Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11-Vô Vi Phước Thắng

24/10/201008:45(Xem: 7909)
11-Vô Vi Phước Thắng

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN11

ÂM:

VÔ VI PHƯỚC THẮNG.

Tu-bồ-đề, như Hằng hà trung sở hữu sa số, như thị sa đẳng Hằng hà. Ư ývân hà? Thị chư Hằng hà sa, ninh vi đa phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Thậm đa, Thế Tôn!Ðản chư Hằng hà, thượng đa vô số, hà huống kỳ sa.

- Tu-bồ-đề, ngã kim thật ngôn cáo nhữ, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữnhân, dĩ thất bảo mãn nhĩ sở Hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới, dĩdụng bố thí, đắc phước đa phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Thậm đa, Thế Tôn! Phật cáoTu-bồ-đề: Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân ư thử kinh trung, nãi chí thọ trìtứ cú kệ đẳng, vị tha nhân thuyết, nhi thử phước đức thắng tiền phước đức.

DỊCH:

PHƯỚC VÔ VI LÀ HƠN HẾT.

Này Tu-bồ-đề, như trong sông Hằng có bao nhiêu số cát, số sông Hằng bằngsố cát như thế, ý ông nghĩ sao? Số cát của các sông Hằng ấy thật là nhiềuchăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Chỉ các sông Hằng còn nhiều vôsố, huống là số cát kia.

- Này Tu-bồ-đề, nay ta bảo thật với ông, nếu có người thiện nam, thiện nữđem bảy báu đầy dẫy tam thiên đại thiên thế giới bằng số cát những sông Hằngkia ra bố thí thì được phước nhiều chăng?

Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, rất nhiều!

Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu người thiện nam thiện nữ, đối trong kinh này chođến thọ trì bốn câu kệ v.v. vì người khác giảng nói, phước đức này nhiều hơnphước đức trước.

GIẢNG:

Ðây tôi giản trạch cho quí vị dễ hiểu: Sông Hằng số một có bao nhiêu cát,mỗi một hột cát đó là một sông Hằng thứ hai. Trong đợt thứ hai là bao nhiêusông Hằng? Nào ai biết trong sông Hằng có bao nhiêu cát, mà có bao nhiêu cát làcó bấy nhiêu sông Hằng, vậy biết bao nhiêu sông Hằng mà kể! Mỗi sông Hằng thứhai đó có bao nhiêu cát, quí vị tính thửxem có bao nhiêu? Chỉ nói số sông Hằngthứ hai là không thể tính rồi, huống là cát của những sông Hằng thứ hai thìkhông làm sao tưởng tượng nổi. Mỗi một hột cát là một tam thiên đại thiên thếgiới và trong tam thiên đại thiên thế giới chứa đầy cả bảy báu. Quí vị tưởngtượng bảy báu đầy khoảng bao nhiêu? Quá sức tưởng tượng của chúng ta, không còncon số nào tính nổi!

Ðức Phật hỏi ngài Tu-bồ-đề: Nếu có người đem bảy báu đầy dẫy cả tam thiênđại thiên thế giới bằng số cát của những sông Hằng thứ hai ra bố thí thì phướcnhiều chăng? Phước đó chúng ta không thể nào tưởng tượng nổi. Như thế mà Phậtbảo phước đức đó không bằng phước đức của người trì bốn câu kinh Kim Cang v.v.vì người nói. Chữ vân vân đó có thể hoặc là ba câu, hoặc là hai câu. Như vậy phướcđức của người này là bao nhiêu? Ðó là chỗ mà ai tụng kinh Kim Cang cũng khôngthể tin nổi. Ðây chúng tôi nói một lẽ thật. Tôi dẫn thí dụ này, trích trongkinh, là quí vị thấy rõ nhất.

Ngày xưa có một nhà vua sanh được một cô công chúa. Công chúa độ mườimột, mười hai tuổi, vì con một nên nhà Vua và Hoàng hậu cưng chiều quá mực. Mộtbuổi sáng mùa hạ, trời mưa, công chúa thức dậy nhìn mưa từng hạt rơi xuống, ánhnắng xuyên qua, hạt mưa lóng lánh. Công chúa thích quá muốn được một xâu chuỗihạt nước mưa, song vì con cưng nên nàng nằm im trên giường không thèm nói năng.Hoàng hậu gạn hỏi mãi nàng cũng không trả lời. Nhà Vua được tin, tưởng côngchúa đau, vội đến thăm, dỗ dành mãi, sau cùng nàng mới nói: Con thích được mộtxâu chuỗi bằng hạt nước lóng lánh đó, đeo vào con sẽ hết bệnh ngay, nếu khôngđược con sẽ không ăn cơm, chắc con sẽ chết. Vua và Hoàng hậu hoảng hốt khôngbiết làm sao, e công chúa nhịn đói thật, đành phải hứa sẽ tìm người xâu chuỗibằng hạt nước mưa cho nàng. Vào triều, nhà Vua truyền lịnh cho quần thần báocho dân chúng hay rằng ai có tài xâu được chuỗi hạt nước mưa cho công chúa đeothì sẽ được phong quan chức. Ðã bao tháng trôi qua nhưng chưa ai thực hiệnđược. Bỗng một hôm có một ông già chống gậy đến nói: Tôi có thể xâu được chuỗihạt nước cho công chúa. Nhà Vua mừng quá, không cần hỏi lý do lai lịch chi cả,vội sai quan đưa ông già đến trình diện với công chúa. Khi nghe ông già xácnhận có thể xâu được chuỗi bằng hạt nước cho mình đeo, công chúa vui mừng trỗidậy hỏi: Bao giờ bắt đầu? Ông già đáp: Tôi có tài xâu hạt chuỗi nước, nhưng rấttiếc, tôi già rồi, con mắt sờ sệt, vậy sáng mai, công chúa chịu khó ra đứng lựanhững hạt nước thật đẹp đưa cho tôi xâu. Công chúa mừng quá, bằng lòng ngay.Sáng hôm sau công chúa đích thân ra hiên lựa những hạt nước mưa, còn ông già đứngbên cạnh chờ xâu chuỗi. Nàng thấy một hạt nước mưa lóng lánh rơi liền đưa taynắm, hạt nước theo kẽ tay rơi mất. Từ sáng đến trưa không giữ được một hạt nào,công chúa mệt mỏi, chán nản rồi giận dỗi, nàng nói với nhà Vua: Thưa phụ vương,con không muốn đeo chuỗi hạt nước nữa. Khi ấy nhà vua bảo: Cha sẽ cho con xâuchuỗi kim cương. Nhà Vua liền bảo quan giữ kho mang xâu chuỗi kim cương ra, côngchúa vui vẻ đeo vào cổ.

