Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 24: Cao tràng

02/05/201113:07(Xem: 6707)
Phẩm 24: Cao tràng

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

BAPHÁP
24.PHẨM CAO TRÀNG

KINHSỐ 1[98]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:

“Xưa,Thiên đế Thích bảo với Trời Tam thập tam rằng: ‘Các khanhkhi vào trận chiến lớn, nếu ai có tâm kinh hãi lo sợ, thìcác khanh hãy quay lại nhìn lá cờ rộng lớn của ta. Nếuai thấy lá cờ của ta, liền hết sợ hãi. Nếu khanh nào khôngnhớ cờ của ta, hãy nhớ cờ của Y-sa Thiên vương,[99] vìai nhớ cờ kia thì những sự sợ hãi đang có liền tự tiêudiệt. Nếu các khanh không nhớ cờ của ta và cờ của Y-saThiên vương, lúc đó nên nhớ cờ của Bà-lưu-na[100] Thiênvương, vì nhớ cờ đó thì những sự sợ hãi đang có sẽtự tiêu diệt.

“NayTa cũng lại bảo các ngươi: Nếu có tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc,ưu-bà-di nào mà sợ hãi, toàn thân lông dựng đứng, bấygiờ nên niệm thân Ta, rằng ‘Đây là Như Lai Chí chân, Đẳngchánh giác, Minh hành túc*, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượngsĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên Nhân sư, hiệu Phật Thếtôn xuất hiện ở đời.’ Giả sử có sự sợ hãi toàn thânlông dựng đứng, sợ hãi ấy liền tự tiêu diệt. Nếu aikhông niệm Ta, lúc đó nên niệm Pháp, rằng ‘Pháp của NhưLai rất là vi diệu, được người trí học tấp.’ Do niệmpháp mà mọi sợ hãi tự tiêu diệt. Nếu không niệm Ta, cũngkhông niệm Pháp, khi đó nên niệm Thánh Chúng, rằng ‘ThánhChúng của Như Lai rất là hòa thuận, pháp tùy pháp thành tựu,[101]giới thành tựu, tam-muội thành tựu, trí huệ thành tựu,giải thoát thành tựu, giải thoát kiến huệ thành tựu, gồmcó bốn đôi tám bậc. Đó là Thánh chúng Như Lai, đáng kính,đáng thờ, là ruộng phước của thế gian.’ Đó gọi làThánh chúng Như Lai. Bấy giờ, nếu niệm Tăng rồi, mọi sợhãi tự tiêu diệt.

“Tỳ-kheonên biết, Thích Đề-hoàn Nhân còn có dâm, nộ, si. Song trờiTam thập tam niệm tưởng chủ mình mà hết sợ hãi, huốngchi Như Lai không còn có tâm dục, nộ, si, nên niệm tưởngđến mà có sợ hãi sao? Nếu tỳ-kheo nào có sợ hãi, sợhãi tự tiêu diệt. Cho nên, này các tỳ-kheo, hãy niệm tamtôn: Phật, Pháp và Thánh chúng.

“Nàycác tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

Cáctỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, trong nước Bạt-kỳ có con quỷ tên là Tỳ-sa,[102] ởnước đó rất là hung bạo, giết dân vô số, thường mỗingày giết một người, hoặc ngày hai người, ba người, bốnngười, năm người, mười người, hai mươi người, ba mươingười, bốn mươi người, năm mươi người. Nước đó bấygiờ đầy dẫy các quỷ thần, La-sát. Lúc bấy giờ nhân dânnước Bạt-kỳ tụ hội lại, cùng bàn luận:

“Chúngta có thể tránh nước này, sang nước khác, không cần ởđây.”

Bấygiờ, ác quỷ Tỳ-sa biết được ý nghĩ trong lòng những ngườidân kia, liền bảo nhân dân kia:

“Cácngươi chớ rời nơi này đến nước khác. Vì sao vậy? Cuốicùng không thoát tay ta. Mỗi ngày các ngươi mang một ngườitế ta, ta sẽ không quấy nhiễu các ngươi.”

Khiấy, dân Bạt-kỳ hằng ngày bắt một người tế ác quỷkia. Khi ác quỷ kia ăn thịt người rồi, lấy hài cốt némvào nơi khác trong núi, nên hang suối trong núi kia đầy nhữngxương.

Bấygiờ, có trưởng giả tên là Thiện Giác sống tại nơi đó,nhiều tiền lắm của, tiền chứa ngàn ức; la, lừa, lạcđà không thể tính hết; kim ngân, trân bảo, xa cừ, mã não,chơn châu, hổ phách cũng không thể kể. Trưởng giả kia cócon trai nhỏ tên là Na-ưu-la. Vì chỉ có một con trai, nên rấtđược yêu quý, thương nhớ chưa từng rời mắt. Theo kỳhạn này, bấy giờ đến lượt đứa trẻ Na-ưu-la phải tếquỷ. Bấy giờ, cha mẹ Na-ưu-la tắm rửa đứa trẻ này vàmặc y phục đẹp, dẫn đến nơi gò mả chỗ quỷ kia. Đếnđó, rồi khóc lóc, kêu la không thể kể xiết, và nói nhưvầy:

“Cácthần và địa thần, thảy đều chứng minh cho. Chúng tôi chỉcó một đứa con này. Xin các thần sáng suốt hãy chứng minhcho. Hai mươi tám vị đại quỷ thần vương xin hãy gia hộcho, khiến đừng bị tai ách. [615c1] Xin đảnh lễ hết thảyTứ thiên vương, xin thủ hộ đứa trẻ này khiến đượccứu thoát. Cũng xin đảnh lễ Thích Đề-hoàn Nhân, xin cứumạng đứa trẻ này. Cũng lại đảnh lễ Phạm Thiên vương,xin cứu thoát mạng này. Cũng xin đảnh lễ chư quỷ thầnhộ thế, để thoát ách này. Nay con cũng xin đảnh lễ cácvị A-la-hán lậu tận, đệ tử Như Lai để thoát ách này.Cũng lại đảnh lễ các vị Bích-chi-phật vô sư, tự giác,để thoát ách này. Nay cũng tự đảnh lễ Như Lai kia, hàngphục người chưa hàng phục, độ người chưa được độ,bảo hộ người chưa được bảo hộ, cứu thoát người chưađược cứu thoát, khiến bát-niết-bàn người chưa đượcbát-niết-bàn, cứu hộ cho người chưa được cứu hộ, làmmắt sáng cho người mù, làm đại y vương cho người bịnh.Đối với trời, rồng, quỷ thần, tất cả nhân dân, Ma vàMa thiên, Ngài là bực tối tôn thượng, không ai có thể sánhbằng, đáng kính đáng quý, làm ruộng phước lành cho mọingười, không ai hơn Như Lai. Vậy, xin Như Lai hãy giám sátcho. Xin Như Lai hãy rọi đến lòng chí thành này.”

Chamẹ Na-ưu-la sau khi đưa đứa trẻ cho quỷ rồi, lui trở về.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn bằng thiên nhãn thanh tịnh, lại bằngthiên nhĩ nghe thấu những lời này, cha mẹ của Na-ưu-la khóclóc van xin không thể kể xiết. Khi đó, đức Thế Tôn dùngthần túc lực đến chỗ ở của con quỷ dữ trong núi kia.Lúc ác quỷ kia đang tụ tập tại chỗ quỷ thần phía bắcTuyết sơn, Thế Tôn vào tại trú xứ của quỷ mà ngồi, ngồikiết già chánh thân, chánh ý.

Lúcđó, đứa trẻ Na-ưu-la lần hồi đi đến chỗ trú xứ củaquỷ kia. Từ xa, đứa trẻ Na-ưu-la nhìn thấy Như Lai trú xứcủa ác quỷ, ánh sáng rực rỡ, chánh thân chánh ý, buộcniệm ở trước, nhan sắc đoan chánh ít có trên đời, cáccăn tịch tịnh, có nhiều công đức hàng phục các ma. Nhữngcông đức như vậy không thể kể xiết. Có ba mươi hai tướngtốt, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm thân Ngài, như núi Tu-divượt trên các đỉnh núi. Gương mặt Ngài như mặt trời,mặt trăng, cũng như ánh sáng của núi vàng chiếu xa. Thấyvậy rồi, nó sanh tâm hoan hỷ, hướng về Như Lai mà nghĩnhư vầy: “Đây ắt không phải ác quỷ Tỳ-sa. Vì sao vậy?Vì nay ta thấy người này mà tâm rất hoan hỷ. Nếu ngườichính là ác quỷ thì cứ tùy ý mà ăn.”[103]

Lúcđó, đức Thế Tôn bảo:

“Na-ưu-la,đúng như những lời ngươi nói. Ta nay là Như Lai Chí chân,Đẳng chánh giác, đến cứu ngươi và, hàng phục ác quỷnày.”

Na-ưu-langhe những lời này [616a1], vui mừng hớn hở không thể tựchế, liền đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồiqua một bên. Khi đó, Thế Tôn nói cho đứa bé nhiều đềtài vi diệu; luận về bố thí, luận về trì giới, luậnvề sanh thiên, dục là nhơ ác, là hữu lậu, là hạnh bấttịnh, xuất gia là con đườn xuất yếu, trừ khử các loạntưởng.

Khiđức Thế Tôn đã thấy tâm ý đứa trẻ Na-ưu-la hoan hỷ,tánh ý nhu nhuyến. Như Pháp mà chư Phật Thế Tôn thườngthuyết, là khổ, tập, tận, đạo, bấy giờ Thế Tôn cũngvì bé mà thuyết đủ. Bé liền ở trên chỗ ngồi sạch hếtcác trần cấu, được mắt pháp trong sạch. Bé đã thấy pháp,đắc pháp, thành tựu các pháp, tiếp nhận các pháp khôngcó nghi ngờ, hiểu được lời dạy Như Lai, quy y Phật, Pháp,Thánh chúng và, thọ năm giới.

Khiấy, ác quỷ Tỳ-sa trở về đến trú xứ mình.[104] Từ xa,ác quỷ trông thấy Thế Tôn đang ngồi đoan chánh tư duy, thânkhông lay động. Thấy vậy, nó nổi sân hận phẫn nộ, nổimưa, sấm sét, hoặc mưa đao kiếm nhắm đến Như Lai; nhưngkhi chưa rơi xuống đất liền biến thành hoa sen ưu-bát. Khiđó quỷ kia càng thêm thịnh nộ, làm mưa xuống các núi, sông,vách đá; nhưng khi mưa chưa rơi xuống đất liền biến thànhvô số đồ ăn thức uống. Quỷ kia lại hoá làm con voi lớn,gầm thét nhắm đến chỗ Như Lai. Thế Tôn lại hóa làm sưtử chúa. Quỷ kia lại biến làm hình sư tử nhắm đến chỗNhư Lai. Thế Tôn biến làm một đám lửa lớn. Quỷ kia lạicàng thịnh nộ, biến thành rồng lớn có bảy đầu. ThếTôn biến làm kim xí điểu lớn. Khi đó quỷ kia liền nghĩthầm như vầy: “Nay những thần mà ta có, hiện đã trổhết rồi. Song không động đến lông áo của Sa-môn này. Nayta nên đến hỏi ông ta nghĩa sâu này.”

Khiđó quỷ kia hỏi Thế Tôn:

“Nayta muốn hỏi nghĩa sâu xa. Nếu không thể trả lời được,ta sẽ nắm hai chân ông quăng xuống biển nam.”

ĐứcThế Tôn bảo:

“Ácquỷ nên biết, Ta tự quán sát thấy không có trời và người,Sa-môn, Bà-la-môn, hoặc người, hoặc phi nhân nào có thểnắm hai chân Ta ném xuống biển nam. Nhưng nay ngươi muốn hỏinghĩa thì có thể hỏi.”

Khiđó, ác quỷ hỏi:

“Sa-môn,những gì là hành cũ, những gì là hành mới, những gì làhành diệt?”

ThếTôn bảo:

“Ácquỷ nên biết, mắt là hành cũ, do duyên là những gì đượclàm từ trước mà sinh thọ[105] thành hành. Tai, mũi, lưỡi[106],thân, ý; đó là các hành cũ, do duyên là những gì đượclàm từ trước mà sinh thọ* [616b1] thành hành. Ác quỷ, đógọi đây là các hành cũ.”

QuỷTỳ-sa hỏi:

“Sa-môn,những gì là hành mới?”

ThếTôn bảo:

“Nhữnggì được làm trong hiện tại, ba bởi thân, bốn bởi miệng,ba bởi ý. Ác quỷ, đó gọi là hành mới.”

Ácquỷ hỏi:

“Nhữnggì là hành diệt?”

ThếTôn bảo:

“Ácquỷ nên biết, hành cũ đã diệt tận không còn tái sinh; hànhmới không được tạo tác; cái chấp thủ này vĩnh viễn khôngsanh, vĩnh viễn diệt tận không còn tàn dư. Đó gọi là hànhdiệt.”

Khiđó quỷ kia bạch Thế Tôn:

“Nayta rất đói, tại sao cướp thức ăn của ta? Đứa trẻ nàylà thức ăn của ta. Sa-môn, trả đứa trẻ này lại cho ta!”

ThếTôn bảo:

“Xưakia, khi Ta chưa thành đạo, từng làm Bồ-tát, có chim bồ câubay núp nơi Ta, Ta còn không tiếc thân mạng cứu nguy bồ câukia, huống chi nay Ta đã thành Như Lai, há lại có thể bỏđứa trẻ này cho ngươi ăn thịt! Ác quỷ, nay ngươi có dùnghết thần lực của ngươi, Ta quyết không trao đứa trẻ nàycho ngươi. Thế nào, ác quỷ, thời Phật Ca-diếp ngươi đãtừng làm sa-môn tu trì phạm hạnh, sau lại phạm giới sanhlàm ác quỷ này.”

Bấygiờ, ác quỷ nương vào oai thần của Phật, liền nhớ lạinhững viêc đã làm đời trước. Ác quỷ bèn đến chỗ ThếTôn, đảnh lễ sát chân, và nói như vầy:

“Naycon là người ngu si không phân biệt chân nguỵ, mới sanh tâmnày đối với Như Lai. Cúi xin Thế Tôn nhận sự sám hốicủa con.”

Nhưvậy ba, bốn lần.[107]

ThếTôn bảo:

“Chophép ngươi hối lỗi, đừng tái phạm nữa.”

Bấygiờ, Thế Tôn vì quỷ Tỳ-sa thuyết pháp vi diệu khiến sinhhoan hỷ. Sau đó, ác quỷ kia tự tay dâng lên Thế Tôn hàngngàn lạng vàng, bạch Thế Tôn: “Nay con đem hang núi này cúngdường chiêu-đề Tăng, cúi xin đức Thế Tôn vì con mà thọnhận nó và hàng ngàn lạng vàng này.”

Nónói ba lần như vậy.

Bấygiờ, Thế Tôn liền tiếp nhận hang núi này, rồi nói kệnày:

Thívườn trái mát mẻ;

Làmcầu bắc ngang sông.

Hoặcgiả làm thuyền lớn;

Cùngcác đồ nuôi sống;

Ngàyđêm không lười mỏi,

Đượcphước không thể lường.

Phápnghĩa, giới thành tựu

Chếtrồi được sanh Thiên.

Khiđó, quỷ kia bạch Thế Tôn:

“Khôngbiết Thế Tôn còn có gì chỉ dạy?”

ThếTôn bảo:

“Nayngươi bỏ hình cũ của ngươi, mặc ba y làm sa-môn, [616c1]vào thành Bạt-kỳ, đến bất kỳ nơi chốn nào, nói lờidạy này: ‘Các hiền nên biết, Như Lai xuất hiện ở đời,hàng phục người chưa được hàng phục, độ người chưađược độ, giải thoát người chưa được giải thoát, cứuhộ người chưa được cứu hộ, người mù làm mắt sáng,ở giữa chư thiên, người đời, thiên long, quỷ thần, Mahoặc Ma thiên, hoặc người, phi nhân, Ngài là bực tối tônthượng, không ai sánh bằng, đáng kính, đáng quý, làm ruộngphước lành cho loài người. Hôm nay, Ngài đã độ cậu béNa-ưu-la và hàng phục ác quỷ Tỳ-sa, các hiền có thể đếnđó để được thọ giáo.”

Đáp:

“Kínhvâng, Thế Tôn!”

Bấygiờ, quỷ Tỳ-sa làm Sa-môn, mặc ba pháp y, vào các đườnghẻm trong làng, làm theo sự chỉ dạy này: “... Hôm nay, Ngàiđã độ cậu bé Na-ưu-la và hàng phục ác quỷ Tỳ-sa, cácbạn có thể đến đó để được thọ giáo.’

Vàobấy giờ, nhân dân trong nước Bạc-kỳ sôi động. Lúc đó,trưởng giả Thiện Giác nghe những lời này rồi, vui mừnghớn hở, không thể tự chế, dẫn tám vạn bốn ngàn ngườidân đến chỗ đức Thế Tôn. Đến nơi, đảnh lễ sát chânPhật, rồi ngồi qua một bên. Khi ấy nhân dân trong thành Bạt-kỳcó người làm lễ sát chân Phật, hoặc có người đưa caotay lên chào.

Khitám vạn bốn ngàn người đã đến ngồi qua một bên, đứcThế Tôn lần lượt nói pháp vi diệu cho họ; luận về bốthí, luận về trì giới, luận về sanh thiên, dục là tưởngbất tịnh, là hữu lậu, là tai hoạn lớn.

Rồiđức Thế Tôn quán sát tâm tám vạn bốn ngàn người dânkia, ý đã hoan hỷ. Như Pháp mà chư Phật Thế Tôn thườngthuyết, khổ, tập, tận, đạo, Ngài cũng thuyết pháp nàycho tám vạn bốn ngàn người dân kia. Mọi người ngay trênchỗ ngồi sạch hết bụi trần, được mắt pháp trong sạch,như áo trắng tinh dễ nhuộm ra màu. Tám vạn bốn ngàn ngườidân này cũng vậy, rũ sạch bụi trần, được mắt pháp trongsạch, được pháp, thấy pháp, phân biệt các pháp, không cónghi ngờ, đạt không chỗ sợ, tự quy y tam tôn: Phật, Pháp,Thánh chúng và thọ năm giới.

Bấygiờ, trưởng giả cha của Na-ưu-la bạch Thế Tôn:

“Cúixin đức Thế Tôn nhận lời thỉnh của con.”

ĐứcThế Tôn im lặng nhận lời.

Saukhi trưởng giả đó thấy Thế Tôn đã im lặng nhận lời,liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân, lui trởvề nhà. Sắp đặt các thứ đồ ăn thức uống, ngần ấyhương vị. Sáng sớm tự báo đến giờ.

Khiấy đến giờ, Thế Tôn khoác y, cầm bát, vào thành Bạt-kỳ,đi đến nhà trưởng giả, chỗ trên ngồi dọn sẵn.

[617a1]Khi trưởng giả thấy Thế Tôn đã ngồi an vị, bèn tự tayrót nước, châm sớt vô số đồ ăn thức uống. Sau khi thấyThế Tôn ăn xong, dùng nước rửa, ông lấy một chiếc ghếngồi trước Như Lai, bạch Thế Tôn:

“Lànhthay, Thế Tôn, nếu chúng bốn bộ cần y phục, đồ ăn thứcuống, giường nằm, ngọa cụ, thuốc men trị bệnh, đềuđến nhà con lấy.”

ThếTôn bảo:

“Được,Trưởng giả. Như lời ông nói.”

ThếTôn liền nói pháp vi diệu cho trưởng giả. Thuyết pháp xong,Ngài rời chỗ ngồi đứng dậy mà đi.

Bấygiờ, trong khoảng như lực sĩ co duỗi cánh tay, Thế Tôn biếnkhỏi Bạt-kỳ trở về lại đến tinh xá Kỳ-hoàn tại Xá-vệ.Bấy giờ, Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:

“Nếuchúng bốn bộ cần y phục, đồ ăn thức uống, giường nằm,ngọa cụ, thuốc men trị bệnh, đến nhà trưởng giả chaNa-ưu-la[108] lấy.”

Bấygiờ, Thế Tôn lại bảo các tỳ-kheo:

“Hiệnnay, như Ta, đệ tử đứng đầu trong hàng ưu-bà-tắc khônggì lẫn tiếc đó chính là cha của Na-ưu-la.”

Cáctỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Ni-câu-loại[109], giữa nhữngngười họ Thích[110], cùng với năm trăm đại tỳ-kheo.

Bấygiờ, có hàng ngàn người thuộc hào tộc của họ Thích đếnchỗ Thế Tôn. Đến nơi, họ đảnh lễ sát chân Phật, rồingồi qua một bên.

Bấygiờ những người họ Thích bạch Phật:

“NayNgài nên làm vua cai trị đất nước này, để dòng họ chúngta không bị mục nát, không để ngôi Chuyển luân Thánh vươngđến Ngài thì đoạn tuyệt. Nếu Thế Tôn không xuất gia,Ngài sẽ là Chuyển luân Thánh vương ở trong thiên hạ, thốnglãnh bốn thiên hạ, có đủ ngàn người con. Dòng họ củachúng ta nổi danh khắp nơi, rằng Chuyển luân Thánh vươngxuất hiện trong dòng họ Thích. Vì vậy, Thế Tôn, Ngài hãylàm vua cai trị, đừng để dòng vua dứt mất.”

ThếTôn bảo:

“NayTa chính là thân vua, gọi là Pháp vương. Vì sao vậy? Nay Tahỏi các ngươi. Thế nào, các vị họ Thích, nói rằng Chuyểnluân Thánh vương là có đầy đủ thất bảo, ngàn ngườicon trai dõng mãnh. Nay Ta, ở trong ba ngàn đại thiên sát-độ,là tối tôn thượng, không ai có thể sánh bằng, thành tựubảo bảy giác chi, có vô số hàng ngàn người con là các Thanhvăn hầu quanh.”

Bấygiờ đức Thế Tôn liền nói kệ này:

Ngôivị kia làm gì?

Đượcrồi, sau lại mất.

[617b1] Ngôi này tối tôn thắng,

Khôngtận cùng, khởi thủy.

Chiếnthắng không thể đọat:

Chiếnthắng này tối thắng.

Phậtcó vô lượng hành,

Khôngdấu; ai thấy dấu?”

“Chonên, các vị Thích chủng hãy tìm phương tiện cai trị bằngchánh pháp.

“Cácvị Thích chủng phải học những điều này như vậy.”

Cácvị Thích chủng sau khi nghe những gỉ Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 4[111]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Khiđó có một tỳ-kheo đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân,rồi ngồi qua một bên. Bấy giờ tỳ-kheo kia bạch Phật:

“Cósắc nào mà thường còn, không biến dịch, còn mãi ở thếgian, cũng không di động? Có thọ*, tưởng, hành, thức màthường còn, không biến dịch, còn mãi ở thế gian, cũng khôngdi động?”

ThếTôn bảo:

“NàyTỳ-kheo, không có sắc nào mà thường còn, không biến dịch,còn mãi ở thế gian, cũng không di động. Cũng không có thọ*,tưởng, hành, thức nào mà thường còn, không biến dịch,còn mãi ở thế gian, cũng không di động.

“Tỳ-kheo,nếu có sắc này, thường còn, không biến dịch, còn mãi ởthế gian; người phạm hạnh không được phân biệt.[112] Hoặcthọ, tưởng, hành, thức tồn tại mãi ở thế gian không biếndịch; người phạm hạnh không được phân biệt. Cho nên,Tỳ-kheo, vì sắc (không thể phân biệt),[113] không còn mãiở thế gian, cho nên phạm hạnh mới được phân biệt đểdiệt tận gốc khổ. Cũng không có thọ*, tưởng, hành, thứcnào mà còn mãi ở thế gian, cho nên phạm hạnh mới đượcphân biệt để diệt tận gốc khổ.”

