Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 13

16/12/201016:23(Xem: 8545)
Phần 13

KINH DUY MA CẬTGIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Phần 13

Ngài Văn Thùnói:

( Hãy gátviệc đó lại. Cư sĩ, cái bệnh ông có thể chịu nổi chăng? Ông trị liệu có bớt,không có thể tăng chăng?

Tôi đi thămbệnh ông mà nói chuyện xa vời quá. Thực tế thì gát chuyện đó lại. Bây giờ làchuyện thực tình là bệnh ông có nặng lắm không? Ông chịu nổi không? Và ông trịkiệu nó có giảm bới hay là nói tăng.

Thế Tôn âncần thăm hỏi ông vô cùng.

Thế Tôn rấtlà thương, thăm hỏi ông lắm. Đó là bổn phận sứ giả rồi đó.

Này cư sĩ!Bệnh ấy do nguyên nhân gì mà khởi? Bệnh sanh đã lâu chăng? Làm sao màhết?

Phải làm saocho hết? Bệnh đó sanh lâu chưa? Như vậy là ba câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất là nhânduyên gì mà sanh bệnh? Câu hỏi thứ hai, bệnh đó đã lâu chưa? Câu hỏi thứ ba làmsao cho hết bệnh đó? Ba câu hỏi để ông Duy Ma Cật trã lời.

Ông Duy MaCật nói:

( Từ si mà cóái, ắt là cái bệnh của tôi sanh.

Từ si mà cósai. Như vậy Ngài có si sao? Qua tới câu sau thì thấy rõ ý nghĩa này. Chỗ nàykhỏi cần giải thích để câu sau thấy.

Do tất cảchúng sanh bệnh cho nên tôi bệnh. Nếu tất cả chúng sanh được lành thì bệnh tôicũng lành.

Như vậy câumở đầu ông trả lời nghĩa là nguyên nhân bệnh là do si có ái sanh ra bệnh. Đó lànguyên nhân từ đâu sanh ra bệnh. Đó là nguyên nhân từ đâu sanh ra bệnh. Câu thứhai là bệnh đó bao lâu rồi. Đây nói tất cả chúng sanh có bệnh thì tôi có bệnh,không biết bệnh bao lâu. Rồi câu hỏi không biết bao lâu mà lành. Nói chừng nàolành thì Ngài nói chừng nào chúng sanh hết bệnh thì tôi lành bệnh. Như vật tómtắt trả lời ba câu hỏi rồi phải không? Bây giờ mới giải thích.

Vì cớ sao? BồTát vì chúng sanh nên vào sanh tử. Có sanh tử ắt là có bệnh.

Như vậy mớigiải thích tai sao có bệnh. Bồ Tát là vì chúng mà vào trong sanh tử, mà có sanhtử thì có bệnh. Đó là nguyên nhân bệnh. Như vậy có si, có ái tức là có sanh tử.Chúng sanh do si ái cho nên có sanh tử thì Ngài liền có bệnh. Ngài phải vàosanh tử cho nên Ngài có bệnh. Chớ không phải Ngài có si có ái. Bây giờ chúng tavào đây là chúng ta từ si và ái mà có trong sanh tử này. Bồ Tát thương chúng tanên đi vào trong sanh tử, mà đi vào trong sanh tử gọi nó là bệnh.

Nếu chúngsanh được lìa bệnh thì Bồ Tát cũng lại hết bệnh, cũng không bệnh.

Nếu chúngsanh hết trong sanh tử thì Bồ Tát còn vào trong sanh tử không? Đâu có còn. Vìvậy mà chúng sanh còn bệnh thì Bồ Tát còn bệnh. Chúng sanh hết bệnh thì Bồ Táthết bệnh.

Đây thí dụnhư ông Trưởng giả chỉ có một đứa con. Đứa con kia mắc bệnh thì cho mẹ cũngbệnh. Nếu đứa con kia bệnh được lành thì cha mẹ cũng lành. Bồ Tát cũng như thế,đối với chúng sanh yêu mến như con. Chúng sanh bệnh thì Bồ Tát bệnh. Chúng sanhbệnh lành thì Bồ Tát cũng lành.

Lại nói bệnhấy từ nhân duyên khởi.

