Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Trường A Hàm

12/03/201211:09(Xem: 14238)
Kinh Trường A Hàm

KINH TRƯỜNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

kinhtruongaham-tuesy-content

PHÀMLỆ

1. Bảndịch Việt, Trường A hàm, được thực hiện theo bản Hándịch Trường A hàm kinh 長 阿 含 經, 22 quyển, do Phật-đà-da-xá佛 陀 耶 舍 (Buddhayaśsa) tuyên đọc thuộc lòng (ám độc)bản Phạn, và Trúc Phật Niệm truyền dịch sang Hán văn.

2.Về để bản, bản dịch Việt căn cứ trên ấn bản “Đạichánh Tân tu Đại tạng kinh” 大 正 新 修 大 藏 經, 100 tập,mỗi tập hơn 1000 trang chữ Hán cỡ 10pt. Trong đó, “A hàmbộ” gồm hai tập, 151 kinh (No.1- No.151). Trường A hàm kinh(No.1), thuộc “A hàm bộ” I, tập 1, từ trang 1-149.

3.“Đại chánh Tân tu Đại tạng kinh”, từ No.2-No.25, là nhữngbản Hán dịch lẻ tẻ các kinh thuộc Truờng A hàm. Đây lànhững bản kinh thuộc nhiều bộ phái khác nhau, do đó nộidung chứa đựng ít nhiều dị biệt. Trường A hàm hiện tạiđược phần đông các nhà nghiên cứu cho rằng thuộc Pháptạng bộ (Dharmagupta), tức cùng bộ phái với Tứ phần luật四 分 律 (Đại chánh, tập 22, No.1428). Công trình Việt dịchtrong hiện tại chỉ thực hiện trên bản Hán Trường A hàm(Đại chánh, No.1). Các bản Hán dịch lẻ tẻ khác (Đại chánh,No.2-151) được dùng làm tư liệu đối chiếu.

4.Về xử lý văn bản trong khi phiên dịch, phần lớn căn cứcông trình hiệu đính và đối chiếu của Đại chánh. Ngoàira, tham khảo thêm các công trình hiệu đính và đối chiếukhác, trong đó chủ yếu:

- Phậtquang Đại tạng kinh, A hàm bộ 佛 光 大 藏 經, 阿 舍 部;Phật quang xuất bản xã, Đài bắc, 1993.

- TrườngA hàm kinh 長 阿 舍 經, bản dịch bạch thoại, Thích NgộTừ (Shi Wu Ci) 釋 悟 慈; Đài nam, 1997.

-“Kokuyaku-issaikyoâ”,A-gom-bu,Choâ-a-gon-kyoâ,國 譯 一 切 經 阿 舍 部, 長 阿 經, bản dịch tiếng Nhậtcủa Shin-Ô Iwano 岩 野 真 雄; Tokyo 1969.

5.Giữa các ấn bản có những điểm khác nhau, bản Việt sẽlựa chọn hoặc hiệu đính theo nhận thức của người dịch.

6.Trong bản Hán, nếu chỗ nào xét thấy văn dịch hay từ ngữkhông phù hợp với giáo nghĩa truyền thống phổ biến, ngườidịch sẽ tham khảo các Kinh, Luật, Luận cần thiết để hiệuchính. Những hiệu chính này được giải thích ở phần cướcchú.

7.Bản Hán dịch thực hiện căn cứ trên sự truyền khẩu. Dođó những từ phát âm tương tự dễ đưa đến ngộ nhận,như sam Pāli hay sama và samyak; cala và jala; muti và muṭṭhi,v.v…

Trongnhững trường hợp này, người dịch sẽ tham chiếu các kinhtương đương, các bản Hán biệt dịch, suy đoán tự dạngnguyên thủy có thể có trong Phạn bản để hiệu chính. Nhữnghiệu chính này đều được ghi ở phần cước chú.

8.Do các truyền bản khác nhau giữa các bộ phái, để có nhậnthức về giáo nghĩa nguyên thuỷ, chung cho tất cả, cần cónhững nghiên cứu đối chiếu sâu rộng. Công việc này ngoàikhả năng hiện tại của các dịch giả. Tuy nhiên, trong trườnghợp có thể, những điểm dị biệt giữa các truyền bảnsẽ được ghi nhận và đối chiếu. Những ghi nhận này đượcnêu ở phần cước chú.

