Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 8: Ngũ bá đệ tử thọ ký

23/10/201015:41(Xem: 6418)
Phẩm 8: Ngũ bá đệ tử thọ ký

PHẨM 8

NGŨ BÁ ĐỆ TỬ THỌ KÝ

Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký là nămtrăm vị đệ tử được Phật thọ ký sau sẽ thành Phật. Ở phẩm Thí Dụ Phật đã thọ kýcho ngài Xá-lợi-phất; ở phẩm Thọ Ký, Phật thọ ký cho ngài Huệ Mạng Tu-bồ-đề,Đại Ca-chiên-diên, Đại Ca-diếp, Đại Mục-kiền-liên và tới đây Phật lại thọ kýcho năm trăm vị đệ tử như Phú-lâu-na, Kiều-trần-như... sau sẽ thành Phật, vìlòng tin các ngài đã thuần thục.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúc bấy giờ, ngài MãnTừ Tử từ nơi đức Phật nghe trí huệ phương tiện tùy cơ nghi nói pháp như thế,lại nghe thọ ký cho các vị đệ tử lớn sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác,lại nghe việc nhân duyên đời trước, lại nghe các đức Phật có sức tự tại thầnthông lớn, được điều chưa từng có, lòng thanh tịnh hớn hở, liền từ chỗ ngồiđứng dậy, đến trước Phật, đầu mặt lễ chân Phật, rồi đứng qua một bên chiêmngưỡng dung nhan của Phật mắt không tạm rời, mà nghĩ thế nầy:

“Thế Tôn rất riêng lạ, việclàm ít có, thuận theo bao nhiêu chủng tánh ở trong đời, dùng sức phương tiệntri kiến mà vì đó nói pháp, cứu vớt chúng sanh ra khỏi các chỗ tham trước,chúng con ở nơi công đức của Phật không thể dùng lời nói mà tuyên bày được, chỉcó đức Phật Thế Tôn hay biết bổn nguyện trong thâm tâm của chúng con.”

GIẢNG:

Tôn giả Mãn Từ Tử nghe Phậtthọ ký cho các bậc huynh trưởng, lòng Tôn giả đã thanh tịnh, vui mừng đến đảnhlễ Phật và nghĩ rằng việc làm của Phật rất ít có, Phật biết chủng tánh củachúng sanh, mà vì họ phương tiện nói pháp theo chỗ họ mong muốn. Hôm nay tronghội này, nếu Phật theo bản nguyện của Tôn giả mà thọ ký cho thì thật là sungsướng, là điều mà Tôn giả trông mong chờ đợi đã lâu. Đó là tâm khao khát đượcthọ ký của Tôn giả Mãn Từ Tử.

CHÁNH VĂN:

2.- Bấygiờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Cácông thấy Mãn Từ Tử đây chăng? Ta thường khen ông là bậc nhứt trong hàng ngườinói pháp, cũng thường khen các món công đức của ông, ròng rặc siêng năng hộ trìgiúp tuyên bày pháp của ta, có thể chỉ dạy lợi mừng cho hàng bốn chúng giảithích trọn vẹn chánh pháp của Phật, mà làm nhiều lợi ích cho những người cùngđồng hạnh thanh tịnh. Ngoài đức Như Lai, không ai có thể cùng tận chỗ biện bác ngônluận của ông. Các ông chớ tưởng Mãn Từ Tử chỉ hay hộ trì trợ tuyên pháp của tathôi, ông cũng đã ở nơi chín mươi ức đức Phật thuở quá khứ mà hộ trì trợ tuyênchánh pháp của Phật, ở trong nhóm người nói pháp thuở đó cũng là bậc nhứt.

Ông lại ở pháp Không củachư Phật nói, thông suốt rành rẽ, được bốn món trí vô ngại, thường hay suy gẫmchắc chắn nói pháp thanh tịnh không có nghi lầm, đầy đủ sức thần thông củaBồ-tát tùy số thọ mạng mà thường tu hạnh thanh tịnh.

Người đời thuở đức Phật kiađều gọi ông thiệt là Thanh văn. Nhưng ông Mãn Từ Tử dùng phương tiện đó làm lợiích cho vô lượng trăm nghìn chúng sanh, lại giáo hóa vô lượng vô số người khiếnđứng nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ông vì muốn tịnh cõi Phật mà thườnglàm Phật sự giáo hóa chúng sanh.

