Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 27: Diệu Trang Nghiêm vương bản sự

23/10/201016:08(Xem: 6749)
Phẩm 27: Diệu Trang Nghiêm vương bản sự

PHẨM 27

DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BẢN SỰ

Diệu Trang Nghiêm Bản Sự là công hạnh tu hành ở đời trước của vua DiệuTrang Nghiêm. Đời trước Ngài tu hành thế nào, nay thuật lại như thế ấy, gọi đólà Bản sự.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúc bấy giờ, Phật bảo hàng đại chúng rằng:

- Về thuở xưa, cách đây vô lượng vô biên bất khả tư nghì a-tăng-kỳ kiếp,có đức Phật hiệu là Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai, Ứng Cúng, Chánh BiếnTri. Nước đó tên Quang Minh Trang Nghiêm, kiếp tên Hỉ kiến.

Trong pháp hội của Phật đó có vị vua tên Diệu TrangNghiêm, phu nhân của vua tên Tịnh Đức, có hai người con, một tên Tịnh Tạng, haitên Tịnh Nhãn. Hai người con đó có sức thần thông lớn, phước đức trí huệ, từlâu tu tập đạo hạnh của Bồ-tát, những là: Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫnnhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Trí huệ ba-la-mật, Phươngtiện ba-la-mật, từ bi hỉ xả nhẫn đến Ba mươi bảy phẩm trợ đạo pháp thảy đềurành rẽ suốt thấu.

Lại được các môn tam-muội của Bồ-tát: Nhựt tinh tú tam-muội, Tịnh quangtam-muội, Tịnh sắc tam-muội, Tịnh chiếu minh tam-muội, Trường trang nghiêmtam-muội, Đại oai đức tạng tam-muội, ở nơi các môn tam-muội này cũng đều thấusuốt.

GIẢNG:

Đây nêu lên bốn nhân vật biểu trưng là vua Diệu TrangNghiêm, phu nhân Tịnh Đức, hai người con là Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn. Phẩm này làphá Thức ấm, ấm chót trong năm ấm. Phá được Thức ấm là qua được Cửu địa và Thậpđịa Bồ-tát, rồi lên Đẳng giác Diệu giác thành Phật. Thức ấm đây không phải làsáu thức do sáu căn duyên sáu trần dấy khởi, mà là Tạng thức, là kho chứa tấtcả chủng tử thiện ác, khi chuyển hết chủng tử thiện ác thì nó trở thành Như Laitàng, tức là thành Phật.

Vua Diệu Trang Nghiêm biểu trưng cho Tạng thức, phunhân Tịnh Đức biểu trưng cho Mạt-na thức, Tịnh Tạng biểu trưng cho Ý thức, TịnhNhãn biểu trưng cho Tiền ngũ thức là nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân thức. Người tu,dùng Ý thức nhận hiểu chánh pháp rồi mới khởi sự tu hành và chuyển năm thứctrước trở thành thanh tịnh. Do năm thức trước thanh tịnh thì thức thứ bảy làMạt-na thức mới thanh tịnh. Khi Ý thức và năm thức trước huân tu đầy đủ côngđức rồi, mới chuyển thức thứ tám là A-lại-da thức thành Như Lai tàng. Nên nóiHoàng tử Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn xuất gia rồi, khuyên phu nhân Tịnh Đức và vuaDiệu Trang Nghiêm hướng về đạo để tu hành. Hoàng tử Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn dẫnđường cho phu nhân và Hoàng đế đi tu, lẽ ra phải được Phật thọ ký trước, Hoàngđế tới sau được thọ ký sau. Nhưng, ngược lại khi thọ ký thì Phật thọ ký cho vuaDiệu Trang Nghiêm, mà không thọ ký cho Hoàng tử Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn. Để thấythành Phật là A-lại-da thức thành, còn những thức kia chỉ là diệu dụng thôi.Nên khi loại hết chủng tử thiện ác rồi thì A-lại-da thức thành cái kho thanhtịnh gọi là Như Lai tàng. Thức A-lại-da mang chủng tử thiện ác ở đời quá khứđến thọ sanh ở đời hiện tại. Khi mang thân người thì tất cả nghiệp thiện hay ácđều chứa chấp đủ. Nếu chuyển được nó thì thành Phật, còn nếu chưa chuyển đượcnó, dầu cho tu các thức kia cũng không thể thành Phật. Vì vậy, trong Duy thứchọc nói thức A-lại-da đi thì đi sau đến thì đến trước, nên nói nó là gốc làchủ. Đó là hình ảnh biểu trưng của sự tu tiến.