9.Bản Hán dịch được phân thành 22 quyển. Bản dịch Việtkhông chia số quyển như vậy, nhưng sẽ ghi ở phần cướcchú mỗi khi bắt đầu một quyển khác.

10.Nội dung bản Hán dịch được xếp thành bốn phần, mỗiphần gồm số kinh nhiều ít khác nhau. Bản dịch Việt giữnguyên sự phân chia này.

11.Các bản Hán biệt dịch được dùng làm tài liệu tham chiếuđều là các ấn bản của Đại chánh Đại tạng kinh. Sốquyển được dẫn sẽ ghi là “Đại” theo sau là số La-mãchỉ thứ tự số quyển. Thí dụ: Đại XXII, nghĩa là, Đạichánh Tân tu Đại tạng kinh, tập thứ 22. Mặc dù ấn bảnĐại tạng này được tái bản nhiều lần, với nhiều nhàxuất bản khác nhau, nhưng số quyển và số trang mỗi quyểnđược xem là cố định. Do đó, trong các trích dẫn khôngcần thiết ghi năm và nơi tái bản.

12.Mỗi trang của ấn bản Đại chánh chia làm ba phần. Trong tríchdẫn, các phần này được ghi là a, b, và c ngay sau số trang.Trường hợp cần thiết, có thể ghi cả số dòng. Thí dụ:Đại X, tr.125b, hay Đại X, tr,125b24.

13.Vì lý do phải thường xuyên di chuyển trú xứ, mà khi di chuyểnkhông thể mang theo các tài liệu cần thiết, do đó, khi thamchiếu các bản Pāli tương đương, người dịch đã phảisử dụng nhiều ấn bản Pāli khác nhau. Chủ yếu là ấn bảnLatinh, ấn bản Devanagari, và bản CD Rom. Số trang, số đoạncác bản không đồng nhất. Do đó các trích dẫn Pāli đốichiếu thường không thống nhất. Khi nào điều kiện thuậntiện, hoàn cảnh cho phép, những sự bất nhất này sẽ phảiđược chỉnh lý cho thống nhất.

14.Phần lớn các từ Phật học trong bản Hán dịch này khôngphổ biến. Do đó có thể gây khó khăn cho việc đọc và nghiêncứu. Trong các trường hợp như vậy, tuy vẫn giữ nguyên dịchngữ của bản Hán, nhưng dịch ngữ tương đương thông dụnghơn sẽ được ghi trong phần cước chú. Trong trường hợpcó thể, sẽ ghi luôn dịch giả của những dịch ngữ nàyvà xuất xứ của chúng từ bản dịch nào để tiện việctham khảo.

15.Theo thói quen, trong các bản dịch Việt từ Hán văn, nhữngtừ phiên âm tiếng Phạn đều được viết hoa, không phânbiệt từ riêng hay từ chung. Thí dụ, do trang phục dị biệt,trong Hán văn không từ nào chính xác tương đương với uttarāsaṅgacủa tiếng Phạn, nên phần lớn được phiên âm là uất-đa-la-tăng,và trong các bản dịch Việt, từ phiên âm này luôn luôn viếthoa. Bản dịch Việt Trường A hàm sẽ cố gắng chuẩn hóacách viết các từ , phiên âm, cũng như các từ dịch nghĩa,để có thể phân biệt từ riêng và từ chung.

- Vìtiếng Phạn là ngôn ngữ đa âm tiết, trong khi Hán là ngônngữ đơn âm. Để phiên âm một tiếng Phạn, cần nhiều từHán. Những từ Hán phiên âm này sẽ được liên kết nhaubằng dấu nối. Thí dụ: Xá-lợi-phất, là phiên âm của mộttừ tiếng Phạn: Śāriputra (Skt) hay Sāriputta (Pāli). Nhưng nếuviết Xá-lợi Tử, đó là hai từ ghép với nhau, một từ phiênâm, và một từ dịch nghĩa. Sự phân biệt này rất cần thiếtđể tránh nhầm lẫn đã xảy ra như từ đàn việt, đượcgiải thích là bố thí để siêu việt tam giới, do nhận thứcrằng từ này ghép một phiên âm Phạn của dāna (bố thí)và một từ nghĩa Hán. Thực tế, nếu đàn-việt được viếtvới dấu nối, nhất định đó là phiên âm của dāna-pati(thí chủ).

