Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 01: Tựa

02/05/201113:07(Xem: 6315)
Phẩm 01: Tựa

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

1.PHẨM TỰA

[549b13]Kínhlạy Năng Nhân Đệ Thất Tiên[1],
Diễnthuyết Pháp[2] Thánh Hiền vô thượng.
ThếTôn nay độ chúng quần sinh
Vốnđã từ lâu trôi sinh tử.
Tôntrưởng Ca-diếp và Thánh chúng,
Hiềntriết A-nan văn quảng bác,
Cúngdường xá-lợi Phật Niết-bàn,
Từnước Câu-di[3] đến Ma-kiệt.
Ca-diếptư duy hành bốn đẳng,[4]
Thươngxót chúng sanh đọa năm đường;
Chánhgiác dẫn đường nay cách xa,
Nhớlời dạy khéo, lòng thương khóc.
Ca-diếpnghĩ suy: Gốc Chánh pháp,
Làmsao lưu bố mãi thế gian?
Lờidạy tối tôn từ kim khẩu,
Ghigiữ trong lòng không để mất.
Aicó sức này, tập các pháp,
Nóirõ nhân duyên, gốc từ đâu?
Ngườitrí hiện nay trong chúng này,
A-nanhiền thiện, nghe vô lượng.
Liềngióng kiền chùy họp bốn chúng;
Tỳ-kheotám vạn bốn nghìn người,
Thẩyđều La-hán tâm giải thoát La-hán,
Giảithoát trói buộc, làm phước điền.
Ca-diếpbởi vì thương thế gian,
Báoân quá khứ, nhớ Tôn đức.
ThếTôn phú pháp, trao A-nan,
Nguyệnpháp lưu bố mãi ở đời.
Làmsao thuận tự, không mất mối,
Kếttập Pháp bảo ba tăng-kỳ;
Đểsau bốn chúng được nghe pháp,
Ngherồi liền được lìa các khổ.

A-nantừ chối: “Sức không kham.

“Cácpháp thậm thâm ngần ấy thứ,
“Hádám phân biệt lời Như Lai?
“Phẩmđức Phật pháp, vô lượng trí.
“Tôngiả Ca-diếp nay kham nhiệm,
“ĐấngThế Hùng đem pháp phú cho;
“Nayvì mọi người, Đại Ca-diếp,
“Từngđược Như Lai chia nửa tòa.[5]”

Ca-diếpđáp rằng: “Tuy có vậy;

“Nhưngtuổi già yếu, đã quên nhiều.
“Sựnghiệp trí tuệ, Ông giữ hết,
“Hãykhiến gốc pháp còn mãi đời.
“Naytôi có ba mắt thanh tịnh,
“Cũngcó thể biết tâm trí người;
“Biếtrõ tất cả hàng chúng sanh,
“Khôngai hơn Tôn giả A-nan.”

