Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Phẩm Lợi dưỡng

02/05/201111:10(Xem: 13947)
13. Phẩm Lợi dưỡng

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 1

XIII.Phẩm Lợi dưỡng

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nhậnlợi dưỡng của người thật chẳng dễ, khiến người chẳngđến được chỗ vô vi. Vì sao thế? Nếu Tỳ-kheo Tu-la-đàkhông tham lợi dưỡng thì đã không ở trong pháp mà xa ba phápy để làm cư sĩ. Tỳ-kheo Ta-lu-đà vốn tu hạnh A-lan-nhã,đến giờ khất thực, ở một nơi, ngồi một chỗ, hoặcăn chính ngọ, ở dưới gốc cây, ngồi ngoài trời, thíchchỗ nhàn cư, mặc áo năm mảnh, hoặc giữ ba y, hoặc thíchở gò mả, khắc khổ thân thể, hành hạnh đầu đà này.Lúc này, Tỳ-kheo Tu-la-đà thường nhận sự cúng dường củaquốc vương Mãn Hô, hàng ngày cung cấp món ăn trăm vị.

Bấygiờ Tỳ-kheo kia ý nhiễm thức ăn này, dần dần bỏ hạnhA-lan-nhã, đến giờ khất thực, ở một nơi, ngồi một chỗ,ăn chính ngọ, ở dưới gốc cây, ngồi ngoài trời, ở chỗnhàn cư, mặc áo năm mảnh, hoặc giữ ba y, hoặc thích ởgò mả, khắc khổ thân thể. Bỏ hết những điều này, bỏba pháp y; vị ấy trở lại làm người bạch y, giết trâusát sanh chẳng thể tính kể, khi thân hoại mạng chung sanhvào địa ngục.

CácTỳ-kheo, do phương tiện này mà biết lợi dưỡng rất nặng,khiến người chẳng đắc đạo Vô thượng Chánh chân. Nếuchưa sanh lợi dưỡng, hãy chế ngự khiến cho chẳng sanh; đãsanh thì tìm phương tiện khiến tiêu diệt liền. Như vậy,này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Hãydiệt một pháp, Ta sẽ chứng cho các Thầy thành quả thầnthông, các lậu được dứt. Thế nào là một pháp? Ðó làtham đắm mùi vị. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy diệt sự thamvị này, Ta sẽ chứng cho Thầy thành quả thần thông, cáclậu được dứt.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Chúngsanh đắm vị này.
Chếtđọa trong đường ác,
Naynên xả dục này,
Liềnthành A-la-hán.

Thếnên, các Tỳ-kheo thường nên xả bỏ ý tưởng tham đắm vịnày. Như vậy, các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ trong thành Xá-vệ có một Trưởng giả vừa chết mộtđứa con trai mà ông rất yêu thương chưa hề xa lìa. Ông tathấy con chết liền phát cuồng, đi lang thang khắp nơi, gặpai cũng hỏi:

- Cóthấy con tôi không?

Bấygiờ ông ta đi dần dần đến Tinh xá Kỳ Hoàn, đến chỗThế Tôn và đứng một bên. Bấy giờ, ông ta bạch Thế Tônrằng:

- Sa-mônCù-đàm! Có thấy con tôi không?

ThếTôn bảo Trưởng giả:

- Vìsao mặt mày không vui, các căn rối loạn?

Bấygiờ Trưởng giả thưa đức Cù-đàm:

- Khôngnhư vầy sao được? Vì sao? Tôi chỉ có một đứa con, nólại bỏ tôi mà chết. Tôi rất nhớ thương nó, chưa hề rờimắt, vì thương xót đứa con ấy nên tôi phát cuồng. Nay tôihỏi Sa-môn, có thấy con tôi không?

ThếTôn dạy rằng:

- Ðúngvậy, Trưởng giả. Như lời Ông hỏi: sanh, già, bịnh, chếtlà phép thường ở đời; ân ái biệt ly khổ; oán ghét gặpgỡ khổ. Ðứa con vì vô thường mà bỏ Ông há không nghĩđến được sao?

Bấygiờ ông ta nghe Thế Tôn nói, không bằng lòng bèn bỏ đi;đi đường gặp người ông liền nói:

- Sa-mônCù-đàm nói rằng: 'Ái ân biệt ly liền có khoái lạc'. Sa-mônnói như vậy, xét có đúng không?

Ngườikia đáp:

- Ânái biệt ly mà vui cái gì?

Ngaylúc đó, cách thành Xá-vệ không xa, có nhiều người đangđánh bạc với nhau. Bấy giờ, ông ta liền nghĩ rằng: 'Cácông này thông minh trí tuệ, không việc gì chẳng biết. Nayta nên đem nghĩa này hỏi họ'.

Bấygiờ ông ta đến chỗ đánh bạc hỏi mọi người rằng:

- Sa-mônCù-đàm bảo tôi rằng: 'Ân ái biệt ly khổ, oán ghét gặpgỡ khổ. Ðây là khoái lạc'. Nay các Ông nghĩ sao?

Bấygiờ những người đánh bạc đáp ông ta:

- Ânái biệt ly có gì vui? Nói là khoái lạc, nghĩa này không đúng.

Bấygiờ ông ta liền nghĩ: 'Xét lời Như Lai trọn không hư dối.Sao nói xa lìa ân ái lại có vui ư?' Nghĩa này không đúng.

