Mật Tạng Bộ 4_ No.1203 (Tr.27 _ Tr.31)
THÁNH VÔ ĐỘNG TÔN AN TRẤN GIA QUỐC PHÁP
Phạn Việt dịch: HUYỀN THANH
Bấy giờ Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana-tathāgata) vì nghĩ thương tất cả hữu tình thường ở trong biển khổ phiền não, trôi dạt sống chết, chẳng ra khỏi ba cõi, chịu mọi đau khổ, cho nên triển chuyển tạo làm vô lượng nghiệp khổ nối tiếp nhau chẳng dứt. Ta vì nhổ bỏ cứu giúp tất cả hữu tình, ở trong ba cõi hiện thân Uy Đức Quang Minh Tự Tại, hiệu là Bất Động Kim Cương Minh Vương (Acala-vajra-vidya-rāja) hay cho Người, Trời lợi ích an vui; an trấn nhà cửa, đất nước không có suy hoạn (các tai vạ khiến cho con người bị suy kém, hao hụt như bệnh ác, đói khát…)
Nếu có cõi nước phần lớn bị các tai nạn, mặt trời mặt trăng mất độ, sao ác biến quái…trợ nhau lăng bức, nước lớn, hạn hán chẳng điều hòa. Chúng sinh mỏng Phước, Trời Rồng lìa bỏ.
Khi gặp thời này thì điều chẳng tốt lành tranh nhau nổi dậy không có ngưng nghỉ, lúa gạo mắc mỏ; đói rét, Quỷ Mỵ lưu hành. Bệnh dịch, Yêu Tà, cọp, sói… tàn hại. Gió bão, sương, mưa đá, côn trùng, châu chấu, oán địch thường hưng khởi, bạn bè quay lưng chẳng nhìn nhau. Phần lớn các nạn giặc cướp, chinh chiến luôn dồn dập. Nơi nơi tại họa dấy lên nối tiếp nhau chẳng dứt.
Nhân Vương (Nāra-rāja: vị vua) của nước ấy, nếu biết có người Trì Minh (Vidya-dhāra) này, nên trấn khởi Tâm Đại Bi (Mahā-kāruṇa-citta), thương xót tất cả hữu tình trong cõi nước, thực hành Bí Pháp uy đức của Đại Minh Vương khiến cho các hữu tình tăng thêm Phước Đức, khởi Tâm xấu hổ ghê sợ tội lỗi, lìa các nghiệp khổ.
Lúc đó vị vua ấy sinh Ý quyết định rất vui vẻ tin tưởng, triệu thỉnh vị Đại Sĩ Trì Minh như vậy. Nên buông bỏ tiền tài, lụa đẹp, quần áo, châu báu, vật thưởng ngoạn, vườn, rừng, nhà cửa, voi, ngựa, xe cộ, nô tỳ, đày tớ, mọi loại vật thượng diệu tốt lành…. rồi bảo rằng:
“Tôi vì tất cả hữu tình với cõi nước chẳng yên. Ngài nên vì Tôi thành tựu Pháp này. Tôi nghe Pháp này có uy lực khó nghĩ bàn, Ngài nên vì Tôi với tất cả hữu tình của Tôi, mau chóng có thể dựng lập Pháp thù thắng này, trừ mọi tai ương. Nếu cần vật gì thì nên tùy ý lấy, tận cùng chẳng vì Ngài”
Khi người Trì Minh nhận lời cầu thỉnh này xong, đừng sinh chán mệt, y theo Giáo tu đầy đủ. Cần phải trong sạch tạo dựng hình tượng Bất Động Tôn Minh Vương (Acala-vidya-rāja) với Thiên Vương (Deva-rāja) ở tám phương kèm theo Quyến Thuộc (Parivāra) của họ, như Pháp tu tạo tùy theo sức của mình. Hoặc vàng, hoặc bạc cho đến đồng, sắt, bùn, gỗ, bức vẽ lụa màu….thân dài tám ngón tay, thân có hai cánh tay với hình dạng Câu Ma La (Kumāra: Đồng tử), thân ấy lớn đầy có màu vàng ròng, tóc trên đầu rũ theo bên trái, uy dung rất phẫn nộ, tây phải cầm cây kiếm Trí, tay trái cầm sợi dây, ngồn trên bàn đá vàng ròng, ánh sáng rực lửa mạnh, ánh lửa ấy phần lớn có dạng Già Lâu La (Garuḍa:Kim Xí Điểu)
Đặt hình tượng này bên trong cung vua, cho đến phòng, xá, trang, thất mà trăm quan, lê thứ (dân thường), người dân đã cư ngụ…đều ở trung tâm chọn lấy phần nhỏ an trí Tượng này.
