lại có thể khởi ác. Tuy khởi nơi ác mà là tâm ấy vô nhiễm. Qua khỏi chỗ ác rồi; tức là thật tế. Có thể dùng tướng ngũ nghịch mà được giải thóat. Lại chẳng trói buộc, chẳng thóat khỏi việc làm nơi phi đạo, thông đạt Phật đạo. Xiển đề nhiễm mà chẳng đạt cùng với điều nầy lại khác vậy. Đơn giản rõ biết sự đọan trừ. Điều nầy là một pháp khác; gọi là chẳng được tương ly. Như người một thể, vì saotừ trí bạt khổ; từ đọan cùng lạc. Nhưng mà tâm huệ giải xưng trí. Không có chướng ngại trói buộc thân thì gọi là đọan. Dụ như người bị cột chặt, dùng lực thuộc trí cùng với ngọai lực phụ vào thuộc đọan và vận lực thuộc tâm. Cho nên nói rằng trí huệ trang nghiêm. Phụ đọan thể tán thuộc về sắc thân; gọi là phước đức trang nghiêm. Nay kinh văn nói chẳng được trong một lúc. Do vậy cùng nhau đưa ra trí đọan. Nếu thấu rõ được 10 ý nghĩa nầy thì giải được cả ngàn điều, rộng nói nghĩa của Quan Thế Âm Phổ Môn; tức là chẳng thể cùng tận.

Phần thứ hai riêng giải thích về tên gọi làm hai. Đầu tiên làm rõ Quan Thế Âm; kế đến làm rõ Phổ Môn. Vì nhân duyên gì mà gọi là Quan Thế Âm? Thông Giáo giải thích như phía trước. Biệt giáo thì dùng cảnh trí nhơn duyên cho nên gọi là Quan Thế Âm. Sao gọi là cảnh trí? Cảnh trí đây lại có hai. Một là tư nghì cảnh trí. Hai là bất tư nghì cảnh trí. Tư nghì cảnh trí lại có hai. Một là theo lý bên ngòai;; hai là theo lý bên trong. Lý bên ngòai lại có 4. Một là thiên nhiên cảnh trí. Chỉ hỏi cảnh nầy vì sẽ do cảnh; cho nên cảnh do trí, do cảnh.Trí nầy sẽ do trí; cho nên trí do cảnh, do trí. Nếu do cảnh; cho nên cảnh, cảnh nầy là cảnh. Cảnh ấy tức là tự sanh cảnh. Nếu trí do trí thì trí ấy lại là tự sanh trí. Tự sanh gọi là tánh tự như thế. Chẳng phải Phật, Trời, người làm được. Chiếu sáng cùng chẳng chiếu sáng hằng là cảnh trí. Cho nên gọi là thiên nhiên cảnh trí.

Hai là làm rõ tướng chờ đợi. Nếu cảnh chẳng tự là cảnh; nhơn trí cho nên cảnh. Trí ấy chẳng tự là trí; nhơn cảnh cho nên trí nầy tức là sanh ra nghĩa kia. Vì sao như vậy? Cảnh tự sanh cảnh; liền xưng là tự. Do cảnh vọng trí. Trí tức là kia. Nay cảnh từ trí sanh há chẳng phải cảnh kia? Trí lại như thế ; cho nên gọi là tương đãi.