Các Tỳ-kheo! Ông Mãn Từ Tửcũng được bậc nhứt ở trong hàng người nói pháp thuở bảy đức Phật, nay ở nơi chỗta trong hàng người nói pháp cũng là bậc nhứt.

Trong hàng người nói phápthuở các đức Phật trong Hiền kiếp về đương lai cũng lại là bậc nhứt, mà đều hộtrì giúp tuyên bày pháp của Phật. Ông cũng sẽ ở trong đời vị lai hộ trì trợtuyên chánh pháp của vô lượng vô biên các đức Phật, giáo hóa làm lợi ích cho vôlượng chúng sanh, khiến an lập nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì tịnhcõi Phật mà thường siêng năng tinh tấn giáo hóa chúng sanh, lần lần đầy đủ đạoBồ-tát.

Qua vô lượng vô số kiếpsau, ông sẽ ở nơi cõi nầy thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hiệu là: PhápMinh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế GianGiải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Đức Phật đó lấy số thế giớitam thiên đại thiên nhiều như số cát sông Hằng mà làm thành một cõi Phật. Đấtbằng bảy thứ báu, thẳng bằng như bàn tay, không có núi gò, khe suối, rạch ngòi.Nhà, đài bằng bảy thứ báu đầy dẫy trong đó, cung điện của các trời ở gần trênhư không, người cùng trời giao tiếp nhau, hai bên đều thấy được nhau, không cóđường dữ cũng không có người nữ.

Tất cảchúng sanh đều do biến hóa sanh, không có dâm dục, được pháp thần thông lớn,thân chói ánh sáng, bay đi tự tại, chí niệm bền chắc, có đức tinh tấn trí huệ,tất cả đều thân sắc vàng đủ ba mươi hai tướng tốt để tự trang nghiêm.

Nhândân nước đó thường dùng hai thức ăn: một là Pháp hỉ thực, hai là Thiền duyệtthực. Có vô lượng vô số nghìn muôn ức na-do-tha các chúng Bồ-tát được sức thầnthông lớn, bốn trí vô ngại, khéo hay giáo hóa loài chúng sanh. Chúng Thanh văntrong nước đó tính kể số đếm đều không thể biết được, đều được đầy đủ ba mónminh, sáu pháp thần thông và tám món giải thoát.

Cõi nước của đức Phật đó cóvô lượng công đức trang nghiêm thành tựu như thế, kiếp tên Bửu Minh, nước tênThiện Tịnh. Phật đó sống lâu vô lượng vô số kiếp, pháp trụ đời rất lâu. Sau khiPhật diệt độ, dựng tháp bằng bảy thứ báu khắp cả nước đó.

Bấy giờ, đức Thế Tôn muốntuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

3.-

Các Tỳ-kheo lóng nghe
Đạo của Phật tử làm
Vì khéo học phương tiện
Chẳng thể nghĩ bàn được
Biết chúng ưa pháp nhỏ
Mà sợ nơi trí lớn
Cho nên các Bồ-tát
Làm Thanh văn, Duyên giác
Dùng vô số phương tiện
Độ các loài chúng sanh,
Tự nói là Thanh văn
Cách Phật đạo rất xa
Độ thoát vô lượng chúng
Thảy đều được thành tựu
Dầu ưa nhỏ, biếng lười
Sẽ khiến lần thành Phật.
Trong ẩn hạnh Bồ-tát
Ngoài hiện là Thanh văn
Ít muốn, nhàm sanh tử
Thiệt tự tịnh cõi Phật
Bày ba độc cho người
Lại hiện tướng tà kiến,
Đệ tử ta như vậy
Phương tiện độ chúng sanh
Nếu ta nói đủ cả
Các món việc hiện hóa
Chúng sanh nghe đó rồi
Thời lòng sanh nghi lầm.