Trấn Xứ của tám phương ấy, liền làm thân Đại Nghiêm Phẫn Nộ có bốn cánh tay, màu xanh biếc lớn đầy đoan nghiêm. Mắt, miệng đều mở căng, răng nanh bén ló lên trên. Tay phải cầm cây kiếm, tay trái cầm sợi dây, hai cánh tay bên trên để hai bên cái miệng tác Ấn phẫn nộ. Thân ở bên trong bánh xe Kim Cương có tám căm. Bốn phương bên ngoài bánh xe ấy hiện tám cái chày Tam Cổ Kim Cương, đầu bánh xe lại có lửa Già Lâu La, ngồi trên núi Tu Di do bốn báu lớn hợp thành kèm theo tám vị Trời và các quyến thuộc, với đúc bánh xe vàng tự có Đồ Dạng (hình dáng như hình vẽ)
Bên trên từ cung vua, bên dưới đến dân thường đều thực hành Pháp này. Nếu chẳng thực hành khắp ắt không có chuyện đó, đều ở chỗ cư ngụ an trí hình tượng, đừng sinh sợ hãi.
Ta vốn trước tiên Nguyện chẳng buông bỏ chúng sinh, thường ở một nơi, hỗn tạp uế trược ắt khiến cho trong sạch với cho thức ăn dư thừa để làm cúng dường, kèm thọ nhận Đại Nhật Như Lai Ngũ Tự Tâm Chân Ngôn, cùng với quân lữ, chúng sinh cũng đeo Chân Ngôn này với cho thức ăn dư thừa khiến tăng Thắng Phước
Trong cung vua ấy, mỗi tháng vào ngày mồng một, ngày mồng năm y theo Pháp cúng dường. Dùng các hương hoa, phan thượng diệu, lưới báu, bơ, đèn, Át Già, bình báu, vật khí báu, hương xoa bôi vi diệu, món ăn thượng vị, ngon ngọt qúy báu màu nhiệm với các thuốc thang, cùng bày mọi loại âm nhạc thượng diệu.
Lúc đó vị vua ấy buông bỏ Tâm kiêu mạn, sinh Tâm khiêm hạ, vì khắp cõi nước với các người dân, thân tự cầu thương xót, cung kính cúng dường, bố thí, nhiễu quanh lễ bái, ân cần cầu thỉnh, phát Nguyện thù thắng, tăng thêm Phước Lực, người dân an vui chẳng bị các nạn.
Mỗi năm, mùa xuân mùa thu y theo Giáo làm Hộ Ma, như Pháp cúng dường biểu thị cho Chí tôn trọng của nhà vua, đối với các hữu tình chẳng sinh mệt mỏi, vì cõi nước của Ta cầu Phước thắng thượng.
Như vậy bày làm tám Trấn, về sau nước ấy vĩnh viễn chặt đứt tất cả tai họa, Trời Rồng vui vẻ thương nhớ chúng sinh, chư Phật thường sẽ hộ niệm tất cả hữu tình. Vì gia trì cho nên đều phải biết xấu hổ ghê sợ tội lỗi cùng thực hành mười Thiện thì cõi nước tự nhiên an ổn sung túc, các người dân nhận được các sự khoái lạc. Nơi Nhân Vương (Nāra-rāja: vị vua) đã cảm hóa tăng gấp bội Phước Đức nối tiếp nhau chẳng dứt, thọ mệnh tăng trưởng, cõi nước vinh thịnh, có uy lực lớn như bậc Sư Tử Vương Vô Năng Thắng”
Bấy giờ Đức Thế Tôn dùng Kệ khen rằng:
“Ta, Đại Nhật Như Lai
An Trấn Gia Quốc Pháp
Hiện Uy Đức tự tại
Hiệu Bất Động Minh Vương
Nơi tất cả hữu tình
Chặt nghiệp ba đường ác
Hay lìa xa tám nạn
Khiến ba cõi được yên
Nên khen nói tu hành
Với Nghi Quỹ Hộ Ma (Homa)
Cúng dường ngay thời phần
Ngày Tú Diệu tương ứng
Mỗi mỗi đều gia trì
Trong sạch không tạp nhiễm
Trụ Tam Mật Quán Hạnh
Chỗ làm đều uy nghi
Ngày ba, trước Ngọ (11h_13h) khởi
Ngày năm, sau Ngọ, thành
Sau nửa đêm, Hộ Ma
Đại Dương an trấn xong