Bấygiờ đức Thế Tôn lấy một ít đất bỏ lên móng tay, rồinói với tỳ-kheo kia:

“Sao,Tỳ-kheo, có thấy đất trên móng tay này không?”

Tỳ-kheođáp:

“Dạvâng, Thế Tôn, con đã thấy.”

Phậtbảo tỳ-kheo:

“Nếucó sắc chỉ nhiều ngần ấy mà thường hằng tồn tại ởthế gian; người phạm hạnh không được phân biệt đượcdiệt tận khổ. Cho nên, Tỳ-kheo, vì không có sắc ngần ấymà thường tại nên có hành phạm hạnh để diệt tận gốckhổ.

“Sởdĩ như vậy, Tỳ-kheo nên biết, xưa ta từng làm Đại vương,thống lãnh bốn thiên hạ, dùng pháp để trị hóa, thốnglãnh nhân dân, bảy báu đầy đủ. Bảy báu là bánh xe báu,voi báu, ngựa báu, châu báu, ngọc nữ báu, cư sĩ báu, điểnbinh báu.

“Tỳ-kheonên biết, vào lúc bấy giờ, khi Ta làm [617c1] Chuyển luânThánh vương này, thống lãnh bốn thiên hạ, có tám vạn bốnngàn voi thần, voi tên Bồ-hô.[114] Lại có tám vạn bốn ngànxe có gắn lông chim,[115] có xe dùng da sư tử phủ, có xe dùngda chó sói phủ, thảy đều treo tràng phan, lọng cao. Lại cótám vạn bốn ngàn đài cao rộng, giống như chỗ ở của ThiênĐế. Lại có tám vạn bốn ngàn giảng đường, giống nhưPháp giảng đường.[116] Lại có tám vạn bốn ngàn ngọc nữ,giống như thiên nữ. Lại có tám vạn bốn ngàn tòa rộnglớn, thảy đều được cân bằng vàng, bạc, bảy báu. Lạicó tám vạn bốn ngàn y phục, trang sức, đều là màu sắcđẹp mềm mại. Lại có tám vạn bốn ngàn đồ đựng thứcăn uống, bao nhiêu là hương vị khác nhau.

“Tỳ-kheonên biết, bấy giờ ta cỡi một con voi lớn, màu trắng tinh,miệng đẹp có sáu ngà, được trang sức bằng vàng, bạc,có thể bay đi, cũng có thể ẩn hình hoặc lớn hoặc nhỏ,voi tên Bồ-hô.[117] Ta bấy giờ cỡi một con ngựa thần, lôngđuôi màu son đỏ, khi đi thân không lắc, thân trang sức vàngbạc, có thể bay đi, cũng có thể ẩm hình, hay có thể biếnlớn biến nhỏ. Ngựa tên Mao vương.[118] Lúc bấy giờ, Tasống tại một lâu đài trong số tám vạn bốn ngàn tòa lâuđài cao rộng. Lâu đài này tên là Tu-ni-ma,[119] hoàn toàn làmbằng vàng. Bấy giờ Ta nghỉ đêm trong một giảng đường.Giảng đường tên là Pháp thuyết, hoàn toàn làm bằng vàng.Ta đi trên một chiếc xe có gắn lông chim.* Xe tên là Tốithắng,[120] được làm toàn bằng vàng. Ta dẫn một ngọc nữtheo bên mình sai khiến cũng giống như chị em. Ta ngồi trênmột tòa trong số tám vạn bốn ngàn tòa cao rộng, vàng bạcanh lạc không thể kể xiết. Ta mặc một bộ y phục mềmdịu giống như thiên y. Những thức Ta ăn có vị như cam lồ.

“Vàolúc Ta đang làm Chuyển luân Thánh vương, có tám vạn bốnngàn voi thần, sáng nào cũng kéo tới ngoài cửa thành, gâyhại rất nhiều, không thể kể xiết. Lúc đó Ta nghĩ thếnày: ‘Tám vạn bốn ngàn voi thần này, sáng nào cũng đi tớingoài cửa thành gây hại rất nhiều, không thể kể xiết.Nay trong ý ta muốn chia làm hai phần. Bốn vạn hai ngàn sángnào cũng đến nghinh giá.’

“Cáctỳ-kheo, bấy giờ Ta nghĩ thế này: ‘Xưa, Ta đã tạo phướcgì, mà nay được oai lực này?’ Cho đến, Ta lại nghĩ: ‘Doba nguyên nhân khiến ta được phước lành này. Những gì làba? Đó là huệ thí, nhân từ và, tự [618a1] thủ hộ.

“Tỳ-kheo,hãy quán sát, các hành bấy giờ hoàn toàn bị diệt tận khôngcòn tàn dư. Sống an trú trong với dục ý bấy giờ không nhàmchán. Nhưng lại nhàm chán giới luật Hiền thánh.

“Sao,tỳ-kheo, sắc này thường hay vô thường?”

Tỳ-kheođáp:

“Vôthường, bạch Thế Tôn!”

“Nếuvô thường, là pháp biến đổi, ngươi có nên sanh tâm này:‘Cái này là của ta; ta là của cái này’[121] không?”

Đáp:

“Không,bạch Thế Tôn!”

“Thọ,tưởng, hành, thức là thường hay vô thường?”

Tỳ-kheođáp:

“Vôthường, bạch Thế Tôn!”

“Nếulà vô thường thì là pháp biến đổi, ngươi có nên sanh tâmnày: ‘Cái này là của ta; ta là của cái này’ không?”

Đáp:

“Không,bạch Thế Tôn!”

“Chonên, này Tỳ-kheo, những gì là sắc, hoặc quá khứ, tươnglai, hiện tại, hoặc lớn hoặc nhỏ, hoặc tốt hoặc xấu,hoặc xa hoặc gần; sắc nầy chẳng phải của ta, ta khôngphải của sắc này. Như vậy được giác tri[122] bởi ngườitrí.[123] Những gì là thọ hoặc quá khứ, tương lai, hiệntại, hoặc xa hoặc gần; thọ này cũng chẳng phải của ta,ta không phải của thọ này. Như vậy được giác tri bởingười trí.

“Tỳ-kheo,hãy quán như vầy: hàng Thanh văn nhàm tởm mắt, nhàm tởmsắc, nhàm tởm thức con mắt, cũng nhàm tởm khổ lạc phátsanh do duyên thức con mắt; cũng nhàm tởm tai, nhàm tởm thanh,nhàm tởm thức của tai, cũng nhàm tởm khổ lạc phát sanhdo duyên thức của tai; cũng nhàm tởm mũi, lưỡi, thân, ývà pháp, cũng nhàm tởm khổ lạc phát sanh do duyên bởi ý.Đã nhàm tởm, được giải thoát. Đã giải thoát, đượctrí giải thoát, biết như thực rằng, sanh tử đã dứt, phạmhạnh đã lập, việc cần làm đã xong, không còn tái sinh nữa.”

Bấygiờ, Tỳ-kheo kia được Thế Tôn chỉ dạy như vậy, ở nơivắng vẻ, tự tu, tư duy, vì mục đích mà thiện gia nam tửcạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, lìa bỏ gia đình, tu vô thượngphạm hạnh, cho đến, như thực biết rằng, sanh tử đã dứt,phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã xong, không còn táisinh nữa, biết như thật. Tỳ-kheo kia đã thành A-la-hán.

Tỳ-kheokia sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở dưới bóng cây đạo tràng, nước Ma-kiệt,lúc mới thành Phật.

Bấygiờ Thế Tôn nghĩ như vầy: “Nay Ta đã được pháp thậtsâu xa này, khó rõ, khó tường, khó hiểu, khó biết, rấtlà vi diệu, [618b1] được giác tri bởi bực trí. Nay Ta nênthuyết pháp cho ai trước nhất, để người đó rõ đượcpháp của Ta?”

RồiThế Tôn lại nghĩ: “A-la-lam,[124] với các căn đã thuầnthục, đáng được độ trước. Vả lại, ông ấy đang trôngđợi Ta có Pháp.” Vừa nghĩ như vậy, tức thì giữa hư khôngcó vị trời bạch Thế Tôn rằng:

“A-la-lamđã chết bảy ngày rồi.”

Bấygiờ, Thế Tôn lại nghĩ: “Khổ thay, sao người ấy chưa ngheđược Pháp của Ta mà đã chết rồi! Giả sử người ấynếu nghe được pháp của Ta, tức thì giải thoát.”

Bấygiờ Thế Tôn lại nghĩ: “Nay Ta nên thuyết pháp cho ai trướcđể người này được giải thoát? Uất-đầu-lam-phất[125]đáng được độ trước. Hãy thuyết pháp cho ông ấy trướchết. Nghe ta thuyết pháp xong sẽ được giải thoát trướcnhất.”

KhiThế Tôn vừa nghĩ vậy, giữa hư không có vị trời nói rằng:

“Ôngấy đã chết rồi, vào nửa đêm hôm qua.”

Khiđó Thế Tôn lại nghĩ rằng: ‘Uất-đầu-lam-phất này, khổthay, sao chưa nghe được pháp của Ta mà đã chết mất rồi!Giả sử người ấy nếu nghe được pháp của Ta, tức thìgiải thoát.”

Bấygiờ Thế Tôn lại nghĩ: “Ai nghe pháp của ta trước hết,được giải thoát?” Thế Tôn lại nghĩ: “Năm tỳ-kheo đãlàm nhiều lợi ích cho Ta, vẫn theo sau Ta khi Ta mới sanh.”Rồi Thế Tôn lại nghĩ: “Năm Tỳ-kheo này hiện ở đâu?”Bèn dùng thiên nhãn quán sát, thấy năm tỳ-kheo này đang ởtrong vườn Nai, trú xứ Tiên nhân, Ba-la-nại. “Nay Ta hãy đếnđó thuyết pháp cho năm Tỳ-kheo trước nhất. Nghe pháp ta rồi,họ sẽ được giải thoát.”

Bấygiờ, Thế Tôn trong bảy ngày nhìn chăm chú vào cây đạo thọ,mắt không hề nháy.

Bấygiờ Thế Tôn nói kệ này:

ChỗTa ngồi nay đây

Trảiqua khổ sanh tử.

Nắmchặt búa trí huệ

Chặtđứt rễ gai nhọn.

Thiênvương đến nơi đây.

Cùngcác Ma, quyến thuộc.

Hàngphục bằng phương tiện,

Khiếnđội mũ giải thoát.

Nayở dưới cây này,

Ngồitrên tòa kim cương,

Chứngđắc huệ vô ngại,

Thànhtựu nhất thiết trí.

Tangồi dưới cây này

Thấyrõ khổ sinh tử.

Đãdứt nguồn gốc tử

Giàbệnh hẳn không còn.

ThếTôn sau khi nói kệ này, rời chỗ ngồi đứng dậy, đi vềhướng [618c1] nước Ba-la-nại.

Lúcđó phạm chí Ưu-tỳ-già[126] từ xa thấy Thế Tôn, sắc sángrực rỡ che khuất ánh mặt trời mặt trăng. Thấy vậy, ôngbạch Thế Tôn:

“Cù-đàm,Sư chủ của ông hiện đang ở đâu? Ông nương theo ai xuấtgia học đạo? Thường thích thuyết pháp nào để dạy? Ôngtừ đâu lại? Ông muốn đi đến đâu?”

ThếTôn nhìn phạm chí kia mà nói kệ này:

Tathành A-la-hán,

Thếgian không ai bằng.[127]

Trờicùng người thế gian

NayTa là tối thượng.

Tacũng không thầy dạy,

Cũngkhông ai bì kịp;

Độctôn, không ai hơn;

Mátlạnh, không còn nóng.[128]

Ta đang chuyển pháp luân,

Điđến nước Ca-thi.

Nayđem thuốc cam lồ

Mởmắt người mù kia.

Đấtnước Ba-la-nại,

Vương thổ nước Ca-thi,[129]

Trúxứ năm tỳ-kheo;

Tasẽ thuyết diệu pháp,

Khiếnhọ sớm thành đạo,

Vàđược lậu tận thông,

Đểtrừ nguồn pháp ác.

Chonên, Ta tối thắng.

Khiđó phạm chí kia than, lắc đầu, khoanh tay, búng ngón tay, mỉmcười, rồi nhắm theo đường mà đi.

KhiThế Tôn đến Ba-la-nại, năm tỳ-kheo từ xa thấy Thế Tônđến. Thấy vậy, họ bảo nhau: “Đó là Sa-môn Cù-đàm, đangtừ xa đến. Tánh tình đã tán loạn, tâm không chuyên tinh.Chúng ta đừng nói chuyện, cũng đừng đón tiếp, cũng đừngmời ngồi.” Rồi năm người nói kệ này:

Ngườinày không đáng kính,

Đừnggần gũi ân cần,

Cũngđừng có chào mừng

Vàcũng đừng mời ngồi.

Nămtỳ-kheo kia nói kệ rồi, cùng im lặng. Bấy giờ đức ThếTôn đến chỗ năm tỳ-kheo, càng lúc càng gần, năm tỳ-kheokia cũng từ từ đứng dậy nghinh tiếp. Người thì trải chỗngồi. Người thì lấy nước. Thế Tôn liền ngồi trướcmặt họ, tư duy như vầy: “Những con người ngu si, cuốicùng không thể giữ trọn giao ước của mình.”

Bấygiờ năm tỳ-kheo gọi đức Thế Tôn bằng ‘bạn.’[130] ThếTôn bảo năm tỳ-kheo:

“Cácngươi chớ gọi bậc Vô thượng, Chí chân, Đẳng chánh giáclà bạn[619a1] Vì sao vậy? Nay Ta đã thành Vô thượng, Chíchân, Đẳng chánh giác, đã được thiện cam lồ. Các ngươihãy chú tâm nghe pháp ngữ của Ta.”

Bấygiờ năm tỳ-kheo kia nói với Thế Tôn:

“Cù-đàm,xưa tu khổ hạnh còn không thể được pháp thượng nhân,huống chi hôm nay ý tình tán loạn mà nói đắc đạo ư?”

ThếTôn bảo:

“Thếnào, năm người, các ngươi đã từng nghe Ta vọng ngữ chưa?”

Nămtỳ-kheo đáp:

“Chưa,Cù-đàm!”

ThếTôn bảo:

“NhưLai, Đẳng chánh giác, đã có được cam lồ. Các ngươi hãychú tâm nghe ta thuyết pháp.”

Khiđó đức Thế Tôn lại nghĩ thầm: “Nay Ta có thể hàng phụcnăm người này.” Rồi Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:

“Nàynăm tỳ-kheo, các ngươi nên biết, có bốn chân lý này. Nhữnggì là bốn? Đó là khổ đế, khổ tập đế, khổ tận đế,khổ xuất yếu đế.

“Thếnào là khổ đế? Sanh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ,ưu bi não khổ, sầu ưu khổ, không thể kể hết. Oán ghétgặp nhau khổ, ân ái chia lìa khổ, không được những điềuham muốn cũng lại là khổ. Nói tóm, năm thủ uẩn là khổ.Đó gọi là khổ đế.

“Thếnào là khổ tập đế? Ái đưa đến tái sanh, tập hành khôngmệt mỏi, ý thường tham đắm.[131] Đó gọi là khổ tậpđế.

“Thếnào là khổ tận đế? Ái kia diệt tận không dư tàn, cũngkhông tái sanh khởi. Đó gọi là khổ tận đế.

“Thếnào là khổ xuất yếu đế? Đó là tám phẩm đạo của HiềnThánh[132], gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánhnghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

“Đógọi là pháp tứ đế.

“Lạinữa, này năm Tỳ-kheo, pháp bốn thánh đế này, khổ đếlàm phát sanh mắt, sanh trí, sanh minh, sanh giác, sanh quang, sanhhuệ. Đó là pháp trước kia chưa từng được nghe. Lại nữa,khổ đế là chân thật, nhất định không hư dối, không vọng,không thể khác; là điều đượcThế Tôn nói. Cho nên gọilà khổ đế.

“Khổtập đế làm phát sanh mắt, sanh trí, sanh minh, sanh giác, sanhquang, sanh huệ; là pháp trước đây chưa từng được nghe.Lại nữa, khổ tập đế là chân thật, nhất định khônghư dối, không vọng, không thể khác; là điều được ThếTôn nói. Cho nên gọi là khổ tập đế.

“Khổtận đế làm phát sanh mắt, sanh trí, sanh minh, sanh giác, sanhquang, sanh huệ; là pháp trước đây chưa từng được nghe.Lại nữa, khổ tận đế là chân thật, nhất định khônghư dối, không vọng, không thể khác; là điều đượcThếTôn nói. Cho nên gọi là khổ tận đế.

“Khổxuất yếu đế làm phát sanh mắt, sanh trí, sanh minh, sanh giác,[619b01] sanh quang, sanh huệ; là pháp trước đây chưa từngđược nghe. Lại nữa, khổ xuất yếu đế là chân thật,nhất định không hư dối, không vọng, không thể khác; làđiều đượcThế Tôn nói. Cho nên gọi là khổ xuất yếuđế.

“Nămtỳ-kheo nên biết, bốn đế này được ba lần chuyển vớimười hai hành. Ai không biết như thật, không thành Vô thượngChánh chân, Đẳng chánh giác. Ta vì đã phân biệt bốn đếnày, ba lần chuyển với mười hai hành, biết nó như thật,cho nên thành Vô thượng Chí chân, Đẳng chánh giác.”

Saukhi nghe thuyết pháp này, A-nhã Câu-lân dứt sạch trần cấu,được mắt pháp trong sạch. Lúc đó đức Thế Tôn bảo A-nhãCâu-lân:

“NayÔng đã đến với pháp, đã đắc pháp.”[133]

Câu-lânđáp:

“Thưavâng, Thế Tôn! Con đã đến với pháp, đã đắc pháp.”

Địathần sau khi nghe nghe những lời như vậy, liền xướng rằng:

“NayNhư Lai tại nước Ba-la-nại đã chuyển pháp luân mà chư Thiên,người đời, Ma và Ma thiên, người cùng phi nhân, đều khôngchuyển được. Hôm nay Như Lai chuyển pháp luân này, A-nhãCâu-lân đã được pháp cam lồ.”

Khiđó, Tứ Thiên vương nghe địa thần xướng, lại chuyển lờitiếp xướng rằng:

“A-nhãCâu-lân đã đắc pháp vị cam lồ.”

Rồitrời Tam thập tam lại nghe từ Tứ Thiên vương. Diễm Thiênnghe từ Trời Tam thập tam, cho đến Đâu-suất thiên, lầnlượt nghe tiếng, và cho đến Phạm thiên cũng nghe tiếng:“Như Lai tại nước Ba-la-nại đã chuyển pháp luân mà chưThiên, người đời, Ma và Ma thiên, người cùng phi nhân, đềukhông chuyển được. Nay Như Lai chuyển pháp luân này.” Bấygiờ liền có tên gọi là A-nhã Câu-lân.

RồiThế Tôn bảo năm tỳ-kheo:

“Cácngươi, hai người ở lại để được chỉ dạy; ba ngườiđi khất thực. Ba người khất thực được rồi thì sáu ngườisẽ cùng ăn. Ba người ở lại để được chỉ dạy, hai ngườiđi khất thực. Hai người khất thực được rồi thì sáungười cùng ăn.”

Bấygiờ, bằng sự giáo huấn này mà trở thành pháp vô sanh Niết-bàn,cũng thành không sanh, không bệnh, không già, không chết. Lúcđó cả thảy năm tỳ-kheo đều thành A-la-hán. Bấy giờ, bangàn đại thiên sát độ có năm vị A-la-hán, với Phật làsáu.

RồiThế Tôn bảo năm tỳ-kheo:

“Tấtcả các ngươi cùng nhau đi khất thực trong nhân gian. Cẩnthận đừng đi một mình.[134] Còn những chúng sanh mà cáccăn thuần thục, những người đáng được độ. Nay Ta sẽđến thôn Ưu-lưu-tì,[135] thuyết pháp tại đó.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn đi đến thôn xóm Ưu-lưu-tì. Khi đó bêndòng sông Liên-nhã[136] có Ca-diếp[137] [619c1] đang sinh sốngtại đó. Ông biết thiên văn, địa lý; không gì không thôngsuốt. Toán số cây lá tất cả đều biết rõ. Ông dẫn nămtrăm đệ tử thường ngày đi giáo hóa. Cách Ca-diếp khôngxa có thạch thất. Ở trong thạch thất, có rồng độc đangsống tại đó.

ThếTôn đến chỗ Ca-diếp, nói với Ca-diếp:

“Tôimuốn ngủ nhờ trong thạch thất một đêm. Nếu ông đồngý, tôi sẽ đến ở.”

Ca-diếpđáp rằng:

“Tôikhông tiếc gì. Nhưng ở đó có một con rồng độc, sợ nósẽ làm tổn hại đến ông.”

ThếTôn bảo:

“Ca-diếp,đừng lo, rồng không hại Ta! Chỉ cần đồng ý, Ta ở đómột đêm.”

Ca-diếpđáp:

“Nếuông muốn ở, tùy ý đến ở.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền vào thạch thất, trải chỗ nằmmà nghỉ, kiết già phu tọa, chánh thân, chánh ý, buộc niệmtại tiền. Lúc đó, rồng độc thấy Thế Tôn ngồi; nó liềnphun lửa độc. Thế Tôn nhập từ tam-muội, xuất từ tam-muội,nhập diệm quang tam-muội.

Bấygiờ lửa của rồng và ánh sáng Phật cùng lúc phát sáng.Đêm đó Ca-diếp dậy quan sát tinh tú, thấy trong thạch thấtcó ánh sáng và lửa lớn. Thấy vậy, ông bảo các đệ tử:

“Sa-mônCù-đàm này dung mạo xinh đẹp, nay bị con rồng này hại.Thật đáng thương tiếc. Trước đây, ta cũng đã có lờinày, ở đó có rồng ác không thể nghỉ đêm!”

Lúcđó Ca-diếp bảo năm trăm đệ tử:

“Cácngười cầm bình nước và mang thang cao đến chữa lửa, đểSa-môn kia được thoát khỏi nạn này.”

Bấygiờ, Ca-diếp dẫn năm trăm đệ tử đến thạch thất đểchữa lửa này. Người thì cầm nước rưới, người thì bắcthang. Nhưng không thể dập tắt được lửa, đều là do oaithần của Như Lai tạo nên.

Bấygiờ, Thế Tôn nhập từ tam-muội dần dần khiến cho con rồngkia không còn sân hận nữa. Lúc này tâm rồng ác kia tỏ rasợ sệt, chạy qua chạy lại muốn thoát ra khỏi thạch thất,nhưng không ra khỏi thạch thất được. Khi đó con rồng áckia, hướng đến Như Lai, chui vào bát Thế Tôn ở. Khi đó,Thế Tôn dùng tay phải xoa mình rồng ác, rồi nói kệ này:

Rồng[138]xuất thế khó có.

Rồngvới rồng gặp nhau.

Rồngchớ nổi tâm hại.

Rồngxuất thế, hó có..

Quákhứ hằng sa số,

ChưPhật bát-niết-bàn;

Màngươi chưa hề gặp

Đềudo lửa sân hận.

[620a1]Tâmthiện hướng Như Lai,

Maubỏ độc sân này.

Đãtrừ độc sân nhuế,

Liềnđược sanh lên Trời.[139]

Bấygiờ, con rồng dữ kia thè lưỡi liếm tay Như Lai và nhìn kỹmặt Như Lai. Sáng hôm sau, Thế Tôn mang rồng dữ đó đếngặp Ca-diếp và nói với Ca-diếp:

“Đâylà con rồng dữ, thật hung bạo. Nay nó đã bị hàng phục.”

