Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm Thứ Tám: Đốn Tiệm

25/10/201014:56(Xem: 9091)
Phẩm Thứ Tám: Đốn Tiệm

KINH PHÁP BẢOĐÀN GIẢNG GIẢI
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu 1999 PL. 2543

PhẩmThứ Tám: Đốn Tiệm

DỊCH

Khi ấy Tổ ở chùaBảo Lâm tại Tào Khê, còn Thần Tú đại sư ở chùa Ngọc Tuyền tại Kinh Nam. Bấy giờhai tông thạnh hóa, người đều gọi là Nam Năng Bắc Tú nên có hai tông Nam Bắc,chia ra đốn tiệm, mà người học không biết tông thú. Tổ bảo chúng rằng:

Pháp vốn một tông,người có Nam Bắc, pháp tức là một thứ, thấy có mau và chậm. Sao gọi là đốntiệm? Pháp không có đốn tiệm, người có lợi căn, độn căn, nên gọi là đốn tiệm.

Nhưng đồ đệ của ngàiThần Tú thường chê Tổ sư Nam tông là không biết một chữ, có cái gì hay. Thần Túnói rằng:

Kia (Tổ Huệ Năng) đượcTrí vô sư, thâm ngộ được pháp thượng thừa, tôi không bằng vậy. Vả lại Thầy tôilà Ngũ Tổ, chính Ngài truyền y pháp, há lại suông ư? Tôi hận không thể đi xa đểthân cận, luống thọ ân Quốc vương, vậy những người các ông không nên kẹt ở đây,nên đến Tào Khê tham hỏi.

Một hôm Ngài sai đệ tửlà Chí Thành rằng:

Ông thông minh nhiềutrí, nên vì tôi mà đến Tào Khê nghe pháp, nếu nghe được điều gì, hết lòng ghilấy, trở về nói cho tôi nghe.

Chí Thành vâng mệnh đếnTào Khê, theo chúng tham thỉnh, không nói từ đâu đến. Khi ấy Lục Tổ bảo chúngrằng:

Ngày nay có người trộmpháp đang ẩn trong hội này.

Chí Thành liền ra lễbái và thưa đầy đủ việc của ông. Tổ bảo:

Ông từ Ngọc Tuyền lại nênlà kẻ do thám.

Chí Thành đáp: Khôngphải.

Tổ hỏi: Sao được khôngphải?

Chí Thành thưa:

Chưa nói là phải, đãthưa rồi là không phải.

Tổ bảo: Thầy ông dùngcái gì chỉ dạy chúng?

Chí Thành thưa:

Thường chỉ dạy Đạichúng trụ tâm quán tịnh, thường ngồi chẳng nằm.

Tổ bảo:

Trụ tâm quán tịnh làbệnh chớ không phải thiền, thường ngồi là câu chấp nơi thân, đối với lý có lợiích gì.

Hãy lắng nghe bài kệcủa tôi đây:

Khi sống ngồi không nằm,
Khi chết nằm không ngồi,
Vốn là đầu xương thúi,
Vì sao lập công khóa.

(Sanh lai tọa bất ngọa,
Tử khứ ngọa bất tọa,
Nguyên thị xú cốt đầu,
Hà vi lập công khóa.)

Chí Thành lại lễ báithưa rằng:

Đệ tử ở chỗ Đại sư ThầnTú, học đạo chín năm mà không được khế ngộ. Ngày nay nghe Hòa thượng nói mộtbài kệ liền khế ngộ được Bản tâm. Sanh tử là việc lớn, đệ tử xin Hòa thượng vìlòng đại bi chỉ dạy thêm.

Tổ bảo:

Tôi nghe Thầy ông dạyhọc nhân pháp giới định tuệ, chưa biết Thầy ông nói giới định tuệ, hành tướngnhư thế nào, ông vì tôi nói xem.

Chí Thành thưa:

Đại sư Thần Tú nói:“Các điều ác chớ làm gọi là giới, các điều thiện vâng làm gọi là tuệ, tự tịnh ýmình gọi là định.” Ngài Thần Tú nói như thế, chưa biết Hòa thượng lấy pháp gìdạy người?

Tổ bảo:

Nếu tôi nói có pháp chongười tức là nói dối ông, chỉ tùy phương mở trói, giả danh là tam-muội. NhưThầy ông nói giới định tuệ thật là không thể nghĩ bàn, nhưng chỗ thấy giới địnhtuệ của tôi lại khác.

Chí Thành thưa:

Giới định tuệ chỉ làmột thứ vì sao lại có khác?

Tổ bảo:

Thầy ông nói giới địnhtuệ là tiếp người Đại thừa, còn tôi nói giới định tuệ là tiếp người Tối thượngthừa, ngộ hiểu chẳng đồng, thấy có mau và chậm; ông nghe tôi nói cùng với kiađồng hay chăng? Tôi nói pháp chẳng lìa Tự tánh, lìa thể nói pháp thì gọi là nóitướng, Tự tánh thường mê, phải biết tất cả muôn pháp đều từ nơi Tự tánh khởi dụng,ấy là pháp Chân giới, Chân định, Chân tuệ, hãy lắng nghe tôi nói kệ đây:

Đất tâm không lỗi Tự tánh giới,
Đất tâm không si Tự tánh tuệ,
Đất tâm không loạn Tự tánh định.
Chẳng tăng chẳng giảm tự kim cang,
Thân đến thân đi vốn tam-muội.

(Tâm địa vô phi Tự tánh giới,
Tâm địa vô si Tự tánh tuệ,
Tâm địa vô loạn Tự tánh định,
Bất tăng bất giảm tự kim cang,
Thân khứ thân lai bản tam muội.)

Chí Thành nghe kệrồi hối tạ, mới trình một bài kệ:

Năm uẩn thân huyễn hóa,
Huyễn làm sao cứu kính,
Xoay lại tìm Chân như,
Pháp trở thành bất tịnh.

(Ngũ uẩn huyễn thân,
Huyễn hà cứu kính,
Hồi thú Chân như,
Pháp hoàn bất tịnh.)

Tổ liền ấn khả đó, lại bảo Chí Thành rằng:

Giới định tuệ của Thầy ông là khuyên dạy người tiểu căntiểu trí, còn giới định tuệ của tôi là dạy người đại căn đại trí. Nếu ngộ đượcTự tánh cũng chẳng lập Bồ-đề, Niết-bàn, cũng chẳng lập giải thoát tri kiến,không một pháp có thể được mới hay dựng lập muôn pháp. Nếu hiểu được ý này cũnggọi là thân Phật, cũng gọi là Bồ-đề Niết-bàn, cũng gọi là giải thoát tri kiến.Người thấy tánh lập cũng được, không lập cũng được, đi lại tự do, không bị trệngại, ứng dụng tùy việc làm, nói năng tùy đáp, khắp hiện Hóa thân, chẳng lìa Tựtánh, liền được tự tại thần thông, du hí tam-muội, ấy gọi là kiến tánh.

Chí Thành lại thưa:

Thế nào là nghĩa chẳnglập?

Tổ bảo:

Tự tánh không lỗi,không si, không loạn, niệm niệm Bát-nhã quán chiếu, thường lìa Pháp tướng, tựdo tự tại, dọc ngang trọn được, có gì nên lập? Tự tánh tự ngộ, đốn ngộ, đốn tucũng không thứ lớp, cho nên chẳng lập tất cả pháp. Các pháp là lặng lẽ, có thứlớp gì?

Chí Thành liền lễbái, nguyện làm người hầu hạ, sớm chiều không lười mỏi. Chí Thành là người TháiHòa Cát Châu.

