Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

49-1. Phẩm Chăn trâu (1)

02/05/201111:10(Xem: 13502)
49-1. Phẩm Chăn trâu (1)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 3
XXXXIX.1.Phẩm Chăn trâu(1)

(Phầnthứ tư tụng riêng)

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếungười chăn trâu thành tựu mười một pháp, thì bầy trâukhông thể tăng trưởng, cũng không thể giữ được trâu củamình. Thế nào là mười một? Nếu người chăn trâu khôngphân biệt được hình sắc trâu; không biết tướng mạo trâu;trâu cần cọ xát, tắm rửa mà không biết cọ xát tắm rửa;không biết chăm sóc vết thương trâu; không biết tùy thờiun khói; không biết chỗ ruộng tốt cỏ non cho trâu ăn; khôngbiết chỗ an ổn; cũng không biết chỗ lùa trâu qua sông, khôngbiết thời thích hợp; khi vắt sữa không chừa lại mà vắtlấy hết; có những con trâu trâu lớn sử dụng được, khôngbiết tùy thời giữ gìn. Này các Tỳ-kheo! Ðó gọi là ngườichăn trâu thành tựu mười một pháp, rốt cuộc không thểnuôi lớn đàn trâu, không biết giữ gìn thân chúng.

Naytrong chúng Tỳ-kheo cũng lại như thế, trọn không thể tăngtrưởng lợi ích. Thế nào là mười một? Ở đây, Tỳ-kheokhông phân biệt sắc kia; không hiểu tướng của nó; cầnchăm sóc kỳ cọ mà không biết chăm sóc kỳ cọ; không chămsóc vết thương; không biết tùy thời un khói; không biếtchỗ ruộng tốt cỏ non; không biết bến qua sông; cũng khôngbiết chỗ an ổn; không biết ăn đúng thời; không biết lưulại những gì còn thừa; không biết kính trọng các Tỳ-kheotrưởng lão.

Thếnào là Tỳ-kheo không biết về sắc? Ở đây, Tỳ-kheo có sắctứ đại và tứ đại sở tạo, thảy đều không biết. Nhưthế, Tỳ-kheo không phân biệt về sắc.

Thếnào là Tỳ-kheo không phân biệt về tướng? Ở đây, 'Tỳ-kheokhông biết hành động ngu, cũng không biết hành động trí,không biết như thật. Như thế, Tỳ-kheo không phân biệt tướng.

Thếnào là Tỳ-kheo đáng chăm sóc kỳ cọ mà không chăm sóc kỳcọ? Ở đây, Tỳ-kheo mắt thấy sắc lần khởi tướng sắc,có các niệm loạn động, lại không giữ gìn nhãn căn. Dokhông khéo nhiếp niệm nên gây ra các ương lụy, không giữgìn nhãn căn. Như thế, nếu Tỳ-kheo tai nghe tiếng, mũi ngửimùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm trơn mịn, ý biết phápkhởi các loạn tưởng, cũng không giữ gìn ý căn, không sửađổi hành động của mình. Như thế, Tỳ-kheo nên chăm sóckỳ cọ mà không chăm sóc kỳ cọ.

Thếnào là Tỳ-kheo không trị lành vết thương? Ở đây, Tỳ-kheokhởi dục tưởng mà không lìa bỏ, cũng không trừ ý niệmấy. nếu khởi tưởng sân hận, tưởng sát hại, khởi lêncác tưởng ác, tưởng không lành thì trọn không rời bỏ.Như thế, Tỳ-kheo không trị lành vết thương.

Thếnào là Tỳ-kheo không tùy thời xông khói? Ở đây, Tỳ-kheođối với pháp đã tụng đọc, không tùy thời dạy lại chongười. Như thế, 'Tỳ-kheo không tùy thời xông khói.

Thếnào là Tỳ-kheo không biết ruộng tốt cỏ non? Ở đây, Tỳ-kheokhông biết ý chỉ (Tứ niệm xứ), không biết như thật. Nhưthế, Tỳ-kheo không biết chỗ ruộng tốt cỏ non.

Thếnào là Tỳ-kheo không biết bến qua sông? Ở đây, Tỳ-kheokhông phân biệt được Tám đạo phẩm Hiền Thánh. Như thế,Tỳ-kheo không biết bến qua sông.

Thếnào là Tỳ-kheo không biết chỗ đáng yêu thích? Ở đây, Tỳ-kheovới mười hai bộ: Khế kinh, Kỳ-dạ, Thọ ký, Kệ, Nhân duyên,Bổn sự, Phương đẳng, Thí dụ, Bổn sanh, Tự thuyết, Luậnnghị, Vị tằng hữu. Như thế, Tỳ-kheo không biết chỗ đángyêu thích.

Thếnào là Tỳ-kheo không biết thời thích hợp? Ở đây, Tỳ-kheođi đến nhà khinh tiện, nhà vui chơi. Như thế, Tỳ-kheo khôngbiết thời thích hợp.

Thếnào là Tỳ-kheo không lưu lại vật thừa? Ở đây, Tỳ-kheocó các Phạm chí hay Ưu-bà-tắc tín tâm đến thỉnh thọ trai,song các Tỳ-kheo đắm trước vào ăn uống, không biết ngừngđủ. Như thế, Tỳ-kheo không lưu lại vật thừa.

Thếnào là Tỳ-kheo không kính trọng bậc trưởng lão, những Tỳ-kheocao đức? Ở đây, Tỳ-kheo không phát tâm cung kính đối vớicác bậc đức độ. Như thế, Tỳ-kheo có nhiều sai phạm.Ðó gọi là Tỳ-kheo không cung kính trưởng lão.

Nếucó Tỳ-kheo thành tựu mười một pháp này, trọn không thểở trong pháp được nhiều lợi ích.

Nếungười chăn trâu thành tựu mười một pháp, hay giữ gìn đàntrâu của mình thì trọn không mất thời, có các lợi ích.Thế nào là mười một? Ở đây, người chăn trâu biết sắctrâu, phân biệt tướng trâu, cần tắm rửa kỳ cọ thì tắmrửa kỳ cọ, chăm sóc các vết ghẻ lở, tùy thời xông khói,biết chỗ ruộng tốt cỏ ngon, biết bến qua sông cần yếu,thương trâu của mình, phân biệt thời thích hợp với trâu,cũng biết tánh tình trâu, nếu khi vắt sữa trâu thì biếtchừa lại, cũng biết tùy thời chăm sóc giữ gìn những contrâu có thể sử dụng. Như thế, người chăn trâu biết giữgìn trâu. Như thế, này Tỳ-kheo! Nếu người chăn trâu thànhtựu mười một pháp không mất thời tiết, trọn không bịbại hoại.