TừPhạm Thiên xuống đến Đế Thích,
Hộthế Tứ vương cùng chư Thiên;
Di-lặcĐâu-suất cũng đến họp.
Hàngức Bồ-tát không kể hết.
Di-lặc,Phạm, Thích cùng Tứ vương,
Thảyđều chấp tay mà bạch hỏi:
“Tấtcả các pháp, Phật ấn chứng:
“A-nanlà pháp khí của Ta.
“Nếuai không muốn pháp tồn tại,
“Ngườiấy xuyên tạc lời Như Lai.
“Nguyệnlưu pháp yếu, vì chúng sanh,
“Vượtqua nguy ách, thoát các nạn.
“ThíchTôn ra đời, sống rất ngắn.
“Tuynhục thể mất, Pháp thân còn.
“Đểmong pháp yếu không đoạn tuyệt,
“A-nan,chớ chối từ thuyết pháp!”
Tốitôn Ca-diếp cùng Thánh chúng,
Di-lặc,Phạm, Thích cùng Tứ vương;
Cầnthỉnh A-nan mở lời cho,
Khiếnlời Như Lai không diệt tận.
A-nannhân từ, hòa bốn đẳng,
Ýchuyển vi tế sư tử hống;
Liếcnhìn bốn chúng, ngó hư không,
Khócthương rưng lệ không ngăn được.
Nhansắc chợt bừng ánh sáng chói,
Tỏakhắp chúng sanh như hừng đông.
Di-lặc,Phạm, Thích nhìn ánh sáng,
Chắptay chờ nghe Pháp vô thượng.
Bốnbộ chúng lặng lẽ, tâm chuyên nhất,
Muốnđược nghe pháp, ý không loạn.
Tôntrưởng Ca-diếp cùng Thánh chúng,
Nhìnthẳng tôn nhan, mắt không chớp.
RồiA-nan nói kinh vô lượng,
Nhữnggì đầy đủ, thành một tụ:
“Naytôi sẽ chia làm ba phần,
“Tómthâu mười kinh thành một kệ.
“Phầnmột Khế kinh, phần hai Luật,
“Phầnba lại là A-tỳ-đàm.
“ChưPhật[6] quá khứ đều phân ba,
“Khếkinh, Luật, Pháp, làm ba tạng.
“Khếkinh nay hãy phân bốn đoạn;
“Trướchết Tăng nhất, hai là Trung,
“Bagọi là Trường, nhiều chuổi ngọc;
“Saucùng phần bốn gọi Tạp kinh.”
[550a01]Tôngiả A-nan lại suy nghĩ:
“Phápthân Như Lai không diệt mất,
“Cònmãi thế gian không đoạn tuyệt.
“TrờiNgười được nghe, thành đạo quả.
“Hoặccó Một pháp mà nghĩa sâu;
“Khótrì, khó tụng, không thể nhớ,
“Naytôi kết tập nghĩa Một pháp;
“Một,Một, nối nhau, không mất mối.
“Cũngcó Hai pháp, tập thành Hai;
“Bapháp thành Ba, như xâu chuỗi.
“Bốnpháp thành Bốn, Năm cũng vậy.
“Nămpháp tiếp đến Sáu, Bảy pháp,
“NghĩaTám pháp rộng cho đến Chín.
“Mườipháp, từ mười đến Mười một.
“Phápbảo như vậy trọn không mất;
“Hằngở thế gian, tồn tại lâu.”
Ởgiữa đại chúng tập pháp này,
A-nantức thì thăng pháp tọa.
Di-lặctán thán: “Khéo thuyết thay!
“Hãynên phối hợp nghĩa các Pháp.
“Lạicó các pháp nên phân bộ;
“Lờidạy Thế Tôn, mỗi mỗi khác.
“Bồ-tátphát ý hướng Đại thừa,
“NhưLai nói riêng cho pháp này:
“Cóngười Thế Tôn dạy sáu độ:
“Bốthí, trì giới, nhẫn, tinh tấn,
“Sứcthiền, trí tuệ như trăng non;
“Vượtqua vô cực thấy các pháp.
“Cóai dũng mãnh thí đầu mắt;
“Thânthể máu thịt không thương tiếc;
“Thêthiếp, quốc thành, cùng nam nữ;
“Đólà đàn độ[7] không nên bỏ.
“Giớiđộ vô cực như kim cương,
“Khônghuỷ, không phạm không lọt mất;
“Giữtâm hộ giới như bình tách.
“Đógọi giới độ không nên bỏ.
“Hoặccó người đến chặt tay chân,
“Khôngkhởi sân hận, sức nhẫn mạnh;
“Nhưbiển dung chứa không tăng giảm,
“Đólà nhẫn độ không nên bỏ.
“Nhữngai tạo tác hành thiện ác,
“Cảthân, khẩu, ý không chán đủ;
“Cáchành hại người, không đến đạo,
“Đógọi tấn độ không nên bỏ.
“Nhữngaithiền tọa đếm hơi thở,
“Tâmý kiên cố, không loạn niệm;
“Vícó động đất, thân không nghiêng,
“Đógọi thiền độ, không nên bỏ.
“Dùngsức trí tuệ, đếm bụi trần,
“Trảitriệu số kiếp không kể xiết;
“Sốnghiệp sách ghi ý không loạn,
“Đógọi trí độ, không nên bỏ.
“Cácpháp thậm thâm, luận Lý Không,
“Khósáng, khó tỏ, không thể quán;
“Tươnglai đời sau lòng hồ nghi,
“ĐứcBồ-tát này không nên bỏ.”
A-nantự trình bày ý nghĩ:
“Ngườingu không tin hạnh Bồ-tát;
“Trừcác La-hán tín giải thoát
[550b01]“Mớicó tín tâm không do dự.
“Bốnchúng đệ tử, phát đạo ý,[8]
“Cùngtất cả mọi loài chúng sanh;
“Cólòng tin vững không hồ nghi.”
Di-lặctán thán: “Khéo thuyết thay!
“Pháttâm Đại thừa, ý quảng đại.”
“Hoặccó các pháp, đoạn kết sử;
“Hoặccó các pháp, thành quả đạo.”
A-nannói rằng: “Đây thế nào?
“Tôithấy Như Lai tuyên pháp này.
“Cóngười không nghe Như Lai thuyết
“Phápnày, há chẳng có hồ nghi?
“Nếutôi nói nghĩa này không đúng,
“Nhưvậy hư dối đời tương lai.
“Naycác kinh xưng: Tôi nghe như vầy,
“Phậttrú thành nào, quốc thổ nào?
“Lầnđầu nói pháp: Ba-la-nại.
“Độba Ca-diếp: Ma-kiệt-đà.
“Câu-tát,Ca-thi, giữa Thích tộc,
“Chiêm-ba,Câu-lưu, Tỳ-xá-ly,
“CungTrời, cung Rồng, A-tu-la,
“CungKiền-đạp-hòa, thành Câu-thi;
“Giảsử không rõ nơi nói kinh,
“Thìnói nguyên gốc tại Xá-vệ.
“Việcấy, một thời tôi đã nghe,
“Phậttại Xá-vệ cùng đệ tử;
“Tinhxá Kỳ-hoàn, tu thiện nghiệp,
“VườnCấp Cô Độc Trưởng giả cúng.
“KhiPhật ở đây, bảo Tỳ-kheo:
“Nênchuyên tâm tu tập một pháp,
“Tưduy một pháp, không buông lung,
“Saogọi một pháp? Là niệm Phật;
“NiệmPháp, niệm Tăng cùng niệm giới,
“Niệmthí, niệm Thiên, trừ loạn tưởng.
“An-banhơi thở, và niệm thân,
“Niệmchết trừ loạn, tổng mười niệm.
“Đópháp mười niệm, có thêm mười,
“Tiếptheo, lại nói Tôn đệ tử:
“Trướcđộ Câu-lân[9] con trưởng Phật,
“Ngườinhỏ cuối cùng là Tu-bạt.[10]
“Dùngphương tiện này hiểu một pháp.
“Haitừ hai pháp, ba từ ba.
“Bốn,năm, sáu, bảy, tám, chín, mười,
“Mườimột:, không pháp nào không rõ.
“Từmột tăng một đến các pháp,
“Nghĩanhiều, huệ rộng không thể tận.
“Mỗimột Khế kinh nghĩa cũng sâu,
“Chonên gọi là Tăng nhất hàm.
“Naytìm một pháp khó rõ ràng,
“Khótrì, khó hiểu, không thể tỏ.
“Tỳ-kheotự nói nghiệp công đức,
“Nayphải tôn xưng là đệ nhất;
“Giốngnhư thợ gốm làm đồ dùng,
“Theoý mà làm không nghi ngại.
“A-hàmTăng nhất pháp cũng vậy,
“Bathừa giáo hóa không sai khác.
[550c01]“Vidiệu Phật kinh rất thâm sâu,
“Haytrừ kiết sử như giòng chảy.
“Tuynhiên, Tăng nhất ở trên hết,
“Làmsạch ba nhãn trừ ba cấu.
“Ngườinào chuyên tâm trì Tăng nhất,
“Làngười tổng trì tạng Như Lai.
“Chodù thân này còn kết sử,
“Đờisau liền được trí tài cao.
“Nếuai chép viết thành kinh quyển,
“Hoalọng, lụa là đem cúng dâng;
“Phướcnày vô lượng không kể xiết.
“VìPháp bảo này, rất khó gặp.”
Khinói lời này, trời đất động,
Trờimưa hoa thơm ngập đến gối.
Trênkhông chư Thiên khen: “Lành thay!
“Tôngiả nói lời đều thuận nghĩa.
“Khếkinh tạng một, Luật tạng hai,
“KinhA-tỳ-đàm là tạng ba.
“Phươngđẳng, Đại thừa nghĩa thâm thúy,
“Cùngcác khế kinh là Tạp tạng.
“Ổnđịnh lời Phật quyết không đổi.
“Nhânduyên đầu cuối đều tùy thuận.”
Di-lặc,chư Thiên cũng khen tốt:
Kinhđiển Thích-ca tồn tại mãi.
Di-lặcđứng lên tay cầm hoa,
Vuimừng đem rải lên A-nan:
“Kinhnày chân thật Như Lai nói.
“Cầumong A-nan quả đạo thành.”