Kế đến làm rõ cái nhơn, duyên cảnh trí. Nếu cảnh mà chẳng do trí, mà cảnh lại chẳng do cảnh; cho nên cảnh. Trí cảnh nhơn duyên cho nên cảnh. Trí lại như thế. Đây tức là cảnh trí nhơn duyên cùng sanh ra nghĩa nầy. Cùng sanh ấy có hai, quá đọa tự tha tánh trung. Kế đến là tuyệt đãi làm sáng tỏ cảnh trí. Chẳng phải cảnh chẳng phải trí mà nói cảnh trí. Điều nầy tức là lìa cảnh lìa trí, chẳng nhơn duyên mà biện tài ra cảnh trí. Đây là vô nhơn duyên sắc đãi. Từ nhơn duyên trên chẳng thể được, hà huống là vô nhơn duyên. Một vãng nghĩa là tuyệt lý mà cuối cùng chẳng thành tuyệt đãi. Gồm cả lý ngọai hành tâm nầy, vọng tưởng tính tóan. Cho nên Trung Luận nói rằng: Các pháp chẳng tự sanh; lại chẳng từ kia sanh; chẳng cùng, chẳng không nhơn. Cho nên nói vô sanh. Sao được như trước 4 lọai. Kế chấp là thật dư vọng ngữ. Tánh thật của chấp về thấy, ái sanh chấp 98 sử. Khổ tập hóat nhiên lưu chuyển chẳng dừng. Vì sao chấp nầy mà sanh khổ tập? Đọa chấp một lọai cảnh trí; nghĩa là dùng lấy đây. Đọa thuận tán thân tâm tức là ái trước mà sanh hoan hỷ. Tức là tham sử. Nếu người sai nghịch trách tâm vui; tức là do phẩn nộ mà sanh sân nhuế; tức là sân sử. Tham nhuế liền khởi há chẳng phải si sử. Ta giải cảnh trí nầy, chỗ kia chẳng giải như chỗ sở chấp đây xấc láo nơi người, há chẳng là mạn sử. Liền chấp điều nầy là như vậy. Nay tuy chẳng nghi, sau sẽ nghi lớn, há chẳng nghi sử là gì. Ta rõ biết giải pháp nầy. Trong pháp ấy tính tóan, ta há chẳng là thân kiến. 62 kiến theo đó rơi vào một bên; há chẳng là biên kiến. Như đây vọng chấp; chẳng gặp đạo lý; há chẳng là tà kiến. Chấp điều nầy là thật; cho là Niết Bàn; há chẳng phải kiến thủ quả dật. Nghĩa là lấy đạo nầy nương vào để tiến hành; há chẳng phải giới thủ nhơn dật. Mười sử ấy tất cả đều nằm trong sở chấp cảnh trí bên trên khởi. Sẽ trải qua ba cõi bốn đế; tức là có 88 sử. Tựu chung suy nghĩ trải qua ba cõi; tức là có 98 sử. Đây là tập đế kết nghiệp, điên đảo hóat nhiên. Sau đó mới đến quả khổ sanh tử chẳng gián đọan. Nơi cảnh trí nầy chẳng rõ biết khổ tập. Nơi nào có đạo diệt. Tức chẳng rõ tứ đế; liền phá thế gian, xuất thế gian nhơn quả. Vô thế xuất thế pháp; cho nên chẳng pháp nào thật. Chẳng rõ biết quả xuất thế, chẳng Phật thật. Chẳng rõ xuất thế nhơn; nghĩa là chẳng có hiền thánh tăng bảo. Tất cả đều mất đi. Nếu tạo chấp như thế nầy thì tự sanh cảnh trí. Chỉ có kết cấu sinh tử. Tăng trưởng kết nghiệp, sai trái thật nhiều. Nếu chẳng phải lý ngọai cảnh trí, liền sẽ làm lý bên ngòai như thế nào? Cho nên Đại Luận nói rằng: Phàm phu nói ba lọai. Kiến mạn là chữ. Thánh nhơn chỉ nói một lọai. Gọi là chữ. Nay phàm phu kiến mạn chấp trước ngoa nói lời Phật. Dùng ca ngợi chấp trước về lý, thành ra tranh luận. Tuy phỉ báng kinh luận lại dẫn chứng văn tự. Như trùng khóet thân cây, ngẫu nhiên thành chữ. Thật tâm mà tìm thì chẳng thể giải thích chữ hay chẳng phải chữ. Miệng nói cảnh trí; nhưng chẳng rõ cảnh trí. Lấy sự chẳng giải thích được ấy như phục cam lồ. Tức là dùng cảnh trí để khởi lên việc thấy thân mệnh bị thương sớm yểu. Cho nên Long Thọ phá chỗ ấy. Nay chẳng thủ lấy điều nầy vì cảnh trí dùng giải thích Quan Thế Âm.

