Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 26: Tứ ý đoạn

02/05/201113:07(Xem: 9554)
Phẩm 26: Tứ ý đoạn

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

BỐNPHÁP
26.PHẨMBỐN Ý ĐOẠN

KINHSỐ 1
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp-cô-độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

«Giốngnhư núi sông, vách đá, trăm cỏ, ngũ cốc, đều nương trênđất mà được tăng trưởng lớn mạnh. Vì vậy, đất nàylà tối tôn tối thượng. Ở đây cũng vậy, các pháp đạophẩm thiện, trụ trên đất không phóng dật, khiến các phápthiện được tăng trưởng lớn mạnh. Tỳ-kheo không phóngdật tu bốn chánh đoạn,[32] tu tập nhiều bốn chánh đoạn.Những gì là bốn? Ở đây, Tỳ-kheo, pháp tệ ác chưa sanh,tìm cầu phương tiện khiến không cho sanh, tâm không rời xa,hằng muốn khiến nó không sanh[33]. Pháp tệ ác đã sanh, tìmcầu phương tiện khiến diệt[34], tâm không xa lìa, hằng muốnkhiến diệt. Pháp thiện chưa sanh, tìm cầu phương tiện khiếnsanh. Pháp thiện đã sanh, tìm cầu phương tiện khiến tăngnhiều, không để thoái thất, tu hành đầy đủ, tâm ý khôngquên.

«Tỳ-kheo,tu bốn chánh đoạn như vậy. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãytìm cầu phương tiện tu bốn chánh đoạn. Các Tỳ-kheo, hãyhọc điều này như vậy.”

CácTỳ kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

«Tỳ-kheonên biết, có nhiều túc tán quốc vương[35] và các đại vươngcùng đến phụ cận Chuyển luân Thánh vương. Đối với họ,Chuyển luân Thánh vương là tối tôn tối thượng. Ở đâycũng vậy, trong các thiện của ba mươi bảy pháp đạo phẩm,pháp không phóng dật là tối đệ nhất. Không phóng dật,Tỳ-kheo tu bốn chánh đoạn, tu nhiều bốn chánh đoạn? Ởđây, Tỳ-kheo, pháp tệ ác chưa sanh, tìm cầu [635c01] phươngtiện khiến không cho sanh, tâm không rời xa, hằng muốn khiếnnó không sanh*. Pháp tệ ác đã sanh, tìm cầu phương tiệnkhiến diệt*, tâm không xa lìa, hằng muốn khiến diệt. Phápthiện chưa sanh, tìm cầu phương tiện khiến sanh. Pháp thiệnđã sanh, tìm cầu phương tiện khiến tăng nhiều, không đểthoái thất, tu hành đầy đủ, tâm ý không quên. Như vậy,các Tỳ-kheo tu bốn chánh đoạn như vậy. Các Tỳ-kheo, hãyhọc điều này như vậy.»

CácTỳ kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:

«Trongnhững ánh sáng tinh tú, ánh sáng mặt trăng là tối thượngđệ nhất. Ở đây cũng như vậy, trong những công đức thiệncủa ba mươi bảy pháp đạo phẩm, hành không phóng dật làđệ nhất tối tôn tối quý. Không phóng dật, Tỳ-kheo tu bốnchánh đoạn, tu nhiều bốn chánh đoạn. Ở đây, Tỳ-kheo,pháp tệ ác chưa sanh, tìm cầu phương tiện khiến không chosanh, tâm không rời xa, hằng muốn khiến nó không sanh*. Pháptệ ác đã sanh, tìm cầu phương tiện khiến diệt*, tâm khôngxa lìa, hằng muốn khiến diệt. Pháp thiện chưa sanh, tìm cầuphương tiện khiến sanh. Pháp thiện đã sanh, tìm cầu phươngtiện khiến tăng nhiều, không để thoái thất, tu hành đầyđủ, tâm ý không quên. Như vậy, các Tỳ-kheo tu bốn chánhđoạn như vậy. Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.»

CácTỳ kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

«Trongcác loại hoa như hoa chiêm bặc,[36] hoa tu-ma-na[37] trên chưthiên giữa loài người, hoa bà-sư[38] là tối đệ nhất. Ởđây cũng lại như vậy, trong những công đức thiện củaba mươi bảy pháp đạo phẩm, hành không phóng dật là đệnhất tối tôn tối quý. Không phóng dật, Tỳ-kheo tu bốn chánhđoạn, tu nhiều bốn chánh đoạn? Ở đây, Tỳ-kheo, pháp tệác chưa sanh, tìm cầu phương tiện khiến không cho sanh, tâmkhông rời xa, hằng muốn khiến nó không sanh*. Pháp tệ ácđã sanh, tìm cầu phương tiện khiến diệt*, tâm không xa lìa,hằng muốn khiến diệt. Pháp [636a01] thiện chưa sanh, tìm cầuphương tiện khiến sanh. Pháp thiện đã sanh, tìm cầu phươngtiện khiến tăng nhiều, không để thoái thất, tu hành đầyđủ, tâm ý không quên. Như vậy, các Tỳ-kheo tu bốn chánhđoạn như vậy. Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.»

CácTỳ kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5[39]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc thắng xe lôngchim ra khỏi thành Xá-vệ đến tinh xá Kỳ-hoàn muốn hầuThế Tôn. Theo pháp thường, các vua có năm thứ nghi trượng.Vua bỏ hết sang một bên, đến trước Thế Tôn, đảnh lễsát chân rồi ngồi qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn bảo vua:

«Đạivương nên biết, thế gian có bốn hạng người xuất hiệnở đời. Những gì là bốn? Hoặc có người trước tối sausáng. Hoặc có người trước sáng sau tối. Hoặc có ngườitrước tối sau tối. Hoặc có người trước sáng sau sáng.[40]

«Thếnào là người trước tối sau sáng? Ở đây, hoặc có ngườisinh vào nhà ti tiện, như dòng Chiên-đà-la, dòng hàng thịt,[41]dòng thợ thuyền, hoặc sinh nhà dâm dật, hoặc không mắt,hoặc không chân tay, hoặc thường gót chân trần,[42] hoặccác căn thác loạn. Nhưng thân, miệng hành pháp thiện, ý nghĩpháp thiện. Người này gặp sa-môn, bà-la-môn, các bậc trưởnggiả, thường niệm lễ bái, không mất thời tiết, đứngdậy nghinh đón, đứng dậy tiễn đưa, trước cười sau nói,tuỳ thời cung cấp. Hoặc có lúc, gặp người ăn xin, hay sa-môn,bà-la-môn, người đi đường, người nghèo thiếu, nếu cótiền của thì đem giúp cho họ. Nếu không có của cải, ngườiđó đến nhà trưởng giả cầu xin giúp đỡ cho. Hoặc gặpngười khác giúp đỡ liền sinh lòng hoan hỷ hớn hở khôngtự chế. Người thân hành pháp thiện, miệng tu pháp thiện,ý nghĩ pháp thiện, thân hoại mạng chung sẽ sinh cõi thiện,trên trời. Giống như có người từ đất lên giường, từgiường lên ngựa, từ ngựa cỡi voi, từ voi vào giảng đường.Do vậy, nay Ta nói, người này trước tối sau sáng. Đại vương,như vậy, người này gọi là trước tối sau sáng.

«Thếnào là người trước sáng sau tối? Ở đây, hoặc có ngườisinh vào gia tộc lớn, hoặc dòng sát-lợi, dòng trưởng giả,[43]dòng bà-la-môn, nhiều của, nhiều báu vật vàng bạc, trânbảo, xa cừ, mã não, thuỷ tinh, lưu ly, tôi tớ, nô tì khôngthể kể hết; voi, ngựa, heo, dê, tất cả đầy đủ. Tướngmạo người này xinh đẹp như màu hoa đào, nhưng người nàylại thường ôm lòng tà kiến, tương ưng với biên kiến,có kiến chấp như vầy: ‹Không có bố thí, không có thọnhận, không có vật cúng thí cho tiền nhân,[44] cũng khôngcó quả báo thiện ác, cũng không có đời này đời sau, cũngkhông có người đắc đạo, đời không A-la-hán đáng thờkính, đời này đời sau có thể tác chứng.›[45]. Nếugặp Sa-môn, Bà-la-môn, họ liền nổi sân hận, không lòngcung kính. Nếu thấy người khác bố thí, lòng họ không vuivẻ; những tạo tác của thân, miệng, ý không quân bình.[46]Do tạo các hành vi phi pháp, người này thân hoại mạng chungsinh vào địa ngục. Giống như có người từ giảng đườngxuống voi, từ voi xuống ngựa, từ ngựa xuống giường, từgiường xuống đất. Vì thế, nên Ta nói người này nhưvậy Đại vương, nghĩa là người này trước sáng sau tối.