Như thế, qua câu chuyện trên quí vị hiểu thế nào? Ðó là để chỉ rằng tấtcả của báu thế gian đều đẹp, nhưng vừa nắm vào tay, liền qua kẽ tay rơi mất.Cái đẹp thế gian là ý nghĩa hạnh phúc của cuộc đời. Ở thế gian này người tatưởng cái gì đẹp đó là hạnh phúc, nhưng có hạnh phúc nào lâu dài đâu, vừa nắmđược nó lại qua kẽ tay rơi mất. Rốt cuộc rồi những điều mà thế gian cho là đẹp đẽlà hạnh phúc đều không còn, càng đeo đuổi nó chừng nào thì càng mệt mỏi chánchường chừng nấy, cuối cùng nhìn lại cũng tay không! Như nàng công chúa thấy vẻđẹp lóng lánh của hạt nước, thích quá, nhưng nhìn xa thấy nó đẹp, đến khi lạigần nắm nó thì nó theo kẽ tay rơi mất. Như vậy cả buổi không giữ được một hạtnào, chừng đó mới chán nản không còn ham thích gì nữa, đến khi ấy nhà Vua mớicho nàng xâu chuỗi kim cương. Nhà Vua ví dụ cho đức Phật, nàng công chúa ví dụcho ai? Quí vị nhận biết là ai rồi phải không? Những vị hiện giờ khoảng sáumươi tuổi trở lên chắc là như nàng công chúa lúc buổi chiều, nắm mãi các hạtnước mà đến chiều vẫn tay không, chán quá! Còn những người khoảng mười lăm,mười bảy, hai mươi thì còn hăng hái như nàng công chúa vào buổi sáng, còn lựa, cònnắm bắt các hạt nước mưa. Ðến khoảng sáu mươi tuổi trở lên thì mới chán nản,bấy giờ cũng như nàng công chúa vào buổi chiều, lắc đầu không thích xâu chuỗihạt nước nữa, khi đó nhà Vua sẽ cho một xâu chuỗi kim cương thật đẹp và đời đờikhông hư hoại. Kim cương đó là kim cương Bát-nhã, chính cái đó mới không mấtkhông hoại. Kinh này ví dụ là kim cương.

Như vậy quí vị thấy bao nhiêu hạt nước lóng lánh đổi được xâu chuỗi kimcương? Khi được xâu chuỗi kim cương rồi quí vị mới thấy giá trị xâu chuỗi kimcương là hơn. Giả sử có ai nói gạt quí vị: Tôi đem những xâu chuỗi hạt nước lónglánh đổi chuỗi kim cương của anh thì quí vị nghĩ sao? Dù đem tất cả những hạtnước lóng lánh đầy bầu trời ra đổi, quí vị cũng không bằng lòng phải không? Bởivì cái đó là giả. Chỉ khi nào còn mê như nàng công chúa thì mới ham thích. Ðếnkhi nó qua kẽ tay rơi mất thì khi ấy hết thích, không còn thích nữa thì đượcxâu chuỗi thật. Cũng như thế khi người ta chán cả hạnh phúc thế gian rồi, đứcPhật chỉ cho chúng ta cái chân thật, chừng đó chúng ta được một xâu chuỗi đờiđời không hoại. Cho nên cái chân thật có giá trị vô lượng vô biên không thể bì,dù đem bao nhiêu cái giả dối cũng không sánh được. Hiểu như vậy chúng ta mớithấy đức Phật nhắc đi nhắc lại giá trị kinh Kim Cang, chỉ trì bốn câu kệ làphước đức hơn bao nhiêu của báu thế gian. Quí vị thấy chúng ta giống mấy đứatrẻ độ mười hai, mười ba tuổi hay làm nũng phải không? Cứ chạy đuổi theo nhữnghạt nước lóng lánh trên lá cây hay từ mái nhà rơi xuống hay những bong bóngnước mưa; cứ mải đuổi bắt những cái đó mà quên mệt. Nếu quí vị trở lại với đứcPhật, chừng đó mới được cái chân thật. Thế nên giá trị của người học đạo không thểtính được, không có gì so sánh được. Còn những điều thế gian ca ngợi chỉ làtrong đối đãi, trong tạm bợ thôi, khi chưa được thì mình thấy nó quí, nắm đượcrồi thì nó lại qua kẽ tay rơi mất chớ không có gì tồn tại lâu dài, vậy mà ngườiđời cứ mải chìm mê trong đó. Vì vậy chúng ta thấy lời Phật dạy rất đúng khiNgài bảo rằng công đức trì kinh hơn tất cả của báu thế gian.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567