Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 19: Khuyến thỉnh

02/05/201113:07(Xem: 5994)
Phẩm 19: Khuyến thỉnh

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

HAIPHÁP

19.PHẨM KHUYẾN THỈNH
KINHSỐ 1[102]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật ngồi dưới gốc cây tại đạo tràng,[103]nước Ma-kiệt. Bấy giờ Thế Tôn đắc đạo chưa lâu, ltựnghĩ như vầy: ‘Nay Ta đạt pháp rất sâu, khó hiểu khó rõ,khó có thể giác tri, không thể tư duy; pháp tịch tĩnh vi diệu,được giác tri bởi người trí, được phân biệt nghĩa lý,tu tập không chán, đạt được hoan hỷ.[104] Nếu Ta nói phápvi diệu này cho mọi người, họ sẽ không tin nhận, cũng khôngphụng hành; không những uổng công vô ích mà còn bị tổngiảm nữa. Nay Ta [593b01] nên im lặng, cần gì phải nói pháp?’

Bấygiờ, Phạm Thiên ở trên cõi Phạm thiên, biết những ý nghĩcủa Như Lai. Trong khoảnh khắc giống như lực sĩ co duỗicánh tay, ông biến mất khỏi Phạm thiên, hiện đến chỗThế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi đứng qua một bên. Khiấy Phạm Thiên bạch Thế Tôn:

“CõiDiêm-phù-đề này chắc sẽ bị tan hoại, ba cõi mất đi conmắt, vì Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánh giác xuất hiện ởthế gian đáng ra sẽ diễn Pháp bảo, nhưng nay lại không diễnnói pháp vị. Cúi mong Như Lai khắp vì tất cả chúng sanh màrộng nói pháp sâu xa. Lại nữa, căn nguyên của chúng sanhnày dễ độ; nếu chúng không nghe, vĩnh viễn mất can mắtpháp.[105] Chúng sẽ những người con lưu di của pháp.[106]Giống như hoa sen ưu-bát, hoa câu-mâu-đầu, hoa phân-đà-lợi,tuy ra khỏi bùn đất, nhưng chưa lên khỏi nước, cũng chưanở bung ra. Khi ấy, hoa kia sinh trưởng dần, nhưng vẫn khôngra khỏi mặt nước, chưa ra khỏi nước. Có khi, hoa kia đãlên khỏi nước, hoặc khi ấy hoa kia không bị thấm nước.Ở đây cũng vậy, các loài chúng sanh được thấy bị bứcbách bởi sinh, già, bệnh, chết, các căn đã chín mùi, nhưngvì không được nghe pháp nên bị diệt vong, há không khổsao? Nay thật đúng thời, nguyện xin Thế Tôn nên vì họ nóipháp.”

Bấygiờ, Thế Tôn biết mọi ý nghĩ trong tâm Phạm Thiên và, vìlòng từ mẫn đối tất cả chúng sanh, nên nói kệ này:

NayPhạm Thiên khuyến thỉnh

NhưLai mở cửa pháp.

Ngườinghe dốc lòng tin,

Phânbiệt pháp yếu sâu.

Nhưtrên đỉnh núi cao,

Xemkhắp loài chúng sanh.

NayTa có pháp này,

Mắtpháp hiện lầu cao.

Bấygiờ Phạm Thiên nghĩ rằng: “Như Lai chắc sẽ vì chúng sanhmà nói pháp thâm diệu,” nên trong lòng vui mừng phấn khởikhông tự chế được, đảnh lễ sát chân rồi liền trởvề trời.