«Thếnào là người từ tối đến tối? Có người sinh nhà ti tiện,hoặc nhà Chiên-đà-la, hoặc nhà hàng thịt, hoặc nhà cùngcực thấp hèn. Người này đã sinh vào đây, có khi các cănắt không đủ, tướng mạo xấu xí, mà người này lại thườngôm tà kiến, có kiến chấp như vầy: ‹Không có đời này,đời sau, không Sa-môn, Bà-la-môn, cũng không người đắc đạo,cũng không A-la-hán đáng thờ kính, cũng không đời này đờisau có tác chứng.› Nếu gặp sa-môn, bà-la-môn, họ liềnnổi sân hận, không lòng cung kính. Nếu thấy người đếnbố thí, lòng không vui vẻ, những tác hành của thân, miệng,ý không bình đẳng, phỉ báng thánh nhân, huỷ nhục Tam tôn[47].Người đó đã không giúp tự mình bố thí, thấy người khácbố thí, lòng rất sân hận. Vì đã tạo hành sân nhuế, nênthân hoại mạng chung sinh vào địa ngục. Giống như ngườitừ tối đến tối, từ lửa bừng đến lửa bừng, bỏ trítới ngu. Do vậy mà nói, người này có thể gọi là trướctối sau tối. Đại vương nên biết, cho nên gọi người nàylà từ tối đến tối.

«Thếnào là người từ sáng đến sáng? Hoặc có người sinh vàonhà vọng tộc, hoặc dòng sát-lợi, hoặc nhà quốc vương,hoặc nhà đại thần, nhiều của, lắm vật báu không thểkể hết, mà người kia tướng mạo lại xinh đẹp như màuhoa đào, người này thường có chánh kiến, tâm không thácloạn. Người ấy có những chánh kiến này: ‹Có thí, cóphước, có người nhận, có báo quả thiện ác, có đời nàyđời sau, có Sa-môn, Bà-la-môn.› Vả lại, người này, nếugặp sa-môn, bà-la-môn khởi lòng cung kính, vui hiện nhan sắc.Tự thân thường thích bố thí, lại cũng khuyên người khiếnthực hành bố thí. Nếu ngày nào bố thí thì lòng thườnghớn hở không kiềm chế được. Họ thân hành thiện, miệnghành thiện, ý hành thiện, nên thân hoại mạng chung sinh vềcõi thiện. Giống như có người từ giảng đường đến giảngđường, từ cung đến cung. Do vậy mà nói, nay Ta nói ngườinày từ sáng đến sáng. Đại vương, đó là thế gian có bốnhạng người này.»

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Vuanên biết, người nghèo

Cótín, thích bố thí;

GặpSa-môn, Bà-la,

Cùngnhững người đáng thí;

Thườngđứng dậy đón, tiếp;

Lạikhuyên bảo chánh kiến;

Lúcthí, thật vui mừng;

Khôngtrái điều người xin.

Ngườikia là bạn tốt,

Quyếtkhông làm hạnh ác,

Thườngthích hành chánh kiến,

Haynghĩ cầu pháp thiện.

Đạivương như người kia,

Lúcchết, nơi sinh về,

Quyếtsinh trời Đâu-suất.

Trướctối mà sau sáng.

Nhưngười hết sức giàu,

Khôngtín, hay sân hận,

Lòngtham lam, khiếp nhược,

Tàkiến mà không đổi;

Gặpsa-môn, bà-la-môn,

Cùngnhững người ăn xin,

Thườngchửi mắng, nhiếc móc;

Tàkiến, nói không có;

Thấythí, nổi sân giận;

Khôngmuốn có người thí;

Ngườikia hành rất tệ,

Tạomọi nguồn gốc ác.

Nhữngngười kia như vậy,

Đếnkhi mạng sắp chết,

Sẽsinh vào địa ngục:

Trướcsáng mà sau tối.

Nhưcó người bần tiện,

Khôngtín, hay sân hận;

Tạomọi hành bất thiện;

Tàkiến không chánh tín;

Nếugặp vị sa-môn,

Cùngngười đáng thừa sự,

[637a0]Màluôn khinh huỷ họ;

Xantham không tín tâm;

Lúccho mà không vui;

Thấyngười cho cũng vậy.

Hànhvi người kia làm,

Khôngdẫn đến an vui.

Nhữnghạng người như vậy,

Chođến khi mạng chung

Sinhvào trong địa ngục:

Trướctối sau cũng tối.

Nhưngười rất có của;

Cótín, thích bố thí,

Chánhkiến, không niệm quấy,

Thườngthích cầu pháp thiện.

Nếuthấy các đạo sĩ,

Nhữngngười đáng bố thí,

Đứngdậy cung kính đón,

Họctập theo chánh kiến,

Khicho thật hoà vui,

Thườngniệm tưởng bình đẳng;

Bốthí không tiếc lẫn,

Khôngtrái với lòng người.

Ngườiấy sống[48] lương thiện,

Khôngtạo mọi phi pháp.

Nênbiết người như vậy,

Đếnkhi mạng sắp chết

Quyếtsinh chỗ tốt lành:

Trướcsáng mà sau sáng.

«Chonên Đại vương, hãy học trước sáng mà sau sáng, chớ nênhọc trước sáng mà sau tối. Đại vương, nên học điềunày như vậy.»
Saukhi vua Ba-tư-nặc đã nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, tôn giả A-nan đi đến chỗThế Tôn, đảnh lễ sát chân rồi đứng qua một bên. Sau đókhông lâu lại lấy hai tay sờ chân Như Lai, rồi dùng miệnghôn lên chân Như Lai, mà nói như vầy:

«Thânthể của đấng Thiên Tôn vì sao thế này? Thân nhăn quá vậy!Thân Như Lai không như xưa.»

ThếTôn bảo:

«Thậtvậy, A-nan, như những gì ông nói. Nay thân Như Lai, da thịtđã nhăn, thân thể hiện tại không như xưa. Sở dĩ như vậylà vì, phàm có thân thể là bị bệnh thúc ép. Đáng bệnh,chúng sanh bị bệnh vây khốn; đáng chết, chúng sanh bị chếtbức bách. Nay Như Lai tuổi đã suy vi, đã hơn 80.»
A-nannghe những lời này, buồn khóc nghẹn ngào không tự nén đượclời liền nói lời này:

«Thanôi! Sự già đã đến đây rồi!»

Bấygiờ, đã đến giờ, Thế Tôn khóac y mang bát vào thành Xá-vệkhất [637b01] thực. Thế Tôn đi khất thực, lần hồi đếncung vua Ba-tư-nặc. Trong lúc đó, trước cửa của vua Ba-tư-nặccó vài mươi chiếc xe hư cũ bị bỏ một bên. Tôn giả A-nanthấy những cỗ xe bị vất ở một bên như vậy, liền bạchThế Tôn:

«Đâylà những chiếc xe của vua Ba-tư-nặc. Ngày xưa, lúc mới làmthật là tinh xảo, nhưng ngày nay trông chúng cũng như màu gạchđá.»

ThếTôn bảo:

«Thậtvậy, A-nan, như những gì ngươi đã nói. Những chiếc xe nhưđang được thấy đây, xưa kia thật là tinh xảo, làm bằngvàng bạc. Ngày nay đã hư hỏng, không thể dùng được nữa.Vật bên ngoài còn hư hoại như vậy, huống chi là bên trong.»

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Ôi!Già, bệnh, chết này,

Hoạingười sắc cực thịnh.

Lúcđầu tâm hoan lạc,

Naybị chết bức bách.

Dùtuổi thọ trăm năm

Đềuqui về cái chết.

Khôngai thoát khổ này;

Hếtthảy về đường này.

Nhữnggì có trong thân,

Bịchết rượt đuổi đi.

Bốnđại ở bên ngoài

Đềuquay về gốc không.

Chonên cầu không chết,

Chỉcó về Niết-bàn;

Nơikhông chết không sinh

Đềukhông các hành này.

Bấygiờ, Thế Tôn liền tới chỗ vua Ba-tư-nặc. Vua Ba-tư-nặcbày biện đồ ăn thức uống cúng dường Thế Tôn. Thấy ThếTôn đã ăn xong, vua liền lấy một ghế nhỏ ngồi trướcNhư Lai, bạch Thế Tôn:

«Saovậy, Thế Tôn, hình thể của chư Phật đều là kim cương,mà cũng phải chịu già, bệnh, chết sao?»

ThếTôn bảo:

«Thậtvậy, Đại vương, như lời Đại vương. Như Lai cũng phảicó sinh, già, bệnh, chết. Nay Ta cũng là người, cha tên ChânTịnh, mẹ tên Ma-da, thuộc dòng Chuyển luân Thánh vương.»