Bấygiờ người kia vào thành Xá-vệ, đến ngoài cửa cung kêulên:

- Sa-mônCù-đàm dạy rằng: 'Ân ái biệt ly, oán ghét hội họp. Ðâylà khoái lạc.'

Bấygiờ cả thành Xá-vệ và người trong cung truyền lời nàykhắp nơi. Ngay lúc đó, đại vương Ba-tư-nặc và phu nhânMạt-lợi đang ở trên lầu vui vầy với nhau. Bấy giờ, vuaBa-tư-nặc bảo phu nhân Mạt-lợi:

- Sa-mônCù-đàm thật có lời này: 'Ân ái ly biệt, oán ghét gặp gỡ.Ðây đều là khoái lạc chăng?'

Phunhân đáp:

- Tôinghe Như Lai dạy lời này, nhưng nếu đúng Như Lai có dạynhư thế, cũng chẳng phải là việc hư dối.

VuaBa-tư-nặc bảo:

- Vínhư thầy dạy đệ tử: 'Làm điều này, bỏ điều này'. Ðệtử đáp rằng: 'Xin vâng, Ðại sư'. Nay phu nhân Mạt-lợi,Bà cũng như thế. Sa-môn Cù-đàm kia tuy nói lời này mà Bàưng thuận nói rằng như thế chẳng khác, không có hư vọng.Vậy Bà hãy đi mau, đừng có đứng trước mặt ta.

Bấygiờ phu nhân Mạt-lợi bảo Bà-la-môn Trúc-bác:

- NayÔng đến Tinh xá Kỳ Hoàn, tới chỗ Như Lai, đem tên củata, quỳ dưới chân Như Lai lấy nghĩa này bạch đầy đủcho Thế Tôn rằng: 'Trong thành Xá-vệ và người trong cung cóluận bàn điều mà Sa-môn Cù-đàm nói: 'Ân ái biệt ly, oánghét hội họp. Ðây đều là khoái lạc'. Chẳng rõ Thế Tôncó dạy như thế chăng?'. Nếu Thế Tôn có dạy điều gì,Ông hãy khéo nhận lời rồi về nói lại cho ta.

Bấygiờ Bà-la-môn Trúc-bác nhận sắc lịnh của phu nhân, tìmđến Tinh xá Kỳ Hoàn. Ðến chỗ Thế Tôn chào hỏi, chàohỏi xong ngồi một bên. Rồi Phạm chí kia bạch Thế Tôn:

- Phunhân Mạt-lợi cúi lạy Thế Tôn và thăm hỏi Như Lai có đượcnhẹ nhàng dễ chịu, đi đứng có mạnh khỏe không, Giáo hóangười mê muội có mệt nhọc không. Rồi lại nói rằng: 'Trongthành Xá-vệ này loan truyền rằng Sa-môn Cù-đàm dạy: 'Ânái biệt ly, oán ghét hội họp. Ðây đều là khoái lạc'.Chẳng rõ Thế Tôn có dạy như thế chăng?'

Bấygiờ Thế Tôn bảo Bà-la-môn Trúc-bác rằng:

- Ởtrong thành Xá-vệ này có một Trưởng giả bị chết mấtmột đứa con. Ông ta nhớ đứa con này đến cuồng loạn mấttánh, chạy khắp Ðông Tây gặp ai cũng hỏi: 'Ai thấy con tôi?'.Vậy thì, Bà-la-môn! Ân ái biệt ly, oán ghét tụ hội khổ.Ðây đều không có hoan lạc.

Ngàyxưa trong thành Xá-vệ này, lại có người mất mẹ già, cũngcuồng loạn chẳng biết gì cả. Lại có người mất cha già;lại cũng có anh em, chị em thảy đều vô thường. Họ thấysự biến đổi vô thường này sanh ra cuồng loạn chẳng biếtÐông Tây.

NàyBà-la-môn! Ngày xưa trong thành Xá-vệ này, có một ngườivừa rước một người vợ đoan chánh vô song về. Bấy giờông ta không bao lâu bị nghèo cùng. Cha mẹ vợ ông ta thấyông ta nghèo liền nghĩ:

- 'Tahãy đoạt con gái về gả cho người khác'.

Ngườikia rình nghe cha mẹ vợ muốn đoạt vợ mình để gả cho ngườikhác. Bấy giờ, ông ta dắt dao bên trong áo rồi đến nhàvợ. Bà vợ ông ta đang ngồi dệt ở ngoài vách. Ông ta bướcvào nhà cha mẹ vợ hỏi:

- 'Nayvợ tôi ở đâu?'

Mẹvợ đáp:

- 'Vợcon đang dệt ở bóng mát ngoài bờ tường'.

Ôngta liền đến chỗ vợ hỏi:

- 'Chamẹ nàng muốn đoạt nàng để gả cho người khác phải không?'

Vợđáp:

- 'Thậtcó lời này, nhưng tôi không ưa nghe nói vậy.'

Bấygiờ người kia rút dao bén đâm chết vợ, rồi lại tự đâmvào bụng mình và nói:

- 'Cảhai ta cùng chết'.

NàyBà-la-môn, hãy dùng phương tiện này mà biết ân ái biệtly, oán ghét hội họp khổ. Ðây đều là buồn lo thật chẳngthể nói được.

