Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 4: Tín giải

23/10/201015:34(Xem: 6795)
Phẩm 4: Tín giải

PHẨM 4

TÍN GIẢI

Tín là tin, giải là hiểu rõ,tín giải là do giải ngộ mà rõ suốt pháp Phật nên có niềm tin sâu xa không thoáichuyển. Nếu nương lời Phật dạy tin suông mà không giải ngộ, hoặc tin hiểu mộtcách cạn cợt thì chưa gọi là tín giải đối với pháp mà Phật muốn chỉ. Sau khiđức Phật chỉ rõ nơi mỗi chúng sanh có Tri kiến Phật, tức là mỗi người đã có sẵnPhật nhân, nếu tu sẽ thành Phật quả. Các bậc A-la-hán đệ tử Phật như ngàiTu-bồ-đề, Đại Ca-chiên-diên v.v... nghe Phật nói pháp được giải ngộ, các ngàikhông còn kẹt ở quả vị Thanh văn nữa, do tin hiểu thâm sâu nên các ngài trìnhsở ngộ lên đức Phật và sẽ được Phật thọ ký cho. Sự kiện này giống như Thiềntông trình kiến giải và được ấn chứng.

CHÁNH VĂN:

1.- Lúc bấy giờ, các ngàiHuệ Mạng Tu-bồ-đề, Đại Ca-chiên-diên, Đại Ca-diếp, Đại Mục-kiền-liên, từ nơiPhật được nghe pháp chưa từng có. Đức Thế Tôn dự ghi cho ngài Xá-lợi-phất sẽthành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sanh lòng hi hữu hớn hở vui mừng, liềntừ chỗ ngồi đứng dậy sửa y phục trịch bày vai hữu, gối hữu chấm đất, một lòngchấp tay cúi mình cung kính chiêm ngưỡng dung nhan Phật mà bạch cùng Phật rằng:

- Chúng con ở đầu tronghàng Tăng, đều lụn tuổi già, tự cho đã được Niết-bàn không kham nhiệm gì nữa,chẳng còn thẳng cầu thêm đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Đức Thế Tôn thuở trước nóipháp đã lâu, lúc đó chúng con ngồi nơi tòa thân thể mỏi mệt, chỉ nhớ nghĩ bapháp: Không, Vô tướng, Vô tác, đối với các pháp du hí thần thông, tịnh cõi nướcPhật, độ thoát chúng sanh của Bồ-tát, lòng chúng con không ưa thích.

Vì sao? Đức Thế Tôn khiếnchúng con ra khỏi ba cõi đặng chứng Niết-bàn, lại nay đây chúng con tuổi đã giànua, ở nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Phật dạy Bồ-tát không hềsanh một niệm ưa thích.

Chúng con hôm nay ở trướcPhật nghe thọ ký cho Thanh văn sẽ đặng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, lòngrất vui mừng đặng pháp chưa từng có, chẳng ngờ hôm nay bỗng nhiên đặng pháp hihữu, tự rất mừng may đặng lợi lành lớn, vô lượng trân báu chẳng tìm cầu mà tựđặng.

GIẢNG:

Trong pháphội Phật, ngài Xá-lợi-phất là bậc đại căn đại trí, nên khi Phật nói phẩm PhươngTiện Ngài liền thấy rõ bản hoài của Phật và nhận ra nơi mình có Tri kiến Phật.Ngang đó Ngài trình sở ngộ, được Phật ấn chứng và thọ ký cho sau này sẽ thànhPhật. Còn các vị A-la-hán trưởng lão như Tu-bồ-đề, Đại Ca-chiên-diên v.v...thuộc hàng trung căn tuy đã nghe Phật giải nói cái nào là phương tiện, cái nàolà cứu kính vẫn chưa dám tin nhận. Đến khi Phật nêu ví dụ rõ ràng, các ngài mớithấy rằng ban đầu được Phật dạy pháp Tiểu thừa, các Ngài tu chứng Niết-bànThanh văn. Nhưng nay Phật nói quả vị rốt ráo là quả Phật, quả Thanh văn chỉ làgiả lập, không phải cứu kính. Các ngài lãnh hội được lý này và chứng kiến ngàiXá-lợi-phất trình sở ngộ được Phật thọ ký, nên vui mừng đứng lên chiêm ngưỡngdung nhan Phật và nói lên tâm trạng của mình rằng: “Đức Thế Tôn thuở trước nóipháp đã lâu, lúc đó chúng con ngồi nơi tòa thân thể mỏi mệt, chỉ nhớ nghĩ bapháp: Không, Vô tướng, Vô tác, đối với các pháp du hí thần thông, tịnh cõi nướcPhật, độ thoát chúng sanh của Bồ-tát, lòng chúng con không ưa thích.” Vì cácngài đã già và đã chứng được Niết-bàn Thanh văn rồi, nên đối với đạo Vô thượngChánh đẳng Chánh giác các ngài không hề nghĩ tới. Nay nghe Phật thọ ký hàngThanh văn sẽ được pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, các ngài vui mừng vìbất ngờ mà được của báu, thật hi hữu.

Qua đoạn này chúng ta thấy tâmnguyện của Thanh văn khác với tâm nguyện của Bồ-tát. Các vị Thanh văn tuổi già,ngồi nghe pháp lâu sanh mỏi mệt, nên không muốn nhớ nhiều chỉ nhớ có ba điều:Không, Vô tướng, Vô tác là ba môn giải thoát. Khi tu dừng hết mọi vọng tưởng,sạch hết kiết sử gọi đó là Không. Vì không còn vọng tưởng, không còn kiết sử,tâm vắng lặng không hình tướng nên nói là Vô tướng. Bởi không có hình tướng nênkhông có động tác nói là Vô tác. Vậy, Không, Vô tướng, Vô tác là ba cửa giảithoát của hàng Nhị thừa. Hàng Thanh văn do nhận được lý ấy mà thoát ly sanh tử.Đó là đứng trên pháp vô vi mà nói. Nếu nhìn trên tướng hữu vi thì các pháp doduyên hợp tạm có các tướng, nhưng không có Tự tánh cố định, nó chỉ là giả tướngkhông thật nên nói là Vô tướng. Vì trên Tánh không, nó không có tạo tác, vì tạotác là tướng của duyên, nên nói là Vô tác. Hàng Thanh văn lấy làm hài lòng ở bamón giải thoát này, cho đó là đã đủ, không khởi nguyện làm lợi ích chúng sanh,nên đối với pháp du hí thần thông tam-muội, tịnh cõi Phật, giáo hóa chúng sanhthì các ngài không ưa thích.

Thế nào làdu hí thần thông tam-muội? Bồ-tát khi đạt lý tất cả pháp duyên khởi Tánh không,bởi Tánh không nên duyên hợp tạm có, có mà có trong hư giả huyễn hóa. Bởi huyễnhóa nên Bồ-tát lấy thân như huyễn độ hữu tình như huyễn, khi làm việc độ sanhkhông thấy có khổ, vì không còn thấy ta là người giáo hóa, chúng sanh là ngườiđược độ, do không chấp ta không chấp người nên không khổ. Hằng ra vào trong bacõi để độ sanh, tâm an vui không buồn không khổ nên gọi là du hí thần thôngtam-muội, đó là tâm hạnh của Bồ-tát. Còn tâm hạnh Phàm tăng của chúng ta ngàynay làm cái gì là kẹt cái nấy, tới đâu là dính đó, do ngã chấp chưa buông, nênngay khi độ sanh là khởi phiền não. Vì vậy mà không được thần thông du hítam-muội. Hàng Bồ-tát được du hí tam-muội, nên các ngài hằng tịnh cõi nước Phậtbằng cách ra vào trong ba cõi để giáo hóa chúng sanh, chuyển nghiệp xấu thànhnghiệp tốt, nhiều đời nhiều kiếp làm mãi mãi mà không chán. Do thấy thân nhưhuyễn, dù có bỏ thân huyễn mộng này trăm ngàn lần cũng chỉ là trò chơi, nên ravào ba cõi cũng như đi du hí không sợ. Đến khi công hạnh viên mãn thì Bồ-tátthành Phật. Cõi nước của ngài có vô số quyến thuộc là Thanh văn, Duyên giác,Bồ-tát đồng duyên, đồng phước qui hội về, gọi là tịnh Phật quốc độ. Hàng Thanhvăn an trụ trong Niết-bàn tịch tịnh, không khởi nguyện độ sanh, vì sợ khởinguyện là khởi nhân phiền não, nên các ngài chìm lặng mãi trong Niết-bàn tịchtịnh. Nhưng nay nghe Phật thọ ký cho hàng Thanh văn sẽ thành Phật thì các ngàivui mừng, thấy rằng bỗng nhiên được của báu, điều mà các ngài không bao giờnghĩ tới.