Nhưthế, Tỳ-kheo nếu thành tựu mười một pháp, nơi hiện phápnày được nhiều lợi ích. Thế nào là mười một pháp? Ởđây, Tỳ-kheo biết sắc, biết tướng, biết cọ rửa, biếtchăm sóc vết thương, biết xông khói, biết chỗ ruộng tốtcỏ ngon, biết chỗ đáng yêu thích, biết chọn đường đi,biết chỗ qua sông, biết ăn vừa đủ, biết kính trọng Tỳ-kheotrưởng lão và tùy thời lễ bái.

Thếnào là Tỳ-kheo biết sắc? Ở đây Tỳ-kheo biết sắc tứđại, cũng biết tứ đại tạo sắc. Ðó gọi là Tỳ-kheobiết sắc.

Thếnào là Tỳ-kheo biết tướng? Ở đây Tỳ-kheo biết tướngngu, biết tướng trí, biết như thật. Như thế, Tỳ-kheo biếttướng.

Thếnào là Tỳ-kheo biết cọ rửa? Ở đây, nếu Tỳ-kheo khởitưởng dục liền biết xa lìa, cũng không tha thiết, vĩnh viễnkhông dục tưởng. Nếu tưởng sân, tưởng hại, và các tưởngác bất thiện khơi lên thì đều biết xa lìa, cũng không thathiết, vĩnh viễn không tưởng sân. Như thế, Tỳ-kheo biếtcọ rửa.

Thếnào là Tỳ-kheo biết chăm sóc vết thương? Ở đây, Tỳ-kheonếu mắt thấy sắc không khởi tưởng sắc thì cũng khôngnhiễm trước, mà làm trong sạch nhãn căn, trừ bỏ lo buồnvà pháp ác bất thiện, tâm không tham vui trong ấy, giữ gìnnhãn căn. Như thế, Tỳ-kheo nếu tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi,lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý biết pháp thì không khởithức tưởng, cũng không nhiễm trước, mà thanh tịnh ý căn.Như thế, Tỳ-kheo biết chăm sóc vết thương.

Thếnào là Tỳ-kheo biết xông khói? Ở đây, Tỳ-kheo từ phápđược nghe, vì người giảng nói rộng. Như thế là Tỳ-kheobiết xông khói.

Thếnào là Tỳ-kheo biết chỗ ruộng tốt, cỏ non? Ở đây, Tỳ-kheođối với Tám đạo phẩm Hiền Thánh như thật mà biết. Ðólà Tỳ-kheo biết chỗ ruộng tốt cỏ non.

Thếnào là Tỳ-kheo biết chỗ đáng yêu? Ở đây, nếu Tỳ-kheonghe Như Lai nói pháp báu thì tâm liền vui thích. Như thế,Tỳ-kheo biết chỗ đáng yêu.

Thếnào là Tỳ-kheo biết chọn đường đi? Ở đây, Tỳ-kheo đốivới mười hai bộ kinh, chọn mà hành trì. Ðó là Khế kinh,Kỳ-dạ, Thọ ký, Kệ, Nhân duyên, Bổn sự, Phương đẳng,Thí dụ, Bổn sanh, Tự thuyết, Luận nghị, Vị tằng hữu.Như thế là Tỳ-kheo biết chọn đường đi.

Thếnào là Tỳ-kheo biết chỗ qua sông? Ở đây, Tỳ-kheo biếtTứ ý chỉ (Tứ niệm xứ), đó gọi là Tỳ-kheo biết chỗqua sông.

Thếnào là Tỳ-kheo biết ăn vừa đủ? Ở đây, Tỳ-kheo đượcPhạm Chí, Ưu-bà-tắc tín tâm đến thỉnh thọ trai, khôngtham ăn uống, có thể tự biết đủ. Như thế Tỳ-kheo biếtvừa đủ.

Thếnào là Tỳ-kheo tùy thời kính vâng Tỳ-kheo trưởng lão? Ởđây, Tỳ-kheo thường dùng thần niệm ý làm lành đối vớicác Tỳ-kheo trưởng lão. Như thế, Tỳ-kheo tùy thời cung kínhTỳ-kheo trưởng lão.

Nhưthế, nếu thành tựu mười một pháp, ở trong hiện pháp đượcnhiều lợi ích.

ThếTôn bèn nói kệ:

Chăntrâu không lười biếng,
Ngườiấy được phước báo,
Sáucon trong sáu năm,
Dầndần thành sáu chục.
Tỳ-kheothành tựu giới,
Vớithiền, được tự tại,
Nếusáu căn vắng lặng,
Sáunăm thành lục thông.

Nhưthế, Tỳ-kheo! Nếu có người lìa pháp ác này, thành tựumười một pháp này thì ở trong hiện pháp được nhiều lợiích. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

- NếuTỳ-kheo thành tựu mười một pháp, ắt có thể có sự lớnmạnh. Thế nào là mười một? Ở đây, Tỳ-kheo thành tựugiới, thành tựu chánh định, thành tựu trí tuệ, thành tựugiải thoát, thành tựu giải thoát tri kiến, các căn vắnglặng, ăn uống biết vừa đủ, thường tu hành cọng pháp,biết phương tiện, phân biệt nghĩa thú, không đắm trướclợi dưỡng. Như thế, Tỳ-kheo, có người thành tựu mườimột pháp này, liền có chỗ đạt đến.

NayTa lại bảo các Thầy, nếu có người trong mười một năm,học pháp này thì người ấy hiện đời thành A-na-hàm, chuyểnthân liền thành A-la-hán. Các Tỳ-kheo, thôi không cần mườimột năm, hoặc chín, tám, bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai, chỉmột năm học pháp này, liền chứng quả thứ hai, hoặc A-na-hàm,hoặc A-la-hán. Hoặc không cần mười hai tháng, chỉ trong mộttháng tu hành này, Tỳ-kheo ấy chắc chắn thành hai quả, hoặcA-na-hàm, hoặc A-la-hán.

Vìsao như vậy? Mười hai nhân duyên đều phải xuất từ mườimột pháp này. Ðó là sanh, lão, bịnh, tử, lo buồn khổ não... Tuy Ta dạy các Tỳ-kheo nên giống như Tỳ-kheo Ca-diếp.Nếu như có người thực hành pháp khiêm tốn khổ hạnh thìkhổ có gì sánh kịp hạnh này? Vì sao? Tỳ-kheo Ca-diếp thànhtựu mười một pháp này. Nên biết chư Phật đời quá khứthành Ðẳng Chánh Giác cũng thành tựu mười một pháp khổhạnh này. Nay Tỳ-kheo Ca-diếp vì thương xót tất cả chúngsanh. Nếu cúng dường các Thanh văn đời quá khứ thân sausẽ được phước báu. Nếu cúng dường Ca-diếp, thân hiệnđời được phước báu. Nếu như Ta không thành Ðẳng ChánhGiác, sau sẽ do Ca-diếp thành Ðẳng Chánh Giác. Do nhân duyênnày nên Tỳ-kheo Ca-diếp hơn các Thanh văn đời quá khứ. Aicó thể làm như Ca-diếp, đây ắt là hạnh trên hết.