PhạmThiên sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 2[107]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật ở tại vườn Nai trong khu Tiên Nhân,[108]tại nước Ba-la-nại. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai sự này, người học đạo không nên gần gũi. Hai sự ấylà gì? Tham đắm pháp dục lạc;[109] đó là pháp phàm phu hạtiện. Hoặc lại tự hành khổ, với trăm mối khổ não.[110]Đó là hai việc mà người học không nên gần gũi. Như vậy,sau khi xả bỏ hai sự này, Ta tự có con đường chí yếu[111]thành tựu được Chánh giác, sinh nhãn, [593c01] sinh trí, ýđược tịch tĩnh, đắc các thần thông, thành quả Sa-môn,đạt đến Niết-bàn. Thế nào là con đường chí yếu thànhtựu được Chánh giác, sinh nhãn, sinh trí, ý được tịchtĩnh, đắc các thần thông, thành quả Sa-môn, đạt đến Niết-bàn?Đó là tám phẩm đạo Hiền thánh, là chánh kiến, chánh tưduy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánhniệm, chánh định.* Đó gọi là con đường chí yếu, khiếnTa thành tựu được Chánh giác, sinh nhãn, sinh trí, ý đượctịch tĩnh, đắc các thần thông, thành quả Sa-môn, đạt đếnNiết-bàn.

“Nhưvậy, này các Tỳ-kheo, hãy học xả bỏ hai sự ấy, và tutập đạo chí yếu. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điềunày.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

Kệtóm tắt:

La-hầu-la,Ca-diếp, rồng.

HaiNan-(đà), Đại Ái Đạo,

Phỉbáng, phi, Phạm thỉnh,

Haisự tại sau cùng.[112]

KINHSỐ 3[113]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây KỳĐà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thích Đề-hoàn Nhân đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sátchân, rồi đứng qua một bên, bạch Thế Tôn:

“Thếnào là Tỳ-kheo đoạn ái dục, tâm được giải thoát,[114]cho đến chỗ cứu cánh an ổn, không có mọi tai hoạn, đượctrời người tôn kính?”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Thích Đề-hoàn Nhân:

“NàyCâu-dực[115], ở đây nếu Tỳ-kheo nào nghe pháp Không[116]này, tỏ rõ là không có gì, vị ấy liền hiểu rõ đượctất cả các pháp. Rồi với pháp khổ, lạc, hay pháp khôngkhổ không lạc, mà thân giác tri được, tức ở ngay nơi thânnày, vị ấy quán chúng đều vô thường, đều trở về không.Khi đã quán biết như thật về sự biến dịch của cái khôngkhổ không lạc này, vị ấy cũng không tưởng khởi. [117]Đã không tưởng khởi nên không sợ hãi.[118] Đã không sợhãi nên Bát-niết-bàn, như thật biết rằng, sinh tử đã dứt,phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, khôngcòn tái sinh đời sau nữa. Này Thích Đề-hoàn Nhân, đó gọilà Tỳ-kheo đoạn ái dục, đạt được tâm giải thoát, chođến, chỗ cứu cánh an ổn, không có tai hoạn, được trờingười tôn kính.”

Bấygiờ, Thích Đề-hoàn Nhân đảnh lễ sát chân Thế Tôn, rồinhiễu quanh ba vòng mà lui.

Tronglúc đó, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên ngồi kết già cáchThế Tôn không xa, chánh thân, chánh ý, buộc niệm trước mặt.Khi ấy, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nghĩ thầm: “Có phảivừa rồi [594a01] Đế Thích do được đạo tích mà hỏi việc,hay là không do được đạo tích mà hỏi nghĩa chăng? Nay tanên thử xem.”

Bấygiờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền dùng thần túc, trongkhoảnh khắc như co duỗi cánh tay, lên đến Tam thập tam thiên.Thích Đề-hoàn Nhân từ xa trông thấy Đại Mục-kiền-liênđến, liền đứng lên tiếp đón, và nói:

“Tôngiả Đại Mục-kiền-liên, khéo đến! Đã lâu lắm, Tôn giảkhông đến đây. Mong được cùng Tôn giả luận thuyết nghĩapháp. Mời Tôn giả ngồi nơi này.”

Bấygiờ, Mục-kiền-liên hỏi Thích Đề-hoàn Nhân:

“ThếTôn đã nói pháp đoạn ái dục cho ông, tôi muốn nghe nó.Nay là lúc thích hợp, hãy nói cho tôi nghe.”