Nhân duyênnào mà khởi thì Bồ Tát bệnh đó là do lòng đại bi mà khởi. Bởi vì bệnh là sanhtử. Mà tại sao có sanh tử, là vì lòng thương chúng sinh. Chúng sinh đang lănlộn trong sinh tử gọi là bệnh. Bồ Tát vì lòng từ bi mà đến trong sinh tử độchúng sanh nên gọi là Bồ Tát bệnh. Bồ Tát bệnh là do đại bi mà bệnh chớ khôngphải do tứ đại bất hòa mà bệnh. Không phải do phiền não mà bệnh. Như vậy ở đâychúng ta mới thấy ý nghĩa thâm trầm của Bồ Tát. Vậy Bồ Tát có nghĩ gì cho mìnhkhông? Bồ Tát đối với chúng sanh thương như thương cái gì? Thương như con. Bâygiờ những đứa con nào mà khôn ngoan, đứa con nào ngu ngốc thì phải thương làmsao? Nó khôn ngoan cũng thương mà mừng cho nó. Nó sẽ đỡ mau tỉnh. Đứa nào ngungốc cũng thương, thương mà tội nghiệp cho nó phải không? Nó ngu quá không biếtchừng nào nó tỉnh. Cũng thương hết chớ không có đứa nào ghét. Thành ra khi nòacó tâm ghét là tâm chúng sinh rồi, phải không? Còn nếu ai thực là tâm Bồ Tátthì người hay mình thương, người dở mình cũng thương, không có người nào mìnhghét hết.

Ở đây quí vịkiểm lại coi mình tâm Bồ Tát hay tâm chúng sinh? Dễ thấy quá. Miễn ai mình cũngthương, dù người đó có khó khăn mấy với mình, mình cũng thấy dễ thương. Thươnghọ lắm phải không? Vậy đó tâm cũa Bồ Tát là như vậy. Thành ra Bồ Tát sở dĩ bệnhvì chúng sinh bệnh. Chúng sinh còn sanh tử thì Bồ Tát phải vào trong sanh tử.Như vậy có muốn người nào vào trong sanh tử nữa đâu, phải không? Không muốn thìđâu có muốn ai bị những cảnh khổ. Bây giờ

Ngài Văn ThùSư Lợi nói:

( Này Cư sĩ,cái thất này vì sao mà trống không, không có thị giả?

Duy Ma Cậtnói:

( Cái cõinước chư Phật cũng lại đều không.

Lạihỏi:

( Vì sao màkhông?

Đáprằng:

( Bởi không,nên không.

( Không saodùng không? Hay không đâu cần không?

( Do khôngphân biệt không cho nên không.

( Không cóthể phân biệt sao?

( Phân biệtcũng không.

( Không, phảidùng cái gì mà cầu?

( Phải dùngtrong 62 kiến chấp mà cầu.

( 62 kiếnchấp phải dùng cái gì mà cầu.

( Phải ởtrong các pháp giải thoát của chư Phật, như Phật mà cầu.

( Pháp giảithoát của chư Phật phải dùng gì mà cầu?

( Phải ởtrong tất cả tâm chúng sinh, tâm hạnh chúng sinh mà cầu. Lại nhân giả hỏi rằngkhông có thị giả đó thì tất cả chúng ma và ngoại đạo đều là thị giả của tôi. Vìcớ sao? Chúng ma ưa sanh tử. Bồ Tát đối với sanh tử không có bỏ. Ngoại đạo thìưa các kiến chấp. Mà Bồ Tát đối với các kiến chấp chẳng động.

Như vậy đoạnlý luận nghe rất là thâm thúy. Đầu tiên là Ngài Văn Thù hỏi tại sao trong thấtcủa ông trống không, không có thị giả. Rồi ông Duy Ma Cật nói chẳng những thấttôi mà thất của chư Phật cũng đều trống không hà. Tại sao cõi nước chư Phậtcũng đều trống không? Bởi vì tất cả cõi chư Phật đều không có mọi kiến chấp,không có mọi phân biệt mới thành được Phật, mới thành giác ngộ. Cho nên cõi chưPhật nói là không.