KhiCa-diếp thấy được rồng dữ, trong lòng hoảng sợ, bạchThế Tôn:

“Thôi,thôi, Sa-môn! Đừng bước tới, rồng sẽ gây hại!”

ThếTôn bảo:

“Ca-diếp,đừng sợ! Nay Ta đã hàng phục nó rồi, sau này sẽ khônggây hại nữa. Vì sao vậy? Vì rồng này đã được giáo hóarồi.”

Bấygiờ, Ca-diếp cùng năm trăm đệ tử khen ngợi:

“Việcchưa từng có! Thật là kỳ diệu! Sa-môn Cù-đàm này oai thầnthật lớn, có thể hàng phục con rồng dữ này, khiến khôngnó làm ác. Tuy vậy, vẫn không bằng ta đắc đạo chơn[140].”

Bấygiờ Ca-diếp bạch Phật:

“ĐạiSa-môn, hãy nhận lời thỉnh cầu chín mươi ngày của tôi.Những thứ cần dùng như y phục, đồ ăn thức uống, giườngnằm, tọa cụ, thuốc men trị bệnh, tôi sẽ cung cấp hếtthảy.”

ThếTôn im lặng nhận lời thỉnh cầu của Ca-diếp. Thế Tôn đemrồng thần này thả vào trong biển lớn. Rồng dữ kia tùytheo mạng sống dài ngắn, sau khi mạng chung sanh lên trời TứThiên vương. Sau đó Như Lai trở về nghỉ tại thạch thất.Ca-diếp sắp đặt nhiều đồ ăn uống xong, đến bạch ThếTôn:

“Đồăn thức uống đã chuẩn bị xong, xin mời đến thọ thực.”

ThếTôn bảo:

“Ca-diếpvề trước. Tôi sẽ đi ngay vậy.”

Saukhi Ca-diếp đi khỏi, Phật liền đến trên cõi Diêm-phù-đề,bên dưới cây diêm-phù, nhặt quả diêm-phù[141] rồi, trởvề trước, ngồi trong thạch thất Ca-diếp.

KhiCa-diếp về đã thấy Thế Tôn ở trong thạch thất, liềnbạch Thế Tôn:

“Sa-môntừ đường nào đến thạch thất?”

Phậtbảo Ca[620b1]-diếp:

“Saukhi Ông đi, tôi đến phía trên cõi Diêm-phù-đề, bên dướicây diêm-phù, nhặt quả diêm-phù rồi trở về ngồi đây.Ca-diếp nên biết, quả này rất thơm ngon, hãy cầm lấy màăn.”

Ca-diếpđáp:

“Tôikhông cần cái này. Sa-môn tự lấy ăn.”

Bấygiờ Ca-diếp lại nghĩ thầm như vầy: “Sa-môn này có thầntúc siêu việt, có oai lực lớn, mới có thể đến phía trêncõi Diêm-phù nhặt trái ngon này. Tuy nhiên, vẫn không bằngta đắc đạo chơn.”

Saukhi Thế Tôn ăn xong, trở về chỗ kia nghỉ ngơi. Sáng sớmCa-diếp đến chỗ Thế Tôn, bạch Thế Tôn:

“Đãđến giờ ăn, mời đến thọ thực.”

Phậtbảo Ca-diếp:

“Ônghãy đi trước. Tôi sẽ đến sau.”

Ca-diếpvừa đi khỏi, Phật liền đến phía trên cõi Diêm-phù, nhặttrái a-ma-lặc[142] rồi trở về trước, ngồi trong thạch thấtCa-diếp.

Ca-diếphỏi Thế Tôn:

“Sa-môntừ đường nào đến chốn nầy?”

Phậttrả bảo:

“Saukhi Ông đi, tôi đến trên cõi Diêm-phù, nhặt trái này lại,nó rất là thơm ngon, nếu cần thì lấy ăn!”

Ca-diếpđáp:

“Tôikhông cần thứ này. Sa-môn tự lấy ăn.”

Khiđó Ca-diếp lại nghĩ thầm: “Sa-môn này rất có thần lực,có oai thần lớn. sau khi ta đi, đi lấy quả này về. Tuy nhiên,vẫn không bằng ta đắc đạo chơn.”

Saukhi Thế Tôn ăn xong liền trở về chỗ kia nghỉ ngơi. Ngàyhôm sau, Ca-diếp đến chỗ Thế Tôn mà nói rằng:

“Đãđến giờ cơm, xin mời đến thọ thực.”

Phậtbảo Ca-diếp:

“Ônghãy đi trước. Tôi sẽ đến sau.”

Saukhi Ca-diếp đi, Thế Tôn đến Bắc Uất-đan-viết lấy lúatẻ chín tự nhiên,[143] rồi trở về trước thạch thất Ca-diếp.

Ca-diếphỏi Phật:

“Sa-môntừ đường nào đến ngồi đây?”

ThếTôn bảo:

“Saukhi ông đi, tôi đến Uất-đan-viết gặt lấy lúa chín muộntự nhiên rất là thơm ngon. Ca-diếp cần thì lấy mà ăn.”

Ca-diếpđáp:

“Tôikhông cần thứ này. Sa-môn tự lấy mà ăn.”

Ca-diếplại nghĩ thầm: “Sa-môn này có thần lực lớn, có oai thầnlớn. Tuy nhiên vẫn không bằng ta đắc đạo chơn.”

Saukhi, Thế Tôn ăn xong thì về chỗ kia nghỉ ngơi. Ngày hôm sau,Ca-diếp đến chỗ Thế Tôn nói:

“Đãđến giờ cơm, xin mời đến thọ thực.”

Phậtbảo Ca-diếp:

“Ônghãy đi trước. Tôi sẽ đến sau.”

Saukhi Ca-diếp đi, Thế Tôn đến Cù-da-ni [620c1] nhặt quả a-lê-lặc,[144]về trước vào thạch thất Ca-diếp.

Ca-diếphỏi Phật:

“Sa-môntừ đường nào đến ngồi đây?”

Phậtbảo Ca-diếp:

“Saukhi Ông đi, tôi đến Cù-da-ni nhặt quả này lại rất thơmngon. Ca-diếp cần thì lấy mà ăn.”

Ca-diếpđáp rằng:

“Tôikhông cần thứ này. Sa-môn tự lấy mà ăn.”

Ca-diếplại nghĩ thầm: “Sa-môn này có thần lực lớn, có oai thầnlớn. Tuy nhiên vẫn không bằng ta đắc chơn đạo.”

Saukhi, Thế Tôn ăn xong thì về chỗ kia nghỉ ngơi. Ngày hôm sau,Ca-diếp đến chỗ Thế Tôn bạch:

“Đãđến giờ cơm, xin mời đến thọ thực!”

Phậtbảo Ca-diếp:

“Ônghãy đi trước. Tôi sẽ đến sau.”

Saukhi Ca-diếp đi, Thế Tôn đến Phất-vu-đãi nhặt trái tì-hê-lặc[145]rồi, về trước ngồi trong thạch thất Ca-diếp.

Ca-diếphỏi Phật:

“Sa-môntừ đường nào đến ngồi đây?”

Phậtbảo Ca-diếp:

“Saukhi ông đi, tôi đến Phất-vu-đãi nhặt quả này rất thơmngon. Ca-diếp cần thì lấy mà ăn.”

Ca-diếpđáp:

“Tôikhông cần thứ này. Sa-môn tự lấy mà ăn.”

Ca-diếplại nghĩ thầm: “Sa-môn này có thần lực lớn, có oai thầnlớn. Tuy nhiên vẫn không bằng ta đắc đạo chơn.”

ThếTôn ăn xong trở về chỗ kia nghỉ ngơi.

Lúcbấy gời Ca-diếp đang chuẩn bị đại tế đàn. Năm trămđệ tử cầm búa bửa củi. Tay nhấc búa lên nhưng búa khôngxuống. Lúc đó, Ca-diếp nghĩ thầm như vầy: “Đây chắcSa-môn làm.” Khi đó Ca-diếp hỏi Thế Tôn:

“Naymuốn bửa củi, vì sao búa không hạ xuống được?”

ThếTôn bảo:

“Muốncho búa hạ xuống được phải không?”

Đáp:

“Muốnhạ xuống.”

Búaliền hạ xuống. Lúc búa kia đã hạ xuống, lại không nhấclên được. Ca-diếp lại bạch Phật:

“Búasao không nhấc lên được?”

ThếTôn bảo:

“Muốncho búa lên chăng?”

Đáp:

“Muốnnhấc lên.”

Búaliền nhấc lên.

Bấygiờ, đệ tử của Ca-diếp muốn nhen lửa, nhưng nhen khôngcháy. Ca-diếp lại nghĩ thầm như vầy: “Đây chắc Sa-mônCù-đàm gây ra.”

Ca-diếpbạch Phật:

“Vìsao nhen lửa không cháy?”

Phậtbảo Ca-diếp:

“Muốnlửa cháy phải không?”

Đáp:

“Muốncho cháy.”

Lửaliền cháy. Sau đó muốn dập tắt, lửa lại không tắct. Ca-diếpbạch Phật:

“Saolửa dập không tắt?”

Phậtbảo Ca-diếp:

“Muốncho lửa tắt phải không?”

Đáp:

“Muốncho tắt.”

Lửaliền tắt ngay. Ca-diếp liền nghĩ thầm như vầy: “Sa-mônCù-đàm này [621a1] diện mạo đoan chánh, hiếm có trong đời.Ngày mai ta có tế lễ lớn. Quốc vương, nhân dân tất cảđều tụ tập. Nếu họ thấy Sa-môn này, ta sẽ không cònđược cúng dường. Sa-môn này ngày mai không đến sẽ làđại phúc.”

ThếTôn biết những suy nghĩ trong lòng Ca-diếp. Sáng hôm sau, Phậtđến Uất-đan-viết, lấy lúa chín muôn tự nhiên; đến Cù-da-nilấy sữa; rồi đến ao A-nậu-đạt mà dùng. Trọn ngày ởchỗ đó, chiều tối về thạch thất nghỉ ngơi.

Sánghôm sau, Ca-diếp đến chỗ Thế Tôn hỏi:

“Sa-môn,hôm qua sao không đến?”

Phậtbảo Ca-diếp:

“Hômqua ông đã nghĩ như vầy: ‘Sa-môn Cù-đàm này diện mạođoan chánh, hiếm có trong đời. Ngày mai ta có tế lễ lớn.Nếu quốc vương, nhân dân thấy được Sa-môn này, sẽ cắtđứt cúng dường cho ta. Nếu ông ta không đến sẽ là đạiphúc.’ Tôi biết được những suy nghĩ trong lòng của ông,mới đến Uất-đan-viết gặt lấy lúa chín muôn tự nhiên,đến Cù-da-ni lấy sữa; rồi đến bên ao A-nậu-đạt mà ăn.Trọn ngày ở chỗ đó, chiều tối về thạch thất nghỉ ngơi.”

Khiấy Ca-diếp lại nghĩ thầm như vầy: “Đại Sa-môn này, cóthần túc lớn, có thật oai thần. Tuy nhiên, vẫn không bằngta đắc đạo chân.”

ThếTôn ăn xong, trở về thạch thất nghỉ ngơi. Ngay đêm đó,Tứ Thiên vương đến chỗ Thế Tôn nghe kinh pháp. Tứ Thiênvương cũng có ánh sáng, Phật cũng phóng ánh sáng lớn, chiếucả sơn động hoang dã kia tỏa sáng một màu. Đêm hôm đóCa-diếp thấy được ánh sáng. Sáng hôm sau đến chỗ ThếTôn, bạch Thế Tôn:

“Đêmqua, ánh sáng gì chiếu sáng núi non hoang dã này?”

ThếTôn bảo:

“Đêmqua Tứ Thiên vương đến chỗ tôi nghe Pháp. Đó là ánh sángcủa Tứ Thiên Vương kia.”

Lúcđó Ca-diếp lại nghĩ thầm: “Sa-môn này rất có thần lực,mới khiến cho Tứ Thiên vương đến nghe kinh pháp. Tuy nhiên,thần lực này vẫn không bằng ta đắc đạo chân.”

ThếTôn ăn xong, trở về chỗ kia nghỉ ngơi. Nửa đêm, Thích Đề-hoànNhân đến chỗ Thế Tôn nghe pháp. Ánh sáng của Thiên Đếlại chiếu sáng núi đó. Ca-diếp kia đêm dậy ngắm sao, thấyánh sáng này. Sáng hôm sau, Ca-diếp tới chỗ Thế Tôn, hỏi:

“Cù-đàm,đêm qua có ánh sáng thật là đặc biệt. Vì sao có ánh sángnhư vậy?”

ThếTôn bảo:

“Đêmqua, Thiên đế [621b1] Thích đến đây nghe kinh. Cho nên có ánhsáng như vậy.”

Ca-diếplại nghĩ thầm: “Sa-môn Cù-đàm này thật có thần lực,có oai thần lớn, mới có thể khiến cho Thiên Đế Thích đếnnghe kinh pháp. Tuy vậy vẫn không bằng ta đắc đạo chân.”

ThếTôn ăn xong, trở về chỗ kia nghỉ ngơi. Nửa đêm Phạm Thiênvương phóng ánh sáng lớn chiếu xuống núi này, đến chỗThế Tôn nghe kinh pháp. Đêm đó Ca-diếp thức dậy, thấy ánhsáng. Sáng hôm sau đến chỗ Thế Tôn, hỏi:

“Đêmqua, ánh sáng chiếu sáng hơn ánh sáng của mặt trời mặttrăng. Có những nhân duyên gì mà có thứ ánh sáng này?”

ThếTôn bảo:

“Ca-diếpnên biết, đêm qua, Đại Phạm Thiên vương đến chỗ Ta nghekinh pháp.”

Lúcđó Ca-diếp lại nghĩ thầm như vầy: “Sa-môn Cù-đàm nàyrất có thần lực, mới khiến Tổ phụ của ta đến chỗSa-môn này mà nghe kinh pháp. Tuy nhiên, vẫn không bằng ta đắcđạo chân.”

Bấygiờ, Thế Tôn được y năm mảnh cũ rách,[146] muốn giặtdũ, nghĩ thầm: “Ta sẽ giặt y này ở chỗ nào?”

Lúcđó, Thích Đề-hoàn Nhân biết được trong lòng Thế Tôn nghĩgì, liền biến ra một hồ tắm, rồi bạch Thế Tôn: ‘Xinhãy đến đây giặt y.’

ThếTôn lại nghĩ thầm: “Ta phải đứng chỗ nào để đạp giặty này?”

Lúcđó, Tứ Thiên vương biết được trong lòng Thế Tôn nghĩgì, liền nhấc một tảng đá vuông lớn đặt mé nước, rồibạch Thế Tôn: “Xin hãy đứng chỗ này mà đạp y.”

ThếTôn lại nghĩ: “Ta phơi y này ở chỗ nào?”

Lúcđó, Thần cây biết được trong lòng Thế Tôn nghĩ gì, liềnlàm oằn nhánh cây xuống, rồi bạch Thế Tôn: “Cúi xin ThếTônphơi y chỗ này.”

Sánghôm sau, Ca-diếp đến chỗ Thế Tôn, bạch Thế Tôn:

“Chỗnày trước đây không có ao, nay có ao này? Trước không cócây, nay có cây này? Trước không có đá, nay có tảng đánày. Nguyên nhân gì mà có sự thay đổi này?”

ThếTôn bảo:

“Đâylà hôm qua Thiên đế Thích biết tôi muốn giặt y cho nên làmhồ tắm này. Tôi lại nghĩ: ‘Đứng chỗ nào để đạp giặty này?’ Tứ Thiên vương biết tôi đang nghĩ gì, liền mangđá này đến. Tôi lại nghĩ: ‘Phơi y này ở chỗ nào?’Thần cây biết tôi đang nghĩ gì, liền oằn nhánh cây nàyvậy.”

Lúcđó, Ca-diếp nghĩ như vầy: “Sa-môn Cù-đàm này tuy có thầnlực những vẫn [621c1] không bằng ta đắc đạo chân.”

ThếTôn ăn xong, trở về chỗ kia nghỉ ngơi. Nửa đêm, có nhiềumây đen nổi lên, rồi đổ mưa lớn. Sông lớn Liên-nhã bịnước lũ ngập tràn.

Lúcđó, Ca-diếp nghĩ thầm: “Nước lũ tràn sông này, Sa-mônnhất định sẽ bị nước cuốn trôi. Nay ta ra xem thử.”

Ca-diếpcùng năm trăm đệ tử đi ra bờ sông. Bấy giờ Thế Tôn đangđi trên nước, chân không bị dính nước. Khi đó Ca-diếptừ xa thấy Thế Tôn đi trên mặt nước. Ca-diếp thấy vậy,liền nghĩ: “Thật là kỳ diệu! Sa-môn Cù-đàm lại có thểđi trên mặt nước. Ta cũng có thể đi trên mặt nước, nhưngkhông thể khiến cho chân không dính nước mà thôi. Sa-mônnày tuy thật có thần lực. Nhưng vẫn không bằng ta đắcđạo chân.”

Khiđó Thế Tôn bảo Ca-diếp:

“Ôngkhông phải là A-la-hán, cũng không biết đạo A-la-hán. Ôngcòn chưa biết tên A-la-hán, huống chi là đắc đạo sao? Ônglà người mù. Mắt không trông thấy gì hết. Như Lai đã biếnhóa ngần ấy sự, mà ông vẫn cứ nói ‘Không bằng ta đắcđạo chân.’ Ông vừa nói rằng: ‘Ta có thể đi trênmặt nước.’ Bây giờ là lúc thích hợp. Có thể cùng đitrên mặt nước chăng? Ông nay hãy bỏ tâm tà kiến, đừngđể phải chịu khổ não lâu dài như vậy.”

KhiCa-diếp nghe Thế Tôn nói như vậy, liền đến trước, mặtđảnh lễ sát chân: “Con xin hối lỗi, biết rõ sai trái xúcphạm Như Lai. Cúi xin nhận sự sám hối này.” Như vậy balần.

ThếTôn bảo:

“Chấpnhận sự hối lỗi của ông, đã biết tội quấy nhiễu NhưLai.”

Lúcđó, Ca-diếp bảo năm trăm đệ tử:

“Cácngươi, mỗi người hãy làm theo những gì mình thích. Ta naytự quy y Sa-môn Cù-đàm.”

Khiấy năm trăm đệ tử bạch Ca-diếp:

“Chúngcon trước đây, lúc hàng phục rồng cũng có ý muốn quy Sa-mônCù-đàm. Nếu thầy tự quy y Cù-đàm thì năm trăm đệ tửchúng con thảy đều tự quy y với Cù-đàm.”

Ca-diếpnói:

“Naythật là thích hợp. Nhưng tâm ta lại chấp vào sự ngu si này,thấy ngần ấy sự biến hóa mà tâm ý vần còn không tỏ,vẫn tự xưng ta được đạo chân chánh.”

RồiCa-diếp cùng với năm trăm đệ tử vây quanh trước sau điđến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi quamột bên, bạch Thế Tôn:

“Cúixin Thế Tôn cho phép chúng con được làm Sa-môn, tu hạnh thanhtịnh.”

Theopháp thường của chư Phật, nếu Phật nói ‘Thiện lai, Tỳ-kheo!’Người ấy liền thành Sa-môn.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo [622a1] Ca-diếp:

“Thiệnlại, Tỳ-kheo! Pháp này vi diệu. Hãy khéo tu phạm hạnh.”[147]

Ngaykhi ấy, y phục đang mặc của Ca-diếp và năm trăm đệ tửthảy đều biến thành cà-sa, tóc trên đầu tự rụng, giốngnhư cạo tóc được bảy ngày. Rồi những dụng cụ học thuậtvà liên hệ đến chú thuật của Ca-diếp đều được némxuống sông. Sau đó, năm trăm đệ tử bạch Thế Tôn:

“Cúixin Thế Tôn cho chúng con được làm Sa-môn!”

ThếTôn bảo:

“Thiệnlai, Tỳ-kheo!”

Tứcthì, năm trăm đệ tử liền thành Sa-môn, thân mặc cà-sa,tóc trên đầu tự rụng.

Lúcbấy giờ, thuận dòng nước về hạ lưu có phạm-chí[148]tên là Giang Ca-diếp[149] sống ở bên sông. Khi Giang Ca-diếpthấy những dụng cụ chú thuật bị nước cuốn trôi, bènnghĩ: ‘Ối! Đại huynh của ta bị nước nhận chìm rồi!’

GiangCa-diếp liền dẫn ba trăm đệ tử theo dòng sông lên thượnglưu, tìm thi hài của đại huynh. Từ xa, thấy Thế Tôn ngồidưới gốc cây, thuyết pháp cho Đại Ca-diếp và năm trămđệ tử, trước sau vây quanh. Thấy vậy, ông đến trướcCa-diếp mà nói: “Việc này há tốt đẹp sao? Trước kia làmthầy người. Nay làm đệ tử. Vì sao đại huynh làm đệ tửcủa Sa-môn?’

Ca-diếpđáp:

“Nơinày tuyệt diệu. Không nơi nào hơn.”

Lúcđó Ưu-tỳ Ca-diếp[150] quay sang Giang Ca-diếp mà nói kệ này:

Thầynày trời người quý;

Nayta thờ làm Thầy.

ChưPhật hiện thế gian,

Gặpđược thật là khó.

Lúcđó Giang Ca-diếp nghe danh hiệu Phật, lòng rất vui mừng hớnhở khôn xiết, đến trước bạch Thế Tôn:

“Xincho phép tu đạo!”

ThếTôn bảo:

“Thiệnlai, tỳ-kheo! Hãy khéo tu phạm hạnh để diệt tận khổ.”

Khiđó Giang Ca-diếp cùng ba trăm đệ tử liền thành Sa-môn, thânmặc cà-sa, tóc trên đầu tự rụng. Rồi Giang Ca-diếp cùngba trăm đệ tử ném hết dụng cụ chú thuật xuống nước.

Bấygiờ thuận theo dòng nước cuối sông, có phạm-chí* tên làGià-di Ca-diếp[151] sống ở bên sông.[152] Từ xa, trông thấydụng cụ chú thuật bị nước cuốn trôi, liền nghĩ: “Tacó hai người anh học đạo ở trên đó. Nay dụng cụ chúthuật bị nước cuốn hết. Hai đại Ca-diếp chắc bị nướchại.” Nghĩ rồi, liền dẫn hai trăm đệ tử theo sông lênthượng lưu, đến chỗ học thuật. Từ xa thấy hai anh đanglàm sa-môn, liền nói: “Nơi này tốt đẹp chăng? Xưa là bựctôn kính của người, [622b1] nay làm đệ tử Sa-môn!”

Ca-diếpđáp:

“Nơinày rất tốt đẹp. Không nơi nào hơn.”

Già-diCa-diếp suy nghĩ: “Hai anh của ta biết nhiều, học rộng.Nơi này chắc là mảnh đất tốt, mới khiến cho hai anh củata vào học đạo. Nay ta cũng nên xin vào học đạo.”

Già-diCa-diếp bèn đến trước, bạch Thế Tôn:

“Cúixin Thế Tôn cho phép con làm Sa-môn.”

ThếTôn bảo:

“Thiệnlai, tỳ-kheo! Hãy khéo tu phạm hạnh để diệt tận khổ.”

Già-diCa-diếp tức thì trở thành Sa-môn, thân mặc cà-sa, tóc trênđầu tự rụng giống như cạo đầu được bảy ngày.