ThíchĐề-hoàn Nhân bạch rằng:

“Hiệntại, tôi bận rộn nhiều việc, vừa có việc riêng, lạivừa có việc của chư thiên. Những gì tôi nghe được tứcthì quên mất. Ngài Mục-liên, xưa kia khi đánh nhau với cácA-tu-la, trong trận đánh ngày hôm đó, các chư thiên đắc thắng,A-tu-la bị bại. Bấy giờ, đích thân tôi tự đi chiến đấu,sau đó thống lãnh chư thiên trở về thiên cung, ngồi tạigiảng đường Tối thắng. Vì nhờ đánh thắng nên gọi làgiảng đường Tối thắng.[119] Đường cái thành hàng, đườngsá giao nhau. Mỗi một đầu thềm[120] có bảy trăm lầu các,trên mỗi một lầu các đều có bảy ngọc nữ, mỗi mộtngọc nữ đều có bảy người hầu. Xin mời Tôn giả Mục-liênngắm xem nơi đó.”

RồiThích Đề-hoàn Nhân cùng Thiên vương Tỳ-Sa-môn, theo sau Tôngiả Mục-liên đến nơi giảng đường Tối thắng. Thích Đề-hoànNhân và Thiên vương Tỳ-Sa-môn bạch Đại Mục-kiền-liên:

“Đâylà giảng đường Tối thắng. Mời ngài hãy dạo xem.”

Mục-liênbảo Thiên vương:

“Chỗnày rất là vi diệu, đều do tiền thân đã tạo ra phướcđức, nên được mời đến bảo đường tự nhiên này. Giốngnhư Nhân gian có một trường hopự vui nhỏ cũng đã tự chúcmừng rồi. Như cung trời cũng không khác. Thảy đều do tiềnthân tạo ra phước mà được như vây.”

Lúcấy, ngọc nữ hai bên Thích Đề-hoàn Nhân đều chạy tứtán. Giống như ở dưới nhân gian khi gặp điều cấm kỵthì trong lòng đều hổ thẹn. Đám ngọc nữ chỗ Thích Đề-hoànNhân cũng như vậy, từ xa trong thấy Đại Mục-kiền-liênđến, các cô đều chạy tứ tán mất. Khi ấy, Đại Mục-kiền-liênnghĩ thầm: “Thích Đề-hoàn Nhân này tâm ý rất phóng dật.Ta nên làm cho ông ấy sợ hãi.”

Bấygiờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền dùng ngón chân phải[594b01] ấn xuống đất, làm cho cung điện kia bị chấn độngsáu cách. Khi ấy, Thích Đề-hoàn Nhân cùng Thiên vương Tỳ-Sa-môntrong lòng sợ hãi, lông trong cả người dựng đứng, nghĩthầm: “Đại Mục-kiền-liên này có thần túc lớn nên mớicó thể làm cho cung điện này chấn động sáu cách. Kỳ diệuthay, chưa từng có việc này!”

Khiấy, Đại Mục-kiền-liên nghĩ thầm: “Nay tự thân Đế Thíchnày đã sinh lòng sợ hãi, ta phải hỏi về nghĩa sâu kia.”

“Thếnào Câu-dực? Kinh ‘Trừ ái dục’[121] mà Như Lai đã thuyết,nay là lúc thích hợp, xin ông nói lại cho chúng tôi nghe.”

ThíchĐề-hoàn Nhân đáp:

“Mục-liên,trước đây tôi có đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chânrồi đứng qua một bên. Lúc ấy tôi liền bạch Thế Tôn:‘Thế nào là Tỳ-kheo đoạn ái dục tâm được giải thoát,cho đến, cứu cánh đến chỗ vô vi, không có khổ hoạn, đượctrời người tôn kính?’ Bấy giờ Thế Tôn liền bảo tôirằng: ‘Này Câu-dực, ở đây các Tỳ-kheo sau khi nghe phápnày rồi, không còn gì gì để đắm trước,[122] cũng khôngđắm vào sắc, tỏ rõ hết thảy các pháp đều vô sở hữu.Do đã tỏ rõ tất cả các pháp rồi, hoặc khổ hoặc lạc,hoặc không khổ hoặc không lạc, quán chúng là vô thường,diệt hết không còn, cũng không đoạn hoại. Do quán như vậyrồi, không còn gì để đắm trước. Do không khởi lên thếgian tưởng[123] nên không còn sợ hãi. Do không sợ hãi nênBát-niết-bàn, như thật biết rằng, sinh tử đã dứt, phạmhạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, không còntái sinh đời sau nữa. Này Thích Đề-hoàn Nhân, đó gọi làTỳ-kheo đoạn ái dục tâm được giải thoát, cho đến, chỗcứu cánh vô vi, không có khổ hoạn, được trời người tônkính.’ Sau khi nghe những lời dạy như vậy, tôi liền đảnhlễ sát chân Thế Tôn, nhiễu quanh ba vòng, rồi thối lui trởvề trời.”