Đại Bi căn bản hiệu
Ngũ Tự Tâm Chân Ngôn
_ Vua sai lưu hành khắp
Quân Chúng đều đeo, nhận
Dựng lập hình tượng Tôn
Đủ Ấn Khế rõ ràng
Thân Đồng Tử uy nộ
Diện mạo đều sung mãn
Mạn Noa La phổ thông
Căn Bản, tự sai khác
_ Như trên, Pháp thứ tự
Mỗi Trấn, vẽ trước tượng
Khởi từ Kiêu Thi Ca (Kauśika: tên gọi khác của Đế Thích)
Chuyển phải, Y Xá (Īśana:Tự Tại Thiên) xong
Trong vòng trăm Do Tuần
Đại Nộ Vương bốn tay
Một lọn tóc rũ xuống
Thân làm màu xanh biếc
Bán Già trên Di Lô (Meru: núi Tu Di)
Thành tựu Chước Yết La (Cakra: bánh xe)
Lửa mạnh từ Tim sinh
Dạng như Kim Xí Điểu
Tám Trời y bản vị
Mặt hướng trước Thánh Tôn
Trì Tự Khế Chân Ngôn (Chân Ngôn, Ấn Khế của mình)
Quyến thuộc đều phụng hiến
Rồng, Thần đều vui vẻ
Xưng tốt, khen Nhân Vương
Tám nạn chẳng thể xâm
Tất cả đồng an vui
Hết thảy việc khó điều
Tai biến tự tiêu trừ.
_ Giả sử trong quân trận
Chặt thân mạng người kia
Vì đeo Chân Ngôn nên
Sức Đại Sĩ gia trì
Dứt hẳn Nhân (Hetu) oán hại
Sinh nước Thắng Bất Động
_ Vua ấy an chỗ gần
Thân căn bản hai tay
Màu vàng, ngồi núi vàng
Làm tướng Câu Ma La (đồng tử)
Dùng phan, vòng hoa, lọng
Mọi loại diệu trang nghiêm
_ Tháng đầu, sáng mười lăm
Tự thân vua chiêm ngưỡng
Đã buông nơi tàn thực (thức ăn dư thừa)
Phụng hiến Bất Động Tôn
Cúng dường đừng sinh nghi
Thành Thượng Vị chân thật
Hồi phụng mười phương Phật
Con nguyện, khắp chúng sinh
Trong Đại Thiên Quốc Thổ
Tất cả đồng an vui”
Tiếp theo nói Pháp Tùy An Trấn. Ngay lúc muốn Trấn, trước tiên khởi từ phương Đông. Ở phương Đông chọn lựa đất thắng thượng, không có các uế ác, kết Giới gia trì. Ngay chỗ Trấn ấy, đào sâu xuống ba khuỷu tay, rộng cũng ba khuỷu tay, dùng Cồ Ma Di (Kaumayi: Phân bò) xoa bôi tô điểm; bày biện hương xoa bôi, Át Già, đèn sáng, thức ăn uống, bơ, sữa, quả trái. Làm riêng Mạn Noa La (Maṇḍala: Đàn Trường) vuông vức một khuỷu tay, ở trên cái Đàn này để tượng Bản Tôn, dùng Phan, Hoa nghiêm sức, rộng bày cúng dường, ở ngay giữa đêm làm Nghiệp Hộ Ma
Nơi chốn ấy dùng vàng, bạc, lưu ly, san hô, mã não, trân châu, hổ phách chùng với bảy báu rải bày trên bánh xe. Ở trong trục xe, đóng xuống cây cọc thép già, gia trì 1080 biến, một biến thì một lần đập nện xuống, cho đến xong biến số. Bốn góc rải năm loại lúa đậu, liền đổ đất xuống, lấp đầy cho bằng phẳng.
Khi muốn Trấn thời từ sau giờ Ngọ cho đến trước nửa đêm, sau đó chọn lấy thời phần tốt lành, liền nên đóng xuống Trấn xong, đêm sau Hộ Ma
Bốn phương bàng của Đàn ấy, y theo màu sắc của năm phương. Lụa dày, lụa màu, lụa nhũn Trấn chỗ đó, lấy tướng phần của Minh tu Công Đức xong
Ở chỗ Trấn ấy, bên trên để một tượng Bất Động Minh Vương trắng nõn có bốn cánh tay với chư Thiên quyến thuộc của Bản Phương, đều cầm Bản Khế, hương, hoa hướng về Tôn (Nātha) cúng dường, Tượng trắng nõn ấy lấy sự dài ngắn theo lượng của thân La Nhạ (Rāja: vua chúa) mà làm.