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Phậthiện giữa loài người,

Chatên là Chân Tịnh,

Mẹtên Cực Thanh Diệu,

Dòngsát-lợi quyền quý.

Đườngchết thật là khốn

Đềukhông xét tôn ti.

ChưPhật còn không khỏi,

Huốngchi lại phàm phu.

[ 637c01]Bấygiờ, Thế Tôn nói kệ này cho vua Ba-tư-nặc:

Tếtự: tế lửa nhất;

Thithơ: tụng tối tôn;

Nhângian: vua là quý;

Cácsông: biển là đầu;

Cácsao: trăng trên hết;

Ánhsáng: mặt trời nhất.

Támphương, trên, dưới, giữa

Nơithế giới vận hành,

Trờicùng người thế gian:

NhưLai là tối tôn

Muốncầu phước lộc kia

Hãycúng dường Tam-Phật.[49]

ThếTôn nói kệ này rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi, trởvề tinh xá Kỳ-hoàn, đến chỗ ngồi mà ngồi.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

«Cóbốn pháp được người thế gian ái kính. Thế nào là bốn?Tuổi trẻ tráng niên được người thế gian ái kính; khôngcó bệnh đau được người ái kính; tuổi thọ được ngườiái kính; ân ái tụ hợp được người ái kính. Tỳ-kheo, đógọi là có bốn pháp được mọi người thế gian ái kính.

«Lạinữa Tỳ-kheo, lại có bốn pháp không được người thế gianái kinh. Thế nào là bốn? Tỳ-kheo nên biết, tuổi trẻ trángniên đến lúc già bệnh, người đời không thích; ngườikhông bệnh sau lại mắc bệnh, người đời không thích; đượctuổi thọ mà sau lại mạng chung, người đời không thích;ân ái hội hợp sau lại chia lìa. Đó là những điều ngườiđời không thích. Tỳ-kheo, đó gọi là có bốn pháp cùng đờixoay chuyển. Chư thiên, người đời cho đến Chuyển luân Thánhvương, chư Phật, Thế Tôn cùng có pháp này. Tỳ-kheo, đólà thế gian có bốn pháp này cùng đời xoay chuyển. Nếu khôngbiết bốn pháp này, phải chịu lưu chuyển trong sinh tử, xoaytròn trong năm đường. Thế nào là bốn? Giới Thánh hiền,tam muội Thánh hiền, trí tuệ Thánh hiền, giải thoát Thánhhiền. Tỳ-kheo, đó là có bốn pháp này mà ai không giác tri,thì phải thụ nhận bốn pháp trên. Nay Ta cùng các ngươi nhờgiác tri bốn pháp Thánh hiền này mà đoạn gốc sinh tử khôngcòn tái sinh đời sau. Như nay thân thể Như Lai suy già, phảichịu báo suy hao này. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu Niết-bànvĩnh tịch này, không sinh, không già, không bệnh, không chết;ân ái biệt ly, thường niệm tưởng biến dịch vô thường.Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.»

CácTỳ kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, [638a01] hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc ra lệnh quanphụ tá sửa soạn xe lông chim. Vua muốn ra xem đất, giảngđường, ngoài thành Xá-vệ. Trong lúc đó, mẹ vua[50] Ba-tư-nặcvừa qua đời. Bà sống đến một trăm tuổi, rất là suy yếu,vua rất tôn kính nhớ thương chưa từng rời mắt. Lúc đó,bên cạnh vua Ba-tư-nặc có đại thần tên Bất-xà-mật, tàicao cái thế, được mọi người tôn trọng. Đại thần suynghĩ: “Mẹ của vua Ba-tư-nặc này vừa đúng tuổi trăm, hômnay mạng chung. Nếu nghe được vua rất lo sầu, quên ăn bỏuống mà bị bệnh nặng. Nay ta phải tìm cách nào khiến vuakhông lo sầu cũng không bị bệnh.”

Bấygiờ, đại thần chuẩn bị năm trăm voi trắng, năm trăm ngựatốt; lại cách đặt năm trăm lính bộ, năm trăm kỹ nữ,năm trăm lão mẫu, năm trăm bà-la-môn, và có năm trăm sa-môn;lại chuẩn bị năm trăm bộ y phục, năm trăm thứ trân bảolàm cỗ quan tài lớn đẹp cho người chết, vẽ vời thậtlà tinh xảo; treo phướn lọng, trổi kỹ nhạc, không thểkể hết được, rồi đưa ra khỏi thành Xá-vệ. Lúc đó,vì có chút việc, vua Ba-tư-nặc trở vào lại trong thành. Từxa, vua nhìn thấy có người chết, hỏi tả hữu:

«Đâylà ai mà cúng dường đến thế?»

Bất-xà-mậttâu:

«Trongthành Xá-vệ này có mẹ Trưởng giả vô thường. Đó là vậtdụng của họ.»

Vualại hỏi:

«Nhữngvoi, ngựa, xe cộ này lại dùng để làm gì?»

Đạithần tâu:

«Nămtrăm lão mẫu này, dùng để dâng lên vua Diêm-la để chuộcmạng.»

Vualiền cười và nói:

«Đâylà cách của người ngu. Mạng cũng khó mà giữ, làm sao cóthể đổi được? Như có người rơi vào miệng cá ma-kiệt,muốn mong thoát ra lại thật khó được. Ở đây cũng vậy,đã rơi vào chỗ vua Diêm-la, muốn cầu ra khỏi thì thật khócó thể được.»

«Nămtrăm kỹ nữ này cũng dùng để chuộc mạng.»

Vuabảo:

«Điềunày cũng khó được.»

Đạithần tâu:

«Nếunhững kỹ nữ này không thể được, thì sẽ dùng cách khácđể chuộc.»

Vuabảo:

«Điềunày cũng khó được.»

Đạithần tâu:

«Nếuđiều này không thể được, thì phải dùng năm trăm trânbảo để chuộc.»
Vuabảo:

«Điềunày cũng khó [638b01] được.»

Đạithần tâu:

«Nếuđiều này không thể được, thì dùng năm trăm y phục đểchuộc.»
Vuabảo:

«Điềunày cũng khó được.»

Đạithần tâu:

«Nếuy phục này không thể được, thì phải dùng chú thuật củanăm trăm bà-ma-môn này làm chú thuật để lấy lại.»

Vuabảo:

«Điềunày cũng khó được.»

Đạithần tâu:

«Nếunăm trăm bà-la-môn này không thể được, thì lại phải đemnhững vị sa-môn tài cao thuyết pháp này để chuộc.»

Vuabảo:

«Điềunày cũng không thể được.»

Đạithần tâu:

«Nếuthuyết pháp không thể được, thì sẽ tập họp binh chúnggây trận đánh lớn để chiếm lại.»

Lúcnày, vua Ba-tư-nặc cười lớn mà nói:

«Đâylà cách của người ngu, vì đã rơi vào miệng cá ma-kiệt,thì quyết không thoát được.”

Vuanói tiếp:

«Ngươinên biết, có gì sinh mà không chết ư?»

Đạithần tâu:

«Điềunày thật không thể được.»

Vuabảo:

«Thậtkhông thể được, chư Phật cũng dạy: ‹Phàm có sinh thìcó chết, mạng cũng khó được.›»

Lúcđó, Bất-xà-mật quỳ tâu vua:

«Chonên, Đại vương chớ quá sầu lo. Tất cả chúng sanh đềuqui về cái chết.»
Vuabảo:

«Saota phải sầu lo?»

Đạithần tâu vua:

«Vuanên biết, hôm nay, mẹ Đại vương đã mất.»

Chonên, vua Ba-tư-nặc nghe những lời này xong, thở dài tám chínlần, rồi bảo đại thần:

«Lànhthay, như những gì ông nói, là hay biết dùng phương tiệnkhéo léo.»

Sauđó, vua Ba-tư-nặc trở vào thành, sắm sửa các thứ hươnghoa cúng dường vong mẫu. Cúng dường vong mẫu xong, liền trởlại xe, đến chỗ Thế Tôn. Đến nơi, đảnh lễ sát chânPhật, rồi ngồi qua một bên. Bấy giờ, Thế Tôn hỏi:

«Đạivương, vì sao người dính đầy bụi bặm?»