4.-

Nay Phú-lâu-na đây
Ở xưa nghìn ức Phật
Siêng tu đạo mình làm
Tuyên hộ các Phật pháp
Vì cầu huệ Vô thượng
Mà ở chỗ chư Phật
Hiện ở trên đệ tử
Học rộng có trí huệ
Nói pháp không sợ sệt
Hay khiến chúng vui mừng
Chưa từng có mỏi mệt
Để giúp nên việc Phật.
Đã được thần thông lớn
Đủ bốn trí vô ngại
Biết các căn lợi độn
Thường nói pháp thanh tịnh
Diễn xướng nghĩa như thế
Để dạy nghìn ức chúng
Khiến trụ pháp Đại thừa
Mà tự tịnh cõi Phật.
Đời sau cũng cúng dường
Vô lượng vô số Phật
Hộ trợ tuyên chánh pháp
Cũng tự tịnh cõi Phật
Thường dùng các phương tiện
Nói pháp không e sợ
Độ chúng không kể được
Đều thành Nhứt thiết trí
Cúng dường các Như Lai
Hộ trì tạng Pháp bảo.
Sau đó được thành Phật
Hiệu gọi là Pháp Minh
Nước đó tên Thiện Tịnh
Bảy thứ báu hiệp thành
Kiếp tên là Bửu Minh
Chúng Bồ-tát rất đông
Số nhiều vô lượng ức
Đều được thần thông lớn
Sức oai đức đầy đủ
Khắp đầy cả nước đó
Thanh văn cũng vô số
Ba minh tám giải thoát
Được bốn trí vô ngại
Dùng hạng này làm Tăng,
Chúng sanh trong cõi đó
Dâm dục đều đã dứt
Thuần một biến hóa sanh
Thân trang nghiêm đủ tướng
Pháp hỉ, Thiền duyệt thực
Không tưởng món ăn khác.
Không có hàng nữ nhân
Cũng không các đường dữ
Phú-lâu-na Tỳ-kheo
Khi công đức trọn đầy
Sẽ được tịnh độ nầy
Chúng Hiền Thánh rất đông
Vô lượng việc như thế
Nay ta chỉ nói lược.

GIẢNG:

Phật tán dương công đức thuyếtpháp của Tôn giả Mãn Từ Tử trong hội chúng của Phật, ngoài Phật ra thì Tôn giảMãn Từ Tử là người thuyết pháp bậc nhất trong hàng đệ tử Phật. Phật nói chẳngnhững trong đời này Tôn giả Mãn Từ Tử rộng nói pháp Phật mà thuở quá khứ, ở nơichín mươi ức đức Phật, Tôn giả cũng đã từng nói pháp bậc nhất và trong nhữngkiếp tương lai Tôn giả cũng sẽ nói pháp bậc nhất, giáo hóa chúng sanh làm thanhtịnh cõi Phật. Đó là do duyên phước nhiều đời, Tôn giả mới làm được việc đó.Cũng vậy, trong đời hiện tại chúng ta có năng khiếu gì tốt, là do nhiều đờichúng ta đã gieo trồng giống đó, chớ không phải chỉ trong một đời mà được.

Phật nóithuở đó Tôn giả Mãn Từ Tử căn cứ vào “pháp Không” của chư Phật mà nói, nênthông suốt, được bốn trí vô ngại, nói pháp thanh tịnh không nghi lầm, đủ sức thầnthông của Bồ-tát, thường tu hạnh thanh tịnh. Pháp Không ở đây là chỉ cho phápBát-nhã. Do đạt được Trí tuệ Bát-nhã nên Tôn giả thuyết pháp không chướng ngại,chỉ dạy cho mọi người đều được pháp thanh tịnh. Người thuở đó gọi Tôn giả MãnTừ Tử là Thanh văn, nhưng với Phật thì Tôn giả Mãn Từ Tử là Bồ-tát, bên ngoàihiện tướng Thanh văn giáo hóa làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh khiến trụ nơiVô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì vậy, nên sau khi nhắc đến Tri kiến Phật,Tôn giả liền lãnh hội và được Phật thọ ký cho sau này sẽ thành Phật. Do Tôn giảchuyên tu hạnh tuyên dương chánh pháp khai thông trí tuệ cho người, nhờ nhiềuđời nhiều kiếp tích lũy phước đức đó nên khi thành Phật hiệu là Pháp Minh.

Cõi nướcthì lấy số thế giới tam thiên đại thiên nhiều như số cát sông Hằng mà trangnghiêm, cõi này gần cung điện của chư thiên, nên hai bên giao tiếp nhau rất dễ.Nhân dân ở cõi này do tu đầy đủ hạnh thanh tịnh, nhờ nguyện lực mà được hóasanh, nên không có tướng nam tướng nữ. Nhân dân ở cõi này dùng hai món ăn làpháp hỉ và thiền duyệt chớ không dùng thức ăn bằng phạn thực như chúng sanh ởcõi Ta-bà, nên có đủ ba món minh, sáu pháp thần thông, tám món giải thoát. Khiđói thì nghe pháp, tâm hoan hỉ liền được no. Hoặc đói thì tọa thiền, tâm hoanhỉ liền được no. Vì nhân dân ở cõi này chỉ cần chánh pháp và Thiền định chớkhông cần cơm gạo thô phù như ở cõi Ta-bà. Chúng đệ tử toàn là hàng Thanh văn,Bồ-tát nhiều vô số không thể tính đếm, tuổi thọ thì dài vô kể.