Ông hỏi thếnào là không? Ôöng đáp rằng bởi không nên không. Không nên không thì nghe khóhiểu quá. Cho nên liền hỏi thêm câu, không thì đâu cần không. Đã không thì đâucần không mà nói do không nên không. Đáp rằng do không phân biệt không, cho nênkhông. Cái không này quí vị hiểu cho thật rõ, nói không mà thành không thì cáikhông ban đầu là cái không của nội tâm, do tâm không có phân biệt. Tâm khôngphân biệt cho nên nói tâm không. Như nói rằng: “Tâm không cập đệ qui” đó. Tâmkhông là không có niệm dấy lên phân biệt, gọi là tâm không. Mà tâm không chonên thấy ngoại cảnh nó không. Vì mình không phân biệt nên đối với ngoại cảnh dùcó mà không khởi phân biệt thì cũng như không. Cho nên nói do không mà không.Do không tức là trong tâm không phân biệt, cho nên ngoại cảnh cũng thành không.Vì vậy mà gọi là không không. Ông liền hỏi thêm cái không có thể phân biệtchăng? Ông đáp rằng phân biệt cũng không. Vì cái không thì còn gì phân biệt. Màvì không phân biệt nên cái không cũng là không. Cái phân biệt không và cáikhông cũng không. Như vậy cả hai đều không.

Lại hỏi cáikhông đó từ đâu mà tìm. Tức là tìm lý do để mà thấy không tất cả phân biệt. Ởđây nói phải từ 62 kiến chấp mà tìm. Nghĩa là còn nằm trong một cái kiến chấpnào thì chưa, phải không? Trong 62 kiến chấp mà không động không dính thìđó mới gọi là không. Muốn tìm cái không thì từ 62 kiến chấp mà ra. Mà tìm 62kiến chấp từ đâu. Đáp rằng phải từ trong pháp giải thoát của chư Phật mà dứt,chớ không đâu xa hết. Hay ở đâu mà tìm ra?

Lại hỏi phápgiải thoát của chư Phật từ đâu mà tìm. Bây giờ pháp giải thoát của chư Phật từđâu mà tìm. Chỉ thẳng từ nơi tâm hạnh của tất cả chúng sanh mà tìm. Trong tâmhạnh của tất cả chúng sanh mà tìm ra pháp giải thoát của Phật, quí vị thấy nhưvậy mình quí trọng pháp giải thoát của Phật. Mà pháp giải thoát bắt nguồn từđâu? Tâm hạnh của chúng sinh. Như vậy tâm hạnh mình có pháp giải thoát của Phậtkhông? Nó ra làm sao? Nếu con mắt thấy sắc mà không dính với sắc, đó là giảithoát. Như vậy ngay nơi tâm hạnh của mình mà có pháp giải thoát của Phật. Tainghe tiếng mà không mắc kẹt tiếng. Đó là giải thoát của Phật

Như vậy chotới cái tâm duyên với pháp mà không dính với pháp thì đó là pháp giải thoát củaPhật. Tất cả pháp giải thoát không có ở bên ngoài mà từ nơi tâm hạnh của chúngta mà ra. Tâm hạnh chúng ta biết tu, biết gỡ mợi cái dính mắc thì được giảithoát, chớ không tìm giải thoát ở đâu xa hết. Như vậy trả lời về cái không đórồi.

Bây giờ hỏitại sao không có thị giả đây. Giờ trả lời không thị giả. Nhân giả hỏi rằng tạisao không có thị giả đó, đây đáp rằng tất cả chúng ma và ngoại đạo là thị giảcủa tôi. Tại sao? Nói lý do nè! Vì chúng ma ưa sanh tử. Còn Bồ Tát đối với sanhtử không bỏ. Vì ưa sanh tử nó dẫn người đi trong sanh tử. Bồ Tát không bỏ sanhtử cho nên chúng ma là thị giả của tôi. Rồi ngoại đạo ưa có kiến chấp, Bồ Tátđối với các kiến chấp không động, cho nên ngoại đạo là thị giả của tôi. Như vậyma là thị giả của Ngài, ngoại đạo là thị giả của Ngài, vì Ngài không bỏ sanhtử, Ngài không đống đối với các kiến chấp. Không động nghĩa là làm sao? Nghĩalà 62 kiến chấp đó mình không có dẹp mà cũng không có kẹt, không có mắc, gọi làkhông động. Không động cho nên nó gần được với mình. vì vậy mà nói rằng nó làthị giả. Bây giờ Ngài Văn Thù hỏi thêm:

( Cư sĩ bệnhlà những tướng gì?

( Các bệnhcủa tôi không có hình, không có thể thấy.

Cái bệnh củaông là bệnh tướng gì? Thí dụ nói tôi nhức đầu, tôi đau bụng hay cái gì đó thìnó có tướng. Ngài trả lời bệnh tôi không có tướng, không thể thấy được.