Vuabạch Thế Tôn:

«Mẹcon qua đời, vừa đưa ra ngoài thành. Nay con đến chỗ ThếTôn để hỏi lý do ấy. Lúc còn sống, mẹ con trì giới tinhtấn, thường tu pháp thiện, tuổi vừa một trăm, nay đã quađời, nên đến chỗ Thế Tôn. Nếu con phải đem voi để muamạng được, con cũng sẽ dùng voi để mua. Nếu phải dùngngựa để chuộc mạng được, con cũng sẽ dùng ngựa đểchuộc. Nếu phải dùng xe cộ để chuộc mạng được, consẽ dùng xe cộ để chuộc. Nếu phải dùng vàng bạc trânbảo để chuộc được, con cũng sẽ dùng vàng bạc trân bảođể chuộc. Nếu phải dùng nô bộc, tôi tớ, thành quách,đất nước để chuộc mạng được, thì con cũng sẽ dùngnô bộc, tôi tớ, thành quách, đất nước để chuộc. Nếuphải dùng nhân dân đất nước Ca-thi[51] để [638c01] chuộcmạng được, con cũng sẽ dùng nhân dân đất nước Ca-thiđể chuộc, không để cho mạng mẹ con mất»

ThếTôn bảo:

«Đạivương, chớ quá lo sầu, vì tất cả chúng sanh đều qui vềcái chết. Tất cả mọi pháp đều biến dịch. Cho nên, nếumuốn không biến dịch, quyết không có việc này. Đại vươngnên biết, pháp của thân người giống như nắm tuyết, tấtsẽ tan chảy. Cũng như nắm đất, rồi cũng vỡ vụn, khôngthể giữ lâu; Cũng như quáng nắng,[52] huyễn hoá, hư nguỵkhông thật; cũng như nắm tay không, dùng để gạt con nít.Cho nên, Đại vương, chớ mang sầu lo, trông cậy vào thânnày. Đại vương nên biết, có bốn điều rất sợ hãi này,sẽ mang đến thân này không thể ngăn che được, cũng khôngthể dùng ngôn ngữ, chú thuật, thuốc men, phù thư để cóthể trừ khử. Những gì là bốn? Một là già làm bại hoạitráng niên khiến không nhan sắc. Hai là bệnh làm bại hoạihết người không bệnh. Ba là chết làm bại hoại hết mạngcăn. Bốn là vật hữu thường trở về vô thường.

«Đạivương, có bốn pháp này không thể ngăn che được, không dùngsức để hàng phục. Đại vương nên biết, giống như bốnhướng có bốn núi lớn, từ bốn hướng dồn ép đến chúngsanh, chẳng phải sức để loại bỏ. Cho nên, này Đại vương,chẳng phải vật kiên cố, không thể nương tựa. Do đó, Đạivương nên dùng pháp để cai trị, chớ nên dùng phi pháp. Vuacũng không còn bao lâu sẽ đến biển sinh tử. Vua cũng nênbiết những người dùng pháp để cai trị, thân hoại mạngchung sẽ sinh về nơi thiện, trên trời. Nếu người nào dùngphi pháp để cai trị, thân hoại mạng chung sẽ sinh vào địangục. Cho nên, này Đại vương, nên dùng pháp để cai trị,chớ nên dùng phi pháp. Đại vương, hãy học điều này nhưvậy.»

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc, bạch Thế Tôn:

«Phápnày có tên là gì? Nên phụng hành thế nào?»

ThếTôn bảo:

«Phápnày tên là trừ sầu ưu.»
Vuabạch Phật:

«Thậtvậy, Thế Tôn, sở dĩ như vậy, vì con nghe pháp này rồi,mọi sầu lo có được hôm nay đã trừ. Thế Tôn, việc đấtnước bề bộn, con muốn trở về cung.»
ThếTôn bảo:

«Nênbiết đúng thời.»

VuaBa-tư-nặc liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sátchân, rồi lui đi.

VuaBa-tư-nặc sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
[639a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

«NayTa không những chỉ tối tôn trong hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni,Thanh tín sĩ, Thanh tín nữ, mà còn tối tôn đến cả trongloài người. Nay có bốn pháp mà Ta, ở giữa chúng bốn bộ,chư thiên và loài người, tự mình giác tri, tự thân tác chứng.Những gì là bốn? Một là, tất cả các hành đều vô thường,mà Ta, ở giữa chúng bốn bộ, chư thiền và loài người,tự mình giác tri, tự thân tác chứng. Hai là, tất cả cáchành khổ. Ba là tất cả các hành vô ngã. Bốn là Niết-bàntịch tĩnh, mà Ta, ở giữa chúng bốn bộ, chư thiền và loàingười, tự mình giác tri, tự thân tác chứng. Này Tỳ-kheo,đó gọi là bốn pháp mà Ta, ở giữa chúng bốn bộ, chư thiềnvà loài người, tự mình giác tri, tự thân tác chứng.»

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ làm theo.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ, cùng với chúng năm trăm đại Tỳ-kheo.Lúc ấy, Thế Tôn muốn đến thành La-duyệt hạ an cư. Xa-lợi-phấtcũng muốn đến thành La-duyệt hạ an cư, và một nghìn haitrăm năm mươi đệ tử đều muốn thành La-duyệt hạ an cư.Nhưng Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên hạ an cư xong sẽ nhậpNiết-bàn.

Saukhi Thế Tôn dẫn các Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liênv.v… đến Ca-lan-đà trong vườn Trúc, thành La-duyệt, hạan cư xong. Bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá-lợi-phất:

«Naymột nghìn hai trăm năm mươi đệ tử vì các ông mà hạ ancư nơi này. Nhưng Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên sắpdiệt độ. Thế nào, Xá-lợi-phất, thầy có thể vì các Tỳ-kheonói diệu pháp không? Ta nay đau lưng, muốn nghỉ một chút»

Xá-lợi-phấtthưa:

«Kínhvâng, Thế Tôn!»

Bấygiờ, Thế Tôn tự mình gấp tăng-già-lê[53], nằm nghiêng hôngphải, hai bàn chân chồng lên nhau, để tâm nơi ánh sáng. Khiấy, Tôn giả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo:

«Lúctôi mới thọ giới, trải qua nửa tháng, chứng đắc bốnbiện tài, tự thân tác chứng, đầy đủ nghĩa lý.[54] Naytôi sẽ phân biệt nói rõ ý nghĩa cho các thầy biết, phânbiệt rõ ràng. Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ!»

CácTỳ-kheo thưa:

«Thưavâng!»

CácTỳ-kheo vâng theo lời của Xá-lợi-phất. Xá-lợi-phất hỏi:

«Nhữnggì là bốn biện tài tôi đã chứng được? Đó là nghĩa biện,tôi do đây mà chứng được;[55] là pháp biện,[56] tôi do đâymà chứng được; là ứng biện,[57] tôi do đây mà chứng được;là tự biện,[58] (tôi do đây mà chứng được).[59]

“Naytôi sẽ phân biệt rộng nghĩa của chúng. Nếu chúng bốn bộcó ai hồ nghi, bây giờ có thể hỏi tôi nghĩa của chúng.Nếu các Hiền giả đối với bốn thiền mà có ai hồ nghi,hoặc các Hiền giả đối với bốn vô lượng tâm* mà cóai hồ nghi có thể hỏi, nay tôi sẽ nói. Nếu các Hiền giảđối với bốn chánh đoạn mà có ai hồ nghi có thể hỏitôi về nghĩa, nay tôi sẽ nói; hoặc đối với bốn thầntúc, bốn niệm xứ*, bốn đế mà có ai hồ nghi, nên đếnhỏi tôi về nghĩa, nay tôi sẽ nói. Nay nếu không ai hỏi,sau có hối cũng vô ích. Nay cũng nên hỏi tôi về những phápsâu xa, cùng những sở của Thế Tôn Vô sở trước, Đẳngchánh giác, tôi sẽ nói cho. Nếu không hỏi, sau chớ có hối.»

Bấygiờ, Tôn giả đại Mục-kiền-liên, đã đến giờ, đắpy, cầm bát vào thành La-duyệt khất thực. Các phạm-chí chấptrượng[60] từ xa trông thấy Mục-liên đến, bảo nhau rằng:“Đây là một trong những đệ tử Sa-môn Cù-đàm, không aihơn người này. Chúng ta cùng nhau bao vây đánh chết đi.”Các phạm-chí kia liền bao vây, dùng gạch đá đánh chết rồibỏ đi. Thịt xương thân thể không nơi nào không nát hết,đau đớn khổ não quá không thể kể được. Khi Đại Mục-kiền-liênnghĩ thầm: “Các phạm-chí này vây ta, đánh xương thịt nátnhừ rồi bỏ ta mà đi. Nay thân thể ta không nơi nào khôngbị đánh, vô cùng đau nhức, lại không còn khí lực sao trởvề Trúc viên được. Nay ta có thể dùng thần túc trở vềtinh xá.” Rồi Mục-liên liền dùng thần túc trở về tinhxá, đến chỗ Xá-lợi-phất, ngồi xuống một bên. Tôn giảđại Mục-kiền-liên nói với Xá-lợi-phất:

«Cácphạm-chí chấp trượng này vây tôi đánh xương thịt náthết, thân thể đau nhức thật không thể chịu được. Naytôi muốn vào Niết-bàn nên đến từ giả thầy.»