CHÁNH VĂN:

2.- Thế Tôn! Chúng con hômnay xin nói thí dụ để chỉ rõ nghĩa đó.

Thí như có người tuổi cònthơ bé, bỏ cha trốn đi qua ở lâu nơinước khác, hoặc mười, hai mươi đến năm mươi năm; người đó tuổi đã lớn lại thêmnghèo cùng khốn khổ, rong ruổi bốn phương để cầu đồ mặc vật ăn, dạo đi lần lầntình cờ trở về bổn quốc.

Ngườicha từ trước đến nay, tìm con không đặng bèn ở lại tại một thành trong nước đó.Nhà ông giàu lớn của báu vô lượng, các kho đụn, vàng, bạc, lưu-ly, san-hô, hổphách, pha lê, châu v.v... thảy đều đầy tràn; tôi tớ, thần tá, lại dân rấtđông, voi, ngựa, xe cộ, bò, dê nhiều vô số. Cho vay thâu vào lời lãi khắp đếnnước khác, khách thương buôn bán cũng rất đông nhiều.

Bấygiờ, gã nghèo cùng kia dạo đến các tụ lạc, trải qua xóm làng, lần hồi đến nơithành của người cha ở.

Người cha hằng nhớ con,cùng con biệt ly hơn năm mươi năm mà ông vẫn chưa từng đối với người nói việcnhư thế, chỉ tự suy nghĩ lòng rất ăn năn. Ông tự nghĩ, nhà có nhiều của cải,vàng bạc trân báu, kho đụn tràn đầy, không có con cái, một mai mà chết mất thờicủa cải tản thất không người giao phó. Cho nên ân cần luôn nhớ đến con. Ông lạinghĩ: Nếu ta gặp đặng con, ủy phó của cải, thản nhiên khoái lạc không còn sầulo.

GIẢNG:

Chúng sanh đi trên con đườnglầm mê, giống hệt như gã cùng tử thơ bé bỏ cha mẹ đi hoang đến xứ người. Trảiqua thời gian dài từ mười năm tới năm mươi năm, vì nghèo cùng khốn khổ nên rongruổi bốn phương tìm cầu sự ăn mặc, đi lần lần tình cờ trở về bản quốc. Đó làtâm trạng của chúng sanh ở giai đoạn bối giác hiệp trần. Tự mình có sẵn Tánhgiác, đầy đủ công đức mà quên, nên đi lang thang trong lục đạo luân hồi, khôngbiết bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp. Bấy giờ bỗng nhiên gặp duyên tốt thức tỉnhcạo tóc xuất gia. Tuy xuất gia mà không nghĩ mình sẽ thành Phật, vì quả Phậtquá cao siêu, đòi hỏi phải tích lũy vô lượng vô biên công đức, trải qua thờigian lâu dài, e mình không kham nổi, nên không bao giờ dám nghĩ tu để thànhPhật. Tu không phải một đời là thành Phật, mà phải trải qua nhiều đời nhiềukiếp gạn lọc phiền não, tích lũy công đức. Song, tập khí phiền não đâu phải mộtlần buông là hết, công quả lợi sanh đâu phải làm đôi ba việc là đủ. Vì vậy,phải siêng năng cần mẫn, không ngại gian lao khó nhọc tự mình tiến tu và làmlợi ích cho mọi người, thì khả dĩ tiến được từng bước trên con đường đi đến quảPhật. Nếu nhút nhát yếu hèn sợ lao nhọc khó khổ thì đã đi ngược đường mà Phậtđã đi rồi! Có lắm người tưởng vô chùa tu là thảnh thơi nhàn hạ, nhưng không ngờvô chùa phải thức khuya dậy sớm để tu học, lại còn phải chấp tác vất vả khổ cựcbao nhiêu năm trường. Chẳng những nhiều năm, mà là nhiều đời nhiều kiếp mớithành Phật. Vì lý do đó nên sanh tâm lười mỏi thối chuyển không muốn tu nữa.Như vậy là người tu chấp nhận làm đứa con đi hoang nghèo khổ lang thang nơi nàychốn nọ, để ăn mày ăn xin, chớ không chịu làm con Trưởng giả thừa kế sự nghiệpsang giàu của cha, để cho mọi người nương nhờ. Thật là điều đáng tiếc! Con tuybỏ cha đi hoang, nhưng cha lúc nào cũng nghĩ đến con. Nghĩa là chúng sanh mê,quên Tánh giác có sẵn nơi mình nên tạo nghiệp đi trong luân hồi sanh tử, cònTánh giác lúc nào cũng sẵn có nơi mỗi chúng sanh không hề thiếu mất.

CHÁNH VĂN:

3.- Thưa Thế Tôn! Bấy giờgã cùng tử làm thuê làm mướn lần hồi tình cờ đến nhà người cha bèn đứng lại bêncửa, xa thấy cha ngồi giường sư tử, ghế báu đỡ chân, các hàng Bà-la-môn,Sát-đế-lợi, cư sĩ đều cung kính bao quanh. Trên thân ông đó dùng chuỗi ngọctrân châu giá trị nghìn vạn để trang nghiêm, kẻ lại dân tôi tớ tay cầm phấttrần trắng đứng hầu hai bên. Màn báu che trên, những phan đẹp thòng xuống, nướcthơm rưới đất, rải các thứ danh hoa, các vật báu chưng bày, phát ra, thâu vào,lấy, cho v.v... có các sự nghiêm sức dường ấy, oai đức rất tôn trọng.

Gã cùng tử thấy cha có thếlực lớn liền sanh lòng lo sợ, hối hận về việc đến nhà nầy, nó thầm nghĩ rằng:“Ông này chắc là vua hoặc là bậc đồng vua, chẳng phải là chỗ của ta làm thuêmướn đặng tiền vật.

Chẳng bằng ta qua đến xómnghèo có chỗ cho ta ra sức để đặng đồ mặc vật ăn, nếu như ta đứng lâu ở đâyhoặc rồi họ sẽ bức ngặt ép sai ta làm.” Gã nghĩ như thế rồi, liền chạy mau đithẳng.