Nhưthế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ, Thế Tôn vì vô số chúng sanh vây quanh trước sau, mànói pháp. Lúc ấy Tôn giả Xá-lợi-phất dắt nhiều chúngTỳ-kheo đi kinh hành. Các Tỳ-kheo Ðại Mục-kiền-liên, ÐạiCa-diếp, A-na-luật, Ly-bà-da, Ca-chiên-diện, Mãn-tù-tử, Ưu-ba-ly,Tu-bồ-đề, La-vân, A-nan v.v. mỗi người đều dắt một sốTỳ-kheo tự vui cùng nhau. Ðề-bà-đạt-đa cũng dắt nhiềuchúng Tỳ-kheo tự đi kinh hành.

ThếTôn thấy các đệ tử thần túc mỗi người đều dẫn chúngcủa mình đi kinh hành. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ngườiđời, về thân căn và tánh tình mỗi mỗi tự thích hợp vớinhau. Người hiền cùng làm bạn với người hiền, ngườiác cùng làm bạn với người ác. Cũng như sữa tương ưngvới sữa, bơ tương ưng với bơ, phần uế cùng tương ưngvới phần uế. Ðây cũng như vật, căn tánh, hành động, pháptắc của chúng sanh mỗi tự tương ưng. Người hiền tươngưng với người hiền, người ác tương ưng với người ác.Các Thầy có thấy Tỳ-kheo Xá-lợi-phất dắt các Tỳ-kheođi kinh hành kia chăng?

CácTỳ-kheo bạch Phật:

- Thưavâng, thấy.

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

- Nhữngngười ấy đều là hàng có trí tuệ.

Phậtlại hỏi các Tỳ-kheo:

- CácThầy có thấy Tỳ-kheo Mục-kiền-liên dắt các Tỳ-kheo đikinh hành không?

CácTỳ-kheo bạch Phật:

- Thưavâng, thấy.

Phậtbảo:

- NhữngTỳ-kheo ấy đều là hàng có thần túc.

Phậtlại hỏi:

- CácThầy thấy Tỳ-kheo Ca-diếp dắt các Tỳ-kheo đi kinh hành chăng?

CácTỳ-kheo thưa:

- Thưavâng, thấy.

Phậtbảo:

- CácThượng sĩ ấy đều là những người thật hành mười mộtpháp đầu đà.

Phậtlại hỏi:

- CácThầy thấy Tỳ-kheo A-nan-luật chăng?

CácTỳ-kheo thưa:

- Thưavâng, thấy.

Phậtbảo:

- NhữngHiền sĩ ấy đều là hàng Thiên nhãn đệ nhất.

Phậtlại hỏi:

- Cóthấy Tỳ-kheo Ly-việt chăng?

CácTỳ-kheo thưa:

- Thưavâng, thấy.

Phậtbảo:

- Nhữngngười ấy đều là hành nhập định.

Phậtlại hỏi:

- CácThầy có thấy Tỳ-kheo Ca-chiên-diên chăng?

CácTỳ-kheo thưa:

- Thưavâng, thấy.

Phậtbảo:

- NhữngThượng sĩ ấy đều là người phân biệt nghĩa lý.

Phậtlại hỏi:

- CácThầy có thấy Tỳ-kheo Mãn-từ-tử chăng?

CácTỳ-kheo thưa:

- Thưavâng, thấy.

Phậtbảo:

- NhữngHiền sĩ ấy đều là người thuyết pháp.

Phậtlại hỏi:

- CácThầy có thấy Ưu-ba-ly dẫn các Tỳ-kheo đi kinh hành chăng?

CácTỳ-kheo thưa:

- Thưavâng, thấy.

Phậtbảo:

- Nhữngngười ấy đều là người giữ gìn giới cấm.

Phậtlại hỏi:

CácThầy thấy Tỳ-kheo Tu-bồ-đề chăng?

CácTỳ-kheo thưa:

- Thưavâng, thấy.

Phậtbảo:

- NhữngThượng nhơn ấy đều là bậc Giải không đệ nhất.

Phậtlại hỏi:

- CácThầy có thấy Tỳ-kheo La-vân chăng?

CácTỳ-kheo thưa:

- Thưavâng, thấy.

Phậtbảo:

- NhữngHiền sĩ ấy đều là người đầy đủ giới.

Phậtlại hỏi:

- CácThầy có thấy Tỳ-kheo A-nan chăng?

CácTỳ-kheo thưa:

- Thưavâng, thấy.

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

- NhữngHiền sĩ ấy đều là người đa văn đệ nhất, nghe rồi khôngquên.

Phậtlại hỏi:

- CácThầy có thấy Tỳ-kheo Ðề-bà-đạt-đa dắt các người đikinh hành chăng?

CácTỳ-kheo thưa:

- Thưavâng, thấy.

Phậtbảo:

- Nhữngngười ấy lấy việc ác làm đầu, không có gốc lành.

ThếTôn bèn nói kệ:

Chớcùng Ác tri thức,
Cùngngười ngu làm việc,
Nêncùng Thiện tri thức,
Giaothiệp với người trí,
Nếungười vốn không ác,
Gầngũi với người ác,
Sauắt thành nhân ác,
Tiếngác đồn khắp nơi.

Bấygiờ, hơn ba mươi đệ tử của Ðề-bà-đạt-đa nghe ThếTôn nói bài kệ ấy rồi, bèn bỏ Ðề-bà-đạt-đa đi đếnchỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật, xin sửa đổi tội nặng.

Cácvị ấy lại bạch Thế Tôn:

- Chúngcon ngu si mê lầm, không biết chơn ngụy, bỏ Thiện tri thứcmà gần Ác tri thức. Cúi xin Thế Tôn tha thứ, về sau khôngdám phạm.

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

- Chophép các Thầy sám hối lỗi lầm, sửa điều đã làm, chỉnhđốn điều sắp làm, đừng phạm lại.

Bấygiờ, đệ tử của Ðề-bà-đạt-đa, vâng lời Thế Tôn dạy,ở chỗ vắng suy nghĩ nghĩa lý vi diệu, tự khắc phục hànhđộng của mình. Vốn là hàng quý tộc, cạo bỏ râu tóc xuấtgia học đạo, vì muốn tu Phạm hạnh vô thượng, các Tỳ-kheođều đắc quả A-la-hán.