CHÁNH VĂN:

2.- Lúc đó, đức Phật kia vì muốn dẫn dắt vua DiệuTrang Nghiêm cùng thương tưởng hàng chúng sanh nên nói kinh Pháp Hoa này.

Bấy giờ, Tịnh Tạng, Tịnh Nhãn, hai người con đến chỗ của mẹ, chấp taythưa mẹ rằng: “Mong mẹ đến nơi chỗ đức Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí, chúngcon cũng sẽ theo hầu gần gũi cúng dường lễ lạy.”

Vì sao? Vì đức Phật đó ở trong tất cả chúng trời, người mà nói kinh PhápHoa, nên phải nghe và tin nhận.

Mẹ bảo con rằng: “Cha con tin theo ngoại đạo, rất ham pháp Bà-la-môn,các con nên qua thưa với cha để cùng nhau đồng đi.”

Tịnh Tạng, Tịnh Nhãn chấp tay thưa mẹ: “Chúng con là Pháp vương tử màlại sanh vào nhà tà kiến này!”

Mẹ bảo con rằng: “Các con nên thương tưởng cha các con, mà vì đó hiểnphép thần thông biến hóa, nếu cha con được thấy lòng ắt thanh tịnh, hoặc làchịu cho chúng ta qua đến chỗ Phật.”

GIẢNG:

Đoạn này chúng ta thấy rõ ý nghĩa của những hình ảnh biểu trưng đó. Lúcbấy giờ Phật nói kinh Pháp Hoa vì muốn độ vua Diệu Trang Nghiêm cùng chúng sanhtrong thời đó. Hai anh em Hoàng tử Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn xin phép Hoàng hậu vàmời Hoàng hậu đi nghe kinh. Hoàng hậu khuyên hai con nên mời nhà vua cùng đi.Nhắc tới Vua cha, hai Hoàng tử mới than rằng: “Chúng con là Pháp vương tử màlại sanh vào nhà tà kiến này!” Tại sao nói nhà Vua theo ngoại đạo tà kiến? NhàVua là chỉ cho thức A-lại-da huân chứa chủng tử cũ. Trước khi đức Phật ra đờiđã có đạo Bà-la-môn nên con người đã có sẵn chủng tử đó. Bây giờ muốn chuyểnthì khó khăn lắm, phải đầy đủ diệu dụng mới chuyển được. Vì vậy Hoàng hậukhuyên hai người con nên dùng phép thần thông để chuyển tâm ý Vua cha.

CHÁNH VĂN:

3.- Lúc ấy, hai người con thương cha nên bay lên hưkhông cao bằng bảy cây đa-la, hiện các món thần biến. Ở trong hư không đi,đứng, ngồi, nằm, trên thân ra nước, dưới thân ra lửa, dưới thân ra nước, trênthân ra lửa, hoặc hiện thân lớn đầy trong hư không rồi lại hiện nhỏ, nhỏ lạihiện lớn, ở trong hư không ẩn mất, bỗng nhiên hiện trên đất, vào đất như vàonước, đi trên nước như đi trên đất, hiện các món thần biến như thế làm cho vuacha lòng thanh tịnh tin hiểu.

Bấy giờ, cha thấy con có sức thần như thế, lòng rấtvui mừng được chưa từng có, chấp tay hướng về phía con mà nói rằng: “Thầy cáccon là ai, con là đệ tử của ai?”

