- Phẩm thứ 01: Phẩm bảy pháp
- Phẩm thứ 02: Phẩm Nghiệp Tương Ưng
- Phẩm thứ 03: Phẩm Xá-lê Tử Tương Ưng
- Phẩm thứ 04: Phẩm Vị Tằng Hữu Pháp
- Phẩm thứ 05: Phẩm Tập Tương Ưng
- Phẩm thứ 06: Phẩm Vương Tương Ưng
- Phẩm thứ 07: Phẩm Trường Thọ Vương
- Phẩm thứ 08: Phẩm Uế
- Phẩm thứ 09: Phẩm Nhân
- Phẩm thứ 10: Phẩm Lâm
- Phẩm thứ 11: Phẩm Đại (Phần đầu)
- Phẩm thứ 12: Phẩm Phạm Chí (Phần đầu)
- Phẩm thứ 12: Phẩm Phạm Chí (Phần sau)
- Phẩm thứ 13: Phẩm Căn Bổn Phân Biệt
- Phẩm thứ 14: Phẩm Tâm
- Phẩm thứ 15: Phẩm Song
- Phẩm thứ 16: Phẩm Đại (Phần sau)
- Phẩm thứ 17: Phẩm Bô-Đa-Lợi
- Phẩm thứ 18: Phẩm Lệ
KINH TRUNG A-HÀM
Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002
160.KINH A-LAN-NA[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ sau bữa ăn trưa, các Tỳ-kheo tụ tập ngồi tại giảng đường bàn luận thế này: “Này chư Hiền, thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạngcon người thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó cần phảilàm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Nhưng người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc lành, việc tốt lại không thực hành, cũng chẳng mong cầu.”
Lúc ấy, Đức Thế Tôn đang ở tại chỗ nghỉ trưa, bằng Thiên nhĩ thanh tịnh hơn hẳn người thường, nghe các Tỳ-kheo sau bữa cơn trưa, tụ tập ngồi tại giảng đường, đã bàn luận như thế này: “Chư Hiền, thực là kỳlạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phải làm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Nhưng người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng chẳng cầu mong.” Nghe vậy, Đức Thế Tôn, vào lúc xế trưa từ chỗ tĩnhtọa, đứng dậy, đi đến giảng đường. Ngài trải chỗ ngồi, ngồi trước đại chúng Tỳ-kheo và hỏi:
“Này các Tỳ-kheo, các Thầy bàn luận chuyện gì? Vì duyên cớ nào mà tụ tập ngồi tại giảng đường?”
Nghe Đức Thế Tôn hỏi như vậy, các Tỳ-kheo thưa:
“Bạch Thế Tôn, chúng Tỳ-kheo chúng con, sau bữa ăn trưa, tụ tập ngồi tại giảng đường, bàn luận thế này: ‘Thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cầnphải làm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Nhưng người đời này đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợplẽ, việc lành, việc tốt lại không thực hành, cũng chẳng cầu mong.’ BạchĐức Thế Tôn, chúng con đã bàn luận với nhau như vậy. Vì việc ấy, nên chúng con đã tụ tập ngồi ở giảng đường.”
Thế Tôn tán thán:
“Lành thay! Lành thay! Khi các ngươi nói với nhau rằng: ‘Chư Hiền, thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phải làm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Nhưng người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng không cầu mong.’ Vì sao? Vì ta cũng nghĩ thế này: 'Thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phải làm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Nhưng ngươì đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng không cầu mong?’ Vì sao?
“Này các Tỳ-kheo, vào đời quá khứ, có lúc chúng sanh thọ tám vạn tuổi, thì châu Diêm-phù này rất giàu, có nhiều của cải châu báu, thôn ấpgần nhau bằng khoảng cách con gà bay. Lúc ấy, con gái đến năm trăm tuổimới lấy chồng. Con người chỉ có bệnh như thế này: lạnh, nóng, đại và tiểu tiện, ham muốn, không ăn và già lão[02], ngoài ra không còn tai hoạn nào khác.
“Này các Tỳ-kheo, lúc con người thọ tám vạn tuổi, có vua tên là Câu-lao-bà[03]làm Chuyển luân vương, thông minh, trí tuệ, có bốn loại quân chỉnh trị thiên hạ, tự do, tự tại, là pháp vương đúng như pháp, thành tựu bảy báu.Bảy báu đó là luân báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu và tướng quân báu. Đó là bảy báu. Vua có đủ một ngàn người con, dung mạokhôi ngô, dõng mãnh, không sợ, hàng phục được kẻ khác, chắc chắn thống trị toàn cõi đất này, cho đến biển cả, không dùng đao gậy, chỉ dùng phápgiáo hóa, khiến dân an ổn.