Bấygiờ Tôn giả A-nan, cùng Phạm thiên dẫn các trời Phạm-ca-diđều đến hội họp. Trời Hóa tự tại dẫn đoàn tùy tùngđều đến tụ hội. Trời Tha hóa tự tại dẫn đoàn tùytùng đều đến tụ hội. Trời Đâu-suất Thiên vương dẫnchúng chư thiên đến tụ hội. Trời Diễm thiên dẫn đoàntùy tùng đến đến tụ hội. Thích Đề-hoàn Nhân dẫn chúngchư thiên Tam thập tam đều đến tụ hội. Đề-đầu-lại-traThiên vương dẫn chúng Càn-thát-bà[11] đều đến tụ hội.Tỳ-lưu-lặc-xoa Thiên vương dẫn các Yếm quỷ đều đếntụ hội. Tỳ-Sa-môn Thiên vương dẫn chúng Duyệt-xoa, La-sátđều đến tụ hội.

Bấygiờ, Di-lặc Đại sĩ nói với các Bồ-tát:

“CácKhanh hãy khuyến khích các tộc tánh nam, tộc tánh nữ tronghiền kiếp phúng tụng, thọ trì Tôn pháp Tăng nhất; quảngdiễn, phổ biến, khiến mọi người phụng hành.”

Saukhi nói những lời này, chư Thiên, loài Người, Càn-thát-bà,A-tu-la, Ca-lưu-la, Ma-hầu-lặc, Chân-đà-la, v.v…, đều bạchrằng:

“Hếtthảy chúng tôi đều ủng hộ người thiện nam, thiện nữmà phúng tụng, thọ trì Tôn pháp Tăng nhất ấy, quảng diễn,phổ biến, trọn không bao giờ để dứt tuyệt.”