Công ấy chưa xong, hãy cứ khai mở con mắt, cúng dường rộng lớn, bày đại âm nhạc. Xong khiến cho thù thắng thì y theo Trấn này dùng.
Như vậy vòng khắp tám phương đều như bên trên nói.
Tức cung vua để Lưỡng Tý Căn Bản Bất Động Minh Vương y theo Pháp dựng lập, như Giáo an trí xong, liền ban sắc xuống bốn phương. Vua khiến cho mọi nơi, bên trên từ Tể Tướng, trăm quan…bên dưới đến dân thường, bên trong thất cư ngụ như lúc trước an lập tượng Bất Động với khiến tụng Ngũ Tự Tạm Chân Ngôn kèm với thực hành. Nên đặt ra lệnh nghiêm minh khiến khắp gia quốc (nhà với nước) cố gắng đem thức ăn dư thừa cúng dường đừng để cho đoạn dứt, cùng giữ gìn cõi nước, an trấn đồng khắp cả.
Giả sử có ở trước mặt Đại Thánh Tôn này: ca múa, cười giỡn, sinh Tâm khinh mạn thì vị Đại Minh Vương này cũng chẳng sinh chán lìa “Ta ban cho thắng Phước. Nếu các hữu tình cho chút thức ăn dư thừa cúng dường Ta, tức đồng với đem vô lượng vật thưởng ngoạn thắng diệu, thức ăn uống có trăm vị, quần áo, giường phản, thuốc thang thượng diệu, cung điện bảy báu, voi, ngựa, xe cộ, tôi tớ…phụng thí; Công Đức không có khác, lại vượt hơn việc này gấp trăm ngàn vạn lần, liền thành cúng dường rộng lớn chân thật”
Khi tu cúng dường thì việc rất tương ứng là mặc quần áo màu đỏ đều đại cát tường
_ Tiếp theo nói làm lò Hộ Ma với vật cần dùng.
Nếu lúc Hộ Ma thời ở trước mặt Minh Vương làm lò Hộ Ma rộng một khuỷu tay, sâu nửa khuỷu tay. Lấy đất ở giòng nước chảy thuận với với đất do giòng sông ấy cọ xát…tại bốn bên thành ấp của nơi mình cư ngụ cùng với hương tạp, gia trì hòa chung làm bùn, xong dùng bùn tô trét đàn lò, lại dùng Cồ Ma (Kaumayi: phân bò) xoa lau. Chính giữa đặt Kiếm Khế, bên trái Hành Giả là vị trí của La Nhạ (Rāja: vua chúa), tiếp theo là vị trí của Đại Thần, tiếp theo là vị trí của Đại Tướng, tiếp theo là vị trí của chủ đất (địa chủ)…Nên tu thân vào Đạo Trường phát Tâm chí thành.
Vị trí của mình (Bản Vị) là ngồi ở giữa. Bên trong Đạo Trường chẳng được nhiều hơn ba người. Ở bốn mặt bên ngoài Đàn, ngoài bảy bước, Giáp Binh nghiêm chỉnh cầm nắm khí trượng mỗi mỗi như Pháp với tấu mọi loại kỹ nhạc thượng diệu, bày biện cúng dường lớn, rộng tuyên Vương Mệnh ở trước mặt Đại Thánh Tôn vì tất cả hữu tình, như Pháp an lập tượng chư Thiên kèm với các quyến thuộc theo phương vị của họ (bản phương).
Lúc tu Công Đức thời nên nhìn tướng của lửa, nếu có điều chẳng tốt lành thì y theo Giáo lễ cầu giải tai nạn
Đã An Trấn xong, liền ở ngay nơi chốn, triệu lấy ba người có thể tu hành khiến cho họ thọ trì. Ba thời đốt hương, rưới vảy, lau quét, cúng dường. Mỗi tháng vào ngày mồng một với ngày 15 dùng đèn sáng, thức ăn uống, mọi loại âm nhạc như Pháp cúng dường thời chư Thiên vui vẻ hộ trì cõi này không có suy nạn, tất cả an vui.