Lúcbấy giờ Thế Tôn đang ở dưới cây ni-câu-loại bên sôngkia, sau khi thành Phật chưa bao lâu, đã có một ngàn đệ tử,đều là các bậc bậc kỳ túc trưởng lão.

Lúcđó, Thế Tôn giáo hóa bằng ba sự. [153] Thế nào là ba? Đólà thần túc giáo hóa, ngôn giáo giáo hóa,[154] huấn hối giáohóa.

“Saogọi là thần túc giáo hóa? Bấy giờ Thế Tôn hoặc biếnra nhiều hình rồi hợp lại một, hoặc hiện hoặc ẩn. Điqua vách đá mà không gì chướng ngại. Hoặc ra khỏi mặtđất, hoặc nhập vào đất giống như xuống nước mà khôngbị trở ngại. Hoặc ngồi kiết-già đầy khắp giữa hư khôngnhư chim bay trên không chẳng bị ngăn cản. Cũng như núi lửalớn, phun khói vô lượng. Như mặt trời mặt trăng kia cóđại thần lực, có thần lực lớn không thể hạn lượng,mà có thể dùng tay với đến. Thân cao cho đến Phạm thiên.Thế Tôn hiện thần túc như vậy.

“Saogọi là ngôn giáo giáo hóa? [155] Bấy giờ Thế Tôn dạy cáctỳ-kheo nên xả điều này, nên giữ điều này; nên gần điềunày, nên xa điều này; nên nhớ điều này, nên trừ điềunày; nên quán điều này, nên không quán điều này.[156]

“Saogọi là nên tu điều này, không tu điều này? Hãy tu bảy giácchi, diệt ba kết. Sao là nên quán, không nên quán? Hãy quánba kết, và ba thiện của sa-môn, đó là lạc do xuất yếu,lạc do không nhuế, lạc do không nộ.[157] Sao gọi là khôngquán? Đó là ba khổ của sa-môn. Những gì là ba? Dục quán, nhuế quán, nộ quán.[158] Sao gọi là niệm, sao gọi là khôngniệm? Bấy giờ, nên niệm khổ đế, nên niệm tập đế,nên niệm tận đế, nên niệm đạo đế; chớ niệm tà đế,thường kiến,[159] vô thường kiến; biên kiến, vô biên kiến;mạng khác thân khác;[160] chẳng phải mạng chẳng phải thân;[161]Như Lai mạng chung, Như Lai không mạng chung, vừa hữu chungvừa vô chung; cũng chẳng hữu chung cũng chẳng vô chung.[162]Đừng niệm như vậy.[163]

“Saogọi là huấn hối giáo [622c1] hóa? Lại nữa, hãy đi như vầy,không nên đi như vầy; nên đến như vậy, không nên đếnnhư vậy; nên im lặng như vậy, nên nói năng như vậy; phảithọ trì y như vậy, không được thọ trì y như vầy; nênvào thôn như vầy, không nên vào thôn như vầy. Đây gọi làhuấn hối giáo giới.”

Lúcđức Thế Tôn bằng ba sự này giáo hóa một ngàn tỳ-kheo,những tỳ-kheo đó nhận được sự giáo hóa của Phật xong,trở thành một ngàn A-la-hán.

Khiấy Thế Tôn thấy một ngàn tỳ-kheo đã đắc A-la-hán. Bấygiờ cõi Diêm-phù-đề có một ngàn A-la-hán cùng năm tỳ-kheovà Phật là sáu, Ngài quay ngồi hướng về Ca-tỳ-la-vệ.

Lúcđó, Ưu-tỳ Ca-diếp suy nghĩ như vầy: “Vì sao Thế Tôn ngồiquay lại hướng về Ca-tỳ-la-vệ?” Rồi Ưu-tỳ Ca-diếp liềnđến trước, quỳ thẳng bạch Thế Tôn:

“Chẳnghiểu tại sao Như Lai ngồi quay hướng về Ca-tỳ-la-vệ?”

ThếTôn bảo:

“NhưLai ở đời cần làm năm việc. Sao gọi là năm? Một là chuyểnpháp luân; hai là thuyết pháp cho cha; ba là thuyết pháp chomẹ; bốn là dẫn dắt phàm phu lập hạnh Bồ-tát; năm làthọ ký riêng cho Bồ-tát. Này Ca-diếp, đó gọi là Như Laixuất hiện ở đời cần làm năm việc như vậy.”

Ưu-tỳCa-diếp bèn nghĩ: “Như Lai vì nhớ thân tộc xứ sở nênquay hướng đó ngồi vậy.”

Khiđó năm tỳ-kheo lần hồi đi đến bờ sông Ni-liên.[164]Đếnchỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi qua mộtbên.

Lúcđó Tôn giả Ưu-đà-da[165] xa thấy Thế Tôn ngồi hướng vềCa-tỳ-la-vệ. Thấy vậy liền nghĩ rằng: “Nhất định ThếTôn muốn trở về Ca-tỳ-la-vệ để thăm thân quyến.” Ưu-đà-daliền tới trước quỳ thẳng bạch Thế Tôn:

“Naycon kham nhậm có điều muốn hỏi, xin được giải bày.”

ThếTôn bảo:

“Muốnhỏi gì thì cứ hỏi.”

Ưu-đà-dabạch Thế Tôn:

“Xemý Như Lai muốn trở về Ca-tỳ-la-vệ?”

“Thậtvậy, như lời ông nói. Ưu-đà-da, nên biết, ông hãy tớichỗ Bạch Tịnh Vương[166] trước. Ta sẽ đến sau. Vì saovậy? Vì phải báo cho chủng tộc sát-lợi biết tin trước,rồi sau Như Lai mới tới. Ngươi đến bẩm với Vua rằng,bảy ngày sau Như Lai sẽ về thăm Vua.”

Ưu-đà-dađáp:

“Kínhvâng, bạch Thế Tôn.”

Bấygiờ Ưu-đà-da từ chỗ ngồi đứng dậy sửa lại y phụclễ [623a1] sát chân Thế Tôn, rồi biến mất khỏi Thế Tôn,hiện đến Ca-tỳ-la-vệ, tới chỗ của Chân Tịnh vương,[167]đến rồi đứng ở phía trước vua.

KhiChân Tịnh vương đang ở trên đại điện, ngồi cùng vớicác thể nữ, lúc ấy Ưu-đà-da đang bay ở trên không. RồiChân Tịnh vương thấy Ưu-đà-da tay mang bình bát, cầm trượng,đang đứng trước mặt. Thấy vậy, trong lòng lo sợ mà nóirằng:

“Đâylà người nào? Là người, hay phi nhân; trời, hay quỷ, dạ-xoa,la-sát, thiên long, quỷ thần?”

Lúcđó Chân Tịnh vương hỏi Ưu-đà-da:

“Ngươilà người nào?”

Lạinói với Ưu-đà-da bằng bài kệ này:

Làtrời, hay là quỷ,

Haycàn-thát-bà chăng?

Ôngnay tên là gì?

Hiệntại ta muốn biết.

Lúcbấy giờ Ưu-đà-da lại dùng kệ này đáp vua:

Tôicũng chẳng là trời,

Chẳngphải càn-thát-bà.

Ởnước Ca-tỳ này,

Ngườiđất nước Đại vương.

Xưaphá mười tám ức

QuânBa-tuần xấu ác:

Thích-caVăn, Thầy tôi.

Tôiđệ tử của Ngài.

ChânTịnh Vương lại dùng kệ này hỏi Ưu-đà-da:

Aiphá mười tám ức

QuânBa-tuần xấu ác?

Thích-caVăn là ai

NayÔng lại ca ngợi?

Ưu-đà-dalại nói kệ này:

LúcNhư Lai mới sanh

Trờiđất rung động khắp.

Thệnguyện quyết làm xong,

Nêngọi hiệu Tất-đạt.

Ngườithắng mười tám ức

QuânBa-tuần xấu ác,

Ngườitên Thích-ca Văn.

Ngàynay thành Phật đạo.

Ngườikia con họ Thích,

Đệtử thứ Cù-đàm;

Hômnay làm Sa-môn,

Vốntên Ưu-đà-da.

ChânTịnh vương nghe những lời này rồi, trong lòng lvui mừng khôngthể tự kiềm được, hỏi Ưu-đà-da rằng:

“Thếnào Ưu-đà-da, Thái tử Tất-đạt nay vẫn còn sống sao?”

Ưu-đà-dađáp:

“Thích-caVăn Phật nay đang hiện tại.”

Vuahỏi:

“Nayđã thành Phật rồi sao?”

Ưu-đà-dađáp:

“Nayđã thành [623b1] Phật.”

Vualại hỏi:

“Hômnay Như Lai đang ở đâu?”

Ưu-đà-dađáp rằng:

“NhưLai hiện đang ở dưới cây ni-câu-loại tại nước Ma-kiệt.”

Rồivua lại hỏi:

“Nhữngngười đệ tử theo hầu là những ai?”

Ưu-đà-dađáp:

“Hàngức chư Thiên cùng một ngàn tỳ-kheo và Tứ Thiên Vương thườngở hai bên.”

Lúcđó vua hỏi:

“Mặcnhững loại y phục như nào?”

Ưu-đà-dađáp:

“YNhư Lai mặc được gọi là ca-sa.”

Rồivua hỏi:

“Ănnhững loại thức ăn nào?”

Ưu-đà-dađáp:

“ThânNhư Lai dùng pháp làm thức ăn.”

Vualại hỏi:

“Thếnào Ưu-đà-da, có thể gặp Như Lai được không?”

Ưu-đà-dađáp:

“Vuađừng sầu lo, sau bảy ngày Như Lai sẽ vào thành.”

Bấygiờ Vua rất vui mừng không kiềm chế được, tự tay rótnước cúng dường Ưu-đà-da. Rồi Chân Tịnh Vương đánh trốnglớn, lệnh cho nhân dân cả nước sửa bằng đường lộ,dọn dẹp sạch sẽ, rưới dầu thơm trên đất, treo lụa tràngphan, bảo cái, trổi các kỷ nhạc không thể tính kể. Lạira lệnh trong nước những người đui, điếc, ngọng, câm đềukhông được xuất hiện, bảy ngày sau Tất-đạt sẽ vào thành.Sau khi Chân Tịnh Vương nghe Phật sẽ vào thành, trong bảyngày cũng không ngủ nghỉ.

Bấygiờ đã đến ngày thứ bảy, Thế Tôn nghĩ thầm: “Nay Tanên dùng sức thần túc đi đến nước Ca-tỳ-la-vệ.” RồiThế Tôn dẫn các tỳ-kheo trước sau vây quanh đi đến nướcCa-tỳ-la-vệ. Đến nơi, Ngài vào vườn Tát-lư[168] ở phíabắc thành.

Bấygiờ đó vua Chân Tịnh nghe Thế Tôn đã đến Ca-tỳ-la-vệ,ở trong vườn Tát-lư phía bắc thành. Vua bèn dẫn những ngườihọ Thích đến chỗ Thế Tôn. Lúc đó Thế Tôn nghĩ thầm:“Nếu Vua Chân Tịnh tự thân hành đến đây, điều này khôngthích hợp cho Ta. Nay Ta phải đi gặp Vua. Vì sao vậy? Ân chamẹ rất nặng, tình dưỡng dục sâu dày. Rồi Thế Tôn dẫncác tỳ-kheo đến cửa thành, bay lên hư không, cách đất bảynhẫn. Vua Chân Tịnh thấy Thế Tôn đoan chánh không gì bằng,hiếm có trên đời, các căn tịch tịnh, không có các vọngniệm, thân có ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp tựtrang nghiêm, liền phát tâm hoan hỷ, tức liền đảnh lễ sátchân mà nói:

“TôiVua dòng sát-lị, tên là Chân Tịnh Vương.”

ThếTôn bảo:

[623c1]“Chúc Đại vương hưởng thọ vô cùng. Đại vương hãy dùngchánh pháp cai trị giáo hóa, đừng dùng tà pháp. Đại vươngnên biết, những ai dùng chánh pháp để cai trị giáo hóa,sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh lên cõi thiện, ở trêntrời.”

RồiThế Tôn từ trên không trung đi vào trong cung vua Chân Tịnh.Đến nơi, ngồi lên chỗ dọn sẵn.

Khivua thấy Thế Tôn ngồi yên ổn, tự tay châm nước, phụcvụ vô số đồ ăn uống. Khi Thế Tôn ăn xong, đã dùng nướcrửa rồi, vua lấy một cái ghế nhỏ, ngồi nghe pháp.

Bấygiờ đức Thế Tôn thuận tự thuyết nghĩa vi diệu cho vuaChân Tịnh; luận về thí, luận về giới, luận về sanh thiên,dục là hạnh bất tịnh, xuất yếu là an lạc.[169]

Bấygiờ đức Thế Tôn thấy tâm ‎ý vua đã giải khai. Như Phápmà chư Phật thường thuyết; Phật giảng thuyết tường tậncho vua nghe, về khổ, tập, tận, đạo. Khi đó vua Chân Tịnhliền ngay trên chỗ ngồi, sạch hết các trần cấu, đượcmắt pháp trong sạch.

ThếTôn sau khi thuyết pháp cho vua nghe xong, từ chỗ ngồi đứngdậy mà đi.

Lúcđó vua Chân Tịnh tập họp toàn bộ dòng họ Thích lại vànói:

“Cácsa-môn[170] đều có mặt mày xấu xí. Dòng sát-lị mà dẫntheo chúng bà-la-môn như vậy là không thích hợp. Dòng họThích sát-lị phải có chúng sát-lị, vậy thì mới tốt đẹp.”

Cácngười họ Thích đáp:

“Thậtvậy, Đại vương! Như Đại vương dạy, dòng sát-lị phảicó chúng sát-lị, như vậy mới tuyệt.”

Bấygiờ vua bố cáo trong nước, những gia đình có anh em hai ngườithì bắt một người phải hành đạo. Ai không như vậy thìsẽ bị xử phạt nặng. Khi trong dòng họ Thích nghe vua ra lịnh,“Gia đình có hai người là anh em thì bắt một người phảihành đạo, ai không theo mệnh lệnh sẽ xử phạt nặng”,bấy giờ Thích Đề-bà-đạt-đâu nói với Thích A-nan rằng:

“Nayvua Chân Tịnh ra lệnh, ai có hai người anh em, thì phải phânmột người hành đạo. Nay ngươi nên xuất gia học đạo.Ta phải ở nhà giữ gìn gia nghiệp.”

Lúcđó Thích A-nan vui mừng hớn hở nói:

“Nhưlời anh dạy”.

Lúcđó Thích Nan-đà[171] nói với Thích A-na-luật rằng:

“VuaChân Tịnh ra lệnh rằng ai có hai người anh em, thì phải phânmột người hành đạo, ai không như vậy thì sẽ bị xử phạtnặng. Nay ngươi xuất gia, ta sẽ ở nhà”.

ThíchA-na-luật nghe được những lời như vậy rồi, vui mừng hớnhở, không thể kiềm chế, đáp lại:

“Thậtvậy, như lời anh nói.”

Lúcđó vua Chân Tịnh dẫn Thích Hộc Tịnh, Thích Thúc Tịnh, ThíchCam Lộ[172] đến chỗ Thế Tôn. Vua ngự giá bằng xe tứ mã,xe màu trắng, lọng màu trắng, ngựa kéo xe màu trắng. [624a1]Vị họ Thích thứ hai đi bằng xe màu xanh, lọng màu sanh, ngựakéo xe màu xanh. Vị họ Thích thứ ba đi bằng xe màu vàng,lọng màu vàng, ngựa kéo xe màu vàng. Vị họ Thích thứ tưđi bằng xe màu đỏ, lọng màu đỏ, ngựa kéo xe màu đỏ.Cũng có những người họ Thích khác đi bằng voi, bằng ngựa,thảy đều tập hợp đến.

ThếTôn từ xa thấy vua Chân Tịnh dẫn dòng họ Thích đến, bènbảo các tỳ-kheo:

“Cácông xem chúng họ Thích này, và xem những người theo vua ChânTịnh. Tỳ-kheo nên biết, trời Tam thập tam khi ra dạo vườncảnh cũng như vậy, không có gì khác.”

Khiđó A-nan đi voi lớn màu trắng, áo màu trắng, lọng màu trắng.Thấy vậy, Phật bảo các tỳ-kheo:

“Cácông thấy Thích A-nan này, đi voi trắng, áo trắng chưa?”

Cáctỳ-kheo đáp:

“Dạvâng, Thế Tôn, chúng con đã thấy.”

Phậtbảo các tỳ-kheo:

“Ngườinày sẽ xuất gia học đạo, trở thành đa văn đệ nhất,chịu hầu hạ gần gũi Ta. Các ông thấy A-na-luật này không?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Dạvâng, chúng con thấy.”

Phậtbảo các tỳ-kheo:

“Ngườinày sẽ xuất gia học đạo, trở thành thiên nhãn đệ nhất.”

Khiấy Vua Chân Tịnh, bốn anh em cả thảy, cùng A-nan-đà, đềuđi bộ tới trước, cởi bỏ năm loại nghi trượng, đếnchỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên.Bấy giờ vua Chân Tịnh bạch Thế Tôn:

“Đêmhôm qua tôi sanh ý niệm như vầy: ‘Chúng sát-lị không nêndẫn chúng bà-la-môn, mà dẫn chúng sát-lị, như vậy là thíchhợp. Tôi liền ra lịnh trong nước, nhà nào có hai ngườianh em, một người phải xuất gia học đạo. Cúi xin Thế Tôncho phép họ xuất gia học đạo.”

ThếTôn đáp:

“Lànhthay, Đại vương! Trời người được nhiều lợi ích, đượcan vui. Vì sao vậy? Thiện tri thức này là ruộng phước tốt.Ta cũng nhờ thiện tri thức mà thoát được sanh, lão, bịnh,tử này.”

Khiđó chúng họ Thích được xuất gia.[173] Rồi Vua Chân Tịnhbạch Thế Tôn:

“Cúixin Thế Tôn dạy dỗ những vị tân tỳ-kheo này cũng như dạydỗ Ưu-đà-da. Vì sao vậy? Tỳ-kheo Ưu-đà-da này rất có thầnlực. Xin Tỳ-kheo Ưu-đà-da được ở lại trong cung giáo hóa,khiến cho các loài chúng sanh được an ổn lâu dài. Vì saovậy? Vì tỳ-kheo này rất có thần lực. Lần đầu tôi gặptỳ-kheo Ưu-đà-da liền phát tâm hoan hỷ, tôi liền khởi nghĩnhư vầy: Đệ tử còn có thần lực huống chi Như Lai kia lạikhông có thần lực này?”

ThếTôn đáp:

“Thậtvậy, [624b01] Đại vương, như lời đại vương dạy, Tỳ-kheoƯu-đà-da này rất có thần lực, có oai đức lớn.”

Bấygiờ Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:

“Cáctỳ-kheo, đệ tử đứng đầu việc hiểu rộng biết nhiềumà Quốc vương nghĩ đến chính là Tỳ-kheo A-nhã Câu-lân.Có thể khuyến hóa nhân dân chính là Tỳ-kheo Ưu-đà-da. Cótrí mau lẹ chính là Tỳ-kheo Ma-ha-nam. thường thích phi hànhchính là Tỳ-kheo Tu-bà-hưu. Đi lại trên không chính là Tỳ-kheoBà-phá. Có nhiều đệ tử, là Tỳ-kheo Ưu-tỳ Ca-diếp. Ýđắc quán Không, là tỳ-kheo Giang Ca-diếp. Ý đắc chỉ quánchính, Tỳ-kheo Tượng Ca-diếp[174].”

Bấygiờ Thế Tôn giảng rộng pháp vi diệu cho vua Chân Tịnh nghe.Vua nghe pháp rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sátchân Phật, rồi lui ra về.

Cáctỳ-kheo cùng Vua Chân Tịnh sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoanhỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây KỳĐà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:

“Trongmười lăm ngày, có ba pháp trai[175]. Những gì là ba? Ngày mồngtám, ngày mười bốn và, ngày mười lăm.[176] Tỳ-kheo nênbiết, hoặc có khi vào ngày trai ngày mồng tám, Tứ thiên vươngsai các vị phụ thần xem xét thế gian, có những ai làm lành,làm ác; những chúng sanh nào từ hiếu với cha mẹ, sa-môn,bà-la-môn, cùng tôn trưởng; những chúng sanh nào vui thíchbố thí, tu giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, diễnrộng nghĩa kinh, trì bát quan trai; thảy đều phân biệt đầyđủ. Hay nếu không có chúng sanh nào hiếu thuận cha mẹ, Sa-môn,Bà-la-môn, cùng sư trưởng, lúc đó phụ thần bạch Tứ thiênvương, ‘Hiện tại thế gian này không có chúng sanh hiếuthuận với cha mẹ, sa-môn, đạo sĩ, hành bốn vô lượng tâm,[177]thương xót chúng sanh.’ Tứ thiên vương sau khi nghe rồi, tronglòng [624c01] sầu ưu, buồn bã, không vui. Bấy giờ, Tứ thiênvương đi đến giảng đường Tập thiện pháp[178] trên trờiĐao-lợi,[179] đem nhân duyên này trình bày hết cho Đế Thích,‘Thiên Đế nên biết, hiện nay thế gian này không có chúngsanh nào hiếu thuận với cha mẹ, sa-môn, bà-la-môn, cùng tôntrưởng.’ Bấy giờ, Đế Thích, trời Tam thập tam, nghe nhữnglời này rồi, trong lòng sầu ưu, buồn bã, không vui, vì chúngchư Thiên sẽ giảm, chúng A-tu-la sẽ tăng.

“Hoặcgiả, lại có khi chúng sanh thế gian có người hiếu thuậncha mẹ, sa-môn, bà-la-môn, cùng tôn trưởng; thọ trì bát quantrai, tu đức thanh tịnh, không phạm mảy may vào giới cấmlớn. Bấy giờ sứ giả sẽ vui mừng phấn khởi, không tựchế được, bạch Tứ thiên vương, ‘Hiện nay, thế gian này,có nhiều chúng sanh hiếu thuận với cha mẹ, sa-môn, bà-la-môn,cùng tôn trưởng.’ Thiên vương nghe rồi rất lấy làm vuimừng, liền đến chỗ Thích Đề-hoàn Nhân, đen nhân duyênnày bạch Đế Thích, ‘Thiên Đế nên biết, hiện nay thếgian này có nhiều chúng sanh hiếu thuận với cha mẹ, sa-môn,bà-la-môn, cùng tôn trưởng.’ Bấy giờ, Đế Thích, trờiTam thập tam, thảy đều vui mừng, không tự chế được, vìchúng chư Thiên sẽ tăng trưởng, chúng A-tu-la sẽ tổn giảm.Mọi đánh khảo địa ngục tự nhiên đình chỉ, khổ độckhông thi hành.

“Nếulà ngày mười bốn, ngày trai. Thái tử được sai xuống quansát thiên hạ, dò xét nhân dân thi hành thiện ác; có chúngsanh tin Phật, tin Pháp, tin Tỳ-kheo Tăng, hiếu thuận cha mẹ,sa-môn, bà-la-môn, cùng tôn trưởng; có ưa thích bố thí thọtrì bát quan trai, đóng bít lục tình, phòng chế ngũ dục haykhông? Nếu không có chúng sanh nào tu theo chánh pháp, hiếuthuận cha mẹ, sa-môn, bà-la-môn, bấy giờ Thái tử bạch Tứthiên vương. Tứ thiên vương nghe rồi, trong lòng sầu ưu,buồn bã, không vui; đi đến chỗ Thích Đề-hoàn Nhân, đemnhân duyên này bạch đầy đủ Thiên Đế, ‘Đại vương nênbiết, hiện nay thế gian này không có chúng sanh nào hiếu thuậncha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn, cùng tôn trưởng.’ Bấy giờ, ThiênĐế, Tam thập tam, thảy đều trong lòng sầu ưu, buồn bã,không vui, vì chúng chư Thiên sẽ giảm, chúng A-tu-la sẽ tăng.