Khiấy, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên bền nói pháp sâu xa choThích Đề-hoàn Nhân và Tỳ-Sa-môn nghe, phân biệt đầy đủ.Sau khi đã thuyết pháp đầy đủ, Mục-kiền-liên trong khoảnhkhắc giống như lực sĩ co duỗi cánh tay biến mất khỏi Tamthập tam thiên, trở về vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,thành Xá-vệ, đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồingồi lui qua một bên. Khi ấy Mục-kiền-liên ngay trên chỗngồi bạch Thế Tôn:

“Trướcđây Như Lai nói cho Thích Đề-hoàn Nhân nghe pháp trừ dục.Nguyện xin Thế Tôn hãy nói cho con.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Mục-kiền-liên:

“Ngươinên biết, Thích Đề-hoàn Nhân đến chỗ Ta, [594c01] đảnhlễ sát chân, đứng qua một bên. Rồi Thích Đề-hoàn Nhânđem nghĩa này hỏi Ta: ‘Thế Tôn, thế nào là Tỳ-kheo đoạnái dục tâm đắc giải thoát?’ Bấy giờ, Ta bảo Thích Đề-hoànNhân rằng: ‘Này Câu-dực, Tỳ-kheo tỏ rõ tất cả các pháplà không, hoàn toàn không có gì, cũng không có cái gì đểchấp trước, Tỳ-kheo ấy hiểu rõ hết tất cả các phápvô sở hữu. Do biết tất cả các pháp là vô thường, diệthết không còn, cũng không đoạn hoại. Tỳ-kheo ấy quán nhưvậy rồi, không có gì để đắm trước. Do không khởi thếgian tưởng nên không còn sợ hãi.[124] Do không sợ hãi nênBát-niết-bàn, biết như thật rằng, sinh tử đã dứt, phạmhạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, không còntái sinh đời sau nữa. Này Thích Đề-hoàn Nhân, đó gọi làTỳ-kheo đoạn ái dục tâm được giải thoát. Bấy giờ ThíchĐề-hoàn Nhân từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân,rồi thối lui trở về trời.”

ĐạiMục-kiền-liên sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷphụng hành.

KINHSỐ 4[125]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây KỳĐà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thếgian có hai hạng này, nếu có thấy nghe điện chớp, sấm gầmthì cũng không sợ hãi. Hai hạng ấy là ai? Sư tử vua muônthú, và A-la-hán lậu tận.[126] Này Tỳ-kheo, đó là gọi làở thế gian nếu có hai hạng này, dù có thấy nghe điện chớpsấm gầm cũng không sinh lòng sợ hãi.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy học A-la-hán lậu tận. Như vậy,này các Tỳ-kheo, hãy học điều này."

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây KỳĐà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai pháp này khiến người không có trí tuệ. Hai pháp gì? Khôngthích hỏi người hơn mình; chỉ ham ngủ nghỉ, không ý siêngnăng. Này Tỳ-kheo, có hai pháp này khiến cho người không cótrí tuệ.

“Lạicó hai pháp khiến cho người thành trí tuệ lớn. Hai pháp gì?Thích hỏi nghĩa người khác; không ham ngủ nghỉ, có ý siêngnăng. Này Tỳ-kheo, có hai pháp này khiến cho người có trítuệ. Các ngươi hãy học lìa xa pháp ác.

“Nhưvậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này."

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây KỳĐà, nước Xá-vệ. [595a01] Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai pháp này khiến người bần tiện, không có tài sản. Haipháp gì? Khi thấy người khác bố thí thì ngăn cản; tự mìnhthì không chịu bố thí. Này Tỳ-kheo, có hai pháp này khiếncho người bần tiện, không có của báu.