]Tăng Chí Triệt, quê ở Giang Tây, họ Trương tên Hành Xương, thuở nhỏ là một hiệpkhách. Từ khi chia ra hai tông Nam Bắc, hai vị Tông chủ tuy quên bỉ ngã, nhưngđồ chúng tranh nhau khởi yêu ghét. Khi ấy đệ tử của Bắc tông tự lập ngài ThầnTú làm Tổ thứ sáu mà kỵ (vì) Lục Tổ được truyền y, mọi người đều nghe nên mớidạy Hành Xương đến ám sát Lục Tổ. Tổ tâm thông dự biết việc ấy nên liền để mườilượng vàng ở dưới tòa. Khi ấy ban đêm Hành Xương vào trong thất toan muốn hạiTổ, Tổ đưa cổ cho chém, Hành Xương liền vung kiếm chặt ba lần đều không thươngtổn. Tổ bảo:

Kiếm chánh chẳng tà,kiếm tà chẳng chánh, chỉ nợ vàng của ông, không nợ mạng của ông.

Hành Xương hoảng hốt téxỉu, giây lâu mới tỉnh, cầu xin sám hối, liền nguyện xuất gia. Tổ liền cho vàngbảo:

Ông hãy đi, e đồ chúngtrở lại hại ông, một ngày khác ông có thể đổi hình dáng mà trở lại, tôi sẽ nhậnông.

Hành Xương vâng lờidạy, giữa đêm trốn đi, sau theo Tăng xuất gia, thọ giới Cụ túc, tinh cần tu hành.Một hôm ông nhớ lại lời Tổ, từ xa đến lễ ra mắt Tổ. Tổ bảo:

Tôi nhớ ông đã lâu, saoông đến muộn vậy?

Hành Xương thưa:

Trước nhờ ơn Hòa thượngxá tội, ngày nay tuy xuất gia khổ hạnh, trọn khó đền đáp ân đức, đâu mong đượctruyền pháp độ sanh ư? Đệ tử thường xem kinh Niết-bàn, chưa hiểu được nghĩathường và vô thường, cúi xin Hòa thượng từ bi lược vì giải nói.

Tổ bảo:

Vô thường tức là Phậttánh, hữu thường tức là tâm phân biệt tất cả pháp thiện ác vậy.

Hành Xương thưa rằng:

Hòa thượng nói pháp rấttrái với văn kinh.

Tổ bảo:

Ta được truyền tâm ấncủa Phật, đâu dám trái với kinh Phật.

Hành Xương thưa:

Kinh nói Phật tánh làthường, Hòa thượng lại nói là vô thường, các pháp thiện ác cho đến tâm Bồ-đềđều là vô thường mà Hòa thượng lại nói là thường, đây tức trái nhau, khiến chohọc nhân càng thêm nghi ngờ.

Tổ bảo:

Kinh Niết-bàn thuở xưatôi có nghe Ni Vô Tận Tạng đọc một lần liền vì bà giảng nói, không có một chữ,một nghĩa nào không hiệp với văn kinh, cho đến vì ông nói cũng trọn không cóhai thuyết.

Hành Xương thưa:

Học nhân thức lượng cạntối, cúi mong Hòa thượng lượng theo mà từ bi khai thị.

Tổ bảo:

Ông biết chăng, Phậttánh nếu thường lại nói gì là các pháp thiện ác, cho đến cùng kiếp không có mộtngười phát tâm Bồ-đề, nên tôi nói là vô thường, mà chính là đạo Chân thường củaPhật nói. Lại tất cả pháp nếu là vô thường, tức mỗi vật đều có Tự tánh, dungthọ sanh tử mà tánh Chân thường có chỗ bất biến, nên tôi nói thường chính là Phậtnói nghĩa chân vô thường. Phật xưa vì phàm phu ngoại đạo chấp tà thường, còn cáchàng Nhị thừa thường mà chấp là vô thường, cọng thành tám thứ điên đảo, nêntrong giáo lý liễu nghĩa kinh Niết-bàn phá thiên kiến kia mà hiển bày Chânthường, Chân lạc, Chân ngã, Chân tịnh. Nay ông y theo lời nói mà trái vớinghĩa, dùng đoạn diệt vô thường và xác định cái tử thường mà lầm hiểu lời nóimầu nhiệm viên diệu tối hậu của Phật, dù có xem một ngàn biến kinh thì có lợiích gì?

Hành Xương bỗngnhiên đại ngộ, liền nói kệ rằng:

Vì giữ tâm vô thường,
Phật nói có tánh thường,
Không biết được phương tiện,
Như ao xuân mò gạch.
Nay tôi chẳng thi công,
Mà Phật tánh hiện tiền,
Không phải thầy trao cho,
Tôi cũng không sở đắc.

(Nhân thủ vô thường tâm,
Phật thuyết hữu thường tánh,
Bất tri phương tiện giả,
Du xuân trì thập lịch.
Ngã kim bất thi công,
Phật tánh nhi hiện tiền,
Phi sư tương thọ dữ,
Ngã diệc vô sở đắc.)

Tổ bảo:

Nay ông mới triệt vậy,nên đặt tên ông là Chí Triệt.

Chí Triệt lễ tạ mà lui.

]Có một chú bé tên là Thần Hội ở Tương Dương, con nhà họ Cao, mười ba tuổi, từchùa Ngọc Tuyền đến tham lễ.

Tổ hỏi:

Tri thức từ xa nhọcnhằn đến lại đem được cái gốc đến chăng? Nếu có gốc thì nên biết được Ông chủ,thử nói xem?

Thần Hội thưa:

Lấy vô trụ làm gốc,thấy tức là chủ.

Tổ bảo: Ông Sa-di nàyđâu nên nói như thế.

Thần Hội liền hỏi:

Hòa thượng tọa thiềnlại thấy hay chẳng thấy?

Tổ cầm gậy đánh ba gậyhỏi:

Tôi đánh ông đau haychẳng đau?

Thần Hội đáp: Cũng đaucũng không đau.

Tổ bảo: Tôi cũng thấycũng chẳng thấy.

Thần Hội hỏi:

Thế nào là cũng thấycũng chẳng thấy?

Tổ bảo:

Chỗ thấy của tôi thườngthấy những lỗi lầm nơi tâm mình, không thấy phải quấy tốt xấu của người khác,ấy do cũng thấy mà cũng chẳng thấy. Ông nói cũng đau cũng chẳng đau là thế nào?Nếu ông chẳng đau thì đồng như cây đá, nếu ông đau thì đồng với phàm phu, tứckhởi sân hận, ông về trước thấy và chẳng thấy là hai bên, đau chẳng đau là sanhdiệt, ông Tự tánh lại chẳng thấy mà dám đùa với người.

Thần Hội liền lễ báisám hối. Tổ lại nói:

Tâm ông nếu mê chẳngthấy thì hỏi Thiện tri thức để tìm đường, còn tâm ông nếu ngộ tức tự thấy tánh,y pháp tu hành, ông tự mê không thấy tâm mình, trở lại hỏi ta thấy cùng chẳngthấy. Ta thấy thì tự biết há thay cái mê cho ông, nếu ông tự thấy cũng chẳngthay được cái mê cho ta, sao chẳng tự biết tự thấy mà hỏi ta thấy cùng chẳngthấy.

Thần Hội lại lễ hơn mộttrăm lạy, xin sám hối tội lỗi rồi siêng năng hầu hạ bên cạnh không rời.