“Hoặcgiả, lại có khi, có chúng sanh hiếu thuận cha mẹ, sa-môn,bà-la-môn, cùng tôn trưởng, thọ trì bát quan trai, bấy giờ,thái tử vui mừng phấn khởi, không thể tự kiềm đượcliền đến bạch Tứ thiên vương, ‘Đại vương nên biết,hiện nay thế gian này có nhiều chúng sanh hiếu thuận cha [625a01]mẹ, sa-môn, bà-la-môn, cùng các tôn trưởng.’ Tứ thiên vươngsau khi nghe những lời này rất lấy làm vui mừng, liền đếnchỗ Thích Đề-hoàn Nhân, đem nhân duyên này bạch đầy đủcho Thiên Đế, ‘Thánh vương nên biết, hiện nay thế giannày có nhiều chúng sanh hiếu thuận cha mẹ, sa-môn, bà-la-môn,cùng các tôn trưởng, thọ trì tam tự qui, từ tâm, can gián,thành tín, không dối trá.’ Lúc bấy giờ, Thiên Đế, Tứthiên vương cùng Trời Tam thập tam đều mừng vui, không thểtự kiềm được, vì chúng chư Thiên sẽ tăng ích, chúng A-tu-lasẽ tổn giảm.

“Tỳ-kheonên biết, ngày mười lăm, thời thuyết giới,[180] đích thânTứ thiên vương xuống xem xét khắp thiên hạ, dò xét ngườidân, những chúng sanh nào hiếu thuận cha mẹ, sa-môn, bà-la-môncùng các tôn trưởng, ưa thích bố thí, trì bát quan trai, traipháp của Như Lai. Nếu không có chúng sanh nào hiếu thuậnvới cha mẹ, sa-môn, bà-la-môn, cùng tôn trưởng, bấy giờTứ thiên vương, trong lòng sầu ưu, buồn bã, không vui, đếnchỗ Đế Thích, đem nhân duyên này bạch đầy đủ với ThiênĐế, ‘Đại vương nên biết, hiện nay trong thế gian này,không có chúng sanh nào hiếu thuận với cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn,cùng các tôn trưởng.’ Thích Đề-hoàn Nhân, trời Tam thậptam, thảy đều trong lòng sầu ưu, buồn bã, không vui, vì chúngchư Thiên sẽ giảm, chúng A-tu-la sẽ tăng trưởng.

“Hoặcgiả, vào lúc ấy nếu có chúng sanh hiếu thuận với cha mẹ,sa-môn, bà-la-môn, cùng các tôn trưởng, thọ trì bát quan trai,bấy giờ Tứ thiên vương lại vui mừng phấn khởi, khôngthể tự chế được, liền đến chỗ Đế Thích đem nhânduyên này bạch đầy đủ với Thiên Đế, ‘Đại vương nênbiết, hiện nay trong thế gian này có nhiều chúng sanh hiếuthuận cha mẹ, sa-môn, bà-la-môn, cùng các tôn trưởng.’ Khiấy, Thích Đề-hoàn Nhân, trời Tam thập tam, cùng Tứ thiênvương đều mừng vui, phấn khởi, không thể tự kiềm được,vì chúng chư Thiên sẽ tăng ích, chúng A-tu-la sẽ tổn giảm.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:

“Ngàymười lăm, trì pháp bát quan trai như thế nào?”

Cáctỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“NhưLai là vua các pháp, là ấn của các pháp. Nguyện xin Thế Tônnên vì các tỳ-kheo mà giảng rộng nghĩa này. Các tỳ-kheonghe xong sẽ phụng hành.”

ThếTôn bảo rằng:

“Hãylắng nghe, hãy lắng nghe, suy nghĩ kỹ! Ta sẽ phân biệt nóiđầy đủ cho các ngươi nghe.

“Ởđây, này Tỳ-kheo, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nàovào ngày mười bốn, mười lăm trong tháng, là ngày trì traithuyết giới, đến [625b01] giữa bốn bộ chúng[181] mà nóinhư vầy, ‘Hôm nay là ngày trai, tôi muốn trì pháp bát quantrai.[182] Nguyện xin Tôn giả vì con mà thuyết giới.’ Bấygiờ chúng bốn bộ nên dạy cho người đó pháp bát quan trai.Trước hết nên bảo người đó nói như vầy, ‘Này thiệnnam tử, hãy tự xưng tên họ.’ Người kia đã xưng tên họrồi, nên trao cho pháp bát quan trai. Bấy giờ, vị giáo thọnên dạy người trước đó nói như vầy: ‘Nay con vâng giữtrai pháp của Như Lai cho đến sáng sớm ngày mai, tu giới thanhtịnh, trừ bỏ pháp ác. Nếu thân làm ác, miệng thốt ra lờiác, ý sanh niệm ác; thân ba, miệng bốn, ý ba; các điều ácđã làm, sẽ làm, hoặc vì tham dục mà tạo, hoặc vì sânnhuế mà tạo, hoặc vì ngu si mà tạo, hoặc vì hào tộc màtạo, hoặc vì nhân ác tri thức mà tạo, hoặc thân này, thânsau vô số thân, hoặc không hiểu Phật, không hiểu Pháp, hoặcgây đấu loạn giữa các Tỳ-kheo Tăng, hoặc sát hại cha mẹ,chư tôn sư trưởng; nay con sám hối, không tự che dấu. Nươnggiới, nương pháp mà thành tựu giới hạnh của mình, thọtrì pháp bát quan trai của Như Lai.

“Nhữnggì là pháp bát quan trai? Thọ trì tâm, như Chơn nhân,[183] trọnđời không sát,[184] không có tâm hại, có tâm từ đối vớichúng sanh; nay con tên là … trì trai cho đến sáng sớm ngàymai không sát, không có tâm hại, có tâm từ đối với tấtcả chúng sanh.

“‘NhưA-la-hán không có tà niệm,[185] trọn đời không trộm cắp,ham thích bố thí. Nay con tên là… trì trai cho đến sáng sớmngày mai [186] không trộm cắp, từ nay đến ngày mai.

“‘Thọtrì tâm, như Chân nhân trọn đời[187] không dâm dật,[188]không có tà niệm, thường tu phạm hạnh, thân thể thơm khiết;con [189] hôm nay trì giới không dâm, cũng không nghĩ đến vợmình, lại cũng không nghĩ tưởng đến người nữ khác, chođến sáng sớm ngày mai, không xúc phạm.

“‘NhưA-la-hán suốt đời không nói dối, luôn biết thành thật,không dối người; con* từ nay đến ngày mai không nói dối.Con từ nay trờ về sau[190] không nói dối nữa.

“‘NhưA-la-hán trọn đời[191] không uống rượu, tâm ý không loạn,thọ trì cấm giới của Phật không điều nào xúc phạm; naycon cũng như vậy, từ nay cho đến sáng mai không uống rượu,thọ trì giới cấm của Phật không xúc phạm.

“‘NhưA-la-hán trọn đời không hoại trai pháp,[192] hằng [625c01]ăn đúng thời, ăn ít biết đủ, không đắm trước mùi vị,nay con cũng như vậy, nguyện (trọn đời)[193] không hoại traipháp, hằng ăn đúng thời, ăn ít biết đủ, không đắm trướcmùi vị. Từ ngày nay đến sáng mai không xúc phạm.

“‘NhưA-la-hán (trọn đời)* hằng không ngồi trên giường cao rộng.(Giường cao rộng là giường vàng, bạc, ngà voi, hoặc giườngsừng tòa của Phật, tòa của Bích-chi-phật, tòa của A-la-hán,toà của các tông sư. A-la-hán không ngồi trên tám loại toànày);[194] con cũng không phạm ngồi vào chỗ ngồi này.[195]

“‘NhưA-la-hán (trọn đời) không đeo hương hoa, trang điểm phấnsáp; nay con cũng như vậy, nguyện một ngày một đêm[196] khôngđeo hương hoa, phấn sáp tốt đẹp.[197]

“‘Naycon tên là … lìa tám việc này, nguyện trì pháp bát quan trai,không đọa vào ba đường dữ; nhờ công đức này mà khôngvào trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, và tám nạn; thườngđược thiện tri thức, không tùng sự ác tri thức; thườngđược sinh vào nhà cha mẹ tốt lành, không sinh vào nơi biênđịa không Phật pháp, không sinh lên trời Trường thọ, khônglàm nô tỳ cho người, không làm Phạm thiên, không làm thânĐế Thích, cũng không làm Chuyển luân Thánh vương; thườngsinh trước Phật, tự mình thấy Phật, tự mình nghe pháp khiếncác căn không loạn. Nếu con thề nguyện hướng đến ba thừatu hành, thì mong sẽ chóng thành đạo quả.’

“Tỳ-kheonên biết, nếu có ưu-bà-tắc, ưu-bà-di nào trì pháp bát quantrai này, thiện nam tử, thiên nữ nhân đó sẽ hướng đếnba đường, hoặc sinh vào cõi người, hoặc sinh lên trời,hoặc bát-niết-bàn.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này.

Khôngsát, cũng không trộm,

Khôngdâm, không nói dối,

Tránhrượu, xa hương hoa,

Ngườiđắm vị phạm trai,

Camúa cùng xướng hát,

HọcLa-hán, tránh xa.

Naytrì bát quan trai,

Ngàyđêm không quên mất.

Khôngcó khổ sinh tử,

Khôngkỳ hạn luân hồi;

Chớtập cùng ân ái,

Cũngchớ hội oán tắng.

Nguyệndiệt khổ năm uẩn,

Cácbệnh não sinh tử.

Niết-bànkhông các hoạn,

NayTa tự quay về.

“Chonên, này tỳ-kheo, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào,muốn trì bát quan trai, lìa các khổ, được chỗ lành; muốndiệt tận các lậu [626a01], vào thành Niết-bàn, phải tìmcầu phương tiện thành tựu pháp bát quan trai này. Vì sao vậy?Vinh vị ở cõi người không đủ làm cao quí, mà khoái lạctrên trời thì không thể kể xiết. Nếu thiện nam tử, thiệnnữ nhân nào muốn cầu phước vô thượng, hãy tìm cầu phươngtiện thành tựu pháp bát quan trai này. Nay Ta răn dạy lạicác ngươi, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào thànhtựu bát quan trai, mà muốn cầu sinh lên cõi trời Tứ thiênvương, cũng sẽ đạt được nguyện này. Những gì mà ngườitrì giới kia ước nguyện đều được như nguyện. Vì vậynên Ta nói nghĩa này. Vinh vị cõi người không đủ làm caoquí. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào, trì bát quan trai,thân hoại mạng chung sẽ sinh cõi lành, trên trời, hoặc sinhDiễm thiên, Đâu-suất thiên, Hóa tự tại thiên, Tha hóa tựtại thiên, trọn không hư dối. Vì sao vậy? Những gì mà ngườitrì giới kia ước nguyện đều được như nguyện.

“Cáctỳ-kheo, nay Ta nhắc lại cho các ngươi, nếu có thiện namtử, thiện nữ nhân nào trì bát quan trai, cũng thành tựu sởnguyện của mình sẽ sinh về các cõi trời Dục giới, sinhvề các cõi trời Sắc giới. Vì sao như vậy? Những gì màngười trì giới kia ước nguyện đều được như nguyện.

“Lạinữa, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào trì bát quantrai mà muốn sinh về các cõi trời Vô sắc, cũng được kếtquả như sở nguyện kia .

“Tỳ-kheonên biết, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào trì bátquan trai, muốn sinh vào nhà bốn chủng tánh, lại cũng đượcsinh.

“Lại,thiện nam tử, thiện nữ nhân nào trì bát quan trai, muốn cầulàm thiên tử một phương, thiên tử hai phương, ba phương,bốn phương thì cũng được như sở nguyện kia. Muốn cầulàm Chuyển luân Thánh vương cũng được như sở nguyện kia.Vì sao vậy? Những gì mà người trì giới kia ước nguyệnđều được như nguyện.

“Nếuthiện nam tử, thiện nữ nhân nào muốn cầu thành Thanh văn,Duyên giác, Phật thừa, ắt sẽ thành tựu sở nguyện. NayTa thành Phật là nhờ trì giới kia. Năm giới, mười thiện,không nguyện nào là không được.

“Cáctỳ-kheo, nếu muốn thành đạo kia, hãy học điều này.”

Bấygiờ các tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 7[198]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây KỳĐà, nước Xá-vệ.

Bấygiớ Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:

“Cóba sự hiện tiền,[199] khi ấy thiện nam tử, thiện nữ nhânđược phước vô lượng. Những gì là ba? Tín hiện tiền,khi ấy thiện nam tử, thiện nữ nhân được phước vô lượng.Tài[200] hiện tiền, khi ấy thiện nam tử, thiện nữ nhânđược phước vô lượng. Nếu [626b01] trì phạm hạnh hiệntiền,[201] khi ấy thiện nam tử, thiện nữ nhân được phướcvô lượng. Đó gọi là, này Tỳ-kheo, có ba sự hiện tiềnthì được phước vô lượng.”

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ này:

Tín, tài, phạm khó được,

Người thọ, người trì giới;

Biết ba sự này rồi,

Người trí tùy thời thí.

Luôn luôn được an ổn,

Chư thiên thường nâng đỡ;

Nơi đó tự an trú

Ngũ dục không đủ chán.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, thiện nam tử, thiện nữ nhân nào, hãytìm cầu phương tiện để thành tựu ba pháp này. Này cáctỳ-kheo, hãy học điều này như vậy”.

Cáctỳ-kheo sau khi nghe nhữ gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8[202]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, Phật trú tại vườn Cù-sư-la,[203] thành Câu-thâm[204].Bấy giờ, tỳ-kheo Câu-thâm thường ưa tranh tụng, phạm cácác hành. Mỗi khi đối diện bàn cãi, hoặc có lúc dùng daogậy gia hại nhau.[205] Bấy giờ, vào lúc sáng sớm, đức ThếTôn đến chỗ các tỳ-kheo kia. Đến nơi đó, Thế Tôn bảocác tỳ-kheo kia:

“Nàycác tỳ-kheo, cẩn thận chớ tranh tụng, chớ nói chuyện thịphi, mà nên cùng hòa hợp nhau. Cùng một thầy học, đồngnhất như nước với sữa, tại sao lại tranh tụng?”

Bấygiò tỳ-kheo Câu-thâm bạch Thế Tôn rằng:

“Cúixin Thế Tôn chớ lo việc này. Chúng con sẽ tự tư duy vềlý này. Theo như lỗi lầm này, chúng con tự biết tội củanó.”

ThếTôn bảo:

“Thếnào, các ngươi vì dòng họ Vua mà hành đạo, vì sợ hãi màhành đạo, hay vì đời sống thiếu thốn mà hành đạo?”

Cáctỳ-kheo đáp:

“Khôngphải vậy, bạch Thế Tôn.”

ThếTôn bảo:

“Thếnào tỳ-kheo, các ngươi há chẳng phải vì muốn lìa sinh tử,cầu đạo vô vi, nên hành đạo đó sao? Song thân năm uẩnthật không thể bảo toàn.”

Cáctỳ-kheo đáp:

“Thậtvậy, bạch Thế Tôn, như lời dạy của Thế Tôn. Chúng conlà những thiện gia nam tử xuất gia học đạo là vì lý docầu đạo vô vi, diệt thân năm uản, nên học đạo.”

ThếTôn bảo:

“Cáctỳ-kheo, không nên hành đạo mà lại đi đấu tranh, đấmđá lẫn nhau, gặp mặt nhau là buông lời thị phi, xấu ácvới nhau. Các ngươi cần phải thành tựu hạnh này. Cùng đồngmột pháp, cùng theo một thầy, cũng nên thực hành sáu pháptôn trọng[206] này, cũng nên thực hành thân, khẩu, ý hànhnày, cũng nên thực hiện việc cúng dường[207] các vị phạmhạnh.”

Cáctỳ-kheo [626c01] đáp rằng:

“Đâylà việc của chúng con, không đáng cho Thế Tôn lo lắng việcnày.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các tỳ-kheo Câu-thâm:

“Thếnào, những người ngu, các ngươi không tin những lời củaNhư Lai sao mà nói Như Lai chớ lo việc này? Các ngươi sẽtự nhận báo ứng về tà kiến này.”

Bấygiờ Thế Tôn lại bảo các tỳ-kheo kia rằng:

“Vềquá khứ xa xưa, trong thành Xá-vệ này, có Vua tên là TrườngThọ,[208] thông minh trí tuệ, không việc gì không biết. Tuythiện nghệ về môn đao kiếm nhưng lại thiếu bảo vật,các kho không đầy, tài sản sa sút, binh bốn bộ lại cũngkhông nhiều, thuộc hạ quần thần phò tá lại cũng ít oi.

“Vàolúc bấy giờ, nước Ba-la-nại, có vua tên là Phạm-ma-đạt,[209]dũng mãnh kiên cường, không đâu không hàng phục. Tiền củabảy báu đều đầy kho. Binh bốn bộ lại cũng không thiếu.Quần thần phò tá đầy đủ. Bấy giờ vua Phạm-ma-đạt nghĩthầm: ‘Vua Trường Thọ này không có quần thần phò tá,lại thiếu của cải, không có trân báu. Nay ta có thể đếnchinh phạt nước này.’

“Rồivua Phạm-ma-đạt liền hưng binh đến chinh phạt nước kia.Vua Trường Thọ nghe việc hưng binh chinh phạt nước mình liềnthiết lập phương kế: ‘Nay tuy ta không có của cải bảybáu, thuộc hạ quần thần phò tá, binh bốn bộ. Vua kia tuycó nhiều binh chúng. Hôm nay theo sức một mình ta cũng đủđể tiêu diệt trăm nghìn binh chúng kia. Nhưng sát hại chúngsanh vô số kể, không thể vì vinh quang một đời mà tạotội muôn đời. Nay ta có thể ra khỏi thành này, lánh tạinước khác để không xảy ra đấu tranh.’

“Bấygiờ vua Trường Thọ không nói với quần thần, đem Đệ nhấtphu phân, cùng một người nữa, ra khỏi thành Xá-vệ, vàotrong núi sâu. Lúc này quần thần phò tá, nhân dân trong thànhXá-vệ, vì không thấy vua Trường Thọ, liền sai tín sứ đếnchỗ vua Phạm-ma-đạt nói như vầy: ‘Cúi xin đại vươngđến đất nước này. Hiện tại vua Trường Thọ không biếtở đâu.’ Bấy giờ vua Phạm-ma-đạt đến nước Ca-thi caitrị. Vua Trường Thọ có hai phu phân, đều mang thai sắp đếnngày sinh. Khi ấy phu phân nằm mộng thấy sinh giữa đô thị.Lại thấy, vào lúc mặt trời mới mọc, binh bốn bộ tay cầmđao năm thước đứng vây quanh. Chỉ sinh một mình, không ngườigiúp đỡ. Thấy vậy, bà giật mình thức giấc, đem nhân duyênnày tâu với vua Trường Thọ. Vua bảo phu phân rằng, ‘Chúngta [627a01] nay đang ở trong rừng sâu này, vì đâu mà bảo làsinh tại giữa đô thị trong thành Xá-vệ? Nay phu phân mà sắpsinh thì phải sinh như nai.

“Lúcấy phu phân nói. ‘Nếu tôi không được sinh như vậy, thìchắc tôi phải chết.’

“Khivua Trường Thọ nghe những lời này, ngay trong đêm đó đổiy phục, không đem theo người nào, đi vào thành Xá-vệ. VuaTrường Thọ có một đại thần tên là Thiện Hoa,[210] vốnrất thương mến nhau. Ông này nhân có chút việc ra khỏi thành,gặp vua Trường Thọ đang đi vào thành. Đại thần nhìn sữngvua, liền bỏ đi, than thở rơi lệ, rồi cứ theo đường màđi. Vua Trường Thọ đuổi theo đại thần kia, đến chỗ vắngnói rằng: ‘Xin cẩn thận chớ nói ra.’

Đạithần đáp. ‘Sẽ theo như lời dạy của Đại vương. Khônghiểu Minh vương có điều chi dạy bảo không.’

“VuaTrường Thọ nói, ‘Nếu ông nhớ ơn xưa của ta thì nên đềntrả.’

“Đạithần đáp, ‘Đại vương có ra lệnh, thần sẽ lo liệu xong.’

“VuaTrường Thọ nói, ‘Đêm qua, Phu nhân của ta nằm mộng thấysinh giữa đô thị, lại có binh bốn bộ vây quanh; sinh ra mộtnam nhi rất là xinh đẹp. Nếu như không sinh theo mộng thìtrong vòng bảy ngày sẽ chết.’

“Đạithần đáp, ‘Thần có thể lo việc này, theo như lời dạycủa vua.’

“Nóilời này xong, mỗi người đi mỗi đường.

“Sauđó, đại thần liền đến chỗ vua Phạm-ma-đạt, tâu nhưvầy, ‘Trong vòng bảy ngày, ý tôi muốn xem qua quân lính tượngbinh, mã binh, xa binh, bộ binh của đại vương, để biết lànhiều ít.’ Vua Phạm-ma-đạt liền ra lệnh cho tả hữu, ‘Hãyhối thúc binh chúng theo lời Thiện Hoa.’

“Khiấy, trong vòng bảy ngày, đại thần Thiện Hoa tụ tập binhchúng tại giữa đô thị Xá-vệ. Trong vòng bảy ngày phu phânkia đến ở giữa đô thị. Khi đại thần Thiện Hoa từ xanhìn thấy phu phân lại liền nói, ‘Hãy đến đây, Hiềnnữ. Nay là lúc thích hợp.’ Phu nhân sau khi thấy binh línhbốn bộ rồi, lòng sinh hoan hỷ, sai người hầu cho giăng bứcmàn lớn. Khi mặt trời vừa lên phu phân sinh hạ một nam nhi,đẹp đẽ vô song hiếm có trên đời. Khi phu phân ôm đứabé trở lại trong núi, vua Trường Thọ từ xa nhìn thấy phuphân ôm đứa bé đến, liền bảo, ‘Mong con sống lâu dài,thọ mạng vô cùng.

“Phunhân thưa vua, ‘Xin vua đặt tên cho.’

“Vualiền đặt tên Trường Sanh.[211]

“Khi[627b01] Thái tử Trường Sanh lên tám tuổi, phụ vương TrườngThọ có chút việc vào thành Xá-vệ. Bấy giờ có quan kiếp-tỷ[212]ngày xưa của vua Trường Thọ thấy vua vào thành, liền ngắmkỹ mãi từ đầu đến chân. Thấy rồi, vội đến chỗ vuaPhạm-ma-đạt thưa rằng, ‘Đại vương, thật là buông lung.Vua Trường Thọ hiện nay đang ở tại thành này.’

“Bấygiờ, nhà vua nổi giận, sai kẻ tả hữu vội vã tìm bắtvua Trường Thọ. Lúc bấy giờ các đại thần tả hữu dẫnkiếp-tỷ này theo, tìm kiếm khắp đông tây. Khi kiếp-tỷtừ xa trông thấy vua Trường Tho, liền chỉ và bảo đạithần, ‘Đây là vua Trường Thọ.’ Họ liền đến bắt,dẫn tới chỗ vua Phạm-ma-đạt. Đến nơi, tâu rằng, ‘Đạivương, người này chính là vua Trường Thọ.