Hai người con thưa rằng: “Đại vương! Đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Phậtkia nay đương ngồi trên pháp tòa dưới cây bồ-đề bằng bảy báu, ở trong tất cảchúng trời, người thế gian, rộng nói kinh Pháp Hoa, đó là thầy chúng con, conlà đệ tử.”

Cha nói với con rằng: “Ta nay cũng muốn ra mắt thầy các con, nên cùngnhau đồng đi.” Khi đó hai người con từ trong hư không xuống, đến chỗ của mẹchấp tay thưa mẹ rằng: “Phụ vương nay đã tin hiểu, có thể kham phát được tâm Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác, chúng con đã vì cha làm Phật sự rồi, mong mẹ bằnglòng cho chúng con, ở nơi chỗ đức Phật kia mà xuất gia tu hành Phật đạo.”

Lúc đó, hai người con muốn tuyên lại ý mình nói kệ thưa:

Mong mẹ cho các con
Xuất gia làm Sa-môn
Các Phật rất khó gặp
Chúng con theo Phật học
Như hoa ưu-đàm-bát
Gặp Phật lại khó hơn
Khỏi các nạn cũng khó
Mong cho các con xuất gia.

Mẹ liền bảo con rằng: “Cho các con xuất gia. Vì sao? Vì Phật khó gặpvậy.”

GIẢNG:

Thông thường chúng ta tu là do Ý thức lanh lợi, giản trạch rõ lẽ chánhtà, chân ngụy, rồi từ từ chuyển hóa Ý thức trở thành thanh tịnh. Do Ý thứcthanh tịnh mới có diệu dụng huân lại những chủng tử trong A-lại-da, nhờ đó thứcA-lại-da lần lần chuyển theo. Ý thức và năm thức trước tiếp xúc bên ngoài, nóhuân tất cả những cái hay cái tốt, mới có công năng hướng thức A-lại-da trởthành thanh tịnh, nên ở đây nói là hai Hoàng tử hiện thần thông cho nhà Vua tinđể rồi đưa nhà Vua tới chỗ Phật ngự.

Sau khi hướng dẫn Vua cha đến với đức Phật, hai Hoàngtử đồng xin xuất gia, vì đã làm tròn bổn phận là đưa cha về với chánh pháp.Chúng ta thấy rõ, khi Ý thức và năm thức trước đã chuyển thì thức A-lại-da cũngchuyển thành trí, thì tất cả thức đều được thanh tịnh hoàn toàn, ý nghĩa nàyđoạn sau sẽ giải thích.

CHÁNH VĂN:

4.- Bấy giờ, hai người con thưa cha mẹ rằng: “Lànhthay, cha mẹ! Xin liền qua đến chỗ đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Phật để gầngũi cúng dường.

Vì sao? Vì Phật khó gặp được, như hoa linh thoại, lại như rùa một mắtgặp bộng cây nổi mà chúng ta do phước đời trước sâu dày, sanh đời này gặp Phậtpháp, xin cha mẹ nên cho chúng con được xuất gia.

Vì sao? Vì các đức Phật khó gặp được, thời kỳ gặp Phật cũng khó có.”

GIẢNG:

Lại một lần nữa hai Hoàng tử xin xuất gia vì lý do được gặp Phật là khó.Nay có phước duyên lớn, sanh nhằm thời Phật ra đời, là cơ hội tốt được gặpPhật, nên hai Hoàng tử nguyện đi theo con đường của Phật để chóng thoát sanhtử.

CHÁNH VĂN:

5.- Lúc đó, nơi hậu cung của vua Diệu Trang Nghiêm cótám muôn bốn nghìn người thảy đều có thể kham thọ trì kinh Pháp Hoa này TịnhNhãnBồ-táttừ lâu đã thông đạt nơi “Pháp Hoa tam-muội”. Tịnh Tạng Bồ-tát đã từ vô lượngtrăm nghìn muôn ức kiếp, thông đạt môn “Ly chư ác thú tam-muội”, vì muốn làmcho tất cả chúng sanh lìa các đường dữ vậy.