Một hôm Tổ bảo chúng:

Tôi có một vật khôngđầu, không đuôi, không danh, không tự, không lưng, không mặt, các người lại biếtchăng?

Thần Hội bước ra nóirằng:

Ấy là bản nguyên củachư Phật, là Phật tánh của Thần Hội.

Tổ bảo:

Tôi đã nói với ôngkhông danh không tự, ông liền gọi là bản nguyên, là Phật tánh, ông nhằm đi lấycỏ tranh che đầu, cũng chỉ thành cái hạng tông đồ của tri giải.

Sau khi Tổ diệtđộ, ngài Thần Hội vào Kinh Lạc, hoằng truyền pháp đốn giáo Tào Khê, viết quyểnHiển Tông Ký, thạnh hành ở đời, gọi là Thiền sư Hà Trạch.

Tổ thấy các tôngnạn vấn nhau, đều khởi tâm ác, phần nhiều nhóm ở dưới tòa của Tổ, Ngài thươngxót mới bảo rằng:

Người học đạo,tất cả niệm thiện, niệm ác nên phải dẹp sạch, không tên có thể gọi, ấy gọi làTự tánh, tánh không hai ấy gọi là Thật tánh, trên Thật tánh dựng lập tất cảgiáo môn, ngay lời nói liền phải tự thấy.

Các người nghe nói,thảy đều làm lễ, xin thờ Ngài làm thầy.

GIẢNG 1

CHÍTHÀNH

Khi ấy Tổ ở chùaBảo Lâm tại Tào Khê, còn Thần Tú đại sư ở chùa Ngọc Tuyền tại Kinh Nam. Bấy giờhai tông thạnh hóa, người đều gọi là Nam Năng Bắc Tú nên có hai tông Nam Bắc,chia ra đốn tiệm, mà người học không biết tông thú. Tổ bảo chúng rằng:

Pháp vốn một tông,người có Nam Bắc, pháp tức là một thứ, thấy có mau và chậm. Sao gọi là đốntiệm? Pháp không có đốn tiệm, người có lợi căn, độn căn, nên gọi là đốn tiệm.

Đến phẩm thứ tám nói vềđốn và tiệm.

Về tông thú tức về sự tuhành không có chia ra Nam Bắc, đốn tiệm. Đốn là nhanh, tiệm là chậm, là thứ lớp.Sở dĩ có thứ lớp là tại sao? Vì căn cơ của người, người thông minh nghe ít hiểunhiều, còn người tối tăm nghe nhiều hiểu ít; nghe nhiều hiểu ít phải tu từ từ,phải từ thấp đi lên lần lần. Còn người thông minh nghe liền hiểu, hiểu liền ứngdụng được thì đâu có từ từ, vì thế nói căn cơ lợi và độn; lợi căn tu nhanh, tiếnnhanh nên gọi là đốn, còn độn căn thì chậm nên gọi là tiệm, đốn tiệm chia ra làtại căn cơ người, chớ không phải tại pháp chia ra như thế.

Nhưng đồ đệ của ngàiThần Tú thường chê Tổ sư Nam tông là không biết một chữ, có cái gì hay.

Dưới ngài Thần Tú có ngườiđệ tử lớn là Phổ Tịch, kiêu ngạo, muốn làm Tổ thứ bảy, thành ra muốn đưa thầyông lên làm Tổ thứ sáu, nhưng thầy ông không được truyền y bát nên ông bực tứcnói Tổ Huệ Năng dốt không biết chữ, không có gì hay, chỉ thầy ông mới là giỏilà hay v.v.. xứng đáng làm Tổ, do đó mới sanh ra sự tranh chấp. Không phải ngườilớn tranh chấp, đó là đồ đệ ở dưới tranh chấp.

Thần Tú nói rằng:

Kia (Tổ Huệ Năng) được Trí vô sư, thâm ngộ được pháp thượng thừa, tôikhông bằng vậy. Vả lại Thầy tôi là Ngũ Tổ, chính Ngài truyền y pháp, há lạisuông ư?

Ngài Thần Tú thật rất tốt,chính Ngài nhận rằng Tổ Huệ Năng được Trí vô sư, còn Ngài học nhiều nhưng làTrí hữu sư, Tổ Huệ Năng đã thâm ngộ được pháp thượng thừa còn Ngài không bằng;và chính Ngũ Tổ truyền y bát cho Tổ Huệ Năng thì đâu phải là chuyện nói suông!Như vậy ông thầy thì hiểu, nhưng học trò vì ngô ngã nên sanh việc chia rẽ khinhchê.

Tôi hận không thể đi xađể thân cận, luống thọ ân Quốc vương, vậy những người các ông không nên kẹt ởđây,- tức là không nên ngưng trệ ở đây -nên đến Tào Khê tham hỏi.

Như vậy thì quá tốt, sánhvới hiện nay có ai bì nổi ngài Thần Tú không? Có ai dám bảo học trò đi nơi kháchọc không? Hay là bảo: “Thôi ở đây tôi dạy cho đủ rồi đi đâu làm chi, bỏ thầyđi là bất hiếu v.v...”

Một hôm Ngài sai đệ tửlà Chí Thành rằng:

Ông thông minh nhiềutrí, nên vì tôi mà đến Tào Khê nghe pháp, nếu nghe được điều gì, hết lòng ghilấy, trở về nói cho tôi nghe.

Chí Thành vâng mệnh đếnTào Khê, theo chúng tham thỉnh, không nói từ đâu đến.

Chí Thành đến Tào Khênhưng không có trình, không xin chi cả, cứ theo chúng vào học.

Khi ấy Lục Tổ bảo chúngrằng:

Ngày nay có người trộmpháp đang ẩn trong hội này.

Chí Thành liền ra lễbái và thưa đầy đủ việc của ông. Tổ bảo:

Ông từ Ngọc Tuyền lạinên là kẻ do thám.

Chí Thành đáp: Khôngphải.

Tổ hỏi: Sao được khôngphải?

Chí Thành thưa:

Chưa nói là phải, đãthưa rồi là không phải.

Tức là Ngài nói rõ đến màlàm thinh là ăn trộm, còn đã thưa trình rồi thì không còn là ăn trộm nữa.

Tổ bảo: Thầy ông dùngcái gì chỉ dạy chúng?

Chí Thành thưa:

Thường chỉ dạy đạichúng trụ tâm quán tịnh, thường ngồi chẳng nằm.

Trụ tâm quán tịnh làtrụ tâm lại và nhìn thấy chỗ lặng lẽ đó và thường ngồi thiền chớ không có nằm.

Tổ bảo:

Trụ tâm quán tịnh làbệnh chớ không phải thiền, thường ngồi là câu chấp nơi thân, đối với lý có lợiích gì.

Hãy lắng nghe bài kệcủa tôi đây:

Sanh lai tọa bất ngọa,
Tử khứ ngọa bất tọa,
Nguyên thị xú cốt đầu,
Hà vi lập công khóa.

Khi sống ngồi thiềnmãi không nằm, khi chết nằm luôn không ngồi, có ai chết rồi mà ngồi dậy không? Nhưvậy vốn là một khúc xương thúi, vì sao mà lập công khóa? Nằm và ngồi chẳng qualà xương sống dựng đứng lên hay nằm ngã xuống, dựng lên gọi là ngồi, ngã xuốnggọi là nằm. Như vậy nằm ngồi vốn là một khúc xương thúi, là cái hình thức, đâucó gì quan trọng mà lấy đó làm công phu tu hành. Tu hành là điểm nào nữa kia,chớ không phải hình thức đó, nhưng hiện nay thấy ai ngồi được nhiều thì thiênhạ phục lắm. Thế nên ở đây tuy dạy tu thiền nhưng ngồi tối đa là hai giờ rồixả, chớ không ngồi hoài vì chúng ta tu cũng phải có chút ít công khóa chừngmực, nhưng thật ra chủ tâm là làm sao ngộ được đạo, chớ không phải lấy việcngồi làm sở trường.