Khi Hộ Ma thời dùng bốn cân hoặc hai cân bơ bò, năm loại lúa đậu, mè đen, sữa, thức ăn uống, quả trái, đuốc sáp, hạt đậu xanh, hương xoa bôi, năm vị, Trầm Hương, Đàn Hương, Tô Hợp Hương, Long Não Hương, Uất Kim Hương, An Tất Hương, Nhũ Đầu Hương, hạt cải trắng, mật…tùy theo tuổi tác của Thí Chủ (Dāna-pati). Gỗ cây có nước cốt sữa (nhũ mộc) dài 12 ngón tay, đậu xanh, Bạch Giao Hương, Châu Tử với áo lễ của La Nhạ (vua chúa) để thay thế cho vị trí của vị vua ấy như đồng với việc tiêu biểu cho tướng dụng của Đạo Trường, như tự thân mình cúng dường chiêm ngưỡng không có khác.
Mỗi Trấn cây cọc thép già, bánh xe đồng đầu một cây cọc dài tám ngón tay, một nửa trở trên làm hình Độc Cổ vẫn phải đầy đủ góc cạnh. Dùng hình cây cọc đóng xuống có thể vào trục bánh xe . Bánh xe khoảng bốn ngón tay, rộng một khuỷu tay, bên trong có tám cây căm, tám phương bên ngoài đều để đầu chày Tam Cổ Bán Kim Cương ló ra. Trục bánh xe có lỗ hổng có thể dung chứa cây cọc thép, hai cái muỗng Hộ Ma bằng vàng, đồng.
Mỗi Trấn có một cây cờ của Bất Động Tôn, một cây cờ của Thiên Vương theo phương vị của mình
Khi quân mã di chuyển thời liền đem dẫn phía trước, vị Đại Tướng tùy theo phía sau. Nếu chẳng đi thời an trí ở chỗ của Bản Tượng, đừng để cho ô uế.
Nếu lúc Hộ Ma, hoặc đầu hoặc cuối đều ném vào ba muỗng bơ, xét kỹ nhìn xem tướng ấy như: đất đai, người dân, bệnh dịch, tai biến, thiện, ác…có tướng chẳng tốt lành thì y theo Giáo lễ cầu giải tai nạn. Như có tướng xấu ác thì chẳng ra công, trong ba năm ắt có ứng nghiệm, chẳng nên riêng làm Phước lớn, tùy theo nơi chốn dẫn dắt trở về liền tu sửa làm
Nếu lúc Hộ Ma thời tướng của lửa tỏa lửa sáng xoay theo bên phải bốc thẳng lên trên. Hoặc tấu âm nhạc, tiếng màu nhiệm của chuông lớn chuông nhỏ với hình tượng…là tướng Đại Thiện.
Nếu lại bên trái cho làm hình chim thú chẳng lành, lại tác tiếng Ha Ha thì ở đất đai ấy cũng có tai nạn, chúng sinh bị đói rét. Nước dâng, hạn hán chẳng đúng thời, người dân bị chết đói. Nên làm Pháp Tức Tai lễ cầu giải tai nạn
Nếu lúc Hộ Ma thời lửa thành mây mù đen tối hướng bên dưới rũ bày, lửa trong lò cũng tắt, việc cúng dường chẳng thành thì đất ấy cũng có ẩn tướng mưu hại. Làm Pháp Điều Phục lễ cầu giải tai nạn.
Bốn loại thiện, ác bên trên. Hãy dùng Ý xem xét kỹ lưỡng rõ ràng, tùy theo Tướng mà lễ cầu giải tai nạn.
Nếu lúc Tức Tai thời dùng gỗ cây có nước cốt sữa, trong lò, Luân Ấn, câu cú, thức ăn y theo áo màu trắng
Nếu lúc Tăng Ích thời dùng gỗ Bạch Đàn, trong lò, Tràng Ấn, áo, thức ăn …đều màu đỏ
Nếu lúc Kính Ái thời dùng hoa sen mém vào lửa. Như không có thì dùng hoa tạp thay thế. Trong lò, Liên Hoa Ấn, áo, thức ăn …đều màu hồng
Nếu lúc Điều Phục thời ném cây Khổ Luyện, cỏ gai, quả bồ kết, gai nhọn với thuốc độc… áo, thức ăn đều màu đen
Nếu Kim Luân Vương vì hữu tình của bốn Thiên Hạ An Trấn thì có thể Trấn bên trong chu vi một vạn Do Tuần.
Nếu Ngân Luân Vương vì hữu tình của bốn Thiên Hạ An Trấn thì có thể Trấn bên trong chu vi tám ngàn Do Tuần.
Nếu Đồng Luân Vương vì hữu tình của bốn Thiên Hạ An Trấn thì có thể Trấn bên trong chu vi sáu mươi Do Tuần
Nếu Thiết Luân Vương vì hữu tình của bốn Thiên Hạ An Trấn thì có thể Trấn bên trong chu vi ba ngàn Do Tuần
Vì chúng sinh ngay trong nước, Trấn bên trong chu vi một trăm Do Tuần. Ở mỗi phương, mặt của Vương Thành (thành của vua) bên trong một ngàn dặm, bên ngoài một trăm dặm, nên chọn lấy nơi chốn thuận tiện để an trấn. Chỉ chẳng vượt qua vị trí này liền được như vậy.
