Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

C. Chỉ Như Lai Tàng Siêu Quá Vọng Tưởng Ngôn Thuyết Của Phàm Ngu Và Ngoại Đạo Thành Tựu Các Địa Cứu Kính Quả Hải

24/10/201016:04(Xem: 6318)
C. Chỉ Như Lai Tàng Siêu Quá Vọng Tưởng Ngôn Thuyết Của Phàm Ngu Và Ngoại Đạo Thành Tựu Các Địa Cứu Kính Quả Hải

KINH LĂNG GIÀTÂM ẤN
Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải
Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch
Thiền Viện Thường Chiếu

C- Chỉ như lai tàng siêu quá vọngtưởng ngôn thuyết của phàm ngu và ngoại đạo thành tựu các địa cứu kính quả hải.

1- CHỈ NHƯ LAI TÀNG CHẲNG ĐỒNG THẦN NGÃ CỦA NGOẠI ĐẠO.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Trong kinh Phật nói NhưLai tàng tự tánh thanh tịnh, chuyển ba mươi hai tướng vào trong thân tất cảchúng sanh, như hạt châu rất quý cột trong chéo áo nhơ, Như Lai tàng thường trụkhông biến đổi cũng lại như thế, cột trong chiếc áo nhơ giới ấm nhập và thamdục, sân, si, vọng tưởng chẳng thật, các thứ trần lao làm ô uế. Đây là lời diễnnói của tất cả chư Phật. Tại sao Thế Tôn đồng với ngoại đạo nói có ngã, nói cóNhư Lai tàng? Bạch Thế Tôn! Ngoại đạo cũng nói có tác giả thường còn, lìa ngoàicầu-na khắp giáp chẳng diệt. Bạch Thế Tôn ! Ấy là ngoại đạo nói có ngã.

Đây là muốn Thế Tôn phát minh Như Lai tàng chẳng đồng thần ngã của ngoạiđạo. Thần ngã của ngoại đạo chấp tâm phân biệt trong ngũ uẩn. Tánh Như Lai tànglà chỉ cho thể thường trụ bất biến. Thể không chân vọng mà có giác mê. Mê thìtâm phân biệt sanh mà không phải là chân trí. Tâm phân biệt diệt mà chẳng phảilà chân tịch. Mê trí cho là sanh, mê tịch cho là diệt, thảy đều do phân biệtcho nên vô thường. Nếu giác thì phân biệt liền dứt, thấy xưa không sanh thì naycũng không diệt. Chỗ không sanh diệt bản tánh thường trụ. Vì trừ cái phân biệtnên nói là vô ngã, mà chẳng phải không có cái ngã Như Lai tàng thường trụ bấtbiến. Vì dẹp vô ngã nên nói chân ngã, mà chẳng đồng với cái ngã phân biệt củangũ uẩn. Nên nói “chuyển ba mươi hai tướng vào thân chúng sanh, mà bị buộctrong chiếc áo nhơ ấm giới nhập và tham sân si vọng tưởng chẳng thật, các thứtrần làm ô uế”. Khi hiện ở trong mê thì trí tịch ẩn, sanh diệt hiện tiền. Phàmcó chỗ chấp đều thuộc về phân biệt. Đây là lý do ngoại đạo vọng chấp tác giả.Cầu-na tức là trần duyên.

Phật bảo Đại Huệ: Ta nói Như Lai tàng chẳng đồng cái ngãcủa ngoại đạo nói.Đại Huệ! Cókhi nói không, vô tướng, vô nguyện, như thật tế, pháp tánh, phápthân, Niết-bàn, ly tự tánh, bất sanh bất diệt, bản lai tịch tĩnh, tự tánhNiết-bàn, những câu như thế đều nói Như Lai tàng. Như Lai ứng cúng đẳng chánhgiác vì đoạn cái sợ vô ngã của ngu phu, nên nói lìa vọng tưởng cảnh giới vô sởhữu có Như Lai tàng. Này Đại Huệ! Đại Bồ-tát vị lai hiện tại không nên khởichấp về ngã kiến.

Nói pháp thân như thật mà trước nói là không, vô tướng, vô nguyện. Nói tựtánh Niết-bàn mà trước nói lìa tự tánh, bất sanh bất diệt, xưa nay là tịchtĩnh. Đây là Thế Tôn vì nói cảnh giới vô sở hữu, môn Như Lai tàng vậy. Như Laiban đầu vì chúng sanh chấp ngũ uẩn là ngã nên nói vô ngã. Sau lại vì Thanh vănchấp pháp vô ngã mê lầm tự tánh, nên nói chân ngã. Kinh Niết-bàn nói : “Các ôngnên biết, trước đã tu tập vô thường, khổ, không, vô ngã, chẳng phải là phápchân thật, ví như mùa xuân có những người tắm trong hồ lớn, ngồi thuyền dạo chơibỗng làm rơi hạt châu lưu ly chìm tận đáy nước. Khi ấy mọi người thảy đều lặnxuống nước mò tìm hạt châu, giành nhau nắm lấy ngói đá cỏ cây sạn sỏi, mỗingười tự bảo được châu lưu ly, vui vẻ đem lên, mới biết chẳng phải châu. Lúc ấybảo châu vẫn còn ở trong nước, vì thế lực của châu nên nước được lóng trong.Bấy giờ toàn thể đồng thấy hạt châu vẫn còn dưới nước, ví như ngước xem mặttrăng trong hư không. Trong chúng có một người trí dùng sức phương tiện, nhẹnhàng chậm rãi lặn xuống nước liền lấy được hạt châu. Tỳ-kheo các ông! Chẳngnên tu tập vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh v.v… như thế, cho là nghĩathật. Như những người kia mỗi người lượm ngói gạch cỏ cây sạn sỏi mà cho là bảochâu. Các ông phải khéo học phương tiện ở khắp mọi nơi thường tu tưởng ngã,tưởng thường, lạc, tịnh. Như người trí kia khéo lượm được hạt châu, là nóitưởng ngã, tưởng thường, lạc, tịnh”. Thế mới biết, khi Như Lai nói vô ngã là ýở chỗ chân ngã, chỉ vì đối trị phàm phu ngoại đạo. Cho nên chỗ lầm của nhị thừalà chỗ sợ của phàm phu đâu biết lìa vọng chính vì hiển chân. Cảnh giới vô sởhữu Như Lai tàng môn này chẳng đồng với ngoại đạo cho thức là ngã, chấp tướngtác giả.

Thí như người thợ gốm nơi một đống đất dùng phương tiện nhân công, nước,cây, bánh xe quay mà làm thành các món đồ. Như Lai cũng lại như thế, nói phápvô ngã lìa tất cả tướng vọng tưởng dùng các thứ trí tuệ phương tiện khéo léo,hoặc nói Như Lai tàng, hoặc nói vô ngã. Bởi nhân duyên ấy nên nói Như Lai tàngchẳng đồng cái ngã của ngoại đạo nói, ấy gọi là nói Như Lai tàng. Vì khai dẫncái chấp ngã của ngoại đạo nên nói Như Lai tàng khiến họ lìa vọng tưởng ngãkiến chẳng thật vào cảnh giới tam giải thoát môn, hy vọng chóng được Vô thượngChánh đẳng Chánh giác. Thế nên Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác khởi nói NhưLai tàng như thế. Nếu không như vậy, ắt đồng với ngoại đạo. Thế nên Đại Huệ! Vìlìa kiến chấp của ngoại đạo nên y Như Lai tàng vô ngã.

Đây lại bày rõ Như Lai dùng các thứ trí tuệ phương tiện khéo léo, hoặc nóivô ngã, hoặc nói Như Lai tàng là để lẫn nhau phát minh ngã tướng thanh tịnh NhưLai. Vì khai dẫn ngoại đạo chấp ngã khiến lìa ngã kiến chẳng thật. Thế nên rốtsau nói “Phải y nơi Như Lai tàng vô ngã ấy là nghĩa quyết định vậy”. KinhNiết-bàn vì lập ví dụ thầy thuốc mới và thầy thuốc cũ, mà lại vì trong chúngxướng lời rằng: Tỳ-kheo phải biết, các ngoại đạo nói là ngã đó, ví như trùng ăncây ngẫu nhiên thành chữ. Thế nên, Như Lai ở trong Phật pháp nói là vô ngã, vìđiều phục chúng sanh, vì biết thời nên nói là vô ngã. Cho nên có nhân duyêncũng nói có ngã. Như ông thầy thuốc giỏi kia khéo biết sữa là thuốc, hay chẳngphải thuốc, không phải như phàm phu chấp ngô ngã vậy.

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nói kệ rằng:

Người, ấm, tương tục

Duyên cùng vi trần

Thắng, Tự tại tạo

Tâm lượng vọng tưởng.

Người tức là cái ngã trong thân ngũ ấm. Tương tục là cái ngã này lưu chúsanh diệt. Ấm là ngũ ấm. Ngoại đạo chấp có duyên khác cùng vi trần, thắng tánh,Tự Tại thiên hòa hợp chung nhau tạo. Đây là tự tâm vọng tưởng chấp vậy. Duyênkhác là tát-đỏa, thích-xà, đáp-ma của Số luận sư. Vì Số luận sư chấp ngã, tư,duyên, ba việc này họp lại làm thành ấy vậy.

2- CHỈ NHƯ LAI TÀNG PHƯƠNG TIỆN HIỂN BÀY.

- CHỈ CHUNG PHƯƠNG TIỆN CÓ BỐN PHÁP.

Khi ấy đại Bồ-tát Đại Huệ quán chúng sanh vị lai, lại thỉnh Thế Tôn: Cúi xinvì nói tu hành không gián đoạn, như các vị đại Bồ-tát tu hành đại phương tiện.

Đây là hỏi về phương tiện tu hành. Không gián đoạn là, không gián đoạn nơitự tánh, thuận tánh khởi tu, chẳng phải tạo nhân duyên bên ngoài.

Phật bảo Đại Huệ: Đại Bồ-tát thành tựu bốn pháp được tu hành đại phươngtiện. Thế nào là bốn? Nghĩa là khéo phân biệt tự tâm hiện, quán ngoại tánh phitánh, lìa kiến chấp sanh trụ diệt, được tự giác thánh trí thiện lạc. Ấy gọi làđại Bồ-tát thành tựu bốn pháp, được tu hành đại phương tiện.

Khéo phân biệt tự tâm hiện là, biết tam giới đều duy thức hiện, chẳng phảibởi duyên khác. Quán ngoại tánh phi tánh là, tất cả tánh bên ngoài thảy nhưmộng huyễn không có tự tánh, lìa kiến chấp sanh trụ diệt là, đã biết tất cảtánh vô tánh đều chỉ là tự tâm thì, các thức chẳng khởi đối với pháp sở trikhông khởi nhiếp thọ. Tự giác thánh trí thiện lạc là, đã biết tam giới duythức, tất cả tánh không tự tánh, các thức chẳng sanh thì, tự giác thánh trí nhưmặt trời ở trong hư không, tự nhiên được tự tại pháp lạc. Ngoại đạo chẳng biếttam giới đều duy thức hiện cho là có nhân khác, đã có nhân khác thì tất cả tánhthật có tự sanh tánh có thể được. Nhị thừa tuy biết không có nhân khác, song vềthức hiện hành diệt mà chủng tử chẳng diệt, đối với pháp trong ngoài không thểchóng không. Đây đều do thức minh làm ngại, đối giác tánh chính mình, mìnhchẳng viên diệu. Thế nên, với bốn thứ này, Bồ-tát tu hành phương tiện vượt khỏiphàm ngu và ngoại đạo. Nếu người có chí với tâm tông nên phải xét rõ.

- KHÉO PHÂN BIỆT TỰ TÂM HIỆN.

Thế nào đại Bồ-tát khéo phân biệt tự tâm hiện? Nghĩa là quán tam giới duytâm chừng ngằn như thế, lìa ngã và ngã sở, không dao động, lìa đi lại, do tậpkhí hư ngụy huân tập từ vô thủy, các thứ sắc hành trong tam giới trói buộc thântài (căn) liền dựng lập, vọng tưởng tùy nhập hiện. Ấy gọi là đại Bồ-tát khéophân biệt tự tâm hiện.

Chừng ngằn là nói phần lượng. Đây nói duy tâm tức là duy thức. Mê tâm làmthức, thức tức là tâm. Cho nên nói duy tâm. Quán tam giới này đều do tự tâm bấtgiác vọng sanh chừng ngằn, trong khoảng giữa thật không có người nhiếp thọ vàpháp bị nhiếp thọ. Thế nên, tuy tạo tác mà không có sở tác; tuy hiện đi lại màkhông có đi lại. Tập khí hư ngụy huân tập từ vô thủy là, chỉ cho nghiệp chủngcủa tàng thức, tức là bất giác vọng động vậy. Đã vọng động làm nghiệp liền dokiến (chủ thể) khởi tướng (khách thể), biến ra dường như căn trần, thành cácthứ sắc, hành (nghiệp) trong tam giới, bèn có danh tướng dài, ngắn, co, duỗinhất định, hay sanh trói buộc. Chính hiện tại căn thân thọ dụng những nhu cầutrong thế giới, rồi khởi các thứ vọng tưởng. Tâm cảnh nhập nhau hòa hợp màhiện, nên nói là “tự tâm hiện”. Nếu hay quán sát cái sở hiện của tự tâm thìbiết tất cả sắc, hành (nghiệp) danh tướng trong tam giới, tự thân thọ dụng tấtcả vọng tưởng đều do mê Như Lai tàng tánh từ vô thủy làm chủng thức, vọng sanhchừng ngằn. Tâm cảnh bị hiện đều không thể được, không chủ, không chỗ nương,liền đó chóng liễu ngộ.

- QUÁN NGOẠI TÁNH PHI TÁNH.

Thế nào đại Bồ-tát khéo quán ngoại tánh phi tánh? Nghĩa là tất cả tánh nhưnắng, mộng v.v… do vọng tưởng hư ngụy từ vô thủy huân tập làm nhân, mà quán tựtánh của tất cả tánh. Đại Bồ-tát khéo khởi quán ngoại tánh phi tánh như thế,gọi là đại Bồ-tát khéo quán ngoại tánh phi tánh.

Nắng, mộng v.v… là tất cả pháp như sóng nắng, như mộng huyễn đều do nội thứcbiến dường như có hiện trước, mà không có tự tánh liền đó vô sanh. Thế nên biếtkhông có tự tánh. “Tất cả pháp chẳng sanh” là lời nói của chư Phật trong bađời, nên phải tôn trọng. Nhân là, tất cả tánh này nhân nơi thức chủng hư ngụylàm tự tánh. Quán tất cả tánh lấy thức này làm tự tánh thì, tất cả tánh khôngtự tánh, nên nói “Khéo quán ngoại tánh phi tánh”.

- LÌA KIẾN CHẤP SANH TRỤ DIỆT.

Thế nào đại Bồ-tát lìa kiến chấp sanh trụ diệt? Nghĩa là tất cả tánh nhưhuyễn mộng, tánh tự, tha và chung chẳng sanh, tùy vào chừng ngằn của tự tâm,nên thấy ngoại tánh phi tánh. Thấy thức chẳng sanh và duyên không tích tụ, bởithấy vọng tưởng duyên sanh. Nơi tam giới tất cả pháp trong ngoài đều không thểđược. Thấy lìa tự tánh thì chấp sanh ắt dứt. Biết tự tánh các pháp như huyễnv.v… được vô sanh pháp nhẫn. Được vô sanh pháp nhẫn rồi, lìa kiến chấp sanh trụdiệt, gọi là đại Bồ-tát khéo phân biệt lìa kiến chấp sanh trụ diệt.

Tánh tự tha chung chẳng sanh, trong Trung Luận nói: “Các pháp chẳng tự sanh,cũng chẳng từ tha sanh, chẳng chung, chẳng không nhân, thế nên nói vô sanh”.Xét theo đây thì biết tất cả ngoại tánh như mộng v.v… đều do tự tâm bất giácvọng sanh chừng ngằn (giới hạn). Bởi bất giác vọng sanh, thật không có tánhsanh, nên nói “thấy ngoại tánh phi tánh”. Vì bất giác vọng sanh, thật không cóthức sanh nên nói “thấy thức chẳng sanh”. Đã không có tánh sanh và thức sanh,mà vẫn thấy dường như sanh tương tục, thảy do bất giác đồng thời liền hiện, chẳngphải duyên nhiều thứ tích tụ. Chẳng biết liền hiện, mà cho là duyên sanh làvọng tưởng vậy. Thấy vọng tưởng duyên sanh, mới biết tất cả pháp trong tam giớikhông có tự tánh thì, cái kiến chấp sanh liền diệt. Sự vật hiện tiền thảy nhưmộng huyễn, chỉ rõ bất giác liền trụ duy tâm. Thế nên nói “vô sanh pháp nhẫnkhéo lìa kiến chấp sanh trụ diệt”.

- TỰ GIÁC THÁNH TRÍ THIỆN LẠC.

Thế nào đại Bồ-tát được tự giác thánh trí thiện lạc? Nghĩa là được vô sanhpháp nhẫn, trụ đệ bát địa của Bồ-tát, được lìa tâm, ý, ý thức, năm pháp, ba tựtánh, hai tướng vô ngã, được ý sanh thân.

Biết pháp trong tam giới duy nội thức biến, không có tánh tự sanh. Thức nhânmê mà có, giác được mê thì mê diệt, bản tâm hiện tiền. Đây là tâm, ý, ý thức,năm pháp, ba tự tánh, hai tướng vô ngã ngay đó liền lìa. Duy thức tụng rằng:“Trước địa Bất động vừa xả tàng”. Thế nên nói được quả nhị chuyển y, như ý sanhthân, văn sau tự rõ.

Thế Tôn! Ý sanh thân là nhân duyên gì? Phật bảo Đại Huệ: Ý sanh thân, ví nhưnghĩ nhanh chóng vô ngại, nên gọi là ý sanh. Thí như ý đi qua vách đá vô ngại,nơi phương khác cách xa vô lượng do-diên, nhân ngày trước đã thấy nhớ nghĩchẳng quên, tự tâm lưu chú chẳng dứt, nơi thân không chướng ngại sanh. Đại Huệ!Ý sanh thân như thế được đồng thời sanh. Ý sanh thân của đại Bồ-tát do sức tammuội như huyễn tự tại thần thông diệu tướng trang nghiêm, thân chủng loạithánh, đồng thời liền sanh. Ví như ý sanh không có chướng ngại, tùy chỗ nhớnghĩ cảnh giới nguyện xưa, vì thành tựu chúng sanh được tự giác thánh trí thiệnlạc. Đại Bồ-tát được vô sanh pháp nhẫn như thế, trụ đệ bát địa của Bồ-tát,chuyển xả thân tâm, ý, ý thức, năm pháp, ba tự tánh, hai tướng vô ngã và được ýsanh thân, được tự giác thánh trí thiện lạc. Đó gọi là đại Bồ-tát thành tựu bốnpháp được tu hành đại phương tiện, phải học như thế.

Đây nói chứng tự giác thánh trí, chuyển hai sở y dùng sức tam muội nhưhuyễn, tự tại thần thông, tự nhiên được thân chủng loại thánh. Vì chúng sanhmột lúc đối hiện, ví như ý sanh.

3- CHỈ NHƯ LAI TẠNG LÌA CÁC NHÂN DUYÊN.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại thỉnh Thế Tôn: Cúi xin vì nói tướng nhânduyên của tất cả các pháp. Do giác được tướng nhân duyên, con và các Bồ-tát lìatất cả tánh có, không vọng chấp, không có vọng tưởng kiến chấp tiệm thứ và đồngthời sanh?

Pháp nhân duyên sanh đều do vọng tưởng của chính mình thấy, mà kẻ ngu phukhông biết chấp là thứ lớp sanh hay đồng thời sanh. Liễu đạt nghĩa này lìa cácthứ có, không, thứ lớp hay đồng thời sanh, hiển bày vô sanh. Cho nên nói “tấtcả pháp chẳng sanh”.

Phật bảo Đại Huệ: Tất cả pháp có hai thứ duyên tướng, là ngoại và nội. Ngoạiduyên là, hòn đất, cây cọc, bánh xe, nước, gỗ, nhân công, các thứ phương tiện,làm thành cái bình. Như cái bình đất, tơ lụa, lát chiếu, giống mầm, tô lạc v.v…phương tiện làm thành cũng lại như thế. Đó gọi là ngoại duyên trước sau chuyểnsanh.

Pháp nội ngoại hai thứ duyên, một là thế gian vọng kiến, một là ngu phu vọngkiến. Thế nên nói trừ thức khởi, tự phân biệt thấy thì tất cả là vô sanh. Ngoạiduyên, thế gian hiện thấy như bình cùng tô lạc v.v… chẳng phải không phươngtiện trước sau sanh khởi. Cho nên lập pháp ngoại duyên.

Thế nào là nội duyên? Nghĩa là pháp vô minh, ái nghiệp v.v… được tên làduyên. Từ đó sanh pháp ấm, giới, nhập, được tên là sở duyên. Nó không cósaibiệt mà ngu phu vọng tưởng, ấy gọi là pháp nội duyên.

Vô minh là Như Lai tàng bất giác thành thức. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Chẳng rõđệ nhất nghĩa đế nên gọi là vô minh”. Trong mười hai chi vô minh là nhân duyênquá khứ, ái là nghiệp duyên hiện tại, nghiệp là thủ và hữu, lại làm duyên sanhlão bệnh tử ở đời sau. Pháp ấm, giới, nhập vốn từ ba đời duyên khởi, mà thật dovô minh bất giác, ở trên tự tâm không có tánh sanh. Kẻ ngu phu vọng cho làthật, nên nói: “Nó không cósaibiệt”.

Đại Huệ! Nhân kia có sáu thứ. Nghĩa là: Đương hữu nhân, tương tục nhân,tướng nhân, tác nhân, hiển thị nhân, đãi nhân. Đương hữu nhân là, tạo nhân rồipháp trong ngoài sanh. Tương tục nhân là, tạo phan duyên rồi pháp trong ngoàisanh, ấm chủng tử v.v… Tướng nhân là, tạo tướng không gián đoạn tương tục sanh.Tác nhân là, làm việc tăng thượng như Chuyển luân vương. Hiển thị nhân là, việcvọng tưởng sanh rồi tướng hiện năng tác sở tác, như ngọn đèn soi hình sắc v.v…Đãi nhân là, khi diệt tạo đoạn tương tục, tánh chẳng vọng tưởng sanh.

Sáu thứ nhân tức là trong hai cái duyên có nhân tướng hay chiêu quả saibiệt. Đương hữu nhân là, hiện tại căn trần tạo ra hay chiêu quả đời sau, nótương đương với nhân duyên. Tương tục nhân là, nhân căn cảnh trong ngoài màsanh ái, thủ, lại khởi chủng tử sau này chẳng dứt, nó tương đương với sở duyênduyên. Tướng nhân là, làm ra không gián đoạn nhân quả tương tục, nó tương đươngđẳng vô gián duyên. Tác nhân là, ở trên quả tạo nhân, như Chuyển luân vươngđược thắng quả rồi lại tạo thắng nhân, nó tương đương với tăng thượng duyên.Hiển thị nhân là, nhân năng tác cùng quả sở tác đồng thời cùng hiển, như ngọnđèn soi hình sắc, cũng nhiếp thuộc nghĩa nhân duyên. Đãi nhân là, đối cảnhtướng khi diệt chẳng thấy tướng lưu chú sanh, làm cho cái tương tục đoạn, thànhtựu tánh chẳng vọng tưởng. Chẳng vọng tưởng cùng với vọng tưởng đối đãi nhau,là nhân tướng của ngoại đạo phàm ngu chấp.