CHÁNH VĂN:

5.- Bấygiờ, một nghìn hai trăm vị A-la-hán, bậc tâm tự tại, nghĩ như vầy: “Chúng tavui mừng được điều chưa từng có, nếu đức Thế Tôn đều thọ ký cho như các đệ tửkhác thời sung sướng lắm.”

ĐứcPhật biết tâm niệm của các vị đó nên nói với ngài Đại Ca-diếp:

- Mộtnghìn hai trăm vị A-la-hán đó, nay ta sẽ hiện tiền thứ tự mà thọ ký đạo Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác.

Trongchúng đó, đệ tử lớn của ta là Kiều-trần-như Tỳ-kheo sẽ cúng dường sáu muôn hainghìn ức đức Phật, vậy sau được thành Phật hiệu là Phổ Minh Như Lai, Ứng Cúng,Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều NgựTrượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Năm trăm vị A-la-hán: ôngƯu-lâu-tần-loa Ca-diếp, ông Dà-gia Ca-diếp, ông Na-đề Ca-diếp, ôngCa-lưu-đà-di, ông Ưu-đà-di, ông A-nậu-lâu-đà, ông Ly-bà-đa, ông Kiếp-tân-na,ông Bạc-câu-la, ông Châu-đà-tá, ông Dà-đà v.v... đều sẽ được đạo Vô thượngChánh đẳng Chánh giác, đều đồng một hiệu là Phổ Minh.

Bấy giờ, đức Thế Tôn muốntuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

6.-

Kiều-trần-như Tỳ-kheo
Sẽ gặp vô lượng Phật
Qua vô số kiếp sau
Mới được thành Chánh giác
Thường phóng quang minh lớn
Đầy đủ các thần thông
Danh đồn khắp mười phương
Tất cả đều tôn kính
Thường nói pháp Vô thượng
Nên hiệu là Phổ Minh
Cõi nước đó thanh tịnh
Bồ-tát đều dõng mãnh
Đều lên lầu gác đẹp
Dạo các nước mười phương
Đem đồ cúng vô thượng
Hiến dưng các đức Phật,
Làm việc cúng đó xong
Sanh lòng rất vui mừng
Giây lát về bổn quốc
Có sức thần như thế.
Phật thọ sáu muôn kiếp
Chánh pháp trụ bội thọ
Tượng pháp lại hơn chánh
Pháp diệt trời người lo.

7.-

Năm trăm Tỳ-kheo kia
Thứ tự sẽ là Phật
Đồng hiệu là Phổ Minh
Theo thứ thọ ký nhau:
Sau khi ta diệt độ
Ông đó sẽ làm Phật
Thế gian của ông độ
Cũng như ta ngày nay
Cõi nước đó nghiêm sạch
Và các sức thần thông
Chúng Thanh văn, Bồ-tát
Chánh pháp cùng tượng pháp
Thọ mạng kiếp nhiều ít
Đều như trên đã nói.
Ca-diếp! Ông đã biết
Năm trăm vị tự tại
Các chúng Thanh văn khác
Cũng sẽ làm như thế
Vị nào vắng mặt đây
Ông nên vì tuyên nói.

GIẢNG:

Bấy giờ, chư vị A-la-hán làhuynh đệ đồng đẳng với Tôn giả Mãn Từ Tử, khi thấy Tôn giả được thọ ký rồi, cácngài mong rằng các ngài sẽ được Phật thọ ký cho mình. Phật biết tâm niệm ấy củacác ngài liền thứ tự thọ ký cho các ngài được đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánhgiác. Trong đó đệ tử lớn của Phật là ngài A-nhã Kiều-trần-như do công đức cúngdường sáu muôn hai ngàn ức đức Phật, sau sẽ thành Phật hiệu là Phổ Minh. Kế đếnnăm trăm vị A-la-hán như Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, Dà-gia Ca-diếp, Nan-đềCa-diếp, Ca-lưu-đà-di, Ưu-đà-di, A-nậu-lâu-đà... đều sẽ được đạo Vô thượngChánh đẳng Chánh giác đồng hiệu là Phổ Minh.