Phu nhân của vua được môn “Chư Phật tập tam-muội”, haybiết được tạng pháp bí mật của các đức Phật. Hai người con dùng sức phương tiện,khéo hóa độ Vua cha như thế, khiến cho lòng cha tin hiểu ưa mến Phật pháp.

GIẢNG:

Nhà Vua đi đâu là có cả tám muôn bốn ngàn người ở hậu cung đi theo,những người đó đều thọ trì kinh Pháp Hoa. Điều đó cho chúng ta thấy rằng thứcA-lại-da chứa vô số chủng tử, nên khi thức A-lại-da chuyển thì bao nhiêu chủngtử liền theo đó chuyển hết. Đây nói Tịnh Nhãn thì được Pháp Hoa tam-muội, TịnhTạng thì được Ly chư ác thú tam-muội. Pháp Hoa tam-muội là Tri kiến Phật, màTri kiến Phật lúc nào cũng hiện hữu nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân của mỗingười, nên nói Tịnh Nhãn được Pháp Hoa tam-muội. “Ly chư ác thú tam-muội” làchánh định lìa các đường ác, hay nói cách khác Ý thức đã chuyển, không tạo cácnghiệp ác nên được thanh tịnh. Động lực dẫn con người đi vào đường ác cũng là Ýthức, lìa các nghiệp ác được thanh tịnh cũng là Ý thức.

Phu nhân Tịnh Đức thì được “Chư Phật tập tam-muội”.“Chư Phật tập tam-muội” là chánh định do chư Phật nhóm họp, phu nhân được địnhnày.

Đoạn này chúng ta thấy chia ra bốn nhóm: nhóm thứ nhấtchỉ cho Tiền ngũ thức, nhóm thứ hai chỉ cho Ý thức, nhóm thứ ba chỉ cho Mạt-nathức, nhóm thứ tư chỉ cho A-lại-da thức. Chúng ta thấy rõ Ý thức là động lựcchính tạo nghiệp và chuyển nghiệp. Còn những thức kia có công năng đi theothôi, nhất là Mạt-na thức, qua hình ảnh phu nhân Tịnh Đức không có công gì hết,chỉ có việc đi theo vua Diệu Trang Nghiêm. Giống như Sa Tăng quảy hành lý theoTam Tạng đi thỉnh kinh. Tịnh Nhãn như Trư Bát Giới, Tịnh Tạng như Tề Thiên tàiba mưu lược. Vua Diệu Trang Nghiêm là Tam Tạng thì không khôn lanh, chậm chạp,nhưng Ngài là chủ, những người kia theo trợ giúp cho Ngài nên khi thành tựu kếtquả thì chính Ngài nhận lãnh. Qua đoạn này chúng ta thấy trọng tâm tu, làchuyển Ý thức thành Diệu quan sát trí, năm thức trước thành Thành sở tác trí,Mạt-na thức thành Bình đẳng tánh trí, A-lại-da thức thành Đại viên cảnh trí. Rõràng chuyển tám thức thành bốn trí.

CHÁNH VĂN:

6.- Bấy giờ, vua Diệu Trang Nghiêm cùngchung với quầnthần quyến thuộc, Tịnh Đức phu nhân cùng chung với thể nữ quyến thuộc nơi hậucung, hai người con của vua, cùng chung với bốn muôn hai nghìn người, đồng mộtlúc đi qua chỗPhật. Đến rồi, đầu mặt lạychân Phật, đi quanhPhật ba vòng, rồi đứng quamột phía.

Lúc đó, đức Phật kia vì Vua nói pháp, chỉ dạy làm cho được lợi ích vuimừng, Vua rất vui đẹp.