- Nhữngtừ phiên âm, nếu là từ riêng, không phân biệt nhân danhhay địa danh, đều được viết với chữ hoa ở đầu. Cácchữ tiếp theo đều viết thường và liên kết với nhau bằngdấu nối. Nếu tên riêng do ghép nhiều từ Phạn, mỗi từbắt đầu bằng chữ hoa ở phiên âm. Thí dụ: Ni-kiền-đàNhã-đề Tử, cách viết cho thấy có ba từ Phạn ghép lạivới nhau: Nirgrantha-Jñaṭi-putra.

- Nhữngtên riêng được dịch nghĩa, nếu là địa danh, chỉ chữđầu được viết hoa, và không có dấu nối. Thí dụ: Vươngxá thành. Nhưng nếu là tên người, tất cả đều viết hoa,không có dấu nối. Thí dụ: Khánh Hỷ.

16.Cuối cùng là các sách dẫn. Sách dẫn chủ yếu lá các từHán, bao gồm danh từ Phật học, nhân danh và địa danh. Mộtsố từ không phải là thuật ngữ, nhưng trong Hán dịch tốinghĩa, cần suy đoán nguyên hình tiếng Phạn để xác địnhngữ nghĩa. Những từ này cũng được liệt kê trong bảngsách dẫn.

17.Một số câu dịch Hán văn tối nghĩa, cần đối chiếu Pāliđể suy đoán cú pháp Phạn bản, tìm ý nghĩa gần chính xácđể chuyển thành Việt ngữ. Một số câu như vậy cũng đượcliệt kê trong phần sách dẫn các từ Hán.

18.Mỗi từ Hán trong bảng sách dẫn đều có phụ chú Pāli vàSanskrit để tiện việc tham chiếu.

19.Tài liệu đối chiếu chủ yếu là Pāli, nếu có phụ chúSkt. thì phần lớn là suy đoán. Vì vậy, ở đây chỉ đưara một sách dẫn Pāli, xem như bổ túc cho sách dẫn từ Hándịch.

QuảngHương Già-lam

Mùaan cư, Pl. 2543
Tuệ-Sỹcẩn chí
Giớithiệu Kinh Trường A-hàm:

KinhTrường A-hàm, tiếng Phạn là Dìghàgama, tiếng Pàli là Digha-nikàya,gồm 22 quyển, do Ngài Phật-đà Da-xá và Trúc Phật Niệm cùngdịch vào năm Hoằng Thỉ thứ 15 đời Dao Tần (413), hiệnđược xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 1. Sởdĩ nói "Trường" là vì do soạn tập những kinh điển dàinhất trong A-hàm mà thành. Theo Tứ Phần Luật 54, Ngũ PhầnLuật 30, Luận Du-Già-Sư-Địa 85, nguyên do có chữ "Trường"là vì tổng tập những kinh lớn (dài). Tát-Bà-Đa Tỳ-Ni Tỳ-Bà-Sa1 thì cho rằng Trường A-hàm là phá dẹp các tà thuyết củangoại đạo. Luận Phân Biệt Công Đức thì cho rằng "Trường"nghĩa là nói những việc lâu xa, nghĩa là trải qua nhiều kiếpvẫn không dứt. Nói chung về phần định danh, các kinh luậnnói khác nhau, xong đại để vẫn vậy.

Toànkinh chia làm 4 phần, gồm 30 kinh. Trong đó, phần thứ nhấtnói về bản thủy và sự tích của Đức Phật; phần thứhai nói về việc tu tập các hạnh và cương yếu giáo phápcủa Phật thuyết; phần thứ ba nói về các luận nạn đốivới ngoại đạo và dị thuyết; phần thứ tư ghi chép vềtướng trạng khởi nguyên của thế giới (Vũ trụ).