Chí Thành lại lễ báithưa rằng:

Đệ tử ở chỗ Đại sư ThầnTú, học đạo chín năm mà không được khế ngộ. Ngày nay nghe Hòa thượng nói mộtbài kệ liền khế ngộ được Bản tâm. Sanh tử là việc lớn, đệ tử xin Hòa thượng vìlòng đại bi chỉ dạy thêm.

Tổ bảo:

Tôi nghe Thầy ông dạyhọc nhân pháp giới định tuệ, chưa biết Thầy ông nói giới định tuệ, hành tướngnhư thế nào, ông vì tôi nói xem.

Chí Thành thưa:

Đại sư Thần Tú nói:“Các điều ác chớ làm gọi là giới, các điều thiện vâng làm gọi là tuệ, tự tịnh ýmình gọi là định.” Ngài Thần Tú nói như thế, chưa biết Hòa thượng lấy pháp gìdạy người?

Hiện nay thường trên láphái bằng chữ nho, chúng ta thấy có mấy câu: “Chưác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo.” Đây làbốn câu kệ của Phật Ca-diếp, đó là lời dạy chung của chư Phật. Ngài Thần Túcũng dạy chư ác mạc tác là giới, chúng thiện phụng hành là tuệ, vì có trí tuệmới biết điều thiện mà làm, tự tịnh kỳ ý là định.

Tổ bảo:

Nếu tôi nói có pháp chongười tức là nói dối ông, chỉ tùy phương mở trói, giả danh là tam-muội. NhưThầy ông nói giới định tuệ thật là không thể nghĩ bàn, nhưng chỗ thấy giới địnhtuệ của tôi lại khác.

Chí Thành thưa:

Giới định tuệ chỉ làmột thứ vì sao lại có khác?

Tổ bảo:

Thầy ông nói giới địnhtuệ là tiếp người Đại thừa, còn tôi nói giới định tuệ là tiếp người Tối thượng thừa,ngộ hiểu chẳng đồng, thấy có mau và chậm; ông nghe tôi nói cùng với kia đồnghay chăng? Tôi nói pháp chẳng lìa Tự tánh, lìa thể nói pháp thì gọi là nóitướng, Tự tánh thường mê, phải biết tất cả muôn pháp đều từ nơi Tự tánh khởidụng, ấy là pháp Chân giới, Chân định, Chân tuệ, hãy lắng nghe tôi nói kệ đây:

Tâm địa vô phi Tự tánh giới,
Tâm địa vô si Tự tánh tuệ,
Tâm địa vô loạn Tự tánh định,
Bất tăng bất giảm tự kim cang,
Thân khứ thân lai bản tam-muội.

Ngay nơi đất tâm mình màkhông có lỗi gọi là Tự tánh giới; đất tâm không si tức là ngay nơi Bản tâm mìnhmà hằng giác hằng liễu gọi là Tự tánh tuệ, chớ không phải vâng làm những điềulành mới là tuệ; ngay nơi tâm mình không loạn gọi là Tự tánh định. Ba điểm nàyđể tâm nghiệm xét thì thấy hai bên dạy khác nhau. Không làm các điều ác gọi là giới;làm các điều ác là thân làm, khẩu làm, thân và khẩu là tướng bên ngoài, ngoàithân hành động, miệng nói năng mới gọi là phạm, thân khẩu ngừa tránh làm nhữngđiều ác gọi là giới. Còn Tổ bảo: Ngay nơi tâm mình không dấy niệm ác đó làgiới, vừa dấy niệm ác thì đã phạm giới; thành ra một bên ở ngoài ngọn, một bênđi tận gốc. Thế nên nói kia là tướng, đây là tánh, rõ ràng như vậy. Vâng làmcác điều lành là tuệ, nói và làm những điều lành tức là hành động, cũng làtướng bên ngoài; lựa điều lành mà làm thì tuệ đó là tuệ của suy tư, của phánxét, tuệ của cái động bên ngoài; còn ngay trong tâm mình hằng liễu liễu thườngtri thì tuệ đó là sẵn ở trong tâm, đó mới thật là tuệ. Chúng ta thấy rõ một bênthuộc về tướng, một bên thuộc về tánh. Tướng là ở ngoài hành động, tánh là đi thẳngvào cội nguồn của tâm. Định của ngài Thần Tú dạy là trụ tâm quán tịnh để định, nhưvậy lấy cái lặng lẽ làm cảnh để quán, định đó có cảnh bị quán và người hayquán; còn ngay nơi tâm mình không dấy loạn đó là định thì định đó không cònnăng sở nữa. Như vậy chúng ta thấy Lục Tổ chỉ thẳng chỗ tột cùng, nên nói kiatiếp người Đại thừa, đây là tiếp người Tối thượng thừa. Tóm lại, người Đại thừalàm những điều lành, nói những điều lành, cứu giúp người, ví như nói bố thí,trì giới, nhẫn nhục v.v... nhưng vẫn còn là ở hình tướng, còn Tối thượng thừalà bất cứ điều gì cũng không lìa tâm tánh, ngay nơi tâm tánh mà ứng dụng tu,ngay nơi tâm tánh mà sống. Hiểu như thế mới không lầm lẫn, mới hiểu tại saoNgài nói Ngài là Tối thượng thừa, bên kia là Đại thừa, tức là thấp hơn Ngài mộtbậc. Thấp tại chỗ nào? Vì bên kia ở ngoài tướng, còn đây là ngay trong tâmtánh, pháp Tối thượng thừa là pháp chỉ thẳng tâm tánh.

“Chẳng tăng chẳng giảm tựkim cang”, Tự thể kim cang của mình là không thêm không bớt, vừa thêm vừa bớttức là có sai biệt, có biến động, còn thể đó như như, không tăng không giảm,gọi là kim cang. “Thân đến thân đi vốn tam-muội”, nếu nơi tâm mình hằng khôngthêm, không bớt, không động, không tịnh thì dù thân này tới lui qua lại nhưng vẫnở trong chánh định, chánh định đó không xuất không nhập. Trái lại nếu ngồi kềmmới được định, buông ra thì loạn, đó là có xuất có nhập, mà có xuất có nhập tứckhông phải là đại định.

Chí Thành nghe kệ rồihối tạ, mới trình một bài kệ:

Ngũ uẩn huyễn thân,
Huyễn hà cứu kính,
Hồi thú Chân như,
Pháp hoàn bất tịnh.

Như vậy nghe Tổ nói, ChíThành liền tỉnh ngộ. Nơi ngài Thần Tú, Chí Thành thấy Ngài dạy về hình thức,bắt ngồi nhiều, bắt làm lành và giữ không làm ác, tức là căn cứ trên thân ngũuẩn, nhưng thân ngũ uẩn là thân huyễn hóa, nếu y cứ vào thân huyễn hóa tu thìlàm sao được cứu kính? Nếu xoay lại để tìm Chân như thì pháp trở thành bấttịnh, quán để cầu tịnh thì tịnh đó mất rồi! Tóm lại, hai câu trên là căn cứ vàothân tướng mà tu nên chưa phải là cứu kính; hai câu sau là tìm Chân như, mà quántịnh thì trở thành bất tịnh. Như vậy là Chí Thành hiểu được ý của Lục Tổ, nênLục Tổ liền ấn khả.