Đại Huệ! Ngu phu kia tự tướng vọng tưởng chẳng thứ lớp sanh, chẳng đồng thờisanh. Vì cớ sao? Nếu là đồng thời sanh thì năng tác sở tác không phân biệt,chẳng được tướng nhân. Nếu thứ lớp sanh thì chẳng được tướng ngã. Thứ lớp sanhthì chẳng sanh, như chẳng sanh con thì không tên cha mẹ.

Thứ lớp sanh hay đồng thời sanh là chỗ chấp của ngu phu. Do chẳng biết tựtâm hiện ra, đối với pháp in tuồng sanh, tương tục vọng thấy là nhân duyên, rồichấp là thứ lớp hay đồng thời. Cho nên Như Lai đặc biệt nói chẳng thứ lớp sanh,chẳng đồng thời sanh. Nếu đồng thời sanh thì không năng sở, chẳng được tướngnhân. Nếu thứ lớp sanh lại không tự tánh có thể được. Tướng ngã là tự tánh vậy.Đã không tự tánh thì liền đó vô sanh, như chẳng sanh con thì không tên cha mẹ.

Đại Huệ! Thứ lớp sanh phương tiện tương tục. Chẳng phải vậy, chỉ do vọngtưởng mà thôi. Vì nhân, phan duyên, thứ đệ duyên, tăng thượng duyên v.v… làmnăng sanh và sở sanh. Đại Huệ! Thứ lớp sanh chẳng sanh, vì tướng chấp trướcvọng tưởng tự tánh. Thứ lớp và đồng thời sanh đều chẳng sanh, vì tự tâm hiệnthọ dụng, tự tướng, cộng tướng, ngoại tánh phi tánh. Đại Huệ! Thứ lớp và đồngthời sanh đều chẳng sanh, trừ tự tâm hiện, bất giác vọng tưởng nên có tướngsanh. Thế nên, nhân duyên tạo sự tướng phương tiện phải lìa kiến chấp thứ lớpvà đồng thời sanh.

Tiếp trước thứ lớp và đồng thời chẳng sanh, để hiển ngoại đạo và ngu phuchẳng biết tự tâm hiện ra, nên vọng tưởng chấp trước, mà thật chẳng có phápsanh. Tiết này riêng chú trọng về thứ lớp sanh, chỉ kèm nói đồng thời sanh, đểbiết ngoại đạo ngu phu chấp bốn duyên sanh, chỉ thuộc về nghĩa thứ lớp. Cho nênchỉ rõ đó, khiến biết các pháp trong ngoài ở trước mắt đều do thức biến, khôngcó tự tánh. Tuy có tướng nhân duyên tạo tác phương tiện, thảy do bất giác vọngchấp mà thành. Giác thì duy tâm, kiến, tướng toàn dứt. Nhân tức là nhân duyênlà, thân cận hay sanh khởi. Phan duyên tức là sở duyên duyên là, y ngoại sắcv.v… mà sanh. Thứ đệ tức là vô gián duyên là, pháp trong ngoài lại lẫn nhauchuyển sanh tương tục không gián đoạn. Tăng thượng duyên là, tâm cùng cảnh làmtăng thượng duyên. Bốn thứ này trong chánh pháp thường nói. Song vì mê chân nêngiả lập bày là có, mà chẳng phải thật có thể tánh. Cho nên nói thứ lớp sanhchẳng sanh. Bởi vọng tưởng chấp trước, mà thật thứ lớp và đồng thời thảy đềuchẳng sanh. Nghĩa là tự tâm hiện thân căn khí giới tự tướng cộng tướng đềukhông tự tánh. Trừ bất giác tự tâm hiện, vọng tưởng chấp nên có tướng. Thế nên,nhân duyên tạo ra phương tiện, phải lìa kiến chấp thứ lớp và đồng thời sanh.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên nghĩa này nên nói kệ rằng:

Tất cả trọn không sanh

Cũng không nhân duyên diệt

Ở trong sanh diệt kia

Mà khởi tưởng nhân duyên.

Chẳng ngăn diệt và sanh

Tiếp nối nhân duyên khởi

Chỉ vì đoạn phàm ngu

Duyên vọng tưởng si hoặc

Pháp duyên khởi có không

Thảy đều không có sanh

Bởi tập khí mê chuyển

Từ đây ba cõi hiện

Chân thật không duyên sanh

Cũng lại không có diệt

Quán tất cả hữu vi

Ví như hoa trong không.

Năng nhiếp và sở nhiếp

Lìa bỏ kiến hoặc loạn

Chẳng đã sanh sẽ sanh

Cũng lại không nhân duyên

Tất cả vô sở hữu

Đây đều là ngôn thuyết.

Tất cả pháp nhân duyên sanh diệt có không, đều không có tự tánh. Liền đó làvô sanh. Chỉ vì phàm ngu si hoặc nên vọng thấy có ba cõi. Thế nên Như Lai chỉngăn si hoặc, mà chẳng ngăn các nhân duyên. Nghĩa là các nhân duyên như huyễnnhư sóng nắng chẳng thể có không. Tất cả pháp hữu vi đối với cái chân thật xưanay xem như hoa đốm trong hư không. Chỉ lìa các kiến chấp hoặc loạn năng sở,nhân duyên sanh diệt trọn không có thật nghĩa, chỉ có thế luận mà thôi. Ba bàikệ trên lặp đi lặp lại nói đoạn si hoặc. Ba bài kệ dưới nói chân thật khôngsanh diệt. Chân thật tức là xưa nay chân thật, là Như Lai tàng tâm vậy.

4- CHỈ NHƯ LAI TÀNG ĐỆ NHẤT NGHĨA LÌA NGÔN THUYẾT VỌNG TƯỞNG.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói tâm kinhtướng ngôn thuyết vọng tưởng. Thế Tôn! Con và các vị đại Bồ-tát nếu khéo biếttâm kinh tướng ngôn thuyết vọng tưởng thì hay thông đạt hai nghĩa ngôn thuyếtvà sở thuyết, chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đem hai thứ ngônthuyết và sở thuyết làm thanh tịnh tất cả chúng sanh.

Ngôn thuyết là do lời nói phô bày tất cả cảnh giới. Vọng tưởng là cảnh giớiphân biệt của lời nói phô bày, chỗ chủ trương. Liễu đạt hai nghĩa thì biết tấtcả cảnh giới thảy do vọng tưởng phân biệt nhân lời nói mà có phô bày, lìa cácphân biệt ngôn thuyết thì không tất cả tướng cảnh giới. Cho nên đệ nhất nghĩalà tự giác thánh trí sở đắc. Do ngôn thuyết vào được, chẳng phải cảnh giới ngônthuyết phân biệt. Tất cả chúng sanh chẳng biết đệ nhất nghĩa tâm, chỉ y ngônthuyết phô bày khởi các vọng giác, mà chẳng phải chân thật tự thông. Rừng rậmác kiến do đó chẳng sạch, đây là chỗ thỉnh hỏi của Đại Huệ.

Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, sẽ vì ông nói. ĐạiHuệ bạch Phật: Thế Tôn, lành thay! Xin vâng thọ giáo. Phật bảo Đại Huệ: Có bốnthứ tướng ngôn thuyết, vọng tưởng. Nghĩa là tướng ngôn thuyết, mộng ngôn thuyết,quá vọng tưởng kế trước ngôn thuyết, vô thủy vọng tưởng ngôn thuyết. Tướng ngônthuyết là, từ vọng tưởng sắc tướng chấp trước sanh. Mộng ngôn thuyết là, cảnhtrước đã trải qua tùy nhớ nghĩ mà sanh. Từ khi giác rồi cảnh giới không tánhsanh. Quá vọng tưởng kế trước ngôn thuyết là, trước oán tạo ra nghiệp tùy nhớnghĩ sanh. Vô thủy vọng tưởng ngôn thuyết là, lỗi hư ngụy chấp trước từ vôthủy, tự chủng tập khí sanh. Đây gọi là bốn thứ tướng ngôn thuyết vọng tưởng.

Tướng ngôn thuyết là, do vọng tưởng chấp trước sắc tướng mà sanh. Nghĩa là ynơi cảnh thật hiện tiền mà khởi phân biệt nên có ngôn thuyết. Mộng ngôn thuyếtlà, do cảnh giới quá khứ, từ nhớ nghĩ vọng tưởng sanh. Giác rồi cảnh giới vôtánh là, cảnh chẳng thật, như khi mộng thức rồi thấy cảnh giới không tánh, nhưđộc ảnh cảnh. Quá vọng tưởng chấp trước ngôn thuyết là, nhớ nghĩ nghiệp đã làmtrước rồi sanh hối hận, nên có ngôn thuyết. Vô thủy vọng tưởng ngôn thuyết là,do chủng tử tập khí hư ngụy từ vô thủy, nên có phân biệt đều là vô minh vọng giác,chẳng y nơi thật nghĩa, do đây chấp trước mà sanh ngôn thuyết. Do bốn thứ ngônthuyết này bao gồm tất cả vọng tưởng, nếu hay liễu đạt thì hay xa lìa cảnh giớivọng tưởng, được tự giác thánh trí thú rồi, nếu có ngôn thuyết đều do tự giáchiển bày.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại do nghĩa này khuyến thỉnh Thế Tôn: Cúi xinlại nói cảnh giới do ngôn thuyết vọng tưởng hiện ra? Thế Tôn! Chỗ nào? Cớ gì?Tại sao? Vì sao? Chúng sanh vọng tưởng ngôn thuyết sanh? Phật bảo Đại Huệ: Dođầu, ngực, cổ họng, mũi, môi, lưỡi, nướu răng hòa hợp mà phát ra âm thanh. ĐạiHuệ bạch Phật: Thế Tôn! Ngôn thuyết vọng tưởng là khác hay chẳng khác? Phật bảoĐại Huệ: Ngôn thuyết vọng tưởng chẳng khác chẳng phải chẳng khác. Vì cớ sao?Nghĩa là vì kia là nhân sanh ra tướng. Đại Huệ! Nếu ngôn thuyết, vọng tưởngkhác thì vọng tưởng chẳng ưng là nhân. Nếu chẳng khác thì lời nói chẳng hiểnđược nghĩa, mà thật có hiển bày. Thế nên, chẳng khác chẳng phải chẳng khác.

Ngôn thuyết, vọng tưởng chẳng khác chẳng phải chẳng khác. Khác thì vọng tưởngchẳng phải nhân của ngôn thuyết. Chẳng khác thì nói chẳng hiển nghĩa, để chỉ ravăn sau ngôn thuyết cùng đệ nhất nghĩa là khác hay chẳng khác. Chẳng biết cảnhgiới vọng tưởng giác, hư ngụy chẳng thật, cho nên ngôn thuyết có thể phô bày.Đệ nhất nghĩa tự giác thánh trí sở đắc, phi ngôn thuyết đến được, đây không thểđồng thời nói.

Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Là ngôn thuyết tức đệ nhất nghĩa hay sởthuyết là đệ nhất nghĩa? Phật bảo Đại Huệ: Phi ngôn thuyết là đệ nhất nghĩa,cũng phi sở thuyết là đệ nhất nghĩa. Vì cớ sao? Nghĩa là đệ nhất nghĩa thánhlạc, do ngôn thuyết được vào, ấy là đệ nhất nghĩa. Chẳng phải ngôn thuyết là đệnhất nghĩa. Đệ nhất nghĩa là, thánh trí tự giác đã được. Chẳng phải cảnh giớingôn thuyết vọng tưởng giác. Thế nên, ngôn thuyết vọng tưởng không hiển bày đệnhất nghĩa. Ngôn thuyết là sanh diệt dao động, lần lượt do nhân duyên khởi. Nếulần lượt nhân duyên khởi thì nó không hiển bày đệ nhất nghĩa. Đại Huệ! Vì tướngtự tha không tánh, nên tướng ngôn thuyết chẳng hiển bày đệ nhất nghĩa. Lại nữa,Đại Huệ! Vì tùy nhập tự tâm hiện lượng, các thứ tướng bên ngoài tánh phi tánh.Ngôn thuyết vọng tưởng chẳng hiển bày đệ nhất nghĩa. Thế nên, Đại Huệ! Phải lìatướng ngôn thuyết các thứ vọng tưởng.

Phân chia ngôn thuyết và sở thuyết, cùng tột cảnh thú của ngôn thuyết, hiểnđệ nhất nghĩa chẳng phải ngôn thuyết đến được. Ngôn thuyết này là riêng chỉdanh, cú, văn, thân. Sở thuyết là chỗ hiển bày của ngôn thuyết, gồm có vọngtưởng và tướng so sánh biết. Nên nói là cảnh giới ngôn thuyết vọng tưởng giác,chẳng phải thật đệ nhất nghĩa. Đệ nhất nghĩa là chỗ thánh lạc do ngôn thuyết màvào, như lấy tay chỉ mặt trăng, chẳng phải ngón tay là mặt trăng. Kinh LăngNghiêm nói: “Như người lấy tay chỉ trăng cho người, người kia nhân ngón tay nênphải thấy mặt trăng. Nếu chỉ thấy ngón tay cho là thể mặt trăng thì, người nàyđâu những quên mất vầng mặt trăng, cũng quên luôn ngón tay kia. Vì cớ sao? Vìnhận ngón tay nêu kia làm mặt trăng sáng, đâu những quên ngón tay mà cũng chẳngbiết sáng cùng với tối. Vì cớ sao? Vì cho thể ngón tay là mặt trăng sáng thì,tướng sáng tối không rành rõ”. Phàm đệ nhất nghĩa tự giác thánh trí đã được,chẳng phải cảnh giới ngôn thuyết vọng tưởng giác. Thể ngón tay, thể mặt trăng,sáng tối rõ vậy. Cho nên nói ngôn thuyết vọng tưởng chẳng hiển bày đệ nhấtnghĩa. Sanh diệt dao động tức là đầu, ngực … tám việc, lần lượt hòa hợp. Nghĩalà nhân duyên lần lượt hòa hợp này, không hay hiển bày đệ nhất nghĩa là chỉngôn thuyết vậy. Tướng tự tha tức là chỉ sở thuyết. Nghĩa là cảnh tự tha sở thuyếtlà y nơi vọng tưởng phân biệt, như hoa trong gương không có thật tánh, đây làtướng ngôn thuyết. Cho nên nói “tướng ngôn thuyết không hiển bày đệ nhấtnghĩa”. Người thật hay nhập tự tâm hiện lượng thấy các thứ tướng bên ngoài, đềukhông tự tánh, đều do ngôn thuyết vọng tưởng dựng lập. Nếu lìa ngôn thuyết vọngtưởng tức không có tướng tất cả cảnh giới. Chính ngay lúc này chỉ có thể chứngbiết, không cho có nói năng. Cho nên chỉ nói “ngôn thuyết vọng tưởng không hiểnbày đệ nhất nghĩa” mà thôi. Chỗ ngôn ngữ suy tư dứt bặt là chỗ thánh lạc tiếnđến. Mù tan thì mặt trời hiện, như con gặp mẹ, thời tiết nếu đến lý kia tự bày.Cho nên rốt sau nói “phải lìa tướng ngôn thuyết vọng tưởng”.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên nghĩa này nên nói kệ rằng:

Các tánh không tự tánh

Lại cũng không ngôn thuyết

Nghĩa thậm thâm không không

Kẻ ngu không thể hiểu

Tất cả tánh tự tánh

Pháp ngôn thuyết như bóng

Còn Tự Giác Thánh Trí

Thật tế ta đã nói.

Tất cả các pháp không có tự tánh, không thể nói bày, đây là nghĩa thậm thâmkhông không. Sanh tử không, Niết-bàn không. Chỗ đất tự giác thánh trí thật tế,chẳng phải kẻ ngu hay hiểu. Cho nên trong kinh đều là ngôn thuyết tự tánh, phápnhư bóng, vang, vì phương tiện chỉ chỗ trở về. Tông Cảnh nói: “Ngôn thuyết làtừ giác quán sanh, là cộng tướng hòa hợp mà khởi. Phân biệt là nhân ý thứcsanh, là suy tính so lường mà khởi. Tóm lại mà nói, đều nhân bất giác, giáoquán tùy sanh. Nếu không có tâm bất giác thì tất cả các pháp thảy không có tựtướng có thể nói, chỉ trừ môn phương tiện mà vì mở bày, đạo tột cùng trở về làvô ngôn”.

5- CHỈ NHƯ LAI TÀNG TỰ GIÁC THÁNH TRÍ LÌA BỐN CÂU CÓ KHÔNG.

Đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói lìa một, khác,đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thườngchỗ chẳng hành của tất cả ngoại đạo, là chỗ hành của tự giác thánh trí. Lìavọng tưởng tự tướng cộng tướng vào nghĩa đệ nhất chân thật. Các địa tiếp nốithứ lớp tiến lên được tướng thanh tịnh, tùy vào địa tướng của Như Lai, bảnnguyện không khai phát. Ví như châu ma-ni có các hình sắc, cảnh giới vô biêntướng hạnh, tướng tự tâm hiện thú bộ phận, tất cả các pháp. Con và các vị đạiBồ-tát lìa kiến chấp vọng tưởng tự tánh, tự tướng, cộng tướng như thế v.v…,chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, khiến tất cả chúng sanh được tất cảan lạc đầy đủ sung mãn.

Ở Tây Vức có chín mươi sáu thứ ngoại đạo đều do bốn câu có, không v.v… khởira sáu mươi hai lưới kiến chấp. Luận Bảo Tánh nói: “Bồ-tát loạn ý về không đốivới chân không diệu hữu này vẫn có ba cái nghi. Một là nghi không để diệt sắc,chấp cái không đoạn diệt. Hai nghi không khác với sắc, chấp ngoài sắc có không.Ba nghi không là vật, chấp không làm hữu”. Bồ-tát còn vậy, huống là phàm ngungoại đạo ư? Đại Trí Độ Luận kệ nói: “Có không hai kiến diệt chẳng còn, cácpháp thật tướng Phật đã nói”. Chư pháp thậttướng là nói chỗ hành của tự giác thánh trí. Thiên Dẫn Tuyệt Vô Ỷ Quán nói:“Nghĩa là chân không này không thể nói tức sắc chẳng tức sắc, không thể nói tứckhông chẳng tức không, tất cả đều không thể nói, không thể nói cũng không thểnói. Lời này cũng chẳng thọ, vượt xa không còn chỗ gá, chẳng phải chỗ lời nóiđến, chẳng phải chỗ hiểu được, ấy gọi là hạnh cảnh. Vì cớ sao? Vì sanh tâm độngniệm liền trái pháp thể, liền mất chánh niệm. Cho đến, nếu tiền giải không rỗngsuốt thì không do đâu tiếp tục tu hành. Nếu chẳng giải hạnh pháp này, dứt cáitiền giải không do đâu thành chánh giải kia. Nếu giữ cái giải chẳng bỏ thìkhông do đâu vào chánh hạnh này. Thế nên hạnh do giải thành, hạnh khởi giảituyệt”. Nghĩa đệ nhất chân thật y cứ vào Sơ địa kiến đạo tự nhận được thậttướng các pháp. Kinh Hoa Nghiêm thì chỉ Thập trụ sơ tâm thấy rõ Phật tánh cùngPhật không khác. Trải qua các vị, một vị tức là tất cả vị, hành bố (tiệm thứ)viên dung (đốn ngộ) thuần dùng vô công dụng đạo nhậm vận tiến đến Phật. Vào cõinước vô biên khắp hiện sắc thân, đều chẳng ngoài sai biệt do tự tâm hiện ra.Bốn câu là, câu một, câu khác, câu cũng một cũng khác, câu chẳng phải một chẳngphải khác. Câu một là nhiếp thuộc về hữu và thường. Câu khác là nhiếp thuộc vềvô và vô thường. Ba cái này đều có bốn câu. Pháp của ta cũng có nghĩa phá bốncâu. Văn Niết-bàn Luận nói: “Còn mà chẳng phải là hữu, để phá chấp thường củaThanh văn. Mất mà chẳng phải là vô, để phá chấp đoạn của Thanh văn. Mất mà chẳngphải là vô, tuy vô mà là hữu. Còn mà chẳng phải là hữu, tuy hữu mà là vô”. Đâylà song phá hữu vô, hiển bày cũng hữu cũng vô. Tuy hữu mà vô nên nói phi hữu.Tuy vô mà hữu nên nói phi vô. Đây là phá cũng hữu cũng vô, hiển bày phi hữu phivô. Thảy đều lẫn nhau phá trừ để hiển trung đạo là chỗ Phật sở hành.

Phật bảo Đại Huệ: Lành thay, lành thay! Ông hay hỏi ta nghĩa như thế đượcnhiều an lạc, được nhiều lợi ích, thương xót tất cả chư thiên và người đời.Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, ta sẽ vì ông phânbiệt giải nói. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn, lành thay! Xin vâng thọ giáo. Phậtbảo Đại Huệ: Phàm phu ngu si chẳng biết tâm lượng, chấp tánh trong ngoài, y nơimột, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường,vô thường, tự tánh là tập nhân chấp trước vọng tưởng.

Chẳng biết tự tâm hiện lượng thì toàn thể là thức, tự nhiên chẳng biết lý docác tánh trong ngoài, lầm ở trước mắt vọng sanh phân biệt. Đây là sở do sanh tứcú. Tập nhân là chỉ cho chủng thức. Chẳng biết tâm lượng tức thành tập nhân, cốnhiên sanh chấp trước vậy.

Ví như bầy nai bị khát bức ngặt thấy sóng nắng trong mùa xuân mà khởi tưởnglà nước, mê loạn chạy tìm, không biết chẳng có nước. Như thế, người ngu hư ngụyvọng tưởng huân tập từ vô thủy, ba độc đốt tâm ưa cảnh giới sắc, thấy sanh trụdiệt, chấp tánh trong ngoài, rơi nơi tưởng một, khác, đồng, chẳng đồng, có,không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường vọng kiến nhiếp thọ.

Trước nói các kiến chấp khởi lên là do mê tự tâm lượng, mà thành chủng thức,thấy có trong ngoài, sanh bốn thứ tà kiến. Đây nói hiện hạnh và chủng tử cùngnhau sanh, lẫn nhau hoặc loạn, đối với cứu kính không, thành cứu kính có.

Như thành Càn-thát-bà, phàm ngu không trí khởi tưởng là thành, tập khí chấptrước tướng từ vô thủy hiện. Kia chẳng phải có thành, chẳng phải không thành.Như thế, ngoại đạo hư ngụy tập khí chấp trước từ vô thủy, y nơi cái thấy một,khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vôthường không thể rõ biết tự tâm hiện lượng.

Tập khí chấp trước tướng từ vô thủy hiện, kia chẳng phải chẳng thành chẳngphải không thành, đây là nói rất rõ tâm sắc tất cả cảnh giới hiện tiền đều duythức biến, chẳng thật có không, nên nói như huyễn bất khả tư nghì. Ngoại đạo khôngtrí lầm là thật có, luống thêm tà kiến.