“Nhândân trong nước, tất cả đều nghe biết vua Trường Thọ đãbị bắt. Bấy giờ phu phân cũng lại nghe vua Trường Thọđã bị Phạm-ma-đạt bắt được, bà nghĩ, ‘Nay ta còn sốngđể làm gì? Thà cùng chết với Đại vương một lúc.’ Phunhân liền dẫn thái tử vào thành Xá-vệ. Phu nhân bảo tháitử rằng, ‘Nay con hãy tìm chỗ sống.’

“Tháitử Trường Sanh nghe xong, im lặng không nói. Phu nhân đi thẳngđến chỗ vua Phạm-ma-đạt. Vua từ xa nhìn thấy bà đếnvui mừng phấn khởi, không tự chế được, liền bảo đạithần đem phu phân này cùng vua Trường Thọ đến ngã tư đườngphân thành bốn đoạn. Các đại thần vâng theo lệnh vua, đemvua Trường Thọ và phu phân trói ngược dẫn quanh thành Xá-vệcho muôn dân thấy. Bấy giờ, nhân dân không ai là không đaulòng. Lúc đó thái tử Trường Sanh ở trong đám đông thấycha mẹ bị đem đến chợ để giết, vẻ mặt không đổi.

“VuaTrường Thọ quay lại bảo Trường Sanh rằng, ‘Con đừngnhìn dài, cũng đừng chớ nhìn ngắn[213].’

“Sauđó nói bài kệ này:

Oánoán không dừng nghỉ,

Phápnày có từ xưa.

Khôngoán mới thắng oán,

Phápnày luôn bất hủ.[214]

“Bấygiờ các đại thần bảo nhau rằng, ‘Vua Trường Thọ nàymê loạn quá mức rồi. Thái tử Trường Sanh là người nàomà ở trước chúng ta nói kệ này?’ Lúc ấy, vua TrườngThọ bảo quần thần rằng, ‘Ta không mê loạn. Ở đây, chỉcó người trí mới hiểu lời ta. Chư hiền nên biết, chỉdùng sức một người như ta đủ để có thể phá tan trămvạn người này. Nhưng ta lại nghĩ như vầy: Những chúng [27c01]sanh bị chết này khó mà tính số. Không thể vì một thânta mà chịu tội nhiều đời. ‘Oán oán không dừng nghỉ,Pháp này có từ xưa; Không oán mới thắng oán, Pháp này luônbất hủ.’

“Rồiquần thần kia đem vua Trường Thọ, và phu phân đến ngã tưđường phân làm bốn đoạn rồi, sau bỏ về nhà. Lúc đóthái tử Trường Sanh chờ cho đến chiều, gom góp cây cỏ,hỏa táng cha mẹ xong rồi đi.

“Bấygiờ vua Phạm-ma-đạt ở trên lầu cao, từ xa trông thấy mộtđứa bé hỏa táng vua Trường Thọ và phu phân. Thấy vậysai kẻ tả hữu rằng, ‘Đây ắt là thân quyến của vua TrườngThọ. Các ngươi hãy nhanh chóng bắt về đây.’

“Cácthần dân liền đến chỗ đó. Chưa đến kịp thì cậu béđã chạy mất rồi. Bấy giờ thái tử Trường Sanh nghĩ thầm:‘Vua Phạm-ma-đạt này giết cha mẹ ta, lại ở trong nướcta. Nay ta phải báo oán cho cha mẹ ta.’ Thái tử liền tìmđến chỗ ngươi dạy đàn. Đến nơi đó, nói như vầy, ‘Naycon muốn học đàn.’ Thầy dạy đàn hỏi, ‘Con họ gì? Chamẹ ở đâu?’ Cậu bé đáp, ‘Con không còn cha mẹ. Con vốnở trong thành Xá-vệ này. Cha mẹ đã mất sớm.’ Thầy dạyđàn bảo, ‘Con muốn học thì học.’

“Tỳ-kheonên biết, bấy giờ thái tử Trường Sanh học đàn, học ca,học hát kịch. Thái tử Trường Sanh vốn có tố chất thôngminh, nên chưa qua mấy ngày mà đã có thể đàn, ca, hát kịch.Không thứ gì không biết.

“Sauđó, thái tử Trường Sanh ôm đàn đến chỗ vua Phạm-ma-đạt.Khi vắng người, ở trong chuồng voi, cậu một mình đàn vàcất tiếng ca trong veo. Lúc ấy vua Phạm-ma-đạt đang ngồitrên lầu cao nghe tiếng đàn ca, liền hỏi kẻ tả hữu rằng,‘Người nào ở trong chuồng voi, đàn ca vui thú một mìnhvậy?’ Kẻ tả hữu tâu, ‘Ở trong thành Xá-vệ này, cómột cậu bé thường đàn ca vui thú một mình.’ Vua bèn bảoquân hầu rằng, ‘Ngươi hãy khiến cậu bé này đến chơitại đây. Ta muốn gặp nó.’ Người được sai kia vâng lờidạy của vua, đến gọi cậu bé này đến chỗ vua.

“VuaPhạm-ma-đạt hỏi cậu bé, ‘Đêm hôm qua ngươi đàn ở trongchuồng voi phải không?’ Tâu, ‘Thật vậy, Đại vương.’

“Phạm-ma-đạthỏi, ‘Nay ngươi có thể ở bên cạnh ta, đánh đàn, ca, múa.Ta sẽ cung cấp quần áo, đồ ăn thức uống.’

“Tỳ-kheonên biết, bấy giờ, thái tử Trường Sanh ở trước [628a01]Phạm-ma-đạt đánh đàn, ca, múa, rất là tuyệt diệu. Khivua Phạm-ma-đạt nghe tiếng đàn này, trong lòng vô cùng hoanhỷ, liền bảo thái tử Trường Sanh, ‘Hãy giữ kho bảo vậtcủa ta.’

“Tháitử Trường Sanh chấp hành lệnh của vua, chưa từng bị thấtthoát; hằng tùy thuận ý vua, cười trước nói sau, luôn nhườngý vua. Bấy giờ vua Phạm-ma-đạt lại ra lịnh rằng, ‘Lànhthay, lành thay! Hiện tại ngươi là người rất thông minh.Nay ta cho ngươi vào nội cung, coi sóc mọi thứ, được không?’

Khithái tử Trường Sanh ở trong nội cung, đem tiếng đàn dạycho các cung nữ, lại cũng dạy cỡi voi, cỡi ngựa, các kỹthuật, không việc gì không biết.

“Bấygiờ, ý vua Phạm-ma-đạt muốn xuất du, dạo xem vườn rừng,cùng vui thú, liền sai thái tử Trường Sanh nhanh chóng sửasoạn xe có gắn lông chim. Thái tử Trường Sanh vâng lệnhvua, lo chuẩn bị xe có gắn lông chim, trải thảm lên voi, thắngyên cương bằng vàng bạc xong, trở lại tâu vua, ‘Đã sửasoạn xe xong, xin vua nên biết đã đến giờ.’

“VuaPhạm-ma-đạt đi xe có gắn lông chim, sai Trường Sanh điềukhiển, cùng đem theo binh chúng bốn bộ. Lúc này, thái tửTrường Sanh điều khiển xe dẫn đường, luôn luôn cách lyquân chúng.

“VuaPhạm-ma-đạt hỏi thái tử Trường Sanh, ‘Hiện tại binhlính ở đâu?’

TrườngSanh tâu, ‘Thần cũng không biết quân lính ở đâu.’

“Vuabảo, ‘Hãy dừng lại một chút. Người ta mỏi mệt vô cùng;muốn dừng nghỉ một chút.’

“Tháitử Trường Sanh liền cho dừng lại để vua nghỉ ngơi trongchốc lát khi quân lính chưa đến.

“Tỳ-kheonên biết, bấy giờ vua Phạm-ma-đạt gối đầu trên đầugối thái tử Trường Sanh ngủ say. Thái tử Trường sanh thấyvua đang ngủ, liền nghĩ: ‘Vua này là kẻ thù lớn nhất củata, đã bắt giết cha mẹ ta, lại còn ở trên đất nướcta. Nay mà không báo oán thì lúc nào sẽ báo? Bây giờ ta phảidứt mạng hắn.’ Thái tử Trường Sanh tay phải rút kiếm,tay trái tóm tóc vua; nhưng lại nghĩ thầm: ‘Lúc cha ta sắplâm chung đã bảo ta rằng: Trường Sanh nên biết, đừng nhìndài, cũng đừng nhìn ngắn. Còn nói bài kệ này:

Oánoán không dừng nghỉ,

Phápnày có từ xưa;

Khôngoán mới thắng oán,

Phápnày luôn bất hủ.

“‘Nayta nên bỏ oán này.’ Rồi tra kiếm vào vỏ. Ba phen như vậy,lại tự [628b01] nghĩ: ‘Vua này là kẻ thù lớn nhất củata, đã bắt giết cha mẹ ta, lại còn ở trên đất nướcta. Nay mà không báo oán thì lúc nào sẽ báo? Nay đúng là lúcta phải dứt mạng hắn, mới gọi là báo oán.’ Rồi lạinhớ đến: ‘Trường Sanh, con đừng nhìn dài, cũng đừngnhìn ngắn. Phụ vương có những lời dạy này:

Oánoán không dừng nghỉ,

Phápnày có từ xưa;

Khôngoán mới thắng oán,

Phápnày luôn bất hủ.

“‘Nayta hãy bỏ oán này.’ Liền tra kiếm vào vỏ. Trong khi ấyvua Phạm-ma-đạt lại mộng thấy con trai vua Trường Thọ làthái tử Trường Sanh muốn bắt mình giết, vì vậy nên kinhsợ thức giấc. Thái tử Trường Sanh thưa, ‘Đại vương!Vì sao nổi kinh sợ đến như vậy?’

“Phạm-ma-đạtnói, ‘Lúc ngủ ta mộng thấy con trai vua Trường Thọ là tháitử Trường Sanh rút kiếm muốn bắt ta giết. Cho nên ta kinhsợ!’ Bây giờ, thái tử Trường sanh nghĩ thầm: ‘Hiệntại vua này đã biết ta là thái tử Trường sanh.’ Tay phảivội rút kiếm, tay trái tóm tóc mà nói vua rằng, ‘Hiện tại,tôi chính là thái tử Trường Sanh con trai của vua TrườngThọ. Song vua là kẻ thù lớn nhất của ta, đã bắt giếtcha mẹ ta, lại còn ở trên đất nước ta. Nay không báo oánthì đợi lúc nào?’

“VuaPhạm-ma-đạt liền quay qua Trường Sanh mà nói rằng, ‘Naymạng của ta ở trong tay ngươi, xin được toàn mạng!’

“TrườngSanh đáp, ‘Tôi có thể cho vua sống. Nhưng vua không để tôitoàn mạng!’

“Vuatrả lời Trường Sanh, ‘Xin tha mạng. Ta không bao giờ giếtngươi.’

“Bấygiờ Thái tử Trường Sanh cùng vua thề rằng, ‘Cả hai cùngtha mạng cho nhau, không bao giờ hại nhau.’

“Tỳ-kheonên biết, bấy giờ Thái tử Trường Sanh liền tha mạng sốngcho vua. Lúc đó vua Phạm-ma-đạt bảo Thái tử Trường Sanhrằng, ‘Xin Thái tử cùng tôi trở lại chuẩn bị xe lôngchim để trở về nước.’

“Bấygiờ, Thái tử liền chuẩn bị xe lông chim, cả hai cùng ngồitrên xe về đến thành Xá-vệ. Vua Phạm-ma-đạt liền tậphọp quần thần nói rằng, ‘Nếu các khanh gặp con trai vuaTrường Thọ, sẽ làm gì?’

“Trongđó, hoặc có đại thần tâu rằng, ‘Sẽ chặt chân tay.’Hoặc có vị tâu, ‘Sẽ phân thân làm ba đoạn.’ Hoặc cóvị tâu, ‘Sẽ bắt giết đi.’

“Lúcđó Thái tử Trường Sanh ngồi bên cạnh vua, chánh thân, chánhý suy nghĩ về những lời nói này. Bấy giờ, vua Phạm-ma-đạtđích thân tự tay [628c01] nắm lấy tay Thái tử nói với mọingười rằng, ‘Đây là Thái tử Trường Sanh. Con trai vua TrườngThọ, chính là người này. Các khanh không được nói lạinhững lời như vậy. Vì sao vậy? Vì Thái tử Trường Sanhđã tha mạng sống cho ta. Ta cũng tha mạng sống cho ngườinày.’

“Quầnthần sau khi nghe những lời này, khen là chưa từng có. Tháitử con vua này thật là kỳ đặc, đối với oán mà có thểkhông báo oán.

“Lúcđó vua Phạm-ma-đạt hỏi Trường sanh, ‘Đáng ra ngươi bắtta giết. Nhưng tại sao lại tha không giết? Có nhân duyên gì?Nay xin được nghe.’

“TrườngSanh đáp, ‘Đại vương khéo lắng nghe! Khi phụ vương tôisắp lâm chung, dặn lại rằng: Nay con chớ nhìn dài, cũng chớnhìn ngắn. Lại dặn những lời này:

Oánoán chẳng dừng nghỉ;

Từxưa có pháp này.

Khôngoán hay thắng oán;

Phápnày luôn bất tử.

“Cácđại thần khi nghe những lời này của phụ vương tôi, đềubảo với nhau rằng: Vua này mê loạn nên nói lung tung. Vậychớ Trường Sanh là người nào? Vua Trường Thọ đáp: Cáckhanh nên biết, trong đây có người trí sẽ rõ những lờinày. Khi nhớ lại những lời này của phụ vương, cho nêntôi tha cho vua toàn mạng.’

“VuaPhạm-ma-đạt sau khi nghe những lời này rồi, lấy làm lạlùng và khen là chưa từng có ai có thể giữ lời dạy dỗcủa người cha quá cố không để trái phạm.

“Bấygiờ vua Phạm-ma-đạt nói Thái tử rằng, ‘Ý nghĩa của nhữnglời ông nói hôm nay, ta vẫn chưa hiểu. Nay hãy nói cho ta nghĩacủa chúng để ta được thông suốt.’

“Tháitử Trường Sanh đáp, ‘Đại vương khéo lắng nghe! Tôi sẽnói. Vua Phạm-ma-đạt bắt vua Trường Thọ giết. Nếu cóquần thần rất thân tín nào của vua Trường Thọ bắt vuagiết, thì lại có quần thần phò tá của vua Phạm-đạt-macũng sẽ bắt quần thần phò tá của vua Trường Thọ mà giết.Đó gọi là oan oán không bao giờ dứt tuyệt. Muốn đoạntuyệt oán này chỉ có người không báo oán. Vì tôi đã xétnghĩa này nên không giết vua.’

VuaPhạm-đạt-ma nghe những lời này xong, nghĩ vị vương tửnày rất là thông minh, mới có thể quảng diễn được nghĩanày, nên lòng rất vui mừng hớn hở không tự chế được.

“Lúcấy vua Phạm-đạt-ma liền hướng về vương tử sám hốitội lỗi của mình là đã bắt giết vua Trường Thọ. Sauđó cỡi lấy mũ mình đội cho Trường Sanh, rồi gả con gáivà giao nước Xá-vệ cùng nhân dân lại cho Trường Sanh thốnglĩnh. Vua trở về cai trị Ba-la-nại. [629a01]

“Tỳ-kheonên biết, các nhà vua thời thượng cổ đã có pháp thườngnày. Tuy có sự tranh giành đất nước như vậy, nhưng vẫncòn nhẫn nhịn nhau chứ không làm tổn hại nhau. Huống chicác ngươi là Tỳ-kheo, vì lòng tin kiên cố xuất gia học đạo,xả bỏ lòng tham dục, sân nhuế, ngu si, nay lại tranh khắcnhau, không hòa thuận nhau, không ai nhịn nhau, không chịu hốicải. Này các Tỳ-kheo, căn cứ vào nhân duyên này mà biếtrằng tranh cãi chẳng phải là điều nên làm. Cùng một thầyhọc, như nước với sữa, chớ tranh tụng nhau.”

Bấygiờ, Thế Tôn, liền nói bài kệ này:

Khôngtranh, cũng không cãi;

Tâmtừ thương tất cả.

Tấtcả không ưu hoạn:

Điềuchư Phật ngợi khen.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, cần phải tu hạnh nhẫn nhục. Các Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ Tỳ-kheo Câu-thâm bạch đức Thế Tôn:

“Nguyệnxin Thế Tôn chớ lo việc này. Chúng con sẽ tự phân giảisự việc này. Thế Tôn tuy có dạy những lời này. Nhưng sựviệc không phải vậy.”

Thếrồi, Thế Tôn liền bỏ đi đến nước Bạt-kỳ.

Bấygiờ,[215] trong nước Bạt-kỳ có ba thiện gia nam tử là A-na-luật,Nan-đề, Kim-tỳ-la.[216] Các vị thiện gia nam tử này cùnggiao ước với nhau: “Nếu ai ra đi khất thực, vị còn lạisau phải rưới nước,[217] quét đất sạch sẽ, không sótviệc gì. Vị đi khất thực về sẽ chia phần cho ăn. Đủchia thì tốt, không đủ tùy ý ăn phần mình. Cơm còn dư,đổ vào đồ đựng, rồi bỏ đó mà đi. Nếu vị nào khấtthực về sau cùng, đủ ăn thì tốt, không đủ thì lấy cơmtrong đồ đựng kia rồi bỏ vào bát mình mà ăn nhưng phảitự để vào bát mình. Sau đó xách bình nước đặt một nơi.Mỗi ngày phải quét sạch nhà cửa, rồi tìm nơi vắng vẻchánh thân chánh ý buộc niệm trước mặt tư duy diệu pháp.Họ tự tuyệt đối im lặng, không nói chuyện với nhau.”

Bấygiờ, Tôn giả A-na-luật tư duy dục bất tịnh tưởng[218],có niệm, khinh an và hỷ[219] mà vào sơ thiền. Lúc đó, Nan-đềvà Kim-tỳ-la biết trong tâm niệm của A-na-luật, nên cũngtư duy dục bất tịnh tưởng, có niệm, khinh an và hỷ* màvào sơ thiền. Nếu tôn giả A-na-luật tư duy nhị thiền, tamthiền, tứ thiền, bấy giờ tôn giả Nan-đề và Kim-tỳ-lacũng tư duy nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Nếu Tôn giả[629b01] A-na-luật tư duy không xứ, thức xứ, vô sở hữu xứ,phi tưởng phi phi tưởng xứ, tôn giả Nan-đề và Kim-tỳ-lacũng lại tư duy không xứ, thức xứ, vô sở hữu xứ, phitưởng phi phi tưởng xứ. Nếu tôn giả A-na-luật tư duy diệttận định,[220] bấy giờ tôn giả Nan-đề và Kim-tỳ-la cũnglại tư duy diệt tận định. Như các pháp này, các hiền giảcũng tư duy như vậy.

Bấygiờ, Thế Tôn đến vườn Sư tử,[221] lúc đó người giữvườn[222] từ xa trông thấy Thế Tôn đến, liền thưa:

“Sa-mônchớ vào trong vườn! Vì sao vậy? Vì trong vườn này có bavị thiện gia nam tử tên là A-na-luật, Nan-đề và, Kim-tỳ-la.Hãy cẩn thận chớ quấy nhiểu họ.”

Lúcđó, tôn giả A-na-luật bằng thiên nhĩ thông[223] nghe ngườigiữ vườn nói với Thế Tôn như vậy, không để Ngài vàovườn*, Tôn giả A-na-luật liền ra bảo người giữ cửa[224]rằng:

“Chớngăn! Nay Thế Tôn đến đây, là muốn đến thăm chỗ này.”

Sauđó tôn giả A-na-luật liền vào báo Kim-tỳ-la:

“Đinhanh, Thế Tôn hiện đang ở ngoài cửa vườn.”

Bấygiờ ba tôn giả liền rời khởi tam-muội,[225] đến chỗ ThếTôn, đảnh lễ sát chân, rồi đứng qua một bên. Mỗi vịtự thưa:

“Lànhthay, Thế Tôn đã đến!”

Tôngiả A-na-luật đón lấy bình bát Thế Tôn. Tôn giả Nan-đềtrải chỗ ngồi. Tôn giả Kim-tỳ-la lấy nước cho Thế Tônrửa chân.

Bấygiờ Thế Tôn bảo tôn giả A-na-luật:

“Bangươi ở đây hòa hợp không có trái ý nhau? Khất thực cónhư ý không?”

A-na-luậtthưa:

“Thậtvậy, bạch Thế Tôn, khất thực không gì khó nhọc. Vì saovậy? Vì khi con tư duy sơ thiền, bấy giờ Nan-đề, Kim-tỳ-lacũng tư duy sơ thiền. Nếu con tư duy nhị thiền, tam thiền,tứ thiền, không xứ, thức xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởngphi phi tưởng xứ, diệt tận định, lúc đó Nan-đề, Kim-tỳ-lacũng tư duy nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, không xứ, thứcxứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ, diệt tậnđịnh. Như vậy, bạch Thế Tôn, chúng con tư duy về pháp này.”

ThếTôn bảo:

“Lànhthay, lành thay, A-na-luật! Vào lúc ấy các ngươi có đạt đượcpháp thượng nhân không?”

A-na-luậtthưa:

“Thậtvậy, thưa thế tôn, chúng con đạt được pháp thượng nhân.”

ThếTôn bảo:

“Phápthượng nhân là gì?”

A-na-luậtthưa:

“Cópháp vi diệu này vượt lên trên pháp thượng nhân. Nếu chúngcon lại rải tâm từ trải đầy khắp một phương; hai phương,ba phương, bốn phương cũng lại như vậy; bốn phía, trêndưới cũng lại như vậy; trong tất cả, mỗi mỗi đều rảitâm từ trải đầy khắp trong đó, vô số, vô hạn, khôngthể tính hết, mà tự an trú*. Lại rải tâm bi, tâm hỉ, tâmhộ (xả) đầy khắp một phương, hai phương, ba phương, bốnphương, và bốn phía, trên dưới mà tự an trú cũng lại nhưvậy. Đó gọi là, bạch Thế Tôn, chúng con đạt thêm đượcpháp thượng nhân nữa.”

Bấygiờ, tôn giả Nan-đề, Kim-tỳ-la nói với A-na-luật:

“Cóbao giờ chúng tôi đến tôn giả để hỏi nghĩa này đâu,mà hôm nay trước Thế Tôn lại tự nói như vậy?”

Tôngiả A-na-luật đáp:

“CácHiền giả cũng chưa bao giờ đến tôi để hỏi nghĩa này.Nhưng chư thiên đã đến chỗ tôi mà nói nghĩa này, cho nênở trước Thế Tôn tôi nói nghĩa này vậy. Lại nữa, lâunay tôi biết tâm ý của các Hiền giả, là các Hiền giảđã đạt được tam-muội này, nên ở trước Thế Tôn tôinói những lời này.”

Tronglúc thuyết pháp này, đại tướng Trường Thọ đến chỗThế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. Rồi đạitướng Trường Thọ[226] bạch Thế Tôn:

“Hômnay có phải Thế Tôn vì các Tỳ-kheo này mà thuyết pháp?”

Lúcấy Thế Tôn đem nhân duyên này kể lại cho đại tướng TrườngThọ. Đại tướng bạch Thế Tôn:

“Đạiquốc Bạt-kỳ sớm được lợi lớn, vì có ba thiện gia namtử A-na-luật, Nan-đề, Kim-tỳ-la này du hóa.”