Bấy giờ, vua Diệu Trang Nghiêm cùng phu nhân mở chuỗi trân châu giá trịtrăm nghìn đeo nơi cổ, để rải trên đức Phật, chuỗi đó ở giữa hư không hóa thànhđài báu bốn trụ, trong đài có giường báu lớn trải trăm nghìn muôn thiên y, trênđó có đức Phật ngồi xếp bằng phóng hào quang sáng lớn.

GIẢNG:

Vua Diệu Trang Nghiêm mới gặp Phật lần đầu, liền phát tâm cúng dườngchuỗi ngọc, chuỗi ngọc biến thành đài báu, trên đài báu có Phật ngồi xếp bằngphóng hào quang. Như vậy, vừa khởi tâm cúng dường Phật thì Phật hiện tiền.

CHÁNH VĂN:

7.- Lúc đó, vua Diệu Trang Nghiêm nghĩ rằng: “Thân Phật tốt đẹp riêng lạít có, thành tựu Sắc thân vi diệu thứ nhứt.”

Bấy giờ, đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Phật, bảo bốn chúng rằng: “Cácngươi thấy vua Diệu Trang Nghiêm chấp tay đứng trước ta đó chăng?

Vị Vua này ở trong pháp ta làm Tỳ-kheo siêng ròng tu tập các món trợPhật đạo pháp, sẽ được làm Phật hiệu Ta-la Thọ Vương, nước tên Đại Quang, kiếptên Đại cao vương.

Đức Ta-la Thọ Vương Phật có vô lượng chúng Bồ-tát và vô lượng Thanh văn,nước đó bằng thẳng công đức như thế.”

GIẢNG:

Hai Hoàng tử và phu nhân phát tâm tu trước mà không được Phật thọ ký,nhà Vua vừa mới phát tâm cúng dường liền được Phật thọ ký. Như vậy, để thấy rõý nghĩa A-lại-da thức chuyển từ mê thành ngộ, từ ô nhiễm thành thanh tịnh, nólà cái nhân chánh để thành Phật, chớ bảy thức còn lại là phụ không phải là nhântố chánh để thành Phật.

CHÁNH VĂN:

8.- Vua Diệu Trang Nghiêm liền đem nước giao cho em, rồi cùng phu nhân,hai người con và các quyến thuộc, ở trong Phật pháp xuất gia tu hành đạo hạnh.

Vua xuất gia rồi trong tám muôn bốn nghìn năm thường siêng tinh tấn tuhành kinh Diệu Pháp Liên Hoa; qua sau lúc đây, được môn “Nhứt thiết tịnh côngđức trang nghiêm tam-muội”.

Liền bay lên hư không cao bảy cây đa-la mà bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Haingười con của con đây đã làm Phật sự, dùng sức thần thông biến hóa, xoay tâm tàcủa con, làm cho con được an trụ trong Phật pháp, được thấy Thế Tôn. Hai ngườicon này là thiện tri thức của con, vì muốn phát khởi căn lành đời trước lợi íchcho con nên đến sanh vào nhà con.”

Lúc đó, đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Phật bảo vua Diệu Trang Nghiêm rằng: “Đúng thế! Đúng thế! Như lời ôngnói, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào trồng cội lành thời đời đời đượcgặp thiện tri thức, vị thiện tri thức hay làm Phật sự, chỉ dạy cho lợi ích vuimừng, khiến vào đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Đại vương nên biết! Vị thiện tri thức đó là nhân duyên lớn, giáo hóa dìudắt làm cho được thấy Phật, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Đại vương! Ông thấy hai người con này chăng? Hai người con này đã từngcúng dường sáu mươi lăm trăm nghìn muôn ức na-do-tha hằng hà sa các đức Phật.Gần gũi cung kính, nơi chỗ các đức Phật thọ trì kinh Pháp Hoa, thương tưởngnhững chúng sanh tà kiến làm cho trụ trong chánh kiến.”