Tổ liền ấn khả đó, lạibảo Chí Thành rằng:

Giới định tuệ của Thầyông là khuyên dạy người tiểu căn tiểu trí, còn giới định tuệ của tôi là dạyngười đại căn đại trí. Nếu ngộ được Tự tánh cũng chẳng lập Bồ-đề, Niết-bàn,cũng chẳng lập giải thoát tri kiến, không một pháp có thể được mới hay dựng lậpmuôn pháp. Nếu hiểu được ý này cũng gọi là thân Phật, cũng gọi là Bồ-đềNiết-bàn, cũng gọi là giải thoát tri kiến. Người thấy tánh lập cũng được, khônglập cũng được, đi lại tự do, không bị trệ ngại, ứng dụng tùy việc làm, nói năngtùy đáp, khắp hiện Hóa thân, chẳng lìa Tự tánh, liền được tự tại thần thông, duhí tam-muội, ấy gọi là kiến tánh.

Chí Thành lại thưa: Thếnào là nghĩa chẳng lập?

Tổ bảo:

Tự tánh không lỗi,không si, không loạn, niệm niệm Bát-nhã quán chiếu, thường lìa pháp tướng, tựdo tự tại, dọc ngang trọn được, có gì nên lập? Tự tánh tự ngộ, đốn ngộ, đốn tucũng không thứ lớp, cho nên chẳng lập tất cả pháp. Các pháp là lặng lẽ, có thứlớp gì?

Chúng ta thấy Tổ dạy thậtlà thấu đáo. Tôi nhắc lại để thấy điểm Tổ nói. Tổ bảo: Nếu ngộ Tự tánh mà tuthì không lập Bồ-đề, không lập Niết-bàn, không lập Chân như, giải thoát gì cả.Tại sao không lập? Vì ngay thể đó là như vậy, nó không có tên, bởi không tênnên không lập, nhưng vì tùy duyên muốn cho người ta hiểu nên lập Bồ-đề, Chânnhư, Niết-bàn, vì thế lập cũng được, không lập cũng được. Còn người học đạo khônghiểu cứ chấp theo danh từ Bồ-đề, Chân như, Niết-bàn, nghe Tổ nói cái đó khôngtên thì giật mình. Hiểu thì lập cũng được, không lập cũng được, còn không hiểu,quen lập rồi nay nghe nói chỗ đó không có Chân như, Niết-bàn, liền hoảng hốt sợtu đến đó không có gì cả. Nhưng không ngờ khi thấy được cái thật thì cái thậtđó nguyên là không tên, sở dĩ có tên là tùy duyên lập để cho người ta hiểuthôi, chớ đâu phải tên đó là thật! Cũng như mỗi người mang một cái tên, tên đólà do bản chất của mình mà thành hay là cái tên giả đặt bên ngoài? Tên là cáigiả đặt bên ngoài, còn bản chất là cái của mình. Khi nói đến ai nếu không nóitên, người ta thấy như khó hiểu, nên tên chỉ là giả danh để giản trạch người Akhác với người B, người C... Nghĩa là mỗi người khác nhau trên danh tự, chớ sựthật bản chất của mỗi người tự là như thế, không có tên. Hiểu như vậy chúng ta mớithấy chủ yếu của Tổ dạy là đi thẳng vào tâm tánh, người ngộ được tâm tánh thì lậpcũng được, không lập cũng được, còn không ngộ tâm tánh nghe nói tu không cầnBồ-đề thì hoảng sợ, vì không cần Bồ-đề thì tu làm chi, chớ không ngờ đến đượcchỗ đó rồi thì tên không còn quan trọng nữa. Người đến được chỗ đó thì đi lạitự do không bị trệ ngại, ứng dụng thì tùy tác, nếu ai hỏi gì liền đối đáp khôngcần phải suy nghĩ; nếu nhận được rồi thì không nói sai, còn chúng ta hiện nayvì không thấy, vì chưa nhận được, dù suy nghĩ để nói cho đúng nhưng rồi cũngsai. Tỉ dụ người ta hỏi “Tự tánh như thế nào”, chúng ta suy nghĩ một lúc rồinói “chắc Tự tánh như thế này, như thế kia v.v...” nhưng càng nói thì càng saivì chúng ta chưa thấy, còn người thấy rồi nói cách nào cũng được, có khi nạt,có khi hét, có khi đánh, làm thế nào cũng đúng cả. Hiểu như thế chúng ta mớithấy sự tự tại của chư Tổ.

Trở về Tự tánh rồi thì Tự tánhlà Bát-nhã, là không si, không loạn, không có lỗi, không kẹt với các tướng nênnói thường lìa pháp tướng, đạt đến đó thì tung hoành tự do. Như vậy là chỗ tu,không có gì là thứ lớp, ngay nơi đó là thể, không có dấy niệm xấu đó là giới,hằng sáng suốt đó là tuệ, hằng yên lặng đó là định, chớ không có thêm cái gìbên ngoài cả. Người tu thường nói tu phải đủ giới định tuệ, nếu chúng ta hướngvề Tự tánh thì Tự tánh đầy đủ giới định tuệ có thiếu sót gì đâu. Nhưng đa sốngười cứ lập giới tướng, cho đó là tối thượng mà quên ngay Bản tánh! Nếu ngườinào giữ suốt ngày không dấy niệm ác thì người đó có giữ giới chưa? Những giớitướng Phật chế ra đối với người đó là dư rồi! Nếu người đó hằng ngày, hằng giờhằng sáng suốt thì đó là tuệ; còn tâm họ hằng lặng lẽ, đi, đứng, nằm, ngồi vẫnlặng lẽ thì đó là định, đâu cần phải ngồi mới là định. Hiểu như thế chúng tamới thấy giới định tuệ sẵn nơi Bản tâm, người biết tu hướng về đó sống thì lúc nàocũng có đủ giới định tuệ. Trái lại người không biết cứ chạy theo giới tướng, màchạy theo giới tướng nếu có giới nào giữ không được thì sầu khổ. Tỉ dụ như giớigần nhất là Tỳ-kheo không rời ba y, giả sử có người cần đi đâu gấp, không kịpmang theo đủ ba lá y thì sầu khổ vì phạm giới mất y. Nếu hướng về giới tánh màsống, chúng ta thấy nhẹ nhàng thảnh thơi, nghĩa là luôn luôn giữ tâm không dấyniệm ác, đó là giữ giới, như vậy ai tu cũng được, xuất gia tại gia đều tu đượccả, vì thế Tổ bảo rằng tại gia, xuất gia đều tu được không phải đợi xuất giamới tu.

Chí Thành liền lễ bái,nguyện làm người hầu hạ, sớm chiều không lười mỏi. Chí Thành là người Thái HòaCát Châu.

Nghe được những lờidạy này, ngài Chí Thành ngộ, nên đảnh lễ Tổ một lần nữa và nguyện làm người hầuhạ sớm chiều không lười mỏi. Lúc này Ngài quên về trình lại thầy tức ngài ThầnTú.

GIẢNG 2

CHÍTRIỆT

Thiền sư ChíTriệt:

Tăng Chí Triệt, quê ởGiang Tây, họ Trương tên Hành Xương, thuở nhỏ là một hiệp khách. Từ khi chia rahai tông Nam Bắc, hai vị Tông chủ tuy quên bỉ ngã, nhưng đồ chúng tranh nhaukhởi yêu ghét. Khi ấy đệ tử của Bắc tông tự lập ngài Thần Tú làm Tổ thứ sáu màkỵ (vì) Lục Tổ được truyền y, mọi người đều nghe nên mới dạy Hành Xương đến ám sátLục Tổ.