Tự sanh cảnh trí liền như thế, trừ ba câu lại như vậy. Hai là làm sáng tỏ cái lý tư nghì nội cảnh trí. Lại tạo ra bên trên 4 cửa. Danh tự tuy đồng quán trí thuần thục, chẳng sanh chấp kiến. Đầy đủ cho nên chẳng tạo cái mới, thành phương tiện đạo. Phát sanh nõan đảnh cho đến 16 tâm nhãn trí minh giác. Thông suốt rồi được ngộ, phá những kiến hoặc cùng lý tương ưng. Giống như người mù lấy kim chích vào võng mô rõ ràng là chẳng nói bậy bạ. Đây chính là chơn quán; gọi là trí. Cái lý chỗ chiếu ấy gọi là cảnh. Dùng phát vô lậu; cho nên xưng là lý nội cảnh trí. Tuy thấy lý nầy; chung cuộc là tạo ý nhập chơn. Cho nên gọi là tư nghì cảnh trí vậy. Nay làm rõ Quan Thế Âm lại chẳng từ cảnh trí nhơn duyên nầy mà được gọi tên.

Thứ đến làm rõ bất tư nghì cảnh trí. Nếu tự, tha cùng với vô nhơn, sánh với bốn câu, đều chẳng phải cảnh trí. Nay các kinh luận làm sáng tỏ hoặc từ tự sanh, tha sanh, cộng sanh, vô nhơn v.v. Nếu chẳng phải vậy thì vì sao biện giải cảnh trí được?

Đáp rằng: Trong kinh đã rõ ràng rằng tất cả Tứ Tất Đàn(thành tựu) giúp duyên giả danh tự để nói; không có 4 tánh chấp. Nếu người vui nghe tự tại cảnh trí; tức là nói cảnh ấy là tự cảnh trí, là tự trí. Dùng chỗ đã đến nầy, tâm mong mỏi vui mừng. Hoặc lúc tuyên nghe, tự giác, tự tri; nghe tất sanh thiện. Hoặc có lúc đối trị , nói tự sanh cảnh trí. Nói ấy tất phá hoặc. Có lúc nói nầy làm cho liền ngộ đạo. Nếu không có Tứ Tất Đàn ích(4 sự thành tựu lớn) thì chư Phật Như Lai chẳng phải chẳng thuyết pháp. Tuy tạo ra 4 cách phá hoặc vào đạo; cho nên gọi là vì trí. Trí nầy chiếu sáng; nên gọi là cảnh. Như thế thông đạt, liền rõ biết khổ tập đạo diệt. Tam Bảo Tứ Đế đương nhiên đầy đủ. Nếu dùng trí chiếu cảnh, nhập không thủ chứng, trở thành chơn đế, lý nội tư nghì cảnh trí, như trứơc đã nói. Nếu chẳng dùng quả để chứng. Rõ biết cảnh trí nầy thường có tên chữ gọi là cảnh trí. Chữ nầy chẳng ở trong, ngòai, giữa. Chữ nầy chẳng ở yên, lại chẳng phải chẳng ở. Chữ nầy không sở hữu. Tuy tạo 4 câu làm sáng tỏ cảnh trí thật, chẳng phân biệt 4 câu cảnh trí. Tuy tạo 4 câu văn cảnh trí, thật chẳng được 4 câu cảnh trí. Tuy thể đạt 4 câu cảnh trí, thật chẳng tạo 4 câu tư nghì cảnh trí. Ngôn ngữ đạo dứt, tâm hành xứ mất. Chẳng thể 4 câu tư duy mong qua; cho nên gọi là bất tư nghì cảnh trí. Kim Quang Minh nói rằng: Bất tư nghì trí chiếu bất tư nghì cảnh trí nầy đầy đủ như trong Đại Bản Huyền Nghĩa Cảnh Trí Diệu nói rộng. Long Thọ đầu tiên phá một khác thời gian, tuy nhiên sau lại giải thích nghĩa của NHƯ THỊ NGÃ VĂN; nay lọai nầy trước phá lý ngọai cảnh trí, sau làm sáng tỏ bất tư nghì Tứ Tất Đàn( bốn thành tựu). Nghĩa của Tất Đàn như nghĩa của Đại Bổn Huyền. Phàm nương vào tên để làm phương tiện. Nên trước tiên làm rõ cách quán trí; thứ đến biện giải âm thanh của cảnh đời. Nếu giải nghĩa làm phương tiện thì trước làm rõ thế cảnh; kế đó biện giải quán trí. Như trứơc đây có cảnh có thể được luận quán. Nếu chưa có cảnh thì lấy chỗ nào có thể quán; giống như cảnh của cái trống, phía sau là đánh trống. Nay từ nghĩa phương tiện; trước làm rõ âm thanh thế gian, sau luận về quán trí. Thế ấy lại chia làm ba. Một là ngũ âm thế gian; hai là chúng sanh thế gian; ba là quốc độ thế gian; liền có thật pháp; tức có người giả. Giả thật hình thành; liền có chỗ nương tựa. Ấy gọi là ba lọai thế gian. Thế nầy cách biệt; tức là thế của 10 pháp giới; lại là 10 lọai ngũ ấm; 10 lọai giả danh; 10 lọai y báo. Cách biệt chẳng đồng; cho nên gọi là thế vậy.