GIẢNG:

Gã cùng tửvề đến nhà, thấy ông Trưởng giả giàu sang quá, hoảng hốt hãi kinh không dámnhìn cha, bèn bỏ chạy trốn kiếm chỗ nghèo hèn để mưu cầu ăn mặc. Cũng giống nhưchúng ta phát tâm cắt tóc xuất gia mà không dám nghĩ mình tu sẽ thành Phật, mặcdù hằng đêm miệng đọc tụng: “Ngã kim phát tâm bất vị tự cầu nhân thiên phướcbáo, Thanh văn, Duyên giác nãi chí quyền thừa chư vị Bồ-tát. Duy y Tối thượngthừa phát Bồ-đề tâm. Nguyện dữ pháp giới chúng sanh nhất thời đồng đắcA-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.” Như thế mà khi tu không dám nghĩ mình sẽ thànhPhật. Vì sợ tu khó khổ, sợ độ sanh nhọc nhằn, sợ trải qua trăm ngàn kiếp quálâu! Người tu phát nguyện lớn, ngoài việc tu tỉnh nơi mình còn phải lăn xả vàođời để giác ngộ cho chúng sanh đời đời kiếp kiếp, không biết mỏi mệt. Nếu đờinày tu ít chục năm mà đã ngao ngán mệt mỏi thoái lui, như vậy không phải hạnhnguyện của Bồ-tát.

Tới đâychắc có nhiều vị sẽ đặt vấn đề với tôi: Thầy nói vậy, tại sao Thầy dự định năm tớisẽ nghỉ dạy? Có phải là Thầy đã thoái Bồ-đề tâm và muốn qui tịch không? Như quívị đã biết đối với người thực hành Bồ-tát đạo phải tu từ Thập tín... đến Thậpđịa, đến Đẳng giác, Diệu giác và thành Phật. Muốn thành Phật thì phần tự giácvà giác tha phải viên mãn. Nhưng riêng tôi thì những gì tôi tu tôi nhận biết đãnói hết cho quí vị nghe rồi, nếu nói nữa chỉ là việc lặp lại mà thôi, chớ khôngcó gì mới mẻ. Tôi cần phải nghỉ để nỗ lực tu thêm, nếu có phát minh được điềugì mới lạ thì sẽ nói cho quí vị nghe, còn nếu chết thì tôi cũng đi trước quí vịđược năm mười bước. Việc thầy tới đâu, trò tới đó thì có gì để học? Vì muốn chomọi người đều được tiến không dừng thì bổn phận người hướng dẫn phải đi trước.Việc tôi nghỉ dạy không phải là thoái tịch ẩn trốn, mà tôi tự thấy rằng chỗgiác ngộ của tôi chưa viên mãn, nên phải nghỉ dạy để có thì giờ nỗ lực tiến tu.Nếu đời này hướng dẫn quí vị không kịp thì đời sau tiếp tục làm nữa, cho đếnviên mãn mới thôi. Tôi không chấp nhận: “Thầy trò chỉ tiến một đoạn, rồi ngangđó dừng nghỉ không chịu tiến nữa.”

CHÁNH VĂN:

4.- Khi đó, ông Trưởng giảngồi nơi tòa sư tử thấy con bèn nhớ biết, lòng rất vui mừng mà tự nghĩ rằng:“Của cải kho tàng của ta nay đã có người giao phó rồi, ta thường nghĩ nhớ đứacon nầy làm sao gặp đặng, nay bỗng nó tự đến rất vừa chỗ muốn của ta, ta dầutuổi già vẫn còn tham tiếc.” Ông liền sai người hầu cận đuổi gấp theo bắt lại.

Lúc ấy,kẻ sứ giả chạy mau qua bắt, gã cùng tử kinh ngạc lớn tiếng kêu xưng, oan: “Tôikhông hề xúc phạm, nhân sao lại bị bắt?” Kẻ sứ giả bắt đó càng gấp cưỡng dắtđem về. Khi đó gã cùng tử tự nghĩ không tội chi mà bị bắt bớ đây chắc định phảichết, lại càng sợ sệt mê ngất ngã xuống đất.

Người cha xa thấy vậy bènnói với kẻ sứ giả rằng: “Không cần người đó, chớ cưỡng đem đến, lấy nước lạnhrưới trên mặt cho nó tỉnh lại, đừng nói chi với nó.”

Vì sao? Cha biết con mình ýchí hạ liệt, tự biết mình giàu sang làm khiếp sợ cho con. Biết chắc là con rồimà dùng phương tiện chẳng nói với người khác biết là con mình. Kẻ sứ giả nóivới cùng tử: “Nay ta thả ngươi đi đâu tùy ý.”

Gã cùng tử vui mừng đặngđiều chưa từng có, từ dưới đất đứng dậy, qua đến xóm nghèo để tìm cầu sự ănmặc.

GIẢNG:

Đã từ lâu, ông Trưởng giả tiếcsự nghiệp, mong có người thừa kế nay biết con mình đã về, nên yên lòng có ngườigiao phó sự nghiệp. Nhưng gã cùng tử về tới cửa thấy cha quá giàu sang oaiquyền, nên khiếp sợ bỏ chạy tới chỗ nghèo hèn mà nương náu. Khi bị sứ giả víbắt gấp thì kinh sợ ngất xỉu, ông bảo thả ra lấy nước rảy cho tỉnh lại.

Ở đây nóiông Trưởng giả tham tiếc, là tham tiếc kho báu Trí tuệ Phật chưa có ngườitruyền trao, chớ không phải tham tiếc tiền của vật chất thế gian. Tâm trạng gãcùng tử giống như tâm trạng người tu chúng ta ở giai đoạn mới vào đạo, học chútít kinh điển, nghe nói muốn thành Phật thì phải trải qua vô số kiếp hành Bồ-tátđạo, tu Lục độ ba-la-mật nào là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn... Bố thíba-la-mật thì không thấy có người thí, không thấy có kẻ thọ thí và không thấycó vật đem ra bố thí. Bố thí mà không có mình, không có người, không có vật làmsao làm? Khó quá! Bèn thoái Bồ-đề tâm, hoàn tục sống làm lành lánh dữ để cóchút phước đời sau hưởng. Chính vì tâm hạ liệt ấy, nên Phật phải dùng phươngtiện an ủi, dắt dẫn từ từ.

CHÁNH VĂN:

5.- Bấygiờ ông Trưởng giả toan muốn dụ dẫn người con mà bày chước phương tiện, mật saihai người, hình sắc tiều tụy không có oai đức: “Hai người nên qua xóm kia từ từnói với gã cùng tử, nơi đây có chỗ làm trả giá gấp bội. Gã cùng tử nếu chịuthời dắt về đây khiến làm. Nếu nó có hỏi muốn sai làm gì, thời nên nói với nórằng: thuê người hốt phân, chúng ta hai người cũng cùng ngươi chung nhau làm.”Khi đó hai người sứ liền tìm gã cùng tử, rồi thuật đủ việc như trên.

6.- Bấygiờ gã cùng tử trước hỏi lấy giá cả liền đến hốt phân. Người cha thấy con,thương xót và quái lạ. Lại một ngày khác ông ở trong cửa sổ xa thấy con ốm otiều tụy, phân đất bụi bặm dơ dáy không sạch. Ông liền cổi chuỗi ngọc, áo tốtmịn màng cùng đồ trang sức, lại mặc áo thô rách trỉn dơ, bụi đất lấm thân, taymặt cầm đồ hốt phân, bộ dạng đáng nể sợ, bảo những người làm rằng: “Các ngươiphải siêng làm việc chớ nên lười nghỉ.” Dùng phương tiện đó đặng đến gần ngườicon.

Lúc sau lại bảo con rằng:“Gã nam tử này! Ngươi thường làm ở đây đừng lại đi nơi khác, ta sẽ trả thêm giácho ngươi. Những đồ cần dùng như loại bồn, chậu, gạo, bột, muối, dấm, ngươi chớtự nghi ngại. Cũng có kẻ tớ già hèn hạ, nếu cần ta cấp cho, nên phải an lòng,ta như cha của ngươi chớ có sầu lo.