Tỳ-kheonên biết! Cội nguồn của chúng sanh đều tự theo loại vớinhau. Người ác đi theo người ác, người hiền đi theo ngườihiền. Cội nguồn của chúng sanh thời quá khứ và tương laicũng lại như thế, cùng theo loại với nhau. Cũng như tịnhtương ưng với tịnh, bất tịnh tương ưng với bất tịnh.Cho nên, Tỳ-kheo nên học tương ưng với tịnh, xả bỏ bấttịnh. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng lời.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại thành Câu-lưu-sa Pháp Hành, cùng với chúngđại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội.

Bấygiờ, Tôn giả Tượng Xá-lợi-phất xả bỏ pháp y, tập theohạnh cư sĩ. Khi ấy, Tôn giả A-nan đắp y mang bát vào thànhkhất thực, đi dần dần đến nhà Tượng Xá-lợi-phất. TượngXá-lợi-phất đang kề vai hai thiếu nữ. A-nan thấy như vậy,bèn khởi ý lo buồn không vui. Tượng Xá-lợi-phất thấy A-nanrồi, rất hổ thẹn, bèn ngồi riêng một mình.

Bấygiờ, A-nan khất thực xong, ra khỏi thành, đến chỗ Phật,cúi đầu lễ chân Phật, lui ngồi một bên.

A-nanbạch Phật:

- Vừarồi con vào thành khất thực, đi dần đến nhà Tượng Xá-lợi-phất,thấy đang kề vai hai cô vợ. Con thấy rất lo buồn.

Phậthỏi:

- Thầythấy rồi khởi ý niệm gì?

A-nanbạch Phật:

- Connhớ Tượng Xá-lợi-phất là người tinh tấn đa văn, tánhhạnh nhu hòa, vì các người Phạm hạnh nói pháp không chán.Vì sao hôm nay lại xả bỏ pháp phục, tập hạnh cư sĩ? Conthấy rồi rất lo buồn. Bởi vì Tượng Xá-lợi-phất, cósức oai thần lớn, oai đức vô lượng. Tự nghĩ xưa con từngthấy vị ấy bàn luận với Thích-đề-hoàn-nhân, tại saongày nay lại tập theo dục lạc làm ác?

Phậtbảo:

- Nhưthế, A-nan! Như lời Thầy nói. Chỉ vì vị ấy không phảilà A-la-hán. Phàm là A-la-hán mới không bỏ pháp phục, tậphạnh cư sĩ. Nhưng này A-la-nan, chớ lo buồn! Sau bảy ngày,Tượng Xá-lợi-phất sẽ đến đây, chấm dứt hữu lậu thànhvô lậu. Chỉ vì Tượng Xá-lợi-phất do nghiệp cũ lôi kéonên như thế. Hạnh nghiệp đời này đầy đủ sẽ dứt hữulậu.

Bấygiờ, Tượng Xá-lợi-phất sau bảy ngày đi đến chỗ Phật,cúi đầu lễ chân Phật, lui ngồi một bên, giây lát đứngdậy bạch Phật:

- Cúixin Thế Tôn cho phép con lần cuối tu hạnh Sa-môn.

Bấygiờ, Tỳ-kheo Tượng Xá-lợi-phất liền được làm Sa-mônngay tại chỗ ngồi đắc A-la-hán.

TượngXá-lợi-phất đắp y mang bát vào thành khất thực, lúc ấycó một Phạm chí sanh ý niệm rằng: "Các Sa-môn dòng Thíchnày, chỗ nào cũng có, hiện diện khắp nơi, lại dứt tuyệtcả việc thi hành chú thuật của chúng ta. Nay ta sẽ nói vớingười trong thành vết xấu của Sa-môn này". Bấy giờ Phạmchí ấy nói mọi người trong thành rằng:

- CácNgười có thấy Tượng Xá-lợi-phất chăng? Ngày trước tựxưng là A-la-hán, nửa chừng bỏ pháp phục, tập hạnh thếgian, vui chơi trong ngũ dục. Nay lại làm Sa-môn, đi khất thựctừng nhà ra vẻ trong sạch, thấy phụ nữ khởi lên dục tính,trở về tinh xá nhớ nghĩ nữ sắc không quên. Như con lừamệt mỏi không kham chở đồ, nằm mẹp không nhúc nhích; đệtử dòng Thích này cũng như vậy, ngoài hiện vẻ khất thựcmà thấy người nữ thì suy nghĩ toan tính.

TượngXá-lợi-phất nghe Phạm chí ấy gieo rắc tiếng tăm ác, bènkhởi nghĩ: "Người này rất ngu si, sanh tâm tật đố, thấyngười khác được lợi dưỡng sanh lòng bỏn sẻn, ganh ghét.Nếu mình được lợi dưỡng thì bèn vui mừng, đến nhà cưsĩ phỉ báng. Nay ta phải chế ngự không cho làm ác, khôngkhiến cho người này chịu tội vô lượng".

TượngXá-lợi-phất bay lên hư không, bảo Phạm chí rằng:

Khôngmắt, không cách khéo,
Khởitâm chê Phạm hạnh,
Tựlàm việc vô ích,
Chịukhổ địa ngục lâu.

TượngXá-lợi-phất nói kệ ấy rồi, bèn trở về chỗ của mình.Khi ấy, dân chúng trong thành nghe Phạm chí phỉ báng, lạinghe Tượng Xá-lợi-phất nói kệ, đều khởi nghĩ rằng: "Nếuđúng như lời Phạm chí, sao lại hiện thần túc khó bì, chúngta lại thấy Sa-môn ấy xả bỏ pháp phục, tập hạnh cư sĩ".Khi ấy, phần đông dân chúng, mỗi mỗi đến chỗ TượngXá-lợi-phất, cúi đầu lễ dưới chân, lui ngồi một bên.Mọi người hỏi Tượng Xá-lợi-phất rằng:

- Cóvị A-la-hán nào xả bỏ pháp phục, tập hạnh thế gian chăng?

TượngXá-lợi-phất đáp:

- Khôngcó A-la-hán xả bỏ pháp phục, tập hạnh cư sĩ.

Mọingười bạch Tượng Xá-lợi-phất:

- A-la-háncó vì duyên cũ mà phạm giới chăng?

TượngXá-lợi-phất đáp:

- Ðãđắc quả A-la-hán, trọn không phạm giới.

Dânchúng lại hỏi:

- Ngườiở địa vị học đạo có vì duyên cũ mà phạm giới chăng?

TượngXá-lợi-phất đáp:

- Có,nếu người còn ở vị học đạo, do duyên xưa nên phạm giới.