Bấygiờ Bà-la-môn Trúc-bác bạch Thế Tôn:

- Ðúngvậy Thế Tôn! Có các thứ khổ não này thực chẳng vui. Vìsao thế? Xưa con có một đứa con trai nó chết đi, bỏ con,ngày đêm con nhớ mãi chẳng rời tâm. Rồi con vì nhớ con,tâm ý cuồng hoặc, chạy khắp Ðông Tây, gặp người liềnhỏi: 'Ai thấy con tôi?' Này Sa-môn Cù-đàm nói thật đúngnhư thế. Việc nước bận rộn, con muốn về nhiệm sở.

ThếTôn dạy:

- Naylà đúng lúc.

Bà-la-mônTrúc-bác liền từ chỗ ngồi đứng lên, nhiễu quanh Phậtba vòng rồi đi. Ðến chỗ phu nhân Mạt-lợi đem việc nàytâu đầy đủ cho phu nhân. Phu nhân Mạt-lợi liền đến chỗvua Ba-tư-nặc thưa:

- Bâygiờ tôi có chỗ muốn hỏi, mong Ðại vương nghe rồi trảlời từng việc một. Thế nào? Ðại vương có nhớ vươngtử Lưu Ly chăng?

Vuađáp:

- Rấtnhớ, thương xót không rời lòng.

Phunhân hỏi:

- Nếuvương tử chết đi, Ðại vương có lo chăng?

Vualại đáp;

- Ðúngvậy, phu nhân! Như lời bà nói.

Phunhân hỏi:

- Ðạivương nên biết ân ái biệt ly đều gây sầu lo. Thế nào?Ðại vương có nhớ Vương tử Y La chăng?

Vuađáp:

- Tarất yêu kính.

Phunhân hỏi:

- Ðạivương! Nếu vương tử chết đi, Ðại vương có sầu lo chăng?

Vuađáp:

- Rấtsầu lo.

Phunhân bảo rằng:

- Hãylấy phương tiện này mà biết ân ái biệt ly không có hoạnlạc. Thế nào? Ðại vương có nhớ Tát-la-đà dòng Sát-lợikhông?

Vuađáp:

- Rấtyêu kính, nhớ nghĩ.

Phunhân nói:

- Thếnào Ðại vương, giả sử phu nhân Tát-la-đà có sự biếnđổi, Ðại vương có lo không?

Vuađáp:

- Cólo sầu chứ!

Phunhân nói:

- Ðạivương nên biết ân ái biệt ly, đây đều là khổ.

Phunhân lại nói:

- Vuanhớ thiếp chăng?

Vuanói:

- Tayêu nhớ Ái khanh.

Phunhân nói:

- Giảsử thân thiếp biến đổi, Ðại vương có buồn lo không?

Vuanói:

- Nếuthân Khanh có gì biến đổi, thì ta buồn lo ngay.

- Đạivương, hãy dùng phương tiện này mà biết ân ái biệt ly,oán ghét gặp gỡ không có vui vẻ gì.

Phunhân lại nói:

- Thếnào Ðại vương? Có nhớ nhân dân Ca-thi Câu-tát-la không?

- Tarất yêu nhớ nhân dân Ca-thi Câu-tát-la.

Phunhân nói:

- Nhândân Ca-thi Câu-tát-la giả sử biến đổi, Ðại vương có buồnlo không?

Vuanói:

- Nhândân Ca-thi Câu-tát-la nếu có biến đổi thì mạng ta cũng chẳngcòn, huống là chỉ buồn lo. Vì sao thế? Ta nhờ sức củanhân dân nước Ca-thi Câu-tát-la mới được tồn tại. Dùngphương tiện này biết mạng cũng chẳng còn, hà huống chẳngsanh buồn lo!

Phunhân nói:

- Lấyđây mà biết: ân ái biệt ly đều có cái khổ não, khôngcó vui vẻ.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc, quỳ gối phải xuống đất, chắp tay hướngvề Thế Tôn mà nói:

- Thậtkỳ lạ! Thật kỳ lạ! Thế Tôn nói được pháp này. NếuSa-môn Cù-đàm đến đây, tôi sẽ cùng bàn luận.

Vualại bảo phu nhân:

- Từđây về sau, ta sẽ lại xem trọng Khanh hơn ngày thường, chomang đồ phục sức không khác ta.

Bấygiờ Thế Tôn nghe phu nhân Mạt-lợi cùng Ðại vương lậpcăn bản luận này, liền bảo các Tỳ-kheo:

- Phunhân Mạt-lợi rất thông minh. Nếu vua Ba-tư-nặc hỏi Ta lờinày, Ta cũng lấy nghĩa này mà nói cho vua ấy giống như phunhân đã nói không khác. Ngài lại bảo các Tỳ-kheo:

- Tronghàng Thanh văn của Ta, Ưu-bà-di chứng đắc lòng tin kiên cốthuần thành bậc nhất là phu nhân Mạt-lợi.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Bạt-kỳ, trong vườn Nai rừng Quỷ, núiThi-mục-ma-la.

Bấygiờ Trưởng giả Na-ưu-la-công đến chỗ Thế Tôn cúi lạyrồi ngồi một bên, chốc lát lui ngồi bạch Thế Tôn:

- Naycon già cả lại thêm bệnh tật, nhiều điều ưu não, cúimong Thế Tôn tùy thời dạy dỗ khiến chúng sanh được anổn lâu dài.