Xá-lợi-phấtnói:

«Trongđệ tử Thế Tôn, thầy thần túc đệ nhất, có đại oailực. Sao không dùng thần túc mà tránh?»

Mục-liênđáp:

«Hànhvi mà tôi đã làm trước kia thật là sâu nặng, khi đòi hỏiphải thọ báo thì quyết không thể tránh. Không phải ẩntrong hư không mà có thể tránh được báo ứng này. Hôm nay,thân thể tôi thật là đau nhức, nên đến từ giả thầyđể nhập Niết-bàn.»
[639c01]Xá-lợi-phất nói:

«NhữngTỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nào mà tu bốn thần túc, phần nhiều diễnrộng nghĩa của nó, theo ý người đó muốn, trụ lại mộtkiếp hay hơn một kiếp, cho đến không diệt độ. Vì sao thầykhông trụ, mà diệt độ?»

Mục-kiền-liênnói:

«Thậtvậy, Xá-lợi-phất, Như Lai dạy, nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ninào tu bốn thần túc, muốn sống thọ trải qua nhiều kiếp,cũng có thể được. Nếu Như Lai chỉ trụ một kiếp, tôicũng trụ vậy. Nhưng hiện tại Thế Tôn không còn bao lâusẽ nhập Bát-niết-bàn. Thọ mạng các loài chúng sanh rấtngắn. Lại nữa, tôi không nỡ khi nhìn Thế Tôn vào Bát-niết-bàn.Bây giờ thân thể tôi thật là đau đớn, nên tôi muốn nhậpBát-niết-bàn.›»

Bấygiờ, Xá-lợi-phất nói Mục-liên:

«Naythầy chờ một chút, tôi sẽ diệt độ trước.»

Mục-liênim lặng không đáp. Lúc đó Xá-lợi-phất đi đến chỗ ThếTôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Xá-lợi-phấtbạch Thế Tôn:

«Naycon muốn diệt độ. Cúi xin cho phép.»

Lúcđó, Thế Tôn im lặng không đáp. Xá-lợi-phất ba lần bạchThế Tôn:

«Naylà lúc thích hợp, con muốn nhập Bát-niết-bàn.»

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Xá-lợi-phất:

«Tạisao, nay thầy không trụ một kiếp hay hơn một kiếp?»

Xá-lợi-phấtbạch Thế Tôn:

«Tựthân con nghe, tự thân vâng lãnh lời của Thế Tôn, rằng thọmạng các loài chúng sanh rất ngắn, thọ nhất bất quá trămnăm. Vì thọ mạng chúng sanh ngắn nên tuổi thọ Như Lai cũngngắn. Nếu tuổi thọ Như Lai sẽ một kiếp, tuổi thọ củacon cũng sẽ một kiếp.»

ThếTôn bảo:

«Nhưlời Xá-lợi-phất, vì mạng chúng sanh ngắn, nên thọ mạngcủa Như Lai cũng ngắn. Nhưng điều này cũng lại không thểluận bàn. Sở dĩ như vậy là vì, a-tăng-kỳ kiếp lâu xa vềtrước, có Phật tên Thiện Niệm Thệ Nguyện Như Lai, ChíCchơn, Đẳng chánh giác xuất hiện ở đời. Tuổi thọ conngười vào lúc bấy giờ là tám vạn năm, không có ai chếtyểu giữa chừng. Đức Như Lai Thiện Niệm Thệ Nguyện kiangay lúc thành Phật, liền hôm đó hoá làm vô lượng Phật,an lập vô lượng chúng sanh hành theo ba thừa, có người trụvào địa vị bất thối chuyển; lại an lập vô lượng chúngsanh nơi bốn chủng tánh; lại an lập vô lượng chúng sanhvào cung Tứ thiên vương, Diễm thiên, Đâu-suất thiên, Hoátự tại thiên, Tha hoá tự tại thiên, Phạm-ca-di thiên, Dụcthiên, Sắc thiên, Vô sắc thiên, và cũng ngày hôm đó ở trongVô dư Niết-bàn giới mà nhập Bát-niết-bàn. [640a01]. Nhưngnay, Xá-lợi-phất nói vì tuổi chúng sanh ngắn nên thọ mạngNhư Lai cũng ngắn.

«Thếnào, Xá-lợi-phất, thầy nói rằng ‘Như Lai trụ một kiếphayhơn một kiếp, con cũng trụ một kiếp hay hơn một kiếp.’Nhưng chúng sanh lại không thể biết thọ mạng Như Lai ngắnhay dài. Xá-lợi-phất nên biết, Như Lai có bốn sự khôngthể nghĩ bàn, chẳng phải điều mà Tiểu thừa có thể biết.Thế nào là bốn? Thế giới không thể nghĩ bàn; chúng sanhkhông thể nghĩ bàn; long cung không thể nghĩ bàn; cảnh giớiPhật độ không thể nghĩ bàn. Này Xá-lợi-phất, đó gọilà có bốn việc không thể nghĩ bàn.»

Xá-lợi-phấtthưa:

«Thậtvậy, Thế Tôn! Có bốn sự không thể nghĩ bàn: thế giới,chúng sanh, long cung, Phật độ, thật không thể nghĩ bàn. Nhưngtrong một thời gian dài con nghĩ rằng Phật Thích-ca Văn cuốicùng không trụ một kiếp. Lại nữa, chư thiên đến chỗcon, bảo con rằng: ‘Phật Thích-ca Văn không ở đời lâudài, khi tuổi vào tám mươi.’ Vậy nay, Thế Tôn không cònbao lâu sẽ nhập Niết-bàn. Nay con không cam nhìn Thế Tôn nhậpBát-niết-bàn. Vả lại, chính con nghe từ Như Lai dạy rằng:‘Các đệ tử thượng túc của chư Phật quá khứ, tươnglai, hiện tại đều nhập Bát-niết-bàn trước, sau đó Phậtmới nhập Bát-niết-bàn, và đệ tử cuối cùng cũng nhậpBát-niết-bàn trước, sau đó không lâu Thế Tôn sẽ diệtđộ.’ Nguyện xin Thế Tôn cho phép con diệt độ.»

ThếTôn bảo:

«Nếuthời gian thích hợp.»

Xá-lợi-phấtliền ngồi trước Như Lai, chánh thân, chánh ý, buộc niệmở trước mà vào sơ thiền. Từ sơ thiền khởi, lại vàonhị thiền. Từ nhị thiền khởi, lại vào tam thiền. Từtam thiền khởi, lại vào tứ thiền. Từ tứ thiền khởi,lại vào không xứ, thức xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởngphi phi tưởng xứ. Từ hữu tưởng vô tưởng khởi, vào diệttận định. Từ diệt tận định khởi, vào phi tưởng phiphi tưởng xứ. Từ phi tưởng phi phi tưởng xứ khởi, vàovô sở hữu xứ, thức xứ, không xứ. Từ không xứ khởi,vào đệ tứ thiền. Từ đệ tứ thiền khởi, vào đệ tamthiền. Từ đệ tam thiền khởi, vào đệ nhị thiền. Từđệ nhị thiền khởi, vào sơ thiền. Từ sơ thiền khởi,vào đệ nhị thiền. Từ đệ nhị thiền khởi, vào đệ tamthiền. Từ đệ tam thiền khởi, vào đệ tứ thiền. Khi Tôngiả Xá-lợi-phất từ tứ thiền khởi, bảo các Tỳ-kheo:

«Đâygọi là định sư tử phấn tấn.»

Lúcnày, các Tỳ-kheo khen ngợi rằng:

«Chưatừng có, thật là kỳ [640b01] diệu. Tôn giả Xá-lợi-phấtnhập định nhanh chóng như vậy!»

Bấygiờ, Xá-lợi-phất từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sátchân Thế Tôn, rồi lui đi. Khi ấy, có số đông Tỳ-kheo đitheo sau Xá-lợi-phất. Xá lợi-phất quay lại bảo:

«ChưHiền, các vị muốn đi đâu?»

CácTỳ-kheo đáp:

«Chúngtôi muốn được cúng dường xá-lợi Tôn giả.»

Xá-lợi-phấtbảo:

«Thôi,thôi, các Hiền giả! Vậy gọi là cúng dường rồi. Tôi đãcó Sa-di đủ để cúng dường rồi. Các vị hãy về lại chỗmình, tư duy hoá đạo, khéo tu phạm hạnh, hết sạch khổnạn. Như Lai ra đời rất khó gặp được. Thật lâu mớihiện, giống như hoa Ưu-đàm-bát thật lâu mới nở. Như Laicũng lại như vậy, ức kiếp mới hiện ra. Thân người cũnglại khó được. Có tín thành tựu lại cũng khó được. Muốnmong xuất gia học pháp Như Lai cũng lại khó được. Muốncho tất cả các hành không diệt tận, điều này cũng khóđược. Hãy diệt tận ái dục, không còn dư tàn, Niết-bàndiệt tận.