ThếTôn bảo:

“Đạitướng, thật vậy, như lời ông nói. Đại quốc Bạt-kỳđược thiện lợi. Hãy không nói đại quốc Bạt-kỳ, màđại quốc Ma-kiệt cũng được thiện lợi mới có ba vịthiện gia nam tử này. Nếu mọi người dân trong đại quốcMa-kiệt này mà nhớ đến ba thiện gia nam tử này, sẽ đượcan ổn lâu dài. Đại tướng nên biết, nếu huyện ấp, thànhquách nào có ba vị thiện gia nam tử này ở trong những thànhquách đó, mọi người dân sẽ được an ổn lâu dài. Nhànào sinh ra ba vị thiện gia nam tử này cũng được lợi lớn,vì đã sinh ra người được tôn quý nhất này. Cha mẹ nămđời thân tộc của họ, nếu nhớ đến ba người này thìcũng được lợi lớn. Nếu trời, rồng, quỷ, thần nhớ đếnba thiện gia nam tử này, thì cũng được lợi lớn. Nếu cóngười nào khen ngợi bậc A-la-hán thì, cũng nên khen ngợiba người này. Nếu có người nào khen ngợi người không thamdục, không ngu si, không sân nhuế thì, cũng nên khen ngợi bangười này. Nếu có người nào khen ngợi người có ruộngphước này thì, cũng nên khen ngợi ba người này. Như Ta ởtrong ba A-tăng-kỳ kiếp thực hành cần khổ thành vô thượngđạo, khiến ba người này thành tựu nghĩa pháp này. Cho nênĐại tướng đối với ba thiện gia nam tử này nên khởi lònghoan hỷ. Đại tướng, hãy học điều này như vậy.”

Đạitướng sau khi nghe những gì Thế Tôn dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:

“Cóba kết sử trói buộc chúng sanh khiến không thể từ bờ nàyđến bờ kia được. Những gì là ba? Là thân tà, giới đạo,nghi.”[227]

“Thếnào gọi là kết bởi thân tà? Chấp thân có ngã, nảy sinhtưởng về tôi ta, có tưởng về chúng sanh, có mạng, có thọ,có nhân, có sĩ phu, có duyên, có trước. Đó gọi là kếtbởi thân tà.

“Thếnào là kết bởi nghi? Có ngã chăng? Vô ngã chăng? Có sinh chăng?Không sinh chăng? Có ngã, nhân, thọ mạng, chăng? Không ngã,nhân, thọ mạng chăng? Có phụ mẫu chăng? Không phụ mẫuchăng? Có đời này, đời sau chăng? Không đời này, đờisau chăng? Có sa-môn, bà-la-môn chăng? Không sa-môn, bà-la-mônchăng? Đời có A-la-hán chăng? Đời không A-la-hán chăng? Cóngười chứng đắc chăng? Không người chứng đắc chăng?Đó gọi là kết bởi nghi.

“Thếnào là kết bởi giới đạo? Ta do giới này mà sinh vào giađình giòng họ lớn, sinh nhà trưởng giả, sinh nhà bà-la-môn,hoặc sinh lên trời, hay trong các thần. Đó gọi là kết củagiới đạo.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba kết này trói buộc chúng sanh, khiếnkhông thể từ bờ này đến bờ kia. Giống như hai con bò cùngmột ách tất không rời nhau.[228] Chúng sanh này cũng lại nhưvậy, bị ba kết trói chặt không thể từ bờ này đến bờkia được.

“Thếnào là bờ này, thế nào là bờ kia? Bờ này chính là thântà; bờ kia chính là thân tà bị diệt. Này Tỳ-kheo, đó gọilà ba kết trói buộc chúng sanh, không thể từ bờ này đếnbờ kia. Cho nên, này các Tỳ-kheo, cần phải tìm cách tiêudiệt ba kết này. Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10[229]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây KỳĐà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các tỳ-kheo:

“Cóba tam-muội này. Những gì là ba? Là Không tam-muội, Vô tướngtam-muội, Vô nguyện tam-muội.[230]

“Thếnào là Không tam-muội? Không là quán tất cả các pháp đềulà không hư. Đó gọi là không tam-muội.

“Thếnào là vô tướng tam-muội? Vô tướng là đối với tất cảcác pháp tất cả đều không tưởng niệm gì, cũng không cógì được thấy. Đó gọi là vô tưởng tam-muội.

“Thếnào là vô nguyện tam-muội? Vô nguyện là đối với tất cảcác pháp cũng không mong cầu. Đó gọi là vô nguyện tam-muội.

“Nhưvậy, này các Tỳ-kheo, ai không đạt được ba tam-muội nàythì ở lâu nơi sinh tử, không thể tự giác ngộ. Cho nên,này các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phương tiện đạt được tam-muộinày. Các Tỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Tràng,Tỳ-sa, pháp vương,

Cù-mặc,thần túc hóa;

Traigiới, hiện tại tiền,

TrườngThọ, kết, tam-muội.[231]

[1]Tham chiếu Pāli, A IV 34 Aggappasadā (R ii. 34): bốn đức (tịnhtín) tối thượng: tịnh tín Phật (buddhe pasannā), tịnh tínPháp là Thánh đạo tám chi (ariye aṭṭhaṇgike magge pasannā),tịnh tín Pháp ly dục (virāge dhamme pasannā), tịnh tín Tăng(saṅghe pasannā).

[2]Nê-duy-tiên 尼維先: phi tưởng phi phi tưởng. Pāli: nevasaññināsaññino,cf. A. ibid.

[3]Nhũ 乳, lạc 酪, tô 酥, đề hồ 醍醐; 5 vị từ sữa, Pāki:khīra: sữa; dadhi: sữa đông (lạc), navanīta: bơ sống (sanhtô), sappi: bơ lỏng; sappimaṇḍa: bơ đặc (đề hồ).

[4]Pāli, ibid., hưởng năm phước: tuổi thọ (āyu), nhan sắc (vaṇṇa),danh tiếng (yaso kitti), an lạc (sukkha), sức lực (bala).

[5]Cf. Trường kinh 9: Chúng tập; Tập dị 5 (tr. 385c12), ba phướcnghiệp sự: thí loại phước nghiệp sự 施類福業事, giớiloại phước nghiệp sự 戒類福業事, tu loại phước nghiệpsự 修類福業事. Pāli: tīṇi puññakiriyavatthūni– dānamayaṃ puññakiriyavatthu, sīlamayaṃ puññakiriyavatthu,

bhāvanāmayaṃpuññakiriyavatthu (D 10, R. iii. 218).

[6]Bình đẳng phước nghiệp平等福業. Theo nội dung, nên hiểulà giới (Pāli: sīla).

[7]Tư duy 思惟, ở đây hiểu là tu tập (Pāli: bhāvanā).

[8]Nguyên Hán: y vô quán 依無觀, nghĩa không rõ. Trên kia dịchlà y quán依觀. Xem Phẩm 12, kinh 2, cht. 35.

[9]Xứ sở 處所, hay xứ 處. Tập dị, ibid.: sự; Pāli, ibid. vatthu,căn cứ, cơ sở.

[10]Tham chiếu Pāli, M 38 Mahā-taṇhāsaṅkhaya (R.i. 266) , do ba sựhòa hiệp mà có nhập thai (tiṇṇaṃ sannipātā gabbhassāvakkantihoti): cha mẹ giao hội (mātāpitaro sannipatitā), mẹ có kinh nguyệt(mātā utunī hoti), hương ấm hiện diện (gandhabbo paccupaṭṭhitohoti). Xem Tì-bà-sa 48 (tr. 24888c24).

[11]Tham chiếu, A III 75 Nivesaka (R. i. 222): khuyến khích (samādapetabbā),xác lập (nivesetabbā), an lập (patiṭṭhāpetabbā) những ngườimình yêu thương (ye anukampeyyātha) trong ba xứ (tīsu ṭhānesu).

[12]Pāli, ibid., buddhe aveccappasāde, Phật chứng tịnh, tín tâm bấthoại (bất động) ở nơi Phật.

[13]Pāli, ibid., dhamme aveccappasāde, Pháp chứng tịnh, tín tâm bấthoại (bất động) nơi Pháp.

[14]Pāli, ibid., saṅghe aveccappasāde, Tăng chứng tịnh, tín tâmbất hoại (bất động) nơi Tăng.

[15]Thập nhị Hiền Thánh十二賢聖, chưa rõ cách tính này. XemTrung kinh 127 (Phước điền): 18 bậc Thánh hữu học; cf. Pāli,A. II. 4.4.

[16]Pāli, S. 6. 10 Kokālika (R. i. 149).

[17]Cù-ba-li 瞿波離. Pāli: Kokālika.

[18]Liên hoa địa ngục 蓮華地獄. Pāli: Paduma-niraya.

[19]Pāli, A III 16 Apaṇṇaka (R.i. 113).

[20]Pāli, ibid., bhikkhu apaṇṇakapaṭipadaṃ paṭipanno hoti, yonicassa āraddhā hoti āsavānaṃ khayāya, tỳ kheo hành đạo vôhý luận, đó là căn nguyên dẫn đến diệt tận các lậu.

[21]Pāli, ibid., indriyesu guttadvāro, thủ hộ căn môn.

[22]Hán: bất thất kinh hành 不失經行. Pāli: jāgariyaṃ anuyutto,tinh cần tỉnh giác.

[23]Pāli: na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī, không nắm bắttướng chung, không nắm bắt tướng riêng.

[24]Pāli: ibid., Yatvādhikaraṇamenaṃ cakkhundriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃabhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṃ tassa saṃvarāyapaṭipajjati, rakkhati cakkhundriyaṃ, cakkhundriye saṃvaraṃ āpajjati. Do những nhân tố nào mà tham ưu, và pháp ác, bất thiện chảylọt vào, do nhãn căn không được thủ hộ; để phòng hộnhân tố ấy, nên thủ hộ nhãn căn.

[25]Hán: cố thống 故痛. Pāli: purāṇañca vedanaṃ.

[26]Hán: ấm cái 陰蓋, hay triền cái. Pāli: āvaraṇīyehi dhammehicittaṃ parisodheti, làm thanh tịnh khỏi các pháp phú chướng.

[27]Hán: thành nhị quả 成二果; trong hiện tại đạt đượchai quả: chánh trí A-la-hán, hoặc A-na-hàm. bản Hán sót. Đaondưới chi tiết đủ hơn.

[28]Câu này nhảy sót trong bản Hán. Xem cht, ngay trên.

[29]Xem các cht. 17 & 28 ngay trên.

[30]Tô 酥; gồm sanh tô (Pāli: takka) và thục tô (Pāli: navanīta).Xem cht. 3 kinh số 3 ở trên.

[31]Du 油; thường là dầu mè (Pāli: tela).

[32]Cf. Pāli, Dhp. 361. kāyena saṃvaro sādhu, sādhu vācāya saṃvaro;manasā saṃvaro sādhu, sādhu sabbattha saṃvaro; sabbattha saṃvutobhikkhu, sabbadukkhā pamuccati, Lành thay, thân phòng hộ! Lành thay,ngữ phòng hộ! Lành thay, ý phòng hộ! Tỳ-kheo tất cả phònghộ, giải thoát tất cả khổ.

[33]Tam hành tích; chỉ ba nghiệp đạo (Pāli: kammapatha)

[34]Xem, kệ Thất Phật, Tứ phần Tỳ-kheo giới bản (T22n1429,tr. 1022c5). Cf. Pāli, Dhp. 281 vācānurakkhī manasā susaṃvuto, kāyenaca nākusalaṃ kayirā ete tayo kammapathe visodhaye, ārādhaye maggamisippaveditaṃ, thủ hộ ngôn ngữ, chế ngự ý; thân không hànhbất thiện, ba nghiệp đạo này tịnh, đạt đến con đườngmà đấng Đại Tiên (Phật) đã chỉ.

[35]Pāli, M 13 Mahādukkhakkhandhasuttaṃ (R.i. 83). Hán, Trung 99 (T1n26,tr. 584c8).

[36]Ngoại đạo Phạm chí 外道梵志. Pāli: aññatitthiya-paribbājaka,ngoại đạo xuất gia, phổ hành (du sỹ) dị học.

[37]Dị học Phạm chí 異學梵志, như ngoại đạo Phạm chí.

[38]Pāli, ibid., kāmānaṃ pariññaṃ kāmānaṃ pariññaṃ,thi thiết dục biến tri, chủ trương nhận thức để đoạntrừ các dục.

[39]Pāli, ibid., kāmānaṃ assādo, ko ādīnavo, kiṃ nissaraṇaṃ?Dục có vị ngọt gì? Nguy hiểm gì? Xuất yếu gì?

[40]Hán: thử tức bất luận 此即不論; nghĩa không rõ, hoặcHán đọc nhầm từ nguyên bản. Tham chiếu Pāli, ibid.: ito vāpana sutvā, hay những người đã nghe từ đây. Hình như Hánđọc là: ito vā na sutvā.

[41]Ngũ dục. Pāli: pañca kāmaguṇā, năm dục công đức, năm chấtliệu của dục.

[42]Pāli, ibid., kiñca kāmānaṃ nissaraṇaṃ? yo kāmesu chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ–, sự xuất yếu (thoátly) của dục là gì? Chế ngự ham muốn, đoạn trừ ham muốntrong các dục vọng.

[43]Hán: tự du hý 自遊戲, hiểu là tự an trú (sống với).

[44]Để bản: vô hữu lão ấu 無有老幼.

[45]Xuất yếu 出要; đoạn trên nói là xả ly. Cùng nghĩa. Pāli:nisssara.

[46]Xem cht. 38 trên.

[47]Hán: thực lạc thống 食樂痛; xem cht. 18, kinh 1 phẩm 12.

[48]Hán: bất thực khổ thống 不食苦痛; xem cht. 19, kinh 1 phẩm12.

[49]Pāli, ibid., yo vedanāsu chandarāgavinayo, chandarāgappahānaṃ, chếngự ham muốn, đoạn trừ ham muốn nơi các thọ.

[50]Hán: tam thống 三痛, ba thọ hay cảm thọ. Cf. D 10 Saṅgīti(R.iii. 216): tisso vedanā– sukhā vedanā, dukkhā vedanā, adukkhamasukhāvedanā.

[51]Cf. A III 129 Paṭicchannasuttaṃ (R i. 182): tīṇimāni paṭicchannāniāvahanti no vivaṭāni, ba sự kiện này được che dấu thì cóhiệu quả, chứ không phải hiển lộ.

[52]Cf. Pāli, ibid., tīṇimāni vivaṭāni virocanti, no paṭicchannāni,ba sự kiện này được hiển lộ thì chiếu sáng, chứ khôngphải bị che dấu.

[53]Cf. A III 47 Saṅkhatalakkhaṇa (R i. 152): tīṇimāni, saṅkhatassasaṅkhatalakkhaṇāni. katamāni tīṇi? uppādo paññāyati, vayopaññāyati, ṭhitassa aññathattaṃ paññāyati. Cf. Dẫn bởiCâu-xá 5 (tr. 27a17); Tỳ-bà-sa 38 (tr. 198a11): 有為之起亦可了知。盡及住異亦可了知,sinh khởi của hữu vi cũng đã được biết; tận và trú dịcũng đã được biết.

[54]Hán: trì nhập 持入. Pāli: dhātu, āyatana.

[55]Cf. A III 3 Cintīsuttaṃ (R.i. 102): tīṇimāni bālassa bālalakkhaṇānibālanimittāni bālāpadānāni, có ba đặc tính ngu, ba dấu hiệungu, ba hành tích ngu của người ngu.

[56]Điệu hy, hay trạo cử, vọng động

[57]Cf. A III 127 (R.i. 281).

[58]TNM: thường hành bất tịnh quán.

[59]Bản Hán, hết quyển 12.

[60]Vũ bảo chi xa 羽寶之車, xem cht. 38, kinh 11, phẩm 19.

[61]Hán: kim phất 金拂, quạt lông cán bằng vàng.

[62]Tam nguyệt thỉnh 三月請, thỉnh cầu ba tháng an cư mùa mưa.

[63]Vô trước 無著, dịch nghĩa từ A-la-hán.

[64]Thành ngữ, định cú, trước khi Phật hứa khả điều thỉnhnguyện. Xem Tứ phần 10 (T22n1428, tr. 629b1); Thập tụng 27, (tr.195c17). Pāli, Vin. i. 292 atikkantavārā kho … thāgatā, “Cácđức Như Lai siêu quá các ước nguyện.” Nghĩa là, chỉ hứakhả những thỉnh nguyện như pháp.

[65]Tự xưng của Tỳ-kheo-ni Ca-chiên-diên.

[66]Để bản: phạn Thức cật 飯式詰. TNM: hữu Thức khí 有式詰.Thường nói là Phật Thi-khí. Pāli: Sikhi-buddha. Nhưng ởđây có thể không hoàn toàn đồng nhất.

[67]Nguyên Hán: Minh hạnh thành.

[68]Dã mã thế giới 野馬世界. Skt. Marīcika-lokadhātu; cf. Div.52.5.

[69]Cf. A. I. 14. 5 (R. i. tr. 25): đệ nhất tín giải thoát (saddhādhimuttānaṃ)trong các Tỳ-kheo-ni, là Siṅgālakamātā. Truyện tiền củabà liên hệ đến Phật Liên Hoa Thượng (Padumuttara). Xem Phẩm5 kinh 1.

[70]Bà-câu-lư 婆拘盧. Kinh 5 phẩm 4: Bà-câu-la 婆拘羅. Pāli:Bakkula (Bākula).

[71]Quân-đầu 均頭, có lẽ là Sa-di Quân-đầu, thị giả củangài Xá-lợi-phất; xem kinh 9 phẩm 26. Pāli: Cunda Samaṇuddesa.

[72]Bàn, có lẽ chỉ Bàn-đặc 槃特. Xem kinh 6 phẩm 4. Pāli: Mahā-Panthaka.

[73]Ngã, nhân, thọ mạng 我人壽命: các từ chỉ tự ngã, tươngđương Pāli: attā (tự ngã), puggala (nhân cách), jīva (sinh hồn).

[74]Hán: sĩ phu 士夫. Pāli: purusa, khái niệm phổ quát về conngười.

[75]Tham chiếu, Pāli, A IV 55 Soṇa (R. iii. 375). Hán, Trung kinh 123;Tạp (Việt) kinh 256.

[76]Lôi thanh trì. Pāli: Gaggarā-pokkharaṇī, một ao sen ở Campā.

[77]Chiêm-ba 占波. Pāli: Campā. Cf. Pāli, ibid. Phạt trú tại Rājagaha,trên Gijjhakūṭa. Trung 29, Phật tại Xá-vệ.

[78]Nhị Thập Ức Nhĩ 二十億耳. Truyện kể chi tiết, xem Tứphần 38 (T22n1428, 843b12 tt), nhân duyên Thủ-lung-na 守籠那.Pāli: Soṇa Klivisa.

[79]Nguyên Hán: Điệu hí 調戲.

[80]Lôi âm 雷音, đầu kinh nói Lôi thanh.

[81]Xem trên, kinh 2, phẩm 4. Pāli, A I 14.2 (R. i. 23): āraddhavīriyānaṃyadidaṃ soṇo koḷiviso.

[82]Tham chiếu Pāli, S. 3. 20 Aputtaka (R. i. 91). Hán, Tạp (Việt)1236.

[83]Để bản: Bà-đề trưởng giả 婆提長者, phiên âm, nên đọclà sa. Pāli: Seṭṭhi-gahapati. Tạp ibid.: trưởng giả tên Ma-ha-nam摩訶男.

[84]Thế khốc địa ngục 涕哭地獄; cũng gọi là Đề khốc hayKhiếu hoán 叫喚. Xem Trường 19 (T1n1, tr. 121c6, 123c29). Pāli:Roruva,cf. S. i. 30.

[85]Tham chiếu Pāli, A III 79 Gandha (R. i. 225).

[86]Pāli, ibid., ba loại hương này: hương của rễ (mūlagandho),hương của lõi (sāragandho), hương của hoa (pupphagandho), chỉthơm theo chiều. Có hương nào ngược gió cũng thơm, vừa ngượcvừa xuôi gió cũng thơm?

[87]Cf. Tập dị 3 (T26n1536, tr. 376b12). Pāli, A III 69 (R. i. 201): tīṇimāniakusalamūlāni: lobho akusalamūlaṃ, doso, moho akusalamūlaṃ.

[88]Cf. Tạp dị 3 (T26n1536, tr. 376c21) Pāli, Ibid. (R.i. 203): tīṇimāni, bhikkhave, kusalamūlāni: alobho kusalamūlaṃ, adoso kusalamūlaṃ,a-moho kusalamūlaṃ.

[89]Nguyên hán: đẳng tụ 等聚.

[90]Cf. Trương 8 (T1n1, tr. 50b18): Ba tụ: chánh định tụ 正定聚,tà định tụ 邪定聚, bất định tụ 不定聚; Tập dị 4(T26n1536, tr. 381a1). Cf. D 27 Saṅgīti (R.iii. 217): tayo rāsī–micchattaniyato rāsi, sammattaniyato rāsi, aniyato rāsi.

[91]Đẳng kiến 等見. Trên kia, có chỗ nói là chánh kiến.

[92]Để bản: ác thú 惡趣.

[93]Nguyên Hán: quán tưởng 觀想. Cf. Tập dị 3 (T26n1536, tr. 377a26):Ba bất thiện tầm 三不善尋: dục tầm 欲尋, nhuế tầm 恚尋,hại tầm 害尋. Cf. D 27 Saṅgīti (R.iii. 215): tayo akusalavitakkā–kāmavitakko, byāpādavitakko, vihiṃsā-vitakko.

[94]Nguyên Hán: tưởng 想.

[95]Cf. Tập dị 3 (T26n1536, tr. 377b8): Ba thiện tầm三善尋; xuấtly tầm 出離尋, vô nhuế tầm 無恚尋, vô hại tầm 無害尋.Pāli, ibid., tayo kusalavitakkā– nekkhammavitakko, abyāpādavitakko,avihiṃsā-vitakko.

[96]Trong năm Tịnh cư thiên.

[97]Bản Hán, hết quyển 13.

[98]Pāli, S. 11. 3 Dhajaggasuttaṃ (R i. 218).

[99]Y-sa Thiên vương 伊沙天王. Skt. Īśāna (Y-xá-na thiên), mộttrong Hộ thế Thiên vương của Mật giáo. Pāli: Īsāna, mộttrong các Thượng đẳng thần của các Bà-la-môn. Cf. D.i. 244.

[100]Bà-lưu-na 婆留那. Skt.Varuṇa (Thủy thiên), một trong 12 chưthiên của Mật giáo, chủ quản các bộ quỷ thần. Pāli, ibid,đồng, được kể chúng với Īsāna, Indra, Soma, Pajāpati, Brahmā.

[101]Pháp pháp thành tựu 法法成就, tức thành thành tựu pháptùy pháp , sự hành trì pháp theo tuần tự của pháp. Pāli:dhammānudhammapaṭipanna.

[102]Tỳ-sa 毘沙; quỷ Tỳ-xá-xà, ăn tinh khí của người. Skt.Piśāca. Thường đồng nhất với yakkha (dạ-xoa) trong văn họcPāli.

[103]Truyện kể gần giống với truyện Hatthaka Āḷavaka, Pāli,cf. AA. i. 212.

[104]Nội dung gần với truyện kể Phật đến trú xứ của quỷA-lạp 阿[月*葛], cf. Tạp, kinh 1340.

[105]Nguyên bản: Thống.

[106]Để bản: khẩu 口; chép nhầm.

[107]Nguyên Hán: tam tứ. Lặp lại ba lần thôi, không có bốn. Hánchép dư.

[108]Na-ưu-la phụ 那優羅父; có thể tương đương Pāli: Nakulapitā,đệ nhất thâm tín (vissāsakānaṃ) trong các ưu-bà-tắc,nhưng chuyện kể hoàn toàn không giống ở đây. Cf. A. i. 26.AA. i. 216.