Diệu Trang Nghiêm vương liền từ trong hư không xuống mà bạch Phật rằng:“Thế Tôn! Như Lai rất ít có do công đức trí huệ nên nhục kế trên đảnh sáng suốtchói rỡ. Mắt Phật dài rộng mà sắc xanh biếc, tướng lông trắng chặng mày nhưngọc kha nguyệt, răng trắng bằng và khít thường có ánh sáng, môi sắc đỏ đẹp nhưtrái tần-bà.”

Lúc đó, vua Diệu Trang Nghiêm khen ngợi Phật có vô lượng trăm nghìn muônức công đức như thế rồi, ở trước Như Lai một lòng chấp tay lại bạch Phật rằng:“Thế Tôn! Chưa từng có vậy! Pháp của Như Lai đầy đủ trọn nên bất khả tư nghìcông đức vi diệu, dạy răn chỗ tu hành an ổn rất hay. Con từ ngày nay chẳng cònlại tự theo tâm hành của mình chẳng sanh những lòng ác: kiêu mạn, giận hờn, tàkiến.”

Vua thưa lời đó rồi, lạy Phật mà ra.

GIẢNG:

Vua Diệu Trang Nghiêm phát tâm tu liền giao hết triềuđình, quốc dân cho em, cả gia đình cùng xuất gia và được “Nhứt thiết tịnh côngđức trang nghiêm tam-muội”, tức là chánh định mà tất cả công đức đều được thanhtịnh trang nghiêm. Ngài tán thán Phật và nói rằng Ngài được tu hành là do haingười con làm thiện tri thức, giúp Ngài phát khởi căn lành. Phật Vân Lôi Âm TúVương Hoa Trí cũng xác nhận là đúng như vậy. Chúng ta thấy, thiện nam thiện nữcó sẵn căn lành nhờ thiện tri thức hướng dẫn khiến vào đạo Vô thượng Chánh đẳngChánh giác. Nếu có sẵn duyên lành mà không gặp thiện tri thức, thì duyên lànhđó cũng khó phát triển. Thế nên thiện tri thức là người có công lớn đối vớingười tu hành. Ví dụ như tôi không gặp Hòa thượng Viện trưởng cho xuất gia, thìkhông biết bây giờ tôi trôi nổi ra sao? Nhờ thiện hữu tri thức giáo hóa hướngdẫn, chúng ta mới nhận được đạo lý rồi từ đó tiến tu. Vì vậy mà ơn của thiệntri thức đối với chúng ta lớn vô kể, nếu người không tu tiến thì ơn thiện trithức thấy như không có. Đó là đứng trên sự mà nói. Về lý thì, sở dĩ A-lại-dathức mà được thanh tịnh sáng suốt, là nhờ Ý thức và Tiền ngũ thức chuyển vàhướng dẫn. Vậy A-lại-da thức được chuyển thành trí là nhờ những thức trướcchuyển mà chuyển theo. Cho nên thức thứ tám được quả mà không phải công củamình, mà do công của những thức kia. Ở đây biểu trưng qua hình ảnh vua DiệuTrang Nghiêm tán thán hai người con là thiện tri thức của mình.

Phật lại nói: “Hai người con của nhà vua đã cung kính cúng dường sáumươi lăm trăm ngàn muôn ức na-do-tha hằng hà sa đức Phật, thọ trì kinh PhápHoa, và làm cho chúng sanh hết tà kiến trụ trong chánh kiến.” Điều này chochúng ta thấy Ý thức và Tiền ngũ thức là quan trọng, vì Tri kiến Phật luôn hiệnhữu ở những thức này. Khi đã nhận ra Tri kiến Phật liền từ đó chuyển lần tớiA-lại-da thức. Nên nói Tịnh Nhãn và Tịnh Tạng đã thọ trì kinh Pháp Hoa với thờigian rất lâu không thể tính kể.