Thí như có người mộng thấy nam nữ, voi ngựa, xe cộ, thành ấp, vườn rừng, núisông, ao hồ các thứ trang nghiêm, tự thân vào trong ấy, khi thức rồi chỉ cònnghĩ nhớ. Đại Huệ! Ý ông nghĩ sao? Kẻ kia như thế, đối với việc mộng trước nhớnghĩ chẳng bỏ, là người thông minh chăng? Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Chẳngthông minh. Phật bảo Đại Huệ: Phàm phu như thế bị ác kiến nhai, ngoại đạo trítuệ mà chẳng biết tự tâm hiện tánh như mộng, y nơi kiến chấp một, khác, đồng, chẳngđồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường.

Đây lấy việc thấy trong mộng so sánh cho dễ biết. Đến khi thức rồi nhớ nghĩchẳng bỏ, gồm dụ cho người ngu, biết rõ các pháp chẳng có nhân khác, mà chấppháp trong ngoài vẫn cố chẳng quên.

Thí như tượng vẽ chẳng cao thấp, mà phàm ngu kia khởi tưởng cao thấp. Nhưthế đời sau ngoại đạo ác kiến tập khí dẫy đầy y nơi kiến chấp một, khác, đồng,chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường tựhoại và hoại người. Còn luận lìa có không vô sanh cũng là ngôn thuyết không,kiến chấp bài báng nhân quả, nhổ gốc thiện căn, hoại nhân thanh tịnh. Ngườithắng cầu phải xa lìa đó. Khởi nói như thế là họ rơi nơi kiến chấp tự, tha,đồng, là vọng tưởng có không rồi, chìm nơi kiến lập (có) và phỉ báng (không),do ác kiến ấy sẽ đọa vào địa ngục.

Thế Tôn nơi đây thâm trách ngoại đạo ác kiến, dựng lập tự tông phỉ bángchánh pháp, lưu truyền đời sau, tự hoại và hoại người sẽ đọa địa ngục.

Thí như con mắt bệnh thấy có tóc rủ, liền bảo mọi người rằng các ông xemđây, mà thật tóc rủ cứu kính phi tánh phi vô tánh, vì thấy và chẳng thấy. Nhưthế, ngoại đạo vọng kiến hy vọng y nơi kiến chấp một, khác, đồng, chẳng đồng,có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường, mà phỉ bángchánh pháp tự đọa và làm người đọa.

Cứu kính phi tánh phi vô tánh, vì thấy và chẳng thấy là, tất cả pháp thảynhư tóc rủ, chẳng phải tánh có không, do người thấy cùng chẳng thấy, đây là chỉthẳng duy thức. Lặp lại nói phỉ báng chánh pháp, tự đọa và làm người đọa, làlòng thương xót thiết tha của Như Lai, đại khái có thể thấy vậy.

Thí như vòng lửa chẳng phải vòng, người ngu tưởng là vòng, chẳng phải làngười có trí. Như thế, ngoại đạo ác kiến hy vọng y nơi một, khác, đồng, chẳngđồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường, tưởng tấtcả tánh sanh.

Bản dịch đời Ngụy không có đoạn này, cũng khắp dụ không có nghĩa riêng chonên lược.

Thí như bong bóng nước giống như châu ma-ni, đứa bé ngu không trí khởi tưởngma-ni, chấp trước tìm cầu. Song bong bóng nước kia không phải ma-ni, chẳng phảiphi ma-ni. Vì chấp và chẳng chấp. Như thế, ngoại đạo ác kiến vọng tưởng tập khíhuân tập, đối với vô sở hữu nói là có sanh, duyên nơi có sanh nói là diệt.

Bong bóng nước là một, vì có người chấp người chẳng chấp, chẳng phải thật cósanh diệt. Phàm phu ngoại đạo đối với bong bóng nước vô sở hữu mà chấp cho làhữu. Kẻ ngu duyên nơi bong bóng nước có, chẳng chấp cho là diệt. KinhƯơng-quật-ma-la bài kệ nói: “Thí như có kẻ ngu, thấy bọt sanh vọng tưởng, cholà châu lưu ly, lấy rồi đem trở về, để nó ở trong bình, gìn giữ như chân bảo,chẳng lâu thảy tiêu dung, tưởng không lặng yên đứng, nơi chân lưu ly khác, cũnglại khởi tưởng không. Văn Thù cũng như thế, tu hành tột không tịch, thường khởisuy nghĩ không, phá hoại tất cả pháp. Giải thoát thật chẳng không, mà khởitưởng tột không, ví như thấy bọt tiêu, lạm hoại các chân bảo. Người nay cũngnhư thế, lạm khởi tưởng tột không, thấy được pháp không rồi, chẳng không cũngnói không.”

Lại nữa, Đại Huệ! Có ba thứ lượng, năm phần luận, mỗi thứ dựng lập rồi, đượcthánh trí tự giác, lìa việc hai tự tánh, mà khởi hữu tánh vọng tưởng chấptrước.

Ba thứ lượng là, hiện lượng, tỷ lượng, thánh ngôn lượng. Hiện lượng là, thậtcảnh hiện tiền, chẳng rơi vào ý ngôn, thân được pháp thể không có lầm lẫn, nhưtự giác thánh trí tương ưng với chứng biết. Tỷ lượng là, so sánh mà biết, nhưnhân cảnh mộng mà biết là tự tâm hiện, tuy chẳng phải thân chứng, mà so sánhbiết không dối. Thánh ngôn lượng là, như Pháp thân Phật nói, Báo thân Phật nói,Hóa thân Phật nói, nhất định làm mô phạm. Ba chi là, tông, nhân, dụ. Như đốivới giáo pháp của ta lập lượng rằng: “Như Lai tàng đệ nhất nghĩa tâm là Tông.Nhân nói, vì tự tâm hiện lượng. Dụ nói, như hoa trong gương, trăng đáy nước vàcảnh trong mộng”. Như đối với ngoại đạo lập lượng rằng: Kia do thần ngã thắngtánh là Tông. Nhân nói, vì tập khí hư ngụy từ vô thủy và tác giả có không. Dụnói, như lông rùa, dầu cát, bình bể v.v… Ba chi này cũng gọi là ba chi tỷlượng, cùng với Hợp, Kết thành năm. Ba lượng và năm phần đều là Như Lai nói ra,để hiển bày thánh trí tự giác, lìa kiến chấp có và không. Song họ chẳng dựnglập thánh trí tự giác, lại khởi có tánh phân biệt, đây là phá nội ngu ngãtướng.

Đại Huệ! Tâm, ý, ý thức thân tâm chuyển biến, tự tâm hiện năng nhiếp sởnhiếp các vọng tưởng dứt. Như Lai địa tự giác thánh trí, người tu hành khôngđối với kia khởi tưởng tánh và phi tánh. Nếu người tu hành kia nơi cảnh giớinhư thế, tánh (có) phi tánh (không) nhiếp thủ tướng sanh thì kia chấp trưởng dưỡngvà chấp ngã nhân.

Tâm, ý, ý thức thân tâm chuyển biến, tự tâm hiện năng nhiếp sở nhiếp vọngtưởng dứt là, đã chuyển tâm, ý, ý thức thì tự tâm hiện ra năng thủ và sở thủcác vọng tưởng liền đoạn. Cho nên lại nói: Như Lai tự giác thánh trí chẳng nênnơi kia lại khởi thấy có không. Nếu người tu thánh hạnh đối cảnh giới tự giáclìa pháp có không, mà khởi chấp có tánh tướng, tức là rơi vào ngã, nhân, chúngsanh, thọ giả. Đây là nương văn trước là khởi chấp trước có tánh lại thêm mộtphen cạo gọt. Kinh Viên Giác nói: “Tâm ấy cho đến chứng cứu kính Như Lai rõbiết Niết-bàn thanh tịnh đều là ngã tướng”. Lại nói: “Ngộ rồi vượt hơn tất cảchứng, thảy là nhân tướng”. Lại nói: “Liễu chứng liễu ngộ đều là ngã nhân, màtướng ngã nhân chẳng kịp, còn có sở liễu gọi là chúng sanh tướng”. Lại nói:“Tâm chiếu thanh tịnh giác được sở liễu, tất cả nghiệp trí trọn không tự thấyvẫn như mạng căn”. Lại nói: “Như nước sôi làm tiêu băng, không riêng có băng,biết băng tiêu vẫn còn ngã để giác ngã, cũng lại như thế”. Cho nên biết được tựgiác thánh trí, lìa việc hai tự tánh (có, không) mà còn khởi hữu tánh vọngtưởng chấp trước, đều chẳng lìa bốn tướng này.

Đại Huệ! Nếu nói tánh kia tự tánh, tự tướng, cộng tướng, tất cả đều là HóaPhật nói ra, chẳng phải Pháp Phật nói. Lại, các ngôn thuyết, thảy do ngu phu hyvọng kiến chấp mà sanh. Chẳng vì riêng dựng lập đến pháp tự tánh. Người đượcthánh trí tự giác tam-muội lạc trụ, mới phân biệt hiển bày.

Đây lại nói Như Lai có khi nói tánh, nói tướng, các thứ tự và tha, đều làHóa Phật nói. Bởi vì ngu phu hy vọng có sở đắc, vì chỉ hóa thành, mà chẳng thậtcó kiến lập tiến đến pháp tự tánh. Vì người được thánh trí tự giác tam-muội lạctrụ phân biệt hiển bày. Nhật dụng của chúng sanh thật chẳng phải vô thường. Vìtrừ chấp thường nói tưởng vô thường, cho đến cũng phi vô lạc, ngã, tịnh. Vì trừchấp lạc, ngã, tịnh nên nói tưởng vô lạc, ngã, tịnh. Thánh trí tự giác cũngkhông đắc quả đắc thiền, vì thuận theo hy vọng nói quả tướng, nói thiền tướng.Nếu không hy vọng, ắt Như Lai trước sau chẳng nói. Cho nên biết hy vọng tìnhkiến muốn đoạt gấp trong lời Phật nói, mà thánh trí thầm hợp, phải mở đường tỏngộ ngoài lời nói. Như Lai vẫn có nói ra ở đây, mà chỉ thú lại ở kia. Đem chỗnày để rõ ngôn thuyết trọn chẳng đến, tức dùng dẫn dụ lìa lời nói tự đến. Trongnước chẳng phải mặt trăng, mà mặt trăng sáng hiện rõ ràng. Trong gương chẳngphải hình tượng, mà vạn tượng sum la đều lập. Chỗ chí lý chưa bày, mà thánh ýẩn hiển vậy. Xem văn sau Hóa Phật nói ra, như bóng hình v.v… mới biết chỗ mêcủa ngu phu ngoại đạo, là chỗ thông của người trí, không có hai đường vậy.

Thí như trong nước có bóng cây hiện, nó chẳng phải bóng phi chẳng phải bóng,chẳng phải hình cây phi chẳng phải hình cây. Như thế, ngoại đạo do kiến tậphuân, vọng tưởng chấp trước, y nơi tưởng một, khác, đồng, chẳng đồng, có,không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vô thường mà không thể hiểu tựtâm hiện lượng. Ví như gương sáng tùy duyên hiển hiện tất cả sắc tượng, màkhông vọng tưởng. Kia chẳng phải tượng phi chẳng phải tượng, mà thấy tượng,chẳng phải tượng. Ngu phu vọng tưởng mà khởi tưởng là tượng. Như thế, ngoại đạoác kiến nơi tự tâm tượng hiện, vọng tưởng chấp trước, y nơi kiến chấp một,khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vôthường. Thí như gió và nước hòa hợp phát ra tiếng. Kia chẳng phải tánh, phichẳng phải tánh. Như thế, ngoại đạo ác kiến vọng tưởng y nơi kiến chấp một,khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vôthường. Ví như quả đất chỗ không có cỏ cây, do sức nắng nóng thấy như suốichảy, sóng dậy, mây tụ, kia chẳng phải tánh, phi chẳng phải tánh, vì tham vàkhông tham. Như thế, ngu phu hư ngụy tập khí huân tập từ vô thủy, vọng tưởngchấp trước y nơi sanh trụ diệt, một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳngphải có, chẳng phải không, thường, vô thường, duyên môn tự trụ sự, cũng nhưnắng nóng, sóng mòi. Ví như có người dùng chú thuật máy phát động, chẳng phảitrong số chúng sanh, do quỷ Tì-xá-xà phương tiện hiệp thành, dao động, lăngxăng, phàm phu vọng tưởng chấp trước cho là có qua lại. Như thế ngoại đạo áckiến hy vọng, y nơi kiến chấp một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳngphải có, chẳng phải không, thường, vô thường, hí luận chấp trước, chẳng thậtkiến lập. Đại Huệ! Thế nên muốn được việc tự giác thánh trí phải lìa sanh trụdiệt, một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không,thường, vô thường v.v… ác kiến vọng tưởng.

Đây nêu ra do Hóa Phật nói để chỉ quyền, thật gồm bày. Bởi do tự tâm hiệnlượng không mình không người, tùy duyên cảm đến ứng vật hiện hình, mặc các hữutình phân biệt thấy khác. Bóng cây trong nước chẳng thuộc có không. Gương sánghiện hình vốn không tâm chiếu. Gió nước phát tiếng chẳng phải nhân chẳng phảiduyên. Do sức nắng nóng thấy như suối chảy, sóng dậy, mây tụ, tham cùng khôngtham đều chẳng phải sanh diệt. Bởi chú thuật nên tử thi đi, máy động, tượngdậy, trọn không có sự thật, mà đi đến rõ ràng. Đây đều là tự tâm hiện ra chẳngphải chân chẳng phải vọng, chẳng kia chẳng đây, chẳng hòa chẳng hợp, chẳng giácchẳng tri. Như Lai lấy mộng huyễn trăng đáy nước thuận theo căn dục kia, màdùng toàn cơ đại dụng, ngộ đây tu hành. Ngu phu và ngoại đạo chẳng biết ở trongpháp thánh trí tự chứng, vọng khởi tà kiến, có kiến lập ra đều thành hí luận.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nói kệ rằng:

Huyễn, mộng, bóng cây nước

Tóc rủ, nắng mùa nóng

Như thế xem ba cõi

Cứu kính được giải thoát.

Bài kệ này nói các pháp trong ba cõi, không thể có không, thảy đều như việcmộng huyễn v.v… Khởi quán như thế liền đó được giải thoát.

Ví như nai khát tưởng

Động chuyển tâm mê loạn

Nai tưởng cho là nước

Mà thật không có nước.

Như thế chủng tử thức

Động chuyển thấy cảnh giới

Người ngu vọng tưởng sanh

Như mắt nhặm bị che

Nơi sanh tử vô thủy

Chấp trước tánh nhiếp thọ

Như ngược chốt tháo chốt

Xả lìa tham nhiếp thọ.

Như huyễn chú máy động

Mây nổi mộng điện chớp

Quán thế được giải thoát

Hằng đoạn ba tương tục.

Nơi kia không người tạo

Ví như nắng trong không

Như thế biết các pháp

Tức là không chỗ biết.

Năm bài kệ này nói ba cõi như mộng huyễn vốn không sự thật. Do chủng tử thứcvọng thấy cảnh giới, như mắt bệnh thấy hoa đốm, lầm cho hoa từ con mắt sanh,chấp con mắt thấy hoa là tánh nhiếp thọ. Đây chính là căn bản sanh tử từ vôthủy, vọng tâm phân biệt. Nếu hay tức cái phân biệt này biết là vọng phân biệt,như tháo chốt ra. Mới biết máy động, chú đứng dậy, mây nổi, mộng, điện chớp,ngay đó không người, liền được xa lìa tam độc nhiếp thọ, mà không có người xalìa. Nên nói dùng trí vô tác quán tất cả pháp, mà không phải cảnh giới giáctưởng.

Ngôn giáo chỉ giả danh

Kia cũng không có tướng

Nơi kia khởi vọng tưởng

Ấm hành như tóc rủ

Như vẽ, tóc rủ, huyễn

Mộng, thành Càn-thát-bà

Vòng lửa, sóng nắng nóng

Không mà hiện chúng sanh.

Thường, vô thường, một, khác

Đồng, chẳng đồng cũng vậy,

Lỗi vô thủy tiếp nối

Kẻ ngu si vọng tưởng.

Gương sáng, nước trong, mắt.

Ma-ni diệu bảo châu

Trong ấy hiện các sắc

Mà thật không thể có

Tất cả tánh hiển hiện

Như vẽ sóng nắng nóng

Các thứ sắc hiện bày

Như mộng không thể có.

Năm bài kệ này nói Như Lai thuyết pháp cũng vì chúng sanh giả lập danh ngôn.Nhân kia phân biệt vọng kiến, nên bảo họ rằng: “Năm ấm các hành như tóc rủ v.v…Ở trong cái vô sanh mà hiện việc sanh”. Cho đến bốn câu tà chấp cũng lại nhưthế, đều là hư ngụy từ vô thủy. Kẻ ngu không biết vọng sanh phân biệt. Hai bàikệ sau, lại nói tất cả ngôn giáo đều tùy theo căn dục của chúng sanh có bàyhiện ra mà chẳng phải pháp thật. Đây là nhổ gốc kẻ ngu nhân lời nói sanh hiểubiết. Như Lai dẫn đường từ quyền về thật, ý rất thâm thiết.

Lại nữa, Đại Huệ! Như Lai nói pháp lìa bốn câu như thế. Nghĩa là một, khác,đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường, vôthường. Lìa nơi có không kiến lập và phỉ báng phân biệt, kiết tập chân đế duyênkhởi đạo, diệt, giải thoát. Như Lai nói pháp lấy đó làm đầu, chẳng phải tánh,chẳng phải Tự Tại thiên, chẳng phải vô nhân, chẳng phải vi trần, chẳng phảithời, chẳng phải tự tánh tương tục, mà vì nói pháp. Lại nữa, Đại Huệ! Vì sạchphiền não và sở tri chướng, ví như thương chủ dẫn đường thứ lớp dựng lập mộttrăm lẻ tám câu vô sở hữu, khéo phân biệt các thừa và tướng các địa.

Đây là tổng kết Như Lai nói pháp là lìa tứ cú có không phân biệt, để kiếttập chân đế. Chân đế là tự giác thánh trí đệ nhất nghĩa đế, đây chẳng phải tứđế của Nhị thừa, mà có thể so sánh. Thấy tự giác đệ nhất chân đế, mới hay thâmđạt lý duyên khởi. Tùy thuận tu đạo chứng nơi tịch diệt mà được giải thoát. Đâylà lý do cùng với luận của ngoại đạo nào là thắng tánh, tự tại v.v… khác vậy.Đoạn hai thứ chướng cũng tức là việc tu đạo chứng diệt. Song đều kiết tập nơitự giác chân đế. Nên nói dựng lập một trăm lẻ tám câu ở vô sở hữu. Vô sở hữutức chỉ chân đế, không tất cả kiến chấp hữu vô. Tức thế gian tức phi thế gian,tức xuất thế gian, tức phi xuất thế gian, câu ấy rõ ràng trong sáng, thuần nhấtkhông tạp. Cho nên biết vô sở hữu, là kho tàng bí mật của Như Lai, trong sạchkhông nhơ. Được trụ đây rồi tự hay khéo phân biệt biết các tướng thừa, địa. Đâyvẫn là thuận tánh khởi dụng, khéo dùng các phương tiện để tự trang nghiêm, màchẳng phải riêng có. Như Lai thuyết pháp khắp vì các Bồ-tát thành tựu tự giác,như thương chủ dẫn đường, đến nơi Bảo sở, lại không có pháp thật.

6- CHỈ BỐN THỨ THIỀN ĐỂ HIỂN NHƯ LAI THANH TỊNH CHẲNG ĐỒNG NHỊ THỪA.

Lại nữa, Đại Huệ! Có bốn thứ thiền. Thế nào là bốn? Nghĩa là ngu phu sở hànhthiền, quán sát nghĩa thiền, phan duyên như thiền, Như Lai thiền. Thế nào làngu phu sở hành thiền? Nghĩa là Thanh văn, Duyên giác, ngoại đạo tu hành, quántánh nhân vô ngã, tự tướng, cộng tướng, các lóng xương, vô thường, khổ, tướngbất tịnh, chấp trước làm đầu. Tướng như thế chẳng quán khác, trước sau chuyểntiến, tướng chẳng trừ diệt. Ấy gọi là ngu phu sở hành thiền.

Bốn thứ thiền, chỉ ngu phu sở hành thiền là chỗ tu của nhị thừa ngoại đạo.Quán sát thiền, duyên như thiền là hành tướng của các địa. Như Lai thiền làtướng cứu kính của tự giác thánh trí. Nhị thừa quán khổ, không, vô ngã, bấttịnh, tu tập tứ đế. Nghĩa là biết khổ, đoạn tập, tu đạo, chứng diệt. Đây là đốitrị thế gian vô thường chấp là thường, vô lạc chấp là lạc, vô ngã chấp là ngã,bất tịnh chấp là tịnh. Tu quán vô ngã, quán thành tựu rồi, đến chỗ ái hết đượcNiết-bàn, mà pháp tướng trong ngoài trọn chẳng trừ diệt. Do chẳng biết pháptrong ngoài tự tâm hiện ra, cho là thật có chỗ diệt, thật có chỗ chứng. Đây tuylà chánh pháp mà đồng với ngoại đạo. Cho nên Thế Tôn của ta ở trên hộiNiết-bàn, đặc biệt vì nhị thừa nói bốn thật đế. Gọi Bồ-tát Văn Thù nói: “Có khổcó đế có thật, có tập có đế có thật, có diệt có đế có thật, có đạo có đế cóthật. Như Lai phi khổ phi đế là thật. Hư không phi khổ phi đế là thật. Phậttánh phi khổ phi đế là thật”. Đây nói khổ, là tướng vô thường, là tướng nênđoạn, ấy là chân đế. Tánh của Như Lai phi khổ phi vô thường, chẳng phải tướngnên đoạn, thế nên là thật. Nói là tập, hay khiến năm ấm hòa hợp mà sanh, cũnggọi là khổ, cũng gọi là vô thường, ấy là tướng nên đoạn. Tánh Như Lai chẳngphải tánh tập, chẳng phải là nhân ấm, chẳng phải là tướng nên đoạn, thế nên làthật. Nói là diệt, gọi là phiền não diệt, cũng có thường vô thường, là sở đắccủa nhị thừa, gọi là vô thường. Sở đắc của chư Phật ấy gọi là thường, cũng gọilà chứng pháp, ấy là thật đế. Tánh của Như Lai chẳng gọi là diệt, mà hay diệtphiền não, chẳng phải có thường và vô thường, chẳng gọi là chứng biết mà thườngtrụ không biến, thế nên là thật. Đạo là hay đoạn phiền não, cũng có thường vôthường, là pháp nên tu, ấy gọi là thật đế. Như Lai chẳng phải đạo, mà hay đoạnphiền não, chẳng phải có thường và vô thường, chẳng phải pháp nên tu, thườngtrụ chẳng biến đổi, thếâ nên là thật. Lại nói: “Các ngoại đạo v.v… có khổ tậpđế, không diệt đạo đế. Đối với cái chẳng phải diệt mà sanh tưởng diệt, đối vớicái chẳng phải đạo mà sanh tưởng đạo, đối trong cái chẳng phải quả mà sanhtưởng quả, đối trong chẳng phải nhân mà sanh tưởng nhân. Bởi do nghĩa này nênkia không có một đạo thanh tịnh”. Kinh này nói: “Trước sau chuyển tiến, tướngchẳng trừ diệt”, chính chỉ có tướng nên đoạn, có tướng nên tu, pháp bị chứngbiết. Nên nói chẳng phải quả mà sanh tưởng quả, chẳng phải nhân mà sanh tưởngnhân.