Mọingười lại hỏi:

- Tôngiả trước đây là A-la-hán, lại bỏ pháp phục, tập theohạnh thế gian, vui chơi trong ngũ dục, nay lại xuất gia họcđạo. Trước vốn có thần túc, nay vì sao như thế.

TượngXá-lợi-phất bèn nói kệ:

ÐượcThiền định thế gian,
Rốtráo không giải thoát,
Chưađược vết diệt tận,
Lạitập theo ngũ dục.
Khôngcủi, lửa không cháy,
Khônggốc, cành không sanh,
Gáiđá không mang thai,
La-hánkhông bị rơi.

Bấygiờ dân chúng lại hỏi Tượng Xá-lợi-phất:

- Tôngiả trước đây không phải A-la-hán chăng?

TượngXá-lợi-phất đáp:

- Trướcđây tôi không phải là A-la-hán. Các cư sĩ nên biết, ngũthông và lục thông mỗi thứ sai khác nhau. Nay tôi sẽ nóivề mười một thông ấy. Phàm hạng tiên nhơn được ngũthông đã dứt sạch dục ái, nếu sanh về cõi trên lại rơixuống dục giới. Hàng A-la-hán lục thông đệ tử của Phật,được lậu tận thông tức ngay nơi cảnh giới Niết-bàn Vôdư, mà vào Niết-bàn.

Dânchúng lại thưa rằng:

- Chúngtôi quán sát lời nói của Tôn giả, thời ở thế gian khôngcó A-la-hán xả bỏ pháp phục, tập theo hạnh cư sĩ.

TượngXá-lợi-phất đáp:

- Nhưthế, như lời các ông nói, không có A-la-hán nào xả bỏ phápphục, tập hạnh cư sĩ. Có mười một pháp, A-la-hán khôngtập theo.

Thếnào là mười một? A-la-hán lậu tận trọn không xả bỏ phápphục, tập theo hạnh cư sĩ; A-la-hán lậu tận trọn khôngtập hạnh bất tịnh; A-la-hán lậu tận trọn không sát sanh;A-la-hán lậu tận trọn không trộm cắp; A-la-hán lậu tậnkhông lưu lại vật thừa; A-la-hán lậu tận trọn không nóidối; A-la-hán lậu tận trọn không khiến đôi bên gây gổ.A-la-hán lậu tận trọn không còn hồ nghi; A-la-hán lậu tậntrọn không sợ sệt; A-la-hán lậu tận trọn không theo họcthầy khác, lại cũng không thọ bào thai. Ðó gọi là các Hiềnsĩ A-la-hán lậu tận trọn không làm theo mười một hạnh.

Bấygiờ, dân chúng bạch với Tượng Xá-lợi-phất:

- Chúngcon nghe Tôn giả nói, thấy hàng ngoại đạo dị học như bìnhrỗng không có gì. Nay thấy nội pháp như bình đựng mậtngọt. Chánh pháp Như Lai cũng lại như thế. Nay Phạm chí ấychịu tội vô lượng.

TượngXá-lợi-phất bay lên hư không, ngồi kiết-già nói kệ:

Khônghiểu việc đây, kia,
Tậptheo thuật ngoại đạo,
Gâyđấu tranh đôi bên,
Ngườitrí không làm thế.

Dânchúng thành Câu-lưu-sa thưa Tượng Xá-lợi-phất rằng:

- Lờinói của Tôn giả hơn nhiều, thật khó sánh kịp, cũng nhưngười mù được sáng mắt, người điếc được nghe. Naylời nói của Tôn giả cũng thế, dùng vô số phương tiệnnói giáo pháp. Ngày nay chúng con tự quy y Phật, Pháp, Tỳ-kheoTăng. Cúi xin Tôn giả nhận chúng con làm Ưu-bà-tắc, trọnđời giữ năm giới, không sát sanh...

Bấygiờ, Tôn giả Tượng Xá-lợi-phất vì dân chúng nói phápvi diệu, khiến họ phát tâm hoan hỷ, họ đều từ chỗ đứngdậy, làm lễ mà lui.

Bấygiờ Tôn giả A-nan nghe Phạm chí phỉ báng Tượng Xá-lợi-phấtsong không đến đâu, còn không dám nhìn Tượng Xá-lợi-phất,huống gì cùng bàn luận, liền đến chỗ Phật, đem tất cảnhân duyên ấy thưa với Phật.

Phậtbảo A-nan rằng:

- Phàmluận về A-la-hán bình đẳng, nên nói chính là Tượng Xá-lợi-phất.Vì sao? Nay Tượng Xá-lợi-phất đã thành A-la-hán. Xưa kianghe đồn về danh tiếng A-la-hán, nay mới đạt được. Hàngthế tục được ngũ thông, không phải là hạnh chơn thật,sau ắt bị mất. Hàng lục thông là hạnh chơn thật. Vì sao?Tượng Xá-lợi-phất trước có ngũ thông, sau được lụcthông. Thầy cũng nên học như Tượng Xá-lợi-phất. Ðây lànghĩa ấy nên ghi nhớ vâng làm.

Bấygiờ, A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ nói về pháp nhân duyên, nên khéo suy nghĩ ghi nhớ, tutập hạnh ấy.

CácTỳ-kheo bạch Phật:

- Thưavâng, bạch Thế Tôn.

CácTỳ-kheo nghe lời Phật dạy, Thế Tôn bảo:

- Thếnào là pháp nhân duyên?

Nghĩalà vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc,danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ,thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh,sanh duyên lão tử, ưu bi khổ não không thể tính kể. Nhưthế thành thân năm ấm này.

Thếnào gọi là vô minh? Nghĩa là không biết Khổ, không biếtTập, không biết Diệt, không biết Ðạo. Ðây là vô minh.

Thếnào gọi là hành? Hành có ba loại, thế nào là ba? Là thânhành, khẩu hành, ý hành. Ðó là hành.

Thếnào gọi là thức? Ðó là sáu thức thân. Thế nào là sáu?Là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức,ý thức. Ðó là thức.

Thếnào gọi là danh? Là thọ, tưởng, hành, thức. Ðó là danh.

Thếnào gọi là sắc? Là thân tứ đại và sắc thân do tứ đạitạo nên. Ðó là sắc. Sắc khác danh khác, nên gọi là danhsắc.

Thếnào gọi là lục nhập? Là nhãn nhập, nhĩ nhập, tỷ nhập,thiệt nhập, thân nhập, ý nhập. Ðó là lục nhập.

Thếnào gọi là xúc? Là sáu xúc thân. Thế nào là sáu? Là nhãnxúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Ðó làxúc.

Thếnào gọi là thọ? Là ba thọ. Thế nào là ba? Là thọ khổ,thọ vui, thọ không khổ không vui. Ðó gọi là thọ.