Tại sao chư vị A-la-hán thấyTôn giả Mãn Từ Tử được thọ ký, các ngài đều vui mừng và mong được Phật thọ kýcho mình thành bậc Chánh đẳng Chánh giác, còn chúng ta nghe các ngài được thọký chúng ta tự thấy mình là kẻ vô phần nên không vui mừng? Tôi ví dụ, các anhem cùng học chung một lớp, đến giờ trả bài, anh A trả bài thuộc được tám điểmthầy khen giỏi, anh B trả bài thuộc được tám điểm cũng được thầy khen giỏi.Mình lúc đó cũng thuộc bài chưa được gọi lên trả bài trong lòng cũng mong đượcthầy gọi lên trả bài. Nếu hôm đó mình không thuộc bài thì không dám mong đượctrả bài. Qua ví dụ này chúng ta thấy sở dĩ các ngài mong được Phật thọ ký, làvì các ngài cũng có sở ngộ như những người bạn đồng đẳng mà chưa được Phật xácchứng, nên mong chờ. Nếu các ngài chưa ngộ chắc không dám mong, do thấy đượctâm mong chờ đó Phật liền thọ ký cho. Đó là ý nghĩa vui mừng chờ thọ ký là nhưvậy.

CHÁNH VĂN:

8.- Bấy giờ, năm trăm vịA-la-hán ở trước Phật được thọ ký xong, vui mừng hớn hở, liền từ chỗ ngồi đứngdậy đến trước Phật, đầu mặt lạy chân Phật, ăn năn lỗi của mình mà tự trách:

- Thế Tôn, chúng con thườngnghĩ như vầy, tự cho mình đã được rốt ráo diệt độ, nay mới biết đó là như ngườivô trí. Vì sao? Chúng con đáng được trí huệ Như Lai mà bèn tự lấy trí nhỏ cholà đủ.

Thế Tôn! Thí như có ngườiđến nhà bạn thân say rượu mà nằm, lúc đó người bạn thân có việc quan phải đi,lấy châu báu vô giá cột trong áo của gã say, cho đó rồi đi. Gã đó say nằm đềukhông hay biết, sau khi dậy bèn dạo đi đến nước khác, vì việc ăn mặc mà phảigắng sức cầu tìm rất là khổ nhọc, nếu có được chút ít bèn cho là đủ.

Lúc sau, người bạn thân gặpgỡ thấy gã bèn bảo rằng: “Lạ thay! Anh nầy, sao lại vì ăn mặc mà đến nỗi nầy.Ta lúc trước muốn cho anh được an vui tha hồ thọ năm món dục, ở ngày tháng nămđó, đem châu báu vô giá cột vào trong áo anh, nay vẫn còn đó mà anh không biết,lại đi nhọc nhằn sầu khổ để cầu tự nuôi sống thật là khờ lắm, nay anh nên đemngọc báu đó đổi chác lấy đồ cần dùng thời thường được vừa ý không chỗ thiếu thốn.”

Đức Phật cũng lại như vậy,lúc làm Bồ-tát giáo hóa chúng con khiến phát lòng cầu Nhứt thiết trí, mà chúngcon liền bỏ quên không hay không biết. Đã được đạo A-la-hán tự nói là diệt độ,khổ nhọc nuôi sống được chút ít cho là đủ, tất cả trí nguyện vẫn còn chẳng mất.Ngày nay đức Thế Tôn giác ngộ chúng con mà nói rằng: “Các Tỳ-kheo! Đạo của cácông không phải rốt ráo diệt. Ta từ lâu đã khiến các ông gieo căn lành của Phật,dùng sức phương tiện chỉ tướng Niết-bàn mà các ông cho là thiệt được diệt độ.”

Thế Tôn!Chúng con nay mới biết mình thiệt là Bồ-tát được thọ ký sẽ thành đạo Vô thượngChánh đẳng Chánh giác. Vì nhân duyên đó lòng rất vui mừng được điều chưa từngcó.