Thế nào là quán sát nghĩa thiền? Nghĩa là nhân vô ngã, tự tướng, cộng tướngvà ngoại đạo tự, tha, đồng, không tánh rồi, quán pháp vô ngã, nghĩa tướng địakia thứ lớp tăng tiến, ấy gọi là quán sát nghĩa thiền.

Đây là quán pháp vô ngã, mới vào duy thức. Bồ-tát chứng duy thức đạt tất cảpháp không, gọi là phần kiến đạo, ấy là Sơ địa. Do nghĩa tướng các địa ấy thứlớp tăng tiến.

Thế nào là phan duyên như thiền? Nghĩa là vọng tưởng về hai vô ngã vẫn làvọng tưởng, chỗ như thật chẳng sanh vọng tưởng, ấy gọi là phan duyên như thiền.

Vào đất chân như thật tế, đã thấy pháp tướng hai vô ngã thanh tịnh, cònkhông hiện tiền. Nếu tướng này hiện tiền, vẫn gọi là vọng tưởng, chẳng gọi lànhư thật chứng biết.

Thế nào là Như Lai thiền? Nghĩa là vào đất Như Lai được tướng tự giác thánhtrí, ba thứ lạc trụ, thành tựu việc bất khả tư nghì cho chúng sanh, ấy gọi làNhư Lai thiền.

Ba thứ lạc trụ là nói ba tam-muội: Không tam-muội, vô tướng tam-muội, vô táctam-muội. Không là đối hai mươi lăm cõi chẳng thấy có một pháp thật. Vô tác làđối hai mươi lăm cõi chẳng khởi nguyện cầu. Vô tướng là không có mười tướng:Sắc tướng, thanh tướng, hương tướng, vị tướng, xúc tướng, sanh tướng, trụtướng, diệt tướng, nam tướng, nữ tướng. Thật tướng cũng có ba thứ vui: Một thọvui, hai vắng lặng vui, ba giác tri vui. Như Lai thường trụ không có đổi dời,gọi là thật tướng.

Khi ấy Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nói kệ rằng:

Phàm phu sở hành thiền,

Quán sát tướng nghĩa thiền

Phan duyên như thật thiền,

Như Lai thanh tịnh thiền.

Thí như hình nhật nguyệt

Bát-đầu-ma, lặng sâu

Như hư không, lửa hết,

Người tu hành quán sát.

Như thế các thứ tướng

Ngoại đạo nói thông thiền

Cũng rơi vào Thanh văn

Và cảnh giới Duyên giác.

Bỏ lìa tất cả kia

Tức là vô sở hữu

Chư Phật tất cả cõi

Dùng tay bất tư nghì,

Một lúc rờ đảnh kia

Tùy thuận vào tướng như.

Bát-đầu-ma dịch là hoa sen hồng. Hình nhật nguyệt, hoa sen hồng, tướng biểnlặng sâu, hư không lửa hết đều là cảnh giới sai biệt của thiền định. Ngoại đạo,nhị thừa vì chấp trước nên thành tà kiến. Nếu tất cả bỏ lìa, liền đó tự giáctức là chỗ vô sở hữu. Liền được chư Phật gia hộ tùy vào Như Lai địa chân nhưthật tướng.

7- CHỈ NHƯ LAI TẠNG TỰ TÁNH NIẾT-BÀN CHẲNG ĐỒNG NHỊ THỪA.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Vào Niết-bàn, nói nhữngpháp gì gọi là Niết-bàn? Phật bảo Đại Huệ: Tất cả tự tánh, tập khí, tạng, ý, ýthức, kiến, tập chuyển biến gọi là Niết-bàn. Chư Phật và Niết-bàn của ta làcảnh giới tự tánh không sự.

Tự tánh tập khí tàng là thức thứ tám. Ý là thức thứ bảy. Ý thức là thức thứsáu. Tức là tâm, ý, ý thức. Kiến tập chuyển biến, thức thứ tám là Như Lai tàngkhông có chuyển biến, bị chuyển biến chỉ là kiến và tập. Như Lai tàng bất giácvọng động khởi kiến phần, do đó nhân, pháp huân biến thành tập khí. Nếu hayphát minh thức tức là tánh, liền lìa kiến tập, ấy gọi là Niết-bàn. Niết-bàn gọilà tàng bí mật, như chữ y (o0o) ba điểm. Kinh Niết-bàn nói: “Pháp giải thoátcũng chẳng phải Niết-bàn, thân Như Lai cũng chẳng phải Niết-bàn, ma-ha Bát-nhãcũng chẳng phải Niết-bàn. Ba pháp mỗi thứ khác cũng chẳng phải Niết-bàn”. Đâylà pháp thân Như Lai, trí tuệ, giải thoát viên mãn không thiếu, chẳng phải dọcchẳng phải ngang, nên gọi là tự tánh không sự. Lại nói: “Tu đại Niết-bàn thấybiết pháp giới, hiểu rõ thật tướng, không vô sở hữu, không có tướng hòa hợphiểu biết”.

Lại nữa, Đại Huệ! Niết-bàn là cảnh giới thánh trí tự giác, lìa đoạn thường,vọng tưởng tánh, phi tánh. Thế nào là phi thường? Nghĩa là tự tướng, cộngtướng, vọng tưởng dứt nên phi thường. Thế nào là phi đoạn? Nghĩa là tất cảthánh quá khứ vị lai hiện tại được tự giác nên phi đoạn.

Kinh Niết-bàn nói: “Niết-bàn không nhân mà thể là quả. Vì cớ sao? Vì khôngsanh diệt, vì chẳng làm ra, vì chẳng phải hữu vi, vì là vô vi, vì thường chẳngđổi, vì không chỗ nơi, vì không thủy chung. Thiện nam tử! Nếu Niết-bàn có nhânthì không được gọi là Niết-bàn. Vì không nhân nên chẳng rơi vào thường, vì thểtự giác thánh trí nên chẳng rơi vào đoạn. Lại Niết-bàn vô ngã, mà có tám thứ tựtại gọi là đại ngã: Một là hay thị hiện một thân làm vi trần thân. Hai là haythị hiện một trần thân đầy cả đại thiên giới. Ba hay dùng thân đầy cả đại thiêngiới nhẹ nhàng bay trong không. Bốn hay làm một việc mà khiến chúng sanh mỗimỗi xong xuôi, hoặc ở một cõi mà khiến cõi khác đều thấy. Năm hay sáu căn hỗdụng. Sáu hay được tất cả pháp mà không sở đắc. Bảy nói tự tại. Tám đầy khắptất cả chỗ tự tại. Đây là cảnh giới đại bát Niết-bàn tự giác của ba đời NhưLai”.

Đại Huệ! Niết-bàn chẳng hoại chẳng tử. Nếu Niết-bàn tử, lại phải thọ sanhtương tục. Nếu hoại lẽ ưng rơi vào tướng hữu vi. Thế nên, Niết-bàn lìa hoại,lìa tử. Vì thế nên là chỗ nương về của người tu hành.

Thế Tôn thường bảo Ca-diếp rằng: “Ngươi không nên khởi nghĩ tưởng này, bảoNhư Lai tánh là diệt tận. Ca-diếp! Diệt phiền não chẳng gọi là vật, vì hằng cứukính thế nên gọi là thường”. Lại nói: “Thí như thánh vương nghỉ ở hậu cung,hoặc khi dạo chơi ở sau vườn, vua tuy chẳng ở trong các thể nữ, không thể nóithánh vương mạng chung. Như Lai cũng vậy, tuy không hiện trong cõi Diêm-phù-đề,vào trong Niết-bàn, mà chẳng gọi vô thường. Như Lai ra khỏi vô lượng phiền nãovào nơi Niết-bàn an lạc, dạo vườn hoa giác, hoan hỉ thọ vui”. Lại nói: “Nay tasẽ khiến tất cả chúng sanh và đem bốn bộ chúng con ta thảy đều an trú trong khobí mật. Ta cũng an trú trong ấy vào nơi Niết-bàn” (Những đoạn này đều dẫn trongkinh Niết-bàn).

Lại nữa, Đại Huệ! Niết-bàn chẳng phải xả, chẳng phải đắc, chẳng phải đoạn,chẳng phải thường, chẳng phải một nghĩa, chẳng phải nhiều nghĩa, ấy gọi làNiết-bàn.

Kinh Niết-bàn nói: “Giải thoát gọi là không có chỗ khác. Thí như có ngườichỉ ở trong cái nhà thanh tịnh thượng diệu, lại không có chỗ khác”. Phàm khôngcó chỗ khác là chẳng phải xả vậy. Lại nói: “Giải thoát gọi là không thể thủ.Như trái a-ma-lặc người có thể nắm giữ, giải thoát không như vậy, không thể nắmgiữ. Phàm không thể nắm giữ là chẳng phải đắc”. Lại nói: “Giải thoát gọi làđoạn tất cả pháp hữu vi, xuất sanh tất cả pháp vô lậu. Phàm đoạn hữu vi làchẳng phải thường, sanh vô lậu thì chẳng phải đoạn”. Lại nói: “Giải thoát gọilà không thể lường, thí như biển cả không thể tính lường. Lại giải thoát gọi làmột vị, như sữa chỉ có một vị, giải thoát cũng vậy, chỉ có một vị. Phàm khôngthể lường thì chẳng phải một nghĩa, chỉ có một vị thì chẳng phải nhiều nghĩa”.

Đại Huệ! Niết-bàn của Thanh văn, Duyên giác là giác được tự tướng cộngtướng, cảnh giới chẳng tập cận, chẳng kiến điên đảo, vọng tưởng chẳng sanhnhững vị kia đối trong kia khởi tưởng Niết-bàn.

Thanh văn, Duyên giác đối với bốn điên đảo khởi thấy chẳng điên đảo, tưởnglà Niết-bàn. Sao gọi là bốn điên đảo? Nghĩa là chẳng biết Như Lai thường lạcngã tịnh, cho nên đối trong thường tưởng vô thường, đối trong lạc sanh tưởngkhổ, đối trong ngã sanh tưởng vô ngã, đối trong tịnh sanh tưởng bất tịnh, ấygọi là bốn đảo. Do bốn điên đảo cho là chẳng điên đảo, nên có tu tập đều là tácnhân, mà chẳng phải liễu nhân, nên không phải chân Niết-bàn.

Đại Huệ! Hai thứ tướng tự tánh. Thế nào là hai? Nghĩa là ngôn thuyết tự tánhtướng chấp trước, sự tự tánh tướng chấp trước. Ngôn thuyết tự tánh tướng chấptrước là, từ vô thủy ngôn thuyết hư ngụy tập khí chấp trước sanh. Sự tự tánhtướng chấp trước là, từ bất giác tự tâm hiện chừng ngằn sanh.

Ngôn thuyết tập khí chấp trước là, như áo màu trắng nói là trắng, áo màu đennói là đen, cũng có cõi khác chẳng nói trắng đen. Cho nên biết đều là từ vôthủy truyền tập cho là quyết định trắng, quyết định đen. Sự tự tánh chấp trướclà như sắc tâm v.v… sanh diệt hiện tiền, hoặc chấp có nhân hoặc chấp khôngnhân, đều do chẳng biết tự tâm hiện ra vọng khởi tính xét. Hai tướng tự tánhnày chính là sở do pháp chấp của phàm phu và ngoại đạo, nên nói lặp lại vậy.

8- CHỈ THẦN LỰC DỰNG LẬP CHẲNG RƠI VÀO CÓ KHÔNG.

Lại nữa, Đại Huệ! Như Lai dùng hai thứ thần lực kiến lập, đại Bồ-tát đảnh lễchư Phật nghe nhận hỏi nghĩa. Thế nào là hai thứ thần lực kiến lập? Nghĩa làthần lực trong tam-muội chánh thọ vì hiện tất cả thân mặt ngôn thuyết và thầnlực tay quán đảnh.

Đây là Như Lai kiến lập hai thứ thần lực, gia trì người tu hành trước sau hộniệm, chẳng rơi vào lối tẽ. Trong thiền định hiện thân mặt ngôn thuyết, đây làSơ địa trụ. Tay quán đảnh là đầy đủ thập địađược quán đảnh trao ngôi vị. Nếu không có hai thứ thần lực, quyết định chẳngthành tựu.

Đại Huệ! Đại Bồ-tát khi được Sơ địa Bồ-tát trụ thần lực Phật, nên nói nhậpBồ-tát đại thừa Chiếu minh tam-muội. Nhập tam-muội này rồi mười phương thế giớitất cả chư Phật dùng sức thần thông vì hiện tất cả thân mặt ngôn thuyết, nhưđại Bồ-tát Kim Cang Tạng và các Bồ-tát khác, tướng công đức như thế thành tựuđại Bồ-tát. Đại Huệ! Ấy gọi là Sơ địa Bồ-tát.

Chiếu minh tam-muội là, định Quang minh. Bồ-tát được nhập định này do trụthần lực. Bồ-tát Kim Cang Tạng trên hội Hoa Nghiêm nương sức gia trì của Phật,cử một lệ nhiều vậy.

Đại Bồ-tát được Bồ-tát tam-muội chánh thọ thần lực, ở trăm ngàn kiếp chứanhóm thiện căn được thành tựu tướng thứ lớp các địa đối trị và sở trị thông đạtcứu kính, đến Pháp vân địa trụ nơi cung điện Đại Liên hoa vi diệu, ngồi tòa sưtử báu Đại Liên hoa, đồng hàng đại Bồ-tát quyến thuộc vây quanh, các thứ báuanh lạc trang nghiêm thân, như huỳnh kim, chiêm-bặc, nhật nguyệt quang minh.Các bậc Tối thắng tử từ mười phương đến, đến ngồi trên tòa trong cung điện ĐạiLiên hoa mà quán đảnh kia. Thí như Chuyển luân thánh vương Tự Tại và thái tửcủa trời Đế-thích quán đảnh (rót nước trên đầu để truyền ngôi), ấy gọi làBồ-tát tay quán đảnh thần lực. Đại Huệ! Đây gọi là đại Bồ-tát hai thứ thần lực.Nếu đại Bồ-tát trụ hai thứ thần lực này, diện kiến chư Phật Như Lai. Nếu chẳng nhưthế thì không thể thấy.

Đây nương Sơ địa, kế đến các địa nhẫn đến Thập địa quán đảnh, đều là trụthần lực của Phật.

Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ-tát phàm có phân biệt hạnh các pháp tam-muội thầntúc, những vị ấy tất cả đều trụ hai thứ thần lực của Như Lai. Đại Huệ! Nếu đạiBồ-tát lìa thần lực của Phật hay biện thuyết thì tất cả phàm phu cũng ưng biệnthuyết. Vì cớ sao? Vì không trụ thần lực. Đại Huệ! Núi đá cây cối và các thứnhạc khí thành quách cung điện, do sức oai thần của Như Lai khi nhập thành đềutự nhiên phát ra tiếng âm nhạc, huống là hữu tâm, mù điếc câm ngọng các khổ vôlượng đều được giải thoát. Như Lai có vô lượng thần lực như thế… làm lợi ích anlạc chúng sanh.

Nói phàm phu ắt không thể biện thuyết, thấy Bồ-tát có nhạo biện (nhạo thuyếtbiện tài) đều do trụ thần lực của Phật. Lại đề ra vô tình dẫn đến hữu tình thầnlực rộng lớn bất khả tư nghì, song cũng là tự tâm hiện ra. Một thể tròn khắpcác loài hàm thức do tình sanh trí cách.

Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Do nhân duyên gì Như Lai ứng cúngđẳng chánh giác, đại Bồ-tát khi trụ tam-muội chánh thọ và khi thắng tiến địaquán đảnh, Phật gia trì thần lực kia? Phật bảo Đại Huệ: Vì lìa ma nghiệp phiềnnão và chẳng rơi vào thiền Thanh văn địa, vì được Như Lai tự giác địa và vìtăng tiến pháp sở đắc. Thế nên, Như Lai ứng cúng đẳng chánh giác gồm dùng thầnlực kiến lập các vị đại Bồ-tát. Nếu không dùng thần lực kiến lập ắt rơi vàongoại đạo ác kiến vọng tưởng và các Thanh văn chỗ hy vọng của chúng ma, khôngđược Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì lẽ ấy, chư Phật Như Lai đều dùng thầnlực nhiếp thọ chư đại Bồ-tát. Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa nàynói kệ rằng:

Thần lực Nhân trung tôn

Đại nguyện thảy thanh tịnh

Tam-ma-đề quán đảnh

Sơ địa và Thập địa.

Như Lai gia trì cho người tu hành trước sau quá đủ, mà ngu phu ngoại đạokhông biết, tình chấp khó phá, trọn rơi vào đường tà, cũng nên lẫn nhau rănnhắc.

9- CHỈ CÁC PHÁP DUYÊN KHỞI ĐỂ HIỂN BÀY NGHĨA NHƯ LAI TẠNG PHI NHÂN DUYÊN.

Bấy giờ đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Phật nói duyên khởi tứclà nói nhân duyên, chẳng tự nói đạo. Thế Tôn! Ngoại đạo cũng nói nhân duyên.Nghĩa là thắng, tự tại, thời, vi trần sanh, như thế các tánh sanh. Nhưng, ThếTôn! Bảo là ngôn thuyết nhân duyên sanh các tánh, hữu gián tất-đàn và vô giántất-đàn (pháp thí).

Mười hai nhân duyên từ vô minh khởi hành, vô minh là nhân, các hành là quả.Hành là nhân thức là quả, đây là nhân duyên sanh pháp. Ngoại đạo cũng nói từnơi thắng tánh, tự tại, thời, vi trần v.v… là nhân sanh tất cả pháp, nên nghitất-đàn vô gián. Gián là khác. Chẳng biết mười hai nhân duyên từ vô minh bấtgiác, chẳng phải tác giả sanh, cũng chẳng phải tự thể sanh, mà ngoại đạo vọngchấp là thắng tánh, nói là tác giả hay sanh các pháp. Chẳng biết kia mê tự thể,bèn lấy tự thể sở mê làm nhân các pháp, toàn thể đều là thức, thức tánh hư vọngcũng tức là không nhân.

Thế Tôn! Ngoại đạo cũng nói có, không là nhân có sanh, Thế Tôn cũng nóikhông nhân có sanh, sanh rồi diệt. Như Thế Tôn đã nói, vô minh duyên hành, chođến lão tử. Đây là Thế Tôn nói không nhân chẳng phải nói có nhân. Thế Tôn kiếnlập khởi nói như vầy: “Đây có nên kia có”, chẳng phải kiến lập thứ lớp sanh.Xét ngoại đạo nói là thắng, chẳng phải Như Lai. Vì cớ sao? Thế Tôn! Ngoại đạonói nhân chẳng theo duyên sanh mà có chỗ sanh. Thế Tôn nói quán nhân có quả,quán quả có nhân, như thế nhân duyên tạp loạn, như thế lần lượt không cùng.

Ngoại đạo cho tác giả là sanh nhân, tức là vô nhân, bèn nghi Thế Tôn nói bấtgiác vọng khởi, khởi rồi lại diệt cũng là vô nhân. Đây có nên kia có, nghĩa làđây có vô minh nên kia có các hành, lại nghi Thế Tôn chẳng kiến lập sanh nhânthứ lớp mà khởi. Kia đây sanh nhau thì nhân duyên tạp loạn. Trái lại chẳng bằngngoại đạo nói tác giả rất thắng. Chẳng biết thảy do bất giác dường như có sanhkhởi, nhân thành ra quả, quả lại khởi nhân, đều do vọng kiến thật không cónghĩa sanh.

Phật bảo Đại Huệ: Ta không phải nói vô nhân và nói nhân duyên tạp loạn. Đâycó nên kia có là năng nhiếp sở nhiếp phi tánh, giác tự tâm hiện lượng. Đại Huệ!Nếu chấp trước năng nhiếp sở nhiếp, không giác tự tâm hiện lượng, cảnh giới bênngoài là tánh phi tánh, kia có lỗi như thế, chớ chẳng phải ta nói duyên khởi.Ta thường nói rằng nhân duyên hòa hợp mà sanh các pháp chẳng phải vô nhân sanh.

Giác tự tâm hiện lượng mới biết năng thủ sở thủ đều do bất giác, vọng thấycó không, chẳng phải cảnh giới bên ngoài thật có tự tánh. Ngoại đạo chẳng giáctự tâm hiện ra mà đối với ngoại cảnh chấp tánh cùng phi tánh, vọng sanh chấptrước, do đó mà có lỗi. Đến như thế gian nhân duyên, đã có nghiệp nhân thì khótrốn khổ hệ. Tình mê chưa hết mà nói tất cả vô ngại ắt không thể được. Nên nói“Không ngã, không tạo tác, không người thọ mà nghiệp thiện ác trọn không mất”.Nói chẳng tự sanh mà chẳng phải chẳng sanh, chẳng phải vô nhân sanh.

Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Chẳng phải ngôn thuyết có tánh mà có tất cảtánh ư? Thế Tôn! Nếu không tánh thì ngôn thuyết chẳng sanh. Thế nên ngôn thuyếtcó tánh có tất cả tánh.

Đây nhân ngu phu và ngoại đạo y nơi danh tướng mà sanh vọng tưởng, cho làthật có các pháp. Nếu không có các pháp thì ngôn thuyết không có chỗ y khởi.Chẳng biết tất cả cảnh giới đều do tự tâm bất giác vọng hiện. Lại nhân vọnghiện mà sanh chấp thủ, vọng chấp danh tự. Đã có ngôn thuyết thảy đều thuộc vềviệc mê, không có nghĩa thật.

Phật bảo Đại Huệ: không tánh mà có ngôn thuyết, nghĩa là như sừng thỏ lôngrùa v.v… Thế gian hiện ngôn thuyết. Đại Huệ! Phi tánh, chẳng phải phi tánh, chỉcó ngôn thuyết mà thôi. Như lời ông nói ngôn thuyết có tánh có tất cả tánh thìlý luận của ông ắt hoại.

Lông rùa sừng thỏ dụ không pháp mà có ngôn thuyết, để lệ cho tất cả pháp dobất giác mà vọng hiện. Ở nơi tự giác thánh trí cũng ví như sừng thỏ lông rùa,không mà có ngôn thuyết.

Đại Huệ! Chẳng phải tất cả cõi nước có ngôn thuyết. Ngôn thuyết là tạo tácvậy. Hoặc có cõi Phật nhìn xem mà hiển bày pháp, hoặc có cõi Phật làm ra hìnhtướng, hoặc có cõi nước nhướng mày, hoặc có cõi nước chớp mắt, hoặc cười, hoặcngáp, hoặc tằng hắng, hoặc cõi nước suy nghĩ, hoặc dao động. Đại Huệ! Như thếgiới Chiêm Thị và Hương Tích, cõi nước Phổ Hiền, Như Lai chỉ dùng nhìn xemkhiến các Bồ-tát được vô sanh pháp nhẫn và các tam-muội thù thắng. Thế nênchẳng phải ngôn thuyết có tánh (pháp) có tất cả tánh. Đại Huệ! Thấy ở thế giớinày ruồi lằng trùng kiến các chúng sanh ấy không có ngôn thuyết mà mỗi loài đềulàm việc xong xuôi.