[109]Ni-câu-lưu 尼拘留.

[110]Thích-sí 釋翅, xem kinh 10, phẩm 17.

[111]Pāli, S. 22. 97 Nakhāsika (R. iii. 247).

[112]Tham chiếu Pāli, ibid., nayidaṃ brahmacariyavāso paññāyethasammā dukkhakkhayāya, đời sống phạm hạnh này không đượcthiết lập cho mục đích chân chánh diệt khổ.

[113]Bản Hán có thể chép dư, nên cho vào ngoặc.

[114]Bồ-hô 菩呼; xem Trung, kinh 61, 138: voi chua Vu-sa-hạ于娑賀.Pāli: Uposatha-nāgarāja

[115]Xem cht. 38 kinh 11 phẩm 19.

[116]Pháp giảng đường 法講堂. Pāli: Dhammapāsāda, cung điệnPháp; cf. D. ii 187.

[117]Bồ-hô 菩呼. Pāli, ibid., Uposatha

[118]Mao vương 毛王. Xem Trung, kinh 61, 138: Mao mã vương [馬+毛]馬王. Pāli, ibid., Valāhaka, Vân mã vương.

[119]Tu-ni-ma 須尼摩. Pāli, ibid., Mahāviyūhakūṭāgāra, lâu đàiĐại trang nghiêm.

[120]Tối thắng 最勝. Pāli, ibid., Vejayantaratha.

[121]Thử thị ngã hứa, ngã thị bĩ sở此是我許。我是彼所.Pāli, định cú: netaṃ mama, nesohamasmi, nameso attā’ti, “Cáinày không phải là của tôi. Tôi không phải là cái này. Cáinày không phải là tự ngã của tôi.”

[122]Để bản: học 學. Theo ngữ cảnh dưới, nên sửa lại làgiác 覺.

[123]Pāli, định cú: evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāyapassati, vị ấy bằng chánh trí mà thấy như thực như vậy.

[124]La-lặc Ca-lam 羅勒迦藍. Pāli, Āḷāra Kālāma; cf. Mahāvagga,Vin. i. 7. Hán, Tứ phần 32 (T22n1428, tr. 787b06): A-lan Ca-lan 阿蘭迦蘭.

[125]Uất-đầu Lam-phất 鬱頭藍弗. Pāli, ibid., Uddaka-Rāmaputta.

[126]Ưu-tỳ-già 優毘伽. Pāli, Upaka, đạo sư lõa hình (ājīvaka).

[127]Tham chiếu Pāli, ibid., sabbābhibhū sabbavidūhamasmi, Ta, con ngườitoàn thắng, hiểu biết tất cả.

[128]Pāli, ibid., sītibhūtosmi nibbuto, ta đã mát mẻ (thanh lương),nguội lạnh (tịch diệt).

[129]Ca-thi 加尸. Pāli: Kāsi, một trong 16 đại quốc, mà Bārāṇasilà thủ đô.

[130]Khanh 卿, trong Hán dịch; āvuso, trong Pāli.

[131]Tham chiếu Pāli, ibid., taṅhā ponobbhavikā, nandīrāgasahagatā‚tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ– kāmataṅhā, bhavataṅhā,vibhavataṇhā, ái đưa đến hữu đương lai, câu hữu vớihỷ tham, thích thú sẽ ở đây, ở kia, tức là, ái, hữu ái,phi hữu ái.

[132]Nguyên Hán: Đẳng kiến, đẳng trị, đẳng ngữ, đẳng nghiệp,đẳng mạng, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định.

[133]Hán dịch không hết ý nguyên lai có tên gọi “A-nhã.” Pāli,ibid. Phật nói: “Người đã hiểu (aññāsi vata), này Kiều-trần-như( bho koṇḍañño)”, do đó Trưởng lão Kiều-trần-như (Koṇḍañña)được gọi là “A-nhã Kiều-trần-như” (aññāsikoṇḍañño:Aññāta-Koṇḍañña)

[134]Hán: thận mạc độc hành 慎莫獨行. Pāli, ibid., mā ekena dveagamittha, hai người chớ đi theo một hướng.

[135]Ưu-lưu-tỳ 優留毘. Pāli: Uruvelā.

[136]Liên-nhã 連若, cũng nói là Ni-liên-thuyền. Pāli: Nerañjarā.

[137]Ưu-lưu-tỳ Ca-diếp 優羅毘迦葉, hay Uất-tỳ-la (Ưu-lâu-tần-loa)Ca-diếp. Pāli: Uruvelakassapa, đạo sĩ bện tóc (jaṭila).

[138]Đây chỉ Phật.

[139]Bản Hán, hết quyển 14.

[140]Đạo chân 道真, đây chỉ quả vị A-la-hán, chỉ chung cácbậc Thánh, không riêng Thánh giả trong Phật giáo. Tứphần 32: :Nhưng ông không bằng ta, người đắc quả A-la-hán.”Mahāvagga, Vin. i. 24: na tveva ca kho arahā yathā ahan ti, “Nhưngông chưa phải là vị A-la-hán như ta.”

[141]Diêm-phù quả 閻浮果, Skt. jambu, một loại đào đỏ.

[142]A-ma-lặc quả 阿摩勒果. Skt. āmalika1/ āmalaka: dư cam tử (tamarindusindica); thường dễ nhầm với am-ma-lặc (la), Skt. āmra, quảxoài.

[143]Tự nhiên canh mễ 自然粳米. Pali: akaṭṭhapākasāli, lúa tựchín, không cần gieo trồng.

[144]Ha-lê-lặc quả 呵梨勒果. Skt. harītaki, trái kha tử. Ngũ phần16: rừng ha-lê-lặc 訶梨勒林, ngoài biên cõi Diêm-phù-đề.

[145]Tỳ-hê-lặc 毘醯勒. Skt. vibhītaka, tên khoa học: TẻminaliaBelerica, một loại dược thảo, quả xuyên luyện.

[146]Pāli, ibid. Thế Tôn lượm được y phấn tảo (samayena bhagavatopaṃsukūlaṃ uppannaṃ hoti).

[147]Pāli, inid., etha bhikkhavo, svākkhāto dhammo, caratha brahmacariyaṃsammā dukkhassa antakiriyāyā, “Hãy đến đây, các Tỳ-kheo!Pháp đã được giảng thuyết hoàn hảo. Hãy tu hành Phạmhạnh để chân chánh diệt tận khổ.”

[148]Cũng đạo sỹ bện tóc (jaṭila), không phải Bà-la-môn.

[149]Giang Ca-diếp 江迦葉, hay Na-đề Ca-diếp. Pāli: Nadīkassapa.

[150]Ưu-tỳ Ca-diếp, tức Ưu-tỳ-la Ca-diếp.

[151]Già-di Ca-diếp 伽夷迦葉. Pāli: Gayākassapa.

[152]Theo tên gọi, nên hiểu là ông này sống trên núi Già-da hayTượng đầu sơn (Gaya).

[153]Tam sự giáo hóa 三事教化; cf. Tứ phần 33 (T22n1428, tr. 797a13):thần túc giáo hóa 神足教化, ức niệm giáo hóa 憶念教化,thuyết pháp giáo hóa 說法教化. Đây chỉ ba thị đạo;. Cf.Tập dị 6 (T26n1536, tr. 389b17), ba thị đạo 三示導: thầnbiến thị đạo 神變示導, ký tâm thị đạo 記心示導, giáogiới thị đạo 教誡示導. Xem Trường A-hàm 16, kinh 24 «Kiêncố» (Đại 1, tr. 101c8), có ba thần túc: thần túc thần túc,quán sát tha tâm thần túc, giáo giới thần túc. Pāli: tīṇipāṭihāriyāni– iddhipāṭihāriyaṃ, ādesanāpāṭihāriyaṃ,anusāsanīpāṭihāriyaṃ.

[154]Ngôn giáo hóa言教教化, từ này có thể Hán dịch sai. Xemcht. 56 ngay trên và tiếp theo dưới.

[155]Ngôn giáo giáo hóa 言教教化. Huyền Trang, ibid.,: ký tâm thịđạo. Pāli, ibid., ādesanā-pāṭihāriya. Có thể Hán dịch hiểuPl. ādesana (Skt. ādeśana) là “thuyết giáo” thay vì “kýthuyết” từ đó có nghĩa “ký tâm” tức nói lên ý nghĩcủa người khác đang nghĩ.

[156]Đoạn Hán dịch này có thể sai. Đây là đọc được ý ngườikhác đang nghĩ như vậy, chứ không phải bảo họ nên làmhay nên nghĩ như vậy.

[157]Đây muốn nói ba thiện tầm (Pāli: tayo kusalavitakkā): xuấtly, vô nhuế, vô hại. Cf. Tập dị 3 (T26n1536, tr. 377a26).

[158]Đây muốn nói ba bất thiện tầm (Pāli: tayo akusalavitakkā):tham dục, sân nhuế, não hại; Cf. Tập dị 3 (T26n1536, tr. 377a26).

[159]Thường, vô thường, v.v.: từ đây xuống, là 14 vấn đềthuộc trí vấn, hay vô ký thuyết; những câu hỏi Phật khôngtrả lời. Hán dịch đưa vào đây, có sự gượng ép,không phù hợp.

[160]Bỉ mạng bỉ thân 彼命彼身, nên hiểu mạng (ngã hay linhhồn) và thân là dị biệt.

[161]Phi mạng phi thân 非命非身, nên hiểu: mạng và thân khôngphải là một.

[162]Như Lai mạng chung 如來命終…; Hán dịch không chính xác.Nên hiểu: Như Lai sau khi chết tồn tại hay không tồn tại.Xem Trung kinh 221 Tiễn dụ (T1n26, tr. 804b4). Pāli, M 63 Cūḷa-Mālukyasuttaṃ(R. i. 1426): hoti tathāgato paraṃ maraṇā’tipi, na hoti tathāgatoparaṃ maraṇā’tipi, …

[163]Nguyên đoạn này có thể không có trong nguyên văn Phạn, nhưngdo dịch giả hiểu nhầm từ ādeśana là thuyết pháp, thay vìđọc ý nghĩ của người khác, thành ra là thuyết pháp, chonên diễn giải thêm như vậy. Xem Trường kinh 24 (Kiên cố).

[164]Ni-liên 尼連, tức trên kia âm là Liên-nhã.

[165]Ưu-đà-da 優陀耶. Hán dịch có nhảy sót nên truyện kể thiếumạch lạc. Phật bản hành 51 (T3n190, tr. 889c18): Khi hay tin Tháitử thành Phật, vua Tịnh Phạn sai Ưu-đà-di 憂陀夷, con traicủa Quốc sư đi thỉnh Phật về thăm quê. Pāli: Kāḷudāyī,AA. i. 302 ff.

[166]Bạch Tịnh Vương 白淨王; đoạn dưới dịch là Chân TịnhVương 真淨王. Quen gọi là Tịnh Phạn Vương. Pāli: Suddhodana.

[167]Xem cht. 19 trên.

[168]Tát-lư viên 薩盧園.

[169]Xuất yếu vi lạc出要為樂; các đoạn trên kia dịch là xuấtgia vi yếu.

[170]Đay chỉ các tỳ kheo đi theo Phật.

[171]Các tài liệu khác đều nói Ma-ha-nam, chứ không phải Nan-đà,là anh em với A-na-luật. Xem Tứ phần, tr. 590b.

[172]Những người em của Vua Tịnh Phạn (Pl. Suddhodana): Hộc Tịnh斛淨 (Pl. Dhotodana), Thúc Tịnh 叔淨 (Sukkodana), Cam Lộ 甘露(Pl. Amitodana).

[173]Tứ phần, trrr. 591a: tàm vương tử họ Thích và ngài thợcạo Ưu-ba-li cùng xuất gia một lần: A-na-luật, Bạt-đề,Nan-đề, Kim-tỳ-la, Nan-đà, Bạt-nan-đà, A-nan-đà, Đề-bà-đạt-đa.Pāli, Vin. ii. tr. 182: tám vương tử: Bhaddiya, Anuruddha, Ānanda,Bhagu, Kimila, Devadatta.

[174]Tượng Ca-diếp 象迦葉, tức trên kia dịch âm là Già-di Ca-diếp.

[175]Trai pháp. Pāli: uposatha. Tham chiếu, A III 36, 70 (R . 142, 207).

[176]Nếu tính thánh 30 ngày, phải kể thêm: ngày 23, 29 và 30.

[177]Bốn đẳng tâm.

[178]Tập thiện pháp giảng đường 集善法講堂. Pāli, Sudhamma-sabhā,hội trường của chư thiên Tam thập tam.

[179]Đao-lợi, dịch âm mà tiếp theo dưới dịch nghĩa là Tam thậptam.

[180]Ngày bố-tát, Tăng thuyết giới, tức tụng giới Ba-la-đề-mộc-xoa.

[181]Chúng bốn bộ 四部眾 thường chỉ gồm tỳ kheo, tỳ kheoni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di. Nhưng ưu-bà-tắc và ưu-bà-di khôngtruyền trai giới tám chi được. Hán văn nói theo quán tính.

[182]Bát quan trai pháp 八關齋法; hay bát chi trai, bát chi cận trụ.Cf. Trung 55, kinh 202 (T1n26, tr. 770b24): Thánh bát chi trai 聖八支齋.Pāli: aṭṭhaṅga-samannāgata-uposatha.

[183]Chơn nhơn 真人, đây chỉ A-la-hán. Văn thọ tám chi trai, xemTrung 55, dẫn trên.

[184]Văn thọ trai giới tám chi, Pāli, cf. A III 70 (R.i. 211): yāvajīvaṃarahanto pāṇātipātaṃ pahāya (…) ahampajja imañca rattiṃ imañcadivasaṃ pāṇātipātaṃ pahāya (…), như A-la-hán trọn đờiđoạn trừ sát sanh (…) tôi nay cũng một ngày một đêm đoạntrừ sát sanh (…).

[185]Hán: vô hữu tà niệm 無有邪念, nghi chép dư.

[186]Bản Hán: tận hình thọ 盡形壽, trọn đời. Hán chép nhầm.Theo văn chuẩn, nên sửa lại.

[187]Bản Hán: ngã kim tận hình thọ 我今; chép dư 2 chữ ngã kim.Theo văn chuẩn, nên lược bỏ.

[188]Văn chuẩn Pāli: Yāvajīvaṃ arahanto abrahmacariyaṃ pahāya brahmacārī ārācārī (…), như A-la-hán trọn đờiđoạn trừ phi phạm hạnh, hành phạm hạnh (…).

[189]Hán không có; nên thêm vào cho đúng quy tắc văn thọ giới.

[190]Ý tưởng này không chuẩn xác đối với văn thọ giới támchi. Đề nghị lược bỏ.

[191]Hán không có, theo văn chuẩn nên thêm vào.

[192]Ý nói: không ăn sau ngọ. Văn chuẩn Pāli: Yāvajīvaṃ arahantoekabhattikā rattīparatā viratā vikālabhojanā (…), Như A-la-hántrọn đời chỉ ăn một bữa, không ăn đêm, không ăn phi thời(…)

[193]Hán: tận hình thọ 盡形壽; Hán dịch hoàn toàn sai, nên chovào ngoặc. Trai giới tám chi chỉ thọ trì một ngày một đêm.

[194]Đoạn này nghi là phụ chú giải thích giới điều của ngườidịch, hay người truyền tụng, chứ không phải chính văn thọgiới, nên cho vào ngoặc. Văn đoạn này cũng thiếu lời nguyện“một ngày một đêm.” Đề nghị thêm vào. Tham chiếu vănthọ Hán, Trung 55, đã dẫn.

[195]Dịch ý. Để bản: ngã diệc thượng tọa bất phạm thửtọa 我亦上坐不犯此坐 “Tôi cũng thượng tọa không phạnchỗ ngồi này” (?). Có sai sót trong tả bản này, nên cácbản khác có sửa lại. TNM: bỏ 2 chữ “ngã diệc 我亦”.Bản Thánh: thượng tọa ngã diệc上坐 我亦. Nhưng cũng khônglàm cho văn sang rõ hơn.

[196]Nguyên Hán: tận hình thọ; không đúng văn chuẩn, đề sửalại như trên.

[197]Điều học này còn thiếu phân nữa: không ca, múa, xướnghát, và cố ý đi xem nghe. Xem thêm Pāli, và Trung 55 đã dântrên.

[198]Bản Hán, TNM bắt đầu quyển 16.

[199]A. III. 46 (tr.150): tiṇṇaṃ sammukhībhāvā.

[200]Tài 財. Pāli: deyyadhammaṃ, hiện vật bố thí.

[201]Để bản: trì phạm hạnh 持梵行. TNM: trì phạm hạnh nhân,người trì phạm hạnh 持梵行人. Pāli: dakkhiṇeyyānṃ sammukhībhāvā,sự hiện diện của những vị xứng đáng cúng dường.

[202]Tham chiếu Pāli, M. 48 Kosambiyasuttaṃ (R.i. 320ff); Hán, Trung,kinh 72 (T1n26, tr. 532c9)

[203]Cù-sư-la viên 瞿師羅園. Pāli: Ghositārāma.

[204]Câu-thâm 拘深; bản khác: Câu-thiểm-di. Pāli: Kosambi.

[205]Xem Tứ phần 43: vấn đề Câu-thiểm-di 拘睒彌揵度 (T22n1428,tr. 879b23); Thập tụng 30: trường hợp Câu-xá-di 俱舍彌法(T23n1435, tr. 214a20). Pāli, Mahāvagga, Vin. i. 337.

[206]Lục chủng chi pháp 六種之法. Để bản chép nhầm trọng重 thành chủng 種. Nên sửa lại là lục trọng pháp 六重法.Cũng thường nói là pháp lục hòa. Pāli, M.i. 322: “chayime,bhikkhave, dhammā sāraṇiyā piyakaraṇā garukaraṇā saṅgahāya avivādāya sāmaggiyā ekībhāvāya saṃvattanti,“Này các Tỳ-kheo, có sáu pháp này, cần ghi nhớ, khiến thànhthân yêu, tác thành sự tôn kính, đưa đến đoàn kết, khôngtranh tụng, hòa hợp, nhất trí.”

[207]Cúng dường, đây hiểu là tôn kính.

[208]Trường Thọ vương 長壽王. Trung kinh 72. Trường Thọ,vua nước Câu-sa-la 拘娑羅國王. Pāli, Mahāvagga, Vin, i. 342:Dīghīti, vua nước Kosala. Chuyện cũng được kể trong Jātaka428.

[209]Phạm-ma-đạt 梵摩達. Trung, ibid., Phạm-ma-đạt-đá 梵摩達哆,vua nước Da-xá 加赦國王 (Pāli: nước Kāsi). Pāli, ibid. Brahmadatta,vua nước Kāsi, trị vì tại Bārāṇasī.

[210]Thiện Hoa 善華. Trung, ibid., Phạm chí Quốc sư của vua Phạm-ma-đạt-đa.Pāli, ibid. Bà-la-môn tư tế (Purohita-brāhmaṇa) của vủa Brahmadatta,bạn cũ của Dīghīti.

[211]Trường Sanh 長生. Pāli: Dghāvu.

[212]Kiếp-tỷ 劫比. Pāli: kappaka, người hớt tóc. đọc đúnglà kiếp-bắc劫[*]北. Xem kinh 4 phẩm 50.

[213]Được hiểu là không nhìn xa cũng không nhìn gần; nghĩa làchớ trông đợi báo thù. Pāli: mā kho tvaṃ, tāta dīghāvu,dīghaṃ passa, mā rassaṃ.

[214]Pāli, Dhp. 5.

[215]Từ đây trở xuống, tương đương Pāli, M. 128 Upakkilesasuttaṃ(R.iii. 155ff).

[216]A-na-luật 阿那律 (Anuruddha), Nan-đề 難提 (Nandiya), Kim-tỳ-la金毘羅 (Kimbīla), ba vương tử họ Thích. Pāli, ibid., ba vịnày ở trong vườn Nai Pācivaṃsa(Migadāya), vương quốc Cetiya.Trung kinh 72, đã dẫn, nói ba vị này đang trú tại rừng Ban-ba-man-xàtự 般那蔓闍寺林.

[217]Hán: hậu trụ giả 後住者. Nhưng Hán dịch này không rõ,hoặc có nhầm lẫn. Các Tỳ-kheo sang sớm phải đi khất thực.Trung kinh 72, và M 128 đều nói việc phân công này chỉ saukhi khất thực về. Ai về trước, ai về sau, phải làm gì.

[218]Dục bất tịnh tưởng 欲不淨想; quán tưởng dục là bấttịnh. Chính xác, đây hiểu là tu bất tịnh tưởng (Pāli:asubhasaññā). Nhưng theo Trung kinh 72, M 128, tôn giả này tu quangminh tưởng (obhāsa). Có sự liên hệ gì giữa asubha (Skt. aśubha)và obhāsa (Skt. avabhāsa)?

[219]Niệm thị hỷ an 念恃喜安.

[220]Chi tiết này có thể Hán dịch diễn thêm.

[221]Sư tử quốc 師子國. Có lẽ là tên khu vườn chứ không phảitên nước. Theo ngữ cảnh dưới, nên hiểu đây là một khuvườn. Có lẽ viên chép nhầm là quốc. Xem cht. dưới. Pāli:Sīha (Skt. Siṃha)? Không thấy trong danh sách các nước đươngthời Phật. Hoặc có liên hệ phát âm nào giữa Migadāya (Skt.Mṛgadāya), khu vườn họ đang ở, với Migarājā (Skt. Mṛgarājā),từ khác chỉ Sư tử?

[222]Để bản: thủ quốc nhơn 守國人. TNM: thủ viên nhơn 守國人.

[223]Chi tiêt thêm do Hán dịch.

[224]Thủ môn nhơn 守門人. Có lẽ là người giữ vườn như trên.

[225]Hán: tùng tam-muội khởi 從三昧起. Có lẽ nguyên là nói “từchỗ thiền tọa đứng dậy.” Người chép kinh hiểu nhầmchỗ thiền tọa với thiền định (tam-muội). Pāli thườnggặp: paṭisallānā vuṭṭhito. Hán cũng thường dịch: tùngthiền định giác.

[226]Trường Thọ Đại tướng 長壽大將 (?).

[227]Thân tà, giới đạo, nghi 身邪,戒盜,疑. Cf. Trung 1 (T1n26, tr.424b28): “Thân kiến 身見, giới thủ 戒取, nghi 疑, ba kếtđoạn tận, đắc Tu-đà-hoàn.” Tỳ-bà-sa 46 (T27n1545, tr. 237c5),ba kết: hữu thân kiến 有身見, giới cấm thủ 戒禁取, nghi疑. Pāli, cf. D 33 Saṅgīti (R.iii. 216): tīṇi saṃyojanāni–sakkāyadiṭṭhi, vicikicchā, sīlabbataparāmāso.

[228]Định nghĩa từ Pl. saṃyojana (=Skt.), do yuga: cách ách, và độngtừ yuñjati: buộc vào ách.

[229]Tham chiếu Pāli, A III 163 (R.i. 299 ).

[230]Không, vô nguyện, vô tưởng 空 無願 無想. Pāli, A. ibid.:rāgassa, abhiññāya tayo dhammā bhāvetabbā. suññato samādhi, animitto samādhi, appaṇihito samādhi– để biết rõ tham,hay tu ba pháp: Không tam-muội, Vô tướng tam-muộn, Vô nguyệntam-muội. Cf. Câu-xá 28 (T29n1558, tr. 149c13), có ba đẳng trì(=tam-muội): không 空, vô nguyện 無願, vô tướng 無相.

[231]Bản Hán, hết quyển 16.
22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]