Bấygiờ Thế Tôn bảo Trưởng giả rằng:

- Ðúngnhư lời Ông nói, thân có nhiều sợ hãi, đau đớn, đâu thểnương cậy, chỉ có một lớp da mỏng che đậy bên ngoài.Này Trưởng giả, nên biết người ỷ lại thân này, chínhlà được cái vui trong chốc lát. Ðây là tâm ngu ngốc, chẳngphải điều người trí tuệ quí. Thế nên Trưởng giả, tuythân có bệnh hãy khiến tâm không bệnh. Như thế, Trưởnggiả, hãy học điều này!

Bấygiờ Trưởng giả nghe lời nói như thế liền từ chỗ ngồiđứng dậy cúi lạy Thế Tôn rồi lui ra.

Bấygiờ Trưởng giả lại nghĩ: 'Nay ta có thể đến hỏi Tôngiả Xá-lợi-phất nghĩa này'.

Tôngiả Xá-lợi-phất đang ngồi dưới gốc cây cách đó khôngxa. Bấy giờ Na-ưu-la-công đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất,quỳ lạy rồi ngồi một bên.

Tôngiả Xá-lợi-phất bèn hỏi Trưởng giả:

- Nhanmạo Ông vui hòa, các căn tịch tĩnh ắt có lý do. Này trưởnggiả, chắc Ông đã nghe Phật nói pháp phải không?

Trưởnggiả bạch Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Thếnào Tôn giả Xá-lợi-phất? Làm sao nhan mạo không vui vẻ được?Vì sao thế? Vì tôi được Thế Tôn đem pháp cam lồ tướirót vào lòng.

Trưởnggiả đáp tiếp:

- Tôngiả Xá-lợi-phất, tôi đến chỗ Thế Tôn quỳ lạy rồingồi một bên. Bấy giờ tôi bạch Thế Tôn; 'Con tuổi giàsức yếu hằng ốm bệnh tật, khổ đau rất nhiều không thểtính kể, cúi mong Thế Tôn, phân biệt thân này khiến khắpchúng sanh đạt được an ổn'. Bấy giờ Thế Tôn bảo tôirằng: 'Ðúng vậy Trưởng giả! Thân này có nhiều suy mònđau khổ, chỉ có lớp da mỏng che đậy bên ngoài. Trưởnggiả nên biết, người nương cậy thân này, chính có thểvui chốc lát mà chẳng biết bị khổ vô lượng lâu dài. Thếnên, Trưởng giả, thân này tuy có hoạn nạn, nên khiến chotâm đừng lo hoạn. Như thế Trưởng giả, nên học điềunày'. Thế Tôn dùng pháp cam lộ này tưới rót cho tôi.

Tôngiả Xá-lợi-phất nói:

- Thếnào Trưởng giả? Sao không hỏi lại Thế Tôn nghĩa này: Thếnào là thân có hoạn mà tâm không hoạn? Thế nào là thâncó bệnh, tâm không bệnh?

Trưởnggiả bạch Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Thậtsự tôi đã không đem việc này hỏi lại Thế Tôn là thâncó hoạn, tâm không hoạn; thân có bệnh, tâm không bệnh. Tôngiả Xá-lợi-phất! Tôn giả chắc rõ việc này, mong phân biệtđầy đủ cho.

Tôngiả Xá-lợi-phất nói:

- Hãylắng nghe, lắng nghe và khéo suy nghĩ! Ta sẽ giảng rộng nghĩanày cho Ông.

- Xinvâng, Tôn giả Xá-lợi-phất.

Trưởnggiả vâng lời dạy rồi, Tôn giả Xá-lợi-phất bảo Ông ta:

- Ởđây, Trưởng giả! Người phàm phu chẳng gặp Thánh nhân,chẳng được Thánh giáo, chẳng theo sự dạy dỗ này, cũngchẳng gặp Thiện tri thức, chẳng theo hầu Thiện tri thức,họ chấp sắc là ngã, sắc là của ngã, ngã là của sắc,trong sắc có ngã, trong ngã có sắc, sắc kia sắc ta hội họpmột chỗ. Sắc kia sắc ta đã hội họp một chỗ rồi, sắcliền bại hoại, dời đổi chẳng dừng, trong đó lại khởisầu lo khổ, não; cũng vậy đối với thọ, tưởng, hành thứcđều quán ngã có thức, trong thức có ngã, trong ngã có thức,thức kia thức ta hội họp một chỗ. Thức kia thức ta đãhọp một chỗ rồi, thức liền bại hoại, dời đổi chẳngdừng, trong đó lại khởi sầu, lo, khổ, não. Như thế Trưởnggiả, thân cũng có hoạn, tâm cũng có hoạn.

Trưởnggiả hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất:

- Thếnào là thân có hoạn, tâm không có hoạn?