Vua Diệu Trang Nghiêm tán thán tướng tốt của Phật. Sở dĩ Ngài được tướngtốt như: trên nhục kế có hào quang sáng suốt, mắt dài rộng xanh biếc, tướnglông trắng giữa chặng mày như hòn ngọc... là do phước đức sâu dày trang nghiêm,không phải do tình phàm mà có được tướng phi thường như vậy. Tới đây Vua lạinói: “Từ nay con chẳng còn tự theo tâm hành của mình.” Tâm hành là chỉ chochủng tử do năm thức trước và Ý thức huân tập, rồi Mạt-na thức đưa vào A-lại-dathức. Do có chủng tử ở A-lại-da thức nên khởi ra hiện hành, chủng tử tốt thìkhởi hiện hành tốt, chủng tử xấu thì khởi hiện hành xấu. Chủng tử khởi hiệnhành, hiện hành huân thành chủng tử, cứ như vậy mà tiếp nối không dừng. Nên đâynói: “chẳng còn tự theo tâm hành”, tức là không còn theo những chủng tử mà sanhlòng ác kiêu mạn, giận hờn, tà kiến, nên được thanh tịnh.

CHÁNH VĂN:

9.- Phật bảo đại chúng:

- Ý các ông nghĩ sao? Vua Diệu Trang Nghiêm đâu phải người nào lạ, naychính là Hoa Đức Bồ-tát, bà Tịnh Đức phu nhân nay chính là Quang Chiếu TrangNghiêm Tướng Bồ-tát hiện đương ở trước Phật. Hai người con vì thương xót vuaDiệu Trang Nghiêm và các quyến thuộc nên sanh vào trong cung vua, nay chính làDược Vương Bồ-tát cùng Dược Thượng Bồ-tát.

Dược Vương và Dược Thượng Bồ-tát này thành tựu các công đức lớn như thế,đã ở chỗ vô lượng trăm nghìn muôn ức các đức Phật trồng các cội công đức, thànhtựu bất khả tư nghì những công đức lành. Nếu có người biết danh tự của hai vịBồ-tát này thời tất cả trong đời, hàng trời, nhân dân cũng nên lễ lạy.

Lúc Phật nói phẩm “Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự” này có tám muôn bốnnghìn người xa trần lụy, rời cấu nhiễm, ở trong các pháp chứng được pháp nhãntịnh.

GIẢNG:

Phật hợp thức chuyện xưa thànhhiện tại. Vua Diệu Trang Nghiêm thời xưa, nay chính là Bồ-tát Hoa Đức, Hoàng tửTịnh Nhãn và Tịnh Tạng nay là Bồ-tát Dược Vương và Dược Thượng. Dược Vương làVua thầy thuốc và Dược Thượng là thầy thuốc bậc trên. Chúng sanh có những bệnhnhư tham lam, sân giận, si mê, kiêu căng, bỏn sẻn... phát sanh từ Ý thức và nămthức trước. Khi chuyển Ý thức và năm thức trước, hết những bệnh trên gọi đó làDược Vương và Dược Thượng. Hai vị Bồ-tát này hay chuyển cái xấu cái tà thànhcái hay cái chánh, nên công đức của hai vị Bồ-tát này rất lớn. Phật dạy nếu cóngười biết danh tự của hai vị Bồ-tát này thời tất cả trong đời, hàng trời, nhândân cũng nên lễ lạy. Nghĩa là Ý thức và năm thức trước trở thành thầy thuốc trịhết bệnh tham, sân, kiêu mạn... là bậc tôn kính đáng đảnh lễ.

Trọng tâm của phẩm này là pháThức ấm trong thân năm ấm, ở kinh Lăng Nghiêm gọi là Ngũ ấm ma. Sắc ấm, Thọ ấm,Tưởng ấm, Hành ấm và Thức ấm che khuất Tri kiến Phật có sẵn nơi mỗi người, phátan năm ấm đó thì Tri kiến Phật hiển hiện. Cũng như mặt trăng khi mây tan trờitrong thì sáng vằng vặc. Phá xong Thức ấm đi tới quả Phật không còn khó khănnữa. Tới đây là xong phần Nhập Tri kiến Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]