“Tỳ-kheonên biết, lại có hai pháp khiến người phú quý. Hai phápgì? Khi thấy người cho vật người khác, hoan hỷ trợ giúp;và tự mình cũng thích bố thí. Này Tỳ-kheo, có hai pháp nàykhiến cho người phú quý.

“Nhưvậy, này các Tỳ-kheo, hãy học huệ thí, chớ có lòng tham.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây KỳĐà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai pháp khiến cho người sinh vào nhà bần tiện. Hai pháp gì?Bất hiếu cha mẹ, các bậc sư trưởng; cũng không thừa sựngười hơn mình. Này Tỳ-kheo, có hai pháp này khiến cho ngườisinh vào nhà bần tiện.

“Tỳ-kheonên biết, lại có hai pháp, sẽ khiến người sinh vào nhàhào tộc. Hai pháp gì? Cung kính cha mẹ, anh em, dòng họ; đemnhững gì có được của nhà mình ra bố thí. Này Tỳ-kheo,có hai pháp này, sẽ sinh vào nhà hào tộc.

“Nhưvậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này."

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây KỳĐà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, có nữ bà-la-môn tên Tu-thâm đến chỗ Tôn giả ĐạiCâu-hy-la. Đến nơi rồi, bà đảnh lễ sát chân, sau đó ngồiqua một bên. Khi ấy nữ bà-la-môn kia bạch Câu-hy-la rằng:

“Uất-đầu-lam-phất,[127]A-la-lam[128] không được hóa độ ở trong pháp sâu này, rồimạng chung. Thế Tôn thọ ký cho hai người này rằng: ‘ Mộtngười sinh vào Vô sở hữu xứ,[129] một người sinh vào Phitưởng phi phi tưởng xứ.[130] Hai người này sau khi thọ mạngở đó hết, lại mạng chung. Một người sẽ làm quốc vươngnơi biên địa, sát hại nhân dân không thể kể xiết. Mộtngười sẽ làm chồn ác có cánh, các loài thú hoặc bay, hoặcchạy nhảy đều không thoát được nó. Sau khi chúng mạngchung sẽ sinh vào trong địa ngục.’ Nhưng Thế Tôn lại khôngthọ ký cho họ lúc nào sẽ tận cùng biên tế khổ. Cớ saoThế Tôn không thọ ký cho họ tận cùng biên tế khổ?”

Bấygiờ, Tôn giả Câu-hy-la bảo nữ nhân Tu-thâm:

“Sởdĩ Thế Tôn không [595b01] thọ ký là do vì không có ngườihỏi về nghĩa này, cho nên Thế Tôn không thọ ký họ lúcnào sẽ hết biên tế khổ.”

Nữnhân Tu-thâm thưa:

“Bâygiờ, Như Lai đã vào Niết-bàn, cho nên không hỏi được.Nếu Ngài còn tại thế, con sẽ đến hỏi nghĩa này. Vậy,nay Tôn giả Câu-hy-la nói cho con biết lúc nào họ sẽ hếtbiên tế khổ?”

Bấygiờ, Tôn giả Câu-hy-la liền nói kệ này:

Cácloại quả không đồng,

Hướngchúng sanh cũng vậy.

Ngườitự giác, giác tha,

Đây,tôi không biện thuyết.

BiệnThiền trí giải thoát,

Nhớđời trước, thiên nhãn;

Haydứt nguồn gốc khổ,

Đây,tôi không biện thuyết.

Lúcđó, nữ nhân Tu-thâm liền nói kệ này:

ThiệnThệ có trí này,

Chấttrực không tì vết;

Dõngmãnh, đã chiến thắng,

Cầunơi hạnh Đại thừa.

Lúcnày Tôn giả Câu-hy-la lại nói kệ này:

Ýnày thật khó được,

Hayđược pháp yếu khác;

Khómà biện thuyết nổi,

Đốivới sự kỳ diệu.

Bấygiờ, Tôn giả nói đầy đủ pháp yếu cho nữ nhân Tu-thâmkia, khiến phát tâm hoan hỷ. Nữ nhân kia rời chỗ ngồi đứngdậy, đảnh lễ sát chân, rồi thối lui ra về.