Tôngiả Xá-lợi-phất nói:

- Ởđây, Trưởng giả! Ðệ tử bậc Hiền Thánh thừa sự ThánhHiền, tu hành cấm pháp, theo hầu Thiện tri thức, thân cậnThiện tri thức. Người đó không quán ngã có sắc, chẳngthấy trong sắc có ngã, trong ngã có sắc, chẳng thấy sắclà của ngã, ngã là của sắc. Sắc kia dời chuyển chẳngdừng. Sắc kia đã chuyển đổi, chẳng sanh hoạn sầu, lo,khổ, não theo sắc, cũng lại không thấy thọ, tưởng, hànhthức; chẳng thấy trong thức có ngã, trong ngã có thức, cũngchẳng thấy thức là của ngã, cũng chẳng thấy ngã là củathức. Thức kia thức ngã đã hội một chỗ, thức liền bạihoại, trong đây không khởi buồn, lo, khổ, não. Như vậy Trưởnggiả! Thân có hoạn mà tâm không hoạn. Thế nên Trưởng giả,hãy học tập như thế, trừ thân bỏ tâm, cũng không nhiễmtrước. Này Trưởng giả, nên học điều này.

Bấygiờ Na-ưu-la-công nghe Xá-lợi-phất dạy xong, vui vẻ vânglàm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn thuyết pháp cho vài ngàn muôn chúng vây quanhtrước sau. Lúc đó Bà-la-môn Giang Trắc thân gánh một gánhnặng đến chỗ Thế Tôn, đến rồi đặt gánh xuống đếnmột bên Thế Tôn, và đứng lặng yên. Bấy giờ Bà-la-mônđó suy nghĩ thế này: 'Hôm nay Sa-môn Cù-đàm vì mấy ngànmuôn chúng vây quanh trước sau mà thuyết pháp. Ta nay thanh tịnhkhông khác gì Sa-môn Cù-đàm. Vì sao thế? Sa-môn Cù-đàm ănlúa gạo tốt, các thứ ngon lành. Nay ta ăn quả trái để tựnuôi mạng sống'.

Bấygiờ Thế Tôn đã biết tâm niệm Bà-la-môn liền bảo cácTỳ-kheo:

- Nếucó chúng sanh đem hai mươi mốt kiết làm dính mắc tâm, nênbiết người đó ắt đọa đường ác chẳng sanh cõi lành.Thế nào là hai mươi mốt kiết? Ðó là sân tâm kiết, nhuếhại tâm kiết, thùy miên tâm kiết, điều hý tâm kiết, nghitâm kiết, nộ tâm kiết, kỵ tâm kiết, não tâm kiết, tậttâm kiết, tắng tâm kiết, vô tàm tâm kiết, vô quý tâm kiết,huyễn tâm kiết, gian tâm kiết, ngụy tâm kiết, tranh tâm kiết,kiêu tâm kiết, mạn tâm kiết, đố tâm kiết, tăng thượngmạn tâm kiết, tham tâm kiết. Này các Tỳ-kheo, nếu ngườicó hai mươi mốt kiết làm dính mắc tâm này, nên biết ngườiđó ắt đọa đường ác chẳng sanh cõi lành. Ví như áo lôngdạ trắng mới, lâu ngày cũ nát có nhiều bụi bặm, ý muốnnhuộm thành màu xanh, vàng, đỏ, đen trọn chẳng thành được.Vì sao? Vì có bụi bặm. Như thế, này Tỳ-kheo, nếu có ngườiđem hai mươi mốt kiết làm dính mắc tâm này, hãy quán ngườinày ắt đọa đường ác chẳng sanh cõi lành. Nếu lại cóngười không có hai mươi mốt kiết làm dính mắc tâm này,nên biết người đó ắt sanh lên trời, không rơi trong địangục; ví như dạ trắng sạch, mới tùy ý muốn nhuộm màunào: xanh, vàng, đỏ, đen ắt thành màu đó, trọn chẳng bạihoại. Vì sao như thế? Vì nó sạch vậy. Ðây cũng như thế,ai không có hai mươi mốt kiết này làm dính mắc tâm bên biếtngười này ắt sanh lên Trời, không rơi đường ác. Nếu bậcHiền Thánh kia khởi sân nhuế tâm kiết, quán rồi liền cóthể dừng được; khởi nhuế hại tâm kiết, khởi thùy miêntâm kiết, khởi điều hý tâm kiết, khởi nghi tâm kiết, khởinộ tâm kiết, khởi kỵ tâm kiết, khởi não tâm kiết, khởitắng tâm kiết, khởi vô tàm tâm kiết, khởi vô úy tâm kiết,khởi huyễn tâm kiết, khởi gian tâm kiết, khởi ngụy tâmkiết, khởi tranh tâm kiết, khởi kiêu tâm kiết, khởi mạntâm kiết, khởi đố tâm kiết, khởi tâm thượng mạn tâmkiết, khởi tham tâm kiết. Nếu bậc Hiền Thánh kia không sân,không nhuế, không có ngu hoặc; tâm ý vui hòa, dùng tâm từrải khắp một phương mà tự vui thú: phương thứ hai, phươngthứ ba, phương thứ tư cũng lại như thế; bốn phía trên,dưới, đối với một trong tất cả cũng thế. Tất cả thếgian vô hạn vô lượng không thể tính kể; tâm không giậndữ mà tự du hí, tâm từ này rải khắp trong đó, đượchoan hỉ rồi, tâm ý liền chính.

Lạidùng tâm bi rải khắp một phương mà tự vui thú phương thứhai, phương thứ ba, phương thứ tư cũng lại như thế; bốnphía trên, dưới, một trong tất cả cũng vậy. Tất cả thếgian dùng vô lượng, vô hạn cũng không thể tính kể; tâmkhông giận dữ mà tự du hí, đem tâm bi rải khắp trong đó,được hoan hỉ rồi, tâm ý liền chính.