“Naycó bốn pháp mà Như Lai đã nói. Những gì là bốn? Tất cảcác hành vô thường, đó gọi là pháp thứ nhất mà Như Laiđã nói. Tất cả các hành là khổ, đó gọi là pháp thứhai mà Như Lai đã nói. Tất cả các hành vô ngã, đó gọilà pháp thứ ba mà Như Lai đã nói. Niết-bàn là vĩnh tịch,đó gọi là pháp thứ tư mà Như Lai đã nói.

«Nàycác Hiền giả, đó gọi là bốn pháp mà Như Lai đã nói.»

Bấygiờ, các Tỳ-kheo đều cùng rơi lệ:

«Xá-lợi-phất,nay sao diệt độ nhanh như vậy!»

Tôngiả Xá-lợi-phất bảo các Tỳ-kheo:

«Thôi,thôi, các Hiền giả chớ lo sầu. Pháp biến dịch mà muốnkhiến không biến dịch, thì việc này không thể. Núi Tu-dicòn có biến đổi vô thường, huống là cái thân hạt cải.Tỳ-kheo Xá-lợi-phất mà thoát khỏi tai hoạn này sao? Thânkim cương của Như Lai không bao lâu cũng sẽ nhập Bát-niết-bàn,huống chi là thân tôi. Vậy các thầy hãy tu hành pháp nàythì sẽ được hết khổ.»

Bấygiờ, Tôn giả Xá-lợi-phất về đến tinh xá, đến rồi thucất y bát, ra khỏi Trúc viên trở về nơi sinh quán. Tôn giảXá-lợi-phất khất thực lần hồi đến nước Ma-sấu.[61]Lúc này, Tôn giả Xá-lợi-phất về sống tại Ma-sấu nơiNgài đã sinh ra, thân mang bệnh tật thật là đau nhức. Khiấy, chỉ có Sa-di Quân-đầu[62] hầu hạ, trông nom dọn dẹpcác thứ bất tịnh, đem lại sạch sẽ. Bấy giờ, Thích Đề-hoànNhân biết tâm niệm Xá-lợi-phất, khoảnh khắc giống nhưco duỗi cánh tay của lực sĩ, biến mất khỏi trời Tam thậptam, xuất hiện trong tinh xá Xá-lợi-phất. Đến nơi, đảnhlễ sát chân, rồi dùng hai tay sờ chân Xá-lợi-phất, tựxưng tên họ mà nói rằng:

«Tôilà Đế Thích, vua của Trời.»

Xá-lợi-phấtnói:

«Vuisướng thay, cầu mong Thiên Đế thọ mạng vô cùng!»

ThíchĐề-hoàn Nhân đáp:

«Naytôi muốn cúng dường xá-lợi Tôn giả.[63]»

Xá-lợi-phấtnói:

«Thôi,thôi, Thiên Đế! Vậy là cúng dường rồi. Cầu mong chư thiênthanh tịnh, A-tu-la, rồng, quỷ cùng chúng chư thiên cũng vậy.[64]Nay tôi đã có Sa-di, đủ để sai khiến.»

ThíchĐề-hoàn Nhân lần thứ ba bạch Xá-lợi-phất:

«Naytôi muốn tạo phước nghiệp, chớ làm trái nguyện. Nay muốncúng dường xá-lợi Tôn giả.»

Xá-lợi-phấtim lặng không trả lời. Thích Đề-hoàn Nhân đích thân đổphẩn, không từ hiềm khổ. Ngay đêm hôm đó Tôn giả Xá-lợi-phấtnhập Bát-niết-bàn. Bấy giờ, mặt đất này chấn độngsáu cách, có âm vang lớn. Chư thiên mưa hoa, trổi lên kỹnhạc. Chư thiên đầy khắp hư không. Chư thiên thần diệucũng rải hoa câu-mâu-đầu, hoặc dùng hương bột chiên-đànrải lên trên. Lúc này, Tôn giả Xá-lợi-phất đã diệt độ,chư thiên ở giữa hư không đều bi thương, khóc lóc khôngkiềm chế được. Cũng lại như vậy, bấy giờ, Dục thiên,Sắc thiên, Vô sắc thiên ở giữa hư không, tất cả đềurơi lệ giống như mưa phùn, hoà xướng mùa xuân: “Nay Tôngiả Xá-lợi-phất nhập Bát-niết-bàn sao mà chóng thế!”

Bấygiờ, Thích Đề-hoàn Nhân gom góp tất cả các loại hươngmà thiêu thân Tôn giả Xá-lợi-phất; cúng dường các thứxong, thâu nhặt xá-lợi, cùng y bát trao lại Sa-di Quân-đầuvà bảo:

«Đâylà xá-lợi cùng y bát của Thầy Ông. Hãy đem dâng Thế Tôn.Đến nơi, đem nhân duyên này bạch đầy đủ Thế Tôn. NếuNgài có dạy điều gì thì cứ theo đó mà làm theo.»

Quân-đầuđáp:

«Thậtvậy, Câu-dực.»

Sa-diQuân-đầu mang y bát cùng xá-lợi đến chỗ A-nan, bạch A-nan:

«Thầycon đã diệt độ. Nay mang y bát cùng xá-lợi đến dâng lênThế Tôn.» Sau khi thấy, A-nan liền rơi lệ và nói:

«Ôngvới ta [641a01] cùng đến chỗ Thế Tôn, đem nhân duyên nàycùng bạch lên Thế Tôn. Nếu Thế Tôn dạy điều gì thì chúngta sẽ làm theo vậy.»

Quân-đầuđáp:

«Thưavâng, Tôn giả.»

RồiA-nan dẫn Sa-di Quân-đầu đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sátchân, bạch Thế Tôn:

«Sa-diQuân-đầu này đến chỗ con, thưa con rằng: ‘Thầy con đãdiệt độ. Nay đem y bát dâng lên Như Lai.’ Hôm nay tâm ýcon phiền não, tánh chí hoang mang, không còn biết gì. Nghe Tôngiả Xá-lợi-phất nhập Bát-niết-bàn, con thương tâm buồnbã.»

ThếTôn bảo:

«Thếnào, A-nan, Tỳ-kheo Xá-lợi-phất nhập Bát-niết-bàn với thângiới ư?»

A-nanthưa:

«Chẳngphải vậy, Thế Tôn.»

ThếTôn bảo:

«Thếnào, A-nan, diệt độ với thân định, thân tuệ, thân giảithoát, thân giải thoát sở kiến sao?»[65]

A-nanbạch Phật:

«Tỳ-kheoXá-lợi-phất không diệt độ với giới thân, định thân,tuệ thân, giải thoát thân, giải thoát sở kiến thân. NhưngTỳ-kheo Xá-lợi-phất thường hay giáo hoá, thuyết pháp khôngbiết chán, và giáo giới cho các Tỳ-kheo cũng không biết chán.Nay con nhớ ân sâu quá nhiều này của Xá-lợi-phất, cho nênưu sầu vậy.»

ThếTôn bảo:

«Thôi,thôi, A-nan! Chớ ôm lòng sầu ưu. Vật không thường, muốncòn mãi, việc này không thể. Phàm có sinh thì có chết. Thếnào, A-nan, chư Phật quá khứ đều chẳng phải diệt độsao? Giống như cây đèn, dầu hết thì tắt. Như từ Bảo TạngĐịnh Quang đến nay, bảy Phật cùng các đệ tử đều chẳngphải nhập Bát-niết-bàn sao? Cũng vậy, Bích-chi-phật nhưThẩm Đế, Cao Xưng, Viễn Văn, Ni-sa, Ưu-ni-bát-sa, Già-la, Ưu-bát-già-la,[66]các Bích-chi-phật nơi đây đều chảng phải đã diệt độsao? Thánh vương đầu tiên của đại quốc tên là Thiện DuyệtMa-ha-đề-bà thuộc hiền kiếp, cũng như Chuyển luân Thánhvương hiện tại, há chẳng phải đều nhập Bát-niết-bànsao?»

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Tấtcả hành vô thường.

Cósinh tất có chết.

Khôngsinh thì không diệt;

Diệtnày tối đệ nhất.[67] *[68]

ThếTôn bảo A-nan:

«Nayngươi mang xá lợi của Xá-lợi-phất lại phải không?»

A-nanthưa:

«Thậtvậy, Thế Tôn!»