Ngôn thuyết là tạo tác, nghĩa là do tâm tạo ra. Đã do tâm tạo thì ngônthuyết và sở thuyết thảy duy tự tâm, cho đến tạo hình tướng, nhướng mày đều làtự tâm, đều không có thể của tất cả pháp. Đều không có thể của pháp mà mỗi phápcó hiển bày. Mỗi pháp có hiển bày, chỉ nêu bày tự tâm. Ở nơi ngu si là vọngchấp, ở nơi thánh trí là chỉ mê, đều hiển bày duy nhất tự tâm. Chẳng phải ngônthuyết có tánh, có tất cả tánh. Ruồi lằng trùng kiến là nêu vật hiện tiền dễ thấyđều dùng để rõ ngôn thuyết vô tánh.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nên nói kệ rằng:

Như hư không sừng thỏ

Và cùng bàn đại tử (con thạch nữ)

Không, mà có ngôn thuyết

Như thế tánh vọng tưởng

Nhân duyên hòa hợp pháp

Phàm ngu khởi vọng tưởng

Không thể biết như thật

Luân hồi nhà tam giới.

Tất cả thế gian vốn không các pháp mà có ngôn thuyết đều do vọng chấp. Tấtcả xuất thế cũng không các pháp mà có ngôn thuyết, chỉ vì phá trừ. Vọng chấpvốn rỗng thì phá trừ cũng chẳng thật, nên nói như hư không v.v… Phàm ngu chẳngbiết các pháp tự tướng như thật, mà đối với nhân duyên hòa hợp kiến lập (chấpcó) phỉ báng (chấp không), luống trái với pháp thể. Do vọng phân biệt tự nhậnlưu chuyển, thật đáng thương thay!

10- CHỈ CÁC PHÁP THƯỜNG TRỤ NHƯ HUYỄN ĐỂ HIỂN NHƯ LAI TÀNG TỰ TÁNH VÔ SANH.

- HIỂN HOẶC LOẠN THƯỜNG.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Tiếng thường ấy là nóiviệc gì? Phật bảo Đại Huệ: Vì hoặêc loạn, bởi hoặc loạn kia chư thánh cũng hiệnmà chẳng phải điên đảo. Đại Huệ! Như nắng mùa xuân, vòng lửa, tóc rủ, thànhCàn-thát-bà, huyễn, mộng, bóng trong gương, là thế gian điên đảo chẳng phảiminh trí, song chẳng phải không hiện. Đại Huệ! Hoặc loạn kia có các thứ hiện.Chẳng phải hoặc loạn có vô thường. Vì cớ sao? Vì lìa tánh và phi tánh.

Tất cả các pháp thảy không tự tánh, như nắng mùa xuân, vòng lửa không thể cókhông, đây là lý do Như Lai nói thường. Chấp có không hoặc loạn là tưởng điênđảo. Điên đảo có thể diệt còn pháp tánh thường trụ. Kinh Pháp Hoa nói:

Vô thượng Lưỡng túc tôn

Biết pháp thường vô tánh

Phật chủng từ duyên khởi

Thế nên nói nhất thừa

Các pháp trụ pháp vị

Tướng thế gian thường trụ.

Kinh Niết-bàn cũng nói: “Ta cũng chẳng nói lục nhập trong ngoài và lục ýthức thường, chính ta tuyên nói diệt lục nhập trong ngoài, sanh ra sáu thức,gọi đó là thường. Phàm trong ngoài duy tâm thánh phàm đồng hiện. Hoặc loạn làdo thức, mê ngộ phân chia. Nên nói phàm phu có hai thứ tưởng: Một là thế lưu bốtưởng, hai là trước tưởng. Tất cả thánh nhân chỉ có thế lưu bố tưởng (tưởng phổthông trong nhân gian), không có trước tưởng (tưởng chấp trước). Cho nên biếttrước tưởng nếu diệt thì lìa tánh có không, nắng mùa xuân, vòng lửa, pháp nhĩthường vậy.

Đại Huệ! Thế nào là lìa hoặc loạn tánh (pháp) phi tánh (không pháp)? Nghĩalà các thứ cảnh giới của tất cả ngu phu. Như nước sông Hằng kia ngạ quỉ thấy vàchẳng thấy, không có tánh hoặc loạn thì hiện nơi kẻ khác, chẳng phải nó khôngtánh. Hoặc loạn như thế, các thánh lìa điên đảo và chẳng điên đảo. Thế nên hoặcloạn thường, vì tướng tướng chẳng hoại. Đại Huệ! Chẳng phải các thứ tướng hoặcloạn, tướng vọng tưởng hoại, thế nên hoặc loạn thường.

Một nước sông Hằng mà ngạ quỉ chẳng thấy, không thể nói có; các chúng sanhkhác thấy thì không thể nói không. Không tánh có không mà chẳng phải khôngnước. Nên nói chẳng hoại tướng thế gian, mà thành pháp xuất thế. Tất cả pháp dovọng tưởng phân biệt, mà pháp không có phân biệt. Pháp không có phân biệt, ấygọi là thường trụ. Điên đảo thuộc pháp phàm phu, chẳng điên đảo thuộc pháp nhịthừa. Điên đảo cùng chẳng điên đảo đều là phân biệt, chẳng phải pháp thậttướng. Cho nên các thánh đều lìa.

Đại Huệ! Thế nào hoặc loạn là chân thật? Nếu là nhân duyên thì chư thánh đốivới hoặc loạn này chẳng khởi giác điên đảo và giác chẳng phải chẳng điên đảo.Đại Huệ! Trừ ngoài chư thánh, đối với hoặc loạn này có ít phần tưởng là chẳngphải tướng của thánh trí sự. Đại Huệ! Phàm có đó là ngu phu vọng thuyết, chẳngphải thánh ngôn thuyết.

Đây lại nói việc thánh trí, đối với pháp hoặc loạn không có ít phần tưởng.Phàm phu ngoại đạo đối trên pháp như huyễn vô thường chấp là thường, cho đến vôngã lạc tịnh mà chấp là ngã lạc tịnh. Đây là việc làm điên đảo của phàm phungoại đạo. Nhị thừa ở trên pháp như huyễn, thường chấp là vô thường cho đếnngã, lạc, tịnh mà chấp là vô ngã, vô lạc, bất tịnh. Đây là nhị thừa đối trịphàm phu ngoại đạo mà tự cho là chẳng điên đảo. Không biết điên đảo cùng chẳngđiên đảo đều là bị giác tưởng chuyển, mà đối với tự tướng chân thật của hoặcloạn chẳng được tương ưng. Cho nên biết có ít phần tưởng tức không thể vào việcthánh trí.

- CHỈ HOẶC LOẠN KHỞI HAI THỨ TÁNH ĐỂ HIỂN BÀY CHÂN NHƯ BÌNH ĐẲNG.

+ CHỈ HOẶC LOẠN KHỞI HAI CHỦNG TÁNH.

Hoặc loạn kia có vọng tưởng đảo và chẳng đảo, khởi hai thứ chủng tánh. Nghĩalà thánh chủng tánh và ngu phu chủng tánh. Thánh chủng tánh là ba thứ phânbiệt. Nghĩa là Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Phật thừa. Thế nào là ngu phuvọng tưởng khởi Thanh văn thừa chủng tánh? Nghĩa là chấp trước tự tướng cộngtướng khởi Thanh văn thừa chủng tánh, ấy gọi là vọng tưởng khởi Thanh văn thừachủng tánh. Đại Huệ! Tức hoặc loạn vọng tưởng kia khởi Duyên giác thừa chủngtánh. Nghĩa là tức nơi hoặc loạn kia tự tướng cộng tướng chẳng thân chấp trước,khởi Duyên giác thừa chủng tánh. Thế nào người trí tức nơi hoặc loạn kia khởiPhật thừa chủng tánh? Nghĩa là giác tự tâm hiện lượng, ngoại tánh phi tánh,chẳng có tướng vọng tưởng, khởi Phật thừa chủng tánh, ấy gọi là tức hoặc loạnkia khởi Phật thừa chủng tánh. Lại các thứ sự tánh, phàm phu lầm tưởng khởi nguphu chủng tánh.

Đây tức nơi hoặc loạn hiển bày khởi hai chủng tánh, để rõ pháp hoặc loạn vốntự bình đẳng, chỉ hay lìa các phân biệt liền gọi là chân như. Chấp trước tựtướng cộng tướng là, Thanh văn quán ấm giới nhập là không, khởi tưởng vô ngã,chứng nhân vô ngã, mà tự tướng cộng tướng chẳng diệt, nên không được pháp vôngã. Tự tướng cộng tướng chẳng thân chấp trước là, Duyên-giác đối với tự tướngcộng tướng chấp nơi duyên khởi, chẳng ưa chỗ ồn náo, mà đối với pháp ngã vẫnchưa liền quên. Tức hoặc loạn kia khởi Phật thừa chủng tánh là, tức nơi hoặcloạn mà tức phi hoặc loạn, liền đó tưởng hết, tức là như như Phật. Đây là giáctự tâm hiện lượng, thấy tất cả pháp không có pháp thể, nên vọng tưởng chẳngsanh. Tất cả phàm phu ngoại đạo chấp các thứ sự vật hiện tiền cho là thật có,ấy là ngu phu chủng tánh. Nên nói chẳng phải thường tưởng là thường, chẳng phảilạc, ngã, tịnh, khởi tưởng lạc, ngã, tịnh.

+ CHỈ LÌA VỌNG BÌNH ĐẲNG CHÂN NHƯ.

Kia chẳng phải có sự chẳng phải không sự, ấy gọi là nghĩa chủng tánh. ĐạiHuệ! Tức hoặc loạn kia chẳng vọng tưởng. Chưthánh đối với tâm, ý, ý thức lỗi tập khí tự tánh, pháp chuyển biến tánh, ấy gọilà như. Thế nên nói như lìa tâm, ta nói câu này hiển bày lìa tưởng, tức nói lìatất cả tưởng.

Nương trước đối với pháp hoặc loạn khởi ra các chủng tánh, pháp hoặc loạnkia chẳng phải có sự thật, chẳng phải không sự thật, do y vọng tưởng mà có phânbiệt. Các bậc thánh trí quán hoặc loạn kia lìa các phân biệt, chỉ hay chuyểntâm , ý, ý thức tất cả vọng tưởng tập khí, trở về gốc tự tánh. Được thấy pháptánh gọi là chân như, nên nói “như lìa tâm”. Lìa tất cả tâm phân biệt, chân nhưpháp tánh tự nhiên hiện bày. Câu này là chân như pháp tánh. Chân như pháp tánhhiển bày pháp môn lìa phân biệt, lìa tất cả phân biệt lại không có nghĩa nàokhác. Cho nên biết tất cả hoặc loạn, pháp chẳng phải phân biệt, tất cả vọngtưởng, tánh chẳng phải phân biệt. Thảy do bất giác bên trong khởi vọng tâm, bênngoài thấy vọng pháp, trong ngoài hoặc loạn đều không có sự thật. Chỉ ở trongmê cũng chẳng phải không sự.

- CHỈ HOẶC LOẠN KHÔNG PHÁP.

+ CHỈ HOẶC LOẠN KHÔNG PHÁP NHƯ HUYỄN.

Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Hoặc loạn là có hay là không? Phật bảo Đại Huệ:Như huyễn không có tướng chấp trước. Nếu hoặc loạn có tướng chấp trước thì tánhchấp trước không thể diệt. Duyên khởi nên như ngoại đạo nói nhân duyên sanhpháp.

Đây hỏi pháp hoặc loạn là có hay không là, nhân chấp ở trước nói nghĩa hoặcloạn là thường. Chẳng biết nói thường là diệt lục nhập trong và ngoài sanh ralục thức gọi là thường. Chẳng phải thật có pháp thường. Trong ngoài sanh ra sáuthức đã diệt thì pháp không có tự tánh, không thể có hay không, nói nó nhưhuyễn thì tướng chấp trước không có chỗ nương để sanh. Nếu như huyễn vẫn cótướng chấp trước thì pháp chấp trước ắt không thể diệt, như ngoại đạo nói.Ngoại đạo đối mười hai nhân duyên chấp từ nhân sanh. Đây do chẳng biết tự tâmhiện ra vọng thấy thật có vậy.

Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Nếu hoặc loạn như huyễn, lại sẽ cùng các hoặckhác làm nhân? Phật bảo Đại Huệ: Chẳng phải huyễn làm nhân cho hoặc, vì chẳngkhởi lỗi. Đại Huệ! Huyễn chẳng khởi lỗi, vì không có vọng tưởng. Đại Huệ! Huyễnlà từ minh chú sanh, chẳng phải từ lỗi vọng tưởng chỗ tập khí sanh. Thế nênchẳng khởi lỗi. Đại Huệ! Đây là ngu phu tâm hoặc chấp trước, chẳng phải thánhhiền.

Hoặc loạn như huyễn lại sẽ cùng các hoặc khác làm nhân là, pháp hoặc loạnnày tuy là như huyễn, nếu người vẫn ở đây khởi vọng chấp, thì huyễn không thểdừng hoặc, lại sẽ vì hoặc làm nhân. Đây là đề phòng người bác không, chẳng thểthâm đạt như huyễn, ắt mê tình chưa hết, trước tưởng vẫn còn, mượn miệng nóikhông hoa, trở lại thành điên đảo. Chẳng biết ở Tây Vức huyễn pháp từ minh chúmà sanh khởi. Dụ pháp như huyễn từ tự tâm bất giác vọng có hiện ra, không cóchủ, không có giác biết. Nên nói “huyễn chẳng khởi lỗi,không có vọng tưởng”.Chẳng phải từ lỗi vọng tưởng chỗ tập khí sanh là, vọng tưởng do chẳng đạt tựtâm hiện ra, tất cả các pháp thảy đồng huyễn khởi, tùy thuận tập khí vọng chấpcó không, bèn là lỗi lầm. Đạt pháp như huyễn vọng chấp liền dừng, nên nói huyễnchẳng phải là nhân của hoặc. Mê sanh hoặc loạn, ngộ đồng huyễn hóa, tâm vọngtưởng không còn chỗ gá, tức cấu tạo nhân duyên rỗng vậy. Thánh hiền xưa naythật không có hai chỉ thú.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ:

Thánh chẳng thấy hoặc loạn

Khoảng giữa cũng không thật

Khoảng giữa nếu chân thật

Hoặc loạn tức chân thật.

Lìa bỏ tất cả hoặc

Nếu có tướng sanh đó

Ấy cũng là hoặc loạn

Không sạch ví như che.

Thánh chẳng thấy hoặc loạn là, hoặc loạn tức chân thật. Không thể ở khoảnggiữa hoặc loạn lại có cái chẳng hoặc loạn cho là chân thật. Cho nên nói: “Trongkhoảng giữa nếu chân thật, hoặc loạn tức chân thật”. Biết vọng tức chân, liềnlìa tướng, kiến trong ngoài. Đây giác tự tâm hiện đến vô sở hữu, ví như lưu lykhông có các che ngại. Bồ-tát trụ Cửu địa thấy pháp có tánh, vẫn nói “chẳngthấy Phật tánh”. Nghĩa là thấy Phật tánh thì chẳng còn thấy tất cả pháp cótánh. Kinh Niết-bàn nói: “Đại Bồ-tát thật không có chỗ thấy”. Không có chỗthấy, tức vô sở hữu. Vô sở hữu tức tất cả pháp, nên nói “hoặc loạn tức chânthật”.

+- LẠI CHỈ NHƯ HUYỄN KHÔNG LỖI.

Lại nữa, Đại Huệ! Nếu chẳng phải huyễn thì không có gì tương tợ, thấy tất cảpháp như huyễn. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Vì các thứ huyễn tướng chấp trướcnên nói tất cả pháp như huyễn? Hay vì tướng khác chấp trước? Nếu vì các thứhuyễn tướng chấp trước nên nói tất cả tánh như huyễn thì, Thế Tôn, có tánhchẳng như huyễn. Vì cớ sao? Nghĩa là các thứ tướng sắc chẳng phải nhân. ThếTôn! Không có nhân các thứ tướng sắc hiện như huyễn. Thế Tôn! Thế nên không cócác thứ huyễn tướng chấp trước tương tợ tánh như huyễn.

Tất cả pháp không có chủ, không có giác tri, nếu không phải huyễn thì khônglấy gì để làm dụ được. Cho nên, Thế Tôn nói lặp lại đó, mà chẳng phải do cácthứ chấp trước tướng nói như huyễn. Nếu do các thứ chấp trước tướng nói nhưhuyễn thì, sắc tướng hiện tiền chẳng do chấp trước mà vẫn hiện ra. “Có tánhchẳng như huyễn”, bèn chẳng phải không nhân. Bởi muốn hiển bày tất cả pháp domê tự tâm nên chẳng đồng với nhân tướng tác giả. Cho nên nói: “Không có nhâncác thứ tướng hiện như huyễn”. Lại rốt sau nói: “Không các thứ huyễn tướng chấptrước tương tợ tánh như huyễn”. Thế là, Thế Tôn nói tất cả pháp như huyễn chỉthú tự rõ ràng. Cho nên biết ngoại đạo nhân khác thảy do chẳng biết sắc tướnghiện tiền đều tự tâm hiện. Các tánh có không đều không thể được. Tất cả phápchẳng sanh, tất cả pháp như huyễn. Đây là yếu chỉ bí mật của Như Lai, Đại Huệthâm nhận pháp yếu mà dùng như huyễn chẳng phải tướng chấp trước, gọi là thẳngbày pháp tánh vậy.

Phật bảo Đại Huệ: Chẳng phải các thứ huyễn tướng tương tợ tất cả pháp nhưhuyễn. Đại Huệ! Song các pháp chẳng thật chóng diệt như điện, ấy là như huyễn.Đại Huệ! Thí như điện chớp hiện trong khoảng sát-na, hiện rồi liền diệt, chẳngphải như cảnh giới ngu phu hiện. Như thế, quán sát tất cả tánh tự vọng tưởng tựtướng cộng tướng không tánh chẳng hiện, do chấp trước sắc tướng.

Đây nói chẳng phải nhân chấp trước các tướng mà nói tất cả pháp như huyễn.Nghĩa là tất cả pháp chóng diệt như điện, nên nói như huyễn. Tất cả các phápnhư làn chớp hiện, không thể nói có hay không. Kẻ ngu chẳng đạt thật tướng cácpháp vọng khởi phân biệt, cho là thật có tự tướng cộng tướng hiện, mà chẳngbiết vọng hiện phi tánh. Chỉ do chấp trước sắc tướng liền đó vô sanh. Ngang dọcxoay quanh đều không chỗ dùng.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng:

Chẳng huyễn không có thí

Thuyết pháp tánh như huyễn

Chẳng thật chóng như điện

Thế nên nói như huyễn.

Pháp không tự tánh chính khi sanh mà chẳng sanh, chẳng sanh nói không, sanhmà không sanh, nên nói như huyễn. Đây là người được pháp thật tướng bày hiện.

- CHỈ THẲNG VÔ SANH NHƯ HUYỄN KHIẾN LÌA HY VỌNG.

Đại Huệ lại bạch Phật: Như Thế Tôn đã nói tất cả tánh vô sanh và như huyễn,đâu chẳng phải Thế Tôn trước sau nói ra tự trái nhau ư? Vì nói vô sanh tánh nhưhuyễn.

Tất cả pháp chẳng sanh, tất cả pháp như huyễn, đây là yếu chỉ chính khi sanhmà chẳng sanh. Vì tánh mà không tự tánh nên nói vô sanh, là vô mà chẳng phảivô. Như hoa đốm trong hư không nên nói như huyễn, là có mà chẳng phải có. Bímật của Như Lai chẳng phải chỗ trí hiểu đến. Lời nạn trước sau trái nhau, bởimuốn nói rõ ý này vậy.

Phật bảo Đại Huệ: Chẳng phải ta nói tánh vô sanh như huyễn, có lỗi trước sautrái nhau. Vì cớ sao? Vì sanh mà vô sanh. Giác tự tâm hiện lượng, có mà chẳngphải có. Ngoại tánh mà chẳng phải tánh thì lý vô sanh hiện. Đại Huệ! Chẳng phảita nói có lỗi trước sau trái nhau. Song vì phá ngoại đạo chấp nhân sanh, nên tanói tất cả tánh vô sanh. Đại Huệ! Ngoại đạo quá si muốn khiến cái có và khônglà có sanh, chẳng phải duyên tự vọng tưởng các thứ chấp trước. Đại Huệ! Tachẳng phải có và không là có sanh, thế nên ta dùng thuyết vô sanh mà nói.

Sanh mà chẳng sanh, đây là yếu chỉ quyết định của Như Lai. Vì người giác tựtâm hiện lượng nói bí mật này. Vì tự tâm hiện ra, nên chẳng phải không tánh. Vìhiện chỉ nơi tự tâm nên chẳng phải có tánh. Vì tất cả ngoại tánh chẳng phảitánh thì vô sanh hiện tiền. Nói có nhân sanh, nói không nhân sanh đều tự vọngtưởng chấp trước vậy.

Đại Huệ! Nói có tánh đó, vì nhiếp thọ sanh tử, vì hoại kiến chấp không vàkiến chấp đoạn, vì đệ tử ta nhiếp thọ các thứ nghiệp có chỗ thọ sanh, dùng tánhâm thanh nói để nhiếp thọ sanh tử.

Chữ tánh là pháp vậy. Phật nói có pháp đó, vì khiến đệ tử biết cái nhân sanhtử nhiếp thọ, vì phá chấp đoạn kiến vô nhân vậy. Kinh Niết-bàn nói: “Hànhnghiệp của chúng sanh chẳng thường chẳng đoạn mà được quả báo. Tuy niệm niệmdiệt mà không thể mất. Tuy không có người làm mà có tạo nghiệp. Tuy không ngườithọ mà có quả báo. Người thọ tuy diệt mà quả chẳng hư mất. Không có nghĩ biết,hòa hợp mà có. Tất cả chúng sanh tuy cùng mười hai nhân duyên cùng đi mà chẳngthấy biết. Vì chẳng thấy biết nên không có trước sau. Đây là lý do Phật nóitánh nhân duyên. Âm thanh là danh, cú. Nghĩa là có pháp nhiếp thọ, cũng khôngmà có ngôn thuyết. Bởi cần chỉ hành nghiệp kia nhân nơi mê, giác thì liền đótánh lìa. Kinh Niết-bàn vì chúng sanh mà nói, chẳng phải vì người giác. Đâykhông thể cùng người chưa hết mê tình mà nói.

Đại Huệ! Nói huyễn tánh và tướng tự tánh là vì lìa tánh và tướng tự tánh,rơi vào ác kiến của ngu phu hy vọng tướng, chẳng biết tự tâm hiện lượng, hoạinhân sở tác sanh, duyên tự tánh tướng chấp trước. Nói huyễn mộng tự tánh tướngtất cả pháp, chẳng khiến ngu phu ác kiến hy vọng chấp trước tự và tha tất cảpháp. Chỗ thấy như thật làm ra luận bất chánh. Đại Huệ! Thấy chỗ như thật tấtcả pháp ấy, là vượt ngoài tự tâm hiện lượng.