Vì sao? Vì ta tuổi tác giàlớn mà ngươi thì trẻ mạnh, ngươi thường trong lúc làm việc, không lòng dối khitrễ nải giận hờn nói lời thán oán, đều không thấy ngươi có các điều xấu đó nhưcác người làm công khác. Từ ngày nay nhẫn sau như con đẻ của ta.” Tức thờiTrưởng giả lại đặt tên cho cùng tử gọi đó là “con”.

Khi đó gã cùng tử, dầu mừngviệc tình cờ đó song vẫn còn tự cho mình là khách, là người làm công hèn, vì cớđó mà trong hai mươi năm thường sai hốt phân, sau đó lòng gã mới lần thể tin ravào không ngại sợ, nhưng chỗ gã ở cũng vẫn nguyên chỗ cũ.

GIẢNG:

Gã cùng tửkhi gặp cha mà không dám nhận hoảng kinh bỏ chạy. Ông Trưởng giả ngầm sai haingười làm công có thân hình tiều tụy quê xấu, đến dụ dẫn cùng tử về nhà ông đểhốt phân dọn dẹp cho nhà cửa sạch sẽ. Cùng tử nghe nói việc hợp với khả năngmình nên nhận làm. Nhân khi đó, ông mới hóa trang ăn mặc dơ xấu để gần gũi anủi dụ dẫn cho con biết việc nhà và coi ông như cha.

Nghề hốtphân ngầm dụ cho công phu tu hành tẩy trừ vô minh, ba độc cấu uế. Vô minh cấuuế sạch rồi mới chứng A-la-hán. Các vị tu Thanh văn thường hành hạnh đầu-đà,mặc y bằng vải vụn kết lại nên thô xấu, ăn thì ai cho gì dùng nấy, ở dưới cộicây, sống kham khổ nên thân hình gầy ốm. Ngược lại chúng ta nhìn tượng của cácBồ-tát thì vị nào cũng to mập, ăn mặc sang trọng vui tươi. Qua hai hình ảnh đóchúng ta thấy hạnh Thanh văn tu thì phải cần khổ, nỗ lực tư duy Thiền quán đểdiệt trừ phiền não ngay trong kiếp này, không muốn tái sanh lại nữa. Còn Bồ-tátđược Trí tuệ Bát-nhã thấy các pháp như huyễn, nên tùy duyên ứng hóa, không sợsanh tử, không cầu Niết-bàn. Thể theo hạnh nguyện, các ngài hiện thân hợp vớisở thích của chúng sanh, để gần gũi thân cận mà giáo hóa làm lợi ích cho họ.

Vì tâm hạ liệt của chúng sanhkhông kham nhận được pháp lớn, nên sau khi Phật thành đạo ở dưới cội bồ-đề,Ngài suy gẫm nếu đem chỗ chứng ngộ của Ngài ra giảng nói, e chúng sanh khôngtin nổi, nên Ngài mới phương tiện nói Tứ đế là thời pháp đầu tiên tại vườn LộcUyển. Trước hết chỉ cho chúng sanh thấy sanh già bệnh chết là khổ; kế đó chỉcho tập nhân gây ra khổ đau là tham sân si... vô minh phiền não; tiếp theo lànêu bày cảnh giới an vui sau khi đã diệt hết vô minh phiền não; sau cùng là dạycho phương pháp đoạn diệt vô minh phiền não. Đây là hình ảnh của ông Trưởng giảcởi hết châu ngọc trang sức, mặc y phục thô xấu, cầm đồ hốt phân đến gần cùngtử để an ủi vỗ về và bảo coi ông như cha, những vật dụng có sẵn trong nhà cứ tựnhiên lấy dùng. Gã cùng tử được ông Trưởng giả coi như con, nhưng chưa dám nhậnmình là con Trưởng giả. Cũng vậy, tuy hàng Thanh văn tu học theo pháp Phật dạy,nhưng chưa dám tin mình tu sẽ được thành Phật.

CHÁNH VĂN:

7.- Thế Tôn! Bấy giờ Trưởnggiả có bịnh, tự biết mình không bao lâu sẽ chết mới bảo cùng tử rằng: “Ta nayrất nhiều vàng bạc, trân báu, kho đụn tràn đầy, trong đó nhiều ít chỗ đáng xàidùng, ngươi phải biết hết đó. Lòng ta như thế, ngươi nên thể theo ý ta.

Vì sao? Nay ta cùng ngươibèn là không khác, nên gắng dụng tâm chớ để sót mất.”

Khi ấycùng tử liền nhận lời bảo, lãnh biết các của vật, vàng, bạc, trân báu và cáckho tàng, mà trọn không có ý mong lấy của đáng chừng bữa ăn, chỗ của gã ở vẫntại chỗ cũ, tâm chí hạ liệt cũng chưa bỏ được.

GIẢNG:

Gã cùng tửtheo lời yêu cầu của ông Trưởng giả, nhận quản lý kho báu trong nhà nhưng vẫncòn ở ngoài hành lang và chưa dám nghĩ mình có phần trong đó. Cũng vậy, hiệntại nhiều người tu nghe kinh nói mỗi chúng sanh ai cũng có Phật tánh, Bồ-tát tuLục độ vạn hạnh viên mãn thì sẽ thành Phật. Nghe như vậy rồi khi ra giảng nóicũng giảng nói như vậy, nhưng trong thâm tâm chỉ mong đời này mình tu chứng quảTu-đà-hoàn hay Tư-đà-hàm là được rồi, chớ không dám nghĩ mình có thể thực hiệnđược hạnh Bồ-tát.

CHÁNH VĂN:

8.- Lại trải qua ít lâusau, cha biết ý chí con lần đã thông thái trọn nên chí lớn, tự chê tâm ngàytrước. Đến giờ sắp chết, ông gọi người con đến và hội cả thân tộc, quốc vương,quan đại thần, dòng Sát-lợi, hàng cư sĩ, khi đã nhóm xong, ông liền tự tuyênrằng: “Các Ngài nên rõ, người nầy là con ta, của ta sanh ra, ngày trước trongthành nọ, bỏ ta trốn đi, nổi trôi khổ sở, hơn năm mươi năm, nó vốn tên ấy, còn tatên ấy. Xưa ta ở tại thành này lòng lo lắng tìm kiếm, bỗng ở nơi đây gặp đượcnó. Nóthiệt là con ta, ta thiệt là cha nó. Nay ta có tất cả bao nhiêu của cải, đều làcủa con ta có, trước đây của cải cho ra thâu vào, con ta đây coi biết.”

Thế Tôn! Khi đó gã cùng tử nghe cha nói như thế, liền rất vui mừng đượcđiều chưa từng có, mà nghĩ rằng: “Ta vốn không có lòng mong cầu, nay kho tàngbáu này tự nhiên mà đến.”

GIẢNG:

Khi thấy con mình có trí khôn đủ khả năng quản lý gia sản, ông Trưởnggiả bèn họp tất cả thân tộc lại tuyên bố gã cùng tử chính là con ruột của ông,sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp của con ông. Gã cùng tử không có lòng mongcầu mà nay bất ngờ được kho báu, nên rất vui mừng được điều chưa từng có. Ví dụnày nói lên tâm trạng vui mừng bất ngờ của hàng đệ tử Thanh văn khi nhận ra Trikiến Phật.

CHÁNH VĂN:

9.- Thế Tôn! Ông phú Trưởng giả đó là đức Như Lai, còn chúng con đềugiống như con của Phật. Đức Như Lai thường nói chúng con là con.

Thưa Thế Tôn! Chúng con vì ba món khổ nên ở trong sanh tử chịu các sựđau đớn mê lầm không hiểu biết, ưa thích các pháp Tiểu thừa. Ngày nay đức ThếTôn khiến chúng con suy nghĩ dọn trừ những phân dơ các pháp hí luận. Chúng conở trong đó siêng gắng tinh tấn được đến Niết-bàn, cái giá một ngày. Đã được đâyrồi lòng rất vui mừng tự cho là đủ, mà tự nói rằng: “Ở trong pháp của Phật, dosiêng năng tinh tấn nên chỗ được rộng nhiều.”