“Này các Tỳ-kheo, vua Câu-lao-bà có vị Phạm chí tên A-lan-na đại trưởng giả[04],được cha mẹ nuôi lớn, thọ sanh thanh tịnh cho đến bảy đời cha mẹ không tuyệt chủng tộc, đời đời không ác, học rộng, thông suốt, tụng đọc hết bốn loại kinh điển, thấu triệt nhân duyên, chánh văn, truyện giải trí thứ năm, và cú thuyết. Phạm chí A-lan-na có vô lượng trăm ngàn Ma-nạp ma. Phạm chí đã ở nơi yên tĩnh truyền dạy kinh thư cho vô lượng trăm ngàn Ma-nạp ma.
“Bấy giờ Phạm chí A-lan-na sống một mình ở nơi yên tĩnh, tĩnh tọatư duy, đã suy nghĩ rằng: ‘Thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người thực hành quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phải làm các việc thiện, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra không thể khôngchết. Nhưng người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng không cầu mong. Có lẽ ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo.’ Thế rồi, Phạm chí A-lan-na đi đến chỗ các Ma-nạp ma thuộc nhiều nước khác nhau và nói:
“– ‘Này các Ma-nạp ma, khi ta sống một mình nơi chỗ yên tĩnh, tĩnh tọa tư duy, đã suy nghĩ rằng: ‘Thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cầnphải làm các việc thiện cần tu Phạm hạnh, vì sanh ra không thể không chết. Thế nhưng con người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng không mong cầu. Có lẽ ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình xuất gia học đạo.’ Này các Ma-nạp ma, nay ta muốn cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo, thì các ông sẽ làm những gì?’
“Nghe vậy, các chúng Ma-nạp ma của những nước khác nhau ấy thưa rằng:
“– ‘Thưa Tôn sư, những gì chúng con đã biết đều nhờ ơn Tôn sư chỉdạy, nếu Tôn sư cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình,sống không gia đình, xuất gia học đạo, thì chúng con cũng sẽ cạo bỏ râutóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo theo gót Tôn sư.’
“Thế rồi Phạm chí A-lan-na, sau đó, đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo. Các chúng Ma-nạp ma thuộc những nước khác ấy cũng đều cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, theo Tôn sưlà Phạm chí A-lan-na ấy mà xuất gia học đạo. Đó là sự phát sanh danh hiệu Tôn sư A-lan-na,và đệ tử của Tôn sư A-lan-na.
Bấy giờ, Tôn sư A-lan-na thuyết pháp cho đệ tử:
“– Này các Ma-nạp ma, thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ? Sanh mạng conngười thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phải làm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Thế nhưng người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng không cầu mong.”
Bấy giờ, Tôn sư A-lan-na thuyết pháp cho đệ tử:
“– ‘Này các Ma-nạp ma, thực là kỳ lạ, thực là kỳ lạ! Sanh mạng con người thực quá ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác. Do đó, cần phảilàm các việc lành, cần tu phạm hạnh, vì đã sanh ra thì không thể không chết. Thế nhưng người đời nay đối với việc làm đúng pháp, việc làm hợp lẽ, việc thiện, việc tốt lại không thực hành, cũng không cầu mong.’
“Lại nữa, Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử:
“– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như hạt sương mai trên ngọn cỏ, lúc mặt trời mọc thì tan mất, tồn tại tạm thời không thể trường cửu; cũng vậy, này Ma-nạp ma, sanh mạng con người như hạt sương mai, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ tai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!’
“Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử:
“– ‘Này các Ma-nạp ma, cũng như lúc trời mưa lớn, nước giọt tạo thành bong bóng, thoạt hiện thoạt biến; cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng người cũng như bọt nước, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ tai hoạn rất lớn, tai hoạn quá nhiều!’
“Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vây. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử:
“– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như cây gậy ném xuống nước, nó sẽ trồi trở lên rất nhanh; cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng người cũng như câygậy ném xuống nước, trồi lên rất nhanh, rất khó giữ được rất ít, quá ítvị ngọt, mà tai hoạn, khổ đau lại lớn, tai hoạn quá nhiều!’
“Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử:
“– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như viên ngói mới được nhúng vào bồnnước, rồi đem ra ngay, để ở nơi có gió và nóng thì khô ráo liền; cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng người cũng như viên ngói mới được nhúng vào bồnnước, rồi khô ráo ngay, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ tai hoạn lớn, tai hoạn quá nhiều!’
“Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử:
“– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như một miếng thịt nhỏ được bỏ vào nồi nước lớn, bên dưới lửa cháy hừng hực, sẽ tiêu tan rất nhanh; cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng người cũng như miếng thịt tiêu tan kia, rất khógiữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ, tai hoạn lại lớn, tai hoạn rất nhiều!’
“Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử:
“–‘Này các Ma-nạp ma, giống như trói tên ăn cướp dẫn đến dưới gốccây nêu để giết ; mỗi bước chân đi là một bước tiến gần chỗ chết, là một bước rời xa sự sống; cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng sống con người cũng như tên cướp bị trói dẫn đến dưới cây nêu để sát hại, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt mà đau khổ, tai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!’
“Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử:
“– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như gã đồ tể dẫn bò đi làm thịt; mỗibước chân đi là một bước tiến gần đến chỗ chết, là một bước rời xa sự sống; cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng sống con người cũng như con bò bị dẫn đi làm thịt, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ, tai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!’
“Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử:
“– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như dệt vải, thêm một hàng chỉ nganglà thêm một phần gần thành, gần xong; cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng sống con người như vải dệt gần xong, khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ, tai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!’
“Tôn sư A-lan-na thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na thuyết pháp cho đệ tử:
“– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như dòng nước trên núi đổ xiết, chảynhanh, cuốn trôi các thứ, nước chảy ào ạt không phút nào ngừng; cũng vậy này Ma-nạp ma, mạng sống con người quá nhanh, không phút nào ngừng. Này Ma-nạp ma, mạng sống con người cũng như giòng nước chảy nhanh, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ, tai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!’
“Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho đệ tử:
“– ‘Này các Ma-nạp ma, giống như lúc đêm tối mà liệng gậy xuống đất, hoặc đầu dưới đụng đất, hoặc đầu trên đụng đất hoặc rơi ngay xuống đất, co khi trúng chỗ đất sạch, có khi trúng chỗ đất không sạch; cũng vậy, này Ma-nạp ma, chúng sanh bị vô minh phủ kín, bị ái dục cuốn chặt, hoặc sanh vào địa ngục, sanh vào súc sanh hay loài ngạ quỷ, hoặc sanh cõi trời, hoặc sanh cõi người. Cũng vậy, này Ma-nạp ma, mạng sống con người như trong tối mà liệng gậy xuống đất, rất khó giữ được, rất ít, quá ít vị ngọt, mà đau khổ, tai hoạn lại lớn, tai hoạn quá nhiều!’
“Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na lại thuyết pháp cho các đệ tử:
“–‘Này các Ma-nạp ma, ngay đời này, nay đã đoạn trừ tham lam, tâmkhông não hại; thấy của cải của kẻ khác hay các vật dụng cần cho sự sống, ta không móng khởi tham lam, muốn chiếm đoạt cho ta. Đối với tham tâm, ta đã tịnh trừ; cũng vậy, đối với sân nhuế, thụy miên, điệu hối và nghi. Ngay trong đời này, ta đã đoạn trừ nghi hoặc, đối với các pháp thiện không còn do dự, đối với tâm nghi hoặc, ta đã tịnh trừ. Này Ma-nạpma, ngay trong đời này các ông cũng nên đoạn trừ tham, tâm không não hại, thấy của cải của kẻ khác hay các vật dụng cần cho sự sống, không nên sanh khởi tham lam, muốn chiếm đoạt cho mình. Đối với tham tâm, các ông nên tịnh trừ; cũng vậy, đối với sân nhuế, thụy miên, điệu hối và nghi. Ngay trong đời này, các ông nên đoạn nghi hoặc, đối với các phápthiện không nên do dự.’
“Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy. Và Tôn sư A-lan-na thuyết pháp cho đệ tử:
“–‘Này các Ma-nạp ma, tâm ta cùng với từ tương ưng, biến mãn một phương, thành tựu an trú. Cũng vậy, hai ba, bốn phương, bốn hướng, phương trên, phương dưới, phổ biến cùng khắp, tâm cùng với từ tương ưng,không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh chấp, rộng rãi, bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trú. Cũng vậy, bi và hỷ, tâm cùng với xả tương ưng, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng rãi, bao la, vô lượng, khéo tu tập biến mãn cùng khắp thế gian, thành tựu an trú. Này Ma-nạp ma, các ông cũng nên thực hành tâm cùng với từ tương ưng, biến mãn một phương, thành tựu an trú. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, bốn hướng, phương trên, phương dưới, phổ biến cùng khắp tâm cùng với từ tương ưng, không kết, không oán,không nhuế, không tranh, rộng rãi, bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn khắp thế gian, thành tựu an trú. Cũng vậy, bi và hỷ, tâm cùng với xả tương ưng, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng rãi bao la, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn cùng khắp thế gian, thành tựu an trú.’