Lạidùng tâm hỉ rải khắp một phương mà tự vui thú; phươngthứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư cũng vậy; bốn phía,trên, dưới, một trong tất cả cũng vậy. Tất cả thế giandùng vô lượng, vô hạn không thể tính kể; tâm không giậndữ mà tự du hí, dùng tâm hỉ này rải khắp trong đó, đượchoan hỉ rồi, tâm ý liền chính.

Lạidùng tâm xả (hộ) rải khắp một phương mà tự vui thú; phươngthứ hai, phương thứ ba, phương thứ tư cũng vậy; bốn phía,trên, dưới, một trong tất cả cũng vậy. Tất cả thế giandùng vô lượng, vô hạn không thể tính kể; tâm không giậndữ mà tự du hí, đem tâm hỉ này tràn khắp trong đó, đượchoan hỉ rồi, tâm ý liền chính.

Lạiđối với Như Lai thành tựu tín căn, căn bản không dời,dựng cờ cao hiển không thể di động. Chư Thiên, Long Thần,A-tu-la, Sa-môn, Bà-la-môn hoặc Người đời, trong đây đượchoan hỉ, tâm ý liền chính. Ðây là Như Lai Chí Chân ÐẳngChánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô ThượngSĩ, Ðạo PHáp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, trong đâyđược hoan hỉ, tâm ý liền chính.

Cũnglại thành tựu đối với pháp. Pháp của Như Lai rất là thanhtịnh, không thể dời đổi, được người yêu kính. Như vậyngười trí nên quán điều này, liền ở trong đó được hoanhỉ, tâm ý liền chính.

Cũnglại thành tựu đối với chúng. Thánh chúng của Như Lai rấtlà thanh tịnh, tánh hạnh thuần hòa, pháp pháp thành tựu,giới thành tựu, tam-muội thành tựu, trí tuệ thành tựu,giải thoát kiến tuệ thành tựu. Thánh chúng gồm bốn đôitám bậc. Ðây là Thánh chúng của Như Lai, đáng yêu, đángquý, thật đáng thừa sự, trong đây được hoan hỷ, tâm ýliền chính.

Ngườiấy lại dùng tam-muội này, tâm được thanh tịnh không cóvết nhơ. Các kiết liền dứt sạch, cũng không nhiễm ô, tánhhạnh nhu nhuyến, có được thần thông, liền tự biết đượcviệc của vô lượng đời trước. Từ nơi nào đến đềubiết hết, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, nămđời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươiđời, năm mươi đời, trăm đời, ngàn đời, trăm ngàn đời;kiếp thành bại, kiếp không thành, hoại, vô số kiếp thành,hoại, vô số kiếp không thành, hoại. 'Ta từng ở chỗ kia,tự là gì, tên gì, họ gì, sanh như thế, ăn như thế, chịukhổ vui như thế, thọ mạng ngắn hay dài. Từ chỗ kia chếtsanh ở đây.' Như thế tự biết việc vô số kiếp trước.

Lạido tam-muội này, tâm thanh tịnh không có vết nhơ, biết tâmchúng sanh nghĩ việc gì. Người đó lại dùng Thiên nhãn xemcó người sanh, có người chết, sắc đẹp, sắc xấu, đườnglành, đường ác, hoặc tốt hoặc xấu tùy hạnh của chúngsanh, đã tạo quả báo thảy đều biết hết. Hoặc có chúngsanh thân làm ác, miệng làm ác, tâm làm ác, phỉ báng HiềnThánh, tạo hạnh tà kiến, thân hoại mạng chung sanh trong bađường ác, trong địa ngục. Hoặc lại có chúng sanh thânlàm thiện, miệng nói thiện, tâm nghĩ thiện, không phỉ bángHiền Thánh, chánh kiến không có tà kiến, thân hoại mạngchung sanh chỗ lành, lên Trời. Ðó là thiên nhãn thanh tịnhxem các loài chúng sanh, có người sanh, có người chết, sắcđẹp, sắc xấu, đường lành, đường ác, hoặc tốt, hoặcxấu tùy hạnh chúng sanh, quả báo tạo ra thảy đều biếthết.

Ngườiđó lại dùng tam-muội này, tâm thanh tịnh không vết nhơ,không có kiết sử, tâm tánh nhu nhuyến được thần thông.Lại dùng lậu tận thông mà tự vui thú. Người đó quán khổnày, biết như thực. Lại quán khổ tập, lại quán khổ tận,lại quán khổ xuất yếu, biết như thực. Người đó quánnhư thế xong, tâm dục lậu được giải thoát, tâm hữu lậu,tâm vô minh lậu được giải thoát. Ðược giải thoát rồiliền được trí giải thoát: 'Sanh tử đã dứt, Phạm hạnhđã lập, việc phải làm đã làm xong, không còn thọ thânsau nữa', biết như thực.

Nhưthế, này Tỳ-kheo, bậc Hiền Thành tâm được giải thoát,tuy có ăn cao lương mỹ vị, các thứ ngon lành nhiều như Tu-dicũng trọn không tội. Vì sao? Vì không dục ái, đã dứt sạchdục ái vậy; vì không sân, đã dứt sân vậy, vì không ngusi, đã dứt ngu si vậy. Ðây là Tỳ-kheo ở trong Tỳ-kheo, đãtắm rửa sạch sẽ hoàn toàn bên trong.