Bấygiờ, A-nan trao xá-lợi đến tay Thế Tôn. Thế Tôn tay cầmxá-lợi rồi bảo các Tỳ-kheo:

«Đâylà xá-lợi của Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, bậc trí tuệ, thôngminh, tài cao trí lớn, ngần này loại trí: trí không thể cùng,trí không bờ đáy, có trí nhanh nhạy, có trí nhẹ nhàng, cótrí sắc bén, có trí thật sâu, có trí thẩm sát.[69] Đó làngười ít muốn, biết đủ, thích nơi nhàn tịnh, ý chí dõngmãnh, việc làm không loạn, tâm không khiếp nhược, thườngnhẫn nhục, trừ bỏ pháp ác, thể tánh nhu hoà, không thíchtranh tụng, thường tu tinh tấn, hành tam-muội, tập trí tuệ,niệm giải thoát, tu hành thân tri kiến giải thoát.

«Tỳ-kheonên biết, giống như đại thọ mà không có cành. Nay trongTăng Tỳ-kheo, Như Lai là đại thọ. Tỳ-kheo Xá-lợi-phấtđã diệt độ, Ta giống như cây không cành. Nếu Tỳ-kheo Xá-lợi-phấtđi đến địa phương nào, địa phương đó gặp được đạihạnh, nói rằng ‘Xá-lợi-phất nghỉ lại ở địa phươngnày.’ Sở dĩ như vậy là vì, Tỳ-kheo Xá-lợi-phất thườnghay luận đàm cùng với các dị học ngoại đạo, không aimà không bị hàng phục.»

ĐạiMục-kiền-liên sau khi nghe Xá-lợi-phất diệt độ, liền dùngthần túc đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, đứng quamột bên, rồi Đại Mục-kiền-liên bạch Thế Tôn:

«Tỳ-kheoXá-lợi-phất, nay đã diệt độ. Nay con cũng muốn từ giãThế Tôn để diệt độ.»

Bấygiờ, Thế Tôn im lặng không trả lời. Như vậy, tôn giảlại bạch Thế Tôn lần thứ ba:

«Conmuốn diệt độ.»

Bấygiờ, Thế Tôn cũng lại im lặng không trả lời. Mục-liênthấy Thế Tôn im lặng không trả lời, liền lễ sát chânThế Tôn rồi lui đi, về đến tinh xá thâu cất y bát, ra khỏithành La-duyệt, tự về nơi [641c01] sinh quán. Khi ấy, có sốđông Tỳ-kheo theo sau Tôn giả Mục-liên đến thôn Ma-sấu.Khi trú tại đây, Mục-liên mang trọng bệnh.

Bấygiờ, Mục-liên tự thân trải toà giữa đất trống mà ngồi,nhập sơ thiền. Từ sơ thiền khởi, nhập đệ nhị thiền.Từ đệ nhị thiền khởi, nhập đệ tam thiền. Từ đệ tamthiền khởi, nhập đệ tứ thiền. Từ tứ thiền khởi, nhậpkhông xứ. Từ không xứ khởi, nhập thức xứ. Từ thức xứkhởi, nhập vô sở hữu xứ. Từ vô sở hữu xứ khởi, nhậpphi tưởng phi phi tưởng xứ. Từ phi tưởng phi phi tưởngxứ khởi, nhập tam-muội hoả quang. Từ tam-muội hoả quangkhởi, nhập tam-muội thuỷ quang. Từ tam-muội thuỷ quang khởi,nhập định diệt tận.

Từđịnh diệt tận khởi, nhập tam-muội thuỷ quang. Từ tam-muộithuỷ quang khởi, nhập tam-muội hảo quang. Từ tam-muội hoảquang khởi, nhập định hữu tưởng vô tưởng. Từ địnhhữu tưởng vô tưởng khởi, nhập vô sở hữu xứ. Từ vôsở hữu xứ khởi, nhập thức xứ, không xứ, tứ thiền,tam thiền, nhị thiền, sơ thiền.

Từsơ thiền khởi, bay lên giữa hư không, ngồi nằm, kinh hành.Thân trên ra lửa, thân dưới ra nước; hoặc thân trên ra nước,thân dưới ra lửa, tạo ra mười tám cách biến hoá thầntúc. Sau đó, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên xuống lại chỗcũ ngồi kiết già, chánh thân chánh ý, buộc niệm ở trước.Lại nhập sơ thiền. Từ sơ thiền khởi, nhập đệ nhị thiền.Từ đệ nhị thiền khởi, nhập đệ tam thiền. Từ đệ tamthiền khởi, nhập đệ tứ thiền. Từ tứ thiền khởi, nhậpkhông xứ. Từ không xứ khởi, nhập thức xứ. Từ thức xứkhởi, nhập vô sở hữu xứ. Từ vô sở hữu xứ khởi, nhậpphi tưởng phi phi tưởng xứ. Từ phi tưởng phi phi tưởngxứ khởi, nhập tam-muội hoả quang. Từ tam-muội hoả quangkhởi, nhập tam-muội thuỷ quang. Từ tam-muội thuỷ quang khởi,nhập định diệt tận.

Từđịnh diệt tận khởi, nhập thuỷ quang, hảo quang, phi tưởngphi phi tưởng xứ, vô sở hữu xứ, thức xứ, không xứ, tứthiền, tam thiền, nhị thiền, sơ thiền.

Lạitừ sơ thiền khởi, nhập đệ nhị thiền. Từ đệ nhị thiềnkhởi, nhập đệ tam thiền. Từ đệ tam thiền khởi, nhậpđệ tứ thiền. Từ tứ thiền khởi, và diệt độ ngay lúcđó.

KhiĐại Mục-liên diệt độ, lúc này mặt đất chấn độngrất mạnh. Chư thiên cùng bảo nhau hiện xuống, hầu thămĐại Mục-kiền-liên, mang [642a01] các thứ đến cúng dườngTôn đức, hoặc các loại hương hoa đến cúng dường. Chưthiên giữa hư không trổi kỹ nhạc, gẩy đàn, ca múa đềcúng dường lên Tôn giả Mục-kiền-liên.

Saukhi Tôn giả đại Mục-kiền-liên đã diệt độ rồi, lúcấy khoảng một do tuần trong thôn Na-la-đà[70] đầy kín chưthiên trong đó. Khi ấy, lại có nhiều Tỳ-kheo mang các thứhương hoa rải lên thi thể Tôn giả Mục-kiền-liên.

Bấygiờ, Thế Tôn từ thành La-duyệt tuần tự khất thực, dẫnnăm trăm Tỳ-kheo du hoá nhân gian, đi đến thôn Na-la-đà cùngvới năm trăm Tỳ-kheo. Khi Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên diệtđộ chưa bao lâu, bấy giờ Thế Tôn ngồi im lặng nơi đấttrống, quan sát các Tỳ-kheo. Sau khi im lặng quán sát các Tỳ-kheoxong, Thế Tôn rồi bảo các Tỳ-kheo:

«NayTa quán sát trong chúng này có sự mất mát quá lớn. Sở dĩvậy là vì trong chúng này nay không có Tỳ-kheo Xá-lợi-phất,Mục-kiền-liên. Nếu địa phương nào Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liênđến, địa phương đó không trở thành trống rỗng, mà ngherằng, ‘Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên nay ở địa phươngnày.’ Sở dĩ như vậy là vì Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liêncó thể hàng phục ngoại đạo ở đây.»

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

«Nhữnggì chư Phật đã làm thì thật là kỳ diệu, có hai đệ tửtrí tuệ, thần túc này nhập Bát-niết-bàn; nhưng Như Lai khôngcó sầu ưu. Ngay dù hằng sa Như Lai quá khứ, cũng có đệtử trí tuệ, thần túc này, và ngay đến chư Phật xuất hiệnở tương lai, cũng sẽ có đệ tử trí tuệ, thần túc này.

«Tỳ-kheonên biết, thế gian có hai thí nghiệp. Thế nào là hai? Tàithí, pháp thí. Tỳ-kheo, nên biết, nếu luận về tài thí,hãy tìm cầu từ Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên. Nếumuốn cầu pháp, hãy tìm cầu từ nơi Ta. Sở dĩ như vậy làvì, nay Như Lai, Ta không có tài thí. Hôm nay, các ngươi cóthể cúng dường xá-lợi Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên.»

Bấygiờ, A-nan bạch Phật:

«Chúngcon cúng dường xá-lợi Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên nhưthế nào?»

ThếTôn bảo:

«Nêngom góp các loại hương hoa, ở ngã tư đường dựng lên bốntháp. Sở dĩ như vậy là vì nếu có dựng chùa tháp,[71] phảilà bốn hạng người này mới đáng dựng tháp. Thế nào làbốn? Là Chuyển luân Thánh vương xứng đáng được dựngtháp, A-la-hán lậu tận xứng đáng được tháp, Bích-chi-phật[642b01] xứng đáng được tháp, và Như Lai xứng đáng đượctháp.»