_ Nghi Thức An Trấn với Mạn Noa La kèm theo hình tượng ấy, các vật cần dùng đều đã lược nói. Ngươi, các hữu tình phát Tâm Bồ Đề vì tất cả hữu tình y theo Giáo, tu học, dạng lò Hộ Ma với xếp bày Tượng.
Nếu lúc Điều Phục thời chẳng nên hiển danh mục làm, đều nên bí mật làm, đừng để cho nơi chốn đang ở (đương xứ) biết, chỉ có người trông coi được biết.
Thuốc, vật trước tiên nên chuẩn bị sẵn, tự mình cầm, thực hành điều cốt yếu thời liền dùng
Như Bí Pháp này chẳng hứa cho người xuất gia thực hành
Người trì Pháp này, chỗ làm cúng dường đều nên tự mình lễ bái chư Thiên, người xuất gia có đủ Cấm Giới của Phật, khiến cho các người chẳng yên, chẳng dám nhận bái thời Phước Đức mong cầu đều chẳng thành tựu, cho nên người hành trái ngược sẽ phạm tội lớn. Do điều này mà chẳng truyền cho người xuất gia.
Bản Pháp do Tam Tạng Kim Cương Trí đã nhận được ở Thiên Trúc Đại Sư, đừng khiến cho truyền, chỉ hứa trao cho hàng Bạch Y.
Điều tu hành là bí mật của bí mật, phương Tây (ấn Độ) rất trọng Pháp này. Giả sử muốn thực hành kín đáo thì chẳng khiến cho các nước biết có, thế nên Tây Quốc (Ấn Độ) nối tiếp nhau kế tục chẳng dứt
Lại phương Tây (Ấn Độ) dè xẻn Pháp, chỉ lưu truyền dạng của Tôn, ở trong các Bộ dùng làm Đại Hộ, thật chẳng biết có pháp của nhóm An trấn gia quốc
Tam Tạng Kim Cương Trí (Vajra-bodhi) trao Pháp Nghi Quỹ này cho Hành Giả Vương Quang
_ Pháp cờ phan của Thiên Vương ở tám phương kèm với Chân Ngôn giáng oán của chư Thiên tám phương trong Pháp đập nát quân địch của Bất Động Tôn
Phương Đông: làm cây cờ màu trắng, trên cờ vẽ Đế Thích Thiên Vương với tay phải cầm chày Độc Cổ, tay trái chống eo, ngồi trên con voi trắng sáu ngà. Người cầm cây cờ trắng, tụng Đế Thích Giáng Oán Chân Ngôn
Minh là:
湡 珂誂伏 叨向囚扔凹份 狫 民誆 送扣
“Án, nhân nại-la dã, nê phộc địa bà đa duệ, hồng, phát tra, sa-phộc hạ”
Oṃ_ Indraya davadhipataye (?Indrāya- deva-adhipataye) hūṃ phaṭ svāhā
Nếu đi về phương Đông thời trước tiên dẫn cây cờ này, tưởng Thiên Đế Thích thống lãnh vô lượng Thiên Chúng quyến thuộc, cầm mọi loại khí trượng xông vào chúng giặc kia.
_ Phương Đông Nam: làm cây cờ màu vàng, trên cờ vẽ Hỏa Thiên có bốn cánh tay, ngồi trên con dê xanh, toàn thân rực lửa, tay phải tác Thí Vô Úy, tay thứ hai cầm tràng hạt, tay trái cầm cây gậy Tiên, tay thứ hai cầm cái bình rưới vảy (táo bình). Người cầm cây cờ, tụng Hỏa Thiên Giáng Oán Chân Ngôn.
Minh là:
湡 狣蛆份 溝 狣囚扔凹份 狫 民誆 送扣
“Án, a nga-nẵng duệ, lật-chỉ, a địa phả đa duệ, hồng, phát tra, sa-phộc hạ”
Oṃ_ Agnaye (?Agnāye)-ṛṣī-adhipataye hūṃ phaṭ svāhā
Nếu đi về phương Đông Nam thời trước tiên dẫn cây cờ này, tưởng Hỏa Thiên thống lãnh vô lượng quân Hỏa Tiên (Agnāye-ṛṣīṃ), cầm mọi loại khí trượng xông vào chúng giặc kia.