“Tôn sư A-lan-na đã thuyết pháp cho đệ tử như vậy.
“ Tôn sư A-lan-na lại thuyết Phạm thế pháp[05]cho đệ tử. Khi Tôn sư A-lan-na thuyết Phạm thế pháp cho các đệ tử, nếu có vị nào không thực hành pháp ấy đầy đủ, thì sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào Tứ thiên vương hoặc sanh vào Tam thập tam thiên, hoặc sanh vào Diệm-ma thiên, hoặc sanh vào Đâu-suất-đà thiên, hoặc sanh vào Hóa lạc thiên, hoặc sanh vào Tha hóa lạc thiên. Còn lúc Tôn sư A-lan-na thuyết Phạm thế pháp cho các đệ tử, nếu vị nào phụng hành pháp ấy đầy đủ, tu bốn Phạm thất[06], xả ly ái dục, thì sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh vào cõi Phạm thiên.
“Bấy giờ Tôn sư A-lan-na nghĩ rằng: ‘Đến đời sau, ta không nên cùng với đệ tử sanh chung nơi. Vậy nay ta nên tu tăng thượng từ. Sau khitu tăng thượng từ, mạng chung sẽ được sanh vào trong Hoảng dục thiên.’ Nghĩ vậy, sau đó Tôn sư A-lan-na liền tu tăng thượng từ, sau khi tu tăngthượng từ, mạng chung được sanh vào cõi Hoảng dục thiên. Tôn sư A-lan-na và các đệ tử đã tu học đạo không hư đối, được đại phước báo.
“Này các Tỳ-kheo, các ngươi nghĩ sao, Tôn sư A-lan-na thuở xưa ấylà ai khác chăng? Chớ nghĩ như vậy. Vì sao? Các Tỳ-kheo nên biết, vị ấychính là Ta vậy. Bấy giờ Ta tên là Tôn sư A-lan-na. Lúc đó Ta có vô lượng trăm ngàn đệ tử. Ta đã thuyết Phạm thế pháp cho các đệ tử ấy. Lúc Ta thuyết Phạm thế pháp cho các đệ tử; có người phụng hành không đầy đủ pháp ấy, nên khi lâm chung, đã sanh vào Tứ thiên vương, hoặc Tam thập tam thiên, hoặc Diệm-ma thiên hoặc Đâu-suất-đà thiên, hoặc Hóa lạc thiên, hoặc Tha hóa lạc thiên. Còn lúc Ta thuyết Phạm thế pháp cho các đệ tử; có vị phụng hành đầy đủ pháp ấy, tu bốn Phạm thất, xả ly ái dục, thì sau khi mạng chung, được sanh vào cõi Phạm thiên. Bấy giờ Ta nghĩ rằng: ‘Đời sau Ta không nên cùng với các đệ tử sanh chung một nơi. Vậynay ta nên tu tăng thượng từ. Sau khi tu tăng thượng từ, mạng chung sẽ được sanh vào cõi Hoảng dục thiên.’ Ta và các đệ tử bấy giờ tu học đạo không hư dối, được đại quả báo. Bấy giờ Ta làm lợi ích cho mình, làmlợi ích cho kẻ khác, làm lợi ích cho mọi người. Ta thương xót thế gian,mưu cầu thiện lợi và hữu ích, an ổn khoái lạc cho Trời và Người. Lúc ấy, Ta thuyết pháp chưa đến chỗ rốt ráo, chưa rốt ráo bạch tịnh, chưa rốt ráo Phạm hạnh, chưa thành tựu rốt ráo Phạm hạnh. Bấy giờ Ta chưa xa lìa được sự sanh, sự già, bệnh tật, sự chết, khóc lóc, áo não, cũng chưathoát khỏi mọi khổ đau. Này các Tỳ-kheo, nay Ta là Bậc Xuất Thế, Như Lai, Bậc Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu.Nay Ta tự làm lợi cho mình, làm lợi ích cho kẻ khác, làm lợi ích chomọi người. Ta thương xót thế gian, mưu cầu thiện lợi và hữu ích, an ổn,khoái lạc cho Trời và Người. Nay Ta thuyết pháp đã đến chỗ rốt ráo, rốtráo bạch tịnh, rốt ráo Phạm hạnh, thành tựu Phạm hạnh. Nay Ta đã xa lìasự sanh, sự già, tật bệnh, sự chết, khóc lóc, áo não. Nay Ta đã thoát khỏi mọi khổ đau.