Lạihỏi:

( Cái bệnhnày nó hợp với thân chăng? Nó hợp với tâm chăng? Bệnh đó là bệnh ngoài thân haylà bệnh trong tâm?

đáprằng:

( Không hợpvới thân mà vì thân tướng nó lìa hay là lìa thân tướng cũng chẳng hợp với tâmvì tâm như huyễn.

Vì thân thìtôi đã lìa thân tướng. Vì tâm thì tôi đã thấy tâm như huyễn. Cho nên nó khônghpự ở thân cũng không hợp ở tâm.

Lạihỏi:

( Địa đại,thủy đại, hỏa đại, không đại. Nơi tứ đại thì cái đại nào là bệnh?

( Cái bệnh ấykhoong phải địa đại cũng chẳng lìa địa đại. Thủy hỏa phong đại cũng lại nhưthế. các chúng sanh bệnh là từ tứ đại mà khởi. Do kia có bệnh cho nên tôibệnh.

Như vậy chúngsanh bệnh là từ tứ đại mà ra, phải không? Bây giờ chúng sanh bệnh thì tôi bệnh,cho nên bệnh tôi không từ tứ đại. Bởi vì sao? Vì tứ đại thì thật ra đấtcó bệnh không? Đất, nước, gió, lửa nó không bệnh. Nhưng mà vì họp lại rồi sanhbệnh. Cho nên đối với Ngài, Ngài thấy tứ đại không bệnh. Mà tứ đại không bệnhcho nên Ngài cũng không phải bệnh nhưng vì chúng sanh bệnh, chúng sanhi bệnh vìchấp tứ đại là thật cho nên thấy tứ đại khởi bệnh. Tứ đại khởi bệnh cho nên BồTát cũng bệnh là để nói bệnh của Ngài từ nơi chúng sanh mà có.

Khi ấy Bồ TátVăn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật:

( Bồ Tát nênlàm thế nào để an ủi những vị Bồ Tát bệnh?

Bây giờ BồTát bệnh, Bồ Tát khác đến thăm thì phải làm sao để an ủi họ. Những cái này phảihọc cho thật kỹ để lỡ có ai, huynh đệ mình làm Bồ Tát, rồi mình cũng được làmBồ Tát nữa, đi thăm nhau mình hỏi bệnh nhau cho nó hợp. Đây Ngài nói chuyện BồTát an ủi Bồ Tát bệnh.

Ông Duy MaCật mới nói:

( Nói thân vôthường mà không nói chán lìa thân.

Cái thứ nhấtlà tới thăm bệnh. Ờ! Thân này là vô thường. Thường thường theo Thanh Văn thấyvô thường thì chán, phải không? Nhưng Bồ Tát thấy thân vô thường mà không chánlìa thân. Đó là an ủi bệnh thứ nhất. Tại sao vậy? Nếu mình chán lìa thân thìđâu có vào sanh tử độ chúng sanh được. Biết thân là vô thường mà không chán lìanó. Nói thân có khổ mà không có ưa Niết Bàn. Nói thân này là khổ, mà thườngthường những hàng Thanh Văn thấy thân là khổ cho nên cầu Niết Bàn là vui. Bâygiờ nói thân này là khổ mà không cầu Niết Bàn. Vì cầu Niết Bàn mình được nhậprồi đâu cứu chúng sanh được, cho nên không cầu Niết Bàn. Đó là an ủi Bồ Tátbệnh.

Nói thân làvô ngã mà nói pháp để giáo hóa chúng sanh.

Vô ngã làkhông có ta thật mà luôn luôn nói pháp giáo hóa chúng sanh. Đó là an ủi BồTát.

Nói thân nàykhông tịch tức là rỗng lặng mà không nói cứu cánh tịch diệt.

Nói rỗng lặngnhưng không phải hoàn toàn rỗng không.

Nói phải hốinhững lỗi về trước mà không nói vào quá khứ.

Câu đó dễhiểu không? Nói rằng tất cả lỗi về trước của mình đó, mình nên hối cải, nênchừa bỏ mà không nói vào quá khứ. Thực có quá khứ bởi vì mà thời không thật màmói có quá khứ thật là chấp nhận ba thời thật sao. Biết những lỗi về trước mìnhphải hối cải như mà không có qú khứ thật. Đó là cái đặc biệt của Bồ Tát.

Do mình bệnhnên thương những người kia bệnh.