Thếnào gọi là ái? Là ba ái: dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

Thếnào gọi là thủ? Là bốn thủ. Thế nào là bốn? Là dụcthủ, kiến thủ, giới thủ, ngã thủ. Ðó gọi là thủ.

Thếnào gọi là hữu? Là ba hữu. Thế nào là ba? Là dục hữu,sắc hữu, vô sắc hữu. Ðó gọi là hữu.

Thếnào gọi là sanh? Là khi đầy đủ ngày tháng, ra khỏi bụngmẹ, nhận sự hiện hữu, được thân năm ấm, thọ lãnh cácnhập. Ðó gọi là sanh.

Thếnào gọi là lão? Là chúng sanh kia, nơi thân phần này răngrụng, tóc bạc, khí lực yếu mòn, các căn rã rời, thọ mạngngày càng suy, không còn tình thức như xưa. Ðó gọi là lão.

Thếnào gọi là tử? Là khi chúng sanh kia, lần lượt thân thểkhông còn ấm, vô thường biến đổi, các căn phân tán, bỏthân năm ấm, mạng sống chấm dứt. Ðó gọi là tử.

Tỳ-kheonên biết! Như thế gọi là lão, bệnh, tử. Ðây gọi là nhânduyên. Ta đã phân biệt rộng nghĩa ấy. Ðiều cần làm củacác đức Phật Như Lai, khởi lòng thương xót lớn, nay Ta đãlàm xong. Các Thầy nên ghi nhớ, khi ngồi dưới gốc cây, nơiđất trống, hoặc ở gò mả, nên suy nghĩ tọa thiền, chớsợ hãi. Ngày nay không siêng năng, sau ân hận vô ích.

Bấygiờ, A-nan bạch Phật:

- ThếTôn vì các Tỳ-kheo nói pháp nhân duyên sâu xa. Nhưng con thấykhông có nghĩa sâu xa gì cả.

ÐứcPhật bảo:

- Thôi,thôi, A-nan! chớ khởi ý nghĩ ấy. Vì sao? Pháp Mười hai nhânduyên rất sâu xa, không phải là chỗ hiểu của người thường.

Xưa,khi Ta chưa giác ngộ pháp nhân duyên này, bị trôi lăn trongsanh tử không có ngày ra khỏi. Lại, này A-nan! Không phảingày nay, Thầy mới nói pháp nhân duyên không sâu xa, từ trướcđến nay đã nói không sâu xa. Vì sao?

Thờiquá khứ, có vị vua A-tu-la tên Tu-diệm, khởi ý nghĩ nầy:"Muốn nắm chặt mặt trời, mặt trăng ra khỏi biển lớn".Bèn hóa thân to lớn, nước biển chỉ tới ngang lưng. Bấygiờ, vua A-tu-la ấy có con trai tên Câu-na-la, tự nói với charằng:

- "Naycon muốn tắm trong biển".

Tu-diệmbảo:

- "Conđừng thích tắm trong biển. Vì sao? Nước biển rất sâu vàrộng, con không thể tắm trong đó".

Câu-na-latự nói:

- "Conthấy nước biển chỉ đến ngang lưng cha, vì sao lại nóilà sâu rộng?"

Khiđó, vua A-tu-la nắm lấy con dìm vào trong biển lớn, con traiA-tu-la chân không chấm đáy bể rất là sợ hãi.

VuaTu-diệm bảo con rằng:

- "Tađã nói trước với con rằng biển rất sâu, con nói khôngkhổ chỉ có ta mới có thể tắm trong biển lớn, không phảicon có thể tắm được".

A-tu-laTu-diệm lúc ấy há phải người nào lạ? Chớ nghĩ như thế,Vì sao? Tu-diệm tức là thân Ta, con trai của A-tu-la lúc ấychính là thân Thầy. Khi ấy nước biển rất sâu, Thầy nóikhông khổ. Nay Ta nói pháp Mười hai nhân duyên rất sâu xa,Thầy lại nói không sâu xa.

Chúngsanh không hiểu pháp Mười hai nhân duyên, lưu chuyển trongsanh tử không có ngày ra khỏi, thảy đều mê lầm không biếtkhổ hạnh. Từ đời này đến đời sau, từ đời sau đếnđời này, vĩnh viễn ở trong năm thứ phiền não, muốn rarất khó. Ta ban đầu mới thành đạo, suy nghĩ về Mười hainhân duyên, hàng phục ma quân, quyến thuộc của ma. Do trừvô minh mà được tuệ minh, vĩnh viễn trừ diệt các tốităm, không còn trần cấu. A-nan! Khi Ta ba phen chuyển, mườihai lần nói pháp nhân duyên này, liền được thành đạo.Do phương tiện này nên biết , pháp Mười hai nhân duyên rấtsâu xa, không phải người thường có thể tuyên nói.

Nhưthế, này A-nan, nên ghi nhớ phụng trì pháp Mười hai nhânduyên sâu xa này, nên học điều này!

Bấygiờ, A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà, cùngvới chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội.

Bấygiờ, trong thành La-duyệt có một Phạm chí tên Thí-la, biếtđủ các kỹ thuật, tất cả các kinh điển của ngoại đạodị học, thiên văn địa lý, thảy đều quán triệt. Phạmchí là thầy dạy học cho năm trăm đồng tử Phạm chí.

Trongthành ấy lại có một Phạm chí dị học tên Sí-ninh, hiểubiết rộng, là người được vua Tần-bà-sa-la kính mến, thườngtùy thời cung cấp cho đồ cần dùng.

Khiấy, danh tiếng Như Lai lan rộng khắp nơi. Như Lai Chí ChơnÐẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện thệ, Thế gian Giải,Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật,Thế Tôn, độ người vô lượng, xuất hiện ở đời. Khiđó, Phạm chí Sí-ninh khởi ý nghĩ rằng: "Danh hiệu Như Lairất khó được nghe đến, nay Ta muốn đến gần gũi, lễbái, thăm hỏi Ngài". Phạm chí Sí-ninh liền đến chỗ Phật,cúi đầu lễ chân Phật, lui ngồi một bên.

Phạmchí bạch Phật:

- Sa-mônCù-đàm thuộc chủng tộc nào?

Phậtđáp:

- Tathuộc chủng tộc Sát-lợi.

Phạmchí hỏi:

- CácBà-la-môn có luận thuyết này: Chủng tộc của ta rất tônquý, không ai hơn,hoạc nói là dòng họ trắng, hoặc nói dònghọ đen. Bà-la-môn tự xưng rằng: ta từ Phạm thiên sanh ra.Nay Sa-môn Cù-đàm có những thuyết gì?