Huyễn không tự tánh chỉ tâm hiện ra. Hiện như mộng huyễn không thể vì tất cảpháp mà làm sanh nhân. Đây là lý do hoại kẻ ngu hy vọng chấp trước. Chỗ nhưthật, tức chỉ tự tâm hiện ra tất cả pháp như huyễn, chẳng rơi vào có không năngsở. Nên nói “thật tướng các pháp”. Chẳng thấy một pháp thì mới thấy thật tướng.Đây là giác cảnh giới tự tâm hiện lượng, chỉ chứng tương ưng.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng:

Vô sanh tác phi tánh

Hữu tánh thuộc sanh tử

Quán sát như huyễn thảy

Nơi tướng chẳng vọng tưởng.

Tất cả các pháp không có tánh sanh, do vọng nên có tạo ra, liền chịu sanhtử. Sanh tử như huyễn mà do sự nhiếp trì của vọng tưởng, nên nói chẳng tự sanh,chẳng phải chẳng sanh. Vô sanh là duyên khởi, duyên khởi thì vô sanh. Người ngộđược chỗ này khả dĩ siêu nhiên tự được.

11- CHỈ LÌA LỜI NÓI ĐƯỢC NGHĨA, DỪNG NGOẠI ĐẠO KHÁC NGU PHU, CHỌN LỰA TÂMGIÁC DỰNG LẬP NIẾT BÀN.

- CHỈ LÌA LỜI NÓI , ĐƯỢC NGHĨA.

Lại nữa, Đại Huệ! Nên nói tướng danh, cú, hình, thân, đại Bồ-tát khéo quándanh, cú, hình, thân tùy vào danh cú hình thân chóng được Vô thượng Chánh đẳngChánh giác. Giác như thế rồi, giác cho tất cả chúng sanh. Đại Huệ! Danh thânđó, nghĩa là y sự lập danh ấy gọi là danh thân. Cú thân đó, nghĩa là cú cónghĩa thân, tự tánh quyết định cứu kính, ấy gọi là cú thân. Hình thân đó, nghĩalà hiện bày danh cú, ấy gọi là hình thân. Lại hình thân ấy, nghĩa là dài ngắncao thấp. Lại cú thân ấây nghĩa là dấu vết như dấu vết voi ngựa người thú v.v…đi để dấu vết lại, được tên là cú thân. Đại Huệ! Danh và hình đó, nghĩa là dùngdanh nói bốn ấm không sắc, nên nói là danh. Tự tướng hiện nên nói hình. Ấy gọilà danh cú hình thân. Nói tướng chừng ngằn danh cú hình thân nên phải tu học.

Trước nói ngôn thuyết chẳng hiển bày đệ nhất nghĩa. Đây nói tùy vào nghĩacủa cú hình thân chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nghĩa là chẳngphải ngôn thuyết là đệ nhất nghĩa, cũng chẳng phải sở thuyết là đệ nhất nghĩa.Chỗ đệ nhất nghĩa thánh trí lạc, do ngôn thuyết được vào. Cho nên biết ngônthuyết được vào, tức là cú tự tánh quyết định cứu kính. Vào quyết định cứu kínhthì ngôn thuyết sở thuyết chẳng đủ hiển bày. Song sở dĩ người đạt được chỗ nàycũng do ngôn thuyết. Gọi đó là dùng chốt tháo chốt, nên phải khéo quán vậy. Ysự lập danh đó, như y nước đất nhân công làm ra đồ đựng tương gọi đó là khạp.Tự tánh quyết định cứu kính là như y câu “các pháp như huyễn” liền được cácpháp quyết định không có tự tánh, được nghĩa cứu kính Như Lai tàng chân như.Chữ viết có dài ngắn, âm vận có cao thấp, nhân chữ được tên, góp chữ thành câu,nên nói hiển bày danh cú. Dấu vết là, xem dấu vết biết có voi ngựa người thúđi, như xem câu mà được nghĩa. Bốn ấm không sắc là, thọ tưởng hành thức. Nhântên thọ tưởng hành thức mà biết bốn ấm không sắc. Xem viết chấm dài ngắn âm vậncao thấp mà tự tướng của chữ hiện ra. Do danh cú hình thân mà vào nghĩa đệ nhấtcứu kính. Nên nói chóng được Bồ-đề, tự giác và giác tha.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nên nói kệ rằng:

Danh thân cùng cú thân

Và hình thân sai biệt

Phàm phu, ngu chấp trước

Như voi mắc lầy sâu.

Kệ trách ngu ngoại chẳng biết lìa lời nói được nghĩa. Trở lại bị cảnh giớigiác tưởng chuyển, như voi mắc lầy rất đáng thương xót.

- NÊU CHỈ LUẬN ĐỂ RÕ NGHĨA CHẲNG Ở LỜI NÓI.

Lại nữa, Đại Huệ! Người thế trí đời sau do lìa một, khác, đồng, chẳng đồng,kiến, tướng là nghĩa thông thường của ta, đem hỏi người vô trí, kia liền đáp rằng:Đây chẳng phải hỏi đúng. Nghĩa là sắc v.v… thường, vô thường, là khác, chẳngkhác, như thế các hạnh Niết-bàn, tướng và sở tướng, cầu-na, sở cầu-na, tạo, sởtạo, kiến, sở kiến, trần và vi trần, tu cùng người tu, tướng so sánh lần lượtnhư thế. Những câu hỏi như thế mà hỏi, Phật nói là vô ký, chỉ luận chẳng phảichỗ hay hiểu của người si kia. Vì họ văn tuệ chẳng đủ vậy. Như Lai ứng cúngđẳng chánh giác vì khiến họ lìa kinh sợ nên nói vô ký, chẳng vì nói ký (quyếtđịnh). Lại dừng luận kiến chấp của ngoại đạo mà chẳng vì nói.

Chỉ luận là một trong bốn luận, có hai nghĩa. Một là dừng luận vô ký củangoại đạo, chẳng vì ký (quyết định) nói, vì người si không trí, vì lìa kinh sợkia, vì dừng tà luận. Hai là dừng người căn chưa thuần thục, vì khiến lìa chấptrước, vì thầm khế hội không lời, vì thời tiết nhân duyên. Cho nên dù người tríđời sau, nếu đem lìa tứ cú của Như Lai, nghĩa thông thường mà hỏi người khôngtrí, ắt có cái đáp chẳng chánh. Trái lại, họ dùng các tướng sắc v.v… năng sởlần lượt nhiều câu nạn vấn. Đây là Phật nói vô ký, nên dừng mà chẳng luận. Bởingười si kia không biết, vì văn tuệ chẳng đủ, dù vì nói quyết định ắt họ sanhkinh hãi. Bởi vì lìa tứ cú, nghĩa không rất sâu, chẳng phải chỗ thức nươngđược. Nếu rơi trong tứ cú lại thành hý luận, tăng trưởng tà kiến. Vì lẽ đó NhưLai răn người đời sau vậy. Sắc v.v… nghĩa là đối với các pháp ấm giới nhập đãøcó thường, dị bốn câu. Các hạnh Niết-bàn, nghĩa là hạnh hay chứng Niết-bàn.Tướng sở tướng là năng tướng sở tướng. Y sở y là, năng y và sở y. Tạo sở tạolà, năng tạo sở tạo. Kiến sở kiến là, năng kiến sở kiến. Trần và vi trần là,khối đất và vi trần. Tu và người tu là, nhân ngã pháp ngã. Đây là lần lượt đốiđãi, rỗng, không có nghĩa thật, không thể ghi chép nên nói vô ký.

Đại Huệ! Ngoại đạo nói như thế này, mạng tức là thân, những lối luận vô kýnhư thế. Đại Huệ! các ngoại đạo ngu si kia đối với nhân, tác luận vô ký, chẳngphải chỗ ta nói. Đại Huệ! Chỗ ta nói là, lìa nhiếp sở nhiếp, vọng tưởng chẳngsanh. Tại sao dừng họ? Đại Huệ! Nếu người chấp trước nhiếp sở nhiếp thì khôngbiết tự tâm hiện lượng, cho nên dừng họ. Đại Huệ! Như Lai ứng cúng đẳng chánhgiác dùng bốn thứ ký luận vì chúng sanh nói pháp. Đại Huệ! Chỉ ký luận là, tathường nói ra vì người căn chưa thuần thục, chẳng vì người căn đã thuần thục.

Đây nói về sở do nói chỉ ký luận. Mạng là gốc sanh tử, cho nó là thân, thànhnhân tạo tác. Đây là vô ký luận của ngoại đạo, chẳng phải Như Lai nói ra. Nghĩalà Như Lai nói ra, lìa năng thủ sở thủ, vọng tưởng chẳng sanh, mà chẳng chỉthẳng duy tâm đó, vì chấp trước có nhân tạo tác, chẳng biết tự tâm hiện ra nêndừng đó. Song chư Phật Như Lai dùng bốn thứ ký luận để dẫn đường cho chúngsanh. Chỉ ký luận đó, chẳng phải chỉ vì ngoại đạo, cũng vì người căn chưa thuầnthục, thời tiết chưa đến, không thể thêm chấp danh ngôn kia. Thời tiết sắp đến,vả lại muốn họ ngộ yếu chỉ ngoài lời nói, nên nói để ngăn cái sai kia, mà chẳngnói cái phải kia. Kinh Niết-bàn nói: “Như chim uyên ương kia theo con chimlân-đề cùng nhau dạo chơi không khi nào xa rời nhau. Như Lai nói pháp này làkhổ, pháp kia là lạc, pháp nọ là thường, pháp khác là vô thường, pháp ấy làngã, pháp đó là vô ngã, thời tiết nếu đến lý kia tự bày”.

Lại nữa, Đại Huệ! Tất cả pháp lìa làm ra nhân duyên chẳng sanh, không có tácgiả nên tất cả pháp chẳng sanh. Đại Huệ! Vì sao tất cả tánh lìa tự tánh? Bởikhi tự giác quán thì tự cộng tánh tướng không thể được, nên nói tất cả phápchẳng sanh. Vì sao tất cả pháp không thể đem lại, không thể đem đi? Bởi tự cộngtướng muốn đem lại thì không có chỗ lại, muốn đem đi thì không có chỗ đi. Thếnên tất cả pháp lìa đem đi đem lại. Đại Huệ! Vì sao tất cả pháp chẳng diệt? Vìtướng tánh và tự tánh không, tất cả pháp không thể được, nên tất cả pháp chẳngdiệt? Đại Huệ! Vì sao tất cả pháp vô thường? Nghĩa là tướng khởi là tánh vôthường, thế nên nói tất cả pháp vô thường. Đại Huệ! Vì sao tất cả pháp thường?Nghĩa là tướng khởi là tánh vô sanh, hằng vô thường, nên nói tất cả phápthường.

Đây chính nói về thuyết chỉ luận. Tất cả pháp chẳng sanh lìa năng sở, vìkhông có tác giả. Tất cả pháp không tự tánh, vì tự tướng cộng tướng không thểđược. Tất cả pháp không đến đi, vì tự tướng cộng tướng đến không từ đâu, đikhông chỗ đến. Tất cả pháp chẳng diệt, vì không có tánh tướng. Tất cả pháp vôthường, vì tướng khởi tánh vô thường. Tất cả pháp thường, vì khởi tức là chẳngkhởi, vô thường tánh hằng thường. Rõ được sáu nghĩa này chỉ là vô sở hữu. Trừvô sở hữu ra không cho có nói năng, cho nên nói chỉ luận. Dùng nó để chế phụccác ngoại đạo, cũng dùng nó riêng chỉ huyền nghĩa. Chỗ sâu kín của Như Lai chỉphải thầm khế hội.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng:

Ký luận có bốn thứ:

Nhất hướng, phản cật vấn

Phân biệt và chỉ luận

Để chế phục ngoại đạo

Hữu và phi hữu sanh

Sư tăng-khư, tỳ-xá

Tất cả thảy vô ký

Kia như thế hiển bày.

Chánh giác đã phân biệt

Tự tánh không thể được

Bởi vì lìa ngôn thuyết

Nên nói lìa tự tánh.

Nhất hướng là đáp thẳng. Phản cật là đáp bằng cách vấn nạn lại. Phân biệt làđáp rành rẽ. Chỉ luận là đáp bằng cách gác lại. Tăng-khư là chỉ Số luận lập rahai mươi lăm minh đế. Tỳ-xá là chỉ cho Thắng luận lập ra sáu câu. Nhân cùng vônhân không có nghĩa thật. Không thể vì nói, chỉ nói vô tánh.

- RIÊNG TỨ QUẢ, ĐỂ CHỈ RA CHÂN GIÁC.

+ HỎI BỐN QUẢ SAI BIỆT.

Khi ấy, đại Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Cúi xin vì nói chưTu-đà-hoàn và Tu-đà-hoàn thú thông tướng sai biệt. Nếu đại Bồ-tát khéo hiểuTu-đà-hoàn thú sai biệt thông tướng và Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán tướngphương tiện, phân biệt biết rồi như thế như thế vì chúng sanh thuyết pháp.Nghĩa là tướng hai vô ngã và hai chướng thanh tịnh, tướng qua các địa, cứu kínhthông đạt, được cảnh giới cứu kính bất tư nghì của Như Lai, như ngọc ma-ni cócác sắc, khéo hay làm lợi ích tất cả chúng sanh, dùng cảnh giới tất cả pháp,thân tài vô tận để nhiếp dưỡng tất cả.

Hỏi tướng bốn quả, muốn rõ bốn quả cùng giác địa chỗ chung và riêng, vìchúng sanh phân biệt hiển bày, khiến bỏ hai chướng nhân và pháp, chứng hai vôngã, vượt khỏi tướng các địa thông đạt Phật địa, cứu kính trang nghiêm được châunhư ý, dùng vô sở hữu xoay lại độ thoát nhau. Cảnh giới tất cả pháp là, cảnhgiới vô sở hữu.

+ LIỆT BÀY BA THỨ TU-ĐÀ-HOÀN.

Chỉ quả tướng tu-đà-hoàn.

Phật bảo Đại Huệ: Lắng nghe, lắng nghe! Khéo suy nghĩ đó, nay vì ông nói.Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn, lành thay! Xin vâng nghe nhận. Phật bảo Đại Huệ: Cóba hạng Tu-đà-hoàn, quả Tu-đà-hoàn sai biệt. Thế nào là ba? Nghĩa là hạ, trung,thượng. Hạ đó, tột bảy đời mới vào Niết-bàn. Trung đó, ba hoặc năm đời mới vàoNiết-bàn. Thượng đó, tức đời kia liền vào Niết-bàn. Ba hạng này có ba kết: Hạ,trung và thượng. Thế nào là ba kết? Nghĩa là thân kiến, nghi, giới thủ. Ba kếtấy sai biệt, thăng tiến mãi lên được A-la-hán.

Tu dịch là vô lậu. Đà-hoàn dịch là tu tập. Nghĩa là tu tập vô lậu vậy. LạiTu dịch là lưu. Đà-hoàn dịch là nghịch. Nghĩa là nghịch dòng sanh tử. Lại dịchlà nhập. Nghĩa là vào dòng thánh. Hạ trung thượng chia hai hạng lợi và độn.Người độn căn còn bảy phen sanh lên cõi trời mới vào Niết-bàn. Hiện đời là chỉcho người rất lợi căn. Ba hạng người này đoạn ba thứ kết. Bản dịch đời Đườngkhông có ba chữ hạ trung thượng. Song đoạn kết cũng phân lợi và độn, nên nói bakết sai biệt.

* CHỈ TU-ĐÀ-HOÀN ĐOẠN KẾT SAI BIỆT.

Đại Huệ! Thân kiến có hai thứ: Nghĩa là câu sanh và vọng tưởng. Như duyênkhởi vọng tưởng và tự tánh vọng tưởng vậy. Thí như y duyên khởi tự tánh, cácthứ vọng tưởng tự tánh chấp trước sanh. Bởi kia chẳng phải có chẳng phải không,chẳng phải có không vì tướng vọng tưởng không thật. Kẻ ngu vọng tưởng các thứvọng tưởng tự tánh tướng chấp trước, như khi nắng thấy sóng nắng, nai kháttưởng nước. Ấy là vọng tưởng thân kiến của Tu-đà-hoàn, kia do nhân vô ngã nhiếpthọ không tánh, đoạn trừ đã lâu xa, mà còn vô tri chấp trước.

Thân kiến có hai thứ. Nghĩa là câu sanh và phân biệt. Vọng tưởng tức là phânbiệt. Phân biệt thuộc kiến hoặc, tuy rộng nhiếp các pháp trong ngoài, cũng yngũ uẩn vọng chấp có không. Như người huyễn do duyên mà khởi ra hình nam nữ cáctướng co duỗi, sanh tất cả phân biệt của chúng sanh, mà thật chẳng có chẳngkhông, trọn không có sự thật, chỉ là tướng vọng tưởng. Như con nai khát nướcvọng thấy có nước thật. Tu-đà-hoàn này dùng trí nhân vô ngã quán nhiếp thọkhông tánh mà được trừ đoạn. Xét về Tu-đà-hoàn đoạn hai thứ phiền não, chẳngrơi vào ngoại đạo chấp có nhân tạo tác, vẫn y nơi trí nhân vô ngã diệt tánhnhiếp thọ, nên đối với pháp vô ngã chẳng có phần.

Đại Huệ! Câu sanh là, Tu-đà-hoàn thân kiến, vì thân tự tha v.v… Bốn ấm khôngsắc tướng, vì sắc sanh tạo và sở tạo, vì tướng lần lượt làm nhân nhau, vì đạichủng và sắc chẳng nhóm họp. Tu-đà-hoàn quán loại có không chẳng hiện thì đoạnđược thân kiến. Như thế thân kiến đoạn thì tham ắt chẳng sanh, ấy gọi là tướngthân kiến.

Câu sanh thuộc tư hoặc, Thanh văn phân tích ngũ uẩn không, nên được giảithoát. Nghĩa là thọ v.v… bốn uẩn không có sắc tướng. Sắc uẩn y tứ đại và tứ đạitạo sắc lẫn nhau hòa hợp, không có tự và tha, xa lìa tà kiến có không. Tưởngtham chẳng sanh, cả hai thứ đoạn, ấy gọi là thân kiến đoạn.

Đại Huệ! Tướng nghi là, vì được pháp thiện kiến tướng, vì trước đoạn vọngtưởng hai thứ thân kiến, nên nghi pháp chẳng sanh. Không đối với chỗ khác khởikiến chấp là Đại sư, là tịnh là bất tịnh, ấy gọi là tướng nghi Tu-đà-hoàn đãđoạn.

Được pháp khéo thấy tướng là, thấy chân đế vậy. Lìa nhân có không, thấy đượcchân đế, ấy là chứng pháp thiện kiến. Thân kiến đã đoạn thì nghi ắt chẳng sanh.Nghi có ba thứ: Nghi pháp, nghi mình, nghi người. Chứng pháp thiện kiến thìkhông nghi pháp. Thân kiến đã đoạn thì không nghi mình. Chẳng nghi pháp chẳngnghi mình thì cũng chẳng nghi người. Nghĩa là nghi pháp nghi mình nghi ngườiđoạn, nên chẳng đối chỗ khác khởi tưởng Đại sư. Là tịnh chẳng tịnh, chính làlời nghi vậy.

Đại Huệ! Giới thủ ấy, tại sao Tu-đà-hoàn chẳng thủ giới? Nghĩa là vì khéothấy tướng khổ ở chỗ thọ sanh, thế nên chẳng thủ. Đại Huệ! Thủ là, kẻ ngu quyếtđịnh nhận tập khổ hạnh, vì được các thứ vui nên cầu thọ sanh. Kia ắt chẳng thủ,trừ hồi hướng tự giác thù thắng, lìa vọng tưởng, pháp tướng vô lậu hành phươngtiện, thọ trì giới luật. Ấy gọi là Tu-đà-hoàn tướng giới thủ đoạn.

Cầu sanh chỗ vui mà giữ giới luật, ấy là giới thủ. Tu-đà-hoàn nếu có thọ trìđều vì tự giác thù thắng, hồi hướng vô lậu pháp hạnh, nên giới thủ đoạn.

Tu-đà-hoàn đoạn ba kết thì tham si chẳng sanh. Nếu Tu-đà-hoàn khởi nghĩ thếnày: Các kết này ta chẳng thành tựu, liền có hai lỗi rơi vào thân kiến và cáckết chẳng đoạn. Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Thế Tôn nói nhiều thứ tham dục, kiavì sao đoạn tham? Phật bảo Đại Huệ: Yêu thích người nữ tham trước triền miên,các thứ phương tiện thân khẩu tạo ác nghiệp, thọ cái vui hiện tại gieo nhân khổđời vị lai, Tu-đà-hoàn thì chẳng sanh. Vì cớ sao? Vì được cái vui tam-muộichánh thọ. Thế nên kia đoạn, chẳng phải cái tham tiến đến Niết-bàn đoạn.

Kinh Kim Cang Bát-nhã nói: “Tu-đà-hoàn hay khởi nghĩ thế này: Ta được quả Tu-đà-hoànchăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn không vậy. Vì cớ sao? Vì Tu-đà-hoàn gọi lànhập lưu, mà thật không có chỗ nhập …” cho đến, nếu A-la-hán khởi nghĩ thế này:“Ta được đạo A-la-hán”, tức là chấp trước ngã nhân chúng sanh thọ giả. Thế nêncó thể biết, khởi tưởng đoạn kết là rơi vào thân kiến và các kết chẳng đoạn.Tu-đà-hoàn chỉ đoạn dục tham. Còn tham Niết-bàn thì tứ quả chẳng đoạn. Tam-muộichánh thọ tức là chứng pháp thiện kiến sanh ra. Nghĩa là tam-muội chướng thamdục kia nên được hiện đoạn. Bởi tư hoặc Tu-đà-hoàn chưa hết.

+ CHỈ TUỚNG QUẢ TƯ-ĐÀ-HÀM.

Đại Huệ! Thế nào là tướng Tư-đà-hàm? Nghĩa là chóng soi tướng sắc tướng vọngtưởng sanh, nên kiến, tướng chẳng sanh. Vì khéo thấy tướng thiền thú chóng đếnđời này sạch mé khổ, được Niết-bàn. Thế nên gọi là Tư-đà-hàm.

Câu chóng soi tướng sắc tướng vọng tưởng sanh là, bậc Nhất lai này vì rõ sắctướng sanh ra phân biệt, nên phân biệt chẳng sanh. Phân biệt này là chỉ tưhoặc, chẳng phải kiến hoặc. Khéo thấy thiền thú là, chứng pháp thiện kiến chỗkhởi thiền định. Kinh Đại Bát Niết-bàn nói: “Người Tư-đà-hàm buộc tâm tu đạo,vì đoạn tham dục, sân, si, kiêu mạn. Do tâm buộc này nên một phen qua lại rồi,tột bờ mé khổ mà vào Niết-bàn”.

+- CHỈ TƯỚNG QUẢ A-NA-HÀM.

Đại Huệ! Thế nào là A-na-hàm? Nghĩa là vì đối với sắc tướng tánh phi tánhquá khứ, hiện tại, vị lai sanh thấy lỗi lầm, khiến vọng tưởng chẳng sanh và vìkết đoạn, gọi là A-na-hàm.