Nhưng đức Thế Tôn trước biết chúng con lòng ưa muốn sự hèn tệ, ham nơipháp Tiểu thừa, chúng con bèn bị Phật buông bỏ, chẳng vì phân biệt rằng: Cácông sẽ có phần bửu tàng Tri kiến của Như Lai.

Đức Thế Tôn dùng sức phương tiện nói bày trí huệ của Như Lai. Chúng contheo Phật được giá Niết-bàn một ngày cho là được nhiều rồi, đối với pháp Đạithừa này không có chí cầu. Chúng con lại nhân trí huệ của Phật, vì các vịBồ-tát mà chỉ bày diễn nói, nhưng chính tự mình lại không có chí muốn nơi phápđó.

Vì sao? Đức Phật biết chúng con ưa nơi pháp Tiểu thừa, nên dùng sứcphương tiện thuận theo chúng con mà nói pháp, chúng con không tự biết thật làPhật tử. Ngày nay chúng con mới biết đức Thế Tôn ở nơi trí huệ của Phật khôngcó lẫn tiếc.

Vì sao? Chúng con từ xưa đến nay thật là Phật tử mà chỉ ưa nơi pháp Tiểuthừa, nếu chúng con có tâm ham Đại thừa thời Phật vì chúng con mà nói pháp Đạithừa. Ở trong kinh này chỉ nói pháp Nhứt thừa. Lúc xưa đức Phật ở trước Bồ-tátchê trách Thanh văn ham pháp Tiểu thừa.

Nhưng đức Phật thiệt dùng Đại thừa để giáo hóa, vì thế nên chúng con nóivốn không có lòng mong cầu mà nay báu lớn của đấng Pháp vương tự nhiên đến, nhưchỗ nên được của Phật tử đều đã được đó.

GIẢNG:

Ngài Ma-ha Ca-diếp hợp pháp ví dụ này: Ông phú Trưởng giả đó là đức NhưLai, cùng tử là hàng Thanh văn, là con của Phật. Ngài nêu lên ba món khổ làmchướng đạo Bồ-đề là khổ khổ, hoại khổ, hành khổ. Khổ khổ là ngay nơi thân tâmcon người bị lửa vô thường, lửa tham sân si thiêu đốt làm cho đau khổ, lại cònbị ngoại cảnh như thiên tai, binh biến, nghèo đói... chồng chất thêm một lớpkhổ nữa gọi là khổ khổ. Hoại khổ là thân con người từng sát-na mọi tế bào sanh diệt...vừa thấy tóc xanh, thoáng chốc đã bạc đầu, da nhăn, răng rụng, mắt mờ, taiđiếc... đó là hoại khổ. Hành khổ là sự biến dịch đổi thay nơi con người đưa đếnsự già chết. Hành khổ còn chỉ cho hành nghiệp dẫn dắt thần thức đi thọ thân nămấm, chịu luật vô thường chi phối nên khổ đau.

Các bậc Thanh văn do nhận ra ba cái khổ này nên quyếttâm cầu thoát ly sanh tử, bằng cách thích tu pháp Tứ đế để chứng Niết-bàn. Vìvậy khi nghe lời Phật dạy, các ngài lo dọn trừ những phân dơ hí luận, tức làtránh xa các lối hí luận suông để vui cười, không giúp cho người nghe thấy đượcđạo. Bởi dẹp hết hí luận, nên sạch hết nhiễm trước, do sạch hết nhiễm trướcđược chứng Niết-bàn. Niết-bàn này chỉ có giá trị bằng một ngày! Niết-bàn là vôsanh, đã là vô sanh thì không lệ thuộc thời gian tại sao nói giá trị bằng mộtngày? Do tu nên vọng tưởng dừng lặng, khi vọng tưởng dừng lặng cho đó là vôsanh, là Niết-bàn. Niết-bàn đó là trạng thái dừng lặng của vọng tưởng, chưaphải là Niết-bàn chân thật. Nếu tu mà nhận được Tri kiến Phật nơi chính mìnhchưa từng sanh chưa từng diệt mới là Niết-bàn chân thật cứu kính. Còn Niết-bàndo dừng vọng tưởng, tâm vắng lặng mà không nhận ra Thật thể của chính mình, nênở đây kinh nói giá trị một ngày.

Thí dụ tọa thiền trụ tâm vào một cảnh, chẳng hạn nhưquán thân bất tịnh, dồn hết tâm lực quán sát, thân này là ô uế bất tịnh, lúcnào cũng thấy hình hài này là bất tịnh, không có một niệm khác dấy khởi thì tâmđược định. Tuy nhiên, tâm chỉ định trong thời gian quán chiếu, khi hết quán thìtâm hết định. Còn định của Đại thừa là nhận ra Tri kiến Phật có sẵn nơi mình,mà Tri kiến Phật thì hằng hữu, bất động, nên đi đứng nằm ngồi, bửa củi, nấucơm, không lúc nào thiếu vắng. Hằng sống với Tri kiến Phật thì không có loạntưởng, không loạn tưởng là định. Định này không xuất không nhập, nên nói là Đạiđịnh, là Niết-bàn viên mãn.

Ngài Ma-ha Ca-diếp thật thà lặp lại rằng Phật có nêu Tri kiến Phật nhưngcác ngài đã được Niết-bàn Thanh văn nên lấy làm hài lòng, không cầu pháp Đạithừa. Tới đây có điều chúng ta lấy làm lạ là các ngài Ma-ha Ca-diếp, Ma-haMục-kiền-liên, Tu-bồ-đề… khi nói pháp cho hội chúng nghe thì các ngài cũng nóipháp Đại thừa. Tại sao các ngài không thích và không cầu pháp Đại thừa, mà lạigiảng nói pháp Đại thừa?

Nhân vì các ngài quen nghe Phật khen ngợi pháp Đại thừa, nên có ngườicần cầu pháp Đại thừa thì các ngài cũng nói, nói để cho người nghe, chớ cácngài không mong cầu. Nếu có người hỏi về hạnh của Bồ-tát phải tu Lục độba-la-mật như thế nào, thì các ngài biết liền chỉ dạy cho người tu, nhưng chínhcác ngài thì không ham thích pháp tu của Bồ-tát. Hiện nay chúng ta tu có vấpphải lỗi này không? Thí dụ trong giới xuất gia, có người tới học đạo, hỏi: Làmthế nào để diệt tham sân si? Các vị trả lời rất rành rẽ, muốn hết tham phải tuhạnh bố thí, muốn đoạn trừ sân phải tu hạnh từ bi nhẫn nhục, muốn dứt sạch simê phải quán mười hai nhân duyên, hay giới phân biệt quán. Giải thích bố thíphải bố thí như thế nào, Quán từ bi phải quán ra sao, Quán mười hai nhân duyênhay giới phân biệt quán thì phải quán như thế nào. Giải thích một cách rõ ràngtường tận. Nhưng chính bản thân mình khi đối duyên xúc cảnh thì vẫn tham, vẫnsân, vẫn si. Như vậy là sao? Vì người mong cầu muốn dứt trừ tham sân si, đượcchúng ta hướng dẫn thì họ nỗ lực tu hành. Còn chúng ta nhờ nghe học nên hiểubiết, nhưng lòng chưa thiết tha loại bỏ nên không tu, tham sân si vẫn cònnguyên vẹn.