Nữnhân Tu-thâm sau khi nghe những gì Tôn giả Câu-hy-la dạy, hoanhỷ phụng hành.

KINHSỐ 9[131]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời Tôn giả Ma-ha Ca-giá-diên[132] hướng dẫn chúng năm trămđại Tỳ-kheo, du hành đến bên cạnh hồ sâu, nước Bà-na.[133]Bấy giờ, Tôn giả Ca-giá-diên đang nổi tiếng khắp nơi.Có một Tôn giả trưởng lão Bà-la-môn Gian-trà[134] cũng đangdu hóa ở đây. Bà-la-môn nghe sau khi nghe tin Tôn giả Ca-giá-diênhướng dẫn năm trăm Tỳ-kheo đang du hóa bên cạnh hồ này,bèn nghĩ: “Tôn giả trưởng lão công đức đầy đủ, nayta nên đến thăm hỏi người này.”

Bấygiờ, Thượng Sắc Bà-la-môn[135] dẫn theo năm trăm đệ tửđến chỗ Tôn giả Ca-giá-diên, cùng chào hỏi, rồi ngồiqua một bên. Bà-la-môn hỏi Tôn giả Ca-giá-diên:

“Nhưsở hành của Ca-giá-diên, thì đấy không phải là pháp luật.Tỳ-kheo niên thiếu mà không chịu làm lễ các vị cao đứcBà-la-môn chúng tôi!”

Ca-giá-diênnói:

“Bà-la-mônnên biết, Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánh giác chúng tôi nóivề hai địa này. Hai địa gì? Một là địa vị già cả;hai là địa vị trai tráng.”[136]

Bà-la-mônhỏi:

“Saogọi là địa vị già cả? Sao gọi là vị trai tráng?”

Ca-giá-diênnói:

“Giảsử Bà-la-môn ở vào tuổi tám mươi, hay chín mươi, nhưngngười kia không đình chỉ dâm dục, tạo các ác hành, Bà-la-mônđó tuy gọi là già cả, song hiện đang ở vào địa vị traitráng.”

Bà-la-mônhỏi:

“Saogọi là tuổi trai tráng ở vào địa vị già cả?”

Ca-giá-diênnói:

“Bà-la-môn,nếu có Tỳ-kheo tuy ở vào tuổi hai mươi, hay ba mươi, bốnmươi, năm mươi, nhưng không tập hành dâm dục, cũng khôngtạo ác hành. Đó gọi là, này Bà-la-môn, tuổi trai tráng ởvào địa vị già cả.”

Bà-la-mônhỏi:

“Trongđại chúng này có một Tỳ-kheo nào không hành dâm dục, khôngtạo ác hành không?”

Ca-giá-diênnói:

“Trongđại chúng của tôi không có một Tỳ-kheo nào tập hành dụcvà tạo ác cả.”

Lúcấy, bà-la-môn từ chỗ ngồi đứng dậy, lễ sát chân cácTỳ-kheo và nói lời này:

“Nay,các ông tuổi niên thiếu ở vào vị già cả, còn tôi tuổigià cả ở vào vị niên thiếu!”

Sauđó bà-la-môn kia trở lại chỗ Ca-giá-diên, đảnh lễ sátchân rồi tự trình bày:

“Nay,con xin quy y Tôn giả Ca-giá-diên cùng Tỳ-kheo Tăng, suốt đờikhông sát sinh.”

Ca-giá-diênnói:

“Nayông chớ quy y tôi, mà ông nên hướng về chỗ tôi đã quyy.”

Bà-la-mônhỏi:

“Tôngiả Ca-giá-diên đã quy y ai?”

Tôngiả Ca-giá-diên liền quỳ hướng về chỗ Như Lai đã Bát-niết-bàn,nói: “Có người con dòng họ Thích xuất gia học đạo. Tôihằng quy y Ngài. Vậy, Người đó tức là Thầy tôi.”

Bà-la-mônthưa:

“Sa-mônCù-đàm này hiện đang ở chỗ nào? Nay tôi muốn gặp Ngài.”