Người tu mà cũng còn cónhững việc làm như vậy, giữ giới mà đi giết Tổ thì thế nào? Thế nên nhiều khiái pháp quá cũng thành bệnh nặng, tức là mình quí thầy của mình, muốn đưa thầymình lên, nhưng có ông thầy khác hơn thầy mình thì không bằng lòng, muốn giếtđi nên trở thành người ác, đó là tâm bệnh của người tu.

Tổ tâm thông dự biếtviệc ấy nên liền để mười lượng vàng ở dưới tòa. Khi ấy ban đêm Hành Xương vàotrong thất toan muốn hại Tổ, Tổ đưa cổ cho chém, Hành Xương liền vung kiếm chặtba lần đều không thương tổn. Tổ bảo:

Kiếm chánh chẳng tà,kiếm tà chẳng chánh, chỉ nợ vàng của ông, không nợ mạng của ông.

Hành Xương hoảng hốt téxỉu, giây lâu mới tỉnh, cầu xin sám hối, liền nguyện xuất gia. Tổ liền cho vàngbảo:

Ông hãy đi, e đồ chúngtrở lại hại ông, một ngày khác ông có thể đổi hình dáng mà trở lại, tôi sẽ nhậnông.

Thật lòng đại từ đại bikhông thể kể xiết! Nếu có ai hại chúng ta như vậy, mình không đánh đuổi đi làmay rồi. Đây Tổ còn đem cho vàng, bảo đi đi, khi nào đổi hình dáng trở lại Tổđộ cho. Sở dĩ Tổ từ bi như thế là do Ngài thấy được nguyên nhân, quả báo từ đờitrước nợ nần với nhau thế nào, Ngài thấy rõ không lầm nên dặn khi khác trở lại.

Hành Xương vâng lời dạy, giữa đêm trốn đi, sau theo Tăng xuất gia, thọgiới Cụ túc, tinh cần tu hành. Một hôm ông nhớ lại lời Tổ, từ xa đến lễ ra mắtTổ. Tổ bảo:

Tôi nhớ ông đã lâu, sao ông đến muộn vậy?

Lời này nếu không phải làThánh thì không nói được! Người hại mình khi trở lại cho mình độ thì lễ năm lầnmười lượt mình mới tiếp, chớ đâu có nói: Tôi trông ông đã lâu, sao ông đến muộnvậy? Thật là lòng đại bi không có giới hạn, dù người hại mình nhưng vẫn nhớ độ họkhông quên, đó mới thật là đại bi.

Hành Xương thưa:

Trước nhờ ơn Hòa thượngxá tội, ngày nay tuy xuất gia khổ hạnh, trọn khó đền đáp ân đức, đâu mong đượctruyền pháp độ sanh ư? Đệ tử thường xem kinh Niết-bàn, chưa hiểu được nghĩathường và vô thường, cúi xin Hòa thượng từ bi lược vì giải nói.

Tổ bảo:

Vô thường tức là Phật tánh,hữu thường tức là tâm phân biệt tất cả pháp thiện ác vậy.

Tổ nói như thế, aimà không nghi? Kinh Niết-bàn nói: Niết-bàn là thường, các pháp là vô thường,nhưng nay hỏi thì Tổ bảo Phật tánh là vô thường, còn tâm phân biệt tất cả pháp thiệnác là thường.

Hành Xương thưa rằng:

Hòa thượng nói pháp rấttrái với văn kinh.

Tổ bảo:

Ta được truyền tâm ấncủa Phật, đâu dám trái với kinh Phật.

Hành Xương thưa:

Kinh nói Phật tánh làthường, Hòa thượng lại nói là vô thường, các pháp thiện ác cho đến tâm Bồ-đềđều là vô thường mà Hòa thượng lại nói là thường, đây tức trái nhau, khiến chohọc nhân càng thêm nghi ngờ.

Tổ bảo:

Kinh Niết-bàn thuở xưatôi có nghe Ni Vô Tận Tạng đọc một lần liền vì bà giảng nói, không có một chữ,một nghĩa nào không hiệp với văn kinh, cho đến vì ông nói cũng trọn không cóhai thuyết.

Hành Xương thưa:

Học nhân thức lượng cạntối, cúi mong Hòa thượng lượng theo mà từ bi khai thị.

Tổ bảo:

Ông biết chăng, Phậttánh nếu thường lại nói gì là các pháp thiện ác, cho đến cùng kiếp không có mộtngười phát tâm Bồ-đề, nên tôi nói là vô thường, mà chính là đạo Chân thường củaPhật nói.

Nếu Phật tánh thường thìlàm sao nói các pháp từ Tự tánh sanh, Tự tánh tức là Phật tánh, nếu thường thì đâusanh các pháp. Nhưng nó sanh các pháp tức là vô thường, cho đến cùng kiếp khôngcó ai phát Bồ-đề tâm, có phát Bồ-đề tâm tức là vô thường, nghĩa là có ác rồimới phát tâm lành, nếu luôn lành thì có phát tâm lành chi nữa. Chúng ta thườngnói: tôi phát Bồ-đề tâm để học đạo, là vì trước không có nay mới có, như thế làvô thường chớ không phải thường. Nhưng Tổ lại bảo tiếp: “Tôi nói vô thường màchính là đạo Chân thường của Phật nói!” Chúng ta nên hiểu rằng Phật nói Phậttánh là thườnglà y cứ trên thểmà nói, còn Tổ nói vô thườnglà y cứ trên dụngmà nói. Hành Xương nghe trong kinh Niết-bàn nói thìquen chấp theo thể, nay ngược lại Tổ nói cái dụng cho ông thấy. Nói thể nóidụng là phương tiện, đâu có thật, đây là cái khéo của Tổ.

Lại tất cả pháp nếu làvô thường, tức mỗi vật đều có Tự tánh, dung thọ sanh tử mà tánh Chân thường cóchỗ bất biến, nên tôi nói thường chính là Phật nói nghĩa chân vô thường.

Ngài nói tất cả pháp nếuvô thường thì mỗi vật đều có Tự tánh, tuy là thọ nhận sanh tử, có biến hoạinhưng trong đó vẫn có một cái thường, vì có tánh thường mới hiện ra được. Chúngta có thể tạm ví dụ như làm thành bình, nồi, lò, lu v.v... là từ đất, như vậybình, lò, nồi, lu v.v... có hình, có tướng, có hình có tướng thì phải hoại,những hình tướng đó hoại rồi, đất có mất hay không? Tất cả hình tướng đó là vôthường nhưng đất là thường, dù khi chưa làm thành bình, đất vẫn là đất, khi tanrã cũng trở về đất, có đổi thay chi đâu, đổi thay chỉ là đổi hình tướng của nồilu v.v... Cũng vậy, tất cả pháp sanh ra, tuy hình tướng là vô thường nhưng thểcủa pháp có cái chân thường ở trong, vì vậy nên Ngài nói thẳng vào thể nó làthường.