_ Phương Nam: làm cây cờ màu đen, trên cờ vẽ Diệm Ma La Thiên ngồi trên con trâu, tay phải cầm cây phướng Diệm Ma, tay trái chống eo. Người cầm cây cờ tụng Diệm Ma Vương Giáng Oán Chân Ngôn.
Minh là:
湡 兇交伏 盲出囚扔凹份 狫 民誆 送扣
“Án, diệm ma dã ba-thị- mễ đa địa phả đa duệ, hồng phát tra, sa-phộc hạ”
Oṃ yaṃmāya-prata (?Yamāya-preta) - adhipataye hūṃ phaṭ svāhā
Nếu đi về phương Nam thời trước tiên dẫn cây cờ này, tưởng Diệm Ma Vương thống lãnh vô lượng quân Quỷ (Preta), cầm mọi loại khí trượng xông vào chúng giặc kia.
_ Phương Tây Nam: làm cây cờ màu hôn ám (thảm sắc kỳ), trên cờ vẽ La Sát Chủ ngồi trên con sư tử, tay phải cầm cây kiếm, tay trái chống eo. Người cầm cây cờ tụng La Sát Chủ Giáng Oán Chân Ngôn.
Minh là:
湡 凸共搆 先朽州囚扔凹份 狫 民誆 送扣
“Án, để lý địa-duệ, la khất-sát sa, địa phả đa duệ, hồng, phát tra, sa-phộc hạ”
Oṃ tiriryai-rakṣasa (?Nṛtye-rākṣasa) adhipataye hūṃ phaṭ svāhā
Nếu đi về phương Tây Nam thời trước tiên dẫn cây cờ này, tưởng La Sát Chủ thống lãnh vô lượng La Sát (Rākṣasa), cầm mọi loại khí trượng xông vào chúng giặc kia.
_ Phương Tây: làm cây cờ màu đỏ, trên cờ vẽ Thủy Thiên ngồi trên con rùa, tay phải cầm sợi dây rắn, tay trái chống eo, trên đầu của vị Trời ấy có bảy đầu rồng dạng như con rắn. Người cầm cây cờ tụng Thủy Thiên Giáng Oán Chân Ngôn.
Minh là:
湡 向冰仕伏 巧丸囚扔凹份 狫 民誆 送扣
“Án, phộc lỗ noa dã, nẵng nga, địa phả đa duệ, hồng phát tra, sa-phộc hạ”
Oṃ Varūṇaya-naga-adhipataye (?Varūṇāya-nāga-adhipataye) hūṃ phaṭ svāhā
Nếu đi về phương Tây thời trước tiên dẫn cây cờ này, tưởng Thuỷ Thiên thống lãnh vô lượng Rồng độc, cầm mọi loại khí trượng xông vào chúng giặc kia.
_ Phương Tây Bắc: làm cây cờ màu xanh, trên cờ vẽ Phong Thiên ngồi trên con Chương, tay phải cầm cây cờ, tay trái chống eo. Người cầm cây cờ tụng Phong Thiên Giáng Oán Chân Ngôn.
Minh là:
湡 名伏吒 几弋全囚扔凹份 狫 民誆 送扣
“Án, phộc dã phệ, khư tả lỗ, địa phả đa duệ, hồng phát tra, sa-phộc hạ”
Oṃ Vāyave-khacara-adhipataye hūṃ phaṭ svāhā
Nếu đi về phương Tây (?phương Tây Bắc) thời trước tiên dẫn cây cờ này, tưởng Phong Thiên thống lãnh vô lượng Kim Xí Điểu Vương, cầm mọi loại khí trượng xông vào chúng giặc kia.
_ Phương Bắc: làm cây cờ màu vàng, trên cờ vẽ Tỳ Sa Môn Thiên Vương ngồi trên con Quỷ, tay phải cầm cái tháp báu, tay trái chống eo. Người cầm cây cờ tụng Tỳ Sa Môn Thiên Vương Giáng Oán Chân Ngôn.
Minh là:
湡 乃因先 伏朴囚扔凹份 狫 民誆 送扣
“Án, câu phệ la, dạ khất-xoa, địa phả đa duệ, hồng phát tra, sa-phộc hạ”
Oṃ Kuvaira (?Kubera)-yakṣa-adhipataye hūṃ phaṭ svāhā
Nếu đi về phương Bắc thời trước tiên dẫn cây cờ này, tưởng Tỳ Sa Môn Thiên Vương thống lãnh vô lượng quân chúng Dược Xoa, cầm mọi loại khí trượng xông vào chúng giặc kia.