Ca-giá-diênnói:

“NhưLai của tôi đã vào Niết-bàn rồi!”

Bà-la-mônthưa:

“NếuNhư Lai còn ở tại thế, thì dù trăm nghìn do tuần con cũngđến thăm hỏi Ngài. Như Lai kia tuy đã vào Niết-bàn, nhưngnay con một lần nữa quy y, làm lễ Phật, Pháp cùng Thánh chúng,suốt đời không tái phạm sát sinh.”

ThượngSắc Bà-la-môn sau khi nghe những gì Tôn giả Ca-giá-diên dạy,hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây KỳĐà, nước Xá-vệ. [596a01] Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóhai hạng người xuất hiện thế gian, rất khó gặp được.Hai hạng người ấy là ai? Người hay thuyết pháp xuất hiệnở thế gian, thật là khó gặp được; người hay nghe pháp,thọ trì phụng hành, thật là khó gặp được. Tỳ-kheo, đólà hai hạng người xuất hiện thế gian, thật khó gặp được.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy học thuyết pháp. Hãy học nghe pháp.Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này."

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì đức Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 11
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật du hóa tại nước Ma-kiệt, lần hồi đếnthành Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, Ngài cùng với năm trăm chúng đạiTỳ-kheo đang ở trong vườn Am-bà-bà-lợi[137] phía bắc thànhTỳ-xá-ly.

Lúcnày, nữ Am-bà-bà-lợi[138] nghe Thế Tôn cùng năm trăm đạiTỳ-kheo đến ở trong vườn, cô liền thắng xe có gắn lôngchim[139] ra khỏi thành Tỳ-xá-ly, đến ngã đường hẹp làđến chỗ Thế Tôn, cô tự xuống xe, đến chỗ Phật. Bấygiờ, từ xa Thế Tôn trông thấy người nữ kia đến, liềnbảo các Tỳ-kheo:

“Tấtcả hãy chuyên tinh, chớ sinh tà niệm.”

Lúcấy, người nữ đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồiqua một bên. Rồi Phật nói cho cô nghe pháp cực kỳ vi diệu.Sau khi nghe pháp vi diệu, cô bạch Phật rằng:

“Cúixin Thế Tôn cùng Tỳ-kheo Tăng nhận lời mời của con.”

ThếTôn im lặng nhận lời mời. Cô thấy Thế Tôn đã im lặngnhận lời mời rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnhlễ sát chân, rồi thối lui ra về.

Bấygiờ, nam nữ lớn nhỏ trong thành Tỳ-xá-ly nghe tin Thế Tôncùng năm trăm chúng đại Tỳ-kheo đang ở trong vườn Am-bà-bà-lợi.Lúc ấy, trong thành có năm trăm[140] đồng tử đi các loạixe có gắn lông chim*; trong đó hoặc có người đi xe trắngthì ngựa trắng, áo, dù, lọng, người theo hầu đều cùngtrắng; đi xe đỏ thì ngựa đỏ, áo, dù, lọng, người theohầu đều cùng đỏ; đi xe xanh thì ngựa xanh, áo, dù, lọng,người theo hầu đều cùng xanh; đi xe vàng thì ngựa vàng,áo, dù, lọng, người theo hầu đều cùng vàng. Cử chỉ, ănmặc như vương pháp.[141] Họ ra khỏi thành, đến chỗ ThếTôn. Chưa đến nơi, giữa đường họ gặp người nữ kiađang dong xe đánh bò[142] chạy hướng về trong thành. Khi ấycác đồng tử hỏi người nữ:

“Côgái này, thật đáng xấu hổ! Sao lại [596b01] đánh bò dongxe, chạy hướng về trong thành?”[143]

Côđáp:

“CácHiền giả nên biết, ngày mai tôi có thỉnh Phật cùng Tỳ-kheoTăng, cho nên mới đánh xe vậy!”

Cácđồng tử nói:

“Chúngtôi cũng muốn mời Phật cùng Tỳ-kheo Tăng thọ trai. Bây giờcho cô một nghìn lạng vàng ròng, hãy nhường cái hẹn cúngdường cơm ngày mai lại cho chúng tôi.”