Trong đoạn trước bàn vềPhật tánh, kinh nói Phật tánh là thường là đứng về thể, ngược lại đứng về dụngNgài nói Phật tánh là vô thường, vì nếu là thường tại sao có sanh thiện ác, cóphát Bồ-đề tâm v.v...? Nếu có sanh thiện ác, có phát Bồ-đề tâm tức là vôthường. Như vậy người ta chỉ nhận được cái thể trong kinh nói mà không nhậnđược cái dụng, nên Ngài lấy dụngđể cho người ta hiểu thể, thểdụng đối lập để phương tiện giáo hóa. Đến đoạn này người ta chấp trên tướng trêndụng là vô thường thì Ngài nói có tánh thường, đó là lối nói khéo của Ngài.

Phật xưa vì phàm phungoại đạo chấp tà thường, còn các hàng Nhị thừa thường mà chấp là vô thường,cọng thành tám thứ điên đảo, nên trong giáo lý liễu nghĩa kinh Niết-bàn pháthiên kiến kia mà hiển bày Chân thường, Chân lạc, Chân ngã, Chân tịnh. Nay ôngy theo lời nói mà trái với nghĩa, dùng đoạn diệt vô thường và xác định cái tửthường mà lầm hiểu lời nói mầu nhiệm viên diệu tối hậu của Phật, dù có xem một ngànbiến kinh thì có lợi ích gì?

Tôi giải thích rõ đoạnnày. Tổ bảo xưa đức Phật vì phàm phu và Nhị thừa chấp tám thứ điên đảo. Phàm phucó bốn điên đảo, đó là gì? Thân ngũ uẩn vô thường mà chấp là thường. Chúng tacó chấp nó là thường không? Nếu ai cũng biết thân này là vô thường thì đâu cóchấp thường. Nếu ai cũng thấy nó vô thường thì lúc nào cũng phải có niệm mạngsống chỉ trong hơi thở, nhưng chúng ta có thấy như vậy không? Chúng ta còn tínhkế trăm năm. Vì tính kế trăm năm nên chúng ta thấy nó là thường, nếu biết nó vôthường thì tính kế trăm năm làm gì. Trên lý, nghe Phật nói vô thường chúng tacũng hiểu vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta vẫn tính kế lâu dài, tính nămnay làm việc gì, năm tới, năm tới nữa làm việc gì v.v... như thế là chúng tađâu thấy nó vô thường. Thế nên thấy dường như chúng ta không chấp, nhưng sựthật chúng ta luôn luôn chấp thân là thường. Thân vô thường mà chấp là thường,đó là cái điên đảo thứ nhất.

Đã là vô thường tứclà đổi thay, là bại hoại nên gọi là khổ, nhưng chúng ta lại thấy lúc nào cũng vui,nên mở miệng ra là nói hạnh phúc v.v... Hãy kiểm lại xem một ngày chúng ta vuiđược bao nhiêu giờ? Độ vài tiếng đồng hồ! Vì là vô thường nên gốc là khổ, khôngphải vui mà chúng ta lại tưởng là vui, khổ mà tưởng là lạc, đó là cái điên đảothứ hai.

Thân này nhơ nhớp nhưngchúng ta có nghĩ nó nhơ nhớp đâu. Có ai lúc nào cũng nhớ thân mình nhơ nhớpkhông? Tắm rửa, chải đầu v.v... thấy mình cũng đẹp cũng sạch sẽ, nếu ai chêmình dơ, hôi hám... là nổi giận liền. Nếu biết mình dơ thì người chê mình dơ,mình đâu có giận. Trong nhà Phật thường nói thất khiếu cửu huyệt tức là bảy lỗhoặc chín lỗ thường rịn ra những chất, những chất đó sạch không? Rịn ra mũi, nướcmũi sạch không? Rịn ra tai sạch không? Đến khối ghèn ở mắt có sạch không? Đó lànói phần trên mặt mà chúng ta còn không ưa nổi, huống nữa là những cặn bã đixuống, nếu thân sạch thì đâu có những chuyện đó. Rõ ràng như thế mà lúc nàocũng thấy thân là sạch, thấy trái với lẽ thật không phải điên đảo là gì? Bấttịnh mà tưởng là tịnh, đó là cái điên đảo thứ ba.

Lại chấp tứ đại, thân xácthịt là ta, nhưng khi hỏi trong tứ đại cái gì là ta thì không ai đáp được. Đếnphần tinh thần, hỏi thọ tưởng hành thức, cái nào là ta cũng không nói được. Nhưvậy chỉ là một hợp thể gồm nhiều thứ, tùy duyên hợp lại thành một khối tạm gọilà ta mà chúng ta lại chấp thật mình có chủ tể, lúc nào cũng nói tôi, tôi làmchủ. Vô ngã tưởng là ngã, không có chủ tể tưởng là có chủ tể là cái điên đảo thứtư.

Tóm lại trong nhà Phật gọibốn cái chấp điên đảo của phàm phu là vô thường chấp thường, khổ chấp lạc, bấttịnh chấp tịnh, vô ngã chấp là ngã.

Trái lại hàng Nhị thừathấy thân này là vô thường, thân này là khổ, thân này là bất tịnh, thân này làvô ngã nên các vị chán sợ mà nhập Niết-bàn, vì thế Phật nói đó cũng là bốn cáiđiên đảo. Tại sao? Tuy thân này vô thường, nhưng trong cái vô thường đó có cáiChân tánh thường; thân này là khổ, nhưng nếu ngộ được Chân tánh thì là lạc;thân này tuy bất tịnh, nhưng ngộ được Chân tánh thì là tịnh; thân này là vôngã, nhưng Chân tánh là chủ thể, là ngã. Như khi chúng ta nhận được cái hằngliễu tri của mình, thử hỏi cái đó tịnh hay bất tịnh? Nó là thanh tịnh nên nóiPháp thân thanh tịnh, Pháp thân là ngã chớ gì, làm sao mất được. Như vậy đối vớiphàm phu, các hàng Nhị thừa thấy đúng lẽ thật, nhưng thấy đúng lẽ thật trêntướng mà không nhận ra tánh nên đó cũng là điên đảo.

Bốn điên đảo của Nhị thừacọng với bốn điên đảo của phàm phu thành ra bát đảo. Phật nói pháp là vì phácái chấp của phàm phu, rồi đến phá chấp của Nhị thừa, để đưa đến Niết-bàn đầyđủ bốn đức: thường, lạc, ngã, tịnh. Đó là yếu chỉ của kinh Niết-bàn.

Hành Xương bỗng nhiênđại ngộ, liền nói kệ rằng:

Nhân thủ vô thường tâm,
Phật thuyết hữu thường tánh,
Bất tri phương tiện giả,
Du xuân trì thập lịch.
Ngã kim bất thi công,
Phật tánh nhi hiện tiền,
Phi sư tương thọ dữ,
Ngã diệc vô sở đắc.