Kinhnày tương đương với Trường Bộ(Pàli: Digha-nikàya) trong 5 bộ của hệ Nam truyền. TrườngBộ gồm có 3 phẩm, 34 kinh, tức Giới Uẩn Phẩm (gồm 13 kinh),Đại Phẩm (10 kinh) và Pàli phẩm (11 kinh). Nhưng Thế Ký Kinhtrong Trường A-hàm thì không có trong Trường Bộ. Theo MụcLục Tam Tạng (Anh văn) của học giả Nhật Bản là Nanjò Fumio,nếu đối chiếu 34 kinh bản Pàli với 30 kinh bản Hán dịchthì chỉ có kinh thứ 6 bản Hán dịch và kinh thứ 10 bản Pàlilà có mối quan hệ rõ ràng, còn các kinh khác thì không nhấttrí với nhau. Nhận xét của một số học giả nổi tiếngkhác của Nhật Bản thì ôn hòa hơn, tức cho rằng các kinhtương tợ nhau.

Đặcbiệt có Kinh Thất Phật trong Trường A-hàm (Trung Quốc gọilà Biệt Sanh Kinh) được trích riêng ra để dịch rất nhiều(21 loại). Các học giả Tây phương thường dùng bản chéptay Pàli, hiệu đính, phiên dịch rồi xuất bản cũng nhiều,như Dialogues of Buddha, 1909 - 1921, do học giả người Anh làRhys Davids và phu nhân là J.E. Carpenter phiên dịch; Dic Reden desGotamo Buddhos, 1907 - 1918, do K..E. Newmann dịch sang tiếng Đức;Das Buch der langen Texte des Buddhist Kanon Leipzig, 1913, do O. Frankedịch sang tiếng Đức. Ngoài ra còn có bản chú thích TrườngBộ Sumangalavilàsinì của Đại luận sư của Tích Lan sốngvào thế kỷ V là ngài Phật Âm (Buddhaghosa), được hai vợchồng Davids xuất bản vào năm 1986.

Trongcác bản Sankrit mới phát hiện ở Tân Cương, Trung Quốc cókinh tương đương với Chúng Tập Kinh (Sangìti-sutta) - kinh thứ9 của bản Hán dịch, và tương đương với một đoạn kinhAtànàtiya-sutta - kinh thứ 32 bản Pàli, được học giả R.Hoernlethu lục trong tác phẩm Manuscrip Remains of Buddhist Literature foundin Eastern Turkestan,Vol.1.

Ngoàira trong Đại Tạng Kinh của Tây Tạng có Hdus-pa chen-pohimdotương đương với Đại Hội Kinh - kinh thứ 19 trongTrường A-hàm; Tshans-Pahi dra-bahi mdotương đương vớiPhạm Đôĩng Kinh - kinh thứ 21 trong Trường A-hàm; Lcan-lo-can-gyipho-bran-gi mdotương đương với Antànàtiya-sutta trong TrườngBộ.

ThíchNguyên Hiền

THƯMỤC ĐỐI CHIẾU: TRƯỜNG A-HÀM – DĪGHANIKĀYA

1.Phật thuyết Trường A-hàm kinh, 22 quyển, Hậu Tần (Hoằngthủy 14 – 15; Tl. 412 – 413), Phật-đà-da-xá (Buddhayasa) vàTrúc Phật Niệm dịch.

2.Pāli : Dīghanikāya(Sanskrit: Dīrghāgama):
a)Ấn bản Devanagari, 3 tập, Pàli Publication Board (Bihar Government),1958.
b)Ấn bản Roman, Trường bộ kinh(Thích Minh Châu), Pàli-Việt đối chiếu, Ban Tu thư,Viện Đại học Vạn hạnh, 4 tập; tập I, 1965, tập II, 1967,tập III, 1972, tập IV, 1972.

c)Ấn bản CD-ROM,Chaṭṭha SaṅgāyanaCD-ROM (Version 1.1).