Ngườinữ đáp:

“Thôiđi, thôi đi, quý công tử! Tôi không chịu đâu!”

Cácđồng tử lại nói:

“Chocô hai nghìn lượng, ba nghìn, bốn nghìn, năm nghìn, … chođến trăm nghìn lượng, chịu hay không chịu, ngày mai nhườngcúng dường cơm cho Phật cùng Tỳ-kheo Tăng lại cho chúng tôi?”

Ngườinữ đáp:

“Tôikhông chịu đâu. Vì sao vậy? Vì Thế Tôn thường dạy: ‘Cóhai hy vọng mà người đời không thể lìa bỏ. Thế nào làhai? Hy vọng tài lợi, hy vọng mạng sống’. Ai có thể bảođảm cho tôi đến ngày mai? Vì tôi đã thỉnh Như Lai trước,nên nay sẽ phải chuẩn bị đầy đủ.”

Cácđồng tử vung tay lên nói:

“Chúngta bao nhiêu người mà không bằng một cô gái!”

Nóinhư vậy rồi họ bỏ cô mà đi.

Bấygiờ, các đồng tử đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ, rồiđứng qua một bên. Khi Thế Tôn thấy các đồng tử đến,bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheocác ngươi, hãy nhìn cử chỉ, phục sức của các đồng tửnày, giống như khi Thiên đế Thích đi dạo chơi, không cógì sai khác.”

RồiThế Tôn nói với các đồng tử:

“Thếgian có hai việc thật bất khả đắc. Thế nào là hai? Ngườicó đền đáp, và người tạo ân nhỏ luôn không quên, huốngchi là lớn. Này các đồng tử đó gọi là có hai việc thậtbất khả đắc. Đồng tử nên biết hãy nhớ đền đáp, cũngnhư biết ân nhỏ không quên, huống chi là lớn.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Triân, biết đền đáp,

Luônnhớ người dạy dỗ;

Ngườitrí được kính hầu,

Tiếngkhen khắp trời người.

“Nhưvậy, các đồng tử, hãy học điều này.”

Bấygiờ Thế Tôn thuyết pháp vi diệu đầy đủ cho các đồngtử. Sau khi nghe xong, họ từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnhlễ sát chân Phật, rồi thối lui ra về.

Ngaytrong đêm hôm đó, cô gái sửa soạn các thứ đồ ăn thứcuống ngon ngọt, trải các tọa cụ. Sáng sớm đến bạch:

“Đãđến giờ, nay đã đúng lúc, nguyện xin Thế Tôn hạ cố đếntệ xá.”

Bấygiờ, Thế Tôn đắp y ôm bát, dẫn các Tỳ-kheo vây quanh trướcsau đến nhà người nữ trong thành Tỳ-xá-ly.

Khicô thấy Thế Tôn đã an toạ, liền tự tay dâng thức ăn lênPhật [596c01] cùng Tỳ-kheo Tăng. Cúng dường thức ăn cho Phậtvà Tỳ-kheo Tăng rồi, cô đi lấy nước sạch, sau đó lấyghế chạm vàng nhỏ đặt ngồi trước Thế Tôn. Khi ấy côbạch Thế Tôn:

“VườnAm-bà-bà-lợi này, con dâng lên Như Lai và Tỳ-kheo Tăng, đểcho chúng Tăng quá khứ, hiện tại, tương lai được dừngnghỉ nơi đây. Nguyện xin Thế Tôn nhận vườn này.”

ThếTôn vì người nữ kia, nên nhận vườn này. Thế Tôn bèn nóilời chú nguyện này:

Thívườn trái, mát mẻ;

Làmcầu đò đưa người;

Gầnđường làm cầu xí,

Nhândân được nghỉ ngơi.

Ngàyđêm được an ổn,

Phướckia không thể kể;

Cácgiới pháp thành tựu,

Chếtchắc sinh lên trời.

ThếTôn sau khi nói những lời này xong, liền đứng dậy ra về.Người nữ bấy giờ nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

Kệtóm tắt:

Đoạnái, cùng sư tử,

Vôtrí, ít của cải;

Nhànghèo, nữ Tu-thâm,

Ca-chiên,thuyết pháp, nữ.[144]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567