Lúcấy, Tôn giả A-nan [551a1] bảo Ưu-đa-la[12]:

“Naytôi đem Tăng nhất A-hàm này phó chúc cho ông. Hãy khéo phúngtụng, đọc thuộc, chớ để sai sót. Vì sao? Vì nếu ai khinhmạn Tôn Kinh này sẽ đọa lạc xuống hàng phàm phu. Vì sao?Này Ưu-đa-la, Tăng nhất A-hàm này xuất giáo nghĩa của bamươi bảy phẩm đạo,[13] và các pháp cũng từ đây mà phátsinh.”

Bấygiờ, Đại Ca-diếp hỏi A-nan:

“Thếnào, A-nan, Tăng nhất A-hàm này xuất giáo nghĩa của ba mươibảy phẩm đạo, và các pháp cũng từ đây mà phát sinh?”

A-nanbạch:

“Thậtvậy, Thật vậy, Tôn giả Ca-diếp! Tăng nhất A-hàm này xuấtgiáo nghĩa của ba mươi bảy phẩm đạo, và các pháp cũngtừ đây mà phát sinh; điều này hãy gác lại. Chỉ một bàikệ trong Tăng nhất A-hàm cũng xuất sinh ba mươi bảy phẩmvà các pháp.”

Ca-diếphỏi:

“Trongbài kệ nào mà xuất sinh ba mươi bảy phẩm và các pháp?”

Bấygiờ, Tôn giả A-nan liền nói kệ này:

Chớlàm các điều ác.

Vânglàm các điều.

Tựthanh tịnh tâm ý.

Làlời Chư Phật dạy.

“Sởdĩ như vậy là vì, chớ làm các điều ác, đó là gốc rễcủa các pháp, từ đó xuất sinh tất cả các pháp thiện.Do sinh pháp thiện, nên tâm ý thanh tịnh. Cho nên, bạch Ca-diếp,thân, khẩu, ý hành của chư Phật Thế Tôn thường tu thanhtịnh.”

Ca-diếphỏi:

“Thếnào, A-nan, chỉ có Tăng nhất A-hàm mới xuất sinh ba mươibảy phẩm và các pháp, hay là bốn A-hàm khác cũng xuất sinh?”

A-nanđáp:

“Hãygác lại điều đó, bạch Ca-diếp. Nghĩa của bốn A-hàm, trongbài kệ đã tóm thâu đầy đủ giáo nghĩa của chư Phật,và giáo nghĩa của Thanh văn, Bích-chi-phật. Sở dĩ như vậylà vì, chớ làm các điều ác, đó là sự cấm chỉ đầyđủ giới, là hành thanh bạch. Vâng làm các điều thiện,đó là tâm ý thanh tịnh. Tự thanh tịnh tâm ý, là trừ tàđiên đảo. Đó là lời chư Phật dạy, trừ khử tưởng mêlầm.

“Thếnào, bạch Ca-diếp, giới thanh tịnh, há ý không thanh tịnhsao? Ý thanh tịnh thì không điên đảo. Vì không điên đảonên tưởng mê hoặc bị diệt, và các quả do ba mươi bảyphẩm đạo mà được thành tựu. Đạo quả đã thành tựu,há đó chẳng phải là các pháp sao?”

Ca-diếphỏi:

“Thếnào, A-nan, sao đem Tăng nhất này mà trao cho Ưu-đa-la, chứkhông trao cho Tỳ-kheo khác, và tất cả ác pháp khác nữa?”

A-nanđáp:

“Tăngnhất A-hàm chính là các pháp, các pháp chính là [551b1] Tăngnhất A-hàm, chỉ là một, không có hai.”

Ca-diếphỏi:

“Vìnhững nguyên nhân nào mà đem Tăng nhất A-hàm này trao cho Ưu-đa-la,chứ không trao cho Tỳ-kheo khác?”

A-nanđáp:

“BạchCa-diếp, nên biết, chín mươi mốt kiếp trước, Tỳ-bà-thi[14]Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánh giác xuất hiện ở thế gian,lúc ấy Tỳ-kheo Ưu-đa-la này có tên là Y-câu Ưu-đa-la.[15]Bấy giờ, đức Phật kia đem pháp Tăng nhất trao cho ngườinày, khiến phúng tụng, đọc thuộc. Từ đó cho đến ba mươimốt kiếp về sau, tiếp theo lại có đức Phật tên là Thức-cật[16]Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánh giác ra đời. Lúc đó Tỳ-kheoƯu-đa-la này tên là Mục-già Ưu-đa-la,[17] được Như Lai Thức-cậtlại đem pháp này trao cho, khiến phúng tụng, đọc thuộc.Rồi trong ba mươi mốt kiếp ấy, Tỳ-xá-bà[18] Như Lai, Chíchơn, Đẳng chánh giác lại xuất hiện ở thế gian. Lúc đóTỳ-kheo Ưu-đa-la này tên là Long Ưu-đa-la,[19] lại đượctrao cho pháp này, khiến phúng tụng, đọc thuộc.