Tụi con phảihọc câu này cho thấu đó nha. Do mình bệnh nên thương những người kia bệnh. Mìnhthấy mình đau nó hành hạ thế nào, nó nhức nhối thế nào, rồi nhớ tới người kháckhi đau mình thương xót họ cũng như mình vậy. chúng ta có cái thật hay quên.Khi mình bệnh rên thôi là rên, khóc sướt mướt. Tới chừng người ta bệnh mình ngólơ. Cái tật đó thật là đáng trách. Nghĩa là khi mình bệnh, mình nhớ nó đau khổnhư thế nào, buồn bã như thế nào. Nghĩ tới người khác mình thương xót họ như làlúc mình đang bệnh. Vậy đó thì thế gian này đỡ khổ biết bao nhiêu. Còn cái nàymình bệnh thì hồi đó mình rên mình khóc. Tới phiên người ta bệnh mình ngó lơ thìcái đó thật là vô tình vô nghĩa. Đó là không thấy được, không cảm thông đượccái gì giữa mình với người hết.

Phải biết đờitrước (túc thế tức là đời trước) có vô số kiếp khổ mà phải nhớ nghĩ lợi ích chotất cả chúng sanh.

Phải nhớ rằngchúng ta từ đời trước tới giờ sinh ra tử lại không biết bao nhiêu kiếp, chịukhông biết bao nhiêu khổ. Bởi vậy chúng sanh còn đương lăn lộn đây. Chúng taphải ráng độ họ, ráng giải thoát cho họ để họ hết khổ. Chớ mình nghĩ mình đãđược cái giác, mình đã có khả năng thoát ly sanh tử khổ mà mình không thươngchúng sanh thì không được. Cho nên mình nghĩ khi mình đã có phương tiện, thoátly chúng khổ rồi thì phải nhớ rằng vô số kiếp về trước mình cũng khổ như họvậy. Cho nên bây giờ mình phát tâm độ tất cả chúng sanh để cho họ thoát ly cáikhổ đó.

Nhớ việc tuphước trước mà nghĩ tới tịnh mạng (cái mạng sống nó phải thanh tịnh), có sanhưu não.

Tức là mìnhnhớ rằng mình đã có công phu trước kia tu hành những phước đức. Mà trước đã cótu rồi cho nên ngày nay mình mới được tu. Ngày nay được tu rồi thì đời này rángsống cho được đời sống thanh tịnh. Đừng có ô uế, đừng có nhớp nhúa. Như vậythường thường bảo nhớ lại gốc trước của mình. cũng đừng sanh chuyện buồn rầu.Mấy đứa có buồn rầu không? Có. Xấu quá! Bởi vì nếu mình không có duyên lành đờitrước thì đời này làm sao gặp Phật pháp sớm như vầy. Vầy thì đời trước gieotrồng căn lành, đời nay mới được gặp Phật pháp sớm, thì mừng rằng mình đã cuatúc duyên lành. Tại sao lại buồn, tại sao lại chán, phải không? Buồn chán đó làcái tâm niệm rất là xấu, phủi bỏ những công lao trước của mình. Khi buồn chánlà lúc đó quên cái công lao trước của mình rồi. Thành ra nên tự mừng rằng túcduyên mình sâu dầy, cho nên đời nay gặp Phật pháp sớm. Những đứa nào 15, 17 màbiết được vào đạo rồi là càng mừng hơn nữa. Cười hoài. Mình có phước hơn mấycô. Mấy cô tới trễ hơn mình phải không? Chớ có đâu lại buồn. Như vâỵ đó làchuyện tu hành đạo đức nói mới sâu dầy chớ. Bởi vậy nên bảo mình phải nhớ cáitu phước đời trước của mình mà hiện tại đời sống mình ráng cho trong sạch. Đừngbuồn phiền mà phải thường tinh tấn. Phải làm hay sẽ làm y vương để trị bệnh chotất cả chúng sanh. Phaiẻ tuyên bố rằng mai kia ta làm ông vua thầy thuốc, đểtrị bệnh cho tất cả chúng sanh, mới được chớ. Phải có cái niệm, cái tâm hồnmạnh mẽ, như vậy sau này mới xứng đáng là Bồ Tát.

Bồ Tát nênnhư thế mà an ủi những Bồ Tát bệnh. Khiến cho những vị này được hoan hỉ.