A-na-hàm hay thấy sắc tướng ba đời khởi ra phân biệt lỗi lầm, sạch hết cácphân biệt, hằng bỏ các kết. Cái phân biệt này cũng chỉ cho tư hoặc. A-na-hàmvào Niết-bàn có bảy hạng: Một, trung vào Niết-bàn. Nghĩa là xả dục giới chưađến sắc giới ở giữa đó vào Niết-bàn. Trừ hiện tại vào Niết-bàn, trung vàoNiết-bàn là lợi căn. Hai, hành vào Niết-bàn, có hai hạng: Một, tinh tấn khôngtự tại định; hai, giải đãi có tự tại định. Xét đây chỉ riêng kiến phần lỗi lầm,mà chẳng nói thiền lạc, sẽ chỉ cho lợi căn tinh tấn…

+ CHỈ TƯỚNG QUẢ A-LA-HÁN.

Đại Huệ! A-la-hán là, đủ các thiền định tam-muội, giải thoát, lực minh, cácthứ phiền não, khổ, vọng tưởng chẳng còn, gọi là A-la-hán.

A-la-hán tức là vô học. Do giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến,năm phần pháp thân, được đến bờ kia, hằng đoạn sanh nhân trong ba đời, cũngđoạn ấm thân trong tam giới. Nên nói ta sanh đã hết, phạm hạnh đã lập, chẳngthọ thân sau.

+ RIÊNG A-LA-HÁN CHẲNG ĐỒNG SIÊU GIÁC.

Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Thế Tôn nói ba thứ A-la-hán. Ở đây nói đó làA-la-hán nào? Thế Tôn! Là được đạo tịch tĩnh nhất thừa, là đại Bồ-tát phươngtiện thị hiện A-la-hán hay là Phật Hóa hóa ra? Phật bảo Đại Huệ: Là Thanh vănđược đạo nhất thừa tịch tĩnh, chẳng phải hạng khác. Khác là, Bồ-tát hành hạnhBồ-tát và Hóùa Phật hóa ra, vì bản nguyện nên dùng phương tiện khéo léo, ởtrong chúng thị hiện thọ sanh, vì trang nghiêm quyến thuộc của Phật. Đại Huệ! Ởtrong chỗ vọng tưởng thuyết pháp các thứ. Nghĩa là được quả được thiền, thiềngiả nhập thiền thì thảy xa lìa. Thị hiện được tự tâm hiện lượng, được quảtướng, nói là được quả. Lại nữa, Đại Huệ! Người muốn siêu thiền vô lượng vô sắcgiới, phải lìa tướng tự tâm hiện lượng. Đại Huệ! Chánh định diệt thọ tưởng,vượt tự tâm hiện lượng thì chẳng phải. Vì cớ sao? Vì còn tâm lượng.

Trên nói A-la-hán, nghĩa là chỉ định tánh nhất thừa trong ba thừa, chẳngphải Bồ-tát thị hiện và Phật Hóa hóa ra. Bồ-tát và Phật Hóa là đối trong chúngsanh vọng tưởng có các thứ nói pháp là, được quả, được thiền. Trọn không cónăng sở, vì chỉ tự tâm hiện lượng. Đây được quả tướng cùng định tánh chẳngđồng, vì nhiếp các người đồng sự dẫn tiến lên đại thừa. Thế nên, người muốnvượt khỏi tứ thiền ở thế gian và tứ vô lượng tâm, tứ vô tưởng định, phải lìatướng tự tâm hiện lượng.

Lại về định diệt thọ tưởng xuất thế gian cũng thuộc tâm lượng. Siêu tự tâmhiện lượng, chẳng phải như vậy. Văn sau nói, nếu giác thì được giải thoát,chính là chỉ ở đây vậy. Một mặt nói được tự tâm hiện lượng, một mặt nói lìa tựtâm hiện lượng. Được tức là nghĩa giác. Giác tức là lìa.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này, nên nói kệ rằng:

Các thiền tứ vô lượng

Vô sắc tam-ma-đề

Tất cả thọ tưởng diệt

Tâm lượng kia không có.

Quả Tu-đà-bàn-na

Vãng lai và bất hoàn

Cùng với A-la-hán

Những đây tâm hoặc loạn.

Thiền giả, thiền và duyên

Đoạn, tri, kiến chân đế

Đây là lượng vọng tưởng

Nếu giác được giải thoát.

Thiền giả và thiền, tức ở trên nói năng nhập và sở nhập. Đã có năng sở tứccó cảnh giới sở duyên của thiền. Đoạn là đoạn tập. Tri là tri khổ. Do biết khổđoạn tập nên thấy chân đế, chẳng lìa tâm lượng. Giác là giác tự tâm hiện lượng.Giác thì chóng lìa, lìa tâm hiện lượng mới thật chứng tâm hiện lượng.

- CHỌN LỰA GIÁC TÂM.

+ CHÁNH CHỈ QUÁN SÁT TƯỚNG GIÁC.

Lại nữa, Đại Huệ! Có hai thứ giác. Nghĩa là quán sát giác và vọng tưởngtướng nhiếp thọ kế trước kiến lập giác. Đại Huệ! Quán sát giác là, nếu giáctướng tánh tự tánh chọn lựa xa lìa bốn câu không thể được, ấy là quán sát giác.Đại Huệ! Bốn câu kia là, một, khác, đồng, chẳng đồng, có, không, chẳng phải có,chẳng phải không, thường, vô thường, ấy gọi là bốn câu. Đại Huệ! Lìa bốn câunày gọi là tất cả pháp. Đại Huệ! Bốn câu này quán sát tất cả pháp, nên phải tuhọc.

Tất cả chúng sanh chẳng được tự giác thánh trí, đều do chẳng rõ các pháptrước mắt duy tâm hiện ra, vọng sanh suy tính. Vừa có suy tính liền thuộc vềbốn câu. Nếu hay quán sát tất cả pháp lìa bốn câu không thể được thì tự tâmvọng tưởng tùy đó mà hết, giác thể tự như. Thế là, động tịnh ra vào không nươngkhông chủ, không có giác tri, đều là chiếu liễu, không có tự tha, chẳng cho antrí. Nên nói nếu giác được giải thoát, ấy là quán sát giác nên phải tu học. Tướngtánh tự tánh chọn lựa là, đối thể tướng tất cả pháp chọn lựa rành rẽ, biết cáinào hư cái nào thật, chẳng bị cảnh trước mắt làm ngu, mới hay siêu việt chónglìa.

+ CHỈ VỌNG TƯỞNG GIÁC TƯỚNG ĐỂ RÕ TỰ GIÁC THÁNH LẠC.

Đại Huệ!Thế nào là tướng vọng tưởng nhiếp thọ kế trước kiến lập giác? Nghĩalà tướng vọng tưởng nhiếp thọ chấp trước, như chất cứng, ướt, nóng, động làtướng vọng tưởng chẳng thật thuộc tứ đại chủng; tông, nhân, tướng, thí dụ chấptrước, chẳng thật dựng lập mà dựng lập, ấy gọi là vọng tưởng tướng nhiếp thọ kếtrước kiến lập giác. Đây là tướng của hai thứ giác. Nếu đại Bồ-tát thành tựuhai tướng giác này thì tướng nhân pháp vô ngã được cứu kính, khéo biết phươngtiện giác vô sở hữu. Quán sát hạnh địa liền được sơ địa vào cả trăm tam-muội,được sai biệt tam-muội, thấy cả trăm đức Phật và cả trăm Bồ-tát. Biết việc vềtrước về sau cả trăm kiếp, hào quang chiếu cả trăm cõi nước, biết tướng các địatrên, đại nguyện thù thắng, thần lực tự tại, được Pháp vân địa vào vị Quánđảnh, sẽ được Như Lai tự giác địa. Khéo buộc tâm nơi thập vô tận cú, làm thànhthục chúng sanh, các thứ biến hóa trang nghiêm sáng suốt, được tự giác thánhlạc tam-muội chánh thọ.

Cứng ướt nóng động là chỉ cho tứ đại chủng. Nghĩa là y tứ đại chủng cáctướng chẳng thật vọng tự bám giữ phân biệt dựng lập. Như y tướng đất lập lượngrằng: Đây là pháp thật có, lấy đó làm tông. Nhân nói: vì cứng chắc. Dụ nói: nhưkim cương. Đây là tướng chẳng thật phân biệt, vọng tự bám giữ phân biệt dựnglập. Nếu hay liễu đạt hai thứ giác tướng, biết chấp như thế là ngu phu ngoạiđạo, biết như thế là ngã pháp vô sở hữu tự giác quán sát. Thế mới biết tất cảpháp trước mắt đều do tự tâm bất giác vọng hiện. Hiện duy tự tâm không có nhântướng khác. Biết nó không có khác, thảy do bất giác. Trong bất giác không cótác giả, ấy là không người; ngoài bất giác không có nhân khác, ấy là khôngpháp. Hai thứ vô ngã này cứu kính như thế. Quán sát như thế thì phân biệt chóngdứt. Tự hay khéo biết phương tiện dùng giác tâm vô sở hữu hiểu rõ hạnh địa,liền vào Sơ địa, được trăm ngàn tam-muội sai biệt, mười phương ba đời vô biêncõi nước, một lúc chóng thấy chóng nhập, bản nguyện thần lực được tự tại vôngại, trải qua các địa vượt lên Pháp vân địa ở vị Quán đảnh, đến cứu kính phápthân của Như Lai tự giác. Y thập vô tận thiện căn khắp hiện hóa thân xoay vầndạy bảo không có cùng tận, mà chẳng rời tự giác thánh trí, an trụ cảnh giớithắng lạc.

+ CHỈ RÕ TỨ ĐẠI TẠO SẮC VÀO QUÁN SÁT GIÁC.

Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ-tát phải rõ tứ đại tạo sắc. Thế nào Bồ-tát hiểu rõtứ đại tạo sắc? Đại Huệ! Đại Bồ-tát khởi giác thế này: Đối chân đế kia tứ đạichẳng sanh. Đối với kia tứ đại chẳng sanh, khởi quán sát như thế, quán sát rồigiác được danh, tướng,vọng tưởng, phần tề (phân biệt) là tự tâm hiện phần tề(phân biệt) vì tự tánh chẳng phải tánh, ấy gọi là tâm hiện vọng tưởng phần tề(phân biệt). Nghĩa là nơi tam giới quán tứ đại tạo sắc kia tánh nó lìa, sạchluôn bốn câu, lìa ngã và ngã sở, trụ như thật tướng tự tướng phần đoạn, thànhtựu tự tướng vô sanh.

Đây dạy khéo nơi tứ đại tạo sắc vào quán sát giác. Tứ đại là, đất nước giólửa. Tạo sắc là sắc hương vị xúc. Giác chân đế kia là, giác tứ đại chân đế. Saogọi là tứ đại chân đế? Nghĩa là tứ đại không có tự tánh, do phân biệt mà thấycó. Phân biệt khi chưa khởi thì pháp tánh thường vắng lặng. Chính danh, tướng,phần tề (phân biệt) hiện tại ở trong tam giới đều là tướng tưởng phân biệt củatự tâm, mà pháp tánh này thường vắng lặng, chẳng do phân biệt mà có ra vào. Chonên biết, tứ đại và tứ đại tạo sắc đều thanh tịnh không thừa. Lìa bốn câu là, lìangã và ngã sở, thường trụ trong pháp tự tướng như thật. Trụ trong pháp như thậtdựng lập phần đoạn tự tướng (tự tướng từng đoạn từng phần), vô sanh pháp nhẫnliền nơi đây thành tựu.

Đại Huệ!Tứ đại chủng kia vì sao sanh tạo sắc? Nghĩa là do vọng tưởng thấmướt đại chủng sanh thủy giới trong và ngoài, vọng tưởng kham năng đại chủngsanh hỏa giới trong và ngoài, vọng tưởng phiêu động đại chủng sanh phong giớitrong ngoài, vọng tưởng cắt đứt sắc đại chủng sanh địa giới trong ngoài. Sắccùng hư không đồng, chấp trước tà đế, năm ấm nhóm họp tứ đại tạo sắc sanh.

Tứ đại chủng từ vọng tưởng mà thành, sanh tứ đại trong ngoài. Nên nói vọngtưởng thấm ướt thành thủy đại chủng sanh thủy giới trong ngoài, địa hỏa phongcũng lại như thế. Bởi mê tự tâm nên có vọng tưởng sanh khởi, chẳng phải có nhânsanh, cũng chẳng phải không nhân, cũng chẳng phải cái khác làm nhân sanh. Ngoạiđạo vọng chấp ngũ đại hay sanh mười một căn. Chẳng biết sắc và hư không từ vôthủy bất giác đồng thời liền hiện. Kinh Phật Đảnh nói: “Biển giác tánh lắngtròn, tròn lóng giác nguyên diệu, nguyên minh chiếu sanh sở, sở lập chiếu tánhvong, mê vọng có hư không, y không lập thế giới, tưởng lóng thành cõi nước, trigiác làm chúng sanh”. Thế mà lầm cho sắc, không đều hay làm nhân nên là tà đế.

Đại Huệ! Thức ấy vì ưa các thứ dấu vết (tướng) cảnh giới, các cõi tiếp nối.Đại Huệ! Địa v.v... tứ đại và tạo sắc v.v... Có tứ đại duyên và phi tứ đại kiaduyên. Vì cớ sao? Nghĩa là tánh, hình, tướng, xứ, phương tiện làm ra, khôngtánh thì đại chủng chẳng sanh. Đại Huệ! Tánh, hình tướng xứ phương tiện làm rahòa hợp sanh, chẳng phải vô hình. Thế nên tướng tứ đại tạo sắc ngoại đạo vọngtưởng chẳng phải pháp của ta.

Tiếp trên tứ đại vọng tưởng sanh khởi, đây lại đề ra tứ sanh các cõi, đều dobất giác vọng hiện, chẳng phải tứ đại kia hay làm sanh nhân. Thức tức là vọngtưởng. Tứ đại đã là nội thức biến hiện, mà thức tánh này lại ưa thấy các thứsắc tướng, lại hay nơi các cõi tiếp nối. Thế thì biết sắc tướng trong ngoài ởtrong tam giới đều do thức tưởng biến. Đã do thức tưởng tiếp nối thì chẳng phảitứ đại kia hay làm nhân sanh. Tứ đại từ vọng tưởng sanh, nên nói có tứ đạiduyên. Tứ đại không thể lại làm sanh nhân nên nói phi tứ đại kia duyên. Vả lạiđịa v.v... mỗi thứ có tự thể, mỗi thứ có hình tướng, mỗi thứ có phương vị,phương tiện làm ra tuy không có tự tánh mà chẳng phải không hình sắc. Hình sắcđâu thể làm nhân cho hình sắc, huống hay làm nhân cho vô sắc uẩn, đây là lầm tovậy. Nên nói ngoại đạo vọng tưởng chẳng phải pháp của ta.

Lại nữa, Đại Huệ! sẽ nói tướng tự tánh các ấm. Thế nào tướng tự tánh các ấm?Nghĩa là ngũ ấm. Thế nào là ngũ? Nghĩa là sắc thọ tưởng hành thức. Bốn ấm kiachẳng phải sắc là, thọ tưởng hành thức. Đại Huệ! Sắc ấy, tứ đại và tạo sắc mỗimỗi có tướng khác. Đại Huệ! Chẳng phải không sắc có số bốn, vì như hư không.Thí như hư không vượt ngoài số tướng, lìa nơi số mà vọng tưởng nói một hưkhông. Đại Huệ! Như thế ấm vượt ngoài số tướng, lìa nơi số, lìa tánh và phitánh, lìa tứ cú. Số tướng ấy, là ngu phu nói năng, chẳng phải là thánh hiền.

Lại phân biệt tự tánh năm ấm để thấy tứ đại không thể sanh ngũ ấm. Nghĩa làsắc ấm từ tứ đại sanh, do sắc tạo ra, vẫn có số bốn mỗi thứ đều có tướng khác.Đến vô sắc ấm không có số bốn, ví như hư không. Hư không kia lìa nơi số tướng,cũng không có danh từ hư không, do vọng phân biệt cho là một hư không. Các ấmcũng vậy, lìa các số tướng, lìa bốn câu có không, nên nói tứ đại hay sanh đó,vẫn là ngoại đạo tà kiến. Tức họ cho rằng sắc thọ tưởng hành thức thật có tựtướng có thể được. Cũng là lời nói vọng chấp của ngu phu, chẳng phải chư thánh.Xét ở đây phân biệt tự tánh ngũ ấm, tuy thấy tứ đại không thể sanh ngũ ấm,nhưng cũng chỉ thẳng ngũ ấm lìa các tướng, lìa có không, tứ cú, ngay đó là vôsanh.

Đại Huệ! Bậc thánh thấy các thứ sắc tượng như huyễn, lìa lập bày khác chẳngkhác, lại như mộng, bóng, thân sĩ phu, vì lìa khác và chẳng khác. Đại Huệ! Chỗtiến đến của thánh trí đồng ấm vọng tưởng hiện, ấy gọi là tướng tự tánh các ấm.Các ông phải nên trừ diệt, diệt rồi nói pháp tịch tĩnh, đoạn tất

cả kiến chấp của ngoại đạo về cõi Phật. Đại Huệ! Khi nói tịch tĩnh thấy phápvô ngã được thanh tịnh và vào Bất động địa (Bát địa Bồ-tát). Vào Bất động địarồi, được vô lượng tam-muội tự tại và được ý sanh thân, được như huyễntam-muội, thông đạt cứu kính, thần lực tam minh tự tại, cứu hộ lợi ích tất cảchúng sanh, ví như quả đất chở nuôi chúng sanh. Đại Bồ-tát khắp giúp ích chúngsanh cũng lại như thế.

Năm ấm như huyễn lìa khác chẳng khác, giác ngộ tự tướng như thật, ấy gọi làchỗ đến của thánh trí. Chẳng giác tự tướng vọng có phân biệt, ấy gọi là vọngtưởng. Đồng năm ấm này mà mê giác phân chia. Nên nói chỗ đến của thánh trí đồngvọng tưởng hiện, Phật bảo ông Kiều Trần Như rằng: “Sắc là vô thường, nhân diệtsắc ấy nhận được sắc giải thoát thường trụ. Thọ tưởng hành thức cũng là vôthường, nhân diệt thức ấy, nhận được thức giải thoát thường trụ. Sắc tức làkhổ, nhân diệt sắc khổ ấy, nhận được sắc giải thoát an lạc. Thọ tưởng hành thứccũng lại như thế. Sắc tức là không, nhân diệt sắc không ấy, nhận được sắc giảithoát bất không. Thọ tưởng hành thức cũng lại như thế. Sắc là vô ngã, nhân diệtsắc ấy, nhận được sắc giải thoát chân ngã. Thọ tưởng hành thức cũng lại nhưthế”. Cho nên biết ở đây phải trừ diệt đó, tức là diệt năm ấm vô thường, khổ,không, vô ngã này. Diệt rồi nói đó, tức là nói năm ấm giải thoát thường trụ,giải thoát an lạc, giải thoát bất không, giải thoát chân ngã này. Nên nói pháptịch tĩnh vậy. Phàm phu ngoại đạo tức sắc cho là ngã, ở trong pháp vô thường vôngã vô tịnh vô lạc mà vọng thấy thường lạc ngã tịnh. Kẻ ngu cho là lìa sắc cóngã, vì đối trị phàm phu ngoại đạo, lại ở trong pháp thường lạc ngã tịnh vọngthấy vô thường vô lạc vô ngã vô tịnh, đều là vọng tưởng. Diệt vọng tưởng này,lìa sự lập bày bốn câu khác chẳng khác, ngay đó được tịch tĩnh. Thấy pháp vô ngãthanh tịnh không còn thừa, tức vào đệ bát Bất động địa. Thành tựu vô lượngtam-muội, được ý sanh thân, lực thông như huyễn tự tại vô ngại, ví như quả đấtkhắp nuôi quần sanh. Bởi từ bất giác khởi lên vọng có phân biệt tức là hoặcloạn. Giác chỗ khởi phân biệt thảy do tự tâm, tất cả hoặc loạn như huyễn nhưmộng, vốn tự như như, tức cái phân biệt này thành diệu quan sát. Nên nói phàmphu thấy hai, người trí liễu đạt tánh nó không hai.

- CHỈ KIẾN LẬP NIẾT-BÀN.

+ RIÊNG BÀY NIẾT-BÀN CỦA NGOẠI ĐẠO, NHỊ THỪA ĐỂ HIỂN NIẾT-BÀN CỦA NHƯ LAI.

Lại nữa, Đại Huệ! Các ngoại đạo có bốn thứ Niết-bàn. Thế nào là bốn? Nghĩalà tánh tự tánh phi tánh Niết-bàn, chủng chủng tướng tánh phi tánh Niết-bàn, tựtướng tự tánh phi tánh giác Niết-bàn, chư ấm tự cộng tướng tương tục lưu chúđoạn Niết-bàn. Ấy gọi là bốn thứ Niết-bàn của các ngoại đạo, chẳng phải phápcủa ta nói.Đại Huệ! Ta nói ra đó, là thức vọng tưởng diệt gọi là Niết-bàn.

Trước kể bốn thứ Niết-bàn để bài xích tà nhân tà quả. Nhiên hậu đề raNiết-bàn trong chánh pháp của ta. Tánh tự tánh phi tánh Niết-bàn là, Số luận sưlầm cho là Minh đế, từ minh sanh giác, từ giác sanh ngã tâm, cứu kính trở vềMinh đế. Chủng chủng tướng tánh phi tánh Niết-bàn là, Minh luận sư chấp đạiphạm, thời, phương, bản tế, hư không, ngã; bảy pháp là thường trụ hay sanh tấtcả pháp, tất cả pháp thảy trở về thường trụ. Tự tướng tự tánh phi tánh giácNiết-bàn là, Thuận thế sư chấp tấât cả pháp sắc, tâm v.v... đều do tứ đại cựcvi làm nhân, tức trong tứ đại có cái rất tinh linh hay duyên là giác thể, dùnglàm tâm pháp. Tất cả hữu tình vô tình tự tướng tự tánh đều có cực vi giác thể,nên nói chấp tất cả giác lấy làm Niết-bàn. Chưấm tự cộng tướng tương tục lưu chú đoạn Niết-bàn là, tương tục lưu chú tức làhành ấm. Hành ấm khi diệt nó lặng lẽ chẳng dao động, chẳng phải là thật tịchdiệt như dòng nước thác, trông như lặng lẽ, nên nói: “Lặng nhập vào lặng, trởvề bờ mé của thức”. Nhị thừa chẳng biết tự tâm hiện ra nơi tương tục diệt khởitưởng Niết-bàn, thảy đều chẳng lìa thức. Niết-bàn của Như Lai là vọng tưởngthức diệt, tức là diệt thức phân biệt. Thức phân biệt này từ mê tự tâm bất giácmà khởi. Giác tự tâm hiện ra thì phân biệt chẳng sanh, đây tức là Niết-bàn. Tựgiác là nhân, thức diệt là quả. Ở đây nói thức diệt là lấy quả để rõ nhân.

+ CHỈ VỌNG TƯỞNG THỨC DIỆT TỨC LÀ NIẾT-BÀN.

Đại Huệ bạch Phật: Thế Tôn! Chẳng dựng lập tám thức sao? Phật bảo: Dựng lập.Đại Huệ bạch Phật: Nếu dựng lập tại sao lìa ý thức chẳng phải lìa thất thức?Phật bảo Đại Huệ: Vì kia (thức 6 và8) làm nhân và kia (6 và 8) phan duyên, thấtthức chẳng sanh. Ýthức là, chấp trước cảnh giới phần đoạn sanh tập khí nuôi lớnnơi tàng thức. Ý(thức 7) đồng chấp trước ngã ngã sở, suy tư nhân duyên sanh,chẳng hoại thân tướng của tàng thức, nhân phan duyên cảnh giới tự tâm hiện rarồi chấp trước, nhóm tâm liền sanh, lần lượt làm nhân nhau, thí như biển vàsóng, giócảnh giới của tự tâm hiện thổi, hoặc sanh hoặc diệt cũng như thế. Thếnên, ý thức diệt thì thất thức cũng diệt.