“Này các Tỳ-kheo, nếu có người nói đúng, thì sẽ nói rằng: ‘Mạng sống con người ngắn ngủi, phút chốc đã qua đời khác; do đó cần phải làm các việc lành, cần tu Phạm hạnh, vì đã sanh ra không thể không chết.’ Này các Tỳ-kheo, nay nói như thế là nói đúng. Vì sao? Vì nay có ai trường thọ thì lâu lắm là một trăm tuổi, hoặc quá hơn một ít nữa mà thôi. Nếu ai trường thọ, thì sống được ba trăm mùa, một trăm mùa xuân, một trăm mùa hạ, một trăm mùa đông. Như vậy sống được một ngàn hai trăm tháng; bốn trăm tháng mùa xuân, bốn trăm tháng mùa hạ, bốn trăm tháng mùa đông. Sống một ngàn hai trăm tháng là sống hai ngàn bốn trăm nửa tháng, tám trăm mùa xuân, tám trăm mùa hạ, tám trăm mùa đông. Sống hai ngàn bốn trăm nửa tháng là ba vạn sáu ngàn ngày đêm; một vạn hai ngàn mùa xuân,một vạn hai ngàn mùa hạ, một vạn hai ngàn mùa đông. Sống ba vạn sáu ngàn ngày đêm là bảy vạn hai ngàn lần ăn với nghỉ ăn và bú sữa mẹ.
“Về sự nghỉ ăn[07],đó là khổ không ăn, sân không ăn, bệnh không ăn, bận việc không ăn, đi đường không ăn, đến chỗ nhà vua không ăn, ngày trai không ăn, thất bại[08] không nên ăn.
“Này các Tỳ-kheo, đó là sự sống trong một trăm năm. Trong một trăm năm ấy với bao nhiêu mùa; với bấy nhiêu mùa có bao nhiêu tháng, vớibấy nhiêu tháng nửa tháng, bao nhiêu ngày, bao nhiêu đêm, bao nhiêu ngày đêm, bao nhiêu lần ăn, bao nhiêu lần nghỉ ăn, bao nhiêu lần ăn và nghỉ ăn.
“Này các Tỳ-kheo, như một Tôn sư khởi tâm đại bi đoái tưởng, xót thương, mưu cầu thiện lợi ích, an ổn khoái lạc cho đệ tử; sự kiện ấy Ta đã làm xong. Các ngươi hãy nên làm như vậy; hãy đến nơi rừng vắng, nơi rừng sâu núi thẳm, hay dưới gốc cây, nơi yên tĩnh an ổn mà tĩnh tọa tư duy, không được phóng dật, luôn luôn tinh tấn, đừng để hối hận về sau. Đó là lời khuyến giáo của Ta. Đó là huấn thị của ta.”
Đức Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
- [01] Pāli, tham chiếu, A. 7. 70. Araka; A. 7. 69. Suneta.
- [02] Các thứ bịnh, kể theo bản Pāli: sītaṃ uṇhaṃ jigucchā pipāsā uccāro passavo, lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện.
- [03]Câu-lao-bà 拘 牢 婆. Pāli: Koravya, xem kinh 132 “Lại-tra-hòa-la” ở trên.
- [04]A-lan-na 阿 籣 那; phiên âm gần với Aranemi trong A. 7. 69. Sunetta, được kể chung với bảy tôn sư thời cổ, giảng dạy pháp dẫn đến cộng trú trong thế giới Phạm thiên (brahmalokasahavyatāya dhammaṃ desesi). Nhưng nội dung tư duy thì đồng nhất với của Araka (thứ bảy trong bảy tôn sư thời cổ kể trong Sunetta) trong A.7.70.
- [05] Phạm thế pháp 梵 世 法. Pāli: brahmalokasahavyatā-dhamma, pháp dẫn đến cọng trú với thế giới Phạm thiên.
- [06] Bốn thất hay bốn Phạm trú (đời sống của Phạm thiên); Pāli: brahmavihāra.
- [07] Pāli: bhattantarāya, thục chướng ngại, sự gián đoạn hay cản trở bữa ăn.
- [08] Hán: bất đắc giả bất thực 不 得 者 不 食. Pāli: alabhkēna, do không được lợi lộc nên không ăn.