Như vậy thìquí vị thuộc đoạn này há. Để mai chiều huynh đệ có bệnh, mình lại an ủi. Biếtđâu mai kia người ta cũng thọ giới Bồ Tát phải không? Thọ giới Bồ Tát thì ngườita cũng Bồ Tát rồi. Chớ đừng lại rồi vuốt ve nói huynh có nhớ nhà không? Huynhbệnh vậy mà muốn má thăm không? Đừng có hỏi những điều đó. Mà mình phải nóinhững điều cao siêu. Như vâỵ mới gọi là biết an ủi những vị Bồ Tát có bệnh. Chonên tụi con thấy chúng ta học đạo là học cái gương tốt, gương cao thượng củanhững vị Bồ Tát, chớ không phải chúng ta học những cái phàm tục. Vì vâỵ cái gìcao thượng chúng ta ráng.

Ngài Văn ThùSư Lợi nói:

( Này cư sĩ,Bồ Tát có bệnh thì làm sao mà hàng phục tâm, điều phục cái tâm kia.

Tức là tâmcủa của Bồ Tát kia bệnh. Như vậy chỗ này là chỗ tụi con phải học nữa. Hồi nãyhọc an ủi, bây giờ học điều phục mình. khi bệnh mình phải làm sao điều phục cáibệnh của mình đây.

Ông Duy MaCật nói:

( Bồ Tát cóbệnh nên khởi nghĩ thế này. Nay ta bệnh đây đều là từ đời trước. Vọng tưởngđiên đảo, do các phiền não mà sanh. Không có một pháp thật thì ai mà nhận bệnh.Vì cớ sao? Ai mà thọ bệnh này?

Đây là câuthứ nhất. Từ vô số đời trước rồi sanh ra các phiền não. Rồi các phiền não đósanh ra bệnh. Như vậy thì vọng tưởng điên đão sanh phiền não. Vọng tưởng, phiềnnão mấy cái đó thật không? Không thì bệnh có thật không? Cho nên không có cáipháp thật, cái bệnh thật. Như vậy lúc đó đau đầu, đau cổ gì đó cũng không cóđau thật, phải không? Cái đó là do cái gì/ tức là do vọng tưởng, phiền não,điên đảo từ vô số kiếp rồi mới sanh phiền não, sanh bệnh vậy.

Phiền não,vọng tưởng, điên đảo đều không thật thì cái bệnh đâu có thật. Bệnh không thậtmà rên là khóc làm gì. Vậy thì cai cái bệnh làm sao, nó hành làm sao, chơi vậy.Nó làm sao nó làm đừng thèm lệ thuộc vào nó. Khi nào đau tụi con lện thuộc nókhông? Như vậy mình biết cái trọng tâm phát khởi ra bệnh là do vọng tưởng điên đảo,do phiền não mà sanh thì vọng tưởng điên đảo, phiền não là không thật, bệnhkhông thật. Bệnh không thật thì ai là người chịu bệnh, là người đang đau đây.Đâu có ai thật mà đau. Như vậy mình thâý nó không thật thì tự nhiên bệnh khôngthật. Người chịu bệnh cũng không thật thì có gì đâu là bệnh. Đây mới giảithích.

Vì cớ sao? Vìtứ đại hiệp nên giả danh là thân.

Cái thân nàydo tứ đại hợp, giả danh tạm nói là thân.

Tứ đại hợp làkhông chủ thì thân cũng là vô ngã.

Vì tứ đại cáigì là chủ. Nó không có chủ nên thânn này vô ngã, thân này không chủ.

Lại cái bệnhnày khởi đều do chấp ngã mà ra. Thế nên nơi ngã không nên sanh châpstrước.

Cái ngã mìnhđừng sanh chấp trươc.

Đã biết cáigốc bệnh tức là trừ cái ngã tưởng và cái chúng sanh tưởng, phải khởi pháptưởng.

Mình biết cáigốc bệnh là do chấp ngã vì vậy phải trừ cái ngã tưởng và chúng sanh tưởng. Trừcái ngã tưởng là tưởng mình thật. Chúng sanh tưởng, tưởng người thật. Bây giờphải khởi pháp tưởng. Pháp tưởng là gì? Pháp tưởng đây nên khởi nghĩ thếnày.

Chỉ do cái pháp duyên hay là các pháp nếu hợp mà thành thân này. Chúnglà các pháp hợp thành thân này. Khởi chỉ là pháp khởi. Diệt chỉ là phápdiệt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]