Bấygiờ, ông A-nhã Kiều-trần-như muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

9.-

Chúng con nghe Vô thượng
Tiếng thọ ký an ổn
Vui mừng chưa từng có
Lạy Phật trí vô lượng.
Nay ở trước Thế Tôn
Tự hối các lỗi quấy
Trong Phật báu vô lượng
Được chút phần Niết-bàn
Như người ngu vô trí
Bèn tự cho là đủ.
Thí như người nghèo cùng
Qua đến nhà thân hữu
Nhà đó rất giàu lớn
Bày đủ các tiệc ngon
Đem châu báu vô giá
Cột dính trong vạt áo
Thầm cho rồi bỏ đi
Gã say nằm không hay.
Sau khi gã đã dậy
Dạo đi đến nước khác
Cầu ăn mặc tự sống
Nuôi sống rất khốn khổ
Được ít cho là đủ
Chẳng lại muốn đồ tốt
Chẳng biết trong vạt áo
Có châu báu vô giá.
Người thân hữu cho châu
Sau gặp gã nghèo này
Khổ thiết trách gã rồi
Chỉ cho châu trong áo.
Gã nghèo thấy châu đó
Lòng gã rất vui mừng
Giàu có các của cải
Tha hồ hưởng ngũ dục.
Chúng con cũng như vậy
Thế Tôn từ lâu xưa
Thường thường giáo hóa cho
Khiến gieo nguyện Vô thượng.
Chúng con vì vô trí
Chẳng hay cũng chẳng biết
Được chút phần Niết-bàn
Cho đủ chẳng cầu nữa
Nay Phật giác ngộ con
Nói chẳng phải thiệt diệt
Được Phật huệ Vô thượng
Đó mới là thiệt diệt.
Con nay từ Phật nghe
Thọ ký việc trang nghiêm
Cùng tuần tự thọ ký
Thân tâm khắp mừng vui.

GIẢNG:

Năm trămvị A-la-hán được thọ ký vui mừng hớn hở, ăn năn lỗi mình và tự trách: Mình cũngcó khả năng thành Phật và cũng được Phật thọ ký, vậy mà từ lâu chứng quảA-la-hán tự cho là đủ, nay mới biết mình là kẻ vô trí, chỉ biết lấy trí nhỏ cholà đủ, nên các ngài mới dùng ví dụ hạt châu cột trong chéo áo của chàng sayrượu. Tại sao các ngài dùng ví dụ này? Vì ở phẩm Hóa Thành Dụ, Phật có nói thuởNgài còn tu hạnh Sa-di Bồ-tát đã từng nói kinh Pháp Hoa giáo hóa đồ đệ, nayNgài thành Phật những đồ đệ này cũng có duyên theo Ngài là hàng hữu học vô họcchứng A-la-hán ở trong hội này. Những vị này nghe Phật nhắc lại, liền nhớ mìnhđã được gieo trồng hạt giống Tri kiến Phật hồi xa xưa, nay lại quên, cứ theophương tiện Phật dạy hiện thời tu theo hạnh Thanh văn. Nay Phật nhắc lại liềntin nhận, được an vui tự tại và được Phật thọ ký. Các ngài dùng hình ảnh anhchàng nghèo say rượu tới thăm người bạn thân, được bạn đãi cơm thịnh soạn vàtặng cho một hạt châu cột trong chéo áo. Do uống rượu say nên quên không nhớmình có hạt châu quí giá, cứ đi lang thang cầu thực một cách khổ sở. Sau bạn cũbất thần gặp lại, thì ra anh bạn nghèo say nay vẫn còn nghèo, mới trách: Xưatôi có cho anh một hạt châu cột trong chéo áo sao không lấy ra dùng? Từ đó anhbạn nghèo mới lấy hạt châu ra xài và trở thành người giàu có sang trọng. Ngườicho châu là dụ cho đức Phật, từ thuở xa xưa, Ngài đã từng nói kinh Pháp Hoagiáo hóa cho đồ đệ rồi. Kẻ nghèo say rượu chỉ cho hàng đệ tử đã được Phật nóikinh Pháp Hoa rồi mà quên đi. Bấy giờ được Phật nhắc lại mới nhớ, nhận ra Trikiến Phật nơi mình và được Phật thọ ký sẽ thành Phật. Qua ví dụ này, chúng tathấy tâm hạnh của hàng Thanh văn còn hạn cuộc chưa viên mãn, được chút ít cho làđủ. Chỗ mà hàng Thanh văn lấy làm sở chứng sở đắc đó không phải là bản hoài củaPhật; Phật muốn ai tu rồi cũng thành Phật như Ngài, chớ không bằng lòng chochúng ta an trú ở quả vị Thanh văn, Duyên giác.

Vậy kinh Pháp Hoa dạy chúng taphát tâm tu phải rộng lớn, là tự mình tu được giác ngộ thành Phật và giáo hóacho người tu cũng được giác ngộ thành Phật như mình. Muốn được thế thì phảitrải qua thời gian công phu tu tập lâu dài, công hạnh mới viên mãn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]