1 Đạibản kinh D.14.Mahāpadāna.
2 Duhành kinh D.16. Mahāparinibbāna;
D.17. Mahāsudas -sana.
3 ĐiểnTôn kinh D.19. Mahāgovinda.
4 Xà-ni-sakinh D.18. Janavasabha.
5 Tiểuduyên kinh D.24. Agañña.
6 Chuyểnluân Thánh vương tu hành kinh D.26.Cakkavattī.
7 Tệ-túkinh D.23. Payāsi.
8 Tán-đà-nakinh D.25. Udumbarikasīhanāda.
9 Chúngtap kinh D.33. Saṃgīti.
10 Thậpthượng kinh D.34. Dasuttara.
11 Tăngnhất kinh khôngcó.
12 Tamtụ kinh khôngcó.
13 Đạiduyên phương tiện kinh D.15. Mahānidāna.
14 ThíchĐề-hoàn Nhân vấn kinh D.21. Sakkapañha.
15 A-nậu-dikinh D.24. Pāṭika.
16 Thiệnsanh kinh D.31. Siṅgalovāda.
17 Thanhtịnh kinh D.29. Pāsādika.
18 Tựhoan hỷ kinh D.28. Sampadānīya.
19 Đạihội kinh D.20. Mahāsamaya.
20 A-ma-trúkinh D.3.Ambaṭṭha.
21 Phạmđộng kinh D.1. Brahmajāla.
22 ChủngĐức kinh D.4. Soṇaḍaṇḍa.
23 Cứu-la-đàn-đầukinh D.5. Kūṭadanda.
24 Kiêncố kinh D.11. Kevada.
25 Lõahình phạm chí kinh D.8. Kassapa.
26 Tamminh kinh D.13. Tevijjā.
27 Sa-mônquả kinh D.2. Sāmaññaphala.
28 Bố-tra-bà-lâukinh D.9. Poṭṭhapāda.
29 Thếký kinh khôngcó.

THƯMỤC ĐỐI CHIẾU: DĪGHANIKĀYA – TRƯỜNG A-HÀM

1 Brahmalāla-suttaṃ
(Skt.Brahmajāla-sūtra).
(21)Phạm động kinh.
2 Sāmaññaphala-suttaṃ. (27)Sa-môn quả kinh.
3 Ambaṭṭha-suttam. (20)A-ma-trú.
4 Soṇadaṇḍa-suttam. (22)Chủng Đức kinh.
5 Kūṭadanda-suttam. (23)Cứu-la-đàn-đầu kinh.
6 Mahāli-suttam. Hán:không có.
7 Jāliya-suttam. Hán:không có.
8 Mahāsīhanāda-suttam
(Kassapa-sīhanāda).
(25)Lỏa hình Phạm chí kinh.
9 Poṭṭhapāda-suttam. (28)Bố-tra-bà-lâu.
10 Subhasuttam. Hán:không có.
11 Kevaḍḍa-suttam
(Kevaddha-suttam).
(24)Kiện Cố kinh.
12 Lohicca-suttam. (29)Lộ-già kinh.
13 Tevijjā-suttaum. (26)Tam minh kinh.
14 Mahāpadāna-suttam. (1)Đại bản kinh.
15 Mahānidāna-suttam. (13)Đại duyên phương tiện kinh.
16 Mahāparinibbāna-suttam. (2)Du hành kinh.
17 Mahāsudassana-suttam. (2)Du hành kinh.
18 Janavasabha-suttam. (4)Xà-ni-sa kinh.
19 Mahāgovinda-suttam. (3)Điển Tôn kinh.
20 Mahāsamaya-suttam. (12)Đai hội kinh.
21 Sakkapañhā-suttam. (14)Thích Đề-hoàn Nhân vấn kinh.
22 Mahāsatipaṭṭhāna-suttam. Hán:không có.
23 Pāyasi(rājañña)-suttam. (7)Tệ-tú kinh.
24 Pāthika-suttam
(Pāṭika-suttam).
(15).A-nậu-di kinh.
25 Udumbarika(sīhanāda)-suttam. (8)Tán-đà-na kinh.
26 Cakkavatti-suttam. (6)Chuyển luân Thánh vương tu hành kinh.
27 Aggañña-suttam. (5)Tiểu duyên kinh.
28 Sampasadānīya-suttam. (18)Tự hoan hỷ kinh.
29 Pāsādika-suttam. (17)Thanh tịnh kinh.
30 Lakkhaṇa-suttam. Hán:không có.
31 Siṅgālovāda-suttam
(Siṅgāla).
(16)Thiện Sanh kinh.
32 Aṭanāṭi-suttam. Hán:không có.
33 Saṅgīti-suttam. (9)Chúng tập kinh.
34 Dasuttara-suttam.(10)Thập thượng kinh.

Source: phatviet.com

Xemkinh tương đương:
KinhTrường Bộ, HT. Thích Minh Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]