Thời gian là thời gian sai biệt. Ba mươi lọai thế gian sai biệt, không tướng hổn lọan; cho nên gọi là gian. Mỗi mỗi đều có nhơn; mỗi mỗi đều có qủa; cho nên gọi là pháp; mỗi mỗi có cương giới phân biệt rõ ràng. Nay thành một pháp giới; lại có 10 pháp. Cho nên như vậy tướng tánh cứu cánh. Mười giới tức là 100 pháp. Mười giới tướng hỗ tương liền thành 1.000 pháp. Như vậy các pháp tất cả đều là nhơn duyên sanh pháp. Lục đạo là hoặc nhơn duyên pháp ; Tứ Thánh là giải nhơn duyên pháp. Đại Kinh nói rằng: Vô lậu lại có nhơn duyên. Nhơn ấy mất vô minh; tức là chứng Tam Bồ Đề. Là những nhơn duyên pháp; tức là Tam Đế. Nhơn duyên sở sanh pháp ta nói; tức là không. Lại gọi là giả danh; lại gọi nghĩa là Trung Đạo. Cho nên làm rõ 10 lọai pháp giới; 30 lọai thế gian; tức là chỗ quán cảnh vậy. Cảnh nầy lại có hai. Đó là tự, tha. Tha ấy nghĩa là chúng sanh Phật. Tự ấy là tâm đầy đủ; như kinh Hoa Nghiêm nói: Tâm như người họa khéo, tạo đủ lọai ngũ ấm. Tất cả trong thế gian; không gì là không do tâm tạo.

Hỏi rằng: Tự tha kia được mỗi mỗi đầy đủ 10 pháp giới chăng?

Đáp rằng: Quán thật tướng của thân, quán Phật lại cũng như thế. Hoa Nghiêm nói rằng: Tâm như vậy, Phật cũng như vậy. Tâm Phật và chúng sanh là ba vô sai biệt. Há chẳng phải mỗi mỗi đều đầy đủ ba đế cảnh sao. Âm ấy tức là 10 pháp giới, cơ hội của khẩu nghiệp vậy. Giới ấy tức chẳng đồng với âm, lại có sai biệt.

Hỏi rằng: Chúng sanh mỗi mỗi có ba nghiệp và với ý gì mà thường Quán Âm?

Đáp rằng: Như Thông(Giáo)luận rằng tất cả đều được. Thường niệm cung kính, được lìa ba độc; tức là Quán Thế Âm. Lễ bái cúng dường sở cầu nguyện mãn; tức là thân Quán Thế , mà nay gọi là Quan Thế Âm. Cựu dịch nghĩa nầy chia làm 6.

Một là thú lập. Tất cả những tên chẳng thể phiền đưa ra một hướng để làm tiêu điểm cho tên gọi. Nếu xưng là thân Quán Thế thì trở lại thắc mắc lời nói nầy. Ý gì chẳng gọi là Quán Thế Âm; tức điều nầy chẳng phải hỏi.

Hai là tùy tục. Đức Thích Ca đã nói dùng âm thanh để làm Phật sự; cho nên gọi là Quán Thế Âm. Nếu đi đến những nơi khác thì tùy theo kia mà tuyên dương.

Ba là Hỗ Cử; có thể quán chỗ quán. Chỗ quán tức là sắc tâm của chúng sanh vậy. Nay từ đó có thể quán; cho nên thường nói là quán. Có thể nghe chỗ nghe. Có thể nghe tức là lỗ tai rõ biết của Thánh Nhơn. Chỗ nghe ấy là âm thânh của chúng sanh, làm cho chỗ chấp nghe âm thânh ấy. Đưa ra chỗ nghe được, có thể nghe. Đưa ra có thể quán được chỗ quán. Từ đấy cho nên gọi là Quán Thế Âm.