Như Lai đã đáp dựng lập tám thứ thức, mà Đại Huệ riêng nghi chẳng lìa thứcthứ bảy ấy, là do mê Như Lai tàng toàn thể là thức, toàn thức tức tàng, nênthức thứ tám không thể lìa. Song thức thứ tám vọng khởi kiến phần thành cáichấp ngã của thức thứ bảy, nghi nên đoạn trừ. Không biết rằng thức thứ sáu cùngthức thứ tám làm nhân, mà thức thứ tám cùng thức thứ sáu cũng làm duyên, thứcthứ bảy y đó khởi, không có tự thể tánh, để hiển bày ý thức là lỗi. Từ đây vềsau phát minh hai nghĩa nhân duyên, để chứng thành thức thứ bảy chẳng sanh, nêný thức phải diệt. Ý thức góp cảnh giới ngoại trần vọng có phân biệt, dẫn pháttập khí, thêm mê tàng thức. Do đó ý thức thứ bảy (thất thức ý) đồng thời chungkhởi chấp ngã ngã sở, suy tư nhân duyên tương tục mà sanh, song thức thứ bảycùng tàng thức đồng một Như Lai tàng chẳng hoại chân tướng, mê chân mà khởikhông có hai thể. Đây nói rõ thức thứ sáu cùng thức thứ tám làm nhân, nên thứcthứ bảy y đó mà khởi, không có tự thể tánh. Tàng thức làm nhân hiện ra sáutrần, cảnh giới của tự tâm. Thức thứ sáu do đây phan duyên chấp trước khởi nhómthất thức tâm. Đây nói rõ thức thứ tám cùng thức thứ sáu làm duyên, thức thứbảy y đó mà khởi không có tự thể tánh. Nhân duyên lần lượt lỗi tại ý thức. Nhưbiển tâm, sóng ý, do thức thứ sáu duyên cảnh giới tự tâm hiện ra làm gió thổi,mà có sanh diệt. Thức thứ sáu nếu diệt thì tâm ý tự dừng. Như biển cả không gióthì cảnh tượng đây được rỗng sáng vậy. Song thảy do mê tự tâm lượng nên kiếnphần tướng phần theo đó mà sanh. Kiến chấp là ý duyên tướng sanh thức. Nếu giáctự tâm hiện lượng thì đối tất cả cảnh giới phân biệt chẳng sanh, kiến chấp theođó liền hết, Như Lai tàng tâm liền đó tròn lặng. Song ở đây không nói giác tựtâm hiện lượng là Niết-bàn, vì Phật tánh là nhân, Niết-bàn là quả. Nhân ấychẳng phải quả, gọi là Phật tánh, quả ấy chẳng phải nhân, gọi là Niết-bàn. Naydùng quả để nói nên nói thức diệt.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nên nói kệ rằng :

Ta chẳng tánh Niết-bàn

Làm ra cùng với tướng

Vọng tưởng, sở tri, thức

Đây diệt, ta Niết-bàn

Kia nhân, kia phan duyên

Ý tiến thảy thành thân

Cùng nhân ấy là tâm

Là sở y của thức.

Như dòng nước lớn cạn

Sóng mòi ắt chẳng nổi

Như thế ý thức diệt

Các thứ thức chẳng sanh.

Niết-bàn không có tánh cũng không có thủ xả, chỉ tự tâm hiện ra, chỗ giáctưởng diệt, đây là Niết-bàn. Tuy thức thứ tám làm nhân cùng thức thứ sáu làmduyên, thức thứ bảy thân chuyển. Song kia hoại tướng đồng chuyển, cảnh giới sáutrần duy tâm hiện ra dường như có hiện tiền, làm chỗ nương của thức không cóđoạn dứt, chẳng đạt được tự tâm thì sự phân biệt khó dừng. Như dòng nước lớncạn, sóng mòi ắt chẳng nổi. Đây là nhằm vào thức diệt thì biển tâm tự như.

+ CÙNG TỘT VỌNG TƯỞNG SAI BIỆT ĐỂ HIỂN TRÍ, NHƯ, THÀNH THẬT, BIỂN QUẢNIẾT-BÀN.

Lại nữa, Đại Huệ! Nay sẽ nói thông tướng vọng tưởng tự tánh phân biệt. Nếukhéo phân biệt thông tướng vọng tưởng tự tánh phân biệt thì ông và các đạiBồ-tát lìa vọng tưởng đến tự giác thánh, khéo thấy thông thú (lối chung) củangoại đạo, giác vọng tưởng năng nhiếp sở nhiếp đoạn, duyên khởi các thứ tướngvọng tưởng tự tánh hành, không còn khởi vọng tưởng.

Trên nói thức vọng tưởng đoạn liền gọi là Niết-bàn. Ở đây muốn Bồ-tát tộtcùng vọng tưởng sai biệt thẳng đó chóng lìa, đến tự giác thánh. Duyên khởi vốnkhông hai pháp, giác vọng cũng chẳng hai tâm. Cùng tột vọng không có nhân, ngộgiác chẳng phải riêng khác. Đến chỗ năng sở đoạn, mới biết cùng ngoại đạo đồngmột duyên khởi. Nơi đi của vọng tưởng tự tánh, là chỗ hiển bày của tự giácthánh trí.

Đại Huệ! Thế nào là thông tướng vọng tưởng tự tánh phân biệt? Nghĩa là ngônthuyết vọng tưởng, sở thuyết sự vọng tưởng, tướng vọng tưởng, lợi vọng tưởng,tự tánh vọng tưởng, nhân vọng tưởng, kiến vọng tưởng, thành vọng tưởng, sanhvọng tưởng, bất sanh vọng tưởng, tương tục vọng tưởng, phược bất phược vọngtưởng, ấy gọi là thông tướng vọng tưởng tự tánh phân biệt. Đại Huệ! Thế nào làngôn thuyết vọng tưởng? Nghĩa là các thứ tiếng hay ca vịnh vui đẹp chấp trước,gọi là ngôn thuyết vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là sở thuyết sự vọng tưởng? Nghĩa là tự tánh của sự có nóira là chỗ thánh trí biết, y nơi kia mà sanh ngôn thuyết vọng tưởng, ấy gọi làsở thuyết sự vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là tướng vọng tưởng? Nghĩa là việc nói ra kia, như con naikhát nước tưởng, các thứ chấp trước, rồi chấp trước. Như là tướng cứng, ướt,ấm, động tất cả tánh vọng tưởng, ấy gọi là tướng vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là lợi vọng tưởng? Nghĩa là ưa các thứ vàng bạc trân bảo,ấy gọi là lợi vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là tự tánh vọng tưởng? Nghĩa là gìn giữ tự tánh này như thếchẳng đổi khác, ác kiến vọng tưởng ấy gọi là tự tánh vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là nhân vọng tưởng? Nghĩa là hoặc nhân hoặc duyên phân biệtcó không nên nhân tướng sanh, ấy gọi là nhân vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là kiến vọng tưởng? Nghĩa là các thứ ác kiến có, không,một, khác, đồng, chẳng đồng là ngoại đạo vọng tưởng chấp trước vọng tưởng, ấygọi là kiến vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là thành vọng tưởng? Nghĩa là tưởng ngã ngã sở tạo thànhluận quyết định, ấy gọi là thành vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là sanh vọng tưởng? Nghĩa là duyên có tánh không tánh sanhchấp trước, ấy gọi là sanh vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là bất sanh vọng tưởng? Nghĩa là tất cả tánh vốn khôngsanh, không có chủng tử nhân duyên, thể sanh vô nhân, ấy gọi là bất sanh vọngtưởng.

Đại Huệ! Thế nào là tương tục vọng tưởng? Nghĩa là kia đồng tương tục, nhưkim với chỉ, ấy gọi là tương tục vọng tưởng.

Đại Huệ! Thế nào là phược bất phược vọng tưởng? Nghĩa là chấp trước nhânduyên phược cùng chẳng phược, như sĩ phu dùng phương tiện hoặc phược hoặc giải,ấy gọi là phược bất phược vọng tưởng.

Đây là thông tướng vọng tưởng tự tánh phân biệt, tất cả ngu phu chấp trướccó không.

Tiếng hay ca vịnh gồm thanh vận và văn từ. Thanh vận có thanh có trọc, văntừ có nhã có tục, là chỗ nương khởi phân biệt.

Sự có nói ra là, lời nói nói ra sự lý. Là chỗ thánh trí biết, y kia mà sanhlà, chỗ thánh trí hiển bày phải ngộ nhập không thể nhân ngón tay mà thấy mặttrăng thì, chỗ hiển bày biến thành cảnh giới giác tưởng.

Việc nói ra kia như con nai khát nước tưởng là, như nghe nói đất mà khởitưởng cứng, nghe nói nước khởi tưởng ướt, nghe nói lửa khởi tưởng nóng, nghenói gió khởi tưởng động. Nghe nói ngũ uẩn mà cho là sắc, thọ, tưởng, hành, thứccó pháp tướng chân thật, rồi chấp tức uẩn, ly uẩn khởi các thứ phân biệt, nhưcon nai khát nước tưởng.

Lợi vọng tưởng là, y nơi vàng bạc trân bảo mà khởi đắm trước. Gìn giữ tựtánh này như thế chẳng đổi khác là, phân biệt tất cả pháp có thể tánh của nórồi chấp giữ chẳng bỏ.

Hoặc nhân hoặc duyên phân biệt có không nên nhân tướng sanh là, đối với nhânduyên khởi phân biệt có nhân tướng hoặc không nhân tướng. Bảo rằng nhân này thìduyên này, nhân kia thì duyên kia; nhân kia không nhân này, nhân này không nhânkia; tất cả nhân tướng do phân biệt mà sanh.

Có, không, một, khác, đồng, chẳng đồng là, pháp tứ cú này là phân biệt tàkiến của ngoại đạo.

Tưởng ngã và ngã sở tạo thành luận quyết định là, chấp ngã sở là pháp nhấtđịnh, như phân biệt tâm cảnh, tự tha hoặc căn thân và khí giới thành luận quyếtđịnh.

Duyên có tánh không tánh sanh là, tất cả pháp có không đều từ duyên sanh,duyên có thì có hiện, duyên không thì không hiện, không có nhân quả.

Tất cả tánh vốn không sanh, không có chủng tử nhân duyên thể sanh vô nhânlà, tất cả pháp không có nhân sanh, chẳng do duyên khởi, như cò nhất địnhtrắng, quạ nhất định đen, bỗng nhiên mà hiện, không có tánh nhân.

Kia đồng tương tục như kim với chỉ là, tất cả pháp do hòa hợp mà thành nhưkhông và sắc, như bình và đất nước, bởi lệ thuộc lẫn nhau mà thành tất cả pháp.

Chấp trước nhân duyên phược cùng chẳng phược, như sĩ phu dùng phương tiện,hoặc phược hoặc giải là, do năng phược mà có sở phược, phược hay giải là do ta,sức chấp phương tiện mà sanh phân biệt.

Mười hai thứ vọng tưởng sai biệt này, tất cả ngu phu nhân đó chấp trước cókhông. Tất cả người trí nhân đó liễu đạt trừ đoạn. Nên nói tự giác thánh tríkhéo phân biệt cùng với ngoại đạo chung đường.

Đại Huệ! Chấp trước duyên khởi mà chấp trước, các thứ vọng tưởng chấp trướctự tánh, như huyễn thị hiện các thứ thân. Phàm phu vọng tưởng thấy các thứ khácvới huyễn. Đại Huệ! Huyễn cùng các thứ chẳng phải khác chẳng phải chẳng khác.Nếu khác thì huyễn chẳng phải các thứ nhân. Nếu chẳng khác thì huyễn cùng cácthứ không sai biệt mà thấy sai biệt. Thế nên chẳng phải khác chẳng phải chẳngkhác. Do đó, nên Đại Huệ! Ông và các vị đại Bồ-tát khác đối với duyên khởi vọngtưởng tự tánh như huyễn chớ chấp trước khác, chẳng khác, có, không.

Huyễn là dụ tất cả pháp duyên khởi. Huyễn hiện các thứ phàm phu vọng thấylà, dụ duyên khởi mà chấp trước các thứ tánh tướng. Y nơi huyễn hiện các thứthân, như y nơi mộng có các việc trong mộng, kẻ ngu thấy cho là thật, bảo làkhác với huyễn. Nếu khác với huyễn thì lý ưng huyễn không làm nhân tạo tác, màthật nhân huyễn tạo tác, như việc trong mộng thật nhân nơi mộng. Nếu chẳng khácthì, huyễn cùng các thứ chẳng có sai biệt, mà thật khi hiện các thứ chẳng phảikhông có các thứ, như khi mộng hiện thật thấy có việc hiện. Cho nên biết, huyễnhiện các thứ chẳng phải khác chẳng phải chẳng khác. Duyên khởi như huyễn cùngvới các thứ chấp trước pháp tướng cũng chẳng phải khác chẳng phải chẳng khác.Người giác tự tâm hiện chẳng nên ở nơi đây khởi tưởng có, không, khác, chẳngkhác. Đây là lý do Thế Tôn chỉ thẳng hiển bày.

Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên lại nghĩa này nói kệ rằng:

Tâm cột nơi cảnh giới

Giác tưởng trí tùy chuyển

Vô sở hữu và thắng

Bình đẳng trí tuệ sanh

Vọng tưởng tự tánh có

Nơi duyên khởi ắt không

Vọng tưởng hoặc nhiếp thọ

Duyên khởi phi vọng tưởng.

Các thứ chi phần sanh

Như huyễn thì chẳng thành

Tướng kia có các thứ

Vọng tưởng thì chẳng thành.

Đây nói mê duyên khởi tức là biến kế. Đạt duyên khởi tức là Viên thành.Duyên khởi như huyễn, chẳng phải người giác tự tâm thì không thể đạt. Chẳnggiác tự tâm hiện ra, nơi cảnh hiện ra vọng chấp là có không. Nên nói tâm cộtnơi cảnh giới thì giác tưởng tùy chuyển. Vô sở hữu thắng xứ tức là giác cảnhgiới tự tâm, biết tự tướng như thật, nên nói bình đẳng trí. Một bài kệ này đãtột chỉ thú, về sau để biết sâu về lý duyên khởi thật không có tự tánh. Nếu cóchấp trước các thứ đều là vọng tưởng. Cho nên nói vọng tưởng tự tánh có, nơiduyên khởi ắt không. Song vọng tưởng này ở trong mê hoặc dường như có nhiếpthọ. Nếu đạt được lý duyên khởi như huyễn mới biết vọng tưởng vốn chẳng phảitánh nhiếp thọ. Tánh chẳng phải nhiếp thọ tức là không vọng tưởng có thể được,song huyễn hiện chi phần không thành sự thật, các thứ tướng cũng không cho phânbiệt. Nên nói “vọng tưởng thì chẳng thành” đến đây phải tự tỉnh sáng vậy.

Tướng kia tức là lỗi

Đều từ tâm phược sanh

Vọng tưởng không sở tri

Nơi duyên khởi vọng tưởng.

Tánh các vọng tưởng này

Tức là duyên khởi kia

Vọng tưởng có các thứ

Nơi duyên khởi vọng tưởng.

Ở trên nói duyên khởi không tánh nên chi phần chẳng thành, các tướng vốndối, vọng tưởng không chỗ gá. Đây lại nói, nếu thấy có tướng tức là có lỗi tâmbị phược. Đây bởi không biết vọng tưởng, nên nói duyên khởi như huyễn khởi kiếnchấp phân biệt. Song tánh phân biệt đã không có chỗ biết tức đồng với duyênkhởi. Tướng tâm phược không có nhân, tướng mê hoặc của tâm cũng vậy. Nên nóitánh các vọng tưởng này, tức là duyên khởi kia. Phân biệt tuy có các thứ cũngnhư huyễn các thứ hiện thảy đều không thể được.

Thế đế, đệ nhất nghĩa

Thứ ba vô nhân sanh

Vọng tưởng nói thế đế

Đoạn thì cảnh giới thánh.

Đây nói về thế đế và đệ nhất nghĩa đế, tại mê ngộ mà có chuyển biến, chớkhông có nói riêng. Mê thì thánh trí đều đồng giác tưởng. Ngộ thì phân biệtthảy là diệu quan sát trí. Thế đế là nhân mê, đệ nhất nghĩa đế thì nhân ngộ. Bỏhai thứ mê ngộ này thì hai đế không có nhân. Không nhân mà vọng chấp, là khôngphải chỗ nói của thánh. Nên nói “thứ ba vô nhân sanh”. Như Lai đối với các phápduyên khởi muốn người giác tự tâm hiện ra thì vọng chấp liền dừng, tức là cảnhgiới đệ nhất nghĩa. Thẳng đó đảm nhận không có thừa sót, chẳng phải đây thìkia, không cho nghĩ nghị.

Thí như việc tu hành

Nơi một, các thứ hiện

Nơi kia không các thứ

Tướng vọng tưởng như thế.

Thí như các bệnh mắt

Vọng tưởng các sắc hiện

Bệnh không sắc phi sắc

Duyên khởi chẳng giác vậy.

Thí như lọc vàng ròng

Xa lìa các cặn bã

Hư không chẳng mây che

Vọng tưởng sạch cũng thế.

Thiền quán hiện ra các thứ sắc tướng vốn là hư dối. Bệnh mắt thấy sắc khôngthể nói có không, để dụ không rõ duyên khởi vọng tưởng các tướng sanh, pháp nhĩnhư thế. Song duyên khởi vốn huyễn, vọng tưởng chẳng phải ai khác. Cặn bã bấtgiác nếu lìa thì vàng ròng hiện tiền. Mây che con mắt bệnh nếu sạch thì hưkhông như nhiên. Lại dụ vọng sạch chẳng riêng có chân.

Không có tánh vọng tưởng

Và có duyên khởi kia

Kiến lập và phỉ báng

Thảy do vọng tưởng hoại.

Vọng tưởng nếu không tánh

Mà có tánh duyên khởi

Không tánh mà có tánh

Có tánh không tánh sanh.

Y nhân nơi vọng tưởng

Mà được duyên khởi kia

Tướng, danh thường theo nhau

Mà sanh các vọng tưởng

Cứu kính chẳng thành tựu

Thì qua các vọng tưởng

Về sau trí thanh tịnh

Ấy gọi đệ nhất nghĩa.

Vọng tưởng duyên khởi thảy đều không thật, mà khởi chấp có không thường thấydo vọng tưởng hoại. Vọng tưởng không tánh người còn dễ biết, pháp duyên khởi hưdối rất khó liễu đạt. Cho nên thiết lập “vọng tưởng nếu không mà có duyên khởi”là, lìa vọng tưởng mà có duyên sanh, ấy là có pháp từ vô nhân sanh. Chẳng biếtmê Như Lai tàng làm thành thức, vọng có thấy sanh rồi khởi ra tướng. Y nơitướng lập danh trở lại sanh phân biệt, như bó lau không có sự thật. Biết khôngsự thật thì liền đó được tròn sáng, ấy là đệ nhất nghĩa thanh tịnh không bịngăn che. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Căn trần đồng nguồn, phược thoát không hai,thức tánh hư vọng ví như không hoa. Do trần phát biết, nhân căn có tướng, tướngkiến không tánh, đồng như bó lau”. Lại nói: “Thấy biết lập biết, là gốc vôminh, thấy biết không chấp, đây là Niết-bàn, vô lậu chân tịnh”. Làm sao ở trongđó lại cho có vật khác? Căn trần tức là pháp duyên khởi. Thức tánh vẫn là vọngtưởng. Luận Duy Thức nói: “Sắc tâm các pháp đều do nội thức biến dường như hiệntiền”. Nên biết duyên khởi vốn từ thức sanh, trở lại sanh thức. Thức tánh vốndối, căn trần nương đâu mà lập? Thì tánh tri kiến kia thanh tịnh không thừavậy.

Vọng tưởng có mười hai

Duyên khởi có sáu thứ

Tự giác biết sở tri

Kia không có sai biệt.

Năm pháp là chân thật

Tự tánh có ba thứ

Tu hành phân biệt đây

Chẳng ngoài nơi như như.

Nương trên nói vọng tưởng thanh tịnh thành đệ nhất nghĩa. Cho nên ở đây nóingười chứng tự giác thánh trí thấy rõ vọng tưởng, duyên khởi, trí và sở tri,năm pháp, ba tánh đều không có sai biệt, hội quy về chân thật tự tướng như như.

Các tướng và duyên khởi

Kia gọi khởi vọng tưởng

Các tướng vọng tưởng kia

Từ duyên khởi kia sanh.

Giác tuệ khéo quán sát

Không duyên không vọng tưởng

Thành rồi không có tánh

Thế nào vọng tưởng giác?

Tự tánh vọng tưởng kia

Dựng lập ba tự tánh

Vọng tưởng các thứ hiện

Cảnh giới thánh thanh tịnh.

Vọng tưởng như màu vẽ

Duyên khởi chấp vọng tưởng

Nếu khác với vọng tưởng

Là y luận ngoại đạo.

Vọng tưởng nói tưởng ra

Nhân thấy hòa hợp sanh

Người lìa hai vọng tưởng

Như thế là được thành.

Năm bài kệ này qua lại nói vọng tưởng tức là chánh trí, danh tướng tức lànhư như, duyên khởi tức là thành thật. Kẻ ngu phân biệt thấy hai, người tríliễu đạt tánh nó không hai. Y nơi duyên khởi vọng chấp danh tướng, duyên khởinhư huyễn thì tướng chấp vốn rỗng. Các hư huyễn hết thì thành thật hiện tiền.Vì không riêng thật tánh, nên giác tưởng (vọng) đâu còn, tánh vốn không hai dovọng kiến lập mà có. Kinh Niết-bàn nói: “Khi có trí tuệ thì không phiền não,khi có phiền não thì không trí tuệ”. Lại nói: “Nếu nói tất cả pháp vô ngã thìbí tạng của Như Lai cũng không có ngã”. Phàm phu cho là hai, trí giả liễu đạttánh nó không hai. Tánh không hai tức là thật tánh. Cho nên nói: “Vọng tưởng cácthứ hiện, cảnh giới thánh thanh tịnh”. Mới biết thật tánh vô minh tức là Phậttánh. Ngộ vọng vốn chân chẳng lìa vọng mà có. Chỉ trừ vọng chấp, tánh chấpkhông vọng, lìa nó để tìm nơi khác tức là dị nhân (lối chấp nhân khác của ngoạiđạo). Vọng tưởng như màu vẽ, duyên khởi chấp vọng tưởng là, nói duyên khởi vốntừ vọng tưởng mà hiện, lại chính nơi duyên khởi mà sanh phân biệt, như vẽ tướngđịa ngục, tự vẽ rồi tự sợ, vẫn do vọng tưởng nói rồi lại tưởng ra. Năng hiện vàsở hiện hiệp thành hai cái vọng. Biết vọng tức lìa, lìa vọng tức thật, không cóhai mối.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]