Phậtbảo:

- Phạmchí nên biết, nếu có cưới xin, giá thú mới tìm dòng hàoquý. Còn trong Chánh pháp của Ta, không có vấn đề danh tánhcao thấp, phải quấy.

Phạmchí lại hỏi:

- Cù-đàm!Thế nào là nơi sanh thanh tịnh, sau mới được pháp thanh tịnh?

Phậtbảo Phạm chí:

- Ôngdùng vấn đề nơi thanh tịnh, pháp thanh tịnh để làm gì?

Phạmchí lại nói:

- CácBà-la-môn đều bàn luận thế này: Dòng họ ta rất tôn quýkhông ai hơn, hoặc nói là dòng trắng, hoặc nói dòng đen.Bà-la-môn tự xưng là do Phạm thiên sanh ra.

Phậtbảo Phạm chí:

- Nếucó cô gái dòng Sát-lợi về làm vợ gia đình Bà-la-môn, giảsử sanh con trai sẽ theo họ gì?

Phạmchí đáp:

- Nósẽ thuộc dòng Bà-la-môn. Vì sao? Do người cha mới có đứabé ấy.

Phậtbảo:

- Nếucô gái dòng Bà-la-môn kết hôn với dòng Sát-lợi, sanh contrai sẽ theo họ ai?

Phạmchí đáp:

- Ðứabé sẽ thuộc về dòng Sát-lợi. Vì sao? Do người cha mớicó đứa con ấy.

Phậtbảo Phạm chí:

- Ôngnên suy nghĩ kỹ, sau hãy đáp lời Ta. Hôm nay lời của Ôngtrước sau không hợp nhau. Thế nào, này Phạm chí, giả sửcó lừa cái theo ngựa, sau sanh con, sẽ gọi là ngựa, là lừa?

Phạmchí đáp:

- Loạiđó nên gọi là lừa ngựa. Vì sao? Do di thể của lừa nêncó con vật ấy.

Phậtbảo Phạm chí:

- Ôngnên suy nghĩ kỹ, sau hãy trả lời Ta. Nay lời của Ông, trướcsau không tương ưng. Trước Ông nói con gái dòng Sát-lợi kếthôn dòng Bà-la-môn, nếu sanh con bèn mang dòng Bà-la-môn. Naylừa cái theo ngựa sanh con, mà gọi là lừa ngựa, không phảitrái với lời nói trước sao? Lại, nầy Phạm chí! Nếu ngựatheo lừa, sanh con sẽ gọi là gì?

Phạmchí đáp:

- Nêngọi là ngựa lừa.

Phậtbảo:

- Thếnào, Phạm chí, ngựa lừa và lừa ngựa có khác gì? Nếu cóngười nói "châu báu một hộc", và người nói "một hộcchâu báu", hai nghĩa ấy có khác nhau chăng?

Phạmchí đáp:

- Ðólà một nghĩa. Vì sao? Một hộc châu báu và châu báu mộthộc, ý nghĩa không khác.

Phậtbảo Phạm chí:

- Tạisao ngựa lừa và lừa ngựa lại không phải một nghĩa?

Phạmchí đáp:

- NaySa-môn Cù-đàm tuy nói như thế, song Bà-la-môn tự khen rằng:"Dòng họ ta rất tôn quý không ai hơn".

Phậtbảo Phạm chí:

- TrướcÔng khen ngợi người mẹ, sau lại khen ngợi người cha. Nếucha cũng dòng Bà-la-môn, mẹ cũng dòng Bà-la-môn, sau sanh haingười con, Một người giỏi nhiều kỹ thuật, không việcgì không biết, người thứ hai lại không biết gì cả. Khiđó cha mẹ thương mến người nào? Thương mến người concó trí tuệ, hay thương mến người con không biết gì?

Phạmchí đáp:

- Chamẹ ấy nên thương mến người thông minh cao đức, không nênthương mến người không có trí. Vì sao vậy? Nay người conviệc gì cũng biết, việc gì cũng giỏi, nên thương ngườiđó, không nên thương người con vô trí.

Phậtbảo Phạm chí:

- Nếuhai người con ấy, người thông minh lại khởi tâm làm mườiviệc sát sanh, trộm cắp, tà dâm v.v.. người con không thôngminh kia lại giữ gìn thân, miệng, ý, trong mười việc thiệnđều giữ đủ, thì cha mẹ người ấy nên thương mến ai?

Phạmchí đáp:

- Chamẹ người ấy nên thương đứa con làm theo mười việc thiện.Người làm việc bất thiện, thương mến làm gì?

Phậtbảo Phạm chí:

- Trướcđây Ông khen ngợi người đa văn, sau lại khen ngợi về giớiđức. Thế nào, Phạm chí, nếu lại có hai người con, mộtngười có cha chuyên chánh, mẹ không chuyên chánh, một ngườithì cha không chuyên chánh, mẹ chuyên chánh; người con có mẹchuyên chánh, cha không chuyên chánh ấy, hiểu biết nhiều,hiểu rộng các kinh thuật; người thứ hai cha chuyên chánh,mẹ không chuyên chánh, không học rộng chỉ giữ mười điềulành; vậy nên kính trọng người có cha mẹ nào? Kính trọngngười có mẹ thanh tịnh, cha không thanh tịnh? Hay kính trọngngười có cha thanh tịnh, mẹ không thanh tịnh.

Phạmchí đáp:

- Nênkính trọng người con có mẹ thanh tịnh. Vì sao? Vì ngườiấy biết các kinh sách, giỏi rộng về kỹ thuật. Còn ngườithứ hai, cha thanh tịnh, mẹ không thanh tịnh, tuy giữ giớimà không trí tuệ, không đi đến đâu. Vì có đa văn ắt cógiữ giới.

Phậtbảo Phạm chí:

- TrướcÔng khen ngợi cha thanh tịnh, không khen ngợi mẹ thanh tịnh.Nay lại khen ngợi mẹ thanh tịnh, không khen ngợi cha thanh tịnh.Trước Ông khen ngợi đức đa văn, sau khen giữ giới. Ônglại khen về giới, sau mới nói đến đa văn.

Thếnào Phạm chí, nếu hai người con dòng Phạm chí ấy, ngườithứ nhất đa văn bác học lại thêm giữ thập thiện; ngườithứ hai không trí tuệ và làm mười điều ác; vậy nên kínhtrọng người có cha mẹ thế nào?

Phạmchí đáp:

- Nênkính trọng người có cha thanh tịnh, mẹ không thanh tịnh.Vì sao? Vì người ấy đọc nhiều kinh sách, hiểu biết cáckỹ thuật, do cha thanh tịnh mà sanh con như thế, thêm giữmười điều lành không trái phạm, đầy đủ tất cả giớiđức vậy.