Xưa hỏi rằng: Năng sở tức như vậy thì chẳng thủ cái gì? Tâm sắc sở quán có thể nghe bằng nhĩ thức. Dùng tiêu điểm ấy gọi là Bồ Tát nghe sắc tâm sao?

Xưa đáp rằng: Bồ Tát nhứt quán nơi sắc tâm nầy và đây là nên nói rộng. Một âm của chúng sanh; đây là cơ hẹp. Nếu từ sự lìa bỏ; tức là cơ ấy có hai chữ; nên là một chữ. Liền đấy là ứng với cơ hẹp, cơ rộng; cho nên chẳng như chỗ khó. Nay lại tạo khó. Tiếng nầy nên từ nghĩa lý được tạo thành chữ. Bồ Tát hay quán sắc tâm thì với ý gì chẳng thể quán âm thânh? Chúng sanh với ý gì thường dùng âm thanh để cảm sắc tâm mà chẳng thể cảm được? Nếu điều nầy đầy đủ cảm, đầy đủ ứng, thì chữ nầy làm sao? Quán ấy tức là cảm ứng vi tế. Nếu vì một nữa thì điều nầy có nghĩa rộng, hẹp. Nay chẳng tạo ra điều nầy để làm sáng tỏ hỗ tương, đưa ra việc phàm thánh cảm ứng. Tất cả đều trải qua ba nghiệp, mà Thánh Nhơn cùng với ý của phàm phu cùng với âm thânh. Cho nên nói là Quán Thế Âm vậy.

Bốn là Nghĩa Nhiếp. Như khi phát ra tiếng thì tất nhiên đầu tiên là ý giả, khí thuộc về miệng mà âm thanh nầy xuất ra. Khẩu nghiệp nếu thành; tức là nhiếp được thân ý. Nếu quán nơi khẩu nghiệp, lại nhiếp được thân ý. Quán khác đi, chẳng phải; cho nên nói là nghĩa nhiếp.

Năm là ẩn hiển. Thân tuy lễ bái; ý tuy ở tư tưởng; chưa rõ về đâu; cho nên nói là ẩn. Nếu khẩu âm tuyên dương việc ý nghĩa; tức chướng ngại; cho nên nói là hiển. Cử hiển, một ẩn(đưa cao và lặn xuống); cho nên gọi là Quan Thế Âm.

Sáu là Nan dị. Lâm nguy tại ách. Ý tức có 10 niệm khó thành thân; tức là bái nguy trì đốn. Khẩu xướng vì nguy cập cho nên thành cơ. Từ dễ ấy nhận tên. Lại nữa phần thứ sáu nầy vì có duyên. Quan Âm xưa kia vì phàm phu, ở cảnh giới Tư Nhẫn, thấy khổ nên phát thệ nguyện. Nay sanh ở Tây Phương, trở lại cõi nầy nhiều lần. Do có lời thệ nguyện, với duyên ấy nên được gọi tên. Nay làm sáng tỏ. Nếu như phía trước 6 nghĩa ấy tất cả đều đưa ra có chỗ phiến diện thì nương nơi luận để giải thích nghĩa nầy; tức liền đầy đủ. Vì sao vậy? Hơi thở ra vào thân, hành giác quán là khẩu hành, thọ ấy là tâm hành. Tâm giác quán; cho nên thường đầy đủ ba nghiệp. Hà huống là phát âm ra âm thanh mà chẳng đầy đủ ba nghiệp sao? Thường đưa ra một quán; tức là bổ sung cho ba ứng; thường đưa ra một âm; tức là bổ sung cho ba cơ, mà phàm tình ý nghĩa của lượng nghe ấy rõ biết được lợi lạc, tùy vật mà nêu tên. Đầy đủ ý nghĩa đã trình bày; tất nhiên hòan hảo.

Quan Âm Huyền Nghĩa quyển thượng(hết)

Dịch xong phần trên vào ngày 17 tháng 7 năm 2013 tại thư phòng chùa Viên Giác nhân mùa An Cư Kiết Hạ Phât Lịch 2557 năm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]