Bấygiờ Bà-la-môn ở cạnh bờ sông bạch Thế Tôn rằng:

- Sa-mônCù-đàm có thể đến bên sông Tôn-đà-la tắm rửa.

ThếTôn bảo rằng:

- Thếnào Bà-la-môn, sao gọi đó là nước sông Tôn-đà-la?

Bà-la-mônbạch Thế Tôn:

- Nướcsông Tôn-đà-la, phước của nó rất thâm sâu, là ánh sángcủa đời. Nếu có nhân vật nào tắm tại nước sông đó,tất cả các ác đều trừ sạch cả.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Thânnày vố số kiếp,
Từngđến tắm sông kia,
Vàcác ao vũng nhỏ,
Khôngđâu không trải khắp.
Ngườingu thường thích đó,
Mờám không thanh tịnh,
Tộicũ đầy trong thân,
Sôngkia sao cứu được.
Ngườitịnh thường an lạc,
Ngườigiữ giới cũng vậy,
Ngườisạch làm hạnh sạch,
Kìanguyện tất quả thành,
Hộtrì, không chấp thủ
Hànhtừ không sát sanh,
Giữthành thật không dối,
Tâmbi không tăng giảm.
NayÔng tắm ở đây,
Ắtđược chỗ an ổn,
Sôngkia đến chỗ nào,
Nhưmù nhảy vào tối.

Bấygiờ Bà-la-môn bạch Thế Tôn:

- Thậtđầy đủ, thật đầy đủ! Thưa Cù-đàm! Ví như người gùđược thẳng, người tối được sáng, người mê đượcthấy đường, như đèn sáng trong nhà tối, làm con mắt chongười không mắt. Như vậy, Sa-môn Cù-đàm đã dùng vô sốphương tiện thuyết diệu pháp này. Nguyện xin cho con hànhđạo.

Bấygiờ Bà-la-môn ở cạnh bờ sông liền được nhập đạo,thọ giới cụ túc. Cũng như người nào có tâm xuất gia họcđạo, tu Phạm hạnh vô thượng mong đạt đến: 'Sanh tử đãdứt, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, khôngcòn thọ thân sau nữa', vị ấy như thực rõ biết. Lúc này,Tôn giả Tôn-đà-la-đế-lợi thành bậc A-la-hán.

Bấygiờ Tôn giả Tôn-đà-la-đế-lợi nghe Phật dạy xong, vui vẻvâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành la-duyệt, trong núi Kỳ-xà-quật cùng chúngđại Tỳ-kheo năm trăm người.

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhân lúc trời đã về chiều liền đếnchỗ Thế Tôn, quỳ lạy rồi ngồi một bên. Bấy giờ Thích-đề-hoàn-nhânliền dùng kệ tụng hỏi nghĩa Như Lai:

Haythuyết, hay tuyên bố,
Vượtdòng thành vô lậu,
Ðểqua vực sanh tử,
Nayhỏi nghĩa Cù-đàm.
Conquán chúng sanh này,
Việctạo nghiệp phước đức,
Tạocác hạnh dường ấy,
Thíai, phước tối tôn?
Naycon tại Linh Thứu,
Xinmong giảng nghĩa này,
Biếtý thú của Ngài,
Cũngvì người thí nói.
Bấygiờ Thế Tôn dùng kệ đáp:
Bốnđường tạo phước khm
Bốnquả đầy đủ thánh,
Cácngười học được vết,
Nêntin phụng pháp này.
Khôngdục cũng không giận,
Hếtsi thành vô lậu,
Vượthết tất cả vực,
Thíkia thành quả lớn.
Cácloại chúng sanh này,
Chỗtạo nghiệp phước đức,
Tạohạnh bao nhiêu thứ,
ThíTăng, được phước nhiều,
Chúngnày độ vô lượng,
Nhưbiển xuất trân bảo,
Thánhchúng cũng như vậy,
Diễnpháp tuệ quang minh.
Cù-đàmchỗ lành kia,
Ngườihay thí chúng Tăng,
Ðượcphước không thể kể,
Bậctối thắng đã nói.

KhiThích-đề-hoàn-nhân nghe Phật dạy xong, quỳ lạy Phật rồilui ra.

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhân nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành La-duyệt, trong núi Kỳ-xà-quật cùng vớichúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.

Bấygiờ Tôn giả Tu-bồ-đề, cũng tại thành Vương Xá, bên cạnhnúi Kỳ-xà-quật, làm riêng một thất lợp lá để tự thiềntư. Khi ấy, Tôn giả Tu-bồ-đề thân bị khổ hoạn rất trầmtrọng, liền nghĩ rằng: 'Các thống khổ của ta đây sanh ratừ đây, từ đâu diệt, rồi đi về đâu?'

Bấygiờ Tôn giả Tu-bồ-đề liền ở ngoài trời trải tọa cụ,chánh thân chánh ý, chuyên chú nhất tâm, ngồi kiết-già, suynghĩ các nhập, dục hại thống khổ.

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhân, biết ý nghĩ của Tôn giả Tu-bồ-đề,liền dùng kệ sai Ba-giá-tuần rằng:

Thiệnnghiệp, thoát trói buộc,
Ởtại núi Linh Thứu,
Naybị bịnh rất nặng,
Vuikhông, các căn định.
Mauđến thăm hỏi bịnh,
Sănsóc tôn thượng nhân,
Sẽthâu được phước lớn,
Trồngđức không gì hơn.