Nhiều khi tôi thấy hơi buồn và hổ thẹn. Phật tử ở thế gian, gặp nhữnghoàn cảnh bất như ý phiền não, vào chùa nhờ các thầy các cô giảng dạy, cứu chohọ bớt buồn khổ. Lúc đó các thầy các cô dạy lý thuyết nghe cũng hay lắm. Nhưngrồi mai kia các thầy các cô phiền não thì Phật tử an ủi lại! Như vậy là sao? Aidạy ai? Nếu chúng ta là người có trách nhiệm đi trước, điều gì chúng ta dạy chongười thì điều đó chúng ta phải làm được, nếu chúng ta làm chưa được viên mãnthì chúng ta cũng làm được đôi phần. Đã làm được đôi phần thì khả dĩ không hổthẹn. Điều mình làm không được mà đem ra dạy người, đó chỉ là lý thuyết suôngkhông đem lợi ích cho ai cả.

Đức Phật thuận theo tâm nguyện của các đệ tử, dùng sức phương tiện hướngdẫn cho các đệ tử biết rằng mình là con của Phật. Khi thấy công hạnh đệ tử gầnviên mãn thì Phật liền trao truyền sự nghiệp cho, điều mà hàng Thanh văn đệ tửPhật chưa bao giờ nghĩ tới, không có tâm mong cầu, ngoài sức tưởng tượng củacác ngài. Đây là lòng chân thành sau khi thấy đạo, các ngài nói lên chỗ hi hữucủa mình để đức Phật chứng minh.

CHÁNH VĂN:

Bấy giờ ngài Ma-ha Ca-diếp muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

10.-

Chúng con ngày hôm nay
Nghe âm giáo của Phật
Lòng hớn hở mừng rỡ
Được pháp chưa từng có
Phật nói hàng Thanh văn
Sẽ được thành quả Phật
Đống châu báu vô thượng
Chẳng cầu tự nhiên được
Ví như gã đồng tử
Thơ bé không hiểu biết
Bỏ cha trốn chạy đi
Đến cõi nước xa khác
Nổi trôi khắp nước ngoài
Hơn năm mươi năm dài
Cha gã lòng buồn nhớ
Kiếm tìm khắp bốn phương
Kiếm tìm đó đã mỏi
Liền ở lại một thành
Xây dựng nên nhà cửa
Năm món dục tự vui
Nhà ông giàu có lớn
Nhiều những kho vàng, bạc
Xa-cừ, ngọc mã não
Trân châu, ngọc lưu-ly
Voi ngựa cùng trâu dê
Kiệu, cáng, đủ xe cộ
Ruộng đất và tôi tớ
Nhân dân rất đông nhiều
Xuất nhập thâu lời lãi
Bèn khắp đến nước khác
Khách thương người buôn bán
Không xứ nào không có,
Nghìn muôn ức chúng hội
Vây quanh cung kính ông,
Thường được bậc vua chúa
Mến yêu nhớ tưởng đến
Các quan, hạng hào tộc
Đều cũng đồng tôn trọng.
Vì có các sự duyên
Người đến lui rất đông
Giàu mạnh như thế đó
Có thế lực rất lớn
Mà tuổi đã già nua
Lại càng buồn nhớ con
Ngày đêm luống suy nghĩ
Giờ chết toan sắp đến
Con thơ dại bỏ ta
Hơn năm mươi năm tròn
Các của vật kho tàng
Sẽ phải làm thế nào?

GIẢNG:

Ngài Ma-ha Ca-diếp lặp lại ý trên là nghe Phật nói hàng Thanh văn sẽđược thành Phật, các ngài vui mừng bất ngờ được của báu chưa từng có. Ví như gãcùng tử khờ dại bỏ cha đi lang thang trong thời gian năm mươi năm. Ông Trưởnggiả là người giàu có lớn, có rất nhiều ngọc ngà châu báu, xe, ngựa, ông làngười có nhiều uy tín được vua quan cho đến thứ dân đều tôn trọng cung kính.Ngày càng lớn tuổi, ông nhớ trông con về để ủy thác tài sản sự nghiệp.

CHÁNH VĂN:

11.-

Bây giờ gã cùng tử
Đi tìm cầu ăn mặc
Ấp này đến ấp khác
Nước này sang nước nọ,
Hoặc có khi được của
Hoặc có lúc không được,
Đói thiếu hình gầy gò
Thân thể sanh ghẻ lác
Lần lựa đi trải qua
Đến thành cha gã ở
Xoay vần làm thuê mướn
Bèn đến trước nhà cha
Lúc ấy ông Trưởng giả
Đang ở trong nhà ông
Giăng màn châu báu lớn
Ngồi tòa sư tử cao
Hàng quyến thuộc vây quanh
Đông người đứng hầu hạ
Hoặc có người tính toán
Vàng, bạc, cùng vật báu
Của cải ra hoặc vào
Biên chép ghi giấy tờ
Gã cùng tử thấy cha
Quá mạnh giàu tôn nghiêm
Cho là vị quốc vương
Hoặc là đồng bậc vua
Kinh sợ tự trách thầm
Tại sao lại đến đây?
Lại thầm tự nghĩ rằng:
Nếu ta đứng đây lâu
Hoặc sẽ bị bức ngặt
Ép buộc sai khiến làm.
Suy nghĩ thế đó rồi
Rảo chạy mà đi thẳng
Hỏi thăm xóm nghèo nàn
Muốn qua làm thuê mướn.

GIẢNG:

Gã cùng tử nghèo đói thân hình tiều tụy lang thang khắp nơi để mưu cầusự ăn mặc rất gian nan khốn khổ. Một hôm tình cờ trở về cố hương, gặp lại chagià đang ngồi trên tòa báu, có quyến thuộc đông đảo, kẻ hầu hạ, người xuất nhậpcủa cải, kẻ biên chép giấy tờ... có vẻ tôn nghiêm giàu mạnh. Gã cùng tử tự thấymình lạc loài, tự trách mình sao đến chỗ này, e ngại sẽ bị bắt làm không công,hoặc bị giết, nên hối hận rồi bỏ chạy đi nơi khác. Tâm trạng gã cùng tử giốngnhư chúng ta, nhiều đời đi lang thang trong sáu nẻo luân hồi quá ư khốn khổ,chợt thức tỉnh cầu đạo giải thoát. Nhưng khi tìm đến với đạo, học hiểu chút ítthấy việc thành đạo khó quá sanh nản lòng thối lui không muốn tiến nữa.

CHÁNH VĂN:

12.-

Lúc bấy giờ Trưởng giả
Ngồi trên tòa sư tử
Xa trông thấy con mình
Thầm lặng mà ghi nhớ,
Ông liền bảo kẻ sứ
Đuổi theo bắt đem về.
Gã cùng tử sợ kêu
Mê ngất ngã trên đất,
Người này theo bắt tôi
Chắc sẽ bị giết chết,
Cần gì đồ ăn mặc
Khiến tôi đến thế này!
Trưởng giả biết con mình
Ngu dại lòng hẹp hèn
Chẳng chịu tin lời ta
Chẳng tin ta là cha
Ông liền dùng phương tiện
Lại sai hai người khác
Mắt chột, thân lùn xấu
Hạng không có oai đức!
Các người nên bảo nó
Rằng ta sẽ thuê nó
Hốt dọn các phân nhơ
Trả giá bội cho nó.
Gã cùng tử nghe rồi
Vui mừng theo sứ về
Vì dọn các phân nhơ
Sạch sẽ các phòng nhà.
Trưởng giả trong cửa sổ
Thường ngó thấy con mình
Nghĩ con mình ngu dại
Ưa thích làm việc hèn
Lúc đó ông Trưởng giả
Mặc y phục cũ rách
Tay cầm đồ hốt phân
Qua đến chỗ con làm
Phương tiện lần gần gũi
Bảo rằng: Ráng siêng làm!
Đã thêm giá cho ngươi
Và cho dầu xoa chưn
Đồ ăn uống đầy đủ
Thêm đệm chiếu dầy ấm
Cặn kẽ nói thế này:
Ngươi nên siêng làm việc!
Rồi lại dịu dàng bảo
Như con thiệt của ta.