Phậtbảo:

- Ôngvốn nói về dòng họ, sau lại nói về sự đa văn, không nóiđến dòng họ. Ông nói về giự giới không nói về đa văn,rồi lại nói về đa văn không nói về giới. Nay ông khen ngợivề cha mẹ, về văn và giới, há không trái với lời nóitrước ư?

Phạmchí bạch Phật:

- Sa-mônCù-đàm tuy nói lời như thế, nhưng dòng Bà-la-môn tự xưngrằng: "Dòng học của ta rất tôn quý không ai hơn".

Phậtbảo:

- Nhữngnơi cần kết hôn, ắt bàn luận về dòng họ. Song trong phápTa không có nghĩa này, Ông có nghe nói về những người ởbiên giới, các nơi xa và biên địa khác không?

Phạmchí đáp:

- Vâng,tôi có nghe những người như thế.

Phậtbảo:

- Nhândân ở các nơi ấy có hai hạng. Thế nào là hai? Một là người,hai là tôi tớ. Hai hạng này cũng không nhất định.

Lạihỏi:

- Nhưthế nào là không nhất định?

Phậtbảo:

- Hoặckhi làm người, sau lại làm tôi tớ. Hoặc làm tôi tớ, saulại làm người. Song loài chúng sanh, thảy đồng một loại,không có nhiều hạng.

Lạithế nầy, Phạm chí! Khi trời đất bị hủy hoại, thế gianđều trống rỗng, lúc ấy núi sông, đất đá, cỏ cây đềubị thiêu hủy hết thảy, người cũng chết.

Khitrời đất sắp thành lập, chưa có phân chia ngày giờ nămtháng. Bấy giờ, chư Thiên ở cõi trời Quang Âm đến chỗnày. Lúc đó, chư Thiên trời Quang Âm phước đức tiêu hết,không còn ánh sáng, dần dần nhìn nhau, khởi lên dục tưởng.Dục ý nhiều bèn thành người nữ, dục ý ít thành ngườinam, họ dần dần giao hợp bèn có bào thai. Do nhân duyên ấynên có người ban đầu, chuyển sanh bốn dòng họ khắp trongthiên hạ. Do việc ấy nên biết, mọi người đều phát xuấttừ dòng Sát-lợi.

Bấygiờ, Phạm chí bạch Phật:

- Hãythôi, thưa Cù-đàm! Như người gù được thẳng lưng, ngườimù được sáng mắt, người đui tối được thấy ánh sáng;Sa-môn Cù-đàm cũng lại như vậy, dùng vô số phương tiệnvì tôi thuyết pháp. Nay tôi tự quy y với Sa-môn Cù-đàm, xinvì tôi nói pháp, cho phép được làm Ưu-bà-tắc.

Phạmchí lại bạch Phật:

- Cúixin Như Lai, nhận lời thỉnh của con, cùng chúng Tỳ-kheo đếnnhà con.

ThếTôn im lặng nhận lời, Phám chí thấy Phật im lặng nhậnlời thỉnh, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễchân Phật rồi lui ra. Phạm chí về nhà, sắm sửa các thứcăn uống đầy đủ, trải các sàng tọa, rưới nước thơmtrên đất và tự nói rằng: "Ðức Như Lai sẽ ngồi chỗ này".

Bấygiờ Phạm chí Thí-la dẫn năm trăm đồng tử đến nhà Phạmchí Sí-ninh, xa thấy nhà ấy trải nệm ghế tốt, thấy rồibèn hỏi Phạm chí Sí-ninh:

- Hômnay Ông định làm lễ cưới gả cho con hay mời vua Tần-bà-la-sađếnnhà?

Phạmchí Sí-ninh đáp:

- Tôikhông mời vua Tần-bà-sa-la cũng không có việc cưới gả.Hôm nay tôi muốn làm phước nghiệp lớn.

Phạmchí Thí-la hỏi:

- Xinđược nghe ý ấy. Ðịnh làm phước nghiệp gì?

Bấygiờ, Phạm chí Sí-ninh trịch bày vai phải, quỳ gối chấptay bạch Thế Tôn, tự xưng tên họ.

Phạmchí Sí-ninh bảo Phạm chí Thí-la rằng:

- Thí-lanên biết, có người dòng họ Thích xuất gia học đạo, thànhbậc Ðẳng Chánh Giác Chí Chơn Vô Thượng. Nay tôi thỉnh Phậtvà Tỳ-kheo Tăng, cho nên sửa soạn đầy đủ chỗ ngồi nhưvầy.

Phạmchí Thí-la nói:

- Ôngnói về Phật đấy ư?

- Naytôi nói về Phật.

Thí-lalại nói:

- Thậtlạ kỳ! Thật đặc biệt! Hôm nay tôi mới nghe đến âm thanhPhật. Như Lai hiện giờ ở đâu? Tôi muốn được gặp.

Sí-ninhđáp:

- Hiệnở ngoài thành La-duyệt, trong vườn trúc, cùng với năm trămđệ tử. Nếu Ông muốn gặp, nên biết đúng thời.

Lúcấy, Phạm chí Thí-la bền dẫn năm trăm đồng tử đi đếnchỗ Phật, đến rồi nói lời chàoi hỏi lui ngồi một bên.Phạm chí Thí-la bèn khởi nghĩ: "Sa-môn Cù-đàm rất đoan chánh,thân tướng sắc vàng. Trong kinh điển của chúng ta cũng cóghi rằng: Như Lai ra đời thật rất khó gặp, như hoa Ưu-đàm-bátđúng thời mới xuất hiện. Nếu thành tựu ba mươi hai tướng,và tám mươi vẻ đẹp, sẽ có hai trường hợp. Nếu ở nhàsẽ là bậc Chuyển luân thánh vương, đầy đủ bảy thứbáu. Nếu xuất gia sẽ thành đạo Vô thượng, là bậc cứugiúp ba cõi". Nay ta muốn nhìn thấy ba mươi hai tướng củaPhật.

Bấygiờ, Phạm chí chỉ thấy được ba mươi tướng, còn hai tướngnữa không thấy, liền sanh nghi ngờ, do dự, vì không thấyđược tướng lưỡi rộng dài và tướng mã âm tàng củaPhật.

Phạmchí bèn dùng kệ hỏi:

Tôinghe có ba hai,
Tướngtốt bậc Ðại nhân,
Naykhông thấy hai tướng,
Rốtcuộc ở chỗ nào?
Mãâm tàng trong sạch,
Tướngấy khó thí dụ,
Cótướng lưỡi rộng dài,
Trùmkhắp tai, mặt chăng?
Xinhiện tướng lưỡi dài,
Khiếntôi không nghi ngờ.
Lạikhiến tôi được thấy,
Trọnkhông kết lưới nghi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]