Vì giữ tâm vô thường nênPhật nói có tánh thường, tức là vì hàng Nhị thừa thấy các pháp là vô thường nênđức Phật chỉ có tánh thường ở trong; không biết được phương tiện của Phật nói,ví như mùa Xuân nhảy xuống ao để mò gạch. Đây là thí dụ trong kinh Niết-bàn đểphân biệt hàng Nhị thừa với Bồ-tát. Vào một mùa Xuân có một nhóm người bơithuyền dạo chơi trên hồ nước trong, có người cầm viên ngọc bất chợt sẩy tayngọc rớt xuống nước, ông ta hối bảo những người trên thuyền nhảy xuống hồ mòtìm. Những người ấy nhảy ùm xuống quơ mò được hòn gạch liền nắm lấy đưa lên nóiđược ngọc rồi, nhưng khi mở tay ra chỉ là hòn gạch. Khi ấy có một người trí chờnước lóng trong, thấy rõ viên ngọc nằm chỗ nào, mới từ từ lặn xuống, nhẹ nhẹ đưatay đến chỗ viên ngọc, nắm lấy đem lên. Hàng Nhị thừa giống như những người nhảyxuống ao lượm gạch đưa lên nói là ngọc, vì cứ nghĩ dưới ao có ngọc nên vội nhảyxuống, lượm được cái gì thì tin cái đó là ngọc, thật sự không phải ngọc mà lầm tưởnglà ngọc. Hàng Bồ-tát như người khôn ngoan kia, đợi thấy rõ viên ngọc ở đâu mớitừ từ lượm nó đem lên, đó mới là ngọc thật. Hàng Bồ-tát nhận được Phật tánh rồimới tiến tu đến chỗ giác ngộ không lầm, còn hàng Nhị thừa chấp vào phương tiệnPhật dạy để được định rồi hài lòng nơi đó, nhưng không ngờ là chưa đến cứukính. Thế nên người không hiểu phương tiện của Phật cũng chấp như người nhảyxuống ao lượm gạch vậy.

Nay tôi chẳng cần thựchiện công phu mà Phật tánh được hiện tiền, không phải thầy trao cho, tôi cũngkhông sở đắc.

Tổ bảo:

Nay ông mới triệt vậy,nên đặt tên ông là Chí Triệt.

Chí Triệt lễ tạ mà lui.

GIẢNG 3

THẦNHỘI

Thiền sư Thần Hội:

Có một chú bé tên làThần Hội ở Tương Dương, con nhà họ Cao, mười ba tuổi, từ chùa Ngọc Tuyền đếntham lễ.

Tổ hỏi:

Tri thức từ xa nhọcnhằn đến lại đem được cái gốc đến chăng? Nếu có gốc thì nên biết được Ông chủ,thử nói xem?

Thần Hội thưa:

Lấy vô trụ làm gốc,thấy tức là chủ.

Ông Sa-di này có vẻ cứngcỏi rồi!

Tổ bảo: Ông Sa-di nàyđâu nên nói như thế.

Thần Hội liền hỏi:

Hòa thượng tọa thiềnlại thấy hay chẳng thấy?

Tức là Hòa thượng tọathiền lại thấy tánh hay không thấy tánh, rõ ràng là trẻ con, nếu không thấytánh sao được truyền y làm Tổ.

Tổ cầm gậy đánh ba gậyhỏi:

Tôi đánh ông đau haychẳng đau?

Thần Hội cũng thật là gan.

Thần Hội đáp: Cũng đaucũng không đau.

Giả sử hiện nay mấy chú Sa-di bị đánhba gậy thì cứ khóc thôi, chớ còn nói gì nữa!

Tổ bảo: Tôi cũng thấycũng chẳng thấy.

Thần Hội hỏi: Thế nàolà cũng thấy cũng chẳng thấy?

Tổ bảo:

Chỗ thấy của tôi thườngthấy những lỗi lầm nơi tâm mình, không thấy phải quấy tốt xấu của người khác,ấy do cũng thấy mà cũng chẳng thấy.

Vì là Sa-di nên Tổ phải dạy như thế.

Ông nói cũng đau cũng chẳng đau là thế nào? Nếuông chẳng đau thì đồng như cây đá, nếu ông đau thì đồng với phàm phu, tức khởi sânhận, ông về trước thấy và chẳng thấy là hai bên, đau chẳng đau là sanh diệt,ông Tự tánh lại chẳng thấy mà dám đùa với người.

Tổ quở nặng.

Thần Hội liền lễ bái sám hối. Tổ lại nói:

Tâm ông nếu mê chẳng thấy thì hỏi Thiện tri thứcđể tìm đường, còn tâm ông nếu ngộ tức tự thấy tánh, y pháp tu hành, ông tự mê khôngthấy tâm mình, trở lại hỏi ta thấy cùng chẳng thấy. Ta thấy thì tự biết há thaycái mê cho ông, nếu ông tự thấy cũng chẳng thay được cái mê cho ta, sao chẳngtự biết tự thấy mà hỏi ta thấy cùng chẳng thấy.

Tổ quở thêm một lần nữa. Ngài Thần Hội mới mười ba tuổi nhưng thôngminh, có lẽ cũng hơi hiểu nên tới lễ Tổ, khi Tổ hỏi thì đáp có vẻ cứng cỏi,nhưng đến khi hỏi Tổ ngồi thiền có thấy tánh hay không, liền hiện ra tướng connít nên bị Tổ ra oai đập ba gậy. Người xưa đi học đạo là xem thường sự sốngchết nên dù bị đánh cũng vẫn đối đáp như thường, còn chúng ta hiện nay nếu bịđánh như vậy thì khóc mướt rồi, đó là điểm đặc biệt.

Thần Hội lại lễ hơn một trăm lạy, xin sám hốitội lỗi rồi siêng năng hầu hạ bên cạnh không rời.

Một hôm Tổ bảo chúng:

Tôi có một vật không đầu, không đuôi, khôngdanh, không tự, không lưng, không mặt, các người lại biết chăng?

Thần Hội bước ra nói rằng:

Ấy là bản nguyên của chư Phật, là Phật tánh củaThần Hội.

Vì Ngài còn trẻ, khi hiểu lời nói thì không thểlàm thinh, nên đứng ra nói liền: Ấy là bản nguyên của chư Phật, là Phật tánh củaThần Hội.

Tổ bảo:

Tôi đã nói với ông không danh không tự, ông liềngọi là bản nguyên, là Phật tánh, ông nhằm đi lấy cỏ tranh che đầu, cũng chỉ thànhcái hạng tông đồ của tri giải.

Danh tự cũng như là một mớ cỏ che ngoài đầu chớkhông phải là cái thật, phải thấy cái thật đó chớ đừng dùng danh tự.

Sau khi Tổ diệt độ, Ngài Thần Hội vào Kinh Lạc(1), hoằng truyền pháp đốn giáo Tào Khê, viếtquyển Hiển Tông Ký thạnh hành ở đời, gọi là Thiền sư Hà Trạch.

Tổ thấy các tông nạn vấn nhau, đều khởi tâm ác,phần nhiều nhóm ở dưới tòa của Tổ, Ngài thương xót mới bảo rằng:

Người học đạo, tất cả niệm thiện, niệm ác nênphải dẹp sạch, không tên có thể gọi, ấy gọi là Tự tánh, tánh không hai ấy gọi làThật tánh, trên Thật tánh dựng lập tất cả giáo môn, ngay lời nói liền phải tựthấy.

Tổ thấy các tông phái khác nhau như về Thiềnthì có Nam Bắc, hoặc là Tịnh hoặc là Mật tông v.v... phần nhiều nhóm họp dưới tòacủa Tổ, vì họ thường nạn vấn nhau, đều khởi tâm ác, nên Tổ thương xót bảo cho tấtcả biết rằng còn có một niệm thiện hay một niệm ác cũng phải dẹp sạch, cáikhông tên có thể gọi mới gọi là Tự tánh; nếu còn nói đây là đốn, kia là tiệm,đây là Không tông, kia là Hữu tông v.v... còn chấp vào danh tự thì chưa phải làcái thật. Tánh không hai ấy gọi là Thật tánh, trên Thật tánh đó dựng lập cácgiáo môn, ngay đó mình phải thấy được Tự tánh chớ đừng chấp.

Các người nghe nói, thảy đều làm lễ, xin thờNgài làm Thầy.


(1)Kinh Lạc tức là Lạc Dương, kinh đô nước Tàu vềđời Hán.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]