Lúcnày, A-nan bạch Thế Tôn:

«Vìnhân duyên gì Như Lai đáng dựng tháp? Lại vì nhân duyên gìBích-chi-phật, A-la-hán lậu tận, Chuyển luân Thánh vươngxứng đáng được dựng tháp?»

ThếTôn bảo:

«Naycác ngươi, nên biết, Chuyển luân Thánh vương tự hành thậpthiện, tu mười công đức; cũng lại khuyên dạy người hànhthập thiện, công đức. Thế nào là mười? Tự mình khôngsát sinh, lại khuyên bảo người khác không sát sinh. Tự mìnhkhông trộm cắp, lại dạy người khác khiến không trộm cắp.Tự mình không dâm dật, lại dạy người khác khiến khôngdâm dật. Tự mình không nói dối, lại dạy người khác khiếnkhông nói dối. Tự mình không ỷ ngữ, lại dạy người kháckhiến không ỷ ngữ. Tự mình không ganh ghét, lại dạy ngườikhác khiến không ganh ghét. Tự mình không tranh tụng, lạidạy người khác khiến không tranh tụng. Tự mình chánh ý,lại dạy người khác khiến ý không loạn. Tự mình chánhkiến, lại dạy người khác khiến hành chánh kiến.

«Tỳ-kheo,nên biết, Chuyển luân Thánh vương có mười công đức này,cho nên đáng cho dựng tháp.»

A-nanbạch Thế Tôn:

«Lạivì nhân duyên gì đệ tử Như Lai xứng đáng được dựngtháp?»

ThếTôn bảo:

«A-nannên biết, A-la-hán lậu tận, không còn tái sinh nữa, sạchnhư vàng trời, ba độc, năm sử vĩnh viễn không còn hiệnkhởi nữa. Vì nhân duyên này đệ tử Như Lai đáng đượcdựng tháp.»

A-nanbạch Phật:

«Vìnhân duyên gì Bích-chi-phật đáng được dựng tháp?»

ThếTôn bảo:

«CácBích-chi-phật không thầy mà tự ngộ, đoạn trừ các kếtsử, không còn tái sinh nữa, cho nên đáng được dựng tháp.»

A-nanbạch Thế Tôn:

«Lạivì nhân duyên gì Như Lai đáng cho dựng tháp?»

ThếTôn bảo:

«A-nan,ở đây Như Lai có mười lực, bốn vô sở uý, hàng phụcnhững ai chưa được hàng phục, độ những ai chưa đượcđộ, khiến chứng đắc những ai chưa đắc đạo, khiến Bát-niết-bànnhững ai chưa được Bát-niết-bàn; mọi người khi gặp, tronglòng cực kỳ hoan hỷ.

«Đógọi là, này A-nan, Như Lai đáng được dựng tháp. Đó gọilà Như Lai đáng được dựng tháp.»

A-nansau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10.
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. [642c01] Bấy giờ, Tôn giả Bà-ca-lê[72] thânmắc bệnh nặng, nằm trên đại tiểu tiện, ý muốn cầmdao tự sát, nhưng không có sức để có thể tự ngồi dậy.Tôn giả Bà-ca-lê bảo thị giả:

«Ônghãy mang đao đến. Ta muốn tự sát. Sở dĩ như vậy là vìnhư trong hàng đệ tử của Phật Thích-ca Văn hôm nay, ngườicó tín giải thoát không ai vượt hơn ta. Nhưng hôm nay ta tâmkhông giải thoát khỏi hữu lậu. Sở dĩ như vậy là vì nhưđệ tử của Như Lai khi gặp phải khổ não, cũng lại tìmdao tự sát. Nay ta với mạng sống này mà không thể từ bờnày đến bờ kia.»
Bấygiờ, đệ tử của Bà-ca-lê vì xuất gia chưa lâu, chưa biếtđời này đời sau, không biết từ bờ này đến bờ bên kia,cũng lại không biết chết đây sinh kia, nên liền trao dao cho.Lúc Bà-ca-lê tay cầm đao rồi, với tín kiên cố, cầm daotự đâm.

Bà-ca-lêvừa cầm dao tự đâm, suy nghĩ: ‹Trong hàng đệ tử củaPhật Thích-ca Văn, ai đã làm những việc phi pháp, sẽ mắclợi ác, chẳng được lợi thiện. Ở trong pháp Như Lai, đãkhông được thủ chứng mà lại mạng chung!› Bấy giờ, Tôngiả Ba-ca-lê liền tư duy về năm thủ uẩn: đây là sắc,đây là tập khởi của sắc; đây là sự diệt tận của sắc.Đây là thọ*, tưởng, hành, thức; đây là tập khởi của,tưởng, hành, thức; đây là sự diệt tận của thọ*, tưởng,hành, thức. Ông tư duy thuần thục năm thủ uẩn này. Cácpháp có sinh đều là pháp tử. Biết vậy rồi, tâm liền đượcgiải thoát khỏi hữu lậu. Bấy giờ, Tôn giả Bà-ca-lê nhậpNiết-bàn trong vô dư Niết-bàn giới.

ThếTôn bằng thiên nhĩ, nghe Tôn giả Bà-ca-lê đòi cầm đao tựsát. Thế Tôn bảo A-nan:

«Hãytập họp các Tỳ-kheo tại thành Xá-vệ lại một chỗ. Tamuốn dạy bảo.»

Tôngiả A-nan vâng lời Thế Tôn dạy, tập họp các Tỳ-kheo tạigiảng đường Phổ tập,[73] rồi trở về bạch lại ThếTôn:

«NayTỳ-kheo đã vân tập về một chỗ.»

Bấygiờ, Thế Tôn dẫn Tỳ-kheo Tăng vây quanh trước sau đếntinh xá Tỳ-kheo Bà-ca-lê kia. Trong lúc đó, tệ ma Ba-tuần muốnbiết được thần thức Tôn giả Bà-ca-lê đang ở tại chỗnào: tại loài người hay phi nhân, trời, rồng, quỷ thần,càn-đạp-hoà, A-tu-la, ca-lưu-la, ma-hưu-lặc, dạ-xoa? Nay thầnthức này cuối cùng đang ở đâu, sinh nơi nào mà [643a01] khôngthấy Nó tìm kiếm khắp mọi nơi, bốn phía đông, tây, nam,bắc, trên dưới, đều không biết chổ của thần thức. Lúcbấy giờ, thân thể ma Ba-tuần rất là mỏi mệt, mà vẫnchẳng biết ở đâu.

KhiThế Tôn dẫn Tỳ-kheo Tăng vây quanh trước sau đến tinh xákia, bấy giờ, Thế Tôn quan sát, thấy ma Ba-tuần muốn biếtthần thức đang ở đâu. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

«Cácngươi nghe trong tinh xá này có tiếng lớn không? Lại có ánhsánh quái dị nữa?»

CácTỳ-kheo thưa:

«Thậtvậy, Thế Tôn, chúng con đã thấy.»

ThếTôn bảo:

«Đólà tệ ma Ba-tuần này, muốn được biết thần thức củaBà-ca-lê đang ở đâu.»

Tôngiả A-nan bạch Thế Tôn:

«Cúixin Thế Tôn cho biết thần thức Tỳ-kheo Bà-ca-lê đang ởđâu?»

ThếTôn bảo:

«Thầnthức Tỳ-kheo Bà-ca-lê không còn trụ vào bất cứ đâu. Thiệngia nam tử kia đã Bát-niết-bàn. Hãy ghi nhận như vậy.»[74]

Tôngiả A-nan bạch Thế Tôn:

«Tỳ-kheoBà-ca-lê này đã đắc bốn đế này khi nào?»

ThếTôn bảo:

«Đãđắc bốn đế này trong ngày hôm nay.»

A-nanbạch Phật:

«Tỳ-kheonày vốn là người phàm, đã mang bệnh từ lâu.»

ThếTôn bảo:

«Thậtvậy, A-nan, như những lời ngươi nói. Nhưng Tỳ-kheo này chịukhổ rất lâu. Trong các đệ tử của Phật Thích-ca Văn cótín giải thoát thì người này là tối thắng, nhưng vì tâmchưa được giải thoát khỏi hữu lậu, nên suy nghĩ: ‹Nayta muốn cầm dao tự đâm mình.› Trong lúc Tỳ-kheo này sắptự đâm mình, liền tư duy đến công đức Như Lai. Ngày bỏtuổi thọ, tư duy năm thủ uẩn: đây là sắc tập; đây làsắc diệt tận. Khi Tỳ-kheo này tư duy như vậy, các pháp tậpkhởi đều được diệt tận, Tỳ-kheo này Bát-niết-bàn.»

A-nansau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Phápthuộc bốn chánh đoạn,

Bốnám, pháp già suy,

A-di,pháp bản mạt,

Xá-lợi,Bà-ca-lê.

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]