Ba-giá-tuầnđáp:

- Xinvâng, Tôn giả.

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhân đem năm trăm Thiên nhân và Ba-giá-tuần;ví như trong khoảng lực sĩ co duỗi cánh tay, liền biến mấtkhỏi cõi trời Ba mươi ba; hiện đến núi Linh Thứu, cáchTôn giả Tu-bồ-đề không xa, lại dùng kệ bảo Ba-giá-tuầnrằng:

NayÔng biết Thiện Nghiệp,
VuiThiền định tam-muội,
Tiếngnhu hòa thanh tịnh,
Naykhiến từ thiền dậy.

Ba-giá-tuầnđáp:

- Xinvâng!

Bấygiờ Ba-giá-tuần nghe lời Thích-đề-hoàn- nhân, liền đemđàn lưu ly đến trước Tu-bồ-đề, rồi dùng kệ này khenTu-bồ-đề rằng:

Kiếttận trọn vô dư,
Cácniệm không lầm lẫn,
Cáctrần cấu đếu dứt,
Nguyệnmau từ Thiền tỉnh.
Tâmdừng, qua sông hữu,
Hàngma độc các kiết,
Côngđức như biển lớn,
Nguyệnmau từ Ðịnh khởi.
Mắtsạch như hoa sen,
Cácuế trọn chẳng vướng,
Vôquy cùng tác quy,
KhôngĐịnh, hãy mau dậy.
Vượtbốn dòng vô vi.
Khéogiải không giả bệnh,
Ðểthoát nạn hữu vi,
Cúimong giờ Ðịnh tính (giác).
Nămtrăm trời ở trên,
Thíchchủ cũng thân đến,
Muốnhầu Thánh tôn nhan,
Giảikhông! Hãy mau dậy!

Bấygiờ Tôn giả Tu-bồ-đề liền từ tòa đứng dậy, rồi khenBa-giá-tuần rằng:

- Lànhthay! Ba-tuần! Nay tiếng Ông cùng tiếng đàn hòa, đàn cùngtiếng hòa, không khác. Mà tiếng đàn không rời tiếng ca,tiếng ca không rời tiếng đàn, hai việc hợp với nhau mớithành tiếng hay.

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhân liền đến chỗ Tôn giả Tu-bồ-đề,quỳ lạy rồi ngồi một bên. Lúc ấy, Thích-đề-hoàn-nhânbạch Tu-bồ-đề:

- NgàiThiện Nghiệp bị bịnh khổ có tăng giảm không? Nay thân nàybịnh từ đây sanh, từ thân sanh chăng, ý sanh chăng?

Bấygiờ Tôn giả Tu-bồ-đề bảo Thích-đế-hoàn-nhân rằng:

- Lànhthay, Câu Dực! Pháp pháp tự sanh, pháp pháp tự diệt; pháppháp cùng động, pháp pháp tự dừng. Ví như, này Câu Dực,có độc dược, lại có hại độc dược. Thiên Ðế Thích!Ðây cũng là thế, pháp pháp cùng loạn, pháp pháp tự dừng;pháp có thể sanh pháp, pháp đen dùng pháp trắng trị, pháptrắng dùng pháp đen trị. Thiên Ðế Thích! Người bịnh thamdục dùng bất tịnh trị, người bịnh sân giận dùng tâmtừ trị, người bịnh ngu si dùng trí tuệ trị. Như thế,này Thích-đế-hoàn-nhân, tất cả pháp có đều quy về không,không ngã, không nhân, không thọ, không mạng, không sĩ, khôngphu, không hình, không tượng, không nam, không nữ. Ví như,này Thích-đế-hoàn-nhân! Gió làm gãy đại thị cành lá xácxơ, mưa đá làm hại mầm, hoa quả vừa tốt không nước bịhéo, trời giáng mưa xuống nẩy mầm được tồn tại. Nhưthế, Thiên Ðế Thích! Pháp pháp cùng loạn, pháp pháp tựđịnh. Ta vốn bịnh hoạn đau khổ não. Hôm nay đã trừ khôngcòn hoạn khổ nữa.

Bấygiờ Thích-đế-hoàn-nhân bạch Tu-bồ-đề rằng:

- Tôicũng có sầu, lo, khổ, não. Nay nghe pháp này không còn sầu,lo nữa. Các việc bận rộn, muốn trở về Trời, việc mìnhcũng có và các việc Trời đều rất nhiều.

Tôngiả Tu-bồ-đề nói:

- Naychính là lúc nên đi.

Bấygiờ Thích-đế-hoàn-nhân liền từ chỗ ngồi đứng lên, quỳlạy Tôn giả Tu-bồ-đề, nhiễu ba vòng rồi đi.

Bấygiờ Tôn giả Tu-bồ-đề liền nói kệ:

Năngnhân nói lời này,
Cănbản đều đầy đủ,
Ngườitrí được an ổn,
Nghepháp dứt các bịnh.

Bấygiờ Thích-đế-hoàn-nhân nghe Tôn giả Tu-bồ-đề nói xong,vui vẻ vâng làm.

Diều-đạtvà hai kinh,
Davà Lợi-sư-la
Trúc-bác,Tôn-đà-lợi
ThiệnNghiệp, Thích-đế-hoàn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]