GIẢNG:

Ông Trưởng giả thấy con bỏ chạy, nên sai người đuổi theo bắt lại. Nhưnggã cùng tử thấy người đuổi theo, sợ bắt hành hạ hay giết nên hoảng hốt ngấtxỉu. Ông Trưởng giả thấy con mình quá khờ dại nên bảo sứ giả thả ra, mặc tìnhnó đi đâu thì đi. Tuy nhiên, ông ngầm sai hai người mắt chột, thân lùn xấu,nghèo hèn khuyên gã cùng tử đến hốt phân nhà ông Trưởng giả. Gã cùng tử nhậnlời làm thuê cho ông Trưởng giả. Bấy giờ ông Trưởng giả thương xót con khờ dạinên hóa trang, mặc đồ dơ xấu đến gần để an ủi con, cho nó những vật dụng cầndùng, ông khuyên bảo nên siêng làm việc, và nói ông coi gã như là con. Giốngnhư chúng ta khi trở về với đạo, đáng lý phải thừa nhận sự nghiệp lớn lao củaPhật là tu để thành Phật và độ sanh. Nhưng vì tâm lượng hẹp hòi, chỉ mong cầuchút ít phước báo ở cõi người cõi trời.

CHÁNH VĂN:

13.-

Ông Trưởng giả có trí
Lần lần cho ra vào
Trải qua hai mươi năm
Coi sóc việc trong nhà,
Chỉ cho biết vàng, bạc,
Ngọc trân châu, pha lê
Các vật ra hoặc vào
Đều khiến gã biết rõ.
Gã vẫn ở ngoài cửa
Nương náu nơi am tranh
Tự nghĩ phận nghèo nàn
Ta không có vật đó.
Cha biết lòng con mình
Lần lần đã rộng lớn
Muốn giao tài vật cho
Liền nhóm cả thân tộc
Quốc vương, các đại thần
Hàng Sát-lợi, cư sĩ
Rồi ở trong chúng này
Tuyên nói chính con ta
Bỏ ta đi nước khác
Trải hơn năm mươi năm,
Từ gặp con đến nay
Đã hai mươi năm rồi
Ngày trước ở thành kia
Mà mất đứa con này
Ta đi tìm khắp nơi
Bèn đến ngụ nơi đây,
Phàm của cải ta có
Nhà cửa cùng nhân dân
Thảy đều phó cho nó
Mặc tình nó tiêu dùng
Người con nhớ xưa nghèo
Ý chí rất kém hèn
Nay ở nơi cha mình
Được quá nhiều châu báu
Và cùng với nhà cửa
Gồm tất cả tài vật,
Lòng rất đỗi vui mừng
Được điều chưa từng có.

GIẢNG:

Ông Trưởng giả là người có trí, biết ý chí con hạ liệt, nên phương tiệnhướng dẫn cùng tử coi sóc việc nhà cho quen, sau đó chỉ kho tàng của báu, giaocho cùng tử quản lý tất cả sự nghiệp. Rồi ông họp thân tộc, quốc vương, đạithần... công bố cùng tử là con đẻ của ông, sự nghiệp của ông là sự nghiệp củacon ông. Gã cùng tử được điều chưa từng có nên rất vui mừng.

CHÁNH VĂN:

14.-

Đức Phật cũng như thế
Biết con ưa Tiểu thừa
Nên chưa từng nói rằng
Các ngươi sẽ thành Phật
Mà chỉ nói chúng con
Được có đức vô lậu
Trọn nên quả Tiểu thừa
Hàng Thanh văn đệ tử
Đức Phật bảo chúng con
Nói đạo pháp tối thượng
Người tu tập pháp này
Sẽ được thành Phật quả
Chúng con vâng lời Phật
Vì các Bồ-tát lớn
Dùng các món nhân duyên
Cùng các môn thí dụ
Bao nhiêu lời lẽ hay
Để nói đạo Vô thượng
Các hàng Phật tử thảy
Từ nơi con nghe pháp
Ngày đêm thường suy gẫm
Tinh tấn siêng tu tập
Bấy giờ các đức Phật
Liền thọ ký cho kia
Các ông ở đời sau
Sẽ được thành Phật đạo,
Pháp mầu rất bí tàng
Của tất cả các Phật
Chỉ để vì Bồ-tát
Mà dạy việc thiệt đó
Nhưng chẳng vì chúng con
Nói pháp chân yếu nầy
Như gã cùng tử kia
Được gần bên người cha
Dầu lãnh biết các vật
Nhưng lòng chẳng mong cầu
Chúng con dầu diễn nói
Tạng pháp báu của Phật
Tự mình không chí nguyện
Cũng lại như thế đó.

GIẢNG:

Ngài Ma-ha Ca-diếp hợp pháp ví dụ. Ngài nói rằng ôngTrưởng giả dụ cho đức Phật, Phật biết hàng Thanh văn ưa pháp Tiểu thừa nên chưatừng nói “các ngươi sẽ thành Phật”, chỉ nói tu hạnh Thanh văn sẽ chứngNiết-bàn, còn hàng Bồ-tát thì Phật dạy tu pháp tối thượng sẽ thành Phật. Donghe Phật dạy, nên các ngài cũng nói người nào tu pháp tối thượng sẽ thànhPhật. Các ngài nói người nào nghe Phật dạy cố gắng tu và được Phật thọ ký, còncác ngài thì vô phần. Để thấy rằng người học đạo hài lòng với pháp nhỏ mà mìnhđã được thì khó tiến bộ. Phật vì lòng từ bi, thấy đệ tử không có chí nguyệnlớn, nên phương tiện thúc đẩy cho tiến lên, cuối cùng Ngài thọ ký cho thành Phật.

CHÁNH VĂN:

15.-

Chúng con diệt bề trong
Tự cho là đã đủ
Chỉ xong được việc này
Lại không biết việc khác
Chúng con dầu có nghe
Pháp tịnh cõi nước Phật
Cùng giáo hóa chúng sanh
Đều không lòng ưa vui
Như thế là vì sao?
Vì tất cả các pháp
Thảy đều là không lặng
Không sanh cũng không diệt
Không lớn cũng không nhỏ
Vô lậu và vô vi
Suy nghĩ thế đó rồi
Chẳng sanh lòng ưa muốn
Chúng con đã từ lâu
Đối với trí huệ Phật
Không tham, không ưa thích
Không lại có chí nguyện
Mà đối với pháp mình
Cho đó là rốt ráo
Chúng con từ lâu nay
Chuyên tu tập pháp không
Được thoát khỏi hoạn nạn
Khổ não của ba cõi
Trụ trong thân rốt sau
Hữu dư y Niết-bàn
Đức Phật dạy bảo ra
Chứng được đạo chẳng luống
Thời là đã có thể
Báo được ơn của Phật
Chúng con dầu lại vì
Các hàng Phật tử thảy
Tuyên nói pháp Bồ-tát,
Để cầu chứng Phật đạo,
Mà mình đối pháp đó
Trọn không lòng mong muốn
Đấng Đạo sư buông bỏ
Vì xem biết lòng con
Ban đầu không khuyên gắng
Nói những lợi có thiệt,
Như ông Trưởng giả giàu
Biết con chí kém hèn
Bèn dùng sức phương tiện
Để hòa phục tâm con
Vậy sau mới giao phó
Tất cả tài vật báu,
Đức Phật cũng thế đó
Hiện ra việc ít có
Biết con ưa Tiểu thừa
Bèn dùng sức phương tiện
Điều phục tâm của con
Rồi mới dạy trí lớn
Chúng con ngày hôm nay
Được pháp chưa từng có
Chẳng phải chỗ trước mong
Mà nay tự nhiên được
Như gã cùng tử kia
Được vô lượng của báu.