_ Phương Đông Bắc: làm cây cờ màu trắng xanh xanh (Tuyến sắc kỳ), trên cờ vẽ Y Xá Na Thiên ngồi trên con bò, tay phải cầm Tam Cổ Xoa , tay trái chống eo. Người cầm cây cờ tụng Y Xá Na Thiên Giáng Oán Chân Ngôn.
Minh là:
湡 珂圭巧伏 禾出囚扔凹份 猲 民誆 送扣
“Án, Y xá na dã, bộ đa, địa phả đa duệ, hồng phát tra, sa-phộc hạ”
Oṃ Īśanaya-bhuta (? Īśanāya-bhūta) -adhipataye hūṃ phaṭ svāhā
Nếu đi về phương Đông Bắc thời trước tiên dẫn cây cờ này, tưởng Y Xá Na Thiên thống lãnh vô lượng tướng sĩ quân Quỷ, cầm mọi loại khí trượng xông vào chúng giặc kia.
_ Vị Đại Tướng tự tụng Bất Động Tôn Minh Vương Chân Ngôn, tưởng thân của mình thành Bất Động Minh Vương. Lại tưởng Bất Động Tôn Minh Vương ban hiệu lệnh cho Thiên Vương ở tám phương là: “Các ông đều thống lãnh vô lượng quân chúng đập nát giặc nghịch kia”. Vị Đại Tướng ấy tụng Bất Động Tôn Minh Vương Chân Ngôn chẳng đứt đoạn.
Nếu làm Pháp này thì giặc kia tự sẽ bị diệt hết, quyết định không có nghi ngờ.
Liền nói Thánh Bất Động Minh Vương Chân Ngôn.
Minh là:
巧休 屹亙阢 向忝冊 弋汔 亙扣 刎好仕 剉誆伏 狫 氛誆 屣
“Nẵng mạc tam mãn đa phộc nhật-la noản. Chiến trà ma ha lỗ sái noa (phát Nguyện: quân chúng của tôi, tên là….đập tan giặc nghịch kia. Vẫn phải xưng tên của người phản nghịch) Sa-phả tra dã, hồng, đát la tra, hám hàm”
Namaḥ samanta-vajraṇaṃ caṇḍa mahā-roṣaṇa (phát Nguyện: quân chúng của tôi, tên là….đập tan giặc nghịch kia. Vẫn phải xưng tên của người phản nghịch) sphaṭya hūṃ traṭ hammāṃ
Như chỗ đóng doang trại thì tám cây cờ ở bên ngoài đều y theo Bản Phương vây quanh. Nơi các quân, tướng, sĩ tốt hạ trại nghỉ đêm cũng đều y theo Bản Phương dựng lập tám cây cờ. Người cầm cờ thiêu đốt An Tất Hương, dùng các thức ăn uống trong sạch cúng dường.
Cờ phướng Đại Tướng theo Bản Phương ở chính giữ chỗ nghỉ đêm, thiêu đốt Thầm Thủy Hương chân diệu tối thượng, cũng dùng thức ăn trong sạch cúng dường. Làm một tượng Bất Động Tôn Minh Vương bằng đá, cao 12 ngón tay, vẽ hình người kia với viết họ tên của người ấy, dùng bức tượng đá trấn yểm ngay bên trên. Như vậy chẳng lâu, tự sẽ tiêu diệt vậy.
BẤT ĐỘNG MINH VƯƠNG AN TRẤN GIA QUỐC PHÁP
_Hết_
Bát Gia Bí Lục ghi rằng:
“Bất Động Minh Vương An Trấn Gia Quốc Đẳng Pháp, một quyển_ Kim Cương Trí phó vương vô hải ngoại lục
Hưởng Hòa năm đầu tiên, Tân Dậu Thiên Hậu, tháng Thu lục tìm Bản này tại Giáo Viện Trí Tích ở Lạc Đông, khảo xét thêm Bản khác, chỉ định bản khắc chữ quốc ngữ
Hòa Châu, Phong Sơn Trường Cốc, viện Hoan Hỷ_ Sa Môn Khoái Đạo ghi
Văn Chính năm thứ ba, Canh Thìn, Thu tháng tám, ngày 27 dùng bản của Tú Dương Xà Lê, ngầm khảo xét xong_ Long Can
Văn Chính năm thứ tư, Thu tháng chín, ngày 23 dùng Bản của Tỳ Khưu Tuyên Hùng tại chùa Nhật Diệu ở Bản Kiều_ Chu Tái khảo xét xong
21/12/2011