“BạchCa-diếp, nên biết, trong Hiền kiếp này có Câu-lưu-tôn[20]Như Lai, Chí chơn Đẳng chánh giác xuất hiện ở thế gian.Lúc đó Tỳ-kheo Ưu-đa la này tên là Điện Lôi Ưu-đa-la,[21]lại được trao cho pháp này, khiến phúng tụng, đọc thuộc.Trong hiền kiếp này, tiếp theo, lại có Phật, hiệu là Câu-na-hàm[22]Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánh giác xuất hiện ở thế gian.Lúc đó Tỳ-kheo Ưu-đa-la này tên là Thiên Ưu-đa-la.[23] Ngàilại đem pháp này chúc lụy cho người này, khiến phúng tụng,tập đọc. Trong hiền kiếp này, tiếp theo, lại có Phật,hiệu là Ca-diếp Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánh giác xuấthiện ở thế gian. Lúc đó Tỳ-kheo Ưu-đa-la này tên là PhạmƯu-đa-la, lại được trao cho pháp này, khiến phúng tụng,đọc thuộc.

“BạchCa-diếp, nên biết, nay Thích-ca Văn Như Lai, Chí chơn, Đẳngchánh giác xuất hiện ở thế gian. Tỳ-kheo này nay tên làƯu-đa-la. Phật Thích-ca Văn tuy đã vào Bát-niết-bàn, nhưngTỳ-kheo A-nan vẫn còn ở thế gian. Thế Tôn đã đem pháp phóchúc hết cho tôi. Nay tôi lại đem pháp này trao lại cho Ưu-đa-la.Vì sao? Hãy xem đồ dùng, xét kỹ nguyên gốc, rồi sau mớitrao pháp. Vì sao vậy? Vì vào thời quá khứ, ở trong Hiềnkiếp này, đức Câu-lưu-tôn Như Lai, Chí chơn, Đẳng chánhgiác, Minh hạnh túc[24], Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượngsĩ, Điều ngự trượng phu[25], Thiên nhân sư, hiệu Phật ThếTôn[26], xuất hiện ở thế gian. Lúc đó có vua tên Ma-ha Đề-bà[27][551c1] dùng pháp trị giáo hóa chưa từng bị sai lệch; tuổithọ rất dài, đoan chánh vô song, ít có trong đời. Trong támvạn bốn nghìn năm, thân làm đồng tử, tự mình vui chơi.Trong tám vạn bốn nghìn năm, thân làm Thái tử mà trị hóabằng pháp. Trong tám vạn bốn nghìn năm, lại trị hóa thiênhạ bằng vương pháp.

“BạchCa-diếp, nên biết, bấy giờ Thế Tôn trú trong vườn cam lê.[28]Như pháp thường từ xưa, sau khi ăn xong, Ngài kinh hành ởsân trước, tôi làm thị giả. Lúc đó, Thế Tôn cười, miệngphát ra ánh sáng năm sắc. Tôi thấy vậy, liền quỳ trướcThế Tôn, bạch: ‘Phật không cười vô cớ. Con xin đượcnghe gốc gác ngọn ngành, Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giáckhông cười vô cớ.’ Bấy giờ, bạch Ca-diếp, Phật bảotôi: ‘Vào thời quá khứ, ở trong Hiền kiếp này, có NhưLai danh hiệu Câu-lưu-tôn, Chí chơn, Đẳng chánh giác xuấthiện ở thế gian, cũng tại chỗ này thuyết pháp rộng rãicho các đệ tử. Kế đến, cũng ở trong Hiền kiếp này, lạicó Như Lai Câu-na-hàm, Chí chơn, Đẳng chánh giác xuất hiệnở thế gian. Bấy giờ đức Phật kia cũng tại chỗ này thuyếtpháp rộng rãi. Tiếp đến, cũng trong Hiền kiếp này, NhưLai Ca-diếp, Chí chơn, Đẳng chánh giác xuất hiện ở thếgian. Như Lai Ca-diếp cũng tại chỗ này thuyết pháp rộng rãi.’

“BạchCa-diếp, lúc ấy tôi quỳ trước đức Phật, bạch rằng:‘Con nguyện sau này đức Thích-ca Văn Phật cũng tại chỗnày thuyết pháp đầy đủ cho các đệ tử. Chỗ này đã làtòa kim cương của bốn đức Như Lai, hằng không gián đoạn.’

“BạchCa-diếp, lúc ấy Thích-ca Văn Phật ngay tại chỗ ngồi ấybảo tôi: ‘Này A-nan, thủa xưa, tại chỗ này, trong hiềnkiếp, có vị vua sinh ra ở đời tên là Ma-ha Đề-bà, (…)cho đến, trong tám vạn bốn nghìn năm dùng vương pháp giáohóa, lấy đức mà huấn thị. trải qua nhiều năm. Một hômvua bảo Kiếp-tỉ[29] rằng: ‘Nếu khi nào thấy đầu ta cótóc bạc, hãy báo cho ta.’ Bấy giờ, người kia nghe giáo lệnhcủa vua, và phải trải qua nhiều năm mới thấy trên đầuvua có tóc bạc xuất hiện, liền quỳ trước vua tâu: ‘TâuĐại vương, nên biết, trên đầu đã xuất hiện tóc bạc.’Lúc ấy, vua bảo người kia: ‘Lấy nhíp vàng, nhổ tóc bạccủa ta, rồi đặt vào tay ta.’ Người kia vâng lệnh củavua, liền cầm nhíp vàng nhổ tóc bạc. Bấy giờ, Đại vươngthấy tóc bạc rồi, liền nói bài kệ này:

[552a1][30]

Hômnay trên đầu ta
Đãsinh tóc suy hao.
Thiênsứ đã đến rồi.
Nênxuất gia kịp lúc.

“Hiệntại ta đã hưởng phước nhân gian rồi, phải tự nổ lựcđể có đức lên trời. Ta hãy cạo bỏ râu tóc, mặc ba phápy; với lòng tin kiên cố xuất gia học đạo, lìa bỏ các khổ.

“Bấygiờ, vua Ma-ha Đề-bà bảo thái tử thứ nhất tên là TrườngThọ: ‘Nay con biết không, đầu ta đã sinh tóc bạc! Ý tamuốn cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, với lòng tin kiên cốxuất gia học đạo, lìa bỏ các khổ. Con hãy nối ngôi ta,dùng pháp mà trị giáo hóa, chớ làm trái lại lời ta dạymà làm việc phàm phu. Sở dĩ như vậy, là vì nếu có ngườinào trái lại lời ta, người đó làm việc phàm phu. Kẻ phàmphu thì ở mãi trong ba đường, tám nạn.’

“Bấygiờ, vua Ma-ha Đề-bà đem ngôi vua trao cho thái tử rồi, lạiđem của báu ban cho Kiếp-tỉ, rồi đi đến chỗ kia cạo bỏrâu tóc, mặc ba pháp y, với lòng tin kiên cố xuất gia họcđạo, lìa bỏ các khổ; khéo tu phạm hạnh trong tám vạn bốnnghìn năm, thực hành bốn đẳng tâm[31] là từ, bi, hỷ, xả[32];thân hoại mạng chung sinh lên Phạm thiên.

“Bấygiờ, vua Trường thọ nhớ những lời vua cha dạy, chưa baogiờ tạm quên, dùng pháp mà trị hóa, không để sai lệch;không đầy tuần lễ liền được làm Chuyển luân Thánh vương,bảy báu đầy đủ. Bảy báu đó là: xe báu, voi báu, ngựabáu, châu báu, ngọc nữ báu, điển tạng báu, điển binh báu.Đó gọi là bảy báu. Lại có một nghìn người con trí tuệdõng mãnh, thống lãnh bốn phương, hay trừ các khổ. Bấygiờ, vua Trường Thọ, bằng vương pháp như trên, làm bàikệ:

Kínhpháp, vâng lời Tôn,
Khôngquên báo ân xưa.
Lạihay trọng ba nghiệp,
Điềukẻ trí quý trọng.

“Tôi,sau khi quán sát nghĩa này, đem Tăng nhất A-hàm này trao choTỳ-kheo Ưu-đa-la. Vì sao? Vì tất cả các pháp đều có nguyêndo.”

Bấygiờ, Tôn giả A-nan bảo Ưu-đa-la:

“Thầytrước đây khi làm Chuyển luân Thánh vương không quên lờidạy vua cha. Nay tôi lại đem pháp này phó chúc, mong Thầy khôngđể sai sót chánh giáo, chớ tạo hạnh phàm phu. Nay Thầy nênbiết, nếu có ai trái mất thiện giáo của Như Lai, thì sẽđọa vào trong hàng phàm phu. Vì sao? Vì lúc bấy giờ vua Ma-haĐề-bà không đến được địa vị giải thoát cứu cánh,chưa giải thoát đến [552b1] nơi an ổn. Tuy được phướchưởng Phạm thiên, nhưng vẫn còn chưa đến được cứu cánhthiện nghiệp của Như Lai; đến đây mới gọi là nơi cứucánh an ổn, khoái lạc cùng cực, được trời người cungkính, tất được Niết-bàn. Vì vậy cho nên, này Ưu-đa-la,hãy phụng trì pháp này, phúng tụng, đọc, niệm chớ đểcho thiếu sót.”

Rồithì, A-nan liền nói kệ:

Hãychuyên niệm nơi pháp.
NhưLai từ đây sinh.
Pháphiện, thành chánh giác,
ĐạoBích-chi, La-hán.
Pháphay trừ các khổ,
Cũnghay thành quả chắc.
Niệmpháp, tâm không rời;
Hưởngbáo nay, đời sau.
Nếungười muốn thành Phật,
Giốngnhư Thích-ca Văn,
Thọtrì pháp ba tạng,
Câucú không loạn sai.
Batạng tuy khó trì,
Nghĩalý không thể cùng.
Hãytụng bốn A-hàm,
Cắtđứt đường nhân thiên.
A-hàmtuy khó tụng,
Nghĩakinh không thể tận.
Chớđể mất giới luật,
Đâylà báu Như Lai.
Cấmluật cũng khó trì,
A-hàmcũng như vậy.
Giỏitrì A-tỳ-đàm,
Hàngphục thuật ngoại đạo.
Tuyêndương A-tỳ-đàm,
Nghĩaấy cũng khó trì.
Hãytụng ba A-hàm,
Khôngmất câu cú kinh.
Khếkinh, A-tỳ-đàm,
Giớiluật, truyền khắp đời;
Trờingười được phụng hành,
Liềnsinh nơi an ổn.
Víkhông pháp Khế kinh,
Cũnglại không giới luật;
Nhưmù vào trong tối,
Baogiờ mới thấy sáng?
Vìvậy phó chúc Thầy,
Cùngvới bốn bộ chúng;
Hãytrì, chớ khinh mạn,
TrướcPhật Thích-ca Văn.

KhiTôn giả A-nan nói những lời này, trời đất sáu lần rungđộng. Chư Thiên tôn thần ở giữa hư không, tay cầm hoa trờirải lên người Tôn giả A-nan cùng chúng bốn bộ. Tất cảTrời, Rồng, Quỷ, Thần, Càn-đạp-hòa, A-tu-la, Ca-lưu-la,Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già v.v... đều hoan hỷ [552c1] vàtán thán:

“Lànhthay, lành thay, Tôn giả A-nan. Những lời nói mà khoảngđầu, khoảng giữa và khoảng cuối, không có điều nàolà không khéo léo. Hãy cung kính Pháp, thật đúng như lời.Chư thiên và người đời không ai không do Pháp mà thànhtựu. Nếu ai làm ác sẽ đọa địa ngục, ngạ quỷ, súcsanh.”

Lúcbấy giờ, Tôn giả A-nan, ở giữa bốn bộ chúng, cấttiếng rống của sư tử, khuyên tất cả mọi người phụnghành pháp này.

Bấygiờ, ngay tại chỗ, ba vạn Trời Người được mắt phápthanh tịnh.

Bấygiờ, bốn bộ chúng, chư Thiên, Người đời, nghe Tôngiả thuyết xong, hoan hỷ phụng hành.

Đoạnchép phụ cuối quyển 1 trong để bản, gồm 299 chữ (Hán).So sánh đoạn văn [552a1] ở trên.

Hômnay trên đầu ta
Đãsinh tóc suy hao.
Thiênsứ đã đến rồi.
Nênxuất gia kịp lúc.

“Hiệntại ta đã hưởng phước nhân gian rồi, phải tự nổ lựcđể có đức lên trời. Ta hãy cạo bỏ râu tóc, mặc ba phápy; với lòng tin kiên cố xuất gia học đạo, lìa bỏ các khổ.

“Bấygiờ, vua Trường Thọ bảo thái tử thứ nhất tên là ThiệnQuán: ‘Nay, con biết không! Đầu ta đã sinh tóc bạc. Ý tamuốn cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, với lòng tin kiên cốxuất gia học đạo, lìa bỏ các khổ. Con hãy nối ngôi ta,dùng pháp mà trị giáo hóa, chớ làm trái lại lời ta dạymà làm việc phàm phu. Sở dĩ như vậy, là vì nếu có ngườinào trái lại lời ta, người đó làm việc phàm phu. Kẻ phàmphu thì ở mãi trong ba đường, tám nạn.’

“Bấygiờ, vua Ma-ha Đề-bà đem ngôi vua trao cho thái tử rồi, lạiđem của báu ban cho Kiếp-tỉ, rồi tại nơi khác cạo bỏrâu tóc, mặc ba pháp y, với lòng tin kiên cố xuất gia họcđạo, lìa bỏ các khổ; khéo tu phạm hạnh trong tám vạn bốnnghìn năm, thực hành bốn đẳng tâm là từ, bi, hỷ, xả;thân hoại mạng chung sinh lên Phạm thiên.

“Bấygiờ, vua Thiện Quán nhớ những lời vua cha dạy, chưa bao giờtạm quên, dùng pháp mà trị hóa, không để sai lệch. BạchCa-diếp, ngài biết không, Ma-ha-đề-bà bấy giờ há là aikhác chăng? Chớ có quan sát như vậy. Vua bấy giờ là đứcThích-ca Văn nay vậy. Trường Thọ vương khi đó bây giờ làthân A-nan vậy. Thiện Quán khi ấy, nay là Tỳ-kheo Ưu-đa-lavậy, hằng thọ vương pháp chưa từng bỏ quen, cũng khôngđẻ bị cắt đứt. Bấy giờ, vua Thiện Quán lại tuân hànhsắc chỉ của vua cha, bằng pháp mà trị hóa, không làm đứtvương giáo. Sở dĩ như vậy, vì khó có thể làm trái giáohuấn của vua cha.

Bấygiờ Tôn giả A-nan bèn nói kệ: trở lại văn bản trên.

[1]Năng Nhân Đệ Thất Tiên 能仁第七仙, Phật Thích-ca Mâu-ni(Pāli: Sakka-muni) được gọi là vị Tiên thứ bảy (isi-sattama).Vị thứ nhất là Phật Ti-fbà-thi (Pāli: Vipassin). Xem Trường,No 1(1); Pāli, D.14. Mahāpadāna.

[2]Hán: quỹ 軌; dịch nghĩa khác của pháp; Pāli dhamma.

[3]Câu-di 拘夷; xem rương No 1(2): Câu-thi, hay Câu-thi-na-kiệt拘尸 那 竭. Pl.: Kusinagara, nơi Phật nhập Niết-bàn.

[4]Hán: tứ đẳng 四等, hay tứ đẳng tâm, tức bốn vô lượngtâm (Pāli:cattasso appamaññayo).

[5]Phật nhường cho Đại Ca-diếp nửa chỗ ngồi: xem Tạp 41(tr. 302a2).

[6]Nguyên Hán: Tam-phật 三佛, phiên âm Skt. Pāli: Sambuddha, Phậtchánh giác. Cũng có thể hiểu là ba Phật quá khứ: Câu-lưu-tôn,Câu-na-hàm Mâu-ni, Ca-diệp.

[7]Đàn độ 檀度, tức đàn ba-la-mật, hay bố thí ba-la-mật(Skt. Pl.: dāna-pāramitā).

[8]Phát đạo ý: phát bồ-đề tâm.

[9]Câu-lân 拘鄰: Kiều-trần-như. Pāli: Koṇḍañña.

[10]Tu-bạt 須拔. Pl.: Subhadaparibbājaka, ngoại đạo xuất gia Subhada.Vịđệ tử cuối cùng. Xem Trường, No 1(2).

[11]Đàn-đạp-hòa; Pāli: gandhabba (Skt. gandharva), thần âm nhạccủa Đế Thích; thường quen với phiên âm càn thát-bà hơn.

[12]Ưu-đa-la 優多羅. xem phẩm 4. Đệ tử. Có thể đồng nhấtvới Pāli: Uttara, đệ tử và thị giả của ngài Xá-lợi-phất.

[13]Tam thập thất đạo phẩm: 37 phần bồ-đề, giác phần. Pāli:bodhipakkhiyā dhammā.

[14]Tỳ-bà-thi 毘婆尸, xem Trường No 1(1). Pl.: Vipassin.

[15]Y-câu Ưu-đa-la 伊俱優多羅.

[16]Thức-cật 式詰; xem Trường No 1(1): Thi-khí 尸 棄. Pl.: Sikkhin.

[17]Mục-già Ưu-đa-la目伽優多羅.

[18]Tỳ-xá-bà 毗 舍 婆. No 2: Tỳ-xá-phù 毗 舍 浮. No 4: Tùy-diệp隨葉. Pl.. Vessabhū. Xem Trường No 1(1).

[19]Long Ưu-đa-la 龍優多羅.

[20]Câu-lâu-tôn hay 拘 樓 孫. No 2: Câu-lưu-tôn 俱留孫. No 4: Câu-lâu-tần拘樓秦. Pl.: Kakusandha. Xem Trường No 1(1).

[21]Điện Lôi Ưu-đa-la 雷電優多羅.

[22]Câu-na-hàm 拘 那 含. No 2: Câu-na-hàm Mâu-ni 俱那含牟尼. No4: Câu-na-hàm Mâu-ni 拘那[04]含牟尼. Pl. Konāgamana. Xem TrườngNo 1(1).

[23]Thiên Ưu-đa-la 天優多羅.

[24]Nguyên trong bản: Minh Hành thành vi明行成為.

[25]Nguyên trong bản: Đaoh pháp ngự 道法御.

[26]Nguyên trong bản: Chúng hựu 眾祐.

[27]Ma-ha-đề-bà 摩訶提婆. Xem Trung No 26(67): Đại thiên nạilâm. Pāli: Makkhādeva.

[28]Cam lê viên 甘梨園. Đây chỉ khu vườn xoài tại Di-tát-la(Pāli: Mithilā). Xem Trung No 26(67): Đại thiên nại lâm大天柰林.Pāli: Makkhādeva-ambavana.

[29]Kiếp-tỉ 劫比. Có lẽ là người hớt tóc (nāpita?).

[30]Từ đây trở xuống cho đến bài kệ tiếp theo, xem phần chépthêm của để bản, cuối quyển 1, đoạn cuối Phẩm Tựanày.

[31]Tứ đẳng tâm 四等心, tức tứ vô lương tâm.

[32]Nguyên Hán: hộ 護, một cách hiểu khác từ Skt. upekṣā (Pal.upekkā).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567