GIẢNG:

Ngài Ma-ha Ca-diếp thuật lại việc tu hành của hàngThanh văn là diệt bề trong cho là đã đủ, lại không biết việc khác. Nghĩa là cácngài một bề dẹp những kiết sử trói buộc ở nội tâm, kiết sử hết thì không cònluân hồi, chứng Niết-bàn, các ngài thấy đó là đủ, không tự biết mình có sẵn Trikiến Phật, không thực hành pháp tịnh cõi nước Phật, giáo hóa chúng sanh. Sỡ dĩhàng Thanh văn không ưa giáo hóa chúng sanh, làm thanh tịnh cõi nước Phật là vìcác ngài quán chiếu thấy tất cả pháp đều không lặng, không sanh không diệt,không lớn không nhỏ, vô lậu vô vi, chỉ thích an tịnh trong cái tịch tịnh đó.Còn việc độ sanh, tịnh cõi nước Phật, là việc bên ngoài nên không bao giờ nghĩvà thích. Vì vậy, Phật mới vì các ngài khuyến khích muốn cho các ngài được phápVô thượng cũng như gã cùng tử được của báu.

CHÁNH VĂN:

16.-

Thế Tôn! Chúng con nay
Được đạo và chứng quả
Ở nơi pháp vô lậu
Được huệ nhãn thanh tịnh.
Chúng con từ lâu nay
Gìn tịnh giới Phật chế
Mới ở ngày hôm nay
Được hưởng quả báo đó
Trong pháp của Pháp vương
Lâu tu hành phạm hạnh
Ngày nay được vô lậu
Quả báu lớn Vô thượng.
Chúng con ngày hôm nay
Mới thiệt là Thanh văn
Đem tiếng đạo của Phật
Cho tất cả đều nghe.
Chúng con ngày hôm nay,
Thiệt là A-la-hán
Ở nơi các thế gian
Trời, người và ma, Phạm
Khắp ở trong chúng đó
Đáng lãnh của cúng dường.
Ơn lớn của Thế Tôn
Đem việc ít có nầy
Thương xót dạy bảo cho
Làm lợi ích chúng con
Trải vô lượng ức kiếp
Ai có thể đền được.
Tay lẫn chân cung cấp
Đầu đảnh lễ cung kính,
Tất cả đem cúng dường
Đều không thể đền được
Hoặc dùng đầu đội Phật
Hai vai cùng cõng vác
Trong kiếp số hằng sa
Tận tâm mà cung kính
Lại đem dưng đồ ngon
Y phục báu vô lượng
Và các thứ đồ nằm
Cùng các món thuốc thang
Gỗ ngưu đầu, chiên-đàn
Và các vật trân báu
Để dựng xây tháp miếu
Y báu lót trên đất
Như các việc trên đây
Đem dùng cúng dường Phật
Trải số kiếp hằng sa
Cũng không đền đáp được
Các Phật thật ít có
Đấng vô lượng vô biên
Đến bất khả tư nghì
Đủ sức thần thông lớn,
Bậc vô lậu vô vi
Là vua của các pháp
Hay vì kẻ hạ liệt
Nhẫn việc cao thượng đó,
Hiện lấy tướng phàm phu
Tùy cơ nghi dạy nói
Các Phật ở nơi pháp
Được sức rất tự tại
Biết các hàng chúng sanh
Có những điều ưa muốn
Và chí lực của nó
Theo sức nó kham nhiệm
Dùng vô lượng thí dụ
Mà vì chúng nói pháp,
Tùy theo các chúng sanh
Trồng căn lành đời trước
Lại biết đã thành thục
Hay là chưa thành thục
Suy lường những điều đó
Phân biệt biết rõ rồi
Ở nơi đạo Nhứt thừa
Tùy cơ nghi nói ba.

GIẢNG:

Ngài Ma-ha Ca-diếp nói hàng Thanh văn tu pháp Tứ đế chứng quả A-la-hán.A-la-hán là bậc sạch hết lậu hoặc, xứng đáng cho trời người cúng dường nên gọilà Ứng Cúng. Tuy xưa gọi A-la-hán là bậc Ứng Cúng, nhưng nay xét kỹ lại thì quảThanh văn hãy còn hạn hẹp chưa xứng cho trời người cúng dường. Bấy giờ các ngàiThanh văn, nhận ra Tri kiến Phật mới thật xứng đáng cho trời người cúng dường.Đó là ngài Ma-ha Ca-diếp kể lại công ơn giáo hóa vô cùng lớn lao của Phật. Nhờcông giáo hóa của Phật nên các ngài mới đến được chỗ cứu kính chân thật.

Công ơn giáo hóa sâu dày của Phật cũng như của ThầyTổ, đối với người học đạo lôi thôi thì họ không thấy không biết, vì họ khôngnhận được sự lợi ích, vẫn còn mê mờ khổ đau. Còn người học Phật chân chánh,càng tu càng thấy công ơn của Phật đối với chúng ta lớn lao vô kể, và công ơncủa Thầy Tổ trực tiếp hướng dẫn chúng ta tu học cũng không phải nhỏ. Tại saovậy? Vì ở thế gian chúng ta học về ngôn ngữ, luận lý, công nghệ, giúp cho chúngta khôn ngoan lanh lợi, ăn nói lưu loát. Có nghề nghiệp để sanh sống thì chúngta có danh vị quyền lợi, được giàu sang no ấm, cao lắm là một đời người bốn nămmươi năm, mà chúng ta còn mang ơn thầy dạy suốt đời. Đối với đức Phật, từ vôlượng kiếp chúng ta vô minh tạo nghiệp, đi trong luân hồi sanh tử chịu khổtriền miên. Nay được Phật chỉ dạy cho phương pháp tu hành, nhận ra Tri kiếnPhật thoát ly sanh tử, đời đời kiếp kiếp không còn khổ đau. Như vậy, công ơncủa Phật đối với chúng ta chừng bao nhiêu? Không thể tính kể, khó mà đền đáp!Cho dù tâm cung kính đảnh lễ, đầu đội Phật, vai cõng Phật, hoặc dâng cúng thứcăn, y phục, thuốc thang, sàng tòa toàn bằng vật quí báu, hoặc xây tháp miếu thờtượng Phật trải qua vô lượng kiếp, cũng không đền đáp được công ơn của Phật.Tại sao vậy? Vì tất cả việc làm đó đều là hình thức, là tướng sanh diệt nên có giớihạn. Còn Phật chỉ bày Tri kiến Phật là cái không hình tướng, không giới hạn,chúng ta nhận ra và hằng sống với nó thì dứt khổ đau vĩnh viễn. Lấy cái giớihạn mà đáp cái vô hạn làm sao đáp được? Khi đã biết ơn Phật đối với chúng talớn lao vô kể, thì cái ơn gần nhất là Thầy Tổ, đã có công nối tiếp nhắc nhở lờiPhật dạy cho chúng ta nghe để tu, thì công ơn ấy cũng không thể kể xiết.

Vì vậy ngài Ma-ha Ca-diếp tán thán công ơn của Phật không thể tính kể,không thể đền đáp. Vì thương và làm lợi ích cho đệ tử mà đức Phật đã phươngtiện, tùy nghi phân biệt giảng dạy từ thấp lên cao, cuối cùng đưa các ngài từquả vị Thanh văn đến đạo